Mục đíc của đề t Xác định đƣợc hiệu quả của hai cách bổ sung bột lá keo giậu vào khẩu phần có cân đối và không cân đối lại năng lƣợng, protein đối với gà thịt, từ kết quả thu đƣợc, khuyế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn của tôi là một phần đề tài của nghiên cứu sinh của Từ Quang Trung, chúng tôi hợp tác cùng nhau thực hiện Các kết quả công bố trong luận văn này đã được sự đồng ý của nghiên cứu sinh và chưa được bất
kỳ tác giả nào công bố trước đó
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015
Tác ả luận v n
PHAN NHƯ QUỲNH
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn GS.TS Từ Quang Hiển trong suốt qúa trình thực hiện luận án Nhân dịp hoàn thành luận
án này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cán bộ Bộ môn Chăn nuôi Động vật, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y và khoa Sau đại học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các cán bộ Ban đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên chức của các đơn vị: Trung tâm Thực hành Thực nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trại giống Gia cầm Thịnh Đán Thái Nguyên, Viện Công nghiệp Thực phẩm Hà Nội, Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Thư viện trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án
Thái Nguyên, tháng năm 2015
Tác giả
PHAN NHƯ QUỲNH
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu về cây keo giậu (Leucaena) 3
1.1.1 Tên gọi 3
1.1.2 Nguồn gốc của cây keo giậu 3
1.1.3 Năng suất chất xanh, bột lá 4
1.1.4 Thành phần hóa học của lá tươi, bột lá 6
1.2 Sắc tố trong thực vật, thức ăn gia súc và ảnh hưởng của sắc tố đến vật nuôi 11
1.2.1 Giới thiệu chung về sắc tố 11
1.2.2 Sắc tố trong thực vật và trong thức ăn gia súc 12
1.2.3 Ảnh hưởng của sắc tố đến vật nuôi 17
1.3 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein trong thức ăn đối với gà thịt 18
1.3.1 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi trong thức ăn đối với gà thịt 18
1.3.2 Ảnh hưởng của protein trong thức ăn đối với gà thịt 19
1.3.3 Mối liên hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần 21
1.4 Các kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá keo giậu trong chăn nuôi gà thịt 22 1.4.1 Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài 22
1.4.2 Các kết quả nghiên cứu trong nước 25
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 27
2.2 Nội dung nghiên cứu 27
2.3 Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1 Bố trí thí nghiệm 27
2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 31
2.3.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 31
2.3.4 Xử lý số liệu 34
Trang 6Chương 3 K T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LU N 35 3.1 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 35 3.2 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 37 3.3 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 40 3.4 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 43 3.5 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 44 3.6 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến tiêu tốn thức/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 47 3.7 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến tiêu tốn NLTĐ trung bình cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 49 3.8 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến tiêu tốn protein trung bình cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 51 3.9 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm 53 3.10 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến thành phần hóa học và độ mất nước của thịt ngực của gà thí nghiệm 56 3.11 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến chỉ số sản xuất PI và EN của gà thí nghiệm 58 3.12 Ảnh hưởng của cách thức bổ sung BLKG vào khẩu phần đến chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 59
K T LU N VÀ Đ NGH 60 MỘT S H NH ẢNH TRONG Đ TÀI 72
Trang 7VCK : Vật chất khô
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Mức BLKG tối đa trong khẩu phần của một số loài động vật 10
Bảng 1.2 Hàm lượng của carotenoid trong các loại sản phẩm ngô 15
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 28
Bảng 2.2 Công thức và giá trị dinh dưỡng của KPCS và KPTN1 30
Bảng 2.3 Công thức và giá trị dinh dưỡng KPTN2 31
Bảng 3.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các giai đoạn 35
Bảng 3.2 Khối lượng trung bình của gà TN ở các ngày tuổi 37
Bảng 3.3 Tăng khối lượng tuyệt đối của gà TN ở các giai đoạn 40
Bảng 3.4 Sinh trưởng tương đối của gà qua các giai đoạn tuổi 43
Bảng 3.5 Tiêu thụ thức ăn trung bình của gà ở các giai đoạn 45
Bảng 3.6 Tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1kg tăng khối lượng của gà 47
Bảng 3.7 Tiêu tốn NLTĐ trung bình cho 1 kg tăng khối lượng ở các giai đoạn 49
Bảng 3.8 Tiêu tốn protein trung bình cho 1 kg tăng khối lượng ở các giai đoạn 51
Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu giết mổ 54
Bảng 3.10 Thành phần hóa học và độ mất nước của thịt ngực 56
Bảng 3.11 Chỉ số sản xuất PI và EN 58
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ sắc tố trong thực vật 14
Hình 1.2: Sơ đồ carotenoid tổng số trong thức ăn chăn nuôi 15
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của gà broiler Lương Phượng 39
Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của gà Lương Phượng 42
Hình 3 3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà Lương Phượng ở các ngày tuổi 44
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Đã có nhiều nghiên cứu về bột lá keo giậu trong chăn nuôi gà thịt Tuy nhiên, việc nghiên cứu ảnh hưởng của cách thức bổ sung bột lá keo giậu vào khẩu phần còn chưa được hoặc ít được nghiên cứu
Bột lá keo giậu thường có năng lượng trao đổi (ME) thấp hơn so với tiêu chuẩn ME trong thức ăn hỗn hợp của gà thịt Tuy nhiên, hàm lượng protein thì lại cao hơn Vì vậy, bổ sung bột lá keo giậu vào khẩu phần theo các cách khác nhau thì khẩu phần sẽ có giá trị năng lượng trao đổi thấp hơn
và tỷ lệ protein cao hơn Thông thường người ta xây dựng công thức thức ăn, trong đó bột lá keo giậu là một trong các thành phần nguyên liệu; công thức thức ăn này bảo đảm khẩu phần có chứa năng lượng trao đổi và tỷ lệ protein đúng theo tiêu chuẩn Cách này đảm bảo được cân đối mức năng lượng và protein, nhưng chi phí thức ăn tăng cao do dùng dầu thực vật để bù đắp năng lượng cho bột lá Cách thứ hai thường được sử dụng nhiều hơn đó là: Thay thế một phần thức ăn hỗn hợp (khẩu phần cơ sở) b ng bột lá với khối lượng tương ứng Cách này làm mức năng lượng và tỷ lệ protein thường không cân đối Tuy nhiên, cách phối hợp này sát với thực tiễn sản xuất và nó mang lại các lợi ích sau: Đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng trong điều kiện nông hộ Việc sử dụng bột lá keo giậu sẽ làm tăng độ đậm màu của da và thịt gà, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng hiện nay
Hiện nay chưa có kết quả nghiên cứu nào đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của hai cách phối trộn bột lá keo giậu trên vào khẩu phần thức ăn của gà
thịt Để làm rõ các vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định hiệu
quả của các cách thức bổ sung bột lá keo giậu vào khẩu phần của gà thịt giống Lượng Phượng”
Trang 112 Mục đíc của đề t
Xác định đƣợc hiệu quả của hai cách bổ sung bột lá keo giậu vào khẩu phần có cân đối và không cân đối lại năng lƣợng, protein đối với gà thịt, từ kết quả thu đƣợc, khuyến cáo cách bổ sung bột lá thích hợp vào khẩu phần
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cách thức bổ sung bột lá thích hợp vào khẩu phần gà thịt sẽ đƣợc khuyến cáo trong sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 G ớ t ệu về câ keo ậu (Leucaena)
1.1.1 Tên gọi
Keo giậu là một loại cây thuộc bộ đậu, sinh sống ở vùng nhiệt đới, có
tên khoa học là Leucaena leucocephala (Lam) de - Wit Tên gọi "Leucaena"
là danh pháp quốc tế gọi chung cho loài cây này Ngoài ra, keo giậu còn có
các tên gọi khác, như: Leucaena glauca (Wind) Benth, Mimosa leucocephala
Lam, Mimosa glauca L., Acacia glauca (L.) Moench Ở các quốc gia khác
nhau, keo giậu còn có các tên gọi khác nhau Ở Trung Mỹ, keo giậu có tên gọi
là Huakin; Mexico và Tây Ban Nha gọi là Guaje; Philippine gọi là Ipil - ipil;
Ấn Độ gọi là Kubabul hoặc Subabul; Indonexia gọi là Lamtoro; Hawaii gọi là
kao haole; Trung Quốc gọi là Yin hue huan và quần đảo Thái Bình Dương gọi
là Tangantangan
Ở Việt Nam, keo giậu được phân bố ở khắp nơi trên đất trung du và đồng b ng từ Bắc vào Nam, tỉnh nào cũng có keo giậu và keo giậu đã trở thành cây mọc tự nhiên ở một số địa phương (Nguyễn Đăng Khôi, 1979) [12] Ở các địa phương khác nhau, keo giậu cũng có các tên gọi khác nhau
Miền Bắc gọi là Keo giậu; Miền Trung gọi là Táo nhơn; Miền Nam gọi là
Bình linh
1.1.2 Nguồn gốc của cây keo giậu
Các tài liệu nghiên cứu trên thế giới đều xác định keo giậu có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico (NAS, 1980) [68] và (NAS, 1984) [71]
Năm 1565, người Tây Ban Nha đã đưa keo giậu từ Mexico vào Philippin để trồng làm thức ăn cho đàn dê của họ (Brewbaker, 1985) [34]; (Oakes, 1968) [75] Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, keo giậu đã
Trang 13được đưa tới các nước nhiệt đới ven bờ biển Thái Bình Dương: Indonesia, Malaysia, Paypua New Guinea, Tây và Nam Phi (NAS, 1980) [69] và (NAS, 1984) [71] Đông Nam Á là vùng phát triển keo giậu tương đối sớm
và nhiều Những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Thái Lan đã trồng nhiều keo giậu và sử dụng chúng như một nguồn thức ăn trong chăn nuôi
Keo giậu là một loài cây có có biên độ sinh thái rộng, thích ứng với khí hậu vùng nhiệt đới (Sorensson, 1994) [84]
Ở Việt Nam, keo giậu được phân bố ở khắp nơi trên đất trung du và đồng b ng từ Bắc vào Nam, tỉnh nào cũng có keo giậu và keo giậu đã trở thành cây mọc tự nhiên ở một số địa phương (Nguyễn Đăng Khôi, 1979) [12]
1.1.3 Năng suất chất xanh, bột lá
Keo giậu là một loại cây sinh trưởng rất nhanh trong vùng khí hậu nhiệt đới, nó được sử dụng như nguồn cung cấp củi, gỗ, ngoài ra còn được sử dụng như điều khiểu quá trình xói mòn của đất, bên cạnh đó cây keo giậu còn duy trì hàm lượng nitơ trong đất, nó còn là một nguồn dinh dinh dưỡng cho gia súc Cây keo giậu được sử dụng nhiều nhất cho dinh dưỡng gia súc, gia cầm, bột lá của cây keo giậu giầu protein, khoáng và vitamin, cây keo giậu còn được biết đến như một nguồn nguyên liệu phổ biến đối gia cầm ở nước nhiệt đới (D'Mello and Taplin, 1978) [38]
Theo NAS, 1984 [71] cho biết cây keo giậu có khả năng kết hợp với các
loài vi khuẩn Rhizobium và nấm Mycorrhiza cộng sinh nên có thể chịu hạn, sử
dụng có hiệu quả nước và muối khoáng n m sâu trong đất, cũng như nitơ trong không khí để tạo ra bộ lá giàu protein, vitamin, khoáng vi lượng NFTA, 1985 [73] cũng cho biết ở trong đất, các loài vi khuẩn này xâm nhập vào trong các rễ non của cây và nhân lên về số lượng để tạo nên các nốt sần trên bề mặt của rễ Vi
khuẩn Rhizobium có khả năng hấp thu một số lượng lớn nitơ trong không khí có ở
Trang 14trong đất và chuyển hóa nó thành các hợp chất hữu cơ, vô cơ chứa nitơ Hầu hết nitơ được cố định trong rễ cây đều tìm thấy trong lá và hạt của cây
Gandara và cs (1986) [46] đã khuyến cáo nên sử dụng lá keo giậu như
là một nguồn thức ăn trong khẩu phần ăn của bò thịt trong vụ đông Những cánh đồng keo giậu có khả năng chống chịu tốt với sự khô hạn và thích ứng tốt trên các vùng khí hậu nhiệt đới khác nhau NAS (1984) [72] đã cho biết, những cánh đồng keo giậu có lợi ích hơn bất cứ một cánh đồng cỏ nào và có tiềm năng trở thành ra một nguồn cung cấp chất xanh to lớn Đây chính là một nguồn thức ăn quan trọng đối với động vật nhai lại, gia cầm và các loài động vật hoang dã khác và cá
Trong những vùng nhiệt đới khô hạn, năng suất keo giậu giảm ở mùa khô Ngoài ra, năng suất keo giậu còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố giống (Shih và
Hu, 1981) [82]; (Hu và Kiang, 1982) [58], mật độ cây trồng (Savory, 1979) [80], tần số khai thác và chiều cao thu hoạch của cây NAS (1984) [71] cho biết, năng suất và chất lượng keo giậu tươi đạt mức tối ưu ở chế độ gieo trồng
và thu hoạch như sau: mật độ là 100.000 - 140.000 cây/ha; độ cao thu hoạch của cây là 60 - 70 cm; chu kỳ thu hoạch là 50 - 60 ngày Với chế độ gieo trồng và thu hoạch như trên, trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất keo giậu đạt 12 - 14 tấn VCK/ha/năm
Lê Hòa Bình và cs (1990) [2] đã khảo sát năng suất của các giống keo
giậu Ipil - ipil, Đồng Mô, Ba Vì hạt lớn, Ba Vì hạt nhỏ, Peru và Ấn Độ Kết quả khảo sát cho thấy, các giống Ba Vì hạt lớn, Ipil - ipil và Ấn Độ cho năng
suất chất xanh cao, lần lượt là 45,05; 43,35 và 40,20 tấn/ha/năm, tương đương khoảng 10.000 đơn vị thức ăn Tuy nhiên, về mùa khô keo giậu sinh trưởng kém, chỉ đạt gần 50% so với mùa mưa Riêng giống Ba Vì hạt lớn, sinh trưởng ở mùa đông có ưu thế hơn các giống khác
Trang 15Nguyễn Bách Việt (1994) [24] đã cho biết năng suất VCK của keo giậu Peru trồng tại Trại thực tập Trường đại học Nông nghiệp I - Hà Nội ở năm đầu là 10,12 tấn/ha; năm thứ hai là 12,46 tấn/ha
Từ Quang Hiển (1994) [7] cũng cho biết, keo giậu L glauca trồng tại
Trại thực tập Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, trên đất có độ phì thấp,
pH = 5,6, được bón lót ở năm thứ nhất: 15 tấn phân chuồng + 40 kg N + 60
kg P2O5 + 40 kg K2O + 1 tấn vôi/ha và năm thứ hai bón thêm: 40 kg P2O5 +
