Một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của phong tục Tang Ma dân tộc Mường tại huyện Phù Yên..... Chính vì thế, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phong t
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Giảng viên Nguyễn Thị Hạnh về sự hướng dẫn tận tình, có hiệu quả của Cô
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tập thể các Bác, các Chú là nghệ nhân, đặc biệt
là Ông Mo Đinh Văn Dầm tại bản Tọ, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài của mình
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy cô trong Ban Giám Hiệu nhà trường, phòng Quan Hệ Quốc Tế đã tạo điều kiện để em được nghiên cứu, học tập và trau rồi nhiều kiến thức bổ ích
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Văn Hóa- Du Lịch, và trong tổ Việt Nam Học đã tạo mọi điều kiện để cho em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, nhưng vì điều kiện học tập và khả năng có hạn, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm nghiên cứu khoa học nói chung và lĩnh vực văn hóa của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ nói riêng
Xin trân trọng cảm ơn /
Sơn La, tháng 05 năm 2012
TÁC GIẢ
Sa Thị Thân
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đối tượng nghiên cứu 6
7 Phạm vi nghiên cứu 6
8 Cấu trúc của đề tài 6
9 Kế hoạch thời gian 6
Chương 1 Cơ sở lý luận về văn hóa và giới thiệu sơ lược về phong tục Tang Ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La 7
1.1 Cơ sở lý luận về văn hóa 7
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về văn hóa 7
1.1.2 Quan niệm về bản sắc văn hóa 8
1.1.3 Chức năng của văn hóa 9
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa của xã Huy Hạ huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La 10
1.2.1.Vị trí địa lý 10
1.2.2 Đặc điểm kinh tế 11
1.2.3 Đặc điểm văn hóa, xã hội 12
Chương 2 Phong tục Tang Ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La 14
2.1 Những quan niệm của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ huyện Phù Yên về phong tục Tang Ma 14
2.2 Phần lễ trong nghi thức đưa Tang 15
2.3 Lễ đưa Tang 26
2.3.1 Chọn ngày lành, giờ tốt để đưa Tang 26
2.3.2 Trên đường đi ra huyệt 26
Trang 32.3.3 Nghi lễ Mo 27
2.3.4 Lễ chia của cải cho người chết 28
2.3.5 Lễ cúng trước Mộ 28
2.4 Một số nghi lễ diễn ra sau khi đã chôn cất người chết 28
2.4.1 Lễ làm mát cho cả họ hàng sau khi đi tiễn đưa người chết trở về nhà chủ……….28
2.4.2 Lễ đóng cửa mộ (giỗ 3 ngày) 29
2.4.3 Tổ chức cúng vía cho người thân của người chết 29
2.4.4 Lễ 49 ngày 29
Chương 3 Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong phong tục Tang ma 31
3.1 Những căn cứ xây dựng giải pháp 31
3.2 Một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của phong tục Tang Ma dân tộc Mường tại huyện Phù Yên 31
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 4
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng, nhưng tất cả những giá trị văn hóa đó đã tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo được hình thành và gìn giữ qua nhiều thế hệ Phong tục tập quán có vai trò rất quan trọng, là tấm gương phản chiếu nền văn hoá cổ truyền của dân tộc, giúp mỗi chúng ta có thể phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác Chính vì thế, đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng đã phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh đánh đổi sự hy sinh và xương máu để gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc
Do đó, việc gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hóa và toàn cầu hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên cấp thiết Sơn La có 12 dân tộc anh em cư trú với nhiều đặc trưng văn hoá phong phú, đa dạng Chúng ta có thể biết đến phong tục kéo vợ của dân tộc Hmông, phong tục tằng cẩu, những điệu múa xòe, múa sạp vui nhộn thu hút được nhiều người tham gia của dân tộc Thái, hay những bộ trang phục sặc sỡ sắc màu của các dân tộc nơi đây Tuy nhiên, phong tục tang ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La là đặc trưng văn hóa độc đáo nhưng nhiều người chưa thật sự biết đến Phong tục này được hình thành và gắn liền với đời sống của người dân địa phương từ lâu và hiện nay cần được bảo tồn và phát huy
Chính vì thế, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phong tục Tang ma của dân tộc
Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” nghiên cứu là một việc làm
có ý nghĩa thực tiễn và lý luận đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đề tài về văn hoá của dân tộc Mường đã có rất nhiều các học giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu như cố Giáo sư Tử Chi, học giả pháp J.Cuisinier chuyên nghiên cứu về văn hoá Mường Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu
Trang 5của Trương Sĩ Hùng, Bùi Thiện sưu tầm nghiên cứu về bộ sử thi "Đẻ đất đẻ nước" của dân tộc Mường Như vậy có thể thấy đề tài về người Mường và không gian văn hoá Mường là một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm chú ý của giới khoa học ngay từ thời Pháp thuộc và cho đến nay đề tài này vẫn nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của các học giả
Tuy nhiên đề tài “Nghiên cứu về phong tục Tang Ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” là công trình nghiên cứu đầu tiên nhằm giới thiệu về đặc trưng văn hóa của người Mường qua phong tục Tang Ma cho những người quan tâm đến lĩnh vực này Qua đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đó
tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc các tài liệu lý thuyết về văn hóa
- Khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống và loại bỏ hủ tục lạc hậu trong phong tục Tang ma của người
Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điền giã
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp mô tả
Trang 66 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong tục Tang ma của người Mường tại xã Huy Hạ ,huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
7 Phạm vi nghiên cứu
Là toàn bộ xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và giới thiệu sơ lược về phong tục Tang Ma của
dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Chương 2: Phong tục Tang Ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hóa trong phong tục Tang ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
9 Kế hoạch thời gian
Thực hiện đề tài từ tháng 7/2011 – tháng 5/2012
Trang 7Chương 1
Cơ sở lý luận về văn hóa và giới thiệu sơ lược về phong tục Tang Ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
1.1 Cơ sở lý luận về văn hóa
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về văn hóa
Có thể nói rằng văn hóa là lĩnh vực được nhiều nhà khoa học quan tâm
Có bao nhiêu nhà nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa về văn hóa Dưới đây
là một số khái niệm cơ bản về văn hóa của các học giả
Theo PGS Đặng Đức Siêu: “Văn hóa là tổng thể những hành vi và suy tư
mà những người cùng sống trong một cộng đồng cần phải chia sẻ, thực hiện, mô phỏng, học tập sáng tạo Dựa vào văn hóa, có thể phân biệt các cộng đồng khác nhau văn hóa cũng chính là ranh giới phân chia loài người với các loài sinh vật khác Về đại thể văn hóa bao gồm: niềm tin, quy tắc ứng xử, ngôn ngữ, tập tục,
lễ nghi, nghệ thuật kỹ thuật, trang phục cách sản xuất và chế biến thức ăn, các hệ thống chính trị, kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng ”
Theo UNESCO: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng, văn hóa mang lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo
lý Chính nhà văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét thành tựu của bản thân tìm tòi không biết mệt, những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”
Theo Trần Quốc Vượng: “Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có
từ thuở bình minh của xã hội loài người”
Trang 8Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể… do con người sáng tạo ra
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường
tự nhiên và xã hội của mình”
1.1.2 Quan niệm về bản sắc văn hóa
Văn hóa của bất kỳ dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển hình thành và phát triển đều tồn tại hai cơ chế: cơ chế thứ nhất có liên quan tới
sự phát triển nội sinh của chính nền văn hóa của dân tộc đó (văn hóa bản địa), đó
là sự chọn lọc, duy trì phát triển và lưu truyền những giá trị văn hóa đích thực qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử, chúng được xem là tinh hoa của nền văn hóa dân tộc Cơ chế thứ 2 liên quan tới quá trình giao lưu giữa văn hóa bản địa với văn hóa khu vực và thế giới( giao lưu văn hóa ), đó là sự hội nhập, dung hòa (có tính cưỡng bức hoặc tự nguyện) những giá trị văn hóa của dân tộc mình Đó
có thể là quá trình bổ sung, làm phong phú thêm vốn văn hóa bản địa nhưng cũng có thể là quá trình tàn lụi của một nền văn hóa này trước sự thâm nhập, thôn tính của một nền văn hóa khác Do đó muốn duy trì và phát triển nền văn hóa của mình, mỗi dân tộc bên cạnh sự hội nhập văn hóa phải có được ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp chứa đựng bản sắc của dân tộc mình, đó là những giá trị quý báu, là tinh thần văn hóa của một dân tộc được lựa chọn, bảo tồn duy trì và phát triển qua các thời kỳ lịch sử, giúp chúng ta phân định rõ cái riêng, cái độc đáo của một nền văn hóa
Thực tiễn của lịch sử nhân loại đã chúng tỏ rằng sự phát triển văn hóa của các dân tộc trên thế giới là rất đa dạng và phong phú Sự đa dạng về văn hóa là một hiện tượng phổ biến bởi mục đích tối thượng của con người là no đủ, hạnh phúc cho con người thì những quan niệm, những phương pháp đạt tới, những hình thức của mỗi dân tộc là rất khác nhau Do vậy tôn trọng sự phong phú, đa dạng của các nền văn hóa trong thời đại ngày nay là biểu hiện lý tưởng cao cả của chủ nghĩa nhân văn cho con người và vì con người Tôn trọng tính đa dạng trong sự phát triển và bảo tồn văn hóa nhân loại chính là cơ sở để mỗi dân tộc tìm về văn hóa bản sắc văn hóa của chính mình, ở đó có một hệ thống các giá trị
Trang 9tinh hoa của dân tộc được vun đắp nên bởi lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, là quá trình tiếp xúc, giao thoa văn hóa để bổ sung , hoàn thiện những giá trị mới, gạt bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời làm cho những giá trị bền vững
được tồn tại sống động với thực tiễn xã hội
1.1.3 Chức năng của văn hóa
Hiện nay, xác định chức năng của văn hóa còn có nhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên theo tác giả Đặng Đức Siêu văn hóa có 05 chức năng như sau:
- Chức năng giáo dục: Là chức năng mà văn hóa thông qua các hoạt động,
các sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn hóa mà còn cả những giá trị đang hình thành Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực
mà con người hướng tới Như vậy văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trong việc trồng người Với chức năng giáo dục, văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch
sử nhân loại Văn hóa duy trì và phát triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng đến cái Chân- Thiện- Mỹ Văn hóa là “gien” xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng người lại cho các thế hệ mai sau
- Chức năng nhận thức: Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động
văn hóa Bởi, con người không có nhận thức thì không thể có bất cứ một hành động văn hóa nào Nhưng quá trình nhận thức này của con người trong các hoạt động văn hóa lại được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa Nâng cao trình
độ nhận thức của con người chính là phát huy tiềm năng ở con người
- Chức năng thẩm mỹ: Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu
cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này Nói cách khác văn hóa là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp trong đó văn hóa nghệ thuật là biểu diễn lập trung nhất sự sáng tạo ấy.Với tư cách là khách thể của văn hóa,
Trang 10con người tiếp nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi con người
- Chức năng giải trí: Trong cuộc sống ngoài hoạt động lao động và sáng
tạo, con người còn có nhu cầu giải trí Các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca nhạc sẽ đáp ứng được các nhu cầu ấy Như vậy, sự giải trí bằng các hoạt động văn hóa bổ ích, cần thiết góp phần giúp con người lao đ ộng sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn diện
- Chức năng dự báo: Con người ngày càng nhận thức ra vai trò chủ thể
sáng tạo của mình đối với lịch sử, văn hóa là tổng thể những hoạt động về tinh thần và trí tuệ là sự phát triển dần dần nhưng quy luật của tự nhiên, của xã hội và của con người, nhằm mở rộng sự hiểu biết, sức tưởng tượng khám phá và sáng tạo của con người Chính với ý nghĩ đó văn hóa có thể đưa ra những dự báo cần thiết về tự nhiên xã hội và con người Trong sự phát triển ồ ạt trong đời sống của công nghiệp Tư bản chủ nghĩa, nhiều nhà văn hóa đã dự báo về những bi kịch có thể dáng xuống đầu con người, khi sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, sự ô nhiễm bầu khí quyển gia tăng Những dự báo đó đã được chứng thực trong cuộc sống hôm nay
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa của xã Huy Hạ huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
1.2.1.Vị trí địa lý
Xã Huy Hạ là một xã miền núi nằm ở phía Tây huyện Phù Yên, nằm trên trục quốc lộ 37 cách thị trấn Phù Yên 2 km Phía Bắc giáp với xã Huy Bắc, phía Đông giáp với xã Huy Tân, phía Tây giáp với xã Tường Phù, phía Nam giáp với
xã Huy Tường Với tổng diện tích tự nhiên 2.381,8 ha, trong đó diện tích lúa
178 ha, diện tích nông nghiệp 654 ha, dân số khoảng 5.935 người, bao gồm chủ yếu 3 dân tộc anh em cùng sinh sống ( dân tộc Mường chiếm 90%; dân tộc Thái chiếm 0,8%; Dân tộc Kinh chiếm 0,2%)
Xã có tổng số 17 bản Hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ khá thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, thông thương trao đổi hàng hoá, thông tin kỹ thuật, tiếp thi các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên
Trang 11tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài huyện
1.2.2 Đặc điểm kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã Huy Hạ phát triển theo hướng tích cực, các hoạt động dịch vụ thương mại phát triển mạnh, đời sống văn hoá vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên
Trước kia sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của xã Huy
Hạ Nền kinh tế tự cung, tự cấp với trình độ canh tác lạc hậu, sản xuất chủ yếu ở hai hình thức chính: Sản xuất nông nghiệp( lúa nước và nương rẫy) và khai thác lâm nghiệp, hái lượm, săn bắt Trong quá trình sản xuất người Thái, Mường sớm
có kinh nghiệm làm mương, phai, guồng dẫn nước để làm dẫn nước, làm ao, hồ nuôi thả cá Ngoài ra nhân dân còn trồng các loại cây như: Ngô, khoai, sắn, bông ,mía
Thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X ; Nghị quyết Đảng bộ Sơn La lần thứ XI, XII; Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, XVII, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Huy Hạ vững tin, ra sức đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân
Thời kỳ này, xã Huy Hạ đã nhận được sự quan tâm của Huyện Ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân xã đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc tiếp tục phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu nổi bật, tạo bước để Huy Hạ phát triển trong giai đoạn mới
Kinh tế tiếp tục phát triển, bình quân 5 năm (2005- 2010) đạt 14%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 6,5 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm
2005, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 39% công nghiệp và xây dựng tăng từ 18,8 lên 25%; giá trị dịch vụ- thương mại tăng từ 31% lên 36% Cơ cấu kinh tế mới hình thành rõ nét theo hướng sản xuất hàng hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nông- lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tốc độ tăng trưởng 14,5% tăng
Trang 12so với 2010 là 4.3% Tổng giá trị sản phẩm 33.532750 đồng Mở rộng diện tích cây vụ ba,gieo trồng bằng những loại rau màu các loại là 24,25 ha đạt 80,8%kế hoạch giao Tiếp tục phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng cường các biện pháp thâm canh tăng năng suất
Chăn nuôi được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng, trọng tâm là chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ, tạo chuyển biến quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn và phát huy lợi thế tự nhiên
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông và xây dựng được quan tâm đầu tư phát triển Sản xuất vật liệu xây, điện, nước phát triển khá( sản lượng điện thương phẩm tăng bình quân 17,8%/năm, nước thương phẩm tăng bình quân 18,6%/năm, vật liệu xây dựng tăng 21%/năm), các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đầu tư, nhiều cơ sở sản xuất mới được hình thành
Thương mại dịch vụ ngày càng được mở rộng, thị trường trong huyện cơ bản ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng, lưu thông thông suốt, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 18,34%/năm Các lĩnh vực viễn thông, vận tải, khách sạn, nhà hàng được đầu tư phát triển nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu
Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng có bước phát triển mới, bám sát nhiệm vụ chính trị và đạt mức tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, thu ngân sách năm 2011 là 3.429.631.490 đồng, đạt 176,11% kế hoạch Tổng chi ngân sách 2.837.687.000 đồng đạt 145,14%
1.2.3 Đặc điểm văn hóa, xã hội
Xã Huy Hạ đã duy trì và phát triển về văn hóa, xã hội, phối hợp với đội điện ảnh huyện Phù Yên tổ chức chiếu phim phục vụ nhân dân, nhân dịp đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và ngày thành lập Đảng 3/2 được 17/17 cơ sở bản Văn hóa xã hội tiến bộ vượt bậc Mạng lưới giáo dục phủ khắp các bản Chất lượng giáo dục được chú trọng, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và lên lớp hàng năm đạt từ 95% trở lên, số học sinh giỏi cấp trường và cấp huyện đều có sự chuyển biến
Trang 13Thực hiện tốt công tác vận động học sinh đến trường và duy trì sĩ số học sinh đến trường, đến lớp đạt 99,5% Tổng số học sinh cả 3 bậc học là: 1.145 học sinh, tăng cường củng cố xây dựng cơ sở vật chất luôn nâng cao chất lượng dạy
và học
Đến năm 2011 các bản trong xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở Có 1 trường trung học, 1 trường tiểu học, 1 trường mầm non, mỗi bản có một trường mầm non và nhà trẻ được xây dựng kiên cố, 3 trường về chất lượng dạy và học đạt tiên tiến cấp huyện trở lên Xã đang phấn đấu trường tiểu học được công nhận trường chuẩn Quốc gia Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp, có 87%
số dân được xem truyền hình, 98% số dân được nghe đài
Công tác bảo vệ chăm sóc cho người dân: Đến năm 2011, 100% số bản có nhân viên y tế Công tác dân số gia đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa
Công tác xây dựng Đảng được quan tâm đúng mức Thực hiện theo luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân về công tác chỉ đạo tổng kết Hội Đồng Nhân Dân xã khóa XVIII nhiệm kỳ 2004- 2011 đồng thời chỉ đạo các cơ sở tổ chức tuyên truyền công tác bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIII và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 1011- 2016
*Tiểu kết:
Các nhân tố vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, đặc điểm văn hoá xã hội có tác động rất lớn đến việc hình thành những phong tục tập quán của dân tộc Mường tại xã huy Hạ, đặc biệt là phong tục Tang Ma, trong đó đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên đặc trưng văn hoá chịu tác động sâu sắc vào mỗi bản sắc của dân tộc Mường tại xã
Trang 14Chương 2 Phong tục Tang Ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên,
“Tảm ma” (đám ma hay còn gọi là Tang lễ)
Việc tổ chức đám ma của người Mường có rất nhiều cách gọi khác nhau “Việc câyl khà lả pằyl” ( chỉ người chết cao tuổi)
- “Việc khỏo” (chỉ người chết trẻ)
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa, cách gọi, cách nói về cái chết, dù nói gì
đi nữa cái chết là sự cố kinh khủng, đáng sợ vào loại bậc nhất của con người Với người chết, chết là hết, nhưng với người thân con cháu trong gia đình và trong quan niệm dân gian người Mường chết chưa phải là đã hết Chết là sự tắt thở, tim ngừng đập của thể xác, là hình hài không còn hiện diện ở thế giới người sống, thi hài sau Tang Lễ sẽ mang đi chôn cất, nhưng phần hồn của người đó lại tiếp tục hành trình sang sống bên mường ma Ở bên đó hồn cũng phải
Trang 15Làm nương để ăn Sinh sống như khi còn sống Không chỉ có như vậy bên đó hồn người chết còn phải có trách nhiệm làm nên ăn, giàu có để bênh vực phù hợp con cháu ở bên dương thế
Giàu bên ma
Ma khả bên mol Trong cuộc sống mỗi người có một tính nết, cái chết cũng vậy nó cũng muôn nẻo, đa dạng Mỗi người chết theo một con đường khác nhau, có người chết bất đắc kỳ tử, có người chết vì đau ốm, vì sét đánh, vì chết đuối và nhiều người còn tự tìm đến cái chết Thật không kể sao cho hết mọi nguyên nhân dẫn tới cái chết, nhưng tựu chung lại dân gian Mường phân loại chết thành hai loại
cơ bản đó là chết bình thường và chết không bình thường
Chết bình thường là những người cao tuổi, dù con đường dẫn tới cái chết như đau ốm, bệnh tật… nhưng tắt thở ngay tại nhà mình, được coi là cái chết bình thường và đúng quy luật “câyl khá lả păyl” Những người chết đuối, chết bị sét đánh, chết vì đâm chém, tắt thở ngoài đường, ngoài chợ, hốc cây… nhìn chung là tắt thở ở bên ngoài nhà sàn là chết không bình thường, những người chết trẻ cũng được coi là chết không bình thường cho dù họ có tắt thở ngay trong ngôi nhà của mình
Từ quan niệm cho rằng, chết chưa phải là hết và không để cho người chết
“chết suông, đi không” người Mường tổ chức tang lễ để báo hiếu với cha mẹ, trả
ân với người chết và chuẩn bị hành trang, đồ lễ cho người chết sang thế giới Mường Ma Về mặt nhân sinh đó là bài thuốc tinh thần để giải tỏa lo lắng, trấn
an người sống, động viên họ chấp nhận tai ương, vững lòng tin vào ngày mai để
an tâm lao động, sản xuất
2.2 Phần lễ trong nghi thức đưa Tang
Tang lễ cổ truyền của người Mường chủ yếu được diễn ra trong 3 bước sau:
Chuẩn bị trước
tang lễ Chính thức vào tang lễ Tú tem( hết tang)
Trang 16Chuẩn bị cho Tang lễ
Chuẩn bị quan tài, lễ vật, quần áo mai táng, các thủ tục, nghi lễ cần thiết
… sau đó mới bước vào tổ chức Tang lễ Việc chuẩn bị cho Tang lễ tùy theo trường hợp chết và từng điều kiện cụ thể, có thể được tiến hành từ khi trong nhà
có ngời cao tuổi, người ốm nặng, khó qua khỏi hoặc gấp rút chuẩn bị ngay sau khi có người chết
Các công việc, nghi lễ chuẩn bị cho Tang lễ gồm:
1 Chuẩn bị quan tài
Việc chuẩn bị quan tài với người Mường được coi là việc bình thường khi trong nhà có người cao tuổi
2 Chuẩn bị chăn, gối, quần, áo
Nhiều trường hợp khi xảy ra chết, người mới hối hả, gấp rút cắt vài, may quần áo, chăn, gối, khâm liệm
3 Làm vía cho người sắp chết Công việc này làm trước khi người đó
chết
4 Sửa sang quan tài
Công việc này túy theo từng trường hợp nhiều người con cháu đã chuẩn bị quan tài sẵn sáng, làm đẹp từ khi còn sống, xong có nhiều trường hợp đột
tử người ta mới chặt cây, đục đẽo quan tài
5
Lúc sắp chết cho người đi gọi con,
em, cụ Mộng (cụ ngoại) đẻ ra người
sắp chết
6 Vuốt mắt nắm chân, tay thi hài cho
thẳng
7 Đánh chiêng báo cho bản trời đất
biết có người mới qua đời
Trang 178 Nấu nước thơm chuẩn bị tắm gội
cho thi hài
9 Giá đất, keo dính miết kẽ hở quan
tài
10 Tắm gội cho thi hài, đặt quan tài lên
đúng vị trí làm tang lễ
11 Cho người đi đến nhà thầy Mo nhờ
thầy đến làm lễ Hai việc này thường phân công tiến
hành cùng lúc
12 Cho người đi nhờ thầy kén và
phường trống
13 Mặc quần áo khâm liệm cho thi hài
14 Cho thi hài nhập quan tài
15 Lập bàn thờ hồn người chết phía
trên đầu quan tài
16 Nghi lễ Mo nhập quan tài thức gọi
hồn ra
17
Họ hàng họp bàn chuẩn bị cho tang
lễ phân công người báo tang cho
anh em, họ hàng gần xa
18 Con cháu chuẩn bị hậu cần đảm bảo
vật chất đầy đủ
Chính thức vào Tang lễ
Sau khi các bước chuẩn bị đã xong, Tang chủ và các con cháu đã chuẩn bị
đủ vật chất đảm bảo cho tiến hành Tang lễ theo thời gian đã dự định Số lượng công việc và các nghi lễ trong đám Ma rất nhiều có những công việc phục vụ cho lễ Tang xong cũng có những công việc chuẩn bị cho các nghi lễ.Các công việc gồm: