Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương (Trang 60 - 72)

Thẩm định tài chính doanh nghiệp là công việc quan trọng nhất trong quy trình thẩm định cho vay vốn lưu động không dùng tài sản bảo đảm.

* Phân tích khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Mục đích của việc phân tích khái quát hoạt động tài chính là giúp cho cán bộ thẩm định có thể đánh giá một cách khái quát nhất tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp có khả quan không. Chính vì chỉ mang tính tổng thể nên việc phân tích này đơn giản chỉ là so sánh cuối kỳ với đầu kỳ tất cả các khoản

mục ở bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và những khoản mục chính trong đó.

- Đầu tiên phải xem xét bảng cân đối kế toán.

Các con số tổng cộng trên BCĐKT phản ánh quy mô về tài sản mà doanh nghiệp có trong kỳ, phản ánh khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp để đầu tư cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế qua việc xem xét con số tổng cộng này tăng lên hay giảm đi và nguyên nhân gây ra sự biến động đó sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang trên đà phát triển thuận lợi hay đang gặp vấn đè khó khăn. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác và toàn diện thì cán bộ thẩm định không chỉ dựa đơn thuần vào những con số tổng cộng và sự tăng giảm của các khoản mục mà quan trọng hơn phải phân tích được mối quan hệ giữa các khoản mục và kết cấu của chúng thì mới đánh giá được đúng giá trị của nó. Trong quá trình phân tích có thể gộp các điều khoản khác nhau vào thành các con số hợp lý và phù hợp với yêu cầu phân tích.

+ Phân tích kết cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Đánh giá các khoản mục bên tài sản:

Thường thì các doanh nghiệp chỉ duy trì một số lượng tiền nhất định trong két để đảm bảo cho những hoạt động gấp rút cần phải sử dụng đến tiền mặt vì thế tuy cũng cần phải xem xét trong quá trình phân tích nhưng để đi đến quyết định cho vay, cán bộ thẩm định phải quan tâm hơn đến các khoản mục phải thu, hàng tồn kho…

Các khoản phải thu cần được phân tích cẩn thận bởi tính chất gần giống ngân quỹ của nó và đối với những doanh nghiệp hoạt động theo thời vụ thì đây lại là nguồn chủ yếu để chi trả cho những khoản vay ngắn hạn. Để phân tích được các khoản phải thu cần phải sử dụng các thông tin về quy mô, thời gian và nguồn gốc của chúng. Thông tin về quy mô cho biết tỷ trọng của nó trong tổng TSLĐ của doanh nghiệp, tỷ trọng này càng cao biểu hiện vốn của

doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều. Trong trường hợp một số khoản phải thu quá hạn nó phải được định giá lại, đôi khi nó thuộc các khoản nợ không thể đòi được mà doanh nghiệp vẫn phản ánh vảo bảng cân đối.

Hàng tồn kho nên quan tâm đến khía cạnh thời gian, tính thanh khoản, sự ổn định giá cả, mức độ rủi ro liên quan đến thiệt hại, bảo hiểm và phương pháp kiểm kê của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thường thì nguyên liệu được xem là có thị trường rộng hơn là hang hoá thành phẩm vì thế chúng có nhiều khả năng duy trì giá trị hơn. Vì BCĐKT chỉ phản ánh tình hình doanh nghiệp tại một thời điểm nên khi phân tích khoản mục này cần chú ý đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp nắm dữ cổ phần của các công ty, cán bộ thẩm định không chỉ quan tâm đến giá trị đầu tư mà phải quan tâm mối quan hệ giữa doanh nghiệp với công ty mà doanh nghiệp có cổ phần bởi các ràng buộc về tài chính giữa họ có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi vay vốn. Nhờ việc xem xét tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm trong tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn, ngân hàng có thể xem xét khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.

Đánh giá các khoản mục bên nguồn vốn.

Cán bộ thẩm định phải xem xét đến khối lượng và kỳ hạn của tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp. Tỷ trọng nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn phản ánh toàn bộ số tiền vay của doanh nghiệp chiếm trong tổng số vốn đang quản lý và sử dụng, nếu tỷ lệ này quá cao và không phù hợp với loại hình doanh nghiệp thì rủi ro của doanh nghiệp là rất lớn. Trong nợ phải trả cần chú ý đến tỉ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong tổng nợ vì nợ ngắn hạn liên quan đến nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp, nợ dài hạn liên quan đến nợ phải trả cho việc đầu tư vào TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn.

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn pháp định là nguồn vốn cơ bản và cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, ngoài ra nó còn được bổ sung hang năm từ lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp càng ổn định, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc đảm bảo vốn cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ được hạn chế

Phân tích nguồn và sử dụng nguồn.

Mục đích chính là để trả lời cho câu hỏi: “Vốn của doanh nghiệp xuất phát từ đâu và sử dụng vào việc gì?”.Thông tin rút ra từ việc phân tích này rất hữu ích đối với ngân hàng,dựa trên các thông tin này ngân hang có thể biết doanh nghiệp đang làm gì với số vốn mà họ cho doanh nghiệp vay.Nguyên tắc lọc là dựa trên sự thay đổi giữa số đầu kì và cuối kì ở cả hai bên tài sản và nguồn vốn của BCĐKT. Nếu tài sản giảm hoặc nguồn vốn tăng trong kì biểu thị nguồn, ngược lại nếu tài sản tănng hoặc nguồn vốn giảm biểu hiện của việc sử dụng vốn.

Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành dài hạn như TSCĐ, đầu tư tài chính dài hạn,phần còn lại (nếu còn) cùng với nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để đầu tư cho tài sản ngắn hạn như cấp tín dụng cho khách hang,dự trữ hang hoá tồn kho…Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn gọi là vốn lưu động thường xuyên mà mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào độ lớn của nó. Sử dụng công thức:

Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn

Trong trường hợp cán bộ thẩm định thấy rằng vốn lưu động thường xuyên âm nghĩa là doanh nghiệp đã hình thành một phần tài khoản dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn và đây là dấu hiệu của việc sử dụng vốn sai mục đích - Báo cáo kết quả kinh doanh

Lợi nhuận của một doanh nghiệp được thể hiện trong bảng BCKQKD cũng cho cán bộ thẩm định biết phần nào về chất lượng của các khoản mục phản ánh trên BCĐKT cũng như khả năng tiết kiệm chi phí và tính hiệu quả của quản lý. Bằng việc tính toán các khoản mục ra phần trăm so với doanh thu thành các tỷ lệ để giúp cán bộ thẩm định dễ dàng so sánh với các tỷ lệ tương ứng trong kỳ trước hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành. Nếu một tỷ lệ nào đó đột nhiên quá lớn hay quá nhỏ thì cần kết hợp với nhà quản lý doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời cho kỳ tới . Cán bộ thẩm định cũng nên quan tâm tới lợi tức và chi phí bất thưòng bởi những hoạt động này thường không diễn ra đến lần thứ hai.Ví dụ: lợi tức bất thường từ việc thanh lý tài sản. Khi phân tích BCKQKD cũng cần lưu ý rằng một phần số liệu được phản ánh trên đó chỉ là giá trị kế toán không phải là giá trị bằng tiền cụ thể như: Doanh thu bán hang hay các khoản chi phí. Nhất là trong điều kiện hiện nay tín dụng thương mại từ hoạt động mua chịu, bán chịu diễn ra phổ biến do tính cạnh tranh trong môi trương kinh doanh ngày càng khốc liệt. Doanh thu được phản ánh ở đây là số tiền khách hàng đã thanh toán, đã chấp nhận thanh toán chứ chưa phải thực thu bằng tiền. Tương tự, chi phí ở đây là số tiền doanh nghiệp đã chi trả hoặc mới chỉ chấp nhận trả nhà cung cấp. Các khoản này được ghi nhận ngay từ thời điểm phát sinh mặc dù có thể hai bên chưa thanh toán cho nhau, do đó cần kết hợp việc phân tích BCKQKD với phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì đây mới là tài liệu ghi nhận các dòng tiền thực vào, thực ra của doanh nghiệp.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

BCLCTT phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định và vì nó phản ánh dòng tiền thực vào, thực ra của doanh nghiệp nên nó giúp nhà quản lý có thể tiến hành phân tích để thiết lập nên mức ngân quỹ tối ưu cho doanh nghiệp. Nếu mức ngân quỹ quá lớn sẽ gây ứ đọng vốn làm giảm khả nâng sinh lời còn nếu quá nhỏ sẽ không đảm bảo khả năng thanh toán.

Không chỉ quan trọng với các chủ doanh nghiệp bản thân cán bộ thẩm định cần nghiên cứu xem mức ngân quỹ của doanh nghiệp có được duy trì một cách hợp lý hay không bởi nó không những liên quan dến việc sử dụng hiệu quả đồng vốn vay của ngân hang mà còn liên quan đến khả năng trả lãi định kỳ của doanh nghiệp cho ngân hàng.Với một doanh nghiệp đang làm ăn có lãi cũng không có gì đảm bảo rằng dòng tiền của nó đủ dể duy trì các hoạt động thanh toán bằng tiền mặt bởi vì lợi nhuận là không đồng nhất với dòng tiền mặt, khi doanh nghiệp nới lỏng các khoản phải thu bằng cách cho người mua chịu nhiều, thời gian thanh toán dài hoặc sản xuất nhièu sản phẩm làm tăng hàng tồn kho thì mặc dù doanh nghiệp đang hoạt động ở mức có lợi nhuận theo quan điểm của kế toán nhưng nó lại không tạo đủ tiền mặt ngay để thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính đến hạn.

*Phân tích các hệ số tài chính

Việc phân tích các hệ số tài chính phải đặt trong mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Từ các số liệu trên BCTC, các tỷ số được tính và chia làm 4 nhóm : Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn, Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi.

- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán :

Đây là các chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng việc chi trả các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, được tính toán dựa trên số liệu trên BCĐKT nên các chỉ tiêu này chỉ mang ý nghĩa thời điểm. Có 3 chỉ tiêu chính là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hịên hành, khả năng thanh toán nhanh và chỉ tiêu vốn lưu động ròng.

Khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ / Nợ ngắn hạn

TSLĐ ở đây bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả cho nhà cung cấp, phải trả, phải nộp khác…

Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo cho khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn tương đương. Tỷ số này phải lớn hơn 1 thì mới đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tuy nhiên lớn hơn bao nhiêu là tốt lại phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Xét trong cùng một doanh nghiệp qua các năm, nếu tỷ số này có một sự sụt giảm mạnh thì đó là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính có thể xảy ra. Nhưng nếu tỷ số này quá cao thì lại làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bởi có quá nhiều tài sản lưu động nhất là khi phần lớn là tiền nhàn rỗi trong két, nợ phải thu…Khi xem xét các tỷ số này cán bộ thẩm định cần chú ý đến khoản mục hàng tồn kho vì đây là loại tài sản khó chuyển hoá thành tiền, nhất là những hàng tồn kho kém chất lượng bị ứ đọng cần phải loại bỏ.

- Việc sử dụng tỷ số này để so sánh giữa hai doanh nghiệp cùng ngành có một nhược điểm là chỉ thấy được giá trị tưong đối mà không thấy được mức độ tuyệt đối giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn.Vì vậy cán bộ thẩm định khi phân tích nó cần kết hợp với chỉ tiêu vốn lưu động ròng.

Vốn lưu động ròng = TSLĐ - Nợ ngắn hạn

Đây là một chỉ số quan trọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bởi nó chỉ ra một phần những tài sản có khả năng thanh toán cao nhất của doanh nghiệp được hỗ trợ bởi các quỹ đáng tin cậy ( nguồn vốn chung và dài hạn). Nếu hai doanh nghiệp cùng ngành nghề mà có cùng chỉ tiêu thanh toán hiện hành thì doanh nghiệp nào co chỉ tiêu vốn lưu động lớn hơn sẽ có khả

năng thanh toán tốt hơn và nhận được sự ưu tiên hơn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng.

- Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Trong khoảng thời gian kể từ khi mua nguyên vật liệu đưa vào kho cho đến khi thu được tiền từ bán hàng hoá thành phẩm luôn tồn tại thời kỳ mà nguyên vật liệu tồn trong kho và hàng hoá dự trữ trong kho để bán dần.Vì vậy quá trình hang hoá tồn kho chuyển hoá thành tiền mặt đúng bằng giá trị của nó không thể diễn ra ngay lập tức. Khi loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi tài sản lưu động làm cho tử số chỉ còn những tài sản co tính thanh khoản cao,tỷ số khả năng thanh toán nhanh này được đánh giá là đáng tin cậy hơn tỷ số phản ánh khả năng thanh toán kịp thời. Thông thường ngân hang muốn doanh nghiệp có tỷ số này cao hơn 1, nhưng trong một số trường hợp cho vay thời hạn ngắn (1-3 tháng) thì vẫn chấp nhận tỷ số này nhỏ hơn 1 nếu hang tồn kho không thuộc diện khó tiêu thụ

-Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính:

Các chỉ số này còn được gọi là tỷ số đòn bẩy tài chính, nó phản ánh mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng vốn vay. Nếu trong cơ cấu vốn tỷ lệ nợ vay quá nhiều so với vốn chủ sở hữu thì việc ngân hàng cho vay thêm sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Các chỉ tiêu này gồm : hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, khả năng thanh toán lãi vay.

Hệ số nợ = Nợ phải trả / tổng tài sản

Nợ phải trả bao gồm tất cả các khoản nợ ngắn hạn, chung và dài hạn; tổng tài sản bao gồm tất cả các tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.

Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay, tuỳ theo chính sách của nhà quản trị doanh nghiệp sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình, đồng thời duy trì chi phí vốn ở mức độ hợp lý mà hệ số này ở các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Các

ngân hàng thường mong muốn doanh nghiệp có tỷ lệ này nhỏ hơn 0,5 tức là ít nhất một nửa tài sản của doanh nghiệp phải được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Như đã nói nếu tỷ số này quá cao sẽ gây rủi ro cho ngân hàng nhưng nếu

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w