20 kg K2O + 0,2 tấn vôi/ha (số lượng này được chia ra để bón thúc sau mỗi lứa cắt) đã cho năng suất năm đầu đạt 9,5 tấn VCK/ha, tương đương với 7.800 đơn vị thức ăn và 2,3 tấn protein thô; năng suất năm thứ hai đạt 11,5 tấn VCK/ha, tương đương với 9.500 đơn vị thức ăn và 2,86 tấn protein thô
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà (1996) [6] cho thấy giống keo giậu Cunningham trồng tại Từ Liêm – Hà Nội có năng suất chất xanh trong mùa
Hè – Thu cao hơn rõ rệt so với mùa Thu – Đông (44,39 so với 14,91 tấn/ha/năm) Sự sụt giảm năng suất chất xanh của keo giậu trong mùa Thu – Đông được quy cho sự giảm thấp của yếu tố nhiệt độ và độ ẩm Ngoài ra, sự phá hoại của bọ nhảy cũng là nguyên nhân làm giảm năng suất của keo giậu
Nhìn chung, năng suất chất xanh của keo giậu phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, như: pH, độ phì của đất, lượng mưa, cường độ bức xạ mặt trời, nhiệt độ, chế độ phân bón và các đặc tính của từng loài, giống keo giậu
1.1.4 Thành phần hóa học của lá tươi, bột lá
* Protein
Hàm lượng protein thô trung bình trong bột lá keo giậu trung bình là 29,2% vật chất khô (biến động từ 24,0 - 34,4%) Hàm lượng này trong hỗn hợp cành và lá cây là 23,0% VCK (biến động từ 10,0 - 30,0%) Tỷ lệ protein
có trong lá keo giậu biến động giữa các phần của cây, lá non của keo giậu chứa nhiều protein và có khả năng tiêu hoá cao, lá ở đỉnh ngọn có có tỷ lệ protein cao nhất từ 28,4 – 30,0 % VCK (Deshumukh và cs, 1987) [40] Ronia
Trang 16và cs (1979) [78] cho biết, tỷ lệ protein trong lá non cao gấp 1,5 lần so với lá già, các phần lá phân bố ở giữa có tỷ lệ protein là 23,8 – 28,2 % VCK, phần lá bên dưới có tỷ lệ protein là 17,4 – 14,1% VCK
Hàm lượng protein thô của keo giậu biến động nhiều theo loài và giống Gupta và cs (1986) [52], khi nghiên cứu trên 9 loài keo giậu cho thấy,
hàm lượng protein thô trong lá của giống K454, loài L diversifolia là cao nhất (22,34% VCK) và hàm lượng này trong lá của giống K75, loài L pulverilenta
là thấp nhất (15,65% VCK)
Hàm lượng protein của keo giậu cũng phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và khoảng cách giữa các lần thu hoạch Garcia (1988) [47] đã cho biết, hàm lượng protein thô của hỗn hợp thân, cành, lá keo giậu giảm dần với sự tăng lên về tuổi của cây El – Ashry và cs (1993) [44] cho biết, tỷ lệ protein của lá đạt mức cao nhất ở giai đoạn đầu sinh trưởng và giảm dần với tuổi của cây
* Lipit
Các kết quả nghiên cứu của Viện chăn nuôi quốc gia (1995) [23] cho thấy, bột là keo giậu chế biến b ng phương pháp phơi khô dưới ánh nắng mặt trời có 4,30 % lipit và giá trị năng lượng trao đổi của 1 kg bột lá keo giậu ở gà
là 2195 Kcal Tỷ lệ lipit trong lá cây keo giậu được trồng ở một số nước trên thế giới như sau: Indonexia 5,0 %; Philippin 6,4 %; Thái Lan 4,6 %; Malaysia 4,7 %; Việt Nam 4,1% và trung bình thế giới là 5,3 % VCK
Nguyễn Ngọc Hà và cs (1991) [5] cũng cho biết, loài keo giậu Leucaena Leucocephala trồng tại Viện chăn nuôi quốc gia, được chế biến b ng phương pháp phơi kết hợp với sấy, thì trong 1kg VCK bột lá keo giậu có 48 g lipit
Từ Quang Hiển và cs (2008) [10] cho biết, bột lá keo giậu Leucaena leucocephala ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam có sự biến động thường đối thấp về tỷ lệ lipit Ví dụ: Hà Nội 4,05 %; Huế 3,93 %; Thành phố
Hồ Chí Minh 5,58 %; Thái Nguyên 4,71 %
Trang 17* Chất xơ
Keo giậu có hàm lượng chất xơ tương đối cao so với các loại thức ăn ngũ cốc, nhưng thấp hơn nhiều loại thức ăn xanh khác Hàm lượng xơ thô trong hỗn hợp cành, lá keo giậu trung bình là 35% (dao động từ 32 - 38% VCK) và trong bột lá là 19,2% VCK (dao động từ 18,0 - 20,4% VCK) (Garcia
và cs, 1996) [48]
Damothiran và Chandrasekaran (1982) [37] cho biết, hàm lượng xơ thô
trong lá keo giậu biến đổi từ 19,8% VCK ở giống Hawaii lớn đến 23,2% VCK ở giống Jhansi
Cây keo giậu do có hàm lượng chất xơ cao là một trong những yếu tố hạn chế tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng có trong keo giậu , nhất là đối với động vật dạ dày đơn và đặc biệt là gia cầm
* Các chất khoáng
Keo giậu là loài cây giàu các chất khoáng đặc biệt là trong thân và lá, hàm lượng các chất khoáng là khá cao và có nhiều biến động, nó phụ thuộc vào các loài keo giậu và ngay trong cùng một loài cũng có sự biến động giữa các giống, các phần và các giai đoạn sinh trưởng của cây, mùa vụ, giai đoạn thu hoạch, vị trí địa lý và hàm lượng khoáng có trong đất nơi cây sinh sống
Hàm lượng các chất khoáng trung bình trong VCK của hỗn hợp thân, lá keo giậu lần lượt là: can xi: 1,80% (dao động từ 0,88 - 2,90%); phốt pho: 0,26% (biến động từ 0,14 - 0,38%); Lưu huỳnh: 0,22% (biến động từ 0,14 - 0,29%); magiê: 0,33% (biến động từ 0,17 - 0,48%); natri: 1,34% (biến động từ 0,22 - 2,66%); kali: 1,45% (biến động từ 0,79 - 2,11%) (Garcia và cs, 1996) [48]
D'Mello và Acamovic (1989) [41] đã quan sát thấy hàm lượng canxi, kali, sắt và mangan có sự biến động khá lớn giữa các loài và giống keo giậu khác nhau El - Ashry và cs (1993) [44] đã nhận thấy, hàm lượng khoáng tổng
số của keo giậu tăng lên với tuổi của cây Tuy nhiên, sự biến động về hàm lượng từng loại khoáng lại có quy luật khác Hàm lượng canxi, kali, và magiê
Trang 18tăng lên dần dần với sự tăng lên của tuổi cây, trong khi đó hàm lượng phốt pho, sắt, kẽm và mangan lại giảm dần Hàm lượng khoáng của keo giậu cũng phụ thuộc vào các phần khác nhau của cây Toruan - Mathius và cs (1992) [89] đã nhận thấy, hàm lượng phốt pho của lá non keo giậu cao hơn hàm lượng phốt pho của lá trưởng thành
Mùa vụ thu hoạch trong năm cũng ảnh hưởng tới hàm lượng khoáng tổng số của keo giậu Kết quả nghiên cứu của Garcia (1988) [47] cho biết, hàm lượng khoáng tổng số của keo giậu biến đổi qua các tháng thu hoạch (từ tháng 2 dến tháng 6) lần lượt là: 8,6; 7,6; 6,3; 5,5 và 6,1% VCK
* Các chất sắc tố
Keo giậu là một loại cây giàu chất sắc tố, là caroten và xanthophyll Nghiên cứu của D’Mello và Taplin (1978) [38] cho thấy, hàm lượng trung bình của caroten và xanthophyll trong bột lá keo giậu của các giống trong
loài Leucaena leucocephala lần lượt là 227 - 248 mg/kg VCK và 741 - 766
mg/kg VCK
Hàm lượng caroten và xanthophyll phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp chế biến và bảo tồn sản phẩm keo giậu Các chất sắc tố và caroten dễ dàng bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, như sấy khô trong lò sấy hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời Trời càng nắng, tỷ lệ giảm của hàm lượng caroten và xanthophyll trong lá keo giậu được phơi khô b ng ánh nắng mặt trời càng cao Thời gian bảo quản càng dài thì hàm lượng caroten và xanthophyll càng giảm D'Mello và Acamovic (1989) [41] đã nhận thấy, hàm lượng caroten trong bột
lá keo giậu giảm từ 19 - 40 mg/kg/tháng và hàm lượng xanthophyll cũng giảm
từ 29 - 53 mg/kg/tháng
* Độc tố của lá keo giậu
Ngoài các thành phần dinh dưỡng, keo giậu còn chứa một số alcaloid
có hại tới sinh trưởng, sinh sản và sức khỏe của động vật, như là mimosine, tanin, anti - trypsine, gôm galactane, saponine và flavone Các alcaloid này có
Trang 19tác động khác nhau trong quá trình trao đổi chất của động vật và là nguyên nhân chính hạn chế sử dụng keo giậu trong khẩu phần ăn
Mimosine là nguyên nhân chính gây ra các rối loạn trao đổi chất ở động vật có sử dụng keo giậu trong khẩu phần ăn Độc tính của mimosine
có thể dễ dàng nhận thấy ở gà, đặc biệt là gà con Theo D'Mello và Acamovic (1989) [41] tốc độ sinh trưởng và khả năng tiêu thụ thức ăn của
gà thịt được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 3,3 g mimosine / kg thức ăn bị giảm rõ rệt Kết quả tương tự cũng được quan sát thấy ở gà thịt ăn khẩu phần chứa 4,9 g và 10 g mimosine / kg thức ăn (Ter Meulen và cs, 1984 [88]) Những con gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 15% bột hạt keo giậu trong 12 ngày cũng có biểu hiện giảm tiêu thụ thức ăn và tăng khối lượng (Kamada và cs, 1997) [62]
Szyska và cs (1983) [85] đã đưa ra khuyến cáo về mức BLKG tối đa không qua xử lý trong khẩu phần ăn của một số loài động vật, như sau:
Bản 1.1 Mức BLKG tố đa tron k ẩu p ần của một số lo độn vật
Theo: (Szyska và cs, 1983) [85]
Mimosine có hàm lượng và độc tính cao trong keo giậu, nhưng khá dễ dàng bị phá huỷ bởi các yếu tố lý, hoá học và vi sinh vật Trong tự nhiên, mimosine có thể bị phá huỷ bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao và một số
Trang 20loài vi sinh vật (Onwuka, 1997 [76]; Soedarjo và Bortharkur, 1996 [83]; Murthy và cs, 1994 [68]) Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ và hạn chế độc tính của mimosine như : Sấy khô, phơi dưới ánh nắng mặt trời và ngâm keo giậu trong nước là những phương pháp đơn giản nhất
để loại bỏ và hạn chế độc tính của mimosine NAS (1977) [70] đã cho biết, hàm lượng mimosine trong thân, lá keo giậu giảm khi được sấy ở nhiệt độ trên 70oC Ter Meulen và cs (1979) [87] cũng đã nhận thấy, ngâm lá keo giậu vào nước trong 36 h làm giảm đáng kể hàm lượng mimosine của lá Các tác giả Hegraty và cs (1964) [55]; Benge và Currant (1981) [32]; Akbar và Gupta (1984) [28] cũng cho biết sấy lá keo giậu ở nhiệt độ cao hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời đã làm giảm đáng kể hàm lượng mimosine trong bột
lá Theo Wee và Wang, 1987 [90] ngâm chìm keo giậu trong nước 48 h có thể loại thải hầu hết mimosine
Một số loại hóa chất để loại bỏ mimosine và hạn chế độc tính của nó Theo Tawata và cs, 1986 [86] dung dịch axetat natri là một trong những chất hóa học hiệu quả nhất có thể chiết xuất tới 95% mimosine trong keo giậu Hàm lượng mimosine trong hạt keo giậu có thể giảm đi tới 80% so với hàm lượng mimosine ban đầu sau khi xử lý với dung dịch u rê và giảm đi 88% sau khi xử lý với dung dịch natri bicacbonat (Hossain và cs, 1991 [57]) Ủ xanh cũng là một phương pháp hiệu quả để giảm hàm lượng mimosine trong keo giậu (Hongo và cs, 1988 [56])
1.2 Sắc tố tron t ực vật, t ức n a súc v ản ưởn của sắc tố đến vật nu
1.2.1 Giới thiệu chung về sắc tố
Ở thực vật, sắc tố được chia thành hai nhóm quan trọng: nhóm sắc tố với chức năng bảo vệ và sắc tố quang hợp Nhóm sắc tố với chức năng bảo
vệ, thường tan trong nước và có thể thay đổi màu trong vài điều kiện khác
Trang 21nhau Nhóm sắc tố quang hợp, tan trong dung môi hữu cơ và chủ yếu là nhómsắc tố có khả năng thực hiện chức năng quang hợp
1.2.2 Sắc tố trong thực vật và trong thức ăn gia súc
* Sắc tố trong thực vật
Sắc tố thực vật gồm nhiều loại phân tử đa dạng khác nhau và được chia thành các nhóm :Chlorophyll, carotenoid (caroten và xanthophyll), flavonoid (chalcon, flavon, flavonol, anthocyanin) và betalain (betaxathin, betacyanin) Theo Davies (2004) [36] có khoảng 750 loại caroteinoid, 7.000 flavonoid và hơn 500 anthocyanin Ở thực vật các sắc tố này tồn tại nhiều vị trí khác nhau
Tất cả các sắc tố sinh học đều hấp thu một cách chọn lọc các bước sóng ánh sáng nhất định trong khi phản xạ các bước sóng khác Phần ánh sáng mà
bị hấp thu có thể được sử dụng bởi thực vật để cung cấp năng lượng cho các phản ứng hóa học, trong khi các bước sóng ánh sáng bị phản xạ sẽ quyết định màu nào của sắc tố
Chlorophyll là chất tạo ra màu xanh đặc trưng của lá cây thực vật Chất màu này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình quang hợp – quá trình chủ yếu tạo ra các hợp chất hữu cơ và tạo ra nguồn oxi tự do duy nhất của trái đất Trong các màu của cây, chlorophyll có tổ chức đặc biệt Phân tán ở trong nguyên sinh chất, gọi là lục lạp hoặc là hạt diệp lục Hàm lượng chlorophyll trong cây xanh chiếm khoảng 1% chất khô Chlorophyll có hai dạng : chlorophyll A có màu xanh nhạt, công thức phân tử C55H72O5N4Mg và chlorophyll B có màu vàng xanh, công thức C55H70O6N4Mg Tỷ lệ chlorophyll
A và chlorophyll B trong thực vật là 3 : 1 trong melissa, cây tầm ma là 1 : 1 (Dzugan, 2006 [93])
Carotenoid là các tetra - terpenoit màu đỏ, cam hay vàng và được chia
ra 2 nhóm : caroten và xanthophyll Chúng có chức năng là các sắc tố phụ trong thực vật, giúp cung cấp nhiên liệu cho sự quang hợp b ng các tập trung các bước sóng ánh sáng mà không sẵn sáng được hấp thu bởi chlorophyll
Trang 22Nhưng chúng cũng thực hiện các chức năng quan trọng khác trong thực vật như ngăn cản các tổn thương bởi sự oxi hóa b ng ánh sáng hoặc làm tiền chất cho các kích thích tố thực vật như axit abscisic
Caroten thực vật tan trong dung môi hữu cơ, có công thức phân tử C40H56
và thường tồn tại dưới 4 dạng : α, β, z, γ caroten Nếu cắt đôi phân tử β caroten ta
có 2 phân tử vitamin A, nên β caroten được xem là tiền vitamin A (Trịnh Xuân
Vũ và cs, 1976 [25]) Theo Từ Quang Hiển, 2001 [8] cho biết hàm lượng β caroten trong cỏ tươi tự nhiên : 150 - 250 mg/kg VCK, cây ngô già : 15 – 60 mg/kg VCK, củ cà rốt : 150 – 200 mg/kg VCK, rơm rạ : 4 mg/kg VCK Hàm lượng β caroten trong bột lá keo giậu từ 227 – 248 mg/kg (Scott và cs, 1969) [81] Carotenoid thực vật là sắc tố tự nhiên tạo ra màu sắc của quả, rau, nấm và hoa Chúng còn có trong các sản phẩm của động vật như trứng, màu sắc của da
gà, chân gà… Các loài thực vật nói chung đều có sáu carotenoid thường gặp: neoxanthin, violaxanthin, antheraxanthin, zeaxanthin, lutein và β - carotene
Xanthophyll có công thức phân tử là C40H56On (n= 1 - 6) Vì số lượng nguyên tử oxy có thể tử 1 đến 6 nên có nhiều loại xanthophyll : cryptoxantin (C40H56O1), lutein (C40H56O2), violacxantin (C40H56O4),… (Trịnh Xuân Vũ và
cs, 1976) [25]
Anthocyanin là các sắc tố flavonoid tan được trong nước mà có màu
từ đỏ đến xanh lam, tùy vào độ pH Chúng xuất hiện trong tất cá các mô của thực vật bậc cao, tạo ra màu ở lá, thân, rễ, hoa, và quả, dù r ng không phải luôn ở lượng đầy đủ để có thể dễ nhận thấy được Anthocyanin thường dễ thấy nhất ở cánh hoa, nơi mà chúng có thể chiếm khoảng 30% trọng lượng khô của mô
Betalain là các sắc tố màu đỏ hay vàng Giống như anthocyanin, chúng cũng tan được trong nước, nhưng khác ở chỗ là chúng được tổng hợp từ tyrosine Loại sắc tố này chỉ được tìm thấy ở Caryophyllales (bao gồm Họ Xương rồng và Chi Dền), và không bao giờ cùng xuất hiện trong các thực vật
Trang 23có chứa anthocyanin Belatain chịu trách nhiệm cho màu đỏ thẫm của củ dền,
và được sử dụng trong thương mại làm chất tạo màu thực phẩm
Tóm tại, có thể hệ thống hóa một số sắc tố thường gặp trong thực vật b ng sơ
đồ dưới đây :
Hình 1.1: Sơ đồ sắc tố trong thực vật
* Sắc tố trong thức ăn gia súc
Sắc tố trong thực vật gồm có 4 nhóm (chlorophyll, carotenoid,
flavonoid và betalain); trong thức ăn chăn nuôi chỉ đề cập đến một trong
Xanthophyll
α,β,γ caroten lycopen phytofluen lutein zeaxanthin astaxanthin canthaxanthin citranaxanthin capxanthin α,β cryptoxanthin violaxanthin
auron flavon flavonol anthocyanin chancon
betaxanthin betacyanin
Trang 24bốn nhóm nói trên, đó là carotenoid Carotenoid là sắc tố chính dùng để làm
thức ăn bổ sung Chúng ta có thể hệ thống hóa sắc tố trong thức ăn chăn nuôi b ng sơ đồ sau:
Carotenoid tổn số
Xanthophyll tổng số (hay oxy - carotenoid)
Caroten (α,
β, γ caroten, lycopen, phytofluen)
Xanthophyll
(Lutein và
zeaxanthin)
Apoester Canthaxanthin Citranaxanthin (Capsorubin) Astaxanthin
Cryptoxanthin Violaxanthin
Hình 1.2: Sơ đồ carotenoid tổng số trong thức ăn chăn nuôi
Sắc tố của sản phẩm thức ăn gia súc đƣợc hình thành và biến đổi trong chế biến đều đƣợc bắt nguồn từ :
Màu sắc của nguyên liệu ban đầu là nhóm sắc tố gồm các chất màu tự nhiên Chúng đƣợc bắt nguồn từ sắc tố thực vật, sắc tố của tảo, nấm Đặc tính của chúng dễ biến đổi màu trong quá trình chế biến
Một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giàu sắc tố :Ngô là nguyên liệu thức ăn chiếm tỷ lệ khoảng 40 – 60% trong khẩu phần và khá giàu sắc tố vàng, đỏ Trong ngô hạt thì hàm lƣợng carotenoid chiếm khoảng 15 – 25mg/kg VCK, trong gluten ngô chiếm khoảng 160 – 300 mg/kg VCK
Bản 1.2 H m lƣợn của caroteno d tron các loạ sản p ẩm n
N uồn caroteno d H m lƣợn trun bìn (m /k )
Trang 25Bột lá thực vật chứa một lượng sắc tố rất cao, quy trình sản xuất đơn giản Bột lá thực vật chủ yếu được sản xuất từ các cây thức ăn họ đậu như : keo giậu , cỏ alfalfa, cỏ stylo,…Theo Trần Thị Hoan, 2012 [11] khi chế biến bột lá sắn b ng phương pháp phơi khô nghiền thành bột thì hàm lượng caroten trong bột lá sắn khoảng 476 – 625 mg/kg VCK Tương tự với bột cỏ stylo CIAT 184 phơi khô nghiền thành bột tác giả Hồ Thị Bích Ngọc, 2012 [14] cho biết hàm lượng caroten khoảng 228 – 259 mg/kg VCK Bột hoa cúc hàm lượng xanthophyll chiếm rất cao từ 6.000 – 10.000 mg/kg VCK (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [9]
Hàm lượng sắc tố trong thực vật cao Tuy nhiên, chúng thường bị mất mát nhất đinh trong quá trình chế biến và bảo quản, thời gian lưu trữ Bột cỏ stylo CIAT 184 được chế biến b ng phương pháp khác nhau thì hàm lượng caroten trong bột cỏ cũng khác nhau, phương pháp sấy là 254 mg/kgVCK, phương pháp phơi nắng trực tiếp là 228 mg/kg VCK, phơi dưới mái tôn là
tố tổng hợp Để giải quyết vấn đề thiếu hụt sắc tố trong thức ăn và cải thiện độ vàng của lòng đỏ trứng, da, thịt, người ta đã bổ sung sắc tố tổng hợp hoặc bột thực vật giàu sắc tố vào thức ăn Sắc tố tổng hợp tuy cải thiện được màu của lòng đỏ trứng và da gà nhưng không cải thiện được hương vị thịt, bên cạnh đó một số sắc tố tổng hợp còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Vì vậy, người ta hướng tới việc sản xuất bột lá thực vật giàu sắc tố hoặc chiết xuất sắc
tố từ thực vật bổ sung vào thức ăn của gia cầm Các loại bột lá cây thức ăn
Trang 26xanh thường được sản xuất là bột hoa cúc, bột lá keo giậu , bột cỏ alfalfa, bột
cỏ Stylo, bột cỏ medicago, bột cỏ mục túc, …
1.2.3 Ảnh hưởng của sắc tố đến vật nuôi
Sắc tố trong thức ăn gia súc có ảnh hưởng đến sản phẩm trong chăn nuôi như tạo màu sắc cho da gà cũng như trứng
Người tiêu dùng thường có thói quen lựa chọn màu sắc của thực phẩm,
do đó màu sắc quyết định sự lựa chọn hay loại bỏ một loại thực phẩm nào đó Một số nước và một số dân tộc, người tiêu dùng quan tâm đặc biệt tới màu sắc của da, thịt và lòng đỏ trứng (Hencken, 1992 [54]; Williams, 1992 [91])
Theo Hencken, 1992 [54], Liufa và cs, 1997 [65], Vũ Duy Giảng, 2007 [4] bổ sung sắc tố vào khẩu phần của gà thịt cũng như gà trứng để làm tăng độ đậm của da, lòng đỏ trứng gia cầm và làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm
Caroten là tiền vitamin A và có thể chuyển hóa thành vitamin A với hiệu suất chuyển hóa khác nhau tùy theo loài động vật và mức độ thừa hoặc thiếu vitamin A trong khẩu phần
Xanthophyll không có hoạt tính của vitamin, nhưng nó có thể được dự trữ trong các mô cơ, da, mỡ và lòng đỏ trứng của gia cầm Người ta đã chứng minh được r ng, xanthophyll được dự trữ trong da, cơ và lòng đỏ trứng gia cầm có nguồn gốc từ thức ăn Động vật hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp carotenoid nên bắt buộc phải được cung cấp từ thức ăn (Marusich, 1981) [66]; (Liufa và cs, 1997) [65] Ở gà đẻ, xanthophyll tích trữ ở cơ, da sẽ được huy động mạnh mẽ vào buồng trứng khi thành thục và một phần được chuyển vào lòng đỏ (Gouveia và cs, 1996) [50]; (Goodwin, 1986) [49] Sau khi thu nhận được sắc tố từ thức ăn thì gà đẻ có thể huy động từ 20 – 60 % tổng lượng sắc tố thu nhận vào lòng đỏ (Bornstein, 1966) [33]
Đối với gà thịt, sắc tố apocarotenoid acid ethyl ester là một carophyll
có màu vàng khi bổ sung có tác dụng làm tăng màu sắc của da gà (Latscha, 1990) [64] Theo Josephson, 1987 [61] khi các carotenoid tích lũy đầy đủ thì
Trang 27hương vị của thịt tăng, do đó làm tăng chất lượng của thịt gà Tương tự Mourão và cs, 2008 [94] cũng cho thấy khi carotenoid được tích lũy đầy đủ thì cải thiện độ vàng da ngực và thành phần axit béo của thịt
Màu đỏ của lòng đỏ trứng và màu vàng của da gà được sinh ra từ các sắc tố có trong thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm của gia cầm (D'Mello và Acamovic, 1985) [42]
1.3 Ản ưởn của n n lượn trao đổ v prote n tron t ức n đố vớ
t ịt
1.3.1 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi trong thức ăn đối với gà thịt
Trong dinh dưỡng gia cầm năng lượng thường được xem là nguồn dinh dưỡng giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng khác Nhu cầu năng lượng của gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết cho duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể như sinh trưởng, cho sản xuất trứng… Thiếu năng lượng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất và các hoạt động chức năng cơ thể gây nên tình trạng còi cọc, chậm lớn, năng suất giảm ở gia cầm sinh sản
Mức năng lượng trong khẩu phần cao hay thấp có ảnh hưởng đến hiệu suất lợi dụng thức ăn, Zvonimir, (2008) [95] cho r ng, để xác định nhu cầu của năng lượng và protein trong thức ăn cho gia súc là điều quan trọng nhất khi sử dụng nguyên liệu trong khẩu phần cho gà thịt vì năng lượng chiếm đến
70 % giá trong khẩu phần
Mức năng lượng trong khẩu phần, nhiệt độ môi trường và lượng thức ăn thu nhận có mối quan hệ chặt chẽ Gia cầm trước hết ăn để thỏa mãn nhu cầu năng lượng, khi nhu cầu năng lượng được thỏa mãn thì gia cầm sẽ không thu nhận thêm thức ăn mặc cho nhu cầu các chất như protein - axit amin, vitamin và chất khoáng còn thiếu Hunton, 1995 [59] nhận thấy dinh dưỡng thu nhận còn ảnh hưởng bởi mức độ khác nhau của năng lượng trong khẩu phần, sự thiếu hụt của dinh dưỡng thường xuất hiện trong thức ăn của gia cầm khi khẩu phần có sự
Trang 28tăng lên về năng lượng Trong nghiên cứu khác cho thấy, lượng thức ăn thu nhận cũng như hàm lượng dinh dưỡng được sử dụng được tăng lên khi mức năng lượng giảm trong khẩu phẩn
Nồng độ năng lượng của khẩu phần là yếu tố quan trọng chi phối thu nhận thức ăn hàng ngày Khẩu phần có nồng độ năng lượng cao thì gia cầm sẽ
ăn ít hơn khẩu phần có nồng độ năng lượng thấp Nếu nồng độ các axit amin trong thức ăn là không đổi thì khẩu phần có nồng độ năng lượng cao, lượng thức ăn thu nhận giảm, nhu cầu về axit amin có thể không được thỏa mãn Vì thế, khi khẩu phần có nồng độ năng lượng tăng thì cũng cần tăng lượng axit amin Theo Alster (1984) [29] giảm các mức khác nhau của protein trong khẩu phầm và duy trì năng lượng có kết quả khác biệt đối với sự tăng trọng (P
< 0,05) đối với nhóm có sử dụng protein cao Bartov và Plavnik (1998) [31] cho r ng ảnh hưởng của protein và năng lượng trong thức ăn cho gà thịt, kết quả cho thấy khẩu phần sử dụng năng lượng cao, khối lượng tăng cao từ ngày thứ 7 đến 27 Tác giả Saleh (2004) [79] đã nghiên cứu ảnh hưởng của năng lượng tới đặc tính của gà thịt nhận thấy r ng khả năng trọng của gà có sự thay đổi từ ngày 21 đến ngày 42 và 49 (P < 0,05) khi sử dụng phẩm phần với mức năng lượng 13,7% ME/kg và CP là 22,32% Kamran và cs (2008) [63] cho biết khẩu phần thấp năng lượng và protein có mối quan hệ không tương quan với nhau
1.3.2 Ảnh hưởng của protein trong thức ăn đối với gà thịt
Dinh dưỡng protein trong nuôi dưỡng gia cầm là một chỉ số dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm, nhờ có protein sẵn có trong thức ăn, gia cầm mới có thể tổng hợp được protein của cơ thể và các sản phẩm phục vụ con người Ngoài ra protein còn tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học cao như enzyme, hormone, cùng các hợp chất khác đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý của cơ thể
Trang 29Mức protein thô trong khẩu phần có ảnh hưởng đến thu nhận axit amin, mức protein trong khẩu phần cao hơn nhu cầu gây ra quá trình phân giải protein cho năng lượng sẽ sinh ra một lượng lớn các chất độc hại cho cơ thể Protein thừa khi xuống đến manh tràng bị vi sinh vật lên men gây thối làm viêm sưng ruột, tiêu chảy Ngược lại mức protein trong khẩu phần thấp hơn
so với nhu cầu thì dẫn đến rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein của cơ thể, quá trình sinh trưởng và phát triển của gia cầm biến đổi (chậm lớn, còi cọc), thành thục về tính bị kéo dài
Nhu cầu protein của gia súc, gia cầm thực chất là nhu cầu đối với các axit amin bởi các axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein Nhu cầu của gia cầm về các axit amin chủ yếu là các axit amin không thay thế Sự tổng hợp protein của cơ thể chỉ có thể tiến hành được khi thu nhận đủ, cân đối những axit amin từ thức ăn, như vậy cung cấp protein cho gia cầm ngoài việc đảm bảo protein tổng
số, còn phải cân đối các axit amin không thay thê (Grigorev, 1981) [3]
Trong khẩu phần một vài axit amin không thay thế bị thiếu so với nhu cầu làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở gia cầm, giảm khối lượng, chậm lớn và con non sinh trưởng, phát triển bị kìm hãm, khả năng chống bệnh kém Khi không có isoleucine trong thức ăn gà con sẽ chết sau 18 đến 19 ngày Nếu axit dư thừa so với nhu cầu, axit amin không được sử dụng cho tổng hợp protein của cơ thể sẽ bị phân hủy tạo ra axit uric, từ đó làm mất cân
b ng axit amin, tạo ra yếu tố hạn chế mới, giảm sự lợi dụng protein trong khẩu phần khiến con vật giảm sinh trưởng, giảm khả năng sản xuất (Yanning Han, 1992) [92] Theo Nippon kayaku, 1993 [74] cho biết khẩu phần cơ sở bổ sung 0,5% methionine đã cho tăng trọng là 102,9%, nhưng khẩu phần bổ sung
từ 1; 2 và 4% methionine tăng trọng của gà chỉ b ng 94,8%; 68,4% và 13,8%
so với khẩu phần cơ sở Sự dư thừa axit amin còn gây ra sự đối kháng giữa các axit amin (ví dụ như lysine – arginine) Khi khẩu phần thừa lysine dẫn
Trang 30đến tăng cường hoạt động enzyme argininaza trong cơ thể, phân giải axit amin arginine ở ống thận do đó tăng nhu cầu hấp thu arginine
1.3.3 Mối liên hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần
Muốn đảm bảo nhu cầu protein và axit amin cho gia cầm thì phải đảm bảo tỷ lệ giữa năng lượng và protein - axit amin trong khẩu phần gọi là E/P hoặc E/AA
Tỷ lệ này biến động theo hướng sản xuất của gia cầm, tuổi gia cầm Tỷ
lệ năng lượng/protein có quan hệ tới tốc độ sinh trưởng và sức đẻ trứng của gia cầm và hiệu quả sử dụng thức ăn (FAO, 1976) [43]; (Mac, 1991) [67]
Theo Farrell, 1983 [44] tỷ lệ năng lượng trao đổi/protein (ME kcal/%P) với mỗi giống gia cầm, năng xuất, lứa tuổi và nhiệt độ môi trường là khác nhau:
- Gà con (0 – 8 tuần tuổi) 135 : 1
- Gà con (8 – 20 tuần tuổi) 140 : 1
- Gà con (> 20 tuần tuổi) 135 : 1
Nhiệt độ môi trường cũng là yếu tố quyết định mức cân b ng giữa năng lượng và protein Khi nhiệt độ môi trường cao thì tăng hàm lượng protein - axit amin trong khẩu phần và giảm mức năng lượng Khi nhiệt độ môi trường thấp cần tăng mức năng lượng và giảm mức protein - axit amin
Scott và cs (1982) [81] đưa ra tỷ lệ năng lượng/protein tối ưu cho gà mái ở mùa đông là 175/180, mùa hè là 155/160
1.4 V nét về ốn Lươn P ượn
1.4.1 Nguồn gốc
Gà Lương Phượng là giống gà kiêm dụng lông màu có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài như gà Kabir, Discan Gà Lương Phượng đã được giám định kỹ thuật của Ủy ban Khoa học thành phố Nam Ninh Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta
Trang 31trong những năm gần đây Gà Lương Phượng dễ nuôi, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng
1.4.2 Đặc điểm và chỉ tiêu năng suất
* Chỉ tiêu năng suất
Khối lượng gà Lương Phượng nuôi thịt ở vụ xuân ở giai đoạn 70 ngày tuổi con trống đạt 2104,23g, con mái đạt 1619,83g, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ở con trống là 2,48kg và con mái là 2,65kg, tỷ lệ nuôi sống đạt 97,84% Khối lượng gà thịt Lương Phượng nuôi vụ hè ở giai đoạn 70 ngày tuổi con trống đạt 1908,87g, con mái đạt 1632,27g, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ở con trống là 2,61kg và con mái 2,71kg, tỷ lệ nuôi sống đạt 99,16% ở con trống, 97,56% ở con mái
1.5 Các kết quả n n cứu sử dụn bột lá keo ậu tron c n nu t ịt
1.5.1 Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài
Fraga và cs (1992) [45] đã thay thế 5% khẩu phần cơ sở dựa trên ngô và khô dầu đậu tương b ng bột lá keo giậu phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để nuôi
540 gà thịt Cornish x Plymouth trong thời gian từ 0 - 4 tuần tuổi Kết quả cho
thấy, nhóm gà thịt được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa bột lá keo giậu có tăng khối lượng lúc 6 tuần tuổi và hiệu suất sử dụng thức ăn cao hơn nhóm gà đối chứng được nuôi dưỡng với khẩu phần cơ sở không có bột lá keo giậu
Trang 32Hanif và cs (1985) [53] đã sử dụng 5% bột lá keo giậu Ipil - ipil (một giống của loài L leucocephala) để thay thế một phần bột cá trong khẩu phần
ăn của gà thịt giống Rhod (Ai - Len), từ sau 3 tuần tuổi Các khẩu phần nuôi dưỡng đảm bảo đồng đều về protein và năng lượng trao đổi Kết quả cho thấy,
khẩu phần chứa 5% bột lá Ipil - ipil đã không ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng,
tiêu thụ thức ăn và tuổi thành thục về tính của gà so với khẩu phần đối chứng không có bột lá keo giậu
Abriam (1981) [26] cũng đã thực hiện thí nghiệm trên gà thịt được nuôi
dưỡng với các khẩu phần chứa 0, 2, 4, 6, 8 và 10% bột lá keo giậu Ipil - ipil
trong thời gian nuôi khởi động Kết quả cho thấy, sự có mặt của bột lá keo giậu trong khẩu phần đã ảnh hưởng có ý nghĩa tới tăng khối lượng hàng ngày của gà và khối lượng của gà lúc 7 tuần tuổi cũng như tiêu thụ thức ăn trong 7 ngày đầu tiên và hiệu suất chuyển hóa thức ăn Tuy nhiên, tỷ lệ chết của gà con không bị ảnh hưởng bởi khẩu phần ăn chứa keo giậu Những con gà
được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 4% bột lá Ipil - ipil có tăng khối lượng
cao hơn so với nhóm gà đối chứng, trong khi đó, khẩu phần chứa trên 6% bột
lá Ipil - ipil đã làm giảm tốc độ sinh trưởng của gà Tác giả cũng đã thu được
kết quả tương tự như trên, sau khi thực hiện một nghiên cứu khác trên 150 gà
thịt Hubbard được nuôi dưỡng với các chế độ ăn tương đương nhau về hàm
lượng protein, năng lượng trao đổi và chứa 0, 3, 6, 9 và 12% bột lá keo giậu , trong thời gian 8 tuần Chen và Lai (1981) [35] cũng cho biết, hiệu suất sử dụng thức ăn và tăng khối lượng của gà thịt giảm dần với sự tăng lên của bột
lá keo giậu trong khẩu phần và tỷ lệ tối đa của bột lá keo giậu là ở mức 3% VCK của khẩu phần
Khác với Chen và Lai (1981) [35], D'Mello và cs (1987) [38] đã nhận thấy, bột lá keo giậu đã có tác dụng cải thiện màu sắc thân thịt của gà và sử dụng 5% bột lá keo giậu thay thế một phần khẩu phần ăn cơ sở đã không gây
ra một ảnh hưởng xấu nào về sinh trưởng của gà Tuy nhiên, sinh trưởng của
Trang 33gà bị giảm đi một cách có ý nghĩa khi chúng được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 10% bột lá keo giậu , và, ở cả 2 khẩu phần chứa 5 và 10% bột lá keo giậu , đều quan sát thấy, hiệu suất sử dụng thức ăn của gà bị giảm đi rõ rệt
Một số nghiên cứu khác đã chứng minh r ng, ở tỷ lệ bột lá keo giậu lớn hơn 6% khẩu phần cũng không gây ra ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng, hiệu suất sử dụng thức ăn và sức khỏe của gà thịt Đại diện cho nhóm này là Prasert và Sumon Pojun (1989) [77], đã nhận thấy không có sự khác nhau nào
có ý nghĩa về sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn giữa các nhóm gà địa phương của Thái Lan được nuôi dưỡng với các khẩu phần chứa 5% bột lá keo giậu + 3% bột cá (khẩu phần đối chứng) so với các khẩu phần chứa 10 và 15% bột lá keo giậu và không có protein động vật, trong suốt thời gian từ 0 -
42 ngày tuổi Tuy nhiên, nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 20% bột lá keo giậu có tốc độ sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn thấp hơn so với nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần đối chứng (P < 0,01), và khi so sánh năng suất tuyệt đối giữa các nhóm gà dùng trong thí nghiệm, hai ông đã nhận thấy, nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 5% bột lá keo giậu + 3% bột cá cho năng suất cao nhất Từ kết quả thu được trong thí nghiệm trên, hai ông đã gợi ý, có thể sử dụng bột lá keo giậu ở mức 10 - 15% khẩu phần ăn của gà địa phương Thái Lan mà không cần phải bổ sung thêm bột cá Hussain và cs (1991) [60] cũng nhận thấy, không có sự khác nhau có ý nghĩa về tăng khối lượng, hiệu suất sử dụng thức ăn giữa các nhóm gà thịt được nuôi dưỡng với các khẩu phần chứa 0, 5, 10 và 15% bột lá keo giậu b ng cách sử dụng bột lá keo giậu thay thế một phần khô dầu lạc trong khẩu phần ăn của gà Tuy nhiên, khi khẩu phần ăn chứa tới 20% bột lá keo giậu đã làm giảm một cách
có ý nghĩa tốc độ sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của gà
Gulraiz và cs (1991) [51] cũng nhận thấy, không có sự khác nhau có ý nghĩa về tăng khối lượng giữa các nhóm gà thịt được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 12% bột lá keo giậu và khẩu phần không chứa bột lá keo giậu
Trang 34(trong điều kiện các khẩu phần ăn đảm bảo đồng đều về protein và năng lượng trao đổi) Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bastarrachea và cs (1980) [30] khi các ông nhận thấy không có một ảnh hưởng xấu nào ở những con gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 12,5% bột lá keo giậu so với nhóm gà đối chứng Acamovic và D'Mello (1980) [27] cũng đã chứng minh r ng, khẩu phần ăn chứa 15% bột lá keo giậu không gây
ra ảnh hưởng xấu về tốc độ sinh trưởng của gà thịt
Bên cạnh các kết quả nghiên cứu trên, một số kết quả nghiên cứu khác lại chứng minh những ảnh hưởng xấu của việc bổ sung bột lá keo giậu vào khẩu phần ăn đến sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của gà Ở Ấn Độ, Nataman và Chandrasekaran (1996) [72] đã nhận thấy, tăng khối lượng của gà thịt ở các nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 5 và 10% bột lá
Sababul (một giống của loài L.leucocephala) đã bị giảm đi một cách có ý
nghĩa so với nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần đối chứng không có
