1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu làm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3

24 3,3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 219,5 KB

Nội dung

Thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng vềcông tác DS-KHHGĐ, hơn chục năm qua, Nhà nước đã đầu tư nguồn lực tậptrung tổ chức thực hiện qua chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ nênđạt đư

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn đề DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược pháttriển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước

ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người,từng gia đình và của toàn xã hội Song sự gia tăng dân số quá nhanh mà cònđược gọi là "Bùng nổ dân số" trong thời gian đã có ảnh hưởng không nhỏ đến

sự phát triển chung của thế giới Để khống chế tốc độ gia tăng quy mô vàtừng bước nâng cao chất lượng dân số, các quốc gia trên thế giới đều cónhững chính sách riêng nhằm điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điềukiện thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể của mỗi đất nước

Với Việt Nam, Chương trình DS-KHHGĐ đã được triển khai từ nhữngnăm đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước Thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng vềcông tác DS-KHHGĐ, hơn chục năm qua, Nhà nước đã đầu tư nguồn lực tậptrung tổ chức thực hiện qua chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ nênđạt được những hiệu quả rất rõ rệt, đã khống chế được tốc độ tăng sinh vàtừng bước giảm sinh trên hầu hết các địa phương trong cả nước Mô hình giađình có 1 hoặc 2 con được đông đảo người dân chấp nhận Kết quả đó đã gópphần không nhỏ vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập bìnhquân đầu người hàng năm, đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo và nâng caomức sống của nhân dân

Tuy nhiên, những năm gần đây có tình trạng tăng sinh trở lại (đặc biệt

là sinh con thứ 3+) trên phạm vi nhiều địa phương, trong đó có cả những cán

bộ, đảng viên, đã gây tiêu cực đến thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, làmchậm thời gian đạt mức sinh thay thế Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cũngnằm trong bối cảnh chung đó Là một huyện miền núi, kinh tế nghèo, sản xuấtnông nghiệp là chủ yếu, dân số đông, có nhiều phong tục tập quán lạc hậu cònnặng nề trong nhân dân (trong đó có tâm lý trọng con trai, mô hình gia đìnhđông con ), tình trạng tăng sinh và tăng sinh con lần thứ 3+ có ở hầu hết các

Trang 2

xã trong huyện nên đã làm tăng gánh nặng kinh tế - xã hội một cách đáng kểcho địa phương.

Trước tình hình đó, ngày 21/2/2005, Ban bí thư Trung ương Đảng banhành chỉ thị số 49/CT - TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước; ngày 22/3/2005, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết

số 47/NQ-TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạchhoá gia đình;

Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã có nghị quyết số HĐND ngày 129/7/2007 về việc ban hành quy định chế độ khen thưởng và xử

13/2007/NQ-lý vi phạm trong công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh;Huyện uỷ Tân Yên có Kế hoạch số 84/KH-HU ngày 28/6/2005 của Banthường vụ Huyện uỷ về việc thực hiện nghị quyết số 47/NQ-TW của Bộchính trị

Trong điều kiện hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên

có nhiều thay đổi; để thực hiện tốt sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh vềchính sách DS-KHHGĐ đạt mục tiêu chiến lược dân số đã đề ra, huyện cầnphải có những giải pháp mới phù hợp, đúng quy định của Pháp luật hiện hành,kịp thời ngăn chặn nguy cơ tăng sinh con lần thứ 3, tiếp tục duy trì mức giảmsinh hàng năm, tiến tới đạt mức sinh thay thế của tỉnh vào năm 2010, gópphần thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác DS-KHHGĐ;đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ của tỉnh Bắc Giang nói chung,huyện Tân Yên nói riêng giai đoạn 2006-2010, đáp ứng ngày càng tốt hơn cácyêu cầu nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong giaiđoạn mới

Xuất phát từ taầmquan trọng nêu trên và tình hình thực tế hiện nay ởđịa phương, với góc độ trách nhiệm được phân công là tham mưu được nhữnggiải pháp tích cực giúp Đảng bộ và chính quyền huyện lãnh đạo, chỉ đạo thựchiện tốt công tác DS-KHHGĐ, thực hiện các chỉ tiêu giảm sinh và giảm tỷ lệsinh con thứ 3 trên địa bàn huyện nói riêng; Sau thời gian 2 tháng tham gia

Trang 3

khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ tại Viện Dân số & các vấn đề xãhội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; với kiến thức tiếp thu được tại trường,kết hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, tôi mạnh dạn chọn

đề tài: "Thực t rạng và một số giải pháp chủ yếu làm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3trở lên ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang" làm tiểu luận cuối khó học

Trong quá trình học tập, bồi dưỡng kiến thức tại Viện Dân số & cácvấn đề xã hội, tôi đã được các thầy giáo, cô giáo truyền đạt cho những kiếnthức cơ bản, có hệ thống về công tác DS-KHHGĐ Tuy nhiên, với thời gian

có hạn, tôi chỉ chọn một vấn đề nhỏ đang được coi là nổi cộm ở địa phươnglàm nội dung thu hoạch cuối khoá

Tôi xin chân thành cảm ơn Vụ tổ chức Cán bộ - Tổng cục Dân số - Kếhoạch hoá gia đình; Viện Dân số & các vấn đề xã hội, trường Đại học Kinh tếQuốc dân cùng toàn thể các thẩy giáo, cô giáo đã giúp tôi hoàn thành khoáhọc và bài tiểu luận này;

Hy vọng với những giải pháp đưa ra, từng bước làm giảm tỷ lệ sinh conthứ 3 trên địa bàn huyện, góp phần chung vào việc thực hiện các chỉ tiêu giảmsinh và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên nóiriêng và của tỉnh Bắc giang nói chung

Nội dung của đề tài gồm 5 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Mục tiêu - phương pháp nghiên cứu

Phần III: Thực trạng vấn đề sinh con thứ 3 ở huyện Tân Yên, tỉnh BắcGiang trong những năm 2005 - 2008

Phần IV: Nguyên nhân

Phần V: Một số giải pháp cơ bản góp phần làm giảm tỷ lệ sinh con thứ

3 trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc giang

Tài liệu tham khảo

Nghiên cứu dựa vào lý thuyết đã học trên lớp;

Số liệu từ các báo cáo công tác DS-KHHGĐ của huyện Tân Yên;

Trang 4

Pháp lệnh Dân số

Nghị quyết số 13/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giangkhoá 17

Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng…

* Các từ viết tắt trong đề tài:

DS-KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hoá gia đình;

CSSKSS: Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

KHHGĐ: Kế hoạch hoá gia đình

Trang 5

PHẦN THỨ HAI MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.

1 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác KHHGĐ; vị trí, vai trò của công tác DS-KHHGĐ trong phát triển kinh tế - xãhội Qua đó đánh giá kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ, tỷ lệ sinh conthứ 3 của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ năm 2005 đến nay, đồng thời đề

DS-ra một số giải pháp nhằm giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trong giai đoạn

2008 - 2010

2 Phương pháp nghiên cứu

Dùng phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, so sánh theo khônggian) và phương pháp phân tích hồi cứu là chủ yếu

3 Địa bàn nghiên cứu

Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Tân Yên, tỉnhBắc Giang - nơi có mức sinh con thứ 3 đang tăng trở lại

Trang 6

PHẦN THỨ BA THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SINH CON THỨ 3 TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NHỮNG NĂM 2005- 2008.

1 Về điều kiện tự nhiên:

Tân Yên là một huyện miền núi, cách trung tâm thành phố Bắc giang

15 km về phía Tây bắc của tỉnh Bắc Giang Phía bắc giáp huyện Yên Thế;phía đông giáp huyện Lạng Giang; phía nam giáp thành phố Bắc Giang vàhuyện Việt Yên; phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà và huyện Phú Bình tỉnh TháiNguyên Huyện có 22 xã và 2 thị trấn, gồm 21 xã, thị trấn là miền núi và 3 xãtrung du Diện tích tự nhiên: 20.330ha, trong đó: đất nông nghiệp là: 11.300

ha, chiếm 55,6% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp; 2.300 ha, chiếm 11,3%diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng là: 2.700 ha, chiếm 13,3% diện tích tựnhiên; đất ở 1.560ha, chiếm 7,7% diện tích tự nhiên; đất công nghiệp - dịchvụ: 195 ha, chiếm gần 1% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là: 2.275ha,chiếm 11,1%

2 Về kinh tế - xã hội

Tân Yên là một huyện thuần nông giàu truyền thống cách mạng, nhândân Tân Yên cần cù, chịu khó, năng động sáng tạo, luôn chấp hành tốt chínhsách pháp luật của Đảng và Nhà nước

Tân Yên là huyện nông nghiệp thuần tuý, nông nghiệp giữ vai trò quantrọng trong nền kinh tế của huyện, nông nghiệp chiếm 88% trong cơ cấu kinh

tế, tạo việc làm và thu nhập cho 92% dân cư nông thôn

Cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm được cấp uỷ chính quyềnquan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương; 24/24

xã, thị trấn có lưới điện quốc gia, 100% thôn, xóm có điện sinh hoạt và sảnxuất Trình độ dân trí dần được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện,không có trẻ em thất học mù chữ, có trên 90% hộ gia đình có phương tiện

Trang 7

nghe nhìn, trên 70% hộ gia đình có xe máy, tỷ lệ hộ gia đình nghèo theochuẩn mới chỉ chiếm hơn 10%.

Với lợi thế của 2 tuyến đường quốc lộ chính là 284 và 295 nối Tân Yênvới trung tâm tỉnh Bắc giang và với các tỉnh Bắc Ninh, Thái nguyên, LạngSơn; tạo mối giao lưu kinh tế, chính trị thuận lợi Với cơ chế vận dụng thôngthoáng và kịp thời, đến nay đã và đang thu hút các doanh nghiệp tại địa bànhuyện và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu côngnghiệp của huyện, làm cho nền kinh tế của huyện đang dần thay đổi và khởisắc

Những năm gần đây, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kểnhưng cũng còn nhiều thách thức , đó là: kinh tế phát triển chưa ngang tầmvới tiềm naăg có được; các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, buôn bán matuý, nghiện ngập, ly hôn đã len lỏi về tận các thôn xóm và có chiều hướng giatăng Đặc biệt một số giá trị đạo đức bị xói mòn, băng hoại làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi người dân và là những lựccản lớn của công tác DS-KHHGĐ của huyện nhà

3 Về giáo dục - đào tạo:

Toàn huyện có 24 trường mầm non, 27 trường Tiểu học, 24 trườngTrung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông Chất lượng giáo dục đàotạo ngày càng được nâng cao, có nhiều học sinh đạt giải quốc gia và giải tỉnh

ở các môn học Tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 18 có bằng tốt nghiệp trung học

cơ sở đạt 98,18%; ở độ tuổi 18 - 21 có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông,

bổ túc trung học phổ thông đạt 62% , tuy nhiên tỷ lệ có bằng nghề còn thấp

4 Về công tác y tế:

Huyện có hệ thống mạng lưới y tế gồm:

Trung tâm y tế dự phòng : có khoa CSSKSS/KHHGĐ

Phòng Y tế : có 2 bác sỹ, một cử nhân điều dưỡng, 1 dược sĩ trung học.Bệnh viện đa khoa huyện: có 120 giường bệnh

Trang 8

24 đơn vị xã, thị trấn: 100% số xã, thị trấn có trạm y tế, trong đó có15/24 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế có đủ bác sĩ, y sỹ sản nhi, đủ trang thiết bịchăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là có đủ trang thiết bị trình độchuyên môn kỹ thuật thực hiện dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ: đặt dụng cụ tửcung, khám chữa phụ khoa và thực hiện tư vấn về SKSS/KHHGĐ.

5 Về dân số và vấn đề sinh con thứ 3:

Năm 2000, dân số Tân Yên khoảng 15,4 vạn người, đến nay đã tăng lêntrên 17 vạn người, trong đó có khoảng 80% dân số thuần nông

Dưới đây là bảng số liệu quy mô dân số từ năm 2005 - 2008

Sự di cư này chủ yếu là di cư tự do và làm cho nhà quản lý địa phương rấtkhó kiểm soát

Dưới đây là bảng số liệu biến động dân số từ năm 2005 - 2008:

Trang 9

đã tăng gấp 6 lần so với năm 2005 Dòng người lưu chuyển đến huyện đa sốđang ở tuổi lao động và đây cũng chính là những nhóm người trong độ tuổisinh đẻ (từ 15 - 49 tuổi), có mức sinh sản cao, nhóm người này cũng chính làmột trong những nguyên nhân làm tăng dân số của huyện Đây thực sự là mộtthách thức lớn đối với những người làm công tác DS - KHHGĐ của huyện.

Việc đô thị hoá nhanh vượt trước cả trình độ dân trí của người địaphương vốn là những người nông dân nay không đất để canh tác nhưng lạisẵn đồng tiền được đền bù khi đất nông nghiệp bị thu hồi nên rất nhiều vấn đề

xã hội đã nảy sinh như: tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm Trong khi đó tưtưởng lạc hậu "Trọng nam khinh nữ" vẫn tồn tại cũng là những thách thức lớncho chính quyền địa phương

Cùng với sự chuyển động về quy mô dân số theo hướng gia tăng dân sốtrở lại thì vấn đề đáng quan tâm là mức sinh con thứ 3 cũng có chiều hướnggia tăng:

Điều đáng chú ý là trong số những đối tượng sinh con thứ 3 cũng cóngười là cán bộ công chức, đảng viên, kể cả những người có nhận thức Đốitượng này chiếm khoảng 12% còn lại là nông dân Tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ ởđịa phương nhưng đối tượng sinh con thứ 3 là cán bộ, công chức, đảng viên

đã tạo nên một cản trở cho việc tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện

Trang 10

chính sách DS-KHHGĐ, làm cho người dân thiếu tin tưởng và thực hiện đúngchính sách.

Vấn đề sinh con thứ 3 đang tăng trở lại ở Tân Yên nói riêng cũng như ởcác địa phương khác trong cả nước nói chung, đã làm cho việc thực hiện mụctiêu đạt được mức sinh thay thế vào năm 2008 như chiến lược Dân số ViệtNam năm 2001 - 2010 đã đề ra và ổn định quy mô dân số đã khó khăn lạicàng khó khăn hơn

Sinh con thứ 3 cũng như dân số đang tăng trở lại đã kéo theo một loạtcác vấn đề cần giải quyết ở Tân Yên Đó là việc làm cho người lao động, sựquá tải về cơ sở hạ tầng, đường giao thông xấu, mật độ giao thông lớn Nướcsạch khan hiếm, không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân, phần lớnngười dân vãn dùng nước giếng tự đào, tự khoan Các trạm y tế, bệnh viện đakhoa thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân Trường học với cơ sởvật chất còn thiếu thốn, số học sinh đến lớp bị quá tải so với khả năng củatrường lớp khiến cho việc dạy và học không đảm bảo chất lượng Sự xuốngcấp của môi trường xung quanh như bụi, tiếng ồn, rác thải; không gian xanh

bị thu hẹp, khu vui chơi giải trí cho các cháu không đủ

Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, người nông dân địa phương chưađược đào tạo nghề thay thế nên tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, các tệnạn xã hội vì thế cũng gia tăng theo như: cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…

Trang 11

PHẦN THỨ TƯ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TRÊN

Nguyên nhân dẫn đến sinh con thứ 3 ở Tân Yên có nhiều, trong đó tậptrung ở những nguyên nhân cơ bản sau:

1 Thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền:

Trong thời gian vừa qua, công tác DS-KHHGĐ chưa nhận được sựquan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể.Tâm lý chủ quan, thoả mãn với những kết quả bước đầu dẫn đến trì trệ, buônglỏng lãnh đạo, chỉ đạo và không kiên định thực hiện chính sách DS-KHHGĐ

ở các cấp, các ngành Không nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp,lâu dài của công tác DS-KHHGĐ trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, tâm lý củangười dân hiện nay Nhiều nơi còn cho rằng công tác DS-KHHGĐ khôngquan trọng bằng những công tác khác Không những thế một số cấp uỷ chínhquyền chưa thực sự quan tâm mà chỉ thể hiện trên lý thuyết và quan điểmchung chung chứ không có chương trình hành động, cơ chế chính sách cụ thể.Một số cán bộ, công chức, đảng viên cũng không nhận thức đầy đủ về chínhsách DS-KHHGĐ nên đã sinh con thứ 3 Điều đó càng gây khó khăn chocông tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về DS-KHHGĐ đối vớingười dân

Từ nhận thức chưa đầy đủ, sự lãnh đạo không kịp thời nen hoạt độngDS-KHHGĐ cũng chưa nhận được sự quan tâm đầu tư thoả đáng về nguồnlực, vật lực cũng như ngân sách tài chính cho hoạt động này Việc đầu tư chưaphù hợp đối với chương trình dân số không chỉ ở Tân Yên mà ở phạm vi cảtỉnh, cả nước

Chế độ phụ cấp động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ làm công tácDS-KHHGĐ ở cơ sở còn rất nhiều hạn chế, nhất là đối với đội ngũ công tácviên - những con người khởi đầu cho sự thành công của công tác DS-KHHGĐ Hiện nay, mỗi cộng tác viên chỉ mới nhận từ 40.000 -

Trang 12

50.000đồng/tháng là quá thấp và không phù hợp với giá cả thị trường, mứcsinh hoạt tối thiểu Các cuộc họp quan trọng của xã cán bộ dân số không đượcmời tham dự vì coi công tác DS-KHHGHĐ không quan trọng; có nơi cònchưa có phương tiện cũng như phòng làm việc.

2 Do nhận thức chưa đúng về câu từ trong Pháp lệnh dân số:

Chúng ta đều biết, dư luận vừa qua có rất nhiều ý kiến, nhất là tại địaphương đều cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến sinh con thứ 3 là do Pháplệnh dân số, cụ thể là điều 10: "Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền: quyếtđịnh về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợpvới lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thunhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng"

Điều 10 là điều quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng,

cá nhân trong việc thực hiện KHHGĐ Quyền thì như vậy, nhưng nghĩa vụcũng chỉ là sử dụng biện pháp tránh thai (Điểm a, khoản 2, điều 10), tránh cácbệnh lây qua đường tình dục (điểm b, khoản 2, điều 10) và "Thực hiện cácnghĩa vụ khác liên quan đến CSSKSS, KHHGĐ" Trở lại điều 4 của pháp lệnhcũng chỉ là những nghĩa vụ chung chung, trong đó đáng chú ý là "Thực hiệnKHHGĐ; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnhphúc và bền vững" (Điểm a, khoản 2, điều 4) Đến phần định nghĩa vềKHHGĐ tại khoản 9, điều 3 và điều 9 pháp lệnh cũng không thấy quy định từ

1 - 2 con và trong cả pháp lệnh không thấy nói đến quy mô gia đình ít con thếnào

Như vậy, người dân thì cứ nói rằng Pháp lệnh quy định được đẻ thoảimái và pháp lệnh có giá trị pháp lý cao hơn nghị định, nghị định không đượcquy định trái tinh thần pháp lệnh

3 Do công tác thông tin tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao:

Như trên đã trình bày về việc nhận thức chưa đúng về pháp lệnh dân sốcủa một bộ phận người dân Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét về công

Ngày đăng: 01/04/2016, 12:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w