1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ

28 371 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 190,7 KB

Nội dung

• Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về pháttriển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống,

Trang 3

MỤC LỤC

1 Khái niệm, đặc trưng của chợ

2 Vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay

3 Tổ chức, quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý

4 Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khaithác và quản lý chợ)

5 Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số nơi ở nước ta

6 Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta

Tham gia đóng góp

Trang 4

Khái niệm, đặc trưng của chợ

Khái niệm:

Trên thực tế tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu mà có rất nhiều khái niệm khác nhau về chợ:

• Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: "Chợ là nơicông cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhấtđịnh"

1) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138)(2)Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 2004 (tr.155)

1); "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thựcphẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)

• Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mạihướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hìnhthành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội"

• Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về pháttriển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành

và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quyhoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng củakhu vực dân cư"

(1) Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích

để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống,vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ

(2) Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hoá lớn từ các

nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phânphối tới các chợ và các kênh lưu thông khác

(2) Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí

cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu

là 3 m2/điểm

Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết luận: Chợ là

loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định.

Trang 5

Đặc trưng của chợ:

Chợ có những đặc trưng sau:

• Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng để mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụcủa dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi hànghoá, dịch vụ với nhau

• Chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hoá,dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc do quátrình nhận thức tự giác của con người Vì vậy trên thực tế có nhiều chợ đã đượchình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ của các cấpchính quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật Nhưng cũng có rất nhiềuchợ được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoácủa dân cư, chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ

• Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường được diễn ratheo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất định Chu kỳ họpchợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập quán của từngvùng, từng địa phương quy định

So sánh chợ với siêu thị:

Theo từ điển Kinh tế thị trường: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặthàng đáp ứng tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng

cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác"

Như vậy, những nét đặc trưng cơ bản của siêu thị khác với chợ là:

• Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ

• Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ

• Giá ở siêu thị được niêm yết công khai

• Siêu thị thường chú trọng ở nghệ thuật trưng bày hàng hoá

• Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằng những tiến

bộ của khoa học, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hội trong bán

hàng…)

Trang 6

Vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay

Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trò rất quan trọng trong sựphát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là từ thập niên 80 và những năm đầu của thập niên

90 Đây là giai đoạn mà mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại chưa hình thành vàphát triển, chợ vẫn là nơi tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất cũngnhư là nơi mua sắm chủ yếu của người dân Tuy nhiên, hiện nay chợ vẫn giữ một vai tròrất quan trọng thể hiện trên các mặt sau:

Về mặt kinh tế

Chợ là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới thương nghiệp xã hội :

• Đối với vùng nông thôn: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nông sản hàng hoá, tập trung

thu gom các sản phẩm, hàng hoá phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho các thịtrường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, vừa là nơi cung ứng hàng công nghiệptiêu dùng cho nông dân và một số loại vật tư cho sản xuất nông nghiệp ở nôngthôn

• Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hoá tiêu dùng, lương thực

thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư Tuy nhiên hiện nay đã xuất hiệnkhá nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thế bên cạnhviệc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta sẽ đầu tư nâng cấp chấtlượng hoạt động của chợ và đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ của chợ

Hoạt động của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hoá của người dân, rõ nét nhất

là ở miền núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần tích cực vào côngcuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi Trong các phiên chợ, các buổi chợ là

cơ hội của người dân giao lưu trao đổi, mua bán, lưu thông hàng hoá của mình, cập nhậtthông tin, ý thức xã hội, nó làm tăng khả năng phản ứng của người dân với thị trường,với thời thế và tự mình có thể ý thức được công việc làm ăn buôn bán của mình trongcông cuộc đổi mới

Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước Mặc dù Nhà nước chưa cóthể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển, nhưngcác chợ trong cả nước đã đem lại cho Ngân sách Nhà nước khoảng 300.000 triệu đồngmỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuế trực tiếp)

Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề sản xuất Đâychính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tập trung để làm ăn, buôn

Trang 7

bán Chính quá trình này làm xuất hiện các trung tâm thương mại và không ít số đó trởthành những đô thị sầm uất.

Về giải quyết việc làm

Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho người lao động Hiệnnay trên toàn quốc có hơn 2,3 triệu người lao động buôn bán trong các chợ và số ngườităng thêm có thể tới 10%/năm

Nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc (phụ việc bán hàng,

tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu thụ theo yêu cầu củakhách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi, gấp ba lần số lượng người chỉbuôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được một số lượng lớn công việc cho ngườilao động khi hoạt động

Về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và là nơi phản ánhtrình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùng dân cư Tính vănhoá ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa

• Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy chợ làmnơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cả việc dựng

vợ gả chồng cho con cái Chợ còn là nơi hò hẹn của lứa đôi, vì vậy người dânmiền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm như là ngườidưới xuôi thường gọi Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu đời, và nó lànhững bản sắc văn hoá vô cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta

• Đối với chính quyền: ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là địa điểmduy nhất hội tụ đông người Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất cả các thônbản và các dân tộc Vì thế, đã từ lâu, Chính quyền địa phương đã biết lấy chợ lànơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những phần tử xuyên tạcđường lối của Đảng Từ phong trào kế hoạch hoá gia đình đến kỹ thuật chămsóc cây trồng vật nuôi, vệ sinh phòng dịch… đều có thể được phổ biến mộtcách hiệu quả ở đây Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay miền xuôi đều được

bố trí ở trung tâm cụm, xã (nhất là miền núi) Trong mỗi chợ đều giành vị trítrung tâm làm công tác tuyên truyền

Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thành một địa điểm thuhút khách du lịch (như Chợ Tình Sa Pa, chợ Cầu Mây ở Nam Định…) Nếu được đầu tưthoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quan tâm quản lý của Nhà nước, đây sẽ làcác địa danh hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước, và nó sẽ là tiềm năng

về kinh tế du lịch quốc gia

Trang 8

Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ đã hình thành

và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạt của người dân, nhưngkhông vì thế mà chợ mất đi vai trò của mình mà có thể nói chợ đã hoàn thành vai tròlịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ chính là sự hỗ trợ cho sự hình thành vàphát triển của các loại hình kinh doanh mới, đó là siêu thị và trung tâm thương mại

Trang 9

Tổ chức, quản lý chợ theo mô hình Ban

quản lý

Khái niệm:

Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ: "Ban

quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên,

có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật".

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, Uỷ Ban Nhân Dân các cấp có thẩmquyền quyết định lập và giao cho Ban quản lý chợ quản lý một hoặc một số chợ (liênchợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý Trường hợp lập Ban quản lý liên chợ thì ở từngchợ có thể lập Ban hay tổ điều hành chợ

Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước và các hoạt động trong phạm

vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký kết hợp đồng với thương nhân về thuê, sửdụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ; tổ chức bảo đảm công tác phòngcháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm

vi chợ; xây dựng Nội quy của chợ trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệttheo phân cấp quản lý chợ; tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nộiquy chợ; điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợptình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhànước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại

Trang 10

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ:

Theo thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 hướng dẫn chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ, Ban quản lý chợ có các nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể sau:

• Trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ quyếtđịnh:

• Phê duyệt Phương án sử dụng địa điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngànhnghề kinh doanh tại chợ

• Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn với các biện pháp quản lý điểmkinh doanh tại chợ

• Phê duyệt Nội quy chợ

• Phê duyệt Phương án bảo đảm Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, anninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ

• Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển cáchoạt động của chợ khi có nhu cầu

Trang 11

• Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của Pháp luật để lựa chọnthương nhân sử dụng hoặc thuê địa điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đãđược duyệt Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm kinhdoanh hiện có, Ban quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọn thươngnhân, không phải tổ chức đấu thầu.

• Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theoPhương án đã được duyệt

• Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và

xử lý các vi phạm Nội quy chợ

• Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ chức đảmbảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thựcphẩm trong phạm vi chợ

• Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiệnvận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hoá, cungcấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hoá, vệ sinh môitrường ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phùhợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiệnđại

• Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và cácloại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật

• Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thôngtin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, các quyđịnh của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanhtại chợ; tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội tại chợ

• Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban quản lý chợ theoquy đinh của pháp luật

• Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các

cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại

Về tổ chức

Ban quản lý chợ có Trưởng ban và có một đến hai Phó trưởng ban Trưởng ban, Phótrưởng ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật

Trưởng Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền vềtoàn bộ hoạt động của chợ và của Ban quản lý chợ Phó trưởng ban có trách nhiệm giúptrưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ

do Trưởng ban phân công

Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính, Trưởng banquản lý chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc quản

lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tại chợ; ký hợp đồng tuyển dụng lao

Trang 12

động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường,phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… trong phạm vi chợ theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu từ hoạt động của chợ

Ban quản lý chợ được thu các khoản sau:

1 Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch vụ, hànghoá:

◦ Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng,thuê điểm kinh doanh;

◦ Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, kho bãi để lưu giữhàng hoá, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác;

◦ Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí,thu tiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanhtại chợ); thu tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổchức, cá nhân tham gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy địnhtrong hợp đồng kinh tế ký kết với Ban quản lý chợ

2 Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm

• Phí phòng cháy, chữa cháy

Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ

Ban quản lý chợ được sử dụng các khoản thu ở trên để chi cho các nội dung sau:

Đối với chợ loại 1 và loại 2:

• Chi hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ

• Chi cho người lao động: Chi tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản phụcấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàntheo quy định

• Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc, họpbàn, hội nghị tổng kết, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máymóc, thiết bị…

• Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả thu theo hợp đồng uỷ nhiệm thu)

Trang 13

• Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tàisản cố định).

• Chi khác

Ban quản lý chợ được thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu

Đối với chợ loại 3:

• Chi trả hoàn vốn đầu tư xây dựng chợ

• Chi tiền công cho người lao động

• Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc, sửachữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc, thiết bị…

• Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả các hoạt động thu theo hợp đồng uỷnhiệm thu)

• Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, khấu hao tài sản

cố định)

• Chi khác

Ban quản lý chợ được sử dụng số thu để chi các khoản theo quy định, số thu còn lại nộpngân sách Nhà nước theo quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành

Quyết toán các khoản thu, chi hoạt động của Ban quản lý chợ

• Hàng năm, Ban quản lý chợ xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán thu, chikinh phí hoạt động trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo sự phân cấpquản lý chợ

• Ban quản lý chợ thực hiện công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theoquy định của Nhà nước về chế độ kế toán, thống kê áp dụng cho các đơn vịhành chính sự nghiệp

Trang 14

Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh

nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác

Theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội khoá X thông qua năm 1999 thì doanh nghiệp

là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Vậy tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp kinh doanh, khaithác và quản lý chợ) là gì?

Ta coi chợ như một tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường, các công ty, các cá nhân,các tổ chức có mong muốn đều có thể tham gia đầu tư và tiến hành xây dựng chợ, cáccấp chính quyền địa phương thông báo mời thầu Các tổ chức, các cá nhân có khả năng

có thể tham gia đấu thầu Thông qua đấu thầu có thể chọn ra được một tổ chức, một cánhân có năng lực nhất để tiến hành đầu tư, kinh doanh, khai thác, tổ chức và quản lý chợ

đó Khi đó, địa phương trên cơ sở là chủ sở hữu đất cho thuê, có thể thu phí hàng năm,ngoài ra còn có thể thu thêm Thuế Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (vì đây làdoanh nghiệp đầu tư để kinh doanh chợ)

Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí cho thuê địađiểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ ở chợ… và cũng phải hoạt động độc lập như cácdoanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hưởng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp

Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành kinh doanh phải thu phí với một mức phíhợp lý, để đảm bảo cho các hộ kinh doanh có thể buôn bán được tại chợ Ngoài ra còn

có thể yêu cầu phía đơn vị kinh doanh lấy lao động trực tiếp ở các địa phương nhằm giảiquyết việc làm cho lao động địa phương

Ngày đăng: 26/03/2016, 04:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w