Trong thời kỳ đất nước ta đang trên đà phát triển hội nhập Quốc tế, khoa học kỹ thuật có những bước chuyển biến rõ rệt, đời sống con người ngày càng đầy đủ hơn và hoàn thiện hơn…Để có thể đạt được những thành công đó thì con người đã đang và sẽ không ngừng học tập, lao động để đáp ứng nhu cầu vật chất của bản thân và cũng là cống hiến cho mục tiêu chung của xã hội.Vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương có tầm qua trọng và ý nghĩa rất cao đối với người lao động bởi tiền lương thu nhập chủ yếu của người lao động để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển.Ủy ban nhân dân xã Liên Hợp là một đơn vị hoạt động nhờ vào nguồn Ngân sách Nhà nước. Việc thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên cũng là ngân sách Nhà nước.Mặc dù Nhà nước ta vẫn luôn có những chính sách thay đổi và nâng cao mức lương tối thiểu cho công nhân viên, nhưng chế độ trả lương vẫn còn thấp vì nước ta là một nước nông nghiệp đang trên đường phát triển nên Ngân sách còn hạn chế.Vì vậy việc hạch toán công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đòi hỏi người kế toán cần phải thận trọng, tính đúng tính đủ và không được sai sót theo quy định của Nhà nước, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của cán bộ cũng như ảnh hưởng đến nguồn tài chính Quốc gia.
Trang 1………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 3HCSN Hành chính sự nghiệp
Trang 4Sơ đồ Nội dung Trang
1.2 Sơ đồ hạch toán các khoản phải trích theo lương 9
2.2 Bộ máy kế toán tập trung áp dụng tại xã Liên Hợp 182.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức máy vi tính 20
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ đất nước ta đang trên đà phát triển hội nhập Quốc tế, khoa học kỹ thuật có những bước chuyển biến rõ rệt, đời sống con người ngày càng đầy đủ hơn
và hoàn thiện hơn…
Để có thể đạt được những thành công đó thì con người đã đang và sẽ không ngừng học tập, lao động để đáp ứng nhu cầu vật chất của bản thân và cũng là cống hiến cho mục tiêu chung của xã hội
Vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương có tầm qua trọng và ý nghĩa rất cao đối với người lao động bởi tiền lương thu nhập chủ yếu của người lao động để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển
Ủy ban nhân dân xã Liên Hợp là một đơn vị hoạt động nhờ vào nguồn Ngân sách Nhà nước Việc thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên cũng là ngân sách Nhà nước
Mặc dù Nhà nước ta vẫn luôn có những chính sách thay đổi và nâng cao mức lương tối thiểu cho công nhân viên, nhưng chế độ trả lương vẫn còn thấp vì nước ta
là một nước nông nghiệp đang trên đường phát triển nên Ngân sách còn hạn chế
Vì vậy việc hạch toán công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đòi hỏi người kế toán cần phải thận trọng, tính đúng tính đủ và không được sai sót theo quy định của Nhà nước, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của cán
bộ cũng như ảnh hưởng đến nguồn tài chính Quốc gia
Xuất phát từ những nhận thức trên của bản thân tôi đã lựa chọn chủ đề "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Ủy ban nhân dân xã Liên Hợp" làm báo cáo thực tập Ngoài lời mở đầu và kết luận thì báo cáo của tôi gồm 3
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI ĐƠN VỊ HCSN
1.1. Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp
Các đơn vị hành chính sự nghệp được Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó Đặc điểm cơ bản của đơn vị HCSN là được trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nhuồn kinh phí từ ngân quỹ Nhà nước hoạc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp
Xét trên góc độ tài chính có thể chia các đơn vị HCSN trong cùng một ngành theo hệ thống đọc thành các đơn vị dự toán sau:
- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm do các cấp chính quyền giao, phân bổ ngân sách cho các đơn vị cấp dưới, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của cấp mình và cấp dưới trực thuộc Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có trách nhiệm quản lý kinh phí của toàn ngành và trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh phí với cơ quan tài chính Thuộc các đơn vị dự toán cấp I là các Bộ ở Trung ương, các Sở tỉnh, Thành phố hoặc các phòng ở cấp huyện, quận
- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị nhận dự toán của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III; tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của cấp mình và của các đơn vị cấp dưới trực thuộc Đơn vị dự toán cấp II là các đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I và trung gian thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí, nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với các đơn vị dự toán cấp III
- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn, ngân sách của đơn vị dự toán cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và các đơn vị dự toán cấp dưới nếu có Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp chi tiêu kinh phí để đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dưới sự hưỡng dẫn của đơn vị dự toán cấp trên
1.2. Những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.1 Khái niệm và những lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương
* Khái niệm:
"Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí sức lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí của họ trong quá trình lao động."
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức, ngoài ra họ còn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ tài chính hiện hành
* Những lý luận chung:
- Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương
Trang 7lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình lao động.
Tiền lương là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động dến kết quả công việc của họ Nói cách khác thì tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động
Ngoài tiền lương công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT trong các trường hợp ốm đau, thai sản, khám chữa bệnh
Tiền lương, BHXH, BHYT là thu nhập chủ yếu của người lao động; đồng thời tiền lương, BHXH, BHYT là yếu tố chi phí quan trọng Không ngừng nâng cao tiền lương thực tế của người lao động, cải thiện và nâng cao mức sống của người lao động là vấn đề đang được Nhà nước cũng như các chủ doanh nghiệp quan tâm, bởi
vì đó chính là động lực quan trọng để nâng cao năng suất cũng như trách nhiệm của người lao động
- Nhiệm vụ của kế toán tiền lương là:
+ Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng lao động và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động
+ Tính toán và phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên
+ Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý chi tiêu quỹ lương Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên quan, ngăn ngừa các hành vi vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương
+ Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ đúng phương pháp
- Các hình thức tiền lương: Có 3 hình thức tiền lương đó là: tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán
Vì là một đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước và không sản xuất kinh doanh nên UBND xã Liên Hợp sử dụng hình thức tiền lương theo thời gian theo chế độ quy định của Nhà nước
Tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc của công nhân viên và được trả cố định hàng tháng:
Theo hình thức này thì tiền lương phải trả được tính:
Lương phải trả = (lương tối thiểu theo QĐ của NN x hệ số lương) – BHXH
Ngoài tiền lương cán bộ công nhân viên còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp: phụ cấp công vụ, lâu năm, khu vực, thu hút, phân loại, kiêm nghiệm…các khoản này hưởng theo quy định của nhà nước
- Qũy tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
Quỹ tiền lương là toàn bộ tiền lương mà Ngân sách Nhà nước trả cho tất cả cán bộ thuộc quyền quản lý ở đây là quyền quản lý của UBND xã Liên Hợp
Bên cạnh quỹ lương cán bộ xã còn được hưởng các quỹ khác như BHXH,
Trang 8BHYT, KPCĐ.
Quỹ BHXH: Hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khỏa phụ cấp (chức vụ, khu vực) của cán bộ thực tế đã phát sinh trong tháng Theo quy định tỷ lệ trích BHXH thì cán bộ UBND xã đóng góp 8% trừ vào tiền lương Quỹ BHXH được chi tiêu trong trường hợp người lao động
ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất quỹ này do cơ quan BHXH quản lý
Quỹ BHYT: Người lao động mua BHYT 1 lần/năm được sử dụng để thanh toán cả tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí…cho người lao động trong thời gian ốm đau sinh đẻ…
Kinh phí công đoàn: Hình thành do việc ngân sách Nhà nước cấp và trích từ lương của cán bộ công nhân viên một phần là để nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên một phần để lại đơn vị để chi tiêu cho sinh hoạt công đoàn
1.2.2 Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
* Thanh toán tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên
- Trước tiên thì kế toán xã lập bảng thanh toán tiền lương trong tháng trình chủ tịch UBND ký duyệt sau đó viết lệnh chi ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt để kế toán mang ra kho bạc nộp và rút tiền về nhập quỹ tiền mặt kế toán viết phiếu thu:
Kết cấu:
* Bên nợ:
+ các khoản đã trả cho công chức, viên chức và đối tương khác
Trang 9+ Các khoản đã khấu trừ vào lương
TK 3341: Phải trả viên chức nhà nước
TK 3348: Phải trả các đối tượng khác
TK 332 “Các khoản phải nộp theo lương”: phản ánh tình hình nộp và thanh toán BHXH, BHYT của đơn vị
Kết cấu:
* Bên nợ:
+ Số BHXH, BHYT đã nộp cho cơ quan quản lý
+ Số BHXH đã thanh toán cho người đực hưởng
* Bên có:
+ Trích BHXH, BHYT tính vào chi phí của đơn vị
+ Số BHXH được cấp để chi trả cho công chức viên chức
+ Số BHXH, BHYT mà công chức viên chức phải nộp được trừ vào lương.+ Số tiền phạt do nộp chậm BHXH
Dư có:
+ BHXH, BHYT còn phải nộp cho cơ quan quản lý
+ Số BHXH được cấp nhưng chi chưa hết
Dư nợ: phản ánh số BHXH đã chi chưa được cơ quan BHXH cấp bù
* Phương pháp hạch toán tiền lương:
- Nghiệp vụ 1: Tính tiền lương sinh hoạt phải trả cho cán bộ viên chức trong kỳ
Trang 10Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
- Nghiệp vụ 2: Thanh toán tiền lương, tiền sinh hoạt phí cho các bộ viên chức
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Nghiệp vụ 3: các khoản tạm ứng bồi thường được khấu trừ vào lương
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 312 – Tạm ứng
Có TK 3118 – Các khoản phải thu
- Nghiệp vụ 4: Khi có quyết định trích quỹ cơ quan để thưởng cho viên chức
và các đối tượng khác
+ Phản ánh số trích để thưởng
Nợ TK 431 – Quỹ cơ quan
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức + Khoản chi thưởng cho viên chức và các đối tượng khác
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 3321, 3322 – Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 5: Số BHXH phải trả cho viên chức tại đơn vị theo chế độ quy định
Nợ TK 3321 – Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
- Nghiệp vụ 6: Đối với đơn vị trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách
+ Khi chi trả
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 111 – Tiền mặt+ Cuối kỳ, chi trả xong kết chuyển số chi thực tế vào chi hoạt động
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Trang 11Rút hạn mức kinh phí chi
Rút hạn mức kinh phí nộp các quỹ phảu nộp
theo lương
TK 111
Trang 12Xuất quỹ nộp BHXH,
BHYTQuyết toán kinh phí đã sử dụng
Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp tiền lương
* Quy trình hạch toán các khoản trích theo lương
- Nghiệp vụ 1: Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào các khoản chi
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Nợ TK 662 – Chi dự án
Có TK 3321, 3322, 3323 – Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 2: Tính số BHXH, BHYT của công chức, viên chức phải nộp trừ vào tiền lương tháng
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 3321, 3322 – Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 3: Khi đơn vị chuyển nộp BHXH, KPCĐ hoặc mua thẻ BHYT
Nợ TK 3321, 3322, 3323 – Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động
- Nghiệp vụ 4: Khi nhận được số tiền cơ quan BHXH cấp cho đơn vị để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 3321 – Bảo hiểm xã hội
- Nghiệp vụ 5: Khi nhận được số tiền phạt nộp chậm số tiền BHXH phải nộp,
kế toán ghi:
Nợ TK 3318 – Các khoản phải thu
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 3321 – BHXH
Trang 13- Nghiệp vụ 6: BHXH phải trả cho công chức, viên chức theo chế độ quy định.
Nợ TK 3321 – BHXH
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
- Nghiệp vụ 7: Khi trả BHXH cho viên chức tại đơn vị
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
- Nghiệp vụ 8: Trường hợp tiếp nhận KPCĐ do cơ quan cấp trên cấp
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Trang 14BHXH, KPCĐ
cấp, BHXH bằng tiềnHoặc được
thanh toán BHYT
BHXH phải trả theo chế độ quy định đã chi trả
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán các khoản phải trích theo lương
1.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến kế toán tiền lương
* Quyết định về lương và các khoản trích theo lương
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội (bắt buộc), hàng tháng phải trích nộp 2 khoản bảo hiểm cụ thể như sau:
- BHXH người lao động đóng 8%,người sử dụng lao động đóng 17% (tổng cộng 25% lương chính)
- BHYT người lao động đóng 1.5%,người sử dụng lao động đóng 3 %(tổng cộng 4.5% lương chính)
- BH Thất nghiệp: 2%( DN chịu 1%, người lao động chịu 1%)
- Kinh phí công đoàn: 2% (tính vào chi phí và do DN chịu hết)
Như vậy hàng tháng người lao động và người sử dụng lao động phải trích nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội 33.5% mức lương chính theo quy định của luật bảo hiểm xã hội và luật lao động
- Quỹ công đoàn thì người hưởng lương hành chính sự nghiệp và khối doanh nghiệp nhà nước không phải trích nộp hàng tháng, khối doanh nghiệp tư nhân thì người lao động trích nộp tỷ lệ % tiền quỹ công đoàn tùy theo quy định của đơn vị sử dụng lao động có sự thỏa thuận và đồng ý của ban chấp hành công đoàn của đơn vị đó
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung nghiên cứu của lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị HCSN
Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài:
Trang 15Chính sách quản lý về lương và các khoản trích theo lương cùng với những quy định quản lý về lương của Nhà nước có tác động lớn nhất đối với kế toán tiền lương của các đơn vị HCSN Vì vậy mỗi khi có chính sách thay đổi về mức lương, mức đóng góp… thì cũng ảnh hưởng lớn đến kế toán tiền lương của các đơn vị HCSN.
Ảnh hưởng của nhân tố bên trong :
Các chính sách, quy định liên tục thay đổi nên việc áp dụng làm sao cho đúng
và dựa theo tình hình hoạt động cụ thể của đơn vị cũng ảnh hưởng đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị HCSN
1.5 Các văn bản có liên quan
- Nghị định 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định tại điều 1, điều 2 và điều 3 của nghị định này Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2013
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội có tính chất đặc thù ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực lượng vũ trang
Điều 2 Đối tượng áp dụng
Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:
1 Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
2 Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
3 Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010;
4 Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
5 Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
6 Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản
lý hội;
Trang 167 Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
8 Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
9 Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
10 Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố
Điều 3 Mức lương cơ sở
1 Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở
2 Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng
3 Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước
- Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 2/12/2010 của Chính phủ quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điệu kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Được quy định tại điều 1, 2, 3, 4, 5 của nghị định này, nghị định có hiệu lực từ ngày
01 tháng 03 năm 2011
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
1 Nghị định này quy định về phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, một
số trợ cấp và thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
2 Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
b) Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Điều 2 Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
Trang 171 Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;
2 Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
3 Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành
Điều 3 Nguyên tắc áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thuộc đối tượng áp dụng của chính sách quy định tại Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng của chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó
Điều 4 Phụ cấp thu hút
1 Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có
2 Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:
a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Điều 5 Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:
1 Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
Trang 182 Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
3 Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên
Trang 19Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LIÊN HỢP 2.1 Giới thiệu chung về UBND xã Liên Hợp
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Xã Liên Hợp được thành lập theo quyết định số 143 của Bộ trưởng Bộ nội vụ ngày 17/4/1965, dựa theo quyết định đó một phần lãnh thổ và cư dân của xã Đắc Lộc đã được tách thành 2 xã là xã Châu Lộc và xã Liên Hợp Khi mới thành lập xã có một chi bộ với 19 đảng viên Toàn xã có 6 bản với 120 hộ, 446 nhân khẩu Đến nay với hơn nửa thế kỷ trưởng thành và phát triển, Đảng bộ và nhân dân xã Liên Hợp đã và đang đoàn kết phấn đấu đưa xã Liên hợp ngày càng phát triển và đi lên vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án, đặc biệt là chương trình xây dựng Nông thôn mới đã được vận dụng và áp dụng có hiệu quả
Liên Hợp có 464 hộ với 2.088 nhân khẩu là người Thái sinh sống tại 6 xóm, bản Đảng bộ xã có 9 chi bộ trực thuộc với 139 đảng viên Tuy là xã đặc biệt khó khăn, song năm 2014 tổng giá trị sản xuất tăng hơn 5 lần so với 10 năm trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm bình quân của Liên Hợp là 9% Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là hơn 10 triệu đồng
Từ năm 2000-2015, với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân liên hợp đã đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng cơ sở
hạ tầng với 5/6 xóm có nhà họi quán, 02 tuyến đường nội xóm đã được làm
bê tong, xây dựng 3 trạm điện hạ thế Toàn xã có 3/6 xóm văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 60%, số hộ được dùng điện lưới quốc gia đạt 80%, số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là hơn 65% Công tác QP-AN, TTATXH được củng cố, tăng cường, chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân từng bức được cải thiện và nâng cao Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 31,01%, đến nay xã Liên Hợp đã đạt 3/19 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Những thành tựu mà Đảng bộ - chính quyền và nhân dân xã Liên Hợp đạt được trong 50 năm qua là sự kết tinh của trí tuệ, sức sáng tạo, tinh thần đoàn kết của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã Những thành quả đạt được cũng như truyền thống lịch sử, văn hóa quý báu và những bài học kinh nghiệm đã được đúc rút sẽ là nền tảng vững chắc, tạo đà cho Liên Hợp vững bước trên chặn đường phát triển mới, với quyết tâm phấn đấu trở thành mọt trong những xã vùng cao có bước phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa, xã hội – QPAN Góp phần cùng nhân dân các dân tộc trên địa bàn xây dựng thành công Quỳ Hợp trở thành huyện điểm văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 3.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số tồn tại và khuyết điểm cần được nghiêp túc khắc phục như:
Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, việc
Trang 20chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhất là trong nông nghiệp còn chậm, việc thu hút đầu tư vào cụm thương mại dịch vụ còn yếu
Công tác quản lý xã, quản lý tài nguyên môi trường tuy có nhiều cố gắng song vẫn còn xảy ra vi phạm, nhất là vi phạm trong xây dựng, việc xử lý ô nhiễm môi trường
Hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa còn hạn chế Chất lượng hoạt động truyền thanh, tuyên truyền chậm được đổi mới Tệ nạn
xã hội vẫn đang tồn tại
Giải quyết đơn thư, ý kiến cử tri có việc còn chậm, hoặc chưa dứt điểm
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý
2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý xã Liên Hợp
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý xã Liên hợp
sự
công
an
Tài chính – Kế toánVăn
phòng thống kê
Tư pháp
hộ tịchĐịa
chínhVăn hóa
xã hội
Xóm, nhân dân
Trang 212.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh
- Chủ tịch HĐND: Triệu tập, chủ tọa các kỳ họp của HĐND, phối hợp với UBND trong việc chuẩn bị kỳ họp HĐND, chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của HĐND
- Phó chủ tịch HĐND: Căn cứ nhiệm vụ của chủ tịch HĐND tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch HĐND phân công cụ thể và thay mặt chủ tịch HĐND giải quyết công việc khi chủ tịch HĐND vắng mặt
Chủ tịch và phó chủ tịch HĐND là cán bộ chuyên trách của HĐND xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp xã, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
- Chủ tịch UBND: Lãnh đạo phân công công tác của UBND, các thành viên UBND, công tác chuyên môn thuộc UBND xã trực tiếp chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật
- Phó chủ tịch UBND: Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (Khối kinh tế - tài chính, khối văn hóa – xã hội…) của UBND do chủ tịch UBND phân công và những công việc do chủ tịch UBND ủy nhiệm khi vắng mặt
- Quân sự - công an
+ Quân sự: Là bộ phận chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự an ninh, xây dựng lực lượng dân quân, dự bị động viên đảm bảo an ninh trong toàn địa bàn
+ Công an: Là bộ phận quản lý tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phối hợp với các cơ quan đoàn thể tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến an ninh trật
tự cho nhân dân Đồng thời tham mưu đề xuất với các cấp ủy Đảng, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Văn hóa – xã hội: Giúp UBND xã trong việc thông tin tuyên truyền giáo dục
về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế chính trị ở địa phương và đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại của địch, báo cáo thông tin về dư luận quần chúng và tình hình văn hóa ở địa phương lên chủ tịch UBND xã.Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn; nắm số lượng và tình hình các đối tượng chính sách thương binh xã hội Giúp UBND xã thực hiện sơ kết, tổng kết báo cáo công tác văn hóa, văn nghệ thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động thương binh xã hội ở xã
- Địa chính: Lập sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của xã Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theo thời gian và mẫu quy định, bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới hành chính, bản
Trang 22đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch – kế hoạch
sử dụng đạt đai tại trụ sở UBND xã, các mốc địa giới…
- Tư pháp – hộ tịch: Giúp UBND xã soạn thảo ban hành các văn bản quản lý theo quy định của pháp luật, pháp lệnh theo kế hoạch UBND cấp phường và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên, giúp UBND xã phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân xã Thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật
- Văn phòng thống kê: Giúp UBND xã xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và theo dõi việc thực hiện trương trình, lịch làm việc đó, tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội, tham mưu giúp UBND trong chỉ đạo thực hiện Nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ chế “một cửa”
- Kế toán – tài chính: Xây dựng dự toán thu chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, giúp UBND trong việc tổ chức thực hiện dự roán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của xã; thực hiện quản lý các dự án đầu tư XDCB, tài sản công tại phường, tham mưu cho UBND trong khai thác nguồn thu, thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng quy định của pháp luật; thực hiện chuẩn chi, thực hiện theo quy định về quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch đối với kho bạc Nhà nước về xuất nhập quỹ, báo cáo tài chính, ngân sách đúng quy định
- Giao thông – xây dựng: Tham mưu cho UBND quản lý công tác xây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương, các công trình thủy lợi, giao thông cầu cống…
2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán UBND xã Liên Hợp
Nhằm đảm bảo cho quá trình kế toán được gon nhẹ mà vẫn đúng với quy định của bộ tài chính ban hành, xã Liên Hợp áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Xã chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung vì hình thức này phù hợp với đơn vị kế toán tại xã có ít các nghiệp vụ phát sinh, số lượng các chứng từ ít nên cần ít nhân viên kế toán, tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo chặt chẽ chính xác cung cấp thông tinh kịp thời cho chuyên môn công tác kế toán đảm bảo đúng luật ngân sách Nhà nước và đáp ứng yêu cầu thực trạng của xã
* Sơ đồ bộ máy kế toán