1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với các nước chậm tiến và tiến trình hội nhập của việt nam

37 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với các nước chậm tiến và tiến trình hội nhập của Việt Nam MỞ ĐẦU Trong phần dẫn nhập của bài này tác giả trình bày những động cơ của tiến trình toàn cầu hóa hiện nay cũng như nguồn gốc và những đặc điểm của nó so với những lần toàn cầu hóa đã xảy ra trước đây trong lịch sử nhân loại. Mục đích là để nhận diện rõ các cơ cấu và những thế lực chủ động cùng với chiến lược của họ. Những chiến lược này thường nhằm áp đặt các “luật chơi” quốc tế có lợi cho họ nhất trong nền kinh tế thị trường toàn cầu mà thị trường là đấu trường và nhiều khi trở thành chiến trường thương mại với quy luật “cá lớn nuốt cá bé” để giành độc quyền. Phần thứ hai là một tổng hợp những hậu quả xấu và tốt của việc toàn cầu hóa trên kinh tế, tài chính và từ đó xã hội, văn hóa, chính trị... nghiã là trên toàn bộ đời sống của người dân tại những nước chậm tiến. Cho đến nay, số các dân tộc chậm tiến là nạn nhân của việc toàn cầu hóa kinh tế đông hơn nhiều so với số các dân tộc đã biết khôn khéo và nhất là có đủ bản lãnh để biến hiện tượng toàn cầu hóa thành một cơ hội để phát triển kinh tế và đất nước của mình. Tìm hiểu những lý do thất bại và những điều kiện để có thể thành công trong quá trình hội nhập vào trào lưu toàn cầu hóa kinh tế là mục tiêu của phần này. Phần thứ ba nhằm trả lời một số câu hỏi có thể đặt ra trong trường hợp Việt Nam. Khi nào Việt Nam sẽ hội nhập vào kinh tế toàn cầu? Dân tộc ta có đủ khả năng, bản lĩnh để thành công trong việc này hay không? Đâu là những yếu kém cơ bản cần phải khắc phục để không trở thành một nạn nhân mới? Vì đã bỏ lỡ mất nhiều thời cơ nên Việt Nam đã và sẽ phải chịu áp lực ngày một lớn của các thế lực chủ động trong nền kinh tế đã toàn cầu hóa. Nhưng nếu hội nhập vào trào lưu toàn cầu hóa là điều bắt buộc để phát triển thì đâu là những cải tổ cần thiết để có thể thành công khi hội nhập? I. Hiện tượng toàn cầu hóa I.1. Nguồn gốc, đặc tính và mức độ hiện hữu. Tiến trình toàn cầu hóa đã bắt đầu rõ nét và phát triển mạnh từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Trái với điều người ta thường nghĩ, đây không phải là lần đầu mà là lần toàn cầu hóa thứ ba trong lịch sử nhân loại: Lần thứ nhất xảy ra vào thế kỷ XVI, lần thứ hai vào thế kỷ XIX. Cả hai đều xuất phát từ tham vọng quyền và lợi của giới lãnh đạo các nước Tây Âu. Từ đó đưa tới phong trào tranh đua đi chinh phục, chiếm đất để làm thuộc địa và sự hình thành của chủ nghiã thực dân. Lần đầu là Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha, lần thứ hai chủ yếu là Anh, Pháp. Sự kiện lịch sử có lẽ quan trọng nhất trong hai giai đoạn lịch sử này là việc chinh phục Mỹ châu, Úc châu và Phi châu của các người Tây Âu với những hậu qủa thảm khốc cho các dân tộc bản xứ : bị tiêu diệt như Mayas, Aztèques, Aborigènes (Úc); bị dồn vào một chỗ không khác gì thú vật như trường hợp người da đỏ ở Mỹ Châu, bị bắt làm nô lệ, chuyên chở từ Phi châu sang Mỹ châu để phục vụ cho các địa chủ tư bản như trường hợp những người da đen ở Phi châu. Nhẹ hơn đôi chút là trường hợp các dân tộc bị đô hộ như dân tộc Việt Nam, Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương, Algérie, Tunisie, Maroc...Vào cuối thế kỷ thứ 19, người Anh đã từng tự hào là mặt trời không hề lặn trên đế quốc Anh. Thực ra, ngay từ khởi thủy, sinh hoạt thị trường đã có tính chất xuyên quốc gia. Không kể đến các trao đổi buôn bán từ thời thượng cổ của các dân tộc sinh sống quanh vùng Địa Trung Hải, ngay khoảng thế kỷ thứ XII, XIII đã xuất hiện những tổ chức thương mại có tính chất quốc tế. Hai trung tâm về tài chính tại Gênes và Venise của Ý, các tỉnh chuyên về thương mại như Lyon và Besancon của Pháp hay Thương hội ở miền bắc nước Đức đã hoạt động từ thời Trung cổ. Một trong những học giả đã tìm hiểu và phân tích kỹ quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, Karl Marx đã nhận định rằng “Khuynh hướng tạo dựng một thị trường toàn cầu nằm ngay trong quan niệm về tư bản”.

Ngày đăng: 05/07/2018, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w