1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi hải hậu

43 80 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA KẾ TOÁN ----???----BÁO CÁO THỰC TẬP LẦN I Đề tài:” Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hải Hậu”

Trang 2

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA KẾ TOÁN 🙣🙣🙣

BÁO CÁO THỰC TẬP LẦN I

Đề tài:” Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty

TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hải Hậu”

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Đặng Thế Hưng

Sinh viên thực tập : Nguyễn Thị Hồng Anh

Lớp : CQ53/21.13

Hà Nội - 2019

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HẢI HẬU

1.1 Thông tin chung về công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hải Hậu

- Tên Công ty: “ Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủylợi Hải Hậu”

Trang 3

- Tên giao dịch quốc tế: “ Hai Hau exploiting irrigation one memner limited company”.

- Tên viết tắt: HaiHau Co.LTD

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên

- Vốn điều lệ: 240.514.000.000 ( Hai trăm bốn mươi tỷ năm trăm mười bốn triệu đồng)

- Địa chỉ: Số 207, Tổ dân phố số 4, Khu 4 TT Yên Định, Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định

- Tài khoản nội tệ: 42110100013

- Mã số thuế: 0600001252

- Quyết định thành lập: Số 828 ngày 24/4/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định

- Ban lãnh đạo công ty:

1 Giám đốc công ty: Mai Văn Quyết

2 Phó Giám đốc công ty: Nguyễn Văn Hoan

3 Phó Giám đốc công ty: Lê Văn Cẩn

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Hải Hậu.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi huyện Hải

Hậu là một công ty liên huyện được chuyển đổi từ Công ty khai thác công trìnhthuỷ lợi Hải Hậu theo đề án của UBND tỉnh Với chức năng, nhiệm vụ là quản

lí nước, quản lí công trình, quản lí kinh doanh theo pháp lệnh khai thác và bảo

vệ công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản cũng như dân sinh, kinh tế cho huyện Hải Hậu

và 6 xã miền 4 của huyện Trực Ninh Công ty đang quản lý 52 cống đầu mối với tổng khẩu độ 187,8m, 48 kênh cấp 1 với chiều dài 218,5km, 650 kênh cấp

2 dài 937,75 km, 69 trạm bơm với 81 máy, 266 đập điều tiết với tổng khẩu độ 679,2m đồng thời đảm bảo cho công tác phòng chống lụt bão và thiên tai

Hiện tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty là 216 người Trong đó, trình

độ đại học 49 người; cao đẳng, trung học 66; công nhân 101 (bậc 6 là 31

người), được chia theo cơ cấu tổ chức là: Chủ tịch, giám đốc, 2 phó giám đốc, Ban kiểm soát, 4 phòng chức năng, 7 cụm thủy nông và 1 đội xây lắp công trình

Trang 4

Với diện tích tự nhiên trên 27.200ha, trong đó diện tích lúa là 13.900ha, màu là

172ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 1.834,3ha và diện tích muối là 321ha

Công ty quản lý 53 công trình đầu mối với 42 công trình phục vụ sản xuất nôngnghiệp, 11 công trình phục vụ sản xuất muối, 51 tuyến kênh cấp 1, 104 kênh

liên xã, 583 kênh cấp 2, 129 đập điều tiết, trên 300 cống cấp 2 và 5.000 cống

cấp 3, đồng thời đảm bảo cho công tác phòng chống lụt bão và nhiệm vụ phòngchống thiên tai

Trong những năm qua công ty TNHH Một thành viên KT CTTL Hải Hậu luôn được

xếp là đảng bộ trong sạch, vững mạnh loại 1, các tổ chức đoàn thể như Công

đoàn, Chi đoàn thanh niên, hội phụ nữ luôn đi đầu trong các hoạt động công táccủa khối doanh nghiệp

Trong những năm qua, tập thể công ty không ngừng phấn đấu, phát triển, hoàn thiện

bản thân Công ty được xếp loại doanh nghiệp hạng A của tỉnh, các đoàn thể

được ngành dọc cấp trên xếp loại tiên tiến xuấn sắc Năm 2005, Công ty được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, năm 2011 Công ty được Bộ Nông

Ngiệp và Phát Triển Nông Thôn tặng bằng khen, UBND tỉnh Nam Định tặng

bằng khen, danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được tặng cúp Thiên Trường

nhân dịp ngày doanh nhân 13/10 và nhiều giấy khen của UBND huyện về mọi mặt, năm 2013 vinh hạnh được Chủ tịch nước trao trặng “ Huân chương Độc

lập hạng Ba” Năm 2014, Công ty được nhân “Cờ thi đua” của UBND tỉnh

Nam Định Doanh thu hàng năm đạt từ 60-70 tỷ đồng, nộp ngân sách từ 1.5-2

tỷ đồng, lương công nhân bình quân từ 4-5 triệu đồng/ tháng

1.3 Quy mô hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Số lượng cán bộ nhân viên trong công ty từ năm 2016 đến năm 2018:

+ Cao đẳng- trung

cấp

Trang 5

+Công nhân Người 97 98 101

1.4 Kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2017(bản đính kèm)

1.5 Bảng cân đối kế toán năm 2017(bản đính kèm)

1.6 Đặc điểm khinh doanh và quy trình sản xuất của công ty

❖ Ngành nghề sản xuất kinh doanh

- Hoạt động công ích:

• Vận hành hệ thống, công trình thủy lợi, tưới tiêu phục vụ sản xuất nôngnghiệp

• Cung cấp nguồn nước phục vụ dân sinh và các ngành nghề kinh tế

• Tưới tiêu cho huyện Hải Hậu

- Hoạt động kinh doanh

• Khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát, tu bổ, sửa chữa lớn các công trình, xây dựng công trình thủy lợi trong phạm vi công ty quản lý Lắp đặt thiết bị, máy bơm, điện hạ thế các trạm bơm

• Dịch vụ vật tư thiết bị chuyên ngành

• Nạo vét, đào, đắp đất, đá, sửa chữa lắp đặt thiết bị cho các trạm bơm thuộc công trình thủy lợi

• Nhận thầu thi công, xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi

• Xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng

1.7 Tổ chức quản lý bộ máy công ty:

Chủ tịch công ty

Trang 6

* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Chủ tịch công ty: Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty

thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật Phó giám đốc phụ trách

kinh tế Phó giám đóc phụ trách kỹthuật

Phòng tổ chức

hành chính hoạch tài vụPhòng kế Phòng kỹ thuật

Phòng quản lýnước

Đội xây

lắp công

Trang 7

và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và pháp luật có liên quan.

- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước cấp trên cơ quan chủ quản của mình về mọi hoạt động SXKD của công ty Là người chịu tráchnhiệm trong việc điều hành hoạt động SXKD của công ty theo các nội quy, quy chế, Nghị quyết được ban hành trong công ty và các chế độ chính sách của Nhà nước

- Phó giám đốc phụ trách SXKD: Là người giúp giám đốc trong việc điều hành SXKD của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật những công việc được phân công

- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Là người trực tiếp chỉ đạo khâu kỹ thuật vật tư đảm bảo SXKD trong công ty có hiệu quả trong từng thời kỳ phù hợp với công việc chung

- Phòng quản lý nước: Chịu trách nhiệm kiểm tra, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản cùng với các sản phẩm công nghiệp thực hiện chế độ nghiệm thu khối lượng hạng mục công trình Đồng thời chịu trách nhiệm cung cấp nước cho nông nghiệp, các trạm thủy nông

- Phòng Tài vụ: Thực hiện chức năng về quản lý tài chính, hạch toán kế toán, điều hành và phân phối vốn, tổ chức ghi chép, phản ánh, tình hình luân chuyển chứng từ và sử dụng tài khoản, tiền vốn Cung cấp tài liệu cho giám đốc để điều hành SXKD, phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Công ty

- Phòng Kỹ thuật: Quản lý, điều phối mọi nguồn vật tư, phụ tùng, máy móc, thiết bị, máy thi công trong công ty phục vụ cho sản xuất đảm bảo đúng chất

lượng, kịp tiến độ Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra chất lượng, vật tư đưa vào các công trình nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm, công trình

- Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm chính là tham mưu cho giám đốc

về thực hiện chế độ quản lý tài sản chung của toàn Công ty Thực hiện pháp lệnh của Nhà nước, của ngành, của Công ty về quản lý, sử dụng con dấu của Công ty, cấp phát giấy giới thiệu Tổ chức mua sắm, phương pháp quản lý trang thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm, báo chí, quản lý và điều hành việc phục vụ công tác tiếp khách và hội nghị

Trang 8

- Phòng quản lý dự án: Chịu trách nhiệm về các dự án mà Công ty nhận thầu, thiết kế các bản quy hoạch, lưu giữ hồ sơ các dự án.

2.Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hải Hậu

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là hoạt động trên địa bàn hẹp, số lượng kế toán không nhiều nên Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hải Hậu đã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung tại phòng kế hoạch tài vụ nhằm đảm bảo việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự thống nhất giữa kế toán trưởng với Ban lãnh đạo công ty

Phòng kế toán của công ty có 6 nhân viên bao gồm: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp kiêm kế toán thuế, kế toán tài sản cố định và vật tư, kế toán thanh toán, kế toántiền lương, kế toán thủ kho kiểm thủ quỹ

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty như sau:

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp kiêm kế

toán thuế

Trang 9

(Nguồn: Phòng kế toán).

2.1.1 Chức năng của bộ máy kế toán:

- Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanhhàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác

- Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khácnhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô đọng và hữu dụng

- Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêucầu của người ra các quyết định

Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin và giải thích các thông tin kế toán cần thiết, đưa ra những định

hướng tài chính cho việc ra các quyết định kinh doanh riêng biệt của nhà quản trị

2.1.2 Nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy kế toán tại công ty:

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động về kế toán của phòng Tài chính Kế toán; có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và báocáo kế toán ở phòng Tài chính kế toán theo đúng qui định hiện hành và điều lệ của công ty; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của tổng giám đốc về chuyên môn, nghiệp vụ;

Kế toán tài

sản cố định Kế toán thanhtoán Kế toán tiềnlương

Kế toán thủ khokiêm thủ quỹ

Trang 10

kiểm tra báo cáo tài chính, báo cáo quản trị; đưa ra những tham mưu về tình hình tài chính của công ty; tham gia ý kiến với tổng giám đốc về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng , kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ trong công ty; báo cáo bằng văn bản cho cấp trên khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong công ty.

- Kế toán thanh toán: thực hiện quản lý các khoản phải thu, các khoản phải chi, theo dõi tiền gửi ngân hàng, công nợ của khách hàng, nhân viên, đôn đốc thu hồi công nợ, lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tuân, hàng tháng, trực tiếp nhận các chứng từ liên quan từ bộ phận thu ngân, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ

- Kế toán tài sản cố định: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một các đầy đủ và kịp thời về số lượng hiện trạng giá trị tài sản và vật tư hiện có, tình hình tăng, giảm tài sản cố định Kế toán tính toán chính xác mức khấu hao cần phân bổ đối với tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn Kế toán thực hiện kiểm tra các phòng ban, các đội mở sổ sách cần thiết và hạch toán chính xác, tham gia đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của công ty

- Kế toán thuế: lập báo cáo thuế (tờ khai và quyết toán thuế), làm việc trực tiếp với cơ quan thuế

- Kế toán tiền lương: Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động Tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau Tính và phân bổ chính xác đối tượng, tính giá thành Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, đề xuất biện pháp tiếp kiệm quỹ lương, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác Lậpbáo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT,KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT KPCĐ đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động Đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm,

vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương,

Trang 11

BHXH, BHYT, KPCĐ, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động.

- Thủ quỹ kiêm thủ kho: Đối với thủ quỹ: quản lý tiền mặt, làm việc với bộ phận thu tiền hàng tại các đại lý trên địa bàn, giao dịch với ngân hàng; cuối ngày thực hiện kiểm kê quỹ một lần đối chiếu với sổ quỹ, nếu có chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân và chỉnh sửa Đối với thủ kho: theo dõi công nợ xuất nhập vật tư, tínhgiá thành nhập xuất, lập phiếu nhập, xuất, theo dõi số lượng tồn, nhập, xuất và chuyển cho các bộ phận có liên quan

2.2 Nội dung công tác kế toán tại công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hải Hậu.

2.2.1 Các chính sách kế toán chung:

Với số vốn điều lệ là: 240.514.000.000VNĐ ( Hai trăm bốn mươi tỷ năm trăm bốn mươi triệu đồng) và tổng số công nhân viên trên 200 người, Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hải Hậu áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng

Bộ Tài Chính

• Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12

• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ)

• Hình thức hạch toán: Nhật ký chung với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Misa

• Các nguyên tắc kế toán được áp dụng chung trong doanh nghiệp: các nguyêntắc như nguyên tắc ghi nhận tỷ giá hối đoái, nguyên tắc ghi nhận HTK, nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư, nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính, nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay…được xây dựng theo chuẩn mực kế toán và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi

2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Áp dụng thông tư 200 vào hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã thiết lập hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.Niên độ kế toán: bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12

Trang 12

Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Kê khai khấu trừ

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng

Cách thức mở tài khoản chi tiết với các đối tượng:

- Tài khoản doanh thu: được theo dõi chi tiết theo từng nội dung ( Doanh thubán hàng hóa, doanh thu cung cấp dịch vụ ), với từng loại tài khoản đó lại

có những tài khoản chi tiết theo từng công trình, đội sản xuất

- Tài khoản chi phí: được theo dõi tương tự như doanh thu (ban đầu là theo từng nội dung sau đó là đi vào chi phí của từng công trình, đội…)

- Tài khoản tiền mặt: được chi tiết thành tiền VNĐ và ngoại tệ, Tiền VNĐ lại được chi tiết theo từng bộ phận quản lý

- Tài khoản tiền gửi ngân hàng: tương tự tiền mặt Các loại tiền được chi tiết theo từng ngân hàng và từng loại tiền gửi

- Tài khoản hàng tồn kho: được mở rất chi tiết, đặc biệt TK 154 (Chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang) mở theo từng loại sản phẩm tại từng đội Ví dụ: TK 1541(chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của cụm 1), TK 1542 ( Chi phí sản xuất kinhdoanh của cụm 2),TK 1543( chi phí sản xuất kinh doanh của cụm 3)

Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Misa trong việc hạch toán kế toán Ưuđiểm của hình thức kế toán này là rõ ràng, dễ áp dụng và tương đối thích hợp vớicông ty

Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức hệ thống sổ sách kế toán:

Trang 13

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký

đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Sổ thẻ kế toán chi tiết

SỔ CÁI

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi

tiết

Trang 14

- Cuối kỳ kế toán hoặc tại bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán muốn kiểm tra

và lập báo cáo kế toán thì các bút toán phân bổ, điều chỉnh hay kết chuyển đềuđược thực hiện tự động theo công thức đã được lập sẵn

Đối với một số các sổ nhật ký đặc biệt như nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền,nhật ký mua hàng hay nhật ký bán hàng kế toán sẽ phân loại và ghi nhận vào sổnhật ký đặc biệt

Phần mềm kế toán Misa có 16 phân hệ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng,Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Kho, Thủ Kho, Tài sản cố định, Công cụ dụng

cụ, Tiền lương, Giá thành, Hợp đồng, Ngân sách, Tổng hợp

Số lượng chứng từ được nhập vào phần mềm tối đa là 150 chứng từ/năm

2.2.3 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:

Là một doanh nghiệp tương đối lớn và có hoạt động tích cực, hệ thống báo cáo

kế toán được tổ chức với đầy đủ 4 loại báo cáo tài chính:

- Bảng cân đối kế toán Mẫu B 01- DN

- Báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B 03 - DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B 09 - DN

Với niên độ kế toán theo năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12) thì thời hạn hoàntất và nộp báo cáo tài chính năm của công ty là 90 ngày kể từ ngày 31/12 của nămlàm báo cáo.Nơi nhận báo cáo: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng kýkinh doanh

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ bảy (07) nguyên tắc quy

Trang 15

định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”:Hoạt động liêntục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh Việcthuyết minh báo cáo tài chính căn cứ vào yêu cầu trình bày thông tin quy địnhtrong các chuẩn mực kế toán Các thông tin trọng yếu được giải trình để giúpngười đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp Việc lập báocáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán, được lập đúng nộidung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán Báo cáo tài chínhphải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kếtoán ký, đóng dấu của đơn vị.

Ngoài các báo cáo tài chính năm, công ty còn tổ chức thiết lập báo cáo tài chínhgiữa niên độ dạng đầy đủ và dạng tóm lược Mỗi dạng đều có cả 4 loại báo cáo tàichính trên và được lập theo quý (trừ quý IV)

2.3Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể:

2.3.1 Kế toán vốn bằng tiền:

2.3.1.1 Nội dung của phân hành kế toán vốn bằng tiền:

- Khái niệm vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp đượcbiểu hiện dưới hình thức tiền tệ bao gồm: Tiền mặt(111), TGNH(112), Tiền đangchuyển Cả 3 loại trên đều có tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khíquý Mỗi loại vốn bằng tiền đều sử dụng vào những mục đích khác nhau và có yêucầu quản lý từng loai nhằm quản lý chặt chẽ tình hình thu chi và đảm bảo an toàncho từng loại sử dụng có hiệu quả tiết kiệm và đúng mục đích

-Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền

Trang 16

Kế toán phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Phản ánh chính xác kịp thời những khoản thu chi và tình hình còn lạicủa từng loại vốn bằng tiền, kiểm tra và quản lý nghiêm ngặt việc quản lý các loạivốn bằng tiền nhằm đảm bảo an toàn cho tiền tệ, phát hiện và ngăn ngừa các hiệntượng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh

+ Giám sát tình hình thực hiện kế toán thu chi các loại vốn bằng tiền,kiểm tra và quản lý nghiêm ngặt việc quản lý các loại vốn bằng tiền, đảm bảo chitiêu tiết kiệm và có hiệu quả cao

+ Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tạicác ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển ( kể cả nội tệ,ngoại tệ,ngân phiếu,vàng bạc, kim phí quý, đá quý )

-Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Kế toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị tiền tệ thống thất là đồng việt nam( VNĐ )

+Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua dongân hàng nhà nước việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ

kế toán

- Để phản ánh và giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, kế toán phải thựchiện các nghiệp vụ sau:

+ Phản ánh chính xác đầy đủ , kịp thời số hiện có, tình hình biến động

và sử dụng tiền mặt, kiểm tra chặt chẽ chế độ thu chi và quản lý tiền mặt

+ Phản ánh chính đầy đủ số hiện có, tình hình biến động tiền gửi, tiền

Trang 17

đang chuyển,các loại kim khí và ngoại tệ, giám sát việc chấp hành các chế độ quyđịnh về quản lý tiền và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt

2.3.1.2 Các chứng từ sử dụng

-Trong kế toán tiền mặt

+Phiếu thu, Phiếu chi,

+Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán +Biên lai thu tiền

+Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý,

+Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND), Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ,vàng bạc ), Bảng kê chi tiền

-Trong kế toán tiền gửi ngân hàng

+Giấy báo nợ, giấy báo có, bản sao kê của Ngân hàng

+Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc định mức, séc bảo chi.2.3.1.3 Tài khoản sử dụng

TK 111: “Tiền mặt”

TK 112: “Tiền gửi ngân hàng” (được chi tiết ra cho từng ngân hàng mà doanhnghiệp mở tài khoản VD: 1121: “Tiền gửi ngân hàng Agribank chi nhánh HảiHậu”)

2.3.1.4 Minh họa trên phần mềm kế toán

Trang 19

2.3.2 Tổ chức hạch toán Tài sản cố định

2.3.2.1 Nội dung, yêu cầu phần hành kế toán tài sản cố định

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (Số 3- TSCĐ hữu hình) quy định:

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệpnắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghinhận tài sản cố định

Tài sản cố định ở Việt Nam đã có rất nhiêu lần thay đổi về giá trị.Theo thông tư45/2013TT- BTC quy định TSCĐ phải thỏa mãn 3 điều kiện:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên

2.3.2.2 Phân loại tài sản cố định

Theo hình thái biểu hiện TSCĐ hữu hình theo đặc trưng kỹ thuật của chúng

Trang 20

bao gồm:

- Nhà cứa, vât kiến trúc

- Máy móc thiết bị

- Phương tiện vận tải, truyền dẫn

- Thiết bị, dụng cụ quản lý

Tại công ty, TSCĐ hữu hình được đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ:

Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ chưa chuyển dịch vào giá trịcủa sản phẩm sản xuất ra Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau:

Giá trị còn lại= Nguyên giá – Hao mòn lũy kế

Công ty áp dụng phương tính khấu hao sau: Phương pháp tuyến tính cố địnhTheo phương pháp này mưc khấu hao bình quân được tính như sau:

MKHBQ năm= Giá trị phải KH/ Số năm sử dụng

Khấu haoTSCĐ giảm

Trang 21

trích trong

tháng

Mức khấu hao tăng, giảm trong tháng= ( Mức khấu hao bình quân tháng/ 30ngày)*số còn lại của tháng

2.3.2.4 Kế toán chi tiết TSCĐ

- Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật

- Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành

- Biên bản kiểm kê TSCĐ

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan

Kế toán chi tiết phải theo dõi tời từng đối tượng ghi TSCĐ theo các chỉ tiêunhư: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại Đồng thời phải theo dõi về cảcác chỉ tiêu nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu…

Ngày đăng: 15/04/2020, 09:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w