Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ Marshall nhập nội

7 371 0
Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ Marshall nhập nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- 1 - Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ Marshall nhập nội Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Trần Văn Hùng, Khuất Thị Tuyên, Phạm Thị Luyến, Nguyễn Thị Nga, Trần Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Mến Địa chỉ liên hệ: Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phơng Chèm - Thụy Phơng - Từ liêm - Hà Nội ĐT: 04.8389773 - Fax: 048385804 tóm tắt Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-20 tuần tuổi: Marshall My: 96,6%; Marshall R: 95,60%. Khối lợng cơ thể lúc 20 tuần tuổi: Marshall My: trống: 2731 g/con, mái 2083,8 g/con; Marshall R: trống: 2828,9 g/con, mái 1907 g/con. Tiêu thụ thức ăn/ con giai đoạn 0 - 20 tuần: Marshall My: trống: 10,14 kg/con, mái 7,95 kg/con; Marshall R: trống: 10,56 kg/con, mái 8,54 kg/con. Tỷ lệ đẻ trung bình và năng suất trứng/ 25 tuần đẻ: Marshall My: 52,13%, 91,54 quả/ mái; Marshall R: 64,34%, 113,29 quả/mái. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp: Marshall My: 91,3%; 85,30%; Marshall R: 91,77%; 84,30%. Đặt vấn đề Trong những năm qua, nớc ta đã nhập các giống gà chuyên thịt nh ISA MPK, Ross 308, Ross 508 Để có cơ sở đánh giá khả năng sản xuất của chúng, từ đó tìm ra giống gà chuyên thịt thích hợp nuôi trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Tháng 8 năm 2007 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phơng đã nhập giống gà chuyên thịt Marshall của ấ n Độ gồm (Marshall My và Marshall R) Gà Marshall bố mẹ có khối lợng cơ thể lúc 168 ngày tuổi: con mái đạt 2775 gam, con trống đạt 3515 gam, năng suất trứng/mái/ 40 tuần đẻ là 186 quả (Marshall My and Marshall R Broiler Breeder Guide, 2002) [4]. Để đánh gía sức sản xuất của hai dòng gà Marshall bố mẹ nhập nội chúng tôi tiến hành đề tài trên với mục tiêu: Đánh giá khả năng sản xuất của gà bố mẹ Marshall nhập nội. Đánh giá khả năng cho thịt của con thơng phẩm. Vật liệu và phơng pháp nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu Nghiên cứu trên gà bố mẹ Marshall nhập nội với cơ cấu: Marshall My: trống 225 con, mái: 1100 con, Marshall R: trống 170 con, mái: 984 con. Đề tài đợc triển khai tại Trạm NCGC Cẩm Bình. Thời gian: 2007 - 2008. Phơng pháp nghiên cứu Trên gà sinh sản Bảng 1: Chế độ chăm sóc nuôi dỡng gà sinh sản Giai đoạn Mật độ (con/m 2 ) Tỷ lệ trống, mái Chế độ cho ăn Chế độ chiếu sáng Gà con (0-6 TT) 8 - 10 Tách riêng Tự do trong 7 ngày đầu sau đó cho ăn hạn chế 24/24 trong 1 tuần đầu sau giảm dần đến ánh sáng tự nhiên Gà dò (7-17TT) 4 - 6 Tách riêng Hạn chế ánh sáng tự nhiên Gà hậu bị (18-23TT) 4 - 6 Tách riêng Hạn chế Tăng dần ánh sáng đến đạt 15-16 giờ/ngày Gà đẻ >24TT 3-4 1/7-1/9 Theo tỷ lệ đẻ 15-16h/ngày Bảng 2: Chế độ dinh dỡng nuôi gà sinh sản Chỉ tiêu Gà con Gà hậu bị