1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC LIÊN MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

30 546 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 171,76 KB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI bộ giáo dục và đào tạo đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nên giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG ĐỨC THẮNG NGUYỄN THỊ LOAN

THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC LIÊN MÔN

KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Phương Liên

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên nhóm tác giả xin được bày tỏ lời biết ơn trân trọng và sâu sắc

nhất tới T.S Nguyễn Phương Liên, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo nhóm

tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài khoa học này.

Nhóm tác giả xin gửi lời biết ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Địa lý, nhà trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên, các thầy cô và bạn bè đã động viên nhóm đề tài trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá của thầy cô để đề tài được hoàn thiện và có tính ứng dụng cao.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, tháng 10 năm 2015

Nhóm tác giả

Nông Đức Thắng Nguyễn Thị Loan

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI bộ giáo dục và đào tạo đã xác định “Đổi

mới căn bản, toàn diện nên giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”…

đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục quốc đân trong đó có đổi mới phương pháp dạy học

và chú trọng kiên thức liên môn trong dạy học, tích hợp nhiều môn học khác nhau trong dạyhọc là một định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, là yếu tố quan trọng để đổi mới toàndiện và căn bản nền giáo dục nước nhà

Địa lí học là môn học có tính khái quát cao và kiến thức đại lí có mối quan hệ, sử dụngcác thành tựu của các môn học khác như toán học, hóa học,…trong đó môn Địa lí có mốiquan hệ chặt chẽ với môn Văn học, Sử học và Giaó dục công dân các môn học đều phảnánh về tự nhiên, kinh tế xã hội, chính trị nhiều tư liệu có giá trị có liên quan tới nhau.Chính vì vậy sử dụng Địa lí trong giảng dạy tích hợp liên môn với các môn khoa học xã hộigiúp cho giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình dạy và học đem lại hiệu quả tíchcực nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn

Chương trình địa lí lớp12 học viên được học toàn bộ kiến thức về địa lí tự nhiên, kinhtế- xã hội và địa lí các vùng kinh tế của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên cóthể khai thác kiến thức liên môn trong giảng dạy trong các tác phẩm văn học, bài học lịch sửtrong nước có nhiều tác phẩm có giá trị về mặt địa lí để giáo viên khai thác sử dụng vàogiảng dạy Tuy nhiên cho đến nay kiến thức môn địa lí có giá trị về mặt liên môn với cácmôn khoa học khác vẫn chưa được sử dụng nhiều trong giảng dạy địa lí, hoặc mới sử dụngđịa lí để mô tả, minh họa kiến thức liên môn Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi đã lựa chọn

đề tài “Thiết kế chủ đề dạy học liên môn khoa học xã hội” trong giảng dạy.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

2.1 Tài liệu nước ngoài.

Trang 4

Cuốn “Phương pháp và kĩ thuật lên lớp ở trường phổ thông” (tập 1,NXB Giáo dục,

1975) của tác giả N.M.Iacoplep cũng đề cập đến mối liên hệ giữa các bộ môn “hệ thốngcông tác liên hệ hữu cơ giữa các giáo viên các bộ môn khác nhau- tức là mối liên hệ giữa các

bộ môn” [14-35] có vai trò quan trọng trong quan trọng trong quá trình giảng dạy

Tác giả M.Alechxeep trong cuốn “Phát triển tư duy của học sinh” (NXB Giáo dục- Hà

Nội, 1976) cho rằng: “Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho họcsinh các thủ thuật và phương pháp tư duy logic, sẽ góp phần thực hiện một trong những yêucầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môntrong dạy học” [9-100] trong quá trình giảng dạy

Cuốn “Các phương pháp dạy học hiệu quả”( NXB Giáo dục- Hà Nội, 2005) của tác giả

Robert J.Marzano, cho rằng nhân tố quan trọng nhất tác động đến việc học của học sinh làcác thầy cô giáo Trên cơ sở đó, đề ra phương pháp dạy học, chỉ ra cho giáo viên những cáchlàm cụ thể để thực hiện công tác giảng dạy một cách hiệu quả nhất Trong đó, tác giả đề cậpđến việc vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học, cần phải “sử dụng những kiến thức vàhiểu biết từ nhiều môn học để đưa ra một giải pháp mới cho vấn đề đã biết”[17]

Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” (NXB Giáo dục-Hà Nội, 1973),

N.G Đairi đã nhấn mạnh: “Phải sử dụng không ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn tưliệu muôn hình muôn vẻ”[12-76]

2.2 Tài liệu trong nước.

Trong cuốn “Giáo dục học” (Tập 1, Hà Thế Ngữ - Đặng Văn Hoạt, NXB- Giáo Dục,

1987) đã đề ra phương hướng hoàn thiện nội dụng dạy học,có nhấn mạnh việc “Tăng cườngmối liên hệ giữa các môn học”[14-20]

Trong cuốn “ Phương pháp dạy học địa lý” (Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc, NXB

Đại học sư phạm) cũng đã đề cập đến “Quan hệ giữa môn phương pháp dạy học địa lý vớicác khoa học khác” đã chỉ ra mối quan hệ giữa các khoa học, môn học

Ngoài ra, liên quan đến “Thiết kế chủ đề dạy học liên môn Khoa học xã hội” nhiều tài

liệu bài viết khác nhau có đề cập đến nguyên tắc dạy học liên môn trong khoa học xã hội vớinhững mức độ góc độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có một công trình đề cập toàn diện đến

“Thiết kế chủ đề dạy học liên môn Khoa học xã hôi” Qua kết quả nghiên cứu của các nhà

khoa học giúp chúng tôi có cơ sở để thực hiện đề tài này

3 Mục tiêu và nhiệm vụ

3.1 Mục tiêu

Trang 5

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn thiết kế được chủ đề dạy học liên môn khoa học

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.

4.1 Các quan điểm nghiên cứu.

4.1.1 Quan điểm duy vật biện chứng.

Mọi sự vật hiện tượng đều vận động và biến đổi không ngừng và đều có xu hướng pháttriển Dựa trên quan điểm duy vật chứng để nghiên cứu sẽ giúp cho các kết quả nghiên cứu

có tính logic và phản ánh đúng quá trình phát triển và nguyên nhân của sự phát triển

Trong dạy học phải vân dụng quan điểm duy vậy biệt chứng để giải thích các sự vậthiện tượng, tìm ra những nguyên nhân và biện pháp để đưa ra được những phương pháp dạyhọc hiệu quả đạt kết quả cao trong dạy học trong thời đại xã hội ngày càng phát triển nhưhiện nay

4.1.2 Quan điểm cấu trúc hệ thống.

Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn, tương đối ổn định vàvận động theo quy luật tổng hợp Mỗi hệ thống có nhiều thành tố tạo thành, mỗi thành tố lại

có nhiều cấu trúc nhỏ hơn chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau

Chương trình sách giáo khoa Trung học phổ thông là một thể thống nhất, là hệ thốngđược xây dựng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, có sự liên hệ tác động lẫn nhautrong một môn học cũng như giữa các môn học Vì vậy, cần phải tìm ra mối liên hệ đó đểdạy học đạt kết quả cao hơn đặc biệt là trong dạy học liên môn

4.1.3 Quan điểm tổng hợp.

Trong nghiên cứu và dạy học địa lý cũng như các môn khoa học xã hội khác việc vậndụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Điều đó bắt nguồn từ chính đốitượng nghiên cứu của ngành khoa học này

Các đối tượng đó rất phong phú và đa dạng, chúng có mối liên hệ tác động lẫn nhau Vìvậy trong nghiên cứu cần sử dụng quan điểm tổng hợp để thấy được mối liên hệ của nó đểvận dụng trong dạy học liên môn

4.1.4.Quan điểm lịch sử.

Trang 6

Các đối tượng, hiện tượng điều tồn tại và phát triển trong một thời gian nhất định Vìvậy cần vận dụng quan điểm này để gắn liền giữa lí luận và thực tiễn, từ đó tránh có cái nhìnphiến diện, chủ quan về vấn đề nghiên cứu Đồng thời, khi xem xét quá khứ và hiện tại củacác đối tượng, ở một mức độ nhất định có thể dự đoán được tương lai của chúng.

Trong dạy học cần phải nhìn nhận về lịch sử đã qua từ đó nhận thấy những mặt tốt chưatốt của các phương pháp phương tiện dạy học Đánh giá các phương pháp, phương tiện đó cóphù hợp với thời buổi phát triển ngày nay Từ đó, đưa ra những giải pháp tốt nhất cho dạyhoc và tìm ra mối liên hệ giữa các môn học, sư vật hiện tượng

4.1.5 Quan điểm thực tiễn.

Quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu phảibám sát sự phát triển của thực tiễn sinh động

Vì vậy trong dạy học hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì cần phải dựa trên thựctiễn xã hội hiện nay để tìm ra những phương pháp tốt, sử dụng những phương tiện như thếnào để đạt được kết quả cao Qua thực tiễn để thấy được mối liên hệ giữa các môn học đểThiết kế chủ đề dạy học liên môn Khoa học xã hội đạt hiệu quả nhất và là xu hướng cho sựphát triển giáo dục trong tương lai

4.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

4.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí thông tin.

Ngiên cứu khoa học là quá trình thu thập thông tin và xử lí thông tin Phương pháp thuthập tài liệu và xử lí thông tin là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứukhoa học nói chung và nghiên cứu khoa học xã hội nói riêng.Khoa học không thể tìm ra chân

lí nếu thiếu tính kế thừa

Trong quá trong nghiên cứu khoa học địa lí và khoa học xã hôi quá trình thu thập tàiliệu giúp chúng tôi kế thừa những thành tựu của các nhà khoa học trước đã nghiên cứu Đểnhóm có những tri thức kinh nghiệm cho nghiên cứu để có thể Thiết kế chủ đề dạy học liênmôn Khoa học xã hội đạt hiệu quả cao và chất lượng

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Trong nghiên cứu khoa học cần phải nghiên cứu tài liệu để từ đó phân tích tài liệu vàtổng hợp tài liệu Có thể khai thác được rất nhiều tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau

Trong dạy học trong thời lỳ đổi mới cần phải nghiên cứu các nguồn tài liệu để đáp ứng

sự thay đổi của giáo dục đào tạo, nghiên cứu tổng hợp tài liệu trong thời buổi nền tri thứcphát triển không ngừng để thấy được mối liên hệ giữa các môn học, các sự vật hiện tượng

4.2.3 Phương pháp so sánh.

Trang 7

Trong nghiên cứu việc sử dụng phương pháp so sánh là rất quan trọng, nó cho phépnghiên cứu có những nhận định đúng đắn khi so sánh giữa các đối tượng địa lý cũng như các

sự vật hiện tượng

Trong nghiên cứu nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh để phân biệt các kháiniệm đơn môn, liên môn, thiết kế chủ đề dạy học liên môn để từ đó có cái nhìn nhận đúngđắn chính xác để Thiết kế chủ đề dạy học liên môn một các hợp lý, học sinh dễ tiếp thu bàihọc

4.2.4 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Nghiên cứu chủ yếu từ nguồn tri thức ở tài liệu, kinh nghiệm giảng dạy của các thầycô,quan sát đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí học sinh Thông qua quan sát nghiên cứu sẽ đúckết kinh nghiệm sư phạm, nâng cao được các kĩ năng, kĩ xảo đưa ra những giải pháp dạy họchiệu quả

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đề tài thực hiện trong thời gian 6 tháng: từ tháng 9 năm 2015 – tháng 3 năm 2016

Về nội dung: Thiết kế chủ để dạy học địa lý trong nhà trường phổ thông

6 Cấu trúc đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu được chia thành các chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thiết kế chủ đề dạy học liên môn khoa học xã hội.

Chương 2: Thiết kế chủ đề dạy học liên môn khoa học xã hội.

PHẦN II : NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC LIÊN MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm dạy học

- Dạy học là phương thức hoạt động chính yếu của thầy và trò, trên cơ sở đó đạt được mụcđích dạy học, giúp cho học sinh nắm được kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và hành viđứng đắn

- Hoặc, dạy học là quá trình hoạt động nhận thức tự giác của học sinh , được thực hiệndưới sự hướng dẫn về mặt sư phạm của giáo viên, nhằm mục đích giúp cho học sinh nắm

kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển nhân cách cũng như năng lực riêng

về trí tuệ

Trang 8

- Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa khác nhau, song nhìn chung các định nghĩa trên cơ bản

đã thể hiện được quan điểm mới về vai trò chủ thể của người học và vai trò của ngườidạy

1.1.2 Khái niệm liên môn

- Liên môn là những chủ thể có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học,thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tư nhiênhay xã hội

1.1.3 Khái niệm dạy học liên môn

- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học Đây đượccoi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồngthời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường

- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học vớinhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợpnhững nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau

1.1.4 Khái niệm phương pháp dạy học

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học:

- Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nghiệp

vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (theo I.K.Babanski –

1983)

- Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm

tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nộidung học vấn (theo I.Ia.Lecne – 1981)

- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt đượcmục đích dạy học Hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức,các thủ thuật logic, các dạng hoạt động của học sinh và cách thức điều khiển qua trìnhnhận thức của giáo viên (theo I.D Dverev – 1989)

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Đặc điểm chương trình sách giáo khoa Địa lí

- Được thiết kế theo đường tròn đồng tâm nâng cao từ dưới lên trên

- Kiến thức được đ từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội, từ khu vực đến quốc gia

- Các bài học đều có hệ thống câu hỏi bài tập giữa và cuối bài

- Đối với giáo dục tại trường sách giáo khoa được coi là phương tiện phục vụ cho việc tựhọc của học sinh ngoài thời gian lên lớp.Tự học sách giáo khoa là cơ sở cung cấp toàn bộkiến thức Do đó, sách giáo khoa phải yêu cầu dễ hiểu và rõ ràng

1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông

1.2.2.1 Khái quát chung về tâm lý học sinh Trung học phổ thông

1.2.2.2 Về tính cách và đời sống tình cảm

1.2.2.3 Tâm sinh lý học sinh có ảnh hưởng đến phương pháp dạy học liên môn

1.2.3 Thực trạng dạy học địa lí

1.2.3.1 Thuận lợi

- Đối với giáo viên:

+Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạynhững kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những

Trang 9

kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn

từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi

+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn

là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học củahọc sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện vàchủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học

+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới

về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuậtkhăn trải bàn, dạy học theo dự án ……

+ Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tíchhợp, liên môn

+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mớiphương pháp dạy học hiện nay

+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơhội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn

- Đối với học sinh:

Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiênngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên cũng tạo điềukiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo

1.2.3.2 Khó khăn

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác

+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ

đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chươngtrình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổsung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liênmôn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hànhtheo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảmgiác ngại thay đổi

+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy họctrong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn

- Đối với học sinh:

+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặcbiệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm vàkhó bắt kịp

+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy địnhcác môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà(coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ)

Chương 2: THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC LIÊN MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI 2.1 Cơ sở thiết kế

2.2 Thiết kế chủ đề

Trang 10

2.2.1 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo quần đảo 2.2.2 Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản

2.2.3 Sử dụng năng lượng

2.2.3.1 Liên môn giữa các môn học: Vật Lí – Hóa Học – Địa Lí.

2.2.3.2 Nội dung chủ đề bao gồm:

Khái niệm năng lượng

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, năng lượng được định nghĩa là: "độ đo định lượngchung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất"

Trong Từ điển tiếng Việt và Từ điển vật lý phổ thông , năng lượng được định nghĩa là

"đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật"

Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm,hiệu quả thì năng lượng được hiểu là "dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồmnguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng,điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng sơ cấp"

Như vậy, tuỳ mục đích khác nhau, khái niệm năng lượng được định nghĩa có tính chấtkhái quát khác nhau Trong tài liệu này, với mục tiêu phổ cập việc giáo dục HS phổ thông

về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với thực tiễn lao động sản xuất

và cuộc sống, chúng ta sẽ sử dụng thường xuyên khái niệm năng lượng nhưnêu trong Nghị định 102/2003/NĐ-CP

Các dạng năng lượng

Việc phân loại các dạng năng lượng là rất đa dạng, phụ thuộc vào các mục đích khácnhau Dưới đây chỉ đưa ra một số cách phân loại thường được sử dụng

Phân loại theo vật lý - kỹ thuật

Với đối tượng HS THPT, các em đã được làm quen với các dạng năng lượng qua chương trìnhvật lý phổ thông như:

- Cơ năng;

- Nội năng;

- Điện năng;

Trang 11

- Quang năng;

- Hoá năng;

- Năng lượng hạt nhân (năng lượng nguyên tử)

Phân loại theo nguồn gốc năng lượng

- Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần gồm năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (hay nhiên liệu thiên nhiên) như: than bùn, than nâu, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên và năng lượng từ nhiên liệu nguyên tử

- Năng lượng tái sinh (hay năng lượng tái tạo) là nguồn năng lượng có thể được hồi phục theochu trình biến đổi của thiên nhiên, mà theo quan niệm của con người là vô hạn Các dạngnăng lượng này bao gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng của gió, thế năng của nước,năng lượng sóng biển, năng lượng thuỷ triều, năng lượng địa nhiệt

- Năng lượng không tái sinh là nguồn năng lượng không hồi phục khi khai thác và sử dụng Các nguồn năng lượng không tái sinh gồm: than nâu, than đá, than bùn, dầu lửa, khí

tự nhiên,

- Năng lượng sinh khối (biomass): sinh ra do đốt trực tiếp hoặc chuyển đổi nhiệt hóa học,chuyển đổi nhiệt sinh hóa các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ (trừ than, dầu mỏ…) Nguồnnăng lượng sinh khối dạng rắn gồm có gỗ, củi, các phụ phẩm nông nghiệp như trấu, rơm rạ,cây ngô, bã mía, các loại vỏ, thân cây thảo mộc; năng lượng sinh khối dạng lỏng như nhiênliệu sinh học (biofuel), dạng khí như biogas

- Năng lượng cơ bắp: Sức cơ bắp của người, trâu, bò, ngựa, voi…

Phân loại theo dòng biến đổi năng lượng

Theo quá trình từ khai thác, biến đổi, truyền tải và sử dụng năng lượng, người ta chia racác dạng năng lượng sau:

- Năng lượng sơ cấp là các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên như than, dầu, khí tựnhiên, năng lượng nguyên tử, thuỷ năng, củi gỗ

- Năng lượng thứ cấp là nguồn năng lượng đã được biến đổi từ những dạng năng lượngkhác Ví dụ: điện năng, hơi nước của các lò hơi, sản phẩm cracking dầu mỏ

- Năng lượng cuối cùng là năng lượng sau khâu truyền tải, vận chuyển được cấp tới nơi tiêuthụ, người sử dụng

Trang 12

- Năng lượng hữu ích là năng lượng cuối cùng được sử dụng sau khi bỏ qua các tổn thấtcủa thiết bị sử dụng năng lượng.

Vai trò của năng lượng đối với con người

Tình hình sử dụng năng lượng trong sản xuất và đời sống

Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồntại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người Vai trò của năng lượng thểhiện cụ thể qua việc con người sử dụng năng lượng cho các hoạt động sản xuất, đilại, xây dựng và đời sống hàng ngày Ngày nay, có thể thấy rất rõ các vấn đề khủnghoảng năng lượng thường có tác động rất lớn tới kinh tế và xã hội của các nước trênthế giới Do vậy nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thànhvấn đề " an ninh năng lượng" đối với sự phát triển của quốc gia

Dưới đây là một vài số liệu về tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới cũng như

ở Việt Nam :

- Theo số liệu của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA thì tiêu thụ năng lượng thế giới chocác lĩnh vực sản xuất và tiện nghi nhà ở như sau: công nghiệp, giao thông vận tải cũngnhư lĩnh vực tiện nghi nhà ở chi phối lớn tiêu thụ năng lượng (mỗi lĩnh vực khoảng25%);Thương mại và dịch vụ công cộng khoảng 10%; nông lâm và ngư nghiệp mỗi lĩnhvực khoảng 3%; sử dụng khác khoảng 12%

- Trong lĩnh vực công nghiệp, các ngành sản xuất có nhu cầu tiêu thụ năng lượngcao như: ngành công nghiệp không sản xuất sản phẩm dầu hay điện; ngành lọc dầu,sản xuất, khai thác than; ngành sản xuất điện năng Các ngành công nghiệp khôngsản xuất sản phẩm dầu hay điện tiêu tốn nhiều năng lượng nhất, trong đó hơn một nửa

là các dạng năng lượng không tái sinh như than, dầu, khí đốt

- Trong lĩnh vực giao thông vận tải, đa số các phương tiện chuyên chở dùng các sảndầu làm nhiên liệu Ngành giao thông vận tải tiêu thụ khoảng 60% năng lượng dầu đãđược chế biến Sản phần dầu chiến 95% thị phần năng lượng của ngành giao thông vậntải

Trang 13

- Trong ngành sản xuất điện năng, việc sử dụng các nguồng năng lượng để sản xuấtđiện năng phân bố như sau: Nhiên liệu hóa thạch chiếm 64%, thủy điện 18%, nănglượng hạt nhân 17%, năng lượng tái tạo 1%.

- Năng lượng dùng cho tiện nghi nhà ở có ba mục đích: nấu thức ăn; đun nước nóngsinh hoạt và điều hoà không khí; chạy các thiết bị cơ điện nội thất, chiếu sáng, thiết bịđiện tử,…

Theo các số liệu thống kê thì tỉ lệ sử dụng các nguồn năng lượng trong lĩnh vực tiệnnghi nhà ở như sau: năng lượng tái tạo hơn 40%, sử dụng khí đốt và điện gần bằngnhau (khoảng hơn 20%), năng lượng than và hơi nước nóng chiếm khoảng 7 %, sảnphẩm dầu khoảng 10 %, Nhìn chung có thể thấy tình hình sử dụng năng lượng hiệnnay trên thế giới cũng như ở Việt Nam như sau:

- Nhu cầu năng lượng ngày càng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển cácngành sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộcsống

- Nguồn năng lượng được sử dụng chủ yếu vẫn là các nguồn năng lượng hoá thạch như: than đá, dầu, khí tự nhiên

- Điện năng là dạng năng lượng có nhiều ưu điểm vì nó dễ dàng được chuyển hoá từcác dạng năng lượng khác khi sản xuất điện năng, đồng thời khi sử dụng, nó cũng

dễ dàng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng,quang năng,… Vì vậy việc sản xuất và sử dụng điện năng có ý nghĩa rất quan trọngtrong chiến lược năng lượng của mỗi quốc gia

Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hoá thạch

Việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như hiện naytrên thế giới cũng như ở Việt Nam đã dẫn đến nguồn tài nguyên năng lượng không táisinh như than, dầu lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt Dân số toàn cầu hiện nay đã hơn 7 tỉngười muốn duy trì sự phát triển của xã hội cần khai thác các nguồn tài nguyên lớn,trong đó có tài nguyên năng lượng Dự đoán đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt mức

Trang 14

hơn 10 tỷ người, nhu cầu về lượng năng lượng sơ cấp sẽ tương đương hơn 25 tỷ 340triệu tấn đến 29 tỷ tấn than nguyên chất Điều đó sẽ gây nhiều lo lắng và áp lực cho sựphát triển của xã hội loài người.

Tổng lượng tài nguyên Đơteri trên Trái đất dùng cho phản ứng nhiệt hạch là 44.000

tỷ tấn, tương đương với năng lượng của 52 triệu 800 ngàn tỷ tấn than nguyên chất, cóthể cung cấp cho nhân loại khoảng 60 tỷ năm Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượngnhiệt hạch vẫn còn rất nhiều vấn đề kĩ thuật và an toàn cần phải được giải quyết thìmới có thể đưa dạng năng lượng này vào sử dụng thực tiễn

Trong thập kỷ qua, nhu cầu về năng lượng của châu Á tăng cao hàng năm Trong 10năm tới, nhu cầu điện sẽ tăng gấp đôi Dự báo vào năm 2025, châu Á sẽ chiếm hơn50% trong tổng nhu cầu phát triển về điện Điều này sẽ kéo theo sự phát triển củangành khai thác than ở châu Á

Ví dụ, Trung Quốc có sản lượng than lớn nhất thế giới (khoảng 1,4 tỷ tấn/năm) vàngành điện của Trung Quốc cũng tiêu thụ than lớn nhất (khoảng 80% sản lượngthan của Trung Quốc dùng cho nhiệt điện) Ở Việt Nam, trữ lượng than được dựbáo như sau: trữ lượng than đang thăm dò ( tiềm năng bể than đồng bằng BắcBộ): dự báo từ 37 đến 100 tỷ tấn, tiềm năng trữ lượng than bùn của Việt Namkhoảng 6,0 tỷ tấn [3] Tuy nhiên, theo Bộ công thương đánh giá (8/2007), nguồnnăng lượng hoá thạch của Việt Nam đang bị cạn kiệt dần: Than chỉ còn 3,80 tỉtấn, dầu còn 2,3 tỷ tấn Ước tính chung trên thế giới nguồn dầu mỏ thương mại còndùng được khoảng 60 năm, khí tự nhiên còn dùng được khoảng 80 năm, than còndùng được khoảng 150 - 200 năm

Tại Việt Nam, các nguồn năng lượng tự nhiên này có thể còn hết trước thế giới mộtvài chục năm An ninh năng lượng ở Việt Nam đang trở thành vấn đề cấp bách

Các chuyên gia kinh tế năng lượng đã dự báo: đến trước năm 2020, Việt Nam sẽphải nhập khoảng 12%-20% năng lượng; đến năm 2050 lên đến 50%-60%, chưa kểđiện hạt nhân Trong lĩnh vực điện năng, chúng ta hiện chủ yếu dựa vào nhiệt điện(34%) và thuỷ điện (64%) Thuỷ điện tuy có tiềm năng phát triển nhưng lại phụ

Trang 15

thuộc vào thời tiết, Nếu phát triển quá thì lớn chưa thể lường trước được những tácđộng tiêu cực đến môi trường sinh thái.

Về xăng dầu , hiện nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu Nhà máy lọc dầu Dung Quất đưa vào sử dụng năm 2009-2010 cũng mới chỉ cung cấp khoảng 5 triệu tấn xăng, dầu cho giao thông vận tải trong tổng số nhu cầu 15 – 17 triệu tấn Hàng năm vẫn phải nhập khẩu khoảng 10 triệu tấn dầu Đến năm 2020, tiếp tục có 2 nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động ta có khoảng 15-16 triệu tấn xăng dầu trong nhu cầu 30-35 triệu tấn, vẫn phải nhập ít nhất 15 triệu tấn [4]

Mặc dù các số liệu dự báo trên chưa thể hoàn toàn chính xác Việc tiếp tục thăm dò cóthể phát hiện thêm các nguồn năng lượng than, dầu, khí mới Tuy nhiên, nhìn về lâudài, các nguồn năng lượng hoá thạch sớm muộn sẽ cạn kiệt, việc thiếu hụt nănglượng cho nền kinh tế và đời sống là một thách thức thực sự

Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đến môi trường sinh thái

- Các nguồn năng lượng hoá thạch thường nằm sâu trong lòng đất, vì vậy việc khaithác chúng thường phải xây dựng các hầm lò (như trong khai thác than), tiến hànhviệc khoan, bơm qui mô lớn (như khai thác dầu khí)

Khai thác than sâu trong lòng đất phải xây dựng các hầm lò, phải chặt cây rừng,bóc lớp đất đá Khai thác lộ thiên phải làm đường cho các phương tiện khai thác,vận chuyển đi lại ở một qui mô lớn, thường dẫn đến các vấn đề về môi trườngsinh thái Việc khai thác và vận chuyển dầu mỏ trên biển, hoặc tại các mũikhoan có thể xảy ra các sự cố tràn dầu Việc khai thác các nguồn nhiên liệu hoáthạch có qui mô càng lớn thì ảnh hưởng đến môi trường sinh thái càng lớn nếu cáccông ty khai thác không quan tâm thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường sinhthái Người ta đã chứng kiến sự huỷ hoại môi trường sinh thái, sự sói mòn và lởđất tại những nơi có các mỏ khai thác nói chung, trong đó có khai thác than.Những vụ tràn dầu trên biển, trên sông do các sự cố tràn dầu của các phươngtiện vận chuyển hủy hoại môi trường cả một vùng biển rộng lớn

Ngày đăng: 28/03/2016, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w