1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà ri vàng rơm và ri cải tiến nuôi trong nông hộ tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang

105 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 3,71 MB

Nội dung

Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, được nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di tru

Trang 1

-  -

NGUYỄN THÀNH LUÂN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ RI VÀNG RƠM VÀ GÀ RI CẢI TIẾN NUÔI TRONG NÔNG HỘ TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ

rõ nguồn gốc

Tác giả

Nguyễn Thành Luân

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho tôi được bày tỏ lời biết ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Thúy Mỵ, TS Hồ Xuân Tùng - người hướng dẫn khoa học, về sự giúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài

Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới các hộ nông dân tại 3 xã An Lập, Lệ Viễn và Vĩnh Khương của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang về sự hợp tác giúp đỡ trong quá trình tôi thực hiện đề tài

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thành Luân

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học về tính trạng sản xuất của gia cầm 3

1.1.1 Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất 3

1.1.2 Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm 5

1.1.3 Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 6

1.1.4 Khả năng cho thịt của gia cầm 13

1.1.5 Tiêu tốn thức ăn 14

1.2 Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh sản ở gia cầm mái 15

1.2.1 Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái 15

1.2.2 Tuổi thành thục sinh dục 16

1.2.3 Cơ chế điều hoà quá trình phát triển và rụng trứng 17

1.2.4 Cơ chế điều hoà quá trình tạo trứng, gà đẻ trứng 17

1.2.5 Khả năng sinh sản ở gia cầm 18

1.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 22

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 22

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 27

Trang 5

1.4 Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của đối tượng nghiên cứu…29

1.4.1 Kết quả nghiên cứu về gà Ri 29

1.4.2 Kết quả nghiên cứu về gà Ri cải tiến (gà Ri X gà Lương Phượng) 30 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đối tượng nghiên cứu 32

2.2 Địa điểm, thời gian và điều kiện nghiên cứu 34

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu: 34

2.2.2 Thời gian nghiên cứu: 34

2.2.3 Điều kiện nghiên cứu 34

2.3 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 34

2.3.1 Khả năng sản xuất thịt của gà Ri vàng rơm và Ri cải tiến 34

2.3.2 Năng suất sinh sản của gà Ri vàng rơm và Ri cải tiến 35

2.4 Phương pháp nghiên cứu 35

2.4.1 Thí nghiệm 1: Khả năng sản xuất thịt 35

2.4.2 Thí nghiệm 2: Năng suất sinh sản của gà Ri vàng rơm và Ri cải tiến 39 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45

3.1 Khả năng sản xuất thịt của gà Ri vàng rơm và Ri cải tiến 45

3.1.1 Đặc điểm ngoại hình của giống 45

3.1.2 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 47

3.1.3 Khả năng sinh trưởng 49

3.1.4 Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn 58

3.1.5 Một số chỉ tiêu năng suất thịt 64

3.2 Kết quả nghiên cứu trên gà sinh sản 68

3.2.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà sinh sản 68

3.2.2 Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các giai đoạn 70

3.2.3.Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm 73

Trang 6

3.2.4 Một số chỉ tiêu chất lượng trứng 79

3.2.5 Kết quả ấp nở 81

3.2.6 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà sinh sản 83

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Đề nghị 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 36

Bảng 2.2 Chế độ dinh dưỡng cho gà thương phẩm 36

Bảng 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 40

Bảng 2.4 Dinh dưỡng cho gà sinh sản 40

Bảng 3.1 Đặc điểm ngoại hình của gà RVR và gà RCT 46

Bảng 3.2 Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của đàn gà thí nghiệm 47

Bảng 3.3 Sinh trưởng tích lũy của gà Ri vàng rơm và gà Ri cải tiến theo mùa 51

Bảng 3.4 Sinh trưởng tuyệt đối của gà Ri vàng rơm và gà Ri cải tiến theo mùa 55 Bảng 3.5 Sinh trưởng tương đối của gà Ri vàng rơm và gà Ri cải tiến theo mùa (%) 57 Bảng 3.6: Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 60

Bảng 3.7 Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm 63

Bảng 3.8 Kết quả mổ khảo sát gà lúc 15 tuần tuổi 66

Bảng 3.9 Tỷ lệ nuôi sống của đàn sinh sản 68

Bảng 3.10 Khối lượng cơ thể gà sinh sản từ 0 – 20 tuần tuổi (g) 71

Bảng 3.11 Tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng giống, năng suất trứng cộng dồn của gà Ri vàng rơm và gà Ri cải tiển qua các tuần tuổi 74

Bảng 3.12 Tiêu tốn thức ăn cộng dồn/ 10 trứng của gà thí nghiệm (kg) 78

Bảng 3.13 Chất lượng trứng của gà thí nghiệm tại 38 tuần tuổi 81

Bảng 3.14 Một số chỉ tiêu ấp nở của gà Ri vàng rơm và gà Ri cải tiến 82

Bảng 3.15 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà sinh sản 84

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Hệ thống sản xuất giống hình tháp 22

Hình 1.2 Sơ đồ sản xuất gà thương phẩm 3, 4 dòng (Sasso - Pháp) 23

Hình 1.3 Hệ thống sản xuất con thương phẩm 4 dòng 23

Hình 1.4 Thời gian nuôi của hệ thống giống Sasso - Pháp 24

Hình 1.5 Hệ thống giống gà (bố mẹ) của hãng Sasso – Pháp 25

Hình 1.6 Hệ thống sản xuất giống của Kabir Ltd - Israel 26

Hình 1.7 Phân biệt trống mái thông qua tốc độ mọc lông (Sasso - Pháp) 27

Hình 1.8 Hình ảnh về gà Ri vàng rơm trống và mái 29

Hình 1.9 Hình ảnh đàn gà Ri cải tiến 31

Hình 2.1 Gà trống Ri 32

Hình 2.2 Gà mái Ri vàng rơm 32

Hình 2.3 Đàn gà Ri vàng rơm 32

Hình 2.4: Gà trống Ri 33

Hình 2.5 Gà mái Lương phượng 33

Hình 2.6 Đàn gà F1 (Ri cải tiến) 33

Hình 3.1 Ảnh gà Ri vàng rơm 1 ngày tuần tuổi 95

Hình 3.2 Ảnh gà Ri cải tiến 1 ngày tuổi 95

Hình 3.3 Ảnh Gà Ri vàng rơm 15 tuần tuổi 96

Hình 3.4 Ảnh Gà Ri cải tiến 15 tuần tuổi 96

Hình 3.5 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm theo mùa 53

Hình 3.6 Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối trung bình của gà thí nghiệm 56

Hình 3.7 Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 58

Hình 3.8 Đồ thị tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 64

Hình 3.9 Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm 75

Hình 3.10 Đồ thị năng suất trứng của gà 77

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số

10/2008/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020” Theo đó, mục tiêu của chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020:

tổng đàn gà tăng bình quân từ 2008 đến 2020 là 5%/năm, đến năm 2020 tổng đàn gà đạt 300 triệu con; sản lượng thịt gà đạt 1.760 tấn, chiếm 32% tổng sản lượng thịt xẻ các loại; sản lượng trứng đạt 14 tỷ quả, sản lượng thịt xẻ thuỷ cầm 293.000 tấn, cho người/năm đạt 3,0kg Để đạt được mục tiêu trên, Nhà nước đã chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm gà giống, chọn lọc, nhân thuần các giống gia cầm nội, nhập nội những dòng giống gà thuần chủng và ông bà chất lượng cao, tạo được các dòng gà phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam tiến tới chủ động về con giống

Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gà nói riêng, trong những năm gần đây đã không ngừng phát triển với các phương thức chăn nuôi

đa dạng, chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi trang trại quy mô vừa và nhỏ có kiểm soát, chăn nuôi quy mô công nghiệp Tuy nhiên, chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô vừa và nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ cao 75 - 80% mà chủ yếu vẫn là chăn nuôi gà chuyên dụng thịt

Sơn Động là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 80 km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 84.989,91 ha Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp hai huyện Lục Ngạn và Lục Nam, phía Đông và Nam giáp tỉnh Quảng Ninh Về điều kiện tự nhiên, sinh thái, đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi tạo cho Sơn Động có thể phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng, toàn diện với diện tích đất nông lâm nghiệp chiếm gần 70 % Đây là các yếu tố quan trọng trong thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển nhằm góp phần từng bước ổn định kinh tế

Trang 11

Tính đến tháng 10/2012 tổng đàn gia cầm của huyện đạt trên 671.131 con, đàn trâu bò 12.005 con; đàn lợn 58.647 con Mục tiêu của huyện Sơn Động đến năm 2015 tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp chiếm 40,1% Trong đó, tập trung cao cho phát triển chăn nuôi lợn và gà thả vườn

Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả

năng sản xuất của gà Ri vàng rơm và Ri cải tiến nuôi trong nông hộ tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”

2 Mục tiêu của đề tài

- Xác định được khả năng sản xuất của gà Ri vàng rơm và gà Ri cải tiến

nuôi thịt thương phẩm

- Xác định được khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà Ri vàng rơm và

gà Ri cải tiến nuôi sinh sản

- Lựa chọn được giống gà Ri phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học về tính trạng sản xuất của gia cầm

1.1.1 Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất

Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, được nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó Cơ

sở di truyền của các tính trạng số lượng cũng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể qui định Theo Nguyễn Ân và cs (1983) [1]; Nguyễn Ân (1984) [2], các tính trạng năng suất (trong đó có tốc độ sinh trưởng) là các tính trạng số lượng hay còn gọi là tính trạng đo lường được như khối lượng cơ thể, kích thước, chiều đo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) [30] cho biết: Các tính trạng số lượng chi phối bởi nhiều gen hay còn gọi đa gen (polygens) Các gen này hoạt động theo 3 phương thức đó là sự cộng gộp, trội, lặn và tương tác giữa các gen

Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen Các gen này hoạt động theo ba phương thức:

- Cộng gộp (A) hiệu ứng tích luỹ của từng gen

- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một lô cút

- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác, của các gen không cùng một lô cút Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị giống thông thường (general breeding value) có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần Hiệu ứng trội D và át gen I là những hiệu ứng không cộng tính và là giá trị giống đặc biệt (special breeding value) có ý nghĩa đặc biệt trong các tổ hợp lai Ở các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di truyền) và sai lệch môi trường qui định, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do

Trang 13

nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, tính trạng sinh sản là một ví dụ (Nguyễn Văn Thiện, 1995)[39]

Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố tác động của ngoại cảnh Tuy các điều kiện bên ngoài không thể làm thay đổi cấu trúc di truyền, nhưng nó tác động làm phát huy hoặc kìm hãm việc biểu hiện các hoạt động của các gen Các tính trạng số lượng được qui định bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan đó được biểu thị như sau:

P = G + E Trong đó P là giá trị kiểu hình (phenotypic value), G là giá trị kiểu gen (genotypic value), E: là sai lệch môi trường (environmental deviation)

Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo ba phương thức: cộng gộp, trội và át gen Từ đó cũng có thể hiểu:

G = A + D + I Trong đó G là giá trị kiểu gen (genotypic value), A là giá trị cộng gộp (additive value), D là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value), I: là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value)

Ngoài ra các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường Có hai loại môi trường chính:

- Sai lệch môi trường chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi Loại yếu tố này có tính chất thường xuyên như: thức ăn, khí hậu,

- Sai lệch môi trường riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời con vật Loại này có tính chất không thường xuyên Nếu

Trang 14

bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể biểu thị cụ thể:

P = A + D + I + Eg + Es Qua phân tích cho thấy các giống gia cầm, cũng như các giống sinh vật khác, con cái đều nhận được ở bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, nhưng khả năng đó phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống như: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý,

Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên cứu, để xác định mức độ ảnh hưởng của di truyền đến sinh trưởng của vật nuôi, người ta sử dụng khái niệm

hệ số di truyền (h2) Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [15] khái quát: Hệ số di truyền là tỷ lệ của phần do gen quy định trong việc tạo nên giá trị kiểu hình Tác giả cho biết: Gà 32 tuần tuổi có hệ số di truyền về khối lượng cơ thể là 0,55, khối lượng trứng là 0,50 và sản lượng trứng là 0,10

1.1.2 Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm

Tỷ lệ nuôi sống của gà con phụ thuộc vào sức sống của đàn bố mẹ Gia cầm mái đẻ tốt thì tỷ lệ nuôi sống của gia cầm con cao hơn so với gia cầm đẻ kém Khả năng thích nghi, khi điều kiện sống bị thay đổi, như về thức ăn, thời tiết, khí hậu, qui trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung quanh, của gia súc, gia cầm nói chung, gà lông màu nói riêng có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với môi trường sống (Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, 1998) [33]

Có thể nâng cao tỷ lệ sống bằng các biện pháp nuôi dưỡng tốt, vệ sinh, tiêm phòng kịp thời Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở xứ lạnh

Khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm trong cơ sở di truyền năng suất và chọn giống động vật, Hill và cs (1954) [58] đã tính được hệ số di truyền sức sống là 6% Sức sống được tính theo các giai đoạn nuôi dưỡng

Trang 15

khác nhau Theo tài liệu của Gavora (1990) [56] hệ số di truyền của sức kháng

bệnh là 25%

1.1.3 Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

1.1.3.1 Khả năng sinh trưởng của gia cầm

Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phức tạp, duy trì từ khi phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành Theo Chambers, (1990) [55] để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải là dễ dàng Gatner cho rằng: Trong quá trình sinh trưởng, trước hết là kết quả của phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (dẫn theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường, 1992 [29]) Chambers (1990 [55]) đã định nghĩa: Sinh trưởng là tổng sự tăng trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da…

Trong chăn nuôi người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả khả năng sinh trưởng ở vật nuôi là sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabon, sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng gam/con/ngày hay gam/con/tuần Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể, lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát Đơn vị tính là % Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hyperbon Sinh trưởng tương đối giảm dần qua các tuần tuổi

Đường cong sinh trưởng: đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi Theo tài liệu của Chambers (1990) [55] đường cong sinh trưởng của gà có 4 điểm chính gồm 4 pha sau:

Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc độ nhanh sau khi nở

Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn

Trang 16

Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành

Thông thường người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi, thể hiện bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ và nó được biết một cách đơn giản đường cong sinh trưởng

1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm

- Dòng, giống

Dòng, giống có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng của gia súc, gia cầm Letner, Asmundsen (1938) [60] đã so sánh tốc độ sinh trưởng của các giống gà Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi, cho rằng gà Plymouth Rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn 2 - 6 tuần tuổi và sau đó không có sự khác nhau

Trần Thanh Vân ( 2002) [50] khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của

gà lông màu Kabir, Lương Phượng và Sasso cho biết khối lượng cơ thể gà ở

10 tuần tuổi đạt lần lượt là 1990,28 g/con; 1993,27 g/con và 2189,29 g/con Theo Nguyễn Thị Khanh và cs (2000) [13] gà Tam Hoàng 882 ở 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 1557,83 g/con

Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997) [31] khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian

và BE88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy: khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau ở 49 ngày tuổi lần lượt là: 2501,09g; 2423,28g và 2305,14g Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [9] thì sự sai khác về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng từ 13 - 38%

Nguyễn Thu Quyên (2008) [37] cho biết: ở 12 tuần tuổi khối lượng của

gà thí nghiệm vẫn tuân theo quy luật chung, cao nhất ở gà Lương Phượng (2277,28 g), tiếp theo là 2 nhóm gà lai F1 (♂Mông x ♀Lương Phượng) (1545,75 g), F1 (♂Mông x ♀Ai Cập) (1356,88 g) và gà Mông là 1260,18 g, thấp nhất ở gà Ai Cập (1171,51g)

Ở gà, hầu hết các giống hướng trứng đều nhẹ hơn các giống hướng thịt

Trang 17

tới gần hai lần và giống hướng kiêm dụng 1,3 - 1,7 lần

Theo Nguyễn Thị Khanh và cs (2001) [14] gà Tam Hoàng 882 ở 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 1557,83 g/con Theo Phùng Đức Tiến (1996) [44] gà Hybro HV85 ở 56 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt 1915,38 g/con

Nguyễn Ân và cs (1983) [1] thông báo hệ số di truyền 3 tháng tuổi là

26 - 50%

+ Giới tính có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng

Các loại gia cầm khác nhau về giới tính thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau, con trống lớn nhanh hơn con mái (chim cút con trống nhỏ hơn con mái) North, Bell (1990) [62] cho biết khối lượng gà con 1 ngày tuổi tương quan dương với khối lượng trứng giống đưa vào ấp, song không ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể gà lúc thành thục và cường độ sinh trưởng ở 4 tuần tuổi Lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5 %; 3 tuần tuổi hơn 11 %; 8 tuần tuổi hơn 27%

+ Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng

Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các phần của cơ thể như thịt, xương, da Tỷ lệ sinh trưởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng (Chambers, 1990) [55] Mức độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển các bộ phận khác nhau của

cơ thể mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô này đối với mô khác

Theo Trần Đình Miên và cs (1975) [28] thì việc nuôi dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm Bùi Đức Lũng (1992) [17] cho biết để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tốt được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein với các axit amin và năng lượng Ngoài ra trong thức ăn cần được bổ sung các chế phẩm hoá sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng và làm tăng chất lượng thịt

Trang 18

Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả như Nguyễn Thị Mai (1994) [26], Trần Công Xuân và cs (1999) [53], đều đã khẳng định ảnh hưởng rất lớn của thức ăn và dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm

Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003) [20] để phát huy được sinh trưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng hợp lý giữa protein với năng lượng Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho chúng còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hóa sinh không mang theo nghĩa dinh dưỡng nhưng có kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt

- Ảnh hưởng của môi trường và điều kiện nuôi dưỡng đến sinh trưởng

và phát triển của gia cầm

Nhiều tác giả như Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994) [22], đã cho chúng ta thấy các giống gia súc, gia cầm đều nhận được ở tổ tiên, bố mẹ một

số gen quyết định tính trạng, trong đó có các tính trạng số lượng, đó chính là những đặc điểm di truyền của giống hoặc dòng, nhưng những khả năng đó có phát huy được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống như thức ăn, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và khí hậu

Theo Herbert G J và cs (1983) [57] thì nhiệt độ chuồng nuôi có ảnh hưởng tới gà sau 3 tuần tuổi như sau: thay đổi 100 C tiêu thụ năng lượng của gà mái biến đổi tương đương 2 Kcal ME, mà nhu cầu về năng lượng và các vật chất dinh dưỡng khác nhau cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường Trong điều kiện khí hậu nước ta, theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [18] thì gà Broiler nuôi vụ

hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10 - 15%

Như vậy tốc độ sinh trưởng liên quan chặt chẽ tới điều kiện nuôi dưỡng đàn

bố mẹ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, điều kiện phòng bệnh Ở nước ta điều kiện khí hậu ở hai vụ Đông – Xuân và Hè - Thu khác nhau cũng gây ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm dẫn đến tăng khối lượng kém

Trang 19

- Ảnh hưởng của ưu thế lai đến sinh trưởng

Những đặc điểm di truyền tốt của từng giống, dòng rất da dạng và chúng chỉ bộc lộ hoàn toàn trong điều kiện sống, độ tuổi, sự nhân giống thích hợp Vì vậy, để khai thác tiềm năng di truyền người ta dùng phương pháp lai tạo Theo tài liệu của các tác giả Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998) [40]; Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994) [22], cơ

sở di truyền của lai tạo là làm tăng giá trị hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng locut (D) và hiệu ứng do tương tác các gen không cùng locut (I) (Át gen), làm xuất hiện ưu thế lai

Darwin là người đầu tiên đề cập đến lợi ích của lai tạo và đi đến kết luận là lai tạo có lợi, tự giao có hại đối với động vật Lai tạo còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng, đó là ưu thế lai, nó làm cho sức sống của con vật, các lợi ích kinh tế được nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế của tổ hợp lai làm căn cứ cho việc chọn giống gia súc gia cầm (Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân, 1994) [22] Khi lai các loài, chủng, giống hoặc các dòng nội phối khác nhau thì con lai thường vượt các dạng bố mẹ ban đầu

về sinh trưởng, về khả năng sử dụng chất dinh dưỡng, sức chống chịu bệnh tật (Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân 1994) [22] Ưu thế lai làm tăng sức sống, sức chịu đựng, năng suất đời con do giao phối không đồng huyết và nuôi trong những điều kiện khác nhau

Theo các tác giả Nguyễn Ân và cs (1983) [1]: trong chăn nuôi việc lai tạo giữa các cá thể khác dòng, khác giống, khác chủng nói chung đã xuất hiện ưu thế lai ở các tính trạng sản xuất Ưu thế lai trong chăn nuôi thể hiện đa dạng, khó xếp loại thật rành mạch, nhưng đều thể hiện rõ nhất là con lai F1 có ưu thế lai cao hơn bất kỳ con nào khác ở các thế hệ tiếp theo là F2, F3…Fn

Trong chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà thịt người ta đã sử dụng triệt để ưu thế lai để làm tăng tốc độ sinh trưởng của gà con, tăng khối

Trang 20

lượng cơ thể gà của gà thịt Trong chăn nuôi gà thịt, gà lai F1 (thương phẩm) bao giờ cũng có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với gà bố mẹ Gà thịt Broiler của các giống: Plymouth -Rock; Hybro, Ross - 208

- Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ đến sinh trưởng, phát triển

Yếu tố thời tiết, mùa vụ cũng là một tác nhân quan trọng của môi trường ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm Đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên cơ thể động vật

Đối với gà con do giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu) cơ quan điều khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh cho nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao Nếu nhiệt độ không phù hợp (quá thấp), gà con tụ đống không sử dụng được thức

ăn, sinh trưởng kém, hoặc sẽ chết hàng loạt do dẫm đạp lên nhau Giai đoạn sau nếu nhiệt độ quá cao sẽ hạn chế việc sử dụng thức ăn, gà uống nước nhiều, bài tiết phân lỏng hạn chế khả năng sinh trưởng và dễ mắc các bệnh đường tiêu hoá

Scott và cs (1976) [65] cho biết trong khoảng 260C – 320C tiêu thụ thức

- Ảnh hưởng của ẩm độ không khí

Ẩm độ không khí quá cao có ảnh hưởng không tốt đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm, do chuồng trại luôn ẩm ướt, lượng khí độc sinh ra nhiều và

là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển Trong mọi điều kiện

Trang 21

của thời tiết nếu ẩm độ không khí cao đều bất lợi cho gia súc, gia cầm; bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cũng cao sẽ làm cho cơ thể gia cầm thải nhiệt khó khăn dẫn đến cảm nóng, ở mọi môi trường gà con đều sử dụng thức ăn kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát dục Nhiệt độ

và ẩm độ là 2 yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ cho nên ảnh hưởng của thời tiết mùa vụ đối với tốc độ sinh trưởng của gia cầm là điều tất yếu Có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả, các nhà chuyên môn đã làm sáng tỏ vấn đề này

Phisinhin (1985) (dẫn theo Đào Văn Khanh, 2002) [12] cho rằng, gà con

nở vào mùa xuân sinh trưởng kém trong 15 ngày tuổi đầu sau đó tốc độ sinh trưởng tăng kéo dài đến 3 tháng tuổi

- Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng

Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn gà đẻ cho nên chế độ chiếu sáng là vấn đề cần quan tâm Thời gian

và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gà ăn, uống, vận động ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [18] thì gà broiler nuôi trong chuồng kín, cần được chiếu

Trang 22

1.1.4 Khả năng cho thịt của gia cầm

Song song với sinh trưởng, khả năng cho thịt của gà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất thịt gà Khả năng cho thịt của gà là khả năng tạo nên khối lượng cơ (thịt) cao ở độ tuổi nhất định mà lúc giết thịt đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất

Khi nghiên cứu khả năng cho thịt chúng ta quan tâm đến các chỉ số về

tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng Các tác giả Ricard, Rouvier (1967) [64] đã chứng minh cho thấy mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng phần giết mổ (thân thịt) rất cao khoảng 0,9 tương quan giữa cơ thể sống và mỡ bụng thấp hơn, khoảng 0,2 - 0,5

Trần Công Xuân và cs (1999) [53] đã khẳng định khả năng cho thịt của gia cầm phụ thuộc vào ngoại hình, thể chất, hướng sản xuất và đặc điểm di truyền của từng giống và từng dòng

Tài liệu của Chambers (1990) [55] đã chỉ rõ giữa các dòng luôn có sự khác nhau mang tính di truyền về năng suất thịt xẻ, năng suất các phần thịt đùi, thịt ngực, cánh, chân hay phần thịt ăn được (không xương) và từng phần (thịt, da, xương)

Khả năng cho thịt của gà còn phụ thuộc vào tính cá biệt, thức ăn, điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng

Ngô Giản Luyện (1994) [24] khi nghiên cứu 3 dòng gà thuộc giống gà Hybro HV85, đã mổ khảo sát ở 42 ngày tuổi và kết luận: Tỷ lệ thân thịt con trống V1>V5>V3 (P < 0,05), con mái V1>V5>V3 (P ≤ 0,001) Trong cùng một dòng tỷ lệ thân thịt con trống lớn hơn con mái 1 - 2% Tỷ lệ thịt ngực: trống dòng V1>V3>V5, con mái V1 đạt cao nhất, V3 và V5 đạt tương đương Trong cùng một dòng tỷ lệ thịt ngực con mái cao hơn con trống

Trần Công Xuân và cs (1995) [52] với 9 lô thí nghiệm sử dụng thức ăn

ở 3 mức năng lượng và protein khác nhau, kết quả mổ khảo sát 8 tuần tuổi gà

Trang 23

Broiler Ross – 208 cho thấy: Tỷ lệ thân thịt đạt từ 72,69% đến 74,5%, thịt đùi

ăn trên kg tăng khối lượng cơ thể càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại

Box, Bohren (1954) [54], Willson (1969) [66] đã xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả chuyển hoá thức ăn từ

1 - 4 tuần tuổi là r = +0,5 Hiệu quả sử dụng thức ăn liên quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng Đối với gia cầm sinh sản thường tính tiêu tốn thức ăn cho

10 quả trứng hoặc 1 kg trứng Trước đây khi tính toán người ta chỉ tính lượng thức ăn cung cấp trong giai đoạn sinh sản Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến kết thúc 1 năm đẻ

Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào tính biệt, khí hậu, thời tiết, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, cũng như tình hình sức khoẻ của đàn gia cầm Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh

tế trong chăn nuôi gà Do vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tạo ra

tổ hợp lai tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể thấp

Khả năng chuyển hoá năng lượng theo Morris và Wasserman (1977, dẫn theo Nguyễn Duy Hoan và cs, 1999) [8] thì chỉ 80% năng lượng của thức ăn được hấp thu trong đó 25% năng lượng được hấp thu dùng cho tạo trứng

Trang 24

1.2 Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh sản ở gia cầm mái

1.2.1 Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái

Gia cầm là loài đẻ trứng Con mái thoái hoá buồng trứng bên phải, chỉ còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển Âm hộ gắn liền với tử cung và cũng nằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm bảo ba chức năng: chứa phân, chứa nước tiểu và cơ quan sinh dục Khi giao phối, gai giao cấu của con trống áp sát vào lỗ huyệt của con mái và phóng tinh vào âm hộ

Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm Gà một ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1 - 2mm, khối lượng 0,03g Thời kỳ gà đẻ buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 - 55g chứa nhiều tế bào trứng Sự hình thành buống trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời kỳ đầu của sự phát triển phôi Sau mỗi lứa tuổi lại có những thay đổi

về cấu trúc và chức năng của buồng trứng

Chức năng chủ yếu của buồng là tạo trứng Quá trình phát triển của tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín

Trước khi bắt đầu đẻ, buồng trứng gà có khoảng 3500 - 4000 trứng, mỗi tế bào có một noãn hoàng

Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ Trong 3 - 14 ngày lòng đỏ chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm protit, photpholipit, mỡ trung hoà, các chất khoáng và vitamin Đặc biệt lòng

đỏ được tích luỹ mạnh trong thời gian từ 9 đến 4 ngày trước khi trứng rụng Việc tăng quá trình sinh trưởng của tế bào trứng là do foliculin được chế tiết ở buồng trứng khi gà mái thành thục sinh dục

Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào loa kèn Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối buổi chiều (16h) thì sự rụng trứng thực hiện vào buổi sáng hôm sau Trứng

Trang 25

được giữ lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự rụng trứng tiếp theo Sự rụng trứng của gà thường xảy ra từ 2 giờ đến 14 giờ

Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt

độ không khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng Ví dụ, ở Xí nghiệp gà giống Lương Mỹ, Tam Dương vào mùa nóng (tháng 5 - 7) với nhiệt độ 35 -

400C thì sức đẻ trứng của gà ISA đã giảm 15 - 20% Gà nhiễm bệnh cũng hạn

chế khả năng rụng trứng (Lê Huy Liễu và cs, 2003) [16]

1.2.2 Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình sinh sản Ở gà mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi đẻ quả trứng đầu tiên đối với từng cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5% đối với mỗi đàn (quần thể) gà (Pingel và cs, 1980, dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004) [35]

Tuổi thành thục về tính chịu ảnh hưởng của giống và môi trường Các giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau Pingel và cs (1980) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004 [35]) cho rằng, tuổi thành thục sinh dục của gà khoảng 170 - 180 ngày, biến động trong khoảng 15 - 20 ngày Tuổi đẻ quá trứng đầu của gà Ri 135 - 144 ngày (Nguyễn Văn Thạch, 1996 [38]), gà Đông Tảo 157 ngày (Phạm Thị Hoà, 2004 [7]), gà Mía là 174 ngày (Nguyễn Văn Thiện và Hoành Phanh, 1999 [41]), gà xương đen Thái Hoà Trung Quốc 141 - 144 ngày (Vũ Quang Ninh, 2002 [34] )

Tuổi đẻ sớm hay muộn liên quan chặt chẽ đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất định Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục sớm

là ngày, tháng nở của gà con (độ dài của ngày chiếu sáng), khoảng thời gian chiếu sáng tự nhiên hay nhân tạo, cũng như khối lượng cơ thể Sự biến động trong tuổi thành thục sinh dục có thể còn do các yếu tố khác có ảnh hưởng

Trang 26

đến sinh trưởng và phát triển như chăm sóc, quản lý hay khẩu phần ăn cũng

có ảnh hưởng mạnh đến chỉ tiêu này (Jonhanson, 1972 [10])

1.2.3 Cơ chế điều hoà quá trình phát triển và rụng trứng

Các hormon hướng sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích

sự sinh trưởng và chín của trứng Nang trứng tiết ra oestrogen trước khi trứng rụng vừa có tác dụng kích thích hoạt động của ống dẫn trứng hoặc vừa ảnh hưởng lên tuyến yên ức chế tiết FSH và LH Như vậy, tế bào trứng phát triển và chín chậm lại làm ngưng rụng trứng khi tế bào còn trong ống dẫn trứng hoặc tử cung (chưa đẻ)

Gà mái mới đẻ trứng thường cho trứng hai lòng, đó là do FSH và LH hoạt động mạnh, kích thích một lúc hai tế bào trứng chín và rụng LH chỉ tiết vào buổi tối, từ lúc bắt đầu tiết đến khi rụng trứng khoảng 6 - 8 giờ Vì vậy việc chiếu sáng bổ sung vào buổi tối làm chậm tiết LH dẫn đến chậm rụng trứng từ

3 - 4 giờ Việc chiếu sáng bổ sung 3 - 4 giờ buổi tối thực chất là để gà đẻ ổn định và tập trung vào khoảng 8 - 11 giờ sáng Nếu không đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng 15 - 18 giờ/ ngày thì gà sẽ đẻ cách nhật và giảm năng suất trứng

Như vậy, điều hoà sự rụng trứng là do yếu tố thần kinh thể dịch ở tuyến yên và buồng trứng phụ trách Ngoài ra còn có cả thần kinh cấp cao và vỏ bán cầu đại não tham gia quá trình này

1.2.4 Cơ chế điều hoà quá trình tạo trứng, đẻ trứng

Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển hệ thống sinh dục ở gà là các hormon hướng sinh dục từ tuyến yên, tiếp đó FSH kích thích nang trứng sinh trưởng phát triển, LH kích thích trứng chín và rụng Cuối cùng nang trứng tiết oestrogen kích thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng

Để điều hoà quá trình chín và rụng, tuyến yên tiết oxytoxin tăng cường co bóp

cơ trơn ống dẫn trứng và tử cung, tiết prolactin ức chế hormon FSH và LH Sau khi trứng rụng, bao noãn co lại tiết progesteron duy trì hình thành trứng ở

Trang 27

ống dẫn trứng và trạng thái hoạt động của nó Vì vậy, để điều chỉnh nhịp nhàng chức năng bộ máy sinh sản phải nhờ mối liên hệ khăng khít giữa tuyến yên và vùng dưới đồi

Khả năng đẻ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi đẻ, trạng thái sinh lý, đặc điểm cá thể, điều kiện nuôi dưỡng và ngoại cảnh

Trong các yếu tố môi trường thì ánh sáng có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển chức năng sinh dục của gia cầm Dùng ánh sáng nhân tạo bổ sung cho gà đẻ sớm Tuy nhiên việc đẻ sớm có điều bất lợi vì gà chưa đạt khối lượng cơ thể, trứng đẻ ra bé, chu kỳ đẻ sinh học ngắn, kết thúc đẻ sớm dẫn đến năng suất kém

Vì vậy trong chăn nuôi gia cầm đẻ trứng phải hạn chế thức ăn, ánh sáng

để kéo dài tuổi thành thục về tính và thể vóc ở mức cho phép Ví dụ gà hướng trứng khi đạt khối lượng khoảng 1260g đối với gà mái, 1450g đối với gà trống

ở 133 ngày tuổi Gà đẻ trứng giống thịt như ISA, AA phải nuôi hạn chế thức

ăn đến 140 ngày, khối lượng sống đạt 2150g đối với gà mái, 2500g đối với gà trống sau đó mới cho ăn tăng để thúc đẻ

Thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng giai đoạn hậu bị sẽ nâng cao sức đẻ trứng của gà, khối lượng trứng to, thời gian đẻ kéo dài Ví dụ gà Leghorn có thể đẻ được 270 quả/mái/năm, gà ISA, AA đạt 180 - 185 quả/ mái/10 tháng đẻ

1.2.5 Khả năng sinh sản ở gia cầm

Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản lượng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh và ấp nở Đối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng rất khác nhau

- Sản lượng trứng: Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra

trong một vòng đời, phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài

Trang 28

Gà có sản lượng trứng cao thì năng suất trứng qua các giai đoạn đẻ sẽ cao Các giống gà chuyên trứng có sản lượng trứng 260 – 320 quả/mái/năm Các giống gà chuyên thịt có sản lượng trứng thấp hơn, sản lượng trứng chỉ đạt

150 – 210 quả/mái/năm Những giống gà có năng suất trứng cao thì tỷ lệ đẻ thường xuyên duy trì ở mức cao, chi phí thức ăn cho 10 quả trứng sẽ thấp Sản lượng trứng phụ thuộc nhiều vào chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà mái

Khối lượng của đàn gà mẹ ở các giai đoạn gà dò và gà đẻ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng trứng Nếu đàn gà phát triển đồng đều ở các giai đoạn và đúng với trọng lượng chuẩn của dòng, giống thì sẽ thu được sản lượng trứng cao nhất Phùng Đức Tiến và cs (2007) [45] cho biết: Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi của gà KL (Kabir x Lương Phượng) là 2160,25g, gà Kabir B là 2168,52, gà LV2 là 2098,30g

Thời gian nghỉ đẻ của gia cầm giữa các chu kỳ đẻ trứng ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng trứng Yếu tố này bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, sự thay đổi thức ăn và sự di chuyển Tương quan giữa sản lượng trứng 3 tháng đẻ đầu với sản lượng trứng cả năm là rất chặt, r = 0,7 - 0,9 (Hutt, 1946) [59]

- Năng suất trứng: năng suất trứng là số trứng một gia cầm mái sinh ra

trong một đơn vị thời gian Đối với gia cầm đẻ trứng, đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào giống, đặc điểm của cá thể, hướng sản xuất, mùa vụ và dinh dưỡng

Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, nhưng lại dao động lớn h2

= 0,12 - 0,3 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [39]

Năng suất trứng của gà Đông Tảo ở 36 tuần đạt 67,71 quả/mái (Nguyễn Đăng Vang và cs, 1999) [49] Gà Tam Hoàng dòng 882 có năng suất trứng 130,62 - 146,4 quả/mái/năm (Trần Công Xuân và cs, 1999) [53] Gà Ai Cập, đạt 158,4 quả/mái/64 tuần tuổi ( Phùng Đức Tiến và cs (2007) [45]

Trang 29

Gà hướng trứng thường có năng suất trứng rất cao, Nguyễn Huy Đạt

và cs (1996) [4] cho biết gà Moravia và gà Goldline - 54 thương phẩm cho năng suất trứng/mái/năm đạt tương ứng 242 và 259 - 265 quả

- Chất lượng trứng gia cầm

+ Khối lượng trứng: của gia cầm cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm Khối lượng trứng là một chỉ tiêu liên quan mật thiết tới chất lượng trứng giống, kết quả ấp nở, chất lượng và sức sống của gà con

Khối lượng trứng phụ thuộc vào giống, dòng, chăm sóc nuôi dưỡng và tuổi đẻ Cùng tỷ lệ đẻ như nhau những đàn nào trứng có khối lượng lớn hơn thì thu được tổng khối lượng trứng cao hơn Khối lượng trứng còn đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá khả năng sinh sản của đàn gà bố, mẹ Nếu trứng đẻ ra bé quá hoặc lớn quá so với khối lượng trung bình của giống, dòng dẫn đến tỷ lệ ấp nở kém Khối lượng trứng của gà mới đẻ thường nhỏ, khối lượng trứng sẽ tăng dần theo tuổi đẻ, tuổi càng cao trứng càng to Khối lượng trứng còn phụ thuộc vào khối lượng của đàn gà bố mẹ nếu đàn gà bố mẹ nuôi hạn chế quá mức ở giai đoạn gà dò thì trứng đẻ ra sau này cũng sẽ nhỏ

Khối lượng trứng có hệ số di truyền h2 cao Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [39] h2 = 0,6 - 0,74

Orlov (1974) [63] cho biết, trứng ấp nhận được từ một nhóm gà mái đẻ

có khối lượng trứng trung bình sẽ cho kết quả ấp nở tốt

+ Hình dạng trứng: trứng gia cầm thường có hình ô van và được thể hiện qua tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng của trứng hay ngược lại

Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình dạng trứng là một chỉ tiêu để xem xét chất lượng của trứng ấp Những quả trứng dài hoặc quá tròn đều có tỷ lệ nở thấp

Hệ số di truyền độ dày của vỏ trứng, theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [39] là 0,3

Trang 30

Chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh: khi xem xét chất lượng của trứng thương phẩm cũng như trứng giống, người ta đặc biệt quan tâm tới các chỉ tiêu này Các chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng trứng càng tốt và tỷ lệ nở càng cao

Chỉ số lòng đỏ: chỉ số lòng đỏ bằng tỷ số giữa chiều cao và đường kính của nó Theo Card và Nesheim (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994) [24], chỉ số lòng đỏ của trứng gà khoảng 0,4 - 0,42

+ Chỉ số lòng trắng: là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, được tính bằng tỷ số giữa chiều cao lòng trắng đặc, trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó Chỉ số này càng lớn thì chất lượng lòng trắng càng cao Chỉ số lòng trắng bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi và chế độ nuôi dưỡng

+ Đơn vị Haugh: đơn vị Haugh được Haugh R (1930) xây dựng, sử dụng để đánh giá chất lượng trứng, phụ thuộc khối lượng và chiều cao lòng trắng đặc Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt

- Tỷ lệ ấp nở: khả năng sinh sản của đàn gà phụ thuộc rất nhiều vào tỷ

lệ ấp nở Nếu đàn gà có tỷ lệ đẻ cao nhưng tỷ lệ ấp nở thấp thì số gà con sinh

ra trên một gà mái của đàn bố mẹ cũng thấp Tỷ lệ ấp nở lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố như dinh dưỡng, sức khoẻ của đàn gà bố mẹ Thức ăn thiếu canxi thì trứng đẻ ra vỏ mỏng dẫn đến tỷ lệ trứng giống thấp Điều trị thuốc kháng sinh dài ngày cho đàn gà bố mẹ thì tỷ lệ ấp nở sẽ thấp

Tỷ lệ ghép trống trên mái nếu không phù hợp với từng dòng giống thì cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở Chất lượng con trống kém thì tỷ lệ trứng có phôi cũng thấp Thời gian, chế độ bảo quản trứng cũng ảnh hưởng rất lớn đến

tỷ lệ ấp nở, thời gian bảo quản càng lâu thì tỷ lệ nở càng giảm Tỷ lệ ấp nở còn phụ thuộc vào chế độ ấp nở, chế độ ấp nở phù hợp thì tỷ lệ nở cao, số gà con loại 1 nhiều

Trang 31

1.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Xu thế chung của thế giới trong những năm gần đây là đồng thời với nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống gà công nghiệp chuyên thịt có tốc

độ sinh trưởng nhanh (Cobb, Ross, Lohman, ISA, Avian…) và chuyên trứng

có khả năng sinh sản cao (Hyline, Goldline, Brownick…) là tiến hành nghiên cứu chọn tạo các giống gà lông màu có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhiều phương thức chăn nuôi và nhu cầu của người tiêu dùng Đây cũng là hướng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi vì ở các nước Châu Âu giá gà lông màu chăn thả thường cao hơn gà công nghiệp từ 1,5 - 1,7 lần Chính vì vậy mà các hãng gia cầm lớn trên thế giới ngoài việc chọn tạo các giống gà công nghiệp cũng đã tập trung tạo các giống gà lông màu có năng suất chất lượng cao (như Sasso, Avian, Kabir, Lohnman ) Nhìn chung, các công ty này đều xây dựng các giống gà của mình theo hệ thống giống hình tháp, với đỉnh là các dòng thuần tiếp đến là gà ông bà, bố

mẹ và cuối cùng là thương phẩm Trong hệ thống này các gà dòng thuần và ông bà được nuôi tại các trại chăn nuôi của chính các công ty đó và chỉ bán ra ngoài thị trường gà bố mẹ và thương phẩm

Trang 32

Với hệ thống giống này các công ty xây dựng các các sơ đồ lai với 3 hoặc 4 dòng tham gia để tạo ra con thương phẩm 3 hoặc 4 máu mang ưu thế lai của các dòng trên Con lai tạo ra này là sản phẩm cuối cùng của hệ thống giống cung cấp ra ngoài thị trường nên các công ty này luôn giữ được độc quyền về con giống của mình và có mức giá bán khá cao

Hình 1.2 Sơ đồ sản xuất gà thương phẩm 3, 4 dòng (Sasso - Pháp)

Hình 1.3 Hệ thống sản xuất con thương phẩm 4 dòng

Trang 33

Hãng Sasso của Pháp nổi tiếng với thương hiệu gà “Label Rouge”, nhờ áp dụng công tác giống đã tạo ra hệ thống cung cấp con giống

với 4 dòng mái và 20 dòng trống bố mẹ Mục tiêu của hãng là tạo ra con thương phẩm thịt có năng suất lúc xuất bán là 2,2 kg trong thời gian nuôi khác nhau như các dòng trống T kết hợp với dòng mái SA51 cho con lai có thời gian nuôi thịt là 81 ngày, các dòng trống X kết hợp với dòng mái SA51 hoặc SA31 cho con lai có thời gian nuôi khoảng 56 ngày và các dòng trống

C kết hợp với dòng mái SA31 cho con lai có thời gian nuôi khoảng 40 ngày Từ mục tiêu này hãng đã cung cấp cho thị trường các sản phẩm con giống bố mẹ và thương phẩm thịt đa dạng và có khả năng phù hợp với nhiều phương thức và điều kiện chăn nuôi khác nhau

Hình 1.4 Thời gian nuôi của hệ thống giống Sasso - Pháp

Trang 34

Hình 1.5 Hệ thống giống gà (bố mẹ) của hãng Sasso – Pháp

Hãng Kabir của Israel cũng là một hãng chuyên cung cấp các giống gà lông màu trên thế giới Cũng giống như hãng Sasso, hãng Kabir cũng cung cấp

ra thị trường gà bố mẹ và thương phẩm, còn gà dòng thuần và ông bà được nuôi tại các cơ sở chăn nuôi của hãng Hãng đã tạo được giống gà lông màu thích nghi tốt trong điều kiện khí hậu khô nóng và cho năng suất cao với 31 dòng gà chuyên dụng thịt lông trắng và lông màu, trong đó có 13 dòng rất nổi tiếng như K400, K400N, K666, K666N, K36, K14, K25, K123, K156, K368…

gà bố mẹ có năng suất trứng đạt 188 quả/mái/70 tuần tuổi, gà thịt thương phẩm nuôi 63 ngày tuổi đạt 2,64 kg với mức tiêu tốn thức ăn 2,28 kg/kg tăng trọng Hiện tại, hãng đang cung cấp ra thị trường với 5 dòng trống và 2 dòng mái gà

bố mẹ Từ các dòng này đã tạo ra được các gà thương phẩm có khả năng phù hợp với nhiều phương thức nuôi và điều kiện khí hậu khác nhau

Trang 35

Hình 1.6 Hệ thống sản xuất giống của Kabir Ltd - Israel

Hãng Hyline của Mỹ chuyên cung cấp các sản phẩm giống gà hướng trứng Các sản phẩm bán ra thị trường gồm: Hy-line W-36, Hy-line Brown, Hy-line W-98, Hy-line Silver Brown và Hy-line Gray Năng suất trứng trung bình đến 74 tuần tuổi của các gà này khoảng 300 - 330 quả/mái

Trung Quốc cũng đã thành công trong việc chọn tạo các giống gà như Tam Hoàng, Ma Hoàng, Lương Phượng, Phật Hoàn Sơn Các giống gà lông màu của Trung Quốc có chất lượng thịt thơm ngon, màu lông phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, năng suất trứng đạt 150 - 175 quả/mái/năm, nuôi thịt 70 ngày tuổi đạt 1,6 - 1,8 kg và đặc biệt là phù hợp với phương thức nuôi chăn thả

Bên cạnh chọn tạo ra các giống gà có năng suất, chất lượng cao và xây dựng hệ thống giống hình tháp, các hãng gia cầm trên thế giới đều nghiên cứu để đưa vào các giống gà các tính trạng liên kết với giới tính như: tốc độ mọc lông cánh và màu sắc lông lúc 01 ngày tuổi Các tính trạng này được chọn lọc và đưa vào các dòng thuần để khi kết hợp tạo ra gà bố mẹ có khả năng phân ly trống mái lúc 01 ngày tuổi, giúp cho việc phân tách gà trống và mái một dễ dàng

Trang 36

Hình 1.7 Phân biệt trống mái thông qua tốc độ mọc lông (Sasso - Pháp)

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, nhiều giống gà lông màu chăn thả được nhập vào nước ta do có ưu điểm màu lông, dễ nuôi, thịt ngon, khả năng cho thịt cao, sinh sản tốt như gà Lương Phượng Hoa nhập năm 1995 từ Quảng Tây (Trung Quốc)

Song song với việc nhập giống, công tác nghiên cứu các dòng giống năng suất cao, chọn lọc nâng cao các dòng thuần cũng được quan tâm

Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng (2001) [5] nghiên cứu trên gà Lương Phượng cho thấy: năng suất trứng đạt 165 - 171quả/mái/10 tháng đẻ, tiêu tốn 2,53 - 2,65 kg thức ăn/10 quả trứng, tỷ lệ trứng có phôi 96%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 87 - 88% Nuôi thịt đến 65 ngày tuổi: khối lượng đạt 1,5 - 1,6 kg, TTTA/kg tăng khối lượng là 2,4 - 2,6 kg, nuôi sống 95%

Khi nghiên cứu trên gà Lương Phượng Hoa, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng (2001) [5] cho biết: Gà Lương Phượng Hoa nuôi nhốt và bán nuôi nhốt đều có sức sống cao ở tất cả các giai đoạn từ 98,5 đến 99,3% Khả năng tăng khối lượng tương đối nhanh, 5 tuần tuổi bình quân trống, mái đạt

Trang 37

627g (gà trống đạt 725 gam, gà mái đạt 524 gam), tiêu tốn thức ăn 1,71 kg thức ăn/1 kg tăng khối lượng

Theo kết quả của tác giả Nguyễn Khánh Quắc và cs (1998) [36] cho biết gà Kabir nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên như sau: khả năng sinh trưởng của gà Kabir cao, lúc 63 ngày tuổi đạt 1783,00g và lúc 91 ngày tuổi đạt 2515,20g Tỷ lệ thịt xẻ con trống là 78,03 %, con mái đạt 77,52 % Tỷ lệ

cơ đùi + ngực là 37,67 %, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 3,09

- Sinh trưởng tương đối cao nhất ở tuần 0 - 1 đạt 67,35% ở phương thức nuôi bán chăn thả và 67,02% ở phương thức nuôi nhốt, thấp nhất là ở 11

- 12 tuần tuổi đạt 6,74% ở phương thức bán chăn thả và 6,41% ở phương thức nuôi nhốt

- Trong phương thức bán chăn thả, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ cơ ngực, tỷ lệ cơ đùi, và tỷ lệ mỡ bụng đạt tương ứng là: 76,51%; 17,73%; 18,52% và 1,84% Trong phương thức nuôi nhốt tương ứng là: 75,51%; 18,86%; 17,53% và 2,38%

- Tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô cho 1kg tăng khối lượng gà trong phương thức nuôi bán chăn thả lần lượt là 2,99 kg; 9269 Kcal; 538,2g CP và nuôi nhốt là 2,82 kg; 8742 Kcal; 507,6g CP

Đào Văn Khanh (2000) [11] khi nghiên cứu năng suất thịt của gà Tam

Hoàng ở các mùa vụ khác nhau có kết luận như sau:

Trang 38

- Tỷ lệ nuôi sống của gà Tam Hoàng đến 84 ngày tuổi ở các mùa vụ đạt

từ 93,91% đến 97,11% Tỷ lệ nuôi sống cao nhất là ở mùa Thu 97,11%; tiếp sau đó là mùa Đông 95% và thấp nhất là mùa Hè đạt 93,91%

- Sinh trưởng của gà broiler Tam Hoàng cả trống và mái vào mùa Thu

là tốt nhất, tiếp sau đó là mùa Đông, thấp nhất ở mùa Hè Khối lượng cơ thể của gà mái và gà trống đều đạt cao nhất vào mùa Thu, thấp nhất ở mùa Hè Sự chênh lệch về khối lượng cơ thể nuôi ở các mùa đối với gà trống rõ hơn gà mái Ở 84 ngày tuổi chênh lệch về khối lượng giữa mùa Thu so với mùa Hè:

gà trống là 296,72g, gà mái là 261,76g; chênh lệch mùa Đông so với mùa Hè:

gà trống là 233,16g, gà mái là 93,1g; chênh lệch giữa mùa Thu so với mùa

Đông: gà trống là 63,58g, gà mái là 252,45g

1.4 Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của đối tượng nghiên cứu

1.4.1 Kết quả nghiên cứu về gà Ri

+ Đặc điểm ngoại hình

Gà Ri là giống gà nội được nuôi phổi biến ở nhiều vùng trong cả nước, tập trung nhiều ở miền Bắc và Trung Về hình thái, gà có nhiều loại hình và màu lông đa dạng Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, xung quanh cổ đôi khi có hàng lông đen Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có lông đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất

Hình 1.8 Hình ảnh về gà Ri vàng rơm trống và mái

Trang 39

Màu da vàng hoặc trắng, màu da chân vàng Mào cờ có răng cưa, màu

đỏ và phát triển ở con trống Tích và dái tai màu đỏ có khi xem lẫn ánh bạc Chân có hai hàng vẩy màu vàng đôi khi xen lẫm màu vàng đỏ tươi Bùi Đức Lũng và Nguyễn Huy Đạt (2001) [19], khi đưa gà Ri từ trong dân vào nghiên cứu và chọn lọc qua 3 thế hệ đã xác định được gà lúc 01 ngày tuổi có 4 nhóm màu lông chủ yếu, trong đó màu lông vằn vàng đen trên lưng và vàng rơm chiếm chủ yếu với tỷ lệ tương ứng là 51,1 và 24,4%, gà trưởng thành gà mái

có lông màu vàng rơm, gà trống có màu lông mận chín; kiểu mào của gà được xác định là mào cờ chiếm 97,4% còn lại là các kiểu mào khác

+ Khả năng sản xuất

Bùi Đức Lũng và Nguyễn Huy Đạt (2001) [19] cho biết: gà Ri sau khi được chọn lọc qua 3 thế hệ có khối lượng cơ thể lúc 01 ngày tuổi 29,5 - 29,8g, đến 20 tuần tuổi khối lượng gà mái 1214 - 1251g và gà trống 1700 - 1743g; năng suất trứng đến 68 tuần tuổi 122 - 124 quả/mái và khối lượng trứng lúc 38 tuần tuổi 41,2 - 42,3g; tỷ lệ lòng đỏ so với khối lượng trứng 34,63 - 35,33% Viện Chăn nuôi (2004) cho biết gà Ri có khối lượng lúc 01 ngày tuổi là 30g, lúc trưởng thành con trống có khối lượng 2,7kg và con mái là 1,2kg; gà Ri bắt đầu đẻ lúc 130 ngày tuổi, nếu để gà tự ấp thì gà đẻ 4 - 5 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 10

- 15 quả trứng; khối lượng trứng 42 - 45g và có màu nân nhạt

1.4.2 Kết quả nghiên cứu về gà Ri cải tiến (gà Ri X gà Lương Phượng)

Gà Ri cải tiến được chọn tạo từ giống gà Ri và gà Lương Phượng, gà

01 ngày tuổi có 3 màu lông chính màu vàng, màu nâu có sọc lưng và màu xám có đốm đầu; gà trưởng thành có thân hình rắn chắc, da vàng, màu lông tương tự gà Ri Nuôi sinh sản dòng R1 khối lượng cơ thể 19 tuần tuổi ♀ 11718,5g - ♂ 1699,28g, năng suất trứng đến 68 tuần tuổi đạt 161,17 quả/mái, với mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 3,21kg Tỷ lệ đẻ trung bình đạt 46,85% (Hồ Xuân Tùng, 2009) [46]

Trang 40

Hình 1.9 Hình ảnh đàn gà Ri cải tiến

Ngày đăng: 25/03/2016, 13:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện (1983), Di truyền học động vật, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 86 - 1854 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Di truyền học động vật
Tác giả: Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1983
3. Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đặng Đình Hanh (2001), “Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà lai F1 (Trống Mía x Mái Kabir) nuôi nhốt và bán chăn thả tại Thái Nguyên”, Tạp chí chăn nuôi số 5 – 2001, trang 9 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà lai F1 (Trống Mía x Mái Kabir) nuôi nhốt và bán chăn thả tại Thái Nguyên”", Tạp chí chăn nuôi số 5 – 2001
Tác giả: Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đặng Đình Hanh
Năm: 2001
4. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1996), “Nghiên cứu so sánh một số chỉ tiêu năng suất của Gà thương phẩm thuộc 4 giống AA, A Vian, Lohmann, ISA Vedette Nuôi trong điều kiện như nhau”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm 1986 - 1996, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 45 - 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu so sánh một số chỉ tiêu năng suất của Gà thương phẩm thuộc 4 giống AA, A Vian, Lohmann, ISA Vedette Nuôi trong điều kiện như nhau”, "Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm 1986 - 1996
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
5. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Đồng, Lê Thị Thanh Ân, Phạm Thị Hường (2004), “Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Ông bà Sasso nuôi tại Trại thực nghiệm Liên Ninh”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp (2004) tr 24 – 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Ông bà Sasso nuôi tại Trại thực nghiệm Liên Ninh”, "Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Đồng, Lê Thị Thanh Ân, Phạm Thị Hường
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp (2004) tr 24 – 29
Năm: 2004
6. Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hương và Hồ Xuân Tùng (2005), “Nghiên cứu chọn lọc và nâng cao năng suất gà Ri vàng rơm”, Báo cáo khoa học, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn lọc và nâng cao năng suất gà Ri vàng rơm”
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hương và Hồ Xuân Tùng
Năm: 2005
7. Phạm Thị Hòa (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học khả năng sinh sản và bảo tồn quỹ gen giống gà Đông Tảo, Luận văn Thạc sĩ Khoa học sinh học, Trường Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học khả năng sinh sản và bảo tồn quỹ gen giống gà Đông Tảo
Tác giả: Phạm Thị Hòa
Năm: 2004
8. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho Cao học và Nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho Cao học và Nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
9. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai (1994), Giáo trình Chăn nuôi gia Cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 104,108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chăn nuôi gia Cầm
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
10. Johansson, (1972), Cơ sở di chuyền của năng suất và chọn giống động vật (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn, Trần Đình Trọng dịch), Nxb Khoa học, trang 254 - 274 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở di chuyền của năng suất và chọn giống động vật
Tác giả: Johansson
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 1972
11. Đào Văn Khanh (2000), “Nghiên cứu năng suất thịt gà broiler giống Tam Hoàng 882 nuôi ở các mùa vụ khác nhau của vùng sinh thái Thái Nguyên”, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường ĐHNL, Nxb Nông Nghiệp, trang 40 - 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu năng suất thịt gà broiler giống Tam Hoàng 882 nuôi ở các mùa vụ khác nhau của vùng sinh thái Thái Nguyên”", Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường ĐHNL
Tác giả: Đào Văn Khanh
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2000
12. Đào Văn Khanh (2002), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt gà của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau ở Thái Nguyên”, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên, trang 147 - 149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt gà của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau ở Thái Nguyên”
Tác giả: Đào Văn Khanh
Năm: 2002
13. N guyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh (2000), “Kết quả chọn lọc nhân thuần gà Tam Hoàng dòng 882 và Jiangcun vàng tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương”, Báo cáo khoa học chăn nuôi 1999-2000 - Phần chăn nuôi gia cầm, trang 11 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn lọc nhân thuần gà Tam Hoàng dòng 882 và Jiangcun vàng tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương”, "Báo cáo khoa học chăn nuôi 1999-2000 - Phần chăn nuôi gia cầm
Tác giả: N guyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh
Năm: 2000
15. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền học giống động vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999, trang 96 -100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Cơ sở di truyền học giống động vật
Tác giả: Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
16. Lê Huy Liễu, Lê Hồng Mận, Nguyễn Duy Hoan (2003), “Năng suất thịt của con lai F1 giữa gà Ri với một số giống gà lông màu thả vườn tại Thái Nguyên”, Tạp chí chăn nuôi, Số 8, trang 10 - 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất thịt của con lai F1 giữa gà Ri với một số giống gà lông màu thả vườn tại Thái Nguyên”, "Tạp chí chăn nuôi, Số 8
Tác giả: Lê Huy Liễu, Lê Hồng Mận, Nguyễn Duy Hoan
Năm: 2003
17. Bùi Đức Lũng (1992), “Nuôi gà thịt năng suất cao”, Báo cáo chuyên đề hội nghị quản lý kĩ thuật ngành chăn nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh, trang 1 - 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà thịt năng suất cao”
Tác giả: Bùi Đức Lũng
Năm: 1992
18. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1993
19. Bùi Đức Lũng, Nguyễn Huy Đạt (2001), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Ri qua 3 đời chọn lọc”, Báo cáo khoa học năm 2001, Viện Chăn nuôi, Trang 54 - 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Ri qua 3 đời chọn lọc”, "Báo cáo khoa học năm 2001, Viện Chăn nuôi
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Nguyễn Huy Đạt
Năm: 2001
20. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003), Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn, Nxb Nghệ An, trang 20 - 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2003
21. Bùi Đức Lũng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hưng, Trần Long (2004), “Đặc điểm ngoại hình và năng suất của gà Ri vàng rơm (VR) Việt Nam ở thế hệ xuất phát qua chọn lọc và nhân giống”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp (2004), tr 30-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm ngoại hình và năng suất của gà Ri vàng rơm (VR) Việt Nam ở thế hệ xuất phát qua chọn lọc và nhân giống”, "Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp (2004)
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hưng, Trần Long (2004), “Đặc điểm ngoại hình và năng suất của gà Ri vàng rơm (VR) Việt Nam ở thế hệ xuất phát qua chọn lọc và nhân giống”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp (2004)
Năm: 2004
22. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994), cơ sở di truyền học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, trang 280 - 296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cơ sở di truyền học
Tác giả: Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w