Tiền đẻ Gà đẻ Tuần tuổi 0 - 6 7 - 18 19 - 23 Mái (24 68) Trống (24 68) ME (kcal/kg ) 2750-2800 2650-2700 2700-2750 2750 - 2800 2650 - 2700 Protein (%) 18 - 20 15 - 16 16 - 17 16 - 17 13 - 14 Canxi (%) 0,90 -1,1 0,90 - 1,1 1,20 - 1,40 3,0 - 3,3 0,9 - 1,1 Phot pho (%) 0,45 - 0,50 0,40 - 0,45 0,38 - 0,40 0,40 - 0,45 0,40 - 0,45 Lyzin (%) 0,93 - 1,1 0,63 - 0,75 0,73 - 0,85 0,80 - 0,93 0,60 - 0,70 Methionin (%) 0,40 - 0,45 0,30 - 0,36 0,33 - 0,40 0,36 - 0,44 0,27 - 0,32 Để gà nuôi đạt đợc trọng lợng chuẩn theo từng độ tuổi phải duy trì sự khống chế chính xác thông qua việc cân trọng lợng gà mẫu và điều chỉnh khẩu phần ăn chính xác. Trên đàn gà thơng phẩm Bảng 5: Chế độ dinh dỡng nuôi gà thịt Chỉ tiêu 0-3 TT 4-6TT 7 TT-kết thúc ME (kcal/kg ) 3050 3200 3200 Protein (%) 23 20 18 Canxi (%) 1,0 1,0 1,0 Phot pho (%) 0,6 0,6 0,6 Lizin (%) 1,15 1,0 0,9 Methionin (%) 0,47 0,45 0,38 Xây dựng chế độ dinh dỡng, chăm sóc gà Marshall sinh sản và thơng phẩm dựa trên hớng dẫn của hãng (Marshall My and Marshall R Broiler Breeder Guide, 2002) [4] và tham khảo quy trình chăm sóc nuôi dỡng của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phơng [5]. Kết quả và thảo luận đàn bố mẹ Đặc điểm ngoại hình Gà trống và gà mái của 2 dòng gà Marshall My và Marshall R có màu lông khác nhau. Hai dòng đều có chân vàng, da vàng, mỏ vàng, lông trắng. Marshall R có màu lông hơi xám hơn. Hình ảnh toàn đàn gà Marshall My Marshall R Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn tuổi Bảng 6: Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn (%) Marshall My Marshall R Tuần tuổi Trống B1 (n=225) Mái D1 (n=1100) Trống B2 (n=170) Mái D2 (n=984) 0-6 96,44 99,00 97,65 98,78 7-20 98,56 99,04 95,68 98,83 0-20 95,11 98,09 93,53 97,66 21- 50 96,80 97,03 96,98 97,23 Tỷ lệ nuôi sống của gà Marshall My giai đoạn từ 0-20 tuần tuổi cao hơn Marshall R (P<0,05) (Marshall My: trống B1: 95,11%, mái D1: 98,09%; Marshall R: trống B2: 93,53%, mái D2: 97,66%), nhng giai đoạn 21-50 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống Marshall R và Marshall My không khác nhau (P>0,05) (Marshall My: Trống B1: 96,80%, Mái D1: 97,03 %; Marshall R: Trống B2: 96,98 %, Mái D2: 97,23 %). Kết quả thu đợc trên cao hơn so với kết quả đã nghiên cứu trên đàn Ross 308 ông bà của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm và ctv [2]. Khối lợng cơ thể qua các giai đoạn tuổi Bảng 7a: Khối lợng cơ thể đến 20 tuần tuổi của Marshall My Trống B1 (n=30) Mái D1 (n=90) Khối lợng thực tế Khối lợng thực tế Tuần tuổi X SE (g) Cv(%) Khối lợng chuẩn So với chuẩn (%) X SE (g) Cv(%) Khối lợng chuẩn So với chuẩn (%) 4 64714,01 9,70 710 91,12 480,304,20 8,70 480 100,1 6 912,526,70 10,30 1000 91,25 708,909,41 10,70 675 105 20 273119,72 10,70 2875 95 2083,8024,09 10,60 2205 94,5 Bảng 7b: Khối lợng cơ thể đến 20 tuần tuổi của Marshall R Trống B2 (n=30) Mái D2 (n=90) Khối lợng thực tế Khối lợng thực tế Tuần tuổi X SE (g) Cv (%) Khối lợng chuẩn So với chuẩn (%) X SE (g) Cv (%) Khối lợng chuẩn So với chuẩn (%) 4 67117,20 9,2 710 94,5 488,35,33 10,9 420 116,3 6 102027,79 9,9 1000 102,2 628,87,02 10,7 605 103,9 20 2828,954,86 8,2 2875 98,4 190722,53 10,5 2020 94,4 Khối lợng cơ thể lúc 20 tuần tuổi Marshall My: trống đạt 95%, mái đạt 94,5% so với chuẩn; Marshall R: trống đạt 98,4%, mái đạt 94,4% so với chuẩn (Marshall My and Marshall R Broiler Breeder Guide, 2002)[4]. Lợng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn tuổi Bảng 8: Lợng thức ăn tiêu thụ của Marshall My và Marshall R (kg/con) Trống B1 Mái D1 Trống B2 Mái D2 Tuần tuổi Thực tế Tiêu chuẩn Thực tế Tiêu chuẩn Thực tế Tiêu chuẩn Thực tế Tiêu chuẩn 0-6 2,26 1,97 1,51 1,55 2,16 1,97 1,49 1,57 7-20 7,88 8,84 6,44 6,94 8,40 8,84 7,05 7,05 0-20 10,14 10,81 7,95 8,49 10,56 10,81 8,54 8,62 Hai dòng gà Marshall My và Marshall R tiêu thụ thức ăn thấp hơn so với hãng. Giai đoạn 0-20 tuần tuổi Marshall My tiêu thụ thức ăn: trống: 10,14 kg đạt 93,78%, mái: 7,95 kg đạt 93,05% so với hãng; Marshall R tiêu thụ thức ăn: trống: 10,56 kg đạt 97,77%, mái : 8,54 kg đạt 99,16% so với hãng (Marshall My and Marshall R Broiler Breeder Guide, 2002) [4]. Tuổi thành thục Bảng 9: Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, 5%, 30%, 50% Chỉ tiêu Marsall My Marsall R Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên (ngày tuổi) 161 160 Tuổi đẻ 5% (ngày tuổi) 178 179 Tuổi đẻ 30% (ngày tuổi) 202 202 Tuổi đẻ 50% (ngày tuổi) 211 211 Gà Marshall R đẻ bói sớm hơn gà Marshall My nhng khi đạt tỷ lệ đẻ 5% gà Marshall My sớm hơn Marshall R. Tuổi thành thục của gà Marshall sớm hơn so với gà Ross 308 bố mẹ theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm và ctv [3]. Khối lợng cơ thể, khối lợng trứng Khối lợng trứng đợc chúng tôi tiến hành cân ở thời điểm đẻ 5%, 30%, 50%, 38 tuần tuổi. Kết quả thu đợc chúng tôi trình bày ở bảng sau: Bảng 10: Khối lợng cơ thể, khối lợng trứng khi tỷ lệ đẻ đạt 5%, 30%, 50%, 38 tuần Marshall My Marshall R Khối lợng cơ thể (n=90) Khối lợng trứng (n=100) Khối lợng cơ thể (n=90) Khối lợng trứng (n=100) Chỉ tiêu X (g) Cv(%) X (g) Cv(%) X (g) Cv(%) X (g) Cv(%) Tỷ lệ đẻ 5% 2567,06 9,38 51,12 7,8 2509,54 10,54 51,12 7,8 Tỷ lệ đẻ 30% 2812,19 9,37 54,3 6,6 2788,49 9,71 55,5 7,2 Tỷ lệ đẻ 50% 3196,67 10,08 57,1 6,9 3098,67 9,59 58,9 5,7 38 tuần tuổi 3411,67 8,13 63,7 6,7 3410 9,13 64,3 7,6 Khối lợng cơ thể và khối lợng trứng cả hai dòng đều tăng lên từ tỷ lệ đẻ 5%, 30%, 50% đến 38 tuần tuổi. Khối lợng trứng gà Marshall My tăng từ 51,12 đến 63,7 (g), Marshall R tăng từ 51,12 đến 64,3(g). Khối lợng trứng gà Marshall cao hơn khối lợng trứng gà Ross 308 bố mẹ theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm và ctv [3]. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng Bảng 12: Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng gà bố mẹ Marshall My và Marshall R Marshall My Marshall R Tuần đẻ Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ (%) Năng suất trứng (quả) Tỷ lệ đẻ (%) Năng suất trứng (quả) 1-4 26-29 17,89 5,0 17,62 4,92 5-8 30-33 54,56 15,28 58,63 16,44 9-12 34-37 60,80 17,02 77,03 21,56 13-16 38-41 61,46 17,21 80,95 22,68 17-20 42-45 61,81 17,31 77,78 21,76 21-25 46-50 56,24 19,72 74,04 25,93 Trung bình 52,13 64,34 Năng suất trứng đến 25 tuần đẻ 91,54 113,29 Qua các tuần đẻ thì tỷ lệ đẻ và năng suất trứng hai dòng gà Marshall My và Marshall R thấp hơn so với chuẩn. Dòng gà Marshall R có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng cao hơn Marshall My (P<0,05). Marshall My có tỷ lệ đẻ trung bình/ 25 tuần đẻ: 52,13 % (tiêu chuẩn: 66,68%); năng suất trứng đến 25 tuần đẻ 91,54 quả /mái (tiêu chuẩn: 116,63 quả/mái), Marshall R có tỷ lệ đẻ trung bình/ 25 tuần đẻ: 64,34% (tiêu chuẩn: 76,58%), năng suất trứng đến 25 tuần đẻ: 113,29 quả /mái (tiêu chuẩn: 135,13 quả/ mái) (Marshall My and Marshall R Broiler Breeder Guide, 2002) [4]. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Marshall thấp hơn của gà Ross 308 bố mẹ theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm và ctv [3]. Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng và tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng giống Đối với gà sinh sản thì chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu rất quan trọng. Trong chăn nuôi hệ số tiêu tốn thức ăn càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Kết quả trong quá trình theo dõi 2 dòng gà Marshall My và Marshall R đợc chúng tôi trình bày ở bảng sau: Bảng 13: Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng và tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng giống (kg) Marshall My Marshall R Tuần đẻ TTTA/ 10 trứng TTTA/ 10 trứng giống TTTA/ 10 trứng TTTA/ 10 trứng giống 1-4 11,20 12,22 11,12 12,05 5-8 3,10 3,32 2,92 3,15 9-12 3,05 3,22 2,37 2,52 13-16 2,92 3,07 2,27 2,37 17-20 2,70 2,82 2,32 2,42 21-25 3,10 3,62 2,34 2,44 Trung bình 4,3 4,7 3,9 4,2 TTTA/ 10 trứng và TTTA/10 trứng giống cả hai dòng gà Marshall My và Marshall R đều giảm dần từ tuần đẻ 1 đến tuần đẻ 9 sau đó tăng lên ở tuần 10 và giữ mức ổn định ở các tuần đẻ sau, đến tuần đẻ 20 chỉ tiêu TTTA có xu hớng tăng lên. Sau 20 tuần đẻ: Marshall My: TTTA/10 trứng: 4,3 kg, TTTA/10 trứng giống: 4,7 kg. Marshall R: TTTA/10 trứng: 3,9 kg, TTTA/10 trứng giống: 4,2 kg. Nh vậy TTTA của dòng gà Marshall R thấp hơn dòng gà Marshall My (P<0,05). Chất lợng trứng Bảng 14: Chất lợng trứng (n =30) Chỉ tiêu ĐVT X SE Cv (%) Khối lợng trứng g 64,890,66 5,57 Tỷ lệ lòng trắng % 59,910,45 4,16 Tỷ lệ lòng đỏ % 30,450,47 8,46 Dầy vỏ mm 0,330,04 6,43 Chỉ số lòng đỏ 0,430,004 14,77 Chỉ số lòng trắng 0,0920,009 17,29 Màu 9,430,14 7,90 Đơn vị Haugh HU 86,041,76 11,21 Một số chỉ tiêu về ấp nở Bảng 15: Một số chỉ tiêu về ấp nở gà Chỉ tiêu Marshall My Marshall R Tổng trứng vào ấp (quả) 58669 61240 Tỷ lệ phôi (%) 91,3 91,77 Tổng gà nở (con) 50043 51630 Tỷ lệ nở / tổng trứng ấp (%) 85,30 84,30 Tổng gà con loại I (con) 48754 49918 Tỷ lệ gà con loại I/tổng trứng ấp (%) 83,10 81,51 Kết quả bớc đầu cho thấy tỷ lệ phôi của 2 dòng gà Marshall My và Marshall R không khác nhau (P>0,05): Marshall My: 91,3%, Marshall R: 91,77%. Tỷ lệ phôi của gà Marshall cao hơn gà Sasso ông bà theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm và ctv [1]. Tỷ lệ nở/ tổng trứng vào ấp, tỷ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp của Marshall R cao hơn của Marshall My (P<0,05). Tỷ lệ nở/ tổng trứng vào ấp: Marshall My: 85,30%, Marshall R: 84,30%, tỷ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp: Marshall My: 83,10%, Marshall R: 81,51%. Kết luận và Đề nghị Kết luận Tỷ lệ nuôi sống của 2 dòng gà trong cả giai đoạn từ 0-20 tuần tuổi: Marshall My: 96,6%; Marshall R: 95,60%. Khối lợng cơ thể lúc 20 tuần tuổi: Marshall My: trống: 2731 g/con, mái 2083,8 g/con. Marshall R: trống: 2828,9 g/con, mái 1907 g/con. Tiêu thụ thức ăn/ con giai đoạn 0 - 20 tuần: Marshall My: trống: 10,14 kg/con, mái 7,95 kg/con; Marshall R: trống: 10,56 kg/con, mái 8,54 kg/con Tỷ lệ đẻ trung bình và năng suất trứng/ 25 tuần đẻ của 2 dòng lần lợt là: Marshall My: 52,13%, 91,54 quả/ mái; Marshall R: 64,34%, 113,29 quả/mái. TTTA/10 trứng và TTTA/10 trứng giống của 2 dòng gà lần lợt là: Marshall My: 4,3kg và 4,7 kg. Marshall R: 3,9 kg và 4,2 kg. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp của 2 dòng lần lợt là: Marshall My: 91,3 %; 85,30%. Marshall R: 91,77%; 84,30%. Đề nghị Tiếp tục theo dõi khả năng sản xuất của gà bố mẹ và khả năng cho thịt của gà thơng phẩm. Tài liệu tham khảo 1 . Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm và ctv (2007) Kết quả bớc đầu nghiên cứu khả năng sản xuất bốn dòng gà Sasso ông bà. 2. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm và ctv (2007) Kết quả bớc đầu nghiên cứu khả năng sản xuất cuả bốn dòng gà Ross 308 ông bà nhập nội. 3. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm và ctv (2007) Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ Ross 308 nhập nội. 4. Marshall My and Marshall R Broiler Breeder Guide (2002) 5. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Nga, Lê Thị Nga, Phạm Thị Minh Thu, Nguyễn Thị Lành (2007) Chăn nuôi gia cầm trang trại. . năng sản xuất của gà bố mẹ Marshall nhập nội. Đánh giá khả năng cho thịt của con thơng phẩm. Vật liệu và phơng pháp nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu Nghiên cứu trên gà bố mẹ Marshall nhập nội. bớc đầu nghiên cứu khả năng sản xuất cuả bốn dòng gà Ross 308 ông bà nhập nội. 3. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm và ctv (2007) Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ Ross. trứng vào ấp của 2 dòng lần lợt là: Marshall My: 91,3 %; 85,30%. Marshall R: 91,77%; 84,30%. Đề nghị Tiếp tục theo dõi khả năng sản xuất của gà bố mẹ và khả năng cho thịt của gà thơng phẩm.

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan