Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn của từng doanh nghiệp và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng, ngân hang cùng doanh nghiệp lựa chọn các phương thức cho vay thích hợp. Có
nhiều phương thức cho vay, tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vay theo hạn mức và vay từng lần.
* Cho vay từng lần:
Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từng lần. Đây là phương thức cho vay được áp dụng phổ biến nhất. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi đến ngân hàng các tài liệu:
- Phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Chứng từ liên quan đến nhu cầu vay: Hợp đồng mua, bán, giấy báo giá…
Cán bộ thẩm định xác định hạn mức cho vay theo công thức sau:
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có - Vốn khác
Vốn tự có được xác định là vốn có thực thâm gia trực tiếp vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc từng lần rút vốn của doanh nghiệp: Vốn bằng tiền, tài sản là vật tư, hàng hoá…
- Thời hạn cho vay: Thông qua kế hoạch trả nợ của khách hàng, cán bộ thẩm định xác định thời hạn cho vay dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng và điều kiện nguồn vốn của ngân hàng. Thông thường chu kì kinh doanh của doanh nghiệp được tính như sau:
Quy mô vay
Thời gian vay
Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp (ngày) =
Thời gian quay vòng hàng tồn kho
+
Thời gian quay vòng khoản phải thu
- Nguồn trả nợ ngân hàng từ lợi nhuận, các khoản phải thu, …
Lãi suất cho vay: Dựa trên lãi suất cơ bản của NHNN và thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng.
- Phát tiền vay: Thông thường phương thức cho vay từng lần, thực hiện phát tiền vay từng lần; tuy nhiên có trường hợp phát tiền vay hai lần trở lên, trường hợp này kèm theo hợp đồng tín dụng, có thêm giấy nhận nợ.
* Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với khách hang vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.
Thời gian Dư nợ
Dư nợ trong kỳ
- Xác định hạn mức tín dụng: Sau khi nhận đủ các tài liệu của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định tiến hành xác định hạn mức tín dụng. Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo đó cán bộ thẩm định xác định hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất, kinh doanh tổng hợp.
Nhu cầu VLĐ trong kỳ =( Doanh thu, chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ) / (Vòng quay VLĐ )
Hạn mức tín dụng = Nhu cầu VLĐ trong kỳ - Vốn tự có của khách hàng tham gia - Vốn khác( nếu có )
Số vòng quay của VLĐ = Tổng doanh thu thuần/ VLĐ bình quân. Vốn tự có tham gia ( Vốn hoạt động thuần ) = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
- Xác định thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay còn phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng.
Thời gian Dư nợ
Hạn mức được duyệt cuối kỳ Dư nợ
- Quản lý hạn mức tín dụng:
+ Ngân hàng cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm mức cho vay không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.
+ Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất kinh doanh có thay đổi và doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh hạn mức thì doanh nghiệp phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng; Ngân hàng nơi cho vay nếu xét thấy hợp lý thì chấp thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng và cùng khách hàng thoả thuận bổ sung hợp đồng tín dụng.
+ Ký hợp đồng tín dụng mới: Trước 10 ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực, doanh nghiệp phải gửi cho ngân hàng nơi cho vay phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay mới.
Trên đây là một số giải pháp có thể giúp ích cho ngân hàng trong công tác thẩm định nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó cũng chính là giải pháp để ngân hàng có thể mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.