bột lá Sababul và hiệu suất sử dụng thức ăn của nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 10% bột lá Sababul thấp hơn một cách có ý nghĩa so với các nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 0 và 5% bộ lá Sababul
Các tác giả khác, như: D'Mello và cs (1987) [40], D'Mello và Taplin (1978) [38] và D'Mello và Acamovic (1982) [39] cũng có các báo các cho kết quả tương tự như Nataman và Chandrasekaran (1996) [72]
1.5.2 Các kết quả nghiên cứu trong nước
Tạ An Bình (1973) [1] đã sử dụng bột lá keo giậu nuôi gà con và cho biết, ở tỷ lệ 4% trong khẩu phần, keo giậu đã có tác dụng tốt tới sinh trưởng của gà Dương Thanh Liêm (1981) [13] và Bộ môn thức ăn và dinh dưỡng Trường đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm nuôi gà broiler với các khẩu phần chứa tỷ lệ bột lá keo giậu khác nhau Kết quả cho thấy, khẩu phần chứa 4% bột lá keo giậu có tác dụng tốt tới sinh trưởng và
Trang 35hiệu suất sử dụng thức ăn của gà Khi tỷ lệ bột lá keo giậu nâng lên tới mức 6% khẩu phần, tăng khối lượng của gà bắt đầu có xu hướng giảm
Từ Quang Hiển (1994) [7] đã sử dung bột lá keo giậu L glauca thay
thế premix vitamin trong thức ăn hỗn hợp nuôi gà broiler Lô gà đối chứng được nuôi dưỡng với khẩu phần cơ sở chứa 1% premix viatmin, lô gà thí nghiệm được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 3% và 5% bột lá keo giậu mà không có premix vitamin, tương ứng với 2 giai đoạn nuôi từ 1 - 28 ngày tuổi và từ 29 - 56 ngày tuổi Kết quả cho thấy, lô thí nghiệm có khối lượng bình quân ở 56 ngày tuổi cao hơn lô đối chứng, tuy nhiên, sự sai khác này
là không rõ rệt (P > 0,05) và tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng giảm hơn
so với lô đối trứng là 85 g Tác giả đã kết luận, có thể thay thế premix vitamin b ng 3 - 5% bột lá keo giậu trong khẩu phần ăn của gà broiler tương ứng với các giai đoạn nuôi từ 1 - 28 ngày tuổi và 29 - 56 ngày tuổi
mà không làm ảnh hưởng xấu tới tăng khối lượng của gà, đồng thời có thể giảm chi phí thức ăn nuôi gà từ 8 - 10%
Từ Quang Hiển và cs, (2008) [10] đã cho thấy: Chi phí thức ăn cho tăng 1 kg khối lượng của gà thịt giảm từ 1,62 - 1,95 % ở khẩu phần chứa 3 % BLKG không xử lý và chi phí này giảm lần lượt 3,03 và 3,33 % ở khẩu phần chứa 6 và 9 % BLKG ngâm nước
Sử dụng bột lá keo giậu thay thế 3 – 5 % khẩu phần cơ sở tương ứng với
2 giai đoạn nuôi (0 - 28 và 29 - 56 ngày tuổi) đối với gà broiler HV35 đã có tác dụng cải thiện sinh trưởng của gà thêm 8,72 %, giảm tiêu tốn thức ăn cho sinh trưởng là 5,86 %) và giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng đến 7,10 % (Từ Quang Hiển và cs (2008) [10])
Từ Quang Hiển và cs (2008) [10] cho biết thêm: Sử dụng 4 % bột lá keo giậu trong khẩu phần ăn của gà broiler là thích hợp nhất Tại thời điểm lúc 7 tuần tuổi khối lượng gà của lô thức ăn có chứa 4 % bột lá keo giậu cao hơn 180 g so với lô đối chứng (không có bột lá keo giậu )
Trang 36C ươn 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đố tượn , địa đ ểm, t ờ an n n cứu
* Đối tượng
- Bột lá keo giậu (Leucaena leucocephala)
- Gà thịt giống Lương Phượng từ 1 - 70 ngày tuổi
- Sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của gà
- Khả năng cho thịt và thành phần hóa học của thịt
- Đánh giá hiệu quả của các cách bổ sung bột lá vào khẩu phần trong chăn nuôi gà thịt
2.3 P ươn p áp n n cứu
2.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với 270 gà thịt từ 1 - 70 ngày tuổi, chia làm 3
lô, mỗi lô có 90 con, trong đó có lô đối chứng (ĐC), lô thí nghiệm 1 (TN1) bổ sung bột lá vào khẩu phần theo cách thứ nhất và lô thí nghiệm 2 (TN2) bổ sung bột lá vào khẩu phần theo cách thứ hai Gà của mỗi lô (90 con) được chia thành 9 nhóm, mỗi nhóm 10 con (5 trống + 5 mái), xử lý các kết quả theo giá trị trung bình của nhóm (n = 9)
Trang 37Từ SS – 14 ngày tuổi gà được nuôi úm chung, chia lô lúc 15 ngày tuổi
Ghi chú: BLKG: bột lá keo giậu , KPTN 1: khẩu phần thí nghiệm 1,KPTN 2: khẩu phần thí nghiệm 2, KPCS: khẩu phần cơ sở, KP: khẩu phần
Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp của KPCS và khẩu phần thí nghiệm 1 (bổ sung bột lá theo cách thứ nhất) được phối hợp trên phần mềm Brill Formulation; Nguyên liệu thức ăn bao gồm: bột ngô đỏ, cám mỳ, khô dầu đậu tương, bột cá, dầu thực vật, bột lá,… và các chất bổ sung khác Khẩu phần cơ sở (KPCS) không chứa bột lá, còn khẩu phần thí nghiệm 1(KPTN 1)
có chứa 2% và 4% bột lá keo giậu , tương ứng với các giai đoạn 15 - 42 và 43
- 70 ngày tuổi Cả hai khẩu phần này có cùng mức ME là 3000 kcal và tỷ lệ protein là 20% ứng với các giai đoạn 15 - 42 ngày tuổi, và 3050 kcal ME, 19% protein ứng với giai đoạn 43 - 70 ngày tuổi
Trang 38Khẩu phần thí nghiệm 2 (bổ sung bột lá theo cách thứ 2) được thiết lập như sau: 98% KPCS + 2% bột lá keo giậu , ứng với giai đoạn 15 - 42 ngày tuổi, 96% KPCS + 4% bột lá keo giậu , ứng với giai đoạn 43 - 70 ngày tuổi
Trong giai đoạn từ 15 – 70 ngày gà của lô ĐC được ăn khẩu phần ăn không có bột lá (KPCS) trong suốt thời gian thí nghiệm, còn lô TN1 được cho ăn khẩu phần khẩu phần thí nghiệm 1 (bổ sung bột lá theo cách thứ nhất) có 2 % BLKG ở giai đoạn 15 – 42 ngày tuổi và 4 % BLKG ở giai đoạn 43 – 70 ngày tuổi, lô TN2 được ăn Khẩu phần thí nghiệm 2 (bổ sung bột lá theo cách thứ 2) có
2 và 4 % BLKG ứng với 2 giai đoạn nuôi trên Bảo đảm các yếu tố đồng đều theo quy định về thí nghiệm trong chăn nuôi
* Dẫn giải: Bột lá sắn và keo giậu có năng lượng trao đổi (ME) thấp
hơn, protein cao hơn, còn bột cỏ stylo có cả 2 chỉ tiêu này thấp hơn so với khẩu phần cơ sở Vì vậy, bổ sung bột lá vào khẩu phần theo các cách khác nhau thì khẩu phần sẽ có giá trị năng lượng trao đổi và hàm lượng protein khác nhau Thông thường có 2 cách phối hợp bột lá vào khẩu phần như sau:
Cách thứ nhất: Xây dựng công thức thức ăn, trong đó bột lá là một trong các thành phần nguyên liệu; công thức thức ăn này đảm bảo các khẩu phần có chứa bột lá đều có mức ME và protein ngang b ng với khẩu phần
Công thức và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần cho gà thí nghiệm xem tại bảng 2.2 và 2.3
Trang 40Bản 2.3 C n t ức v á trị d n dưỡn KPTN2 Thành
phần Đơn vị G a đoạn 15 - 42 G a đoạn 43 - 70
2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng tích lũy, tuyệt đối, tiêu thụ thức ăn/gà, tiêu tốn thức ăn, ME, protein/kg tăng khối lượng, một số chỉ tiêu giết mổ, độ đậm màu của da và thịt gà, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng, chỉ số sản xuất (PI)
và chỉ số kinh tế EN
2.3.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
* Phương pháp phân tích thức ăn và thịt gà
Thức ăn và thịt gà được lấy mẫu và phân tích theo các phương pháp sau: + Lấy mẫu thức ăn theo tiêu chuẩn Việt Nam 4325: 2007 (ISO 6497: 2002) [21]
+ VCK: Theo TCVN 4326 - 2001 (ISO 6496: 1999) [16]