Hồ sơ hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (Trang 56 - 61)

I. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

2. Công tác khai thác bảo hiểm

2.1.4 Hồ sơ hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn

Sau khi khách hàng chấp nhận bản chào phí, đồng thời với việc hướng dẫn khách hàng kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm, danh mục tài sản, khai thác viên tiến hành soạn thảo, trình ký hợp đồng bảo hiểm. Nội dung hợp đồng phải tuân thủ theo nội dung bản chào phí và các thoả thuận đã đàm phán.

Lấy số hợp đồng : theo quy định tại đơn vị. ( số ghi trên quy tắc, giấy chứng nhận / hợp đồng bảo hiểm )

Các chứng từ phát hành theo hợp đồng bảo hiểm : phụ lục, sửa đổi bổ sung, bảng danh mục tài sản, thông báo thu phí, hoá đơn VAT.

Bộ hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn gồm : giấy yêu cầu bảo hiểm (có chữ kí và dấu của khách hàng ) ; Bản điều tra rủi ro; giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc hợp đồng bảo hiểm; quy tắc bảo hiểm áp dụng; sửa đổi bổ sung, phụ lục; danh mục tài sản được bảo hiểm ; thông báo thu phí (nếu có ); hoá đơn VAT; các tài liệu có liên quan.

hợp đồng bảo hiểm cho các bộ phận có liên quan theo quy định của công ty và tại đơn vị.

Khai thác viên chỉ được sửa hợp đồng đã cấp trong các trường hợp sau : - Có sai sót về lỗi chính tả trong quá trình cấp hợp đồng bảo hiểm so với giấy yêu cầu bảo hiểm, bản chào phí.

- Sau khi khai thác viên sửa, người có thẩm quyền (đã kí trên hợp đồng bảo hiểm ) phải kí nháy xác nhận việc sửa của khai thác viên và đóng dấu “ correct ” tại chỗ sửa, yêu cầu khai thác viên phải vào sổ và ghi rõ thời gian và lí do sửa.

Các trường hợp cấp sửa đổi bổ sung

- Khi khách hàng hoặc công ty có đề nghị thay đổi các thông tin trên giấy yêu cầu bảo hiểm hoặc các điều kiện đã thoả thuận trên hợp đồng bảo hiểm đã cấp.

- Khi khách hàng bổ sung thêm các thông tin còn thiếu trên giấy yêu cầu bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm thì yêu cầu khách hàng cung cấp số liệu, chi tiết thông tin này để làm giấy sửa đổi bổ sung.

Huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp :

- Trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ hợp đồng, thì phải yêu cầu khách hàng cung cấp các chứng từ chứng minh việc yêu cầu của mình. Nếu hợp lí thì mới chấp nhận huỷ hợp đồng và hoàn phí. Hợp đồng đã có hiệu lực trên 3 tháng, đơn vị chỉ được huỷ hợp đồng khi có ý kiến của công ty vì còn xem xét việc tiền chuyển trả tái bảo hiểm

Thủ tục huỷ hợp đồng theo quy định của công ty.

2.2.Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 2.2.1.Doanh thu, số tiền bảo hiểm, số lượng hợp đồng phát hành.

Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụ có doanh thu cao, góp phần không nhỏ vào tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc hàng năm của BIC.

Bảng 5: Quy mô khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro

đặc biệt tại BIC ( 2002- 2006 )

Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Phí BH gốc Triệu đồng 1.496 1.765 2.332 3.166 4.612 Tốc độ tăng trưởng phí % - 18.01 32.12 35.75 45.67 Số đơn bảo hiểm Đơn 210 230 290 340 450 Lượng tăng đơn BH Đơn - 20 60 50 110 Số tiền bảo hiểm Triệu đồng 2.380.350 2.510.450 2.940.020 4.230.280 5.910.750 STBH/đơn Triệu đồng 11.335 10.915 10.138 12.442 13.135 Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội- BIC

Qua bảng số liệu ta trên ta có thể rút ra một số nhận xét về tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt:

- Doanh thu phí bảo hiểm hoả hoạn tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2004 tốc độ tăng cao trên 30%. Nếu như năm 2003 mới chỉ khai thác tăng 18,01% so với năm 2002, với tổng doanh thu phí là 1765 triệu đồng thì sang năm 2004 mức tăng là 32,12%, tổng doanh thu phí là 2332 triệu đồng.Năm 2005 công tác khai thác nghiệp vụ này vẫn phát triển với phí 3166 triệu đồng

tăng 35,75% so với năm trước. Năm 2006 là năm có mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn này, tăng 45,67%, đưa tổng phí lên 4612 triệu đồng. Có thể nói đây là năm có tình hình khai thác khả quan mặc dù công ty mới mua lại cổ phần của liên doanh và thành lập doanh nghiệp nhà nước. Điều này cũng thể hiện thế mạnh của nghiệp vụ bảo hiểm này, một trong những nghiệp vụ được ưu tiên khai thác của công ty.

- Số lượng đơn bảo hiểm cấp hàng năm có xu hướng tăng nhưng mức tăng không đều. Năm 2003 tăng so với năm 2002 không đáng kể. Năm 2004 số đơn bảo hiểm tăng nhanh, tăng thêm 60 đơn, đến năm 2006 thì số đơn là 450 tăng 110 đơn.

- Năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về cả số đơn bảo hiểm cấp và doanh thu phí. Số tiền bảo hiểm bình quân một đơn cấp đã tăng đáng kể so với năm 2005 ( từ 12442 triệu lên 13135 triệu đồng ) chứng tỏ công ty đã khai thác được nhiều đơn vị có giá trị tài sản lớn hơn nhiều so với năm trước.

2.2.2.Chi phí khai thác

Chi phí khai thác là toàn bộ chi phí bỏ ra trong khâu khai thác bao gồm: chi giao dịch, chi hoa hồng cho đại lý hoặc môi giới, chi quảng cáo và tiếp thị, chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm và một số khoản chi khác. Theo thông tư số79/2001/TT-BTC ban hành ngày 28/08/2001 tỷ lệ hoa hồng tối đa được quy định là 5% phí bảo hiểm khai thác.Hiện nay thông tư số 98/2004/TT-BTC ban hành ngày 19/10/2004 đã thay cho thông tư số 79, quy định tỷ lệ hoa hồng tối đa cho bảo hiểm cháy bắt buộc và tự nguyện là 8%. Nếu dịch vụ không thu xếp qua đại lý hoặc môi giới thì doanh nghiệp được chủ động sử dụng khoản chi này:

- Chi phí khai thác ban đầu (tìm hiểu, thuyết phục, giới thiệu khách hàng) - Chi phí thu phí bảo hiểm

- Chi phí theo dõi hoạt động và thuyết phục khách hàng duy trì hợp đồng bảo hiểm

Theo số liệu thống kê những năm gần đây tỷ lệ chi phí khai thác có xu hướng tăng. Vì vậy công ty cần có biện pháp khai thác hiệu quả mà giảm chi phí khai thác cho nghiệp vụ.

2.2.3.Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

Để thực hiện tốt công tác này công ty cần thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro.Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, mức độ rủi ro, số tiền bảo hiểm, hình thức khai thác mà quyết định hình thức đánh giá rủi ro.

- Khai thác viên xác định số lượng đơn vị rủi ro và giá trị của từng đơn vị rủi ro, có hoạ đồ phân tích các đơn vị rủi ro. Đối với mