Thư viên đươc ví như một cơ thể nóng với chức năng tàng trữ ,luân chuyển tri thưc của toàn xã hội .Chính vì vậy thư viện phải có vôn tài liệu phong phú để phục vụ tốt mọi nhu cầu của bạn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các thầy, cô giáo, cùng Đồng Thị Nhung cán bộ quản lý Thư viện huyện Phù Yên và bạn bè trong lớp
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giangr viên hướng dẫn là thầy giáo Lương Văn Kiên, Giangr viên khoa Văn hóa – Du lịch,
đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài tiểu luận Em xin trân thành cảm ơn thầy, cô giáo trong khoa Văn hóa – Du lịch, Trường Cao đẳng Sơn La đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành bài tiểu luận này
Qua đây em xin trân thành cảm ơn các cán bộ công tác tại Huyện ủy,
Uỷ ban nhân dân, Trung tâm Văn hóa thông tin huyện Phù Yên đã cung cấp cho em những tài liệu quý giá giúp em hoàn thành bài tiểu luận này
Do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức và trình độ nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Em xin trân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 4 năm 2012 Sinh viên
4 Phương pháp nghiên cứu ,đóng góp của đề tài
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Trang 21.1 Quá trình hình thành và phát triển của thư viện huyện phù yên
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của thư viện huyện phù yên
1.2.1Chức năng
1.2.2Nhiệm vụ
1.3 Cơ cấu tổ chức của Thư viện
1.3.1 Cán bộ thư viện
1.2.3Cơ cấu phòng ban
1.4 Vốn tài liệu của thư viện huyện phù yên
Chương 2:Thực trạng văn hóa đọc của bạn đọc tại thư viện huyện phù yên
2.1 Khái niệm văn hóa đọc
2.2 Hoạt động phục vụ văn hóa đọc của bạn đọc tại thư viện huyện phù yên
2.2.1 Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện huyện phù yên
2.2.2 Hoạt động phục vụ bạn đọc tại thư viện huyện phù yên
2.2.2.1 Tổ chức phục vụ tại phòng đọc
2.2.2.2 Tổ chức phục vụ tại phòng mượn
2.2.4.2 Nhu cầu tin của bạn đọc tại thư viện huyện phù yên
2.2.4.1 Đặc điểm người dùng tin
2.2.4.2 Nhu cầu tin của bạn đọc tại thư viện huyện phù yên
2.3 Thực trạng văn hóa đọc của bạn đọc tại thư viện huyện Phù Yên2.3.1 Văn hóa đọc của bạn đọc tại thư viện huyện Phù Yên đang bị mai một bởi văn hóa nghe nhìn
2.3.2 Văn hóa đọc của các bạn trẻ tại thư viện huyện phù yên
Trang 33.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phục vụ văn hóa đọc tại TV huyện Phù Yên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT
TV – TT: Thư viện thông tin
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta sách đóng vai trò rất quan trọng:Là chiếc chìa khóa vạn năng mở của lâu đài trí tuệ và tâm hồn của con người.Là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên dạy chúng ta biêtf sống và biết hi sinh.Sách chính lá người bạn tâm giao chia sẻ mọi niềm vui nối buồn sâu kín của mỗi con người
Từ lâu sách đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của toàn xã hội loài người trên cả thế giới.Đọc sách luôn là một nhu cầu không thể thiếu của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội
Từ xưa đến nay sách không chỉ đơn giản là một nhu cầu giải trí lành mạnh mà còn là một trong những kênh quan trọng để con người tiếp cận với kho tàng văn hóa và tri thức phong phú của nhân loại Đồng thời thông qua đó tự nhân thức thế giới xung quanh trong hành chình tìm kiếm chân lý và tự hoàn thiện mình.Chình vì vậy chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của sách cũng như của thư viện trong việc nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài va thúc đẩy xã hội tiến lên làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân thúc đẩy sự phát triển củakinh tế xã hội của cả một đất nước
Thư viên đươc ví như một cơ thể nóng với chức năng tàng trữ ,luân chuyển tri thưc của toàn xã hội Chính vì vậy thư viện phải có vôn tài liệu phong phú để phục vụ tốt mọi nhu cầu của bạn đọc thừ đó thúc đẩy sự tồn tại va phát triển của thư viện đặc biệt là hoạt đông phục vụ và duy trì nền văn hóa đọc trong nhân dân
Thư viện là cơ quan văn hóa giáo dục ngoài nhà trường thư viện phải lấy nhiệm vụ công tác nghiên cứu học tập, giảng dạy ,nâng cao dân trí nhằm phát triển tư duy và trí tuệ cho con người làm nguồn gốc trọng tâm.Tuy nhiên để phục vụ tốt quá trình truy cập thông tin cũng như nhu cầu tin của bạn đọc từ đó mới phát triển nền văn hóa đọc trong moi đối tượng bạn đọc thì ngoài nguồn tài liệu phong phú ra thư viên phải có các phương pháp phục vụ và thu hút được nhiều bạn đọc hết sức đúng đắn.Thư viện huyện Phù Yên là một cơ quan hành chính trực thuộc trung tâm văn hóa huyện phù yên ,là một hệ thống thư viện công cộng phục vụ đông đảo mọi nhu cầu của bạn đọc Trong nhiều năm qua Thư viện huyên Phù Yên luôn đổi mới công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đíc thu hút bạn đọc đến thư viện.Song việc đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt hiệu
Trang 5quả cao, bạn đọc đến Thư viện chưa nhiều công tác phục vụ văn hóa đọc của bạn đọc chưa thực sự được quan tâm.
Nhận thức rằng sách báo luân là món ăn tinh thần rất quan trọng vá cần thiết tong đời sống xã hội và đọc sách còn được xem như là một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu nhất là trong đời sống tâm lý,tình cảm của mỗi con người Song với sự phát triển như vũ bão của công nghệ -thông tin của các phương tiện nghe nhìn như hiện nay liệu sách, báo có còn giữ được vị trí độc tôn trong mọi đối tượng bạnđọc,giúp người dân đặc biêt là đồng bào dân tộc miền núi trong việc nhận thức và nâng cao trình độ dân trí ?
Từ nhận thức trên cũng như qua tìm hiểu và khảo sát thưc tiễn về nền văn hóa đọc hiên nay của bạn đọc tại thư viện huyện phù yên.Tôi đã nhẫn
mạnh đến đề tài “Thực trang văn hóa đọc của bạn đọc tại thư viện huyện Phù Yên” nhằm đưa ra một số giải pháp quan trọng để thu hút bạn
đọc đến thư viện từ đó nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho mọi đối tượng ban đọc tại thư viện huyện Phù Yên
Tuy nhiên từ trước cho đến nay chưa có công trình nào đề cập sâu sắc đến vấn đề này nên việc chon đề tài lam bài tiểu luận có ý nghĩa khoa học thự tiễn Đây cũng chính là lý do mà em đi sâu vào nghiên cưu vấn đề này
2 Lịch sử nghiên cưu vấn đề
Trong hoàn cảnh hiện nay việc nghiên cưu văn hóa đọc đã và đang được sự quan tâm của mọi người ở nhiều góc độ khác nhau như: (tìm thêm)
Tuy nhiên những bài viết này vẫn chưa làm nổi bật được tình hình văn hóa đọc trong thời kỳ hiện nay.Trên cơ sở kế thừa những thành quả của những tác giả đi trước tôi tập trung làm rõ hơn tình hình văn hóa đọc của bạn đọc tại thư viện huyện phù yên
3 Đối tượng ,nhiêm vụ và pham vi nghiên cứu
3.1 Đôi tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu về thực trang văn hóa đọc của bạn đọc tại thư viện huyên Phù Yên
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 6Làm rõ hơn thực trạng văn hóa đọc của bạn đọc tại Thư viện huyện Phù Yên Qua đó thấy được vai trò của văn hóa đọc trong cuộc sống và sự nghiệp phát triển đất nước.
4 Phương pháp nghiên cứu,đóng góp của đề tài
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sự dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính:phương pháp quan sát,phương pháp Anket(điều tra bằng bảng hỏi),phương pháp phỏng vấn
Ngoài ra bài tiểu luận còn sử dụng các phương pháp khác để bổ trở như: phương pháp so sánh,phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, đối chiếu
Bổ xung nguồn tài liêu về văn hóa đọc của bạn đọc
Góp phần giáo dục và nâng cao văn hóa đọc cho bạn đọc
Tiểu luận có thể sự dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu về văn hóa đọc
5 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu ,kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài được chia thành 3 chương:
Trang 7Chương 1 khái quát về quá trình hình thành và phát triển của thư viện huyện Phù Yên
Chương 2 Thực trạng văn hóa đọc của bạn đọc tại thư viện huyện Phù Yên
Chương 3 Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao văn hóa đọc tại thư viện huyện Phù Yên
CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN HUYỆN PHÙ YÊN
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của thư viện huyện Phù Yên
Huyện Phù Yên là môt huyện miềm núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Sơn La,cách thành phố sơn la khoảng 130 km về phía tây và cách thành phố
Hà Nội khoảng 170 km về phía đông.Phía tây giáp với huyện Bắc Yên,phía nam giáp với huyện Mộc Châu,phía đông nam giáp với huyện
Đà Bắc(Hòa Bình), phía đông giáp với huyện Thanh Sơn (phú Thọ) phía bắc giáp với huyện Văn Chấn (yên Bái)
Trung tâm huyện Phù Yên là cánh đồng Mường Tấc (cánh đồng rộng thứ 3 ở vùng Tây Bắc.Huyện lỵ là thị trấn Phù Yên nằm trên quốc lộ 37 cách thành phố sơn la khoảng 126 km về hướng đông,tỉnh lộ 113 về phía tây bắc theo hướng tây đi huyện Bắc yên,quốc lộ 32 theo hướng theo hướng đông đi huyện Thanh Sơn (Phú Thọ).Đường giao thông nối các huyện,tỉnh với nhau khá thuận tiện
Huyện Phù Yên có tổng diện tích 1.227 km2 và dân số là 96 000 người (năm 2004) và tính đến thời điểm năm 2011 dân số tăng lên 98.780.000 người với mật độ dân số như hiện nay đem đến cho huyện Phù Yên nguồn lao động dồi dào
Huyện Phù Yên có 26 xã ,củ thể được chia thành 4 tiểu vùng kinh tế như sau:
Tiểu vùng 1 gồm 6 xã phường
Tiểu vùng 2 gồm 9 xã và thị trấn
Tiểu vùng 3 gồm 9 xã và vùng lòng hồ sông đà
Tiểu vùng 4 gồm 4 xã vùng cao
Trang 8Phù yên có tất cả 12 dân tộc anh em sinh sống trong đó dân tộc thái và dân tộc Mường chiếm đa số chính vì vậy giàu bản sắc văn hòa truyền thống ,có địa bàn đất rông người thưa kinh tế xã họi giao thong đi lại còn khó khăn Vì vây làm công tác văn hóa nói chung và công tác thư viện nói riêng còn gặp nhiều khó khăn.
Đặc điểm vị trí địa lý ,địa hình và địa chất đã tạo cho huyện phù yên
có tiềm năng thiên nhiên khoáng sản đa dạng và phong phú có thể khai thác ,sủ dụng và xuất khẩu như:Mỏ quảng Niken ,mỏ đá đang được khai thác ở địa bàn xã Huy Hạ.Và đặc biêt ở huyện phù yên hiện nay đang có 3 nhà máy thủy điện suối sập (xã sập xa)1 nhà máy đang hoạt động và 2 nhà may đang xây dựng
Về tiềm năng kinh tế
Sẽ có 2 dự án nhà máy thủy điện tính năng trong tổng số 3 nhà máy tại Việt Nam với công xuất mỗi nhà máy trên 1000 MW dự kiến sẽ được xây dựng trong thời gian tới.Nhà máy thủy điện đông phù yên (1.500 MW)dự kiến thi công từ năm 2013 -2018 với số vốn gần 1 tỉ đô la mỹ đã được chính phủ phê duyệt đầu tư.Đồng thời cũng có những diều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phat triển công –nông nghiệp và thương mai dịch vu
Về tài nguyên du lịch
Phù Yên với vùng lòng chảo và có cánh đồng Mường Tấc trải dài theo con suối tấc,lá quê hương của điệu xòe thái,hat đang của người Mường cùng với tiếng khèn Mông hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng
đã tạo ra những khả năng lớn về tham quan du lịch,nghỉ ngơi.Đó là vùng nghỉ mát ở đồi Thông (thị trấn Phù Yên)tham quan cánh đồng Mường Tấc,và những chuyến đi du ngoạn trên lòng hồ sông đà bằng thuyền,ca nô ngắm cảnh sơn thủy hữu tình với nhưng cảnh chợ phiên của các đồng bào dân tộc sống ven sông,với những mặt hàng thổ cẩm quý hiếm.với nhiều dáng vẻ phong tục nguyên sơ những lễ hội phong phú đa dạng làm say đắm lòng người
Cùng với xu thế phát triển của cả nước huyện Phù Yên đã và đang cố gắng vươn lên các trương trình hành động và mục tiêu củ thể.Bên cạnh đó những mục tiêu kinh tế,xã hội của huyện hiện nay đòi hỏi văn hóa, giáo dục đóng vai trò quan trọng nâng cao dân trí và hình thành đội ngũ tri thức đó là yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp bách của xã hội.Có nhiều vấn đề đặt ra đối với nghành văn hóa trong đó có sự phát triển của Thônh tin - Thư viện đó là một vấn đề quan trọng không thể thiếu được
Trang 9Dưới thời kỳ Pháp thuộc cả nước ta không có thư viện tỉnh, huyện ,
xã, từ sau ngày hòa bình lập lại ở Miền Bắc, từ năm 1954 được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các Thư viện tỉnh bắt đầu được xây dựng nhanh chóng hưởng ứng theo tinh thần đó năm 1959 thư viện huyện Phù Yên cũng được thành lập.Việc thành lập thực sự lá một mốc son lịch sứ của nghành văn hóa –Thông tin vì nó là một trong những thiết chế văn hóa đầu tiên đươc xây dựng của nghàng văn hóa thông tin huyện Phù Yên sau khi hòa bình lập lại năm 1954
Lúc đầu thành lâp với những trang thiết bị đơn sơ va vôn tài liệu là
800 bản sách do một cán bộ phụ trách.Chặng đường đó chưa dài nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện nói riêng và sự nghiệp văn hóa thông tin nói chung trên quê hương phù yên
Nhìn lại những ngày đầu thành lập thư viện thực chất chỉ là phòng đọc – mượn với diện tích 10m2 trong ngôi nhà tranh vách nữa
Đến năm 1960 vốn tà liệu của thư viện đã tăng lên 1000 bản sách và một số loại báo tạp chí,lúc này huyện bắc yên còn thuộc huyện phù yên và thuộc tỉnh nghĩa lộ Thư viện của hai huyện hợp thành thư viện huyện phù yên
6 năm sau,(1966)chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bắt đầu đánh phá ở huyện phù yên Trên địa bàn huyện phù yên chiến tranh ngày càng tàn khốc thư viện phải đi sơ tán ở nhiều địa điểm
Tuy trong điều kiện khó khăn nhưng vốn sách báo và nguồn nhân lực vẫn được duy trì.chức năng và nhiệm vụ của Thư viện ngày càng phải đảm đương nhiều hơn để phục vụ cho công cuộc giải phóng quê hương đất nước
Sau ngày giải phóng miền nam năm 1975 đất nước thống nhất cả nước tiến hành 3 cuộc cahs mạng đưa cả nước tiến nhanh tiến mạnh vững chắc trên con đường XHCN Huyện luôn đóng vai trò và vị trí quan trọng trong công cuộc xay dựng và phát triển kinh tế,xã hội,văn hóa của địa phương,lúc này kho sách của địa phương đã lên tới 3800 bản
Năn 1976 một năn sau khi đất nước thống nhất,từ địa điểm sơ tán (bản
cù –huy tân)địa điểm thư viện chính thức trở lai trung tâm huyện phù yên Lúc này thư viện đã có trụ sở riêng nhà ngói có diện tích khoảng 100m2 và co gần 4000 ấn phẩm(sách,báo,tạp chí)các phương thức và hoạt động phục vụ bạn đọc được mở ra:phòng đọc, phòng mượn
Trang 10Từ năm 1978 -1979 do hỏa hoạn nên toàn bộ trụ sở,CSVC Trang thiết
bị cùng toàn bộ VTL (4200 ấn phẩm).Trong suốt 1 năm Thư viện không
có trụ sở trang thiết bị và VTL để phục vụ bạn đọc đây là một tổn thất năng nề của thư viện
Mặc dù vùa chịu thiệt hại về mọi mặt nhưng đến đầu năm 1990 huyện phù yên đã cho xây dựng lại thư viện còn tươg đồi đơn sơ vừa là phòng đọc vừa là phòng mượn tuy còn bị hạn chế về địa điểm và diện tích kho nhưng các hoat đông phục vụ bạn đọc tuyên truyền sách mới vẫn được duy trì và khuyến kihch mọi đối tượng bạn đọc khuyên góp sách cũ nhăm tăng thêm nguồn tài liệu giúp cho VTL của thư viên ngày càng phong phú thêm,đáp ứng nhu cầu của độc giả
Đến đầu năm 1992 một số xã trong địa bàn huyện đã có thư viên,phòng đọc sách.Từ đó hệ thống thư viện trên địa bàn huyện được hình thành và có sự phối hợp hoat động và chỉ đạo thống nhất của thư viện
Được sự quan tâm của UBND huyện phù yên ,sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của trung tâm văn hóa Cuối nănm 2003 thư viện huyện phù tên
đã chuyển đến địa điểm mới (khối 4 thị trấn phù yên ).Mặc dù huyện và nghành còn nhiều khó khăn nhưng trụ sở và địa điểm mới đươc xây dưng khang trang vơi tòa nhà 2 tầng và bắt đầu đáp ứng nhu càu trước mắt về hoạt động phục vụ bạn đọc
Từ đây ,thư viện chính thức mang tên thư viện huyện phù yên(thư viện công cộng huyện Phù Yên).Từ đó đến nay thư viện không ngừng củng cố và phat triển về mọi mặt lúc này quản lý thư viện chỉ có một cán
bộ và co trình độ cao đẳng.Thư viện xã được xây dưng trên tất cả các xã trong địa bàn huyện phù yên.cán bộ thư viện được đào tạo chính quy và phat huy trình độ nghiệp vụ trong công tác làm tốt chức năng của một trung tâm thông tin.hướng dẫn điều phối các hoạt động chuyên môn của thư viện cơ sở,đáp ứng được tốt nhu cầu thông tin và tra cưu của bạn đọc.Năm 2010 do xây dưng lại trung tâm văn hóa nên thư viện phải xê dịch địa điểm (cách địa điểm cũ khoảng 200 m) để dành diện tichf xây dưng trung tâm văn hóa.từ đó đến bây giờ thư viện chỉ hoạt động trên tầng 2,tầng 1 cho trung tâm văn hóa mươn làm viêc.Thư viện vẫn duy trì hoạt động phục vụ ban đọc đều đăn đến bây giờ
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của thư viện huyện phù yên
1.2.1Chức năng
Trang 11Thư viện huyện Phù Yên đã là đơn vị trực thuộc trung tâm văn hóa huyện kết hợp thực hiện 4 chức năng văn hóa,gáo dục,thông tin, giải trí và phục vụ sự phát triển khoa học kỹ thuật trong và ngoài huyện.
Chức năng của thư viện ngày càng được mở rộng đáng kể thư viện không còn là kho sach chết nưa mà trở thành cơ quan sồng động đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng tin
Thư viện huyện phù yên có các chức năng:giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc,thu thập bảo quản,tổ chức khai thác và sự dụng chung các tài liệu được xuất bản tại tỉnh sơn la,noi về địa phương sơn la và huyện phù yên.tài liệu trong nước và của nước ngoài,phù hợp với đặc điểm ,yêu cầu xây dưng và phát triển của tỉnh sơn la nói chung và của huyện phù yên noi riêng về:Chính trị ,kinh té văn hóa.xã hội, an ninh, quốc phòng,nhằm truyền bá tri thức của mọi tầng lớp nhân dân,góp phần nâng cao dân trí,đào tạo nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài,phát triển khoa học,công nghệ ,kinh tế , văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước
Thư viên huyện phù yên đáp ứng mọi nhu cầu đọc của bạn đọc đồng thời tham gia vào việc xóa mù chữ nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân trong địa bàn huyên đặc biệt là các dân tộc thiệu số,vùng đặc biệt khó khăn
Ngoài ra,thư viện còn góp phần giúp bạn đọc giải trí trong thời gian nhàn rỗi
1.2.2 Nhiệm vụ
Là trung tâm thu thập tàng trữ sách báo lớn nhất của huyện thư viện huyện phù yên có nhiệm vụ:Phục vụ nhu cầu nghiên cưu khao học,học tập,sản xuất của cán bộ,học sinh –sinh viên và cá nhân nhân dân trong huyện Đồng thời,phục vụ các nhu cầu của cơ quan Đảng chính quyền của huyện
Xây dựng quy hoạch phát triển,kế hoạch hoạt động ngắn hạn,dài hạn của thư viện
Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi,cho người đọc sử dụng VTLthư viện thông qua các hình thức đọc tại chố, cho mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp vơi nội quy của thư viện
Thu thập,bổ sung và xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu,bảo quản vốn tài liệu
và thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho những tài liệu không còn giá trị sủ dụng theo quy định của Bộ văn hóa,Thể thao và Du lịch
Trang 12Xây dưng và phatf triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên,kinh tế ,văn hóa,của tỉnh Sơn La nói chung và của huyện phù yên nói riêng,và đối tượng phục vụ của thư viện củ thể: Thu thập,tàng trữ và bảo quản lâu dài các loại tài liệu được xuất bản tại tỉnh Sơn La và viêt về địa phương Sơn La va địa phương huyện phù yên.Nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu địa phương do sở văn hóa –Thông tin tỉnh chuyển giao.các bản sao khóa luận ,luận vă tốt nghiệp của sinh viên các trường cao đẳng,đại học đóng trên địa bàn tỉnh Sơn La.Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho thiếu nhi,nhi đồng,người khiếm thị,khiếm thính và bộ phận tài liệu bằng tiếng của các dân tộc của huyện phù yên tăng cường nguồn lực thông tin qua việc mở rộng liên thông giữa các thư viện trong địa bàn tỉnh sơn la bằng các hình thức cho mượn,trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy
vi tính
Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời,rộng rãi vốn tài liệu của thư viện đến mọi người ;Đặc biệt lá các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế,văn hóa,xã hội của tỉnh Sơn La;Xây dựng phong trào đọc sách,báo và văn hóa đọc trong nhân dân các dân tộc ở huyện phù yên
Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin –thư mục,cung cấp thông tin có chọn lọc phù hợp với chức năng,nhiệm vụ và đối tượng phục
vụ của thư viện
Thực hiện ứng dụng công nghệ -thông tin vào hoạt động thư viện ở huyện phù yên;ham gia xây dưng và phatf triển mạng lưới thông tin - thư viện của hệ thống thư viện công công toàn quốc
Hươmgs dẫn,tư vấn,tổ chức thư viện;Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện;Chủ tri phối hợp hoạt động về chuyên môn,nghiệp vụ với các thư viện khác trong huyện phú yên
Tổ chức các hoạt động,dịch vụ có thu phù hợp với chức năng nhiệm
vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật
Tham gia xây dựng thư viện,tủ sách cơ sở;Tổ chức việc luân chuyển sách báo xuống các thư viện tủ sách cơ sở
Quản lý tổ chức,cán bộ và tài sạn theo sự phân cấp của tỉnh sơn la
1.3 Cơ cấu tổ chức của thư viện
1.3.1 Cán bộthư viện
Trang 13Ngay từ khi mới thành lập cho dến nay thư viện huyện phù yên chỉ cò môyj cán bộ thư viện,và cán bộ quản lý thư viện hiện nay là cô:Đồng Thị Nhung
1.2.3. Cơ cấu phòng ban
Trải qua hàng chục năm từ khi thành lập thư viện vẫn không ngừng phát triển để ngày một hoàn thiện hơn.Đến nay,thư viện đã có một cơ sở khang trang vơi tòa nhà 2 tầng,gồm 4 phòng ban:
1 Phòng xử lý nghiệp vụ
2 Phòng mươn tự chọn
3 Phòng đọc tự chọn
4 Phòng kho lưu tài liệu
Hiện nay thư viện chỉ hoạt đông ở tầng 2 và có 2 phòng chính là;phòng mượn và phòng đọc.Tầng 1 trung tâm văn hóa mượn làm việc
1.4 Vốn tài liệu của thư viện huyện Phù Yên
Tài liệu là vật mang tin trên đó ghi cố định những thông tin tư liệu và được xêm như một đối tượng xử lý trong quá trình xử lý thông tin [1]Vốn tài liệu là những tài liệu được sưu tầm,tập hợp theo nhiều chủ đề,nội dung nhất định được xử lý theo quy tắc quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ bạn đọc đạt hiệu quả cao và được bảo quản.[1]
Vốn tài liệu là một trong những thành phần quan trọng nhất của cơ quan thông tin thư viện bạn đọc đến thư viện tìm những thông tin,học tập,nghiên cưu giải trí thông qua vốn tài liệu có trong thư viện.Vì vậy để đáp ứng được tốt nhu cầu của bạn đọc thư viện phải có VTL thật phong phú
Trang 14Năm1959 thư viện huyện Phù Yên mới được thành lập với vốn tài liệu chỉ có 800 bản sách ,qua thời gian triển khai,bổ sung và hoạt động đến năm 2012 vốn tài liệu đã tăng lên là 8.877 bản sách.
Với thành phần vốn tài liệu là yếu tố không thể thiếu được của một thư viện.Vì vậy,xây dựng được vốn tài liệu có chất lượng cao đúng với yêu cầu trên thực tế phù hợp với chức năng nhiệm vụ của tư viện là mục đích cuối cùng của thư viện
Ngày nay với sự phát triện của khoa học công nghệ đã có hàng loạt các sản phẩm của công nghẹ thông tin ra đời và chúng có những tính năng vượt trội.vì vậy, VTL của thư viện huyện phù yên ngày nay cũng không chỉ là sách báo mà có cả cac loại tài liệu như:băng từ đĩa từ,đĩa CD room Thư viện huyện phù yên là tuy là thư viện lớn nhưng chư được ứng dụng tin học hóa trong hoạt động thư viện và tất cả các khâu công viêc của thư viện vẫn còn mang đậm nét truyền thống
Vì vậy thành phần VTL chủ yếu là các tai liệu truyền thống,tàiliệu hiên đai chiếm phần rất nhỏ
Nội dung VTL của thư viện huyện phù yên được chia thành các bộ phận:
Trang 15Khoa học xã họi 1282Sách nước
Y tếGiáo dục
Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy thành phần VTL của thư viện huyện phù yên được thu thập,lưu trữ với nội dung khá phong phú và nhiều lĩnh vực của địa phương.Trong đó tài liệu tiếng việt chiếm tỷ lệ lớn nhất với đầy đủ cacf lĩnh vực như:Xã hội -chín trị,khoa học tự nhiên,y học,nông nghiệp… Nhằm trang bị cho mọi đối tương bạn đọc đến thư viện đáp ứng nhu cầu tin của mình
Là một thư viện miền núi nên tài liêu tiếng nước ngoài còn chưa được phổ biến rộng rãitoongr số chỉ có 240 bản tài liệu tiếng anh
Về tài liệu địa chí:Đây là loai tài liệu đặc trưng của thư viện,là loại tài liệu viết về địa phương,nghiên cưu về địa phương và gắn liền với truyền thống văn hóa,lịch sự hình thành và phát triển của địa phương.Tuy nhiên trong kho tài liệu của thư viên loại tài liêu này còn rất hạn chế chi có khoảng 50 bản,điều này cũng làm ảnh hưởng đến nhu cầu tìm tài liệu của bạn đọc
Trang 16Tài liệu bào tạp chí:Hiện nay tổng số báo tạp chí có trong kho là 27 đầu báo,tạp chí.Các báo hàng ngày như:báo nhân dân,tiền phong,tin tức Và nhiều loại tạp chí như:Tạp chí làm đep,hạnh phúc gia đình, món
ăn ngon…Đã góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu giả trí cho thư viện huyện phù yên
Nhìn vốn tài liệu của thư viện huyện phù yên khá phong phú về nội dung và đa dạng về loại hình.tuy nhiên, vẫn chưa thực sự thu hút được nhiều đối tương bạn đọc đến thư viện,đặc biệt là bạn đọc thanh thiếu niên đến thư viên rất ít.Điều này có thể dẫn đến nhuy cơ làm mai một đi nền văn hóa đọc trong mọi đối tương bạn đọc
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA BẠN ĐỌC TẠI THƯ
VIỆN HUYỆN PHÙ YÊN
Văn hóa đọc từ lâu đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong sự phat triện vượt bậc của các nước phát triển.Nhà báo Sơn Tùng [2] cho rằng:’’Đọc sách là biểu tượng của con người có văn hóa và văn minh Một xã hội chưa trọng thị sách là một xã hội chưa văn minh ,một con người chưa có thú đọc sách thì con người đó đã khiếm khuyết đi một mảng lớn về văn hóa.Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông đặc biệt lá sự lẫn át của các phương tiện nghe nhìn,văn hóa đọc đang đứng trước một cơ hội và thách thức.Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ qua các phương tiện truyền thông khác nhau nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc sách của bạn đọc.Vậy văn hóa đọc là gì?Thực trạng văn hóa đọc của bạn đọc tại huyện phù yên như thế nào?và làm thế nào để có được một nền văn hóa đọc rộng rãi trong cộng đồng
2.1 Khái niệm văn hóa đọc
Hiện nay có nhiều định nghiã khác nhau về văn hóa đọc.Theo ông nguyễn Hữu Viêm [2]:Văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa ,một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp Văn hóa đoch ,theo nghĩa rộng đó là nền
Trang 17văn hóa đọc của mỗi quốc giatheer hiện qua chủ trương ,đường lối chính sách của nhà nước ,của cộng đồng và ý thức của mõi thành viên trong xã hội về xây dựng và phát triển cơ sở vật chất (Thư viện ,phòng đọc,xuất bản phát hành sách ,tài liệu…)nhằm phát triển văn hóa đọc.Văn hóa đọc theo nghĩa hẹp là đọc có văn hóa ,đó là ứng xử đối với việc đọc:Thể hiện qua thói quen đọc,sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người đọc.
Trước hết muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc lành mạnh của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng xã hội và của mỗi cá nhân trong xã hội Nhưng trọng tâm và mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ.Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại
Để hiểu sâu hơn về văn hoá đọc, chúng ta sẽ đi sâu vào từng nghĩa rộng và hẹp của khái niệm.Văn hoá đọc ở nghĩa rộng là ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến với người đọc (thông qua các loại cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phòng đọc sách) Nghĩa
là người đọc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt nơi cư trú đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc giá trị họ mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ
Đó là chính sách, đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách đến tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý, hợp với túi tiền của mọi người dân
và phân phối rộng khắp trên toàn quốc, với các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại
Ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển của các hội nghề nghiệp liên quan tới đọc như: Hội tác gia, Hội nhà báo, Hội xuất bản, Hội thư viện Tất nhiên các hội này phải hoạt động với
Trang 18mục đích chính là phát triển nghề nghiệp Ứng xử đọc của cộng đồng xã hội còn phải kể tới truyền thống văn hoá của xã hội hay nói chính xác hơn
là truyền thống văn hoá tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả giáo dục kỹ năng đọc và hướng dẫn đọc) Ở đây không thể không kể tới những hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức văn hoá xã hội khác nhằm phát triển văn hoá đọc như: hoạt động của Hội phụ nữ, Hội thanh niên tổ chức thi đọc sách, thi tìm hiểu một vấn đề nào đó thông qua tìm hiểu sách báo
Ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người.Trước hết cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người.Xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, ở nhiều nước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện.Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập
và rèn luyện các kỹ năng đọc.Trong suốt quá trình học tập, mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để phát huy sở trường và hạn chế những sở đoản
Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thiên tư cá nhân), ví dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thích đọc sách nghiên cứu, có người thích đọc sách phổ biên khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu mầu sắc cho nền văn hoá đọc trong xã hội
Nếu xét văn hoá đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả ba yếu tố trên.Nếu một người có thói quen đọc, nhưng thiếu kỹ năng đọc, hiệu quả đọc không cao, thậm chí không có hiệu quả, chỉ mất thời gian vô ích Nếu nắm vững kỹ năng đọc, nhưng không tạo được thói quen đọc, cũng chẳng thu lượm được kiến thức là bao, thiếu những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của chính họ
Nhưng đôi khi người ta nói văn hoá đọc của mỗi cá nhân đồng nghĩa là kỹ năng đọc của họ Điều đó nói lên tầm quan trọng của kỹ năng đọc của mỗi cá nhân.Và chính khái niệm này cũng là một khái niệm đang phát triển và có nội dung hết sức phong phú
Kỹ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc.Các thao tác tư duy đó là:
Trang 19Biết Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí ).Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ
sở dữ liệu, trên Internet)
Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp)
Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,v v
Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp
Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc
Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dung những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ Không phải
vô cớ mà hàng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của tri thức nhân loại, không ai có thể nắm được hết các loại khái niệm, các loại vấn đề, cho nên người ta rất coi trọng loại tri thức chức năng, loại tri thức tìm các khái niệm, vấn đề ở đâu, trong loại sách nào, ở nhà khoa học nào
là quan trọng, quan trọng hơn tri thức nội dung Nắm được tri thức chức năng là một phẩm chất của kỹ năng đọc.Xác định hướng tìm tài liệu cần đọc cho bản thân là một nội dung của kỹ năng đọc.Giáo dục tri thức chức năng là cực kỳ quan trọng Ai cũng nắm được tri thức chức năng là họ có
Trang 20khả năng đi tới biết mọi tri thức nội dung khi cần thiết Chính vì vậy có người đã gọi đó là siêu tri thức.
Như vậy, ở nghĩa rộng văn hoá đọc, hay nói nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia phải bao gồm đầy đủ ba thành phần: ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi thành viên trong xã hội Ở các quốc gia phát triển có nền văn hoá đọc cao họ đều phát triển khá đồng đều và hài hoà ba thành phần này
Nếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước là lành mạnh, có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mọi người dân dễ dàng tiếp cận với sách báo (tài liệu đọc) có chất lượng cao, nhưng thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của cộng đồng xã hội, của mọi người dân, cũng không thể tạo
ra được một nền văn hoá đọc phát triển Ngược lại ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mọi thành viên trong xã hội là lành mạnh, nhưng ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước không lành mạnh, cũng không thể có một nền văn hoá đọc phát triển Thậm chí còn có nguy
cơ làm suy thoái ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các thành viên trong xã hội và cộng đồng xã hội
Mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc là phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội, nhưng yếu tố quan trọng và quyết định đi được đến đích cuối cùng đó chính là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các quan chức
và cơ quan quản lý nhà nước Yếu tố tạo ra môi truờng thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận tài liệu đọc chất lượng cao, môi trường tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả hướng dẫn
và giáo dục mọi người dân có ứng xử đọc lành mạnh), tôn vinh các bậc cha mẹ đọc cho con cái nghe, chủ động giáo dục kỹ năng đọc cho mọi người dân là yếu tố quyết định thành bại của quá trình phát triển nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia
Nhưng đôi khi người ta nói văn hóa đọc của từng cá nhân đồng nghĩa với kỹ năng đọc của họ Điều nay nói lên tầm quan trọng của kỹ năng đọc của mỗi cá nhân chính khái niệm này cũng là một khái niệm đang phát triểnvà có nội dung hết sức phong phú
2.1.1 Vai trò của văn hóa đọc
Trang 21Văn hóa đọc luân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tri thức
và phát triển xã hội,qua sự phát triển của văn hóa đọc có thể thấy được sự phát triển của một đất nước.Vì vậy,xây dựng văn hóa đọc cũng đồng nghĩa với việc xây dưng ý thức,tói quen và khả năng chọn lọc tác phẩm Qua mỗi cuốn sách, bạn đọc có thể học hỏi được những điều cần thiết cho cuộc sống đặc biệt là gái trị nội dung tư tượng cũng như tri thức mà cuốn sách đó mang lại
Rèn luyện được kỹ năng và thói quen đọc chính là phương tiện giúp con người bồi dưỡng trí nhớ,tư duy và trau dồi văn hóa đọc cho bản thân trong đó có cả việc bồi dưỡng tinh thần độc lập và tư duy
2.2 Hoạt động phục vụ văn hóa đọc của bạn đọc tại thư viện huyện phù yên
Ai cũng biết trong cuộc sống ,con người không thể thiếu sách từ ngày xưa ông cha ta muốn cho con cháu mình biết được những thành quả mà
họ đã tạo dưng được không bị mai một bởi thời gian.Chính vì thế mà họ
đã cất công nghi chép và tích lũy lại để hình thành nên một cuốn sách.Một cuốn sách chính là toàn bộ công sức,trí tuệ và kinh nghiệm sống của mỗi con người hoặc một tập thể,thông qua sách chúng ta có thể biết được nhiều điều trong cuộc sống
Nhận thức sâu sắc rằng ,vốn sách báo và bạn đọc vừa là đối tượng của thư viện,vừa là nhân tố quyết định mọi hiệu quả của hoạt động thư viện,đồng thời sách báo là một trong những phương tiện hưu hiệu để tuyên truyền đường lối,chủ trương của dảng ,chính sách pháp luạt của nhà nước,phổ biến các kiến thức về KHKT kinh tế, văn hóa xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân Trong những năm qua thư viên huyện phù yên đã nỗ lực bổ sung VTL nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.Một mặt thư viên huyện tiếp nhận nguồn sách tài trợ do thư viên tỉnh tài trợ,sách báo từ nguồn xã hội hóa các tổ chức cá nhân trông nước và quốc tế.Một mặt thư viện huyện phù yên dã dnhf nguồn kinh phí thích đáng ưu tiên cho việc bổ sung sách báo nhằn làm phong phú,đa dạng VTL phù hợp với tính chất,nhiệm vụ và đối tượng bạn đọc.Trong những năm qua thư viện đã bổ sung các tài liệu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của bạn đọc.Đây thực sự là một cố gắn rất lớn của cán bộ thư viện
Trong chiến lược bổ sung của mình,hư viện không bổ sung ồ ạt, mà
bổ sung có trọng tâm, trộng điểm,nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người sủ dụng thư viện.Ngoài VTL phong phú đa dạng,phản ánh đầy
đủ các lĩnh vực tri thức phục vụ nhiệm vụ chính trị của đảng vá phát triển
Trang 22kinh tế xã hội ở địa phương, những năm gần đây,thư viện rất quân tâm đến những tài liệu góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc ,những tài liệu nhằm bồi dưỡng phục vụ cho cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”đó là các chỉ thị,nghị quyết của đảng về phát triển văn hóa,các tài liệu nói về phong tục,tập quán tốt đẹp lâu đời của người việt nam,các tài liệu giới thiệu về nét văn hóa,về lịch sử văn hóa địa phương …nhằm phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống ,tài liệu về những tấm gương điển hình trong phong trào “xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở” cùng rất nhiều các tác phẩm văn học mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc nhằm phục vụ tốt nhu cầu của bạn đọc và thu hút được nhiều bạn đọc đến thư viện
Tuy nhiên, thư viện huyện phù yên VTL dành cho đối tượng bạn đọc
là thiếu nhi còn rất hạn chế.Với mong muốn mở rộng thêm nhóm đối tượng độc giả và nâng cao văn hóa đọc cho người dân,cùng với việc mở cửa phục vụ bạn đọc hàng ngày, thư viện huyện phù yên còn chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức các buổi trưng bài giới thiệu sách báo, tạp chí,các buổi tuyên truyền giới thiệu sách mới nhằm thu hút đông đạo bạn đọc đến thư viện
Ngoài ra,để tăng cường nguồn lực sách báo cho cơ sở ,thư viện huyện
đã triển khai chương trình “Luân chuyển sách về cơ sở” đến 100% các xã trong địa bàn huyện Phù Yên góp phần nâng cao mức hưởng thụ cho người dân ở vùng sâu vùng xa,vùng đặc biệt khó khăntheo tinh thần nghị quyết trung ương 5(khóa VIII)làm thay đổi phương thức phục vụ bạn đọc tại thư viện huyện,thu hút bạn đọc sủ dụng sách báo của thư viện ngày một nhiều hơn,góp phần nâng cao mức hưởng thụ sách báo cho người dân
ở cơ sở và mở ra một hướng đi mới cho tư viện trong điều kiện hiện nay khi mà văn hóa đọc đang dần bị thu hẹp,bởi nhiều kênh thông tin khác phong phú và hấp dẫn hơn
2.2.1 Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện huyện phù yên
Công tác người đọc hay việc tổ chức phục vụ tài liệu cho người đọc là một hoạt động của thư viện nhằ thúc đẩy, phát triển và thỏa mãn nhu cầu,hứng thú đọc tài liệu của người đọc thông qua việc tuyên truyền,hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới các hình thức khác nhau.[5]Công tác người đọc bao gồm các hình thức tổ chức và phương pháp phục vụ người đọc ở trong và ngoài thư viện.Đồng tời công tác người đọc còn là thước đo hiệu quả luân chuyển tài liệu và tác dụng của nó trong đời sống