1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG của báo CHÍ TRONG CÔNG tác NÂNG CAO GIÁ TRỊ văn hóa TINH THẦN của dân tộc

19 591 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 96,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hội nhập và phát triển sâu rộng của đất nước, sự du nhập của các yếu tố nước ngoài vào nền văn hóa nước ta đang trở thành một vấn đề đáng lưu tâm. Trong tình hình đó, báo chí nước ta đang từng bước khẳng định tầm quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các yếu tố văn hóa dân tộc. Để làm được điều đó, báo chí cần tiếp tục phát triển các thế mạnh vốn có, đống thời giải quyết những vấn đề còn tồn tại.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 1

3 Cấu trúc tiểu luận 1

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ NHIỆM VỤ CỦA BÁO CHÍ TRONG CÔNG TÁC VĂN HÓA 2

1 Những vấn đề lý luận 2

1.1 Văn hóa 2

1.2 Nhiệm vụ của Báo chí trong công tác Văn hóa 4

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ BÁO VÀ MỘT SỐ SỰ KIỆN NỔI BẬT 6

4 Thực trạng Báo chí với công tác văn hóa ở Việt Nam 6

5 Một số vấn đề nổi bật 8

5.1 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 8

5.2 Định hướng văn hóa cho giới trẻ 9

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ TRONG CÔNG TÁC NÂNG CAO GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA DÂN TỘC 12

1 Về chất lượng các sản phẩm báo chí 12

2 Nâng cao nghiệp vụ người làm báo văn hóa 13

3 Mở rộng mạng lưới cộng tác viên 14

PHẦN KẾT LUẬN 16

Tài liệu tham khảo 17

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hội nhập và phát triển sâu rộng của đất nước, sự du nhập của các yếu tố nước ngoài vào nền văn hóa nước ta đang trở thành một vấn

đề đáng lưu tâm Trong tình hình đó, báo chí nước ta đang từng bước khẳng định tầm quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các yếu tố văn hóa dân tộc Để làm được điều đó, báo chí cần tiếp tục phát triển các thế mạnh vốn

có, đống thời giải quyết những vấn đề còn tồn tại

2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi nghiên cứu đề tài mở rộng đến những vấn đề lý luận, hiện trạng cũng như thực tiễn của báo chí việt nam trong công tác văn hóa Đồng thời khảo sát một số tờ báo nhằm có được cái nhìn toàn cảnh về tác động của báo chí tới việc bảo tồn và phát huy các yếu tố văn hóa dân tộc

3 Cấu trúc tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được trình bày thành 3 chương như sau :

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ NHIỆM VỤ CỦA BÁO CHÍ TRONG CÔNG TÁC VĂN HÓA

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM KHẢO SÁT MỘT SỐ BÁO VÀ MỘT SỐ SỰ KIỆN NỔI BẬT

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ TRONG CÔNG TÁC NÂNG CAO GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA DÂN TỘC

Trang 3

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VÀ NHIỆM VỤ CỦA BÁO CHÍ TRONG CÔNG TÁC VĂN HÓA

1 Những vấn đề lý luận

1.1 Văn hóa

Cho đến nay, trên thế giới đã có hơn 500 định nghĩa về văn hóa, hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu về khái niệm văn hóa Tùy theo góc độ tiếp cận, cách nhìn nhận và đặc trưng của từng nền văn hóa mà mỗi người lại có thể tự đặt ra cho mình một khái niệm về văn hóa để nghiên cứu và giảng dạy

Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua

đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa

Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức, )

có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; cầu cúng Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói

Trang 4

một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một

bộ phận trong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì Văn hóa là “toàn bộ những hoạt

động và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước…”

Đến năm 1994, UNESCO lại định nghĩa văn hóa theo hai nghĩa: nghĩa

rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng

hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu

theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký

hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”

Trong mục Đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942 - 1943),

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của

cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa

Trang 5

là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của

nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

1.2 Nhiệm vụ của Báo chí trong công tác Văn hóa

Ngay từ những thời kỳ đầu, Đảng ta đã có chỉ đạo rõ ràng về tầm quan trọng của công tác Văn hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc

lần thứ Ba của Đảng Lao Động Việt Nam có ghi: “Đi đôi với cuộc cách

mạng Xã hội Chủ nghĩa về kinh tế, cần phải đẩy mạnh cách mạng Xã hội Chủ nhĩa về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật”.

Hoạt động báo chí là hoạt động toàn diện trên mặt trận tư tưởng văn hóa, để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, trước hết báo chí cần nhận thức và quán triệt sâu sắc các quan điểm đường lối chính trị của

mộ Đảng, những vấn đề liên quan tới vận mệnh quốc gia dân tộc, tới con người… đều phải thể hiện trên cả ba mặt trong hoạt động báo chí

đó là: Vai trò vị trí của báo chí cách mạng Tính đảng , tính chiến đấu

và tính quần chúng bởi “Báo chí là trận địa ban đầu từ đó Đảng sẽ

tiến hành cuộc đấu tranh với đối thủ của mình bằng vũ khí tương xứng Báo hàng ngày là công cụ tuyên truyền cổ động quần chúng không có

gì thay đổi.”

Báo chí là một mặt trận đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, chứa đựng những vấn đề nóng bỏng của từng giai đoạn cách mạng, từng nhiệm vụ cụ thể sao cho toàn dân luôn hiểu và thực hiện đúng những đường lối, những định hướng mà Đảng vạch ra đồng thời phải phục vụ

xã hội, phục vụ con người

Trang 6

Báo chí có vai trò rất to lớn đối với việc phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Vừa là một bộ phận của của văn hóa, vừa là nhân

tố thúc đẩy văn hóa phát triển, có thể nói, báo chí đang là một trong những mũi nhọn tiên phong cho việc phát thuy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Báo chí có vai trò phải chú ý xây dựng, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như trên thế giới

Bàn về công tác tư tưởng với vấn đề văn hóa, PGS.TS Lương Khắc Hiếu trong cuốn Nguyên lý công tác Tư tưởng của mình cho rằng, báo chí có tác dụng tạo lập và định hướng dư luận xã hội nhanh và hiệu quả Báo được coi là phương tiện trực tiếp nhất, hiệu quả nhất trong công tác tư tưởng hiện nay

Với Bản chất xã hội và Tính đặc thù của lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

Tầm quan trọng của lĩnh vực tuyên giáo nói chung và Báo chí nói riêng được Đảng và Nhà nước đánh giá cao Trong thời kỳ cách mạng, hoạt động đọc sách báo đã tích cực góp phần giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nâng cao kiến thức, giáo dục tình cảm và đạo đức cách mạng cho nhân dân lao động

Trang 7

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ BÁO VÀ MỘT SỐ SỰ KIỆN NỔI BẬT

4 Thực trạng Báo chí với công tác văn hóa ở Việt Nam

Báo cáo tình hình Báo chí Xuất bản nước ta trong thời gian gần đây, từ đại hội IX (6-2001) cho thấy báo chí, xuất bản đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động xã hội, tổ chức và cổ vũ các phong trào quần chúng, gây quỹ từ thiện, xóa đói, giảm nghèo, khuyến học, khuyến tài, phát triển thể thao

Với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, ngày nay báo chí có thể đưa tin một cách nhanh chóng về các sự kiện, trong đó bao gồm cả các sự kiện về văn hóa Đặc biệt là với báo mạng điện tử, sự nhanh nhạy đó có thể tính theo đơn vị giờ, phút,… Điều đó cho thấy lĩnh vực văn hóa ngày nay đang rất được coi trọng và luôn được các tờ báo quan tâm Đây là một điểm mạnh của báo chí cần phải được phát huy

Báo chí nước ta cũng đang làm tốt khi thực hiện việc khuyến khích các tấm gương người tốt, việc tốt, các tấm gương hiếu học, yêu nước Đây là việc làm mà các cơ quan báo chí hiện nay đang rất quan tâm và nhận được sự hưởng ứng lớn từ xã hội Điển hình có thể thấy tinh thần trách nhiệm cao của ngành báo chí trong cuộc vận động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Chăc chắn rằng, việc đưa các tấm gương người tốt việc tốt lên báo chí sẽ góp phần thúc đấy sự phát triển toàn diện của con người, sự nhận thức về cách hành vi ứng xử văn hóa trong xã

Trang 8

hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng toàn diện và tốt đẹp hơn

Báo chí cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn di sản văn hóa Lấy ví dụ như trường hợp của hội Gióng, báo chí góp phần không nhỏ

trong việc đưa hội Gióng trở thành một di sản văn hóa Ngoài ra, những giá

trị tinh thần khác như lòng yêu nước, văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông,

… cũng được báo chí liên tục đề cập, góp phần giáo dục ý thức sống, trách nhiệm trong mỗi người dân Những truyền thống văn hóa dân tộc đều được các tờ báo khai thác, đi sâu để công chúng có thể hiểu rõ hơn nền văn hóa lâu đời của đất nước ta

Việc đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa cũ, lạc hậu được báo chí thực hiện khá tốt Là vũ khí đắc lực của Đảng và Nhà nước cho việc tạo dựng một xã hội tốt đẹp hơn, báo chí đang tập trung vào việc lên án những hủ tục lạc hậu, những phong tục không còn phù hợp, thậm chí là gây ra tác hại cho đời sống xã hội ngày nay Những hủ tục như thầy cúng, mê tín dị đoan, ma chay cưới hỏi phiền hà,… đều đã được các tờ báo lên án để xóa bỏ

Tuy nhiên, công tác báo chí, xuất bản còn nhiều khuyết điểm Việc phát hành và sử dụng sách báo chưa được tổ chức tốt, chưa được chú trọng phát hành sách báo ở vùng nông thôn và nơi xa xôi hẻo lánh ¦Nhiều phòng đọc sách, thư viện thiếu kinh phí để mua sách báo Trên báo chí hiện nay, thông tin về kinh tế - xã hội vẫn được coi trọng hơn thông tin về văn hóa, do đó lực lượng làm văn hóa còn thiếu và yếu Thông tin về văn hóa chưa được khai thác toàn diện, chủ yếu tập trung vào khai thác các giá trị văn hóa lớn, các thông tin quan trọng còn những nét giá trị của địa phương, giá trị văn hóa mới tốt đẹp cũng ít được quan tâm và đề cập

Trang 9

Hiện nay, báo chí thường đưa tin không đồng đều, những giá trị cần tập trung phản ánh để nâng cao nhận thức của công chúng về giá trị tốt đẹp này thì lại khá ít, còn những giá trị văn hóa, dù là sai lệch, thì lại tập trung quá sâu, thậm chí là lan man, không trúng Nhiều tờ báo còn tập trung “đánh hội đồng” một sự kiện văn hóa tiêu cực mà quên mất rằng, các giá trị văn hóa tốt cũng cần phải đưa tin đồng loạt, phân tích sâu rộng Có thể thấy, sự không đồng đều trong việc đào sâu giá trị văn hóa đang là rào cản rất lớn cho sự phát triển văn hóa xã hội

5 Một số vấn đề nổi bật

5.1 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Sự thực là những vấn đề tồn tại khi báo chí tham gia vào phát huy giá trị văn hóa tinh thần đều không phải là mới Khi nói về những vấn đề tồn tại trong công tác báo chí, chúng ta nên xem xét báo chí có những

gì thay đổi hay đã có những sửa chữa, tiến bộ gì so với trước đây Về

cơ bản, có một số vấn đề vẫn tồn tại từ thời kỳ trước Đổi mới, cũng như

đã được giải quyết nhưng lại quay lại ám ảnh nền báo chí nước ta

“Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ năm 1962, thời điểm Bác nói chuyện tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam cho đến nay, có thể nói tình hình không có nhiều thay đổi Nếu có gì thay đổi thì chỉ là các báo hiện nay có xu hướng lạm dụng tiếng Anh chứ không phải là tiếng Hán Hàng loạt từ tiếng Anh

Trang 10

như "chat", "makerting", "ok"… được giới trẻ dùng thường xuyên, giờ

đã xuất hiện trên báo chí, khẩu hiệu tuyên truyền

Theo nhà báo, ThS Hà Tùng Sơn thì “khả năng tu từ học cũng như kỹ

năng diễn đạt của báo chí nước ta đang ngày càng pha tạp giữa ngôn ngữ thuần Việt với ngôn ngữ nước ngoài khiến câu chữ trên báo chí lắm lúc ngô nghê, khó hiểu hoặc khô cứng Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có thể do các nhà báo trong quá trình học và sử dụng ngoại ngữ

đã mang theo thói quen sử dụng cấu trúc của câu văn tiếng nước ngoài vào câu văn Việt hoặc muốn viết cho khác, cho lạ, cho hiện đại”.

Thường xuyên xen tiếng nước ngoài vào bài viết, lời nói; quá lạm dụng

từ viết tắt; dùng quá nhiều tiếng lóng Chính lớp trẻ - đối tượng giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt - lại đang từng ngày bị đe dọa bởi thứ ngôn ngữ méo mó, quái dị đó

5.2 Định hướng văn hóa cho giới trẻ

Báo chí là phương tiện học tập hữu hiệu của giới trẻ Một số báo, tạp chí chuyên ngành có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học của giới trẻ

Và cũng chính bởi vậy nếu không được định hướng, giáo dục, giới trẻ

sẽ rất dễ phạm sai lầm khi tiếp cận phải những thông tin được đưa một cách thiếu cẩn trọng Tháng 12/2010, một nhóm thiếu niên ở TP Vinh (Nghệ An) bị bắt vì hành vi phá máy ATM để trộm tiền Nguyên nhân

là những em này đã học lỏm phương pháp phá máy ATM để trộm tiền được miêu tả rất tỉ mỉ trên các tờ báo

Trang 11

Những bạn trẻ không có nền tảng tri thức và nhân cách vững chắc thường bị lôi cuốn bởi những bài báo có tính giải trí rẻ tiền, vô bổ, thậm chí độc hại Việc các ngôi sao thể thao, ca nhạc, điện ảnh, người mẫu… xuất hiện với tần xuất ngày càng nhiều trên báo khiến giới trẻ dễ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thượng mà xã hội tôn vinh, kích thích giới trẻ học theo những thói quen phù phiếm mà sao nhãng, coi nhẹ các giá trị chân chính

Không ít bạn trẻ bị ảnh hưởng cách sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng, thiếu chính xác, lạm dụng tiếng nước ngoài trên báo chí

Hoặc ngược lại, như một trường hợp hy hữu mới đây khi báo Tiền Phong Online đăng tải bài viết “Giao lưu văn hóa giá đắt” của tác giả Nguyễn Mạnh Hà Trong đó có đoạn:

“Khi những màn đánh đấm, giết chóc mang màu sắc bạo lực diễn ra trên sân khấu, hàng ngàn cái miệng xinh lại hào hứng hô vang:

“Fighting! Fighting!” (nghĩa là “Đánh nhau đi!”), rồi quay sang nhìn nhau, cười khoái chí.”

Nếu như tác giả chịu khó tìm hiểu kỹ hơn về nền văn hóa Hàn Quốc, thì

có lẽ đã biết rằng việc sử dụng từ “Fighting” trong tiếng Hàn Quốc nhằm biểu thị sự cổ vũ (đồng nghĩa với với “Cố lên” hoặc tinh thần

“chiến đấu” trong tiếng việt) Bài viết nhanh chóng bị các độc giả báo mạng phê phán quyết liệt

Dân trí ngày nay đang được nâng cao Trình độ văn hóa của công chúng ngày càng phát triển đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với việc phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của những người làm báo Đề tài trên

Ngày đăng: 26/03/2016, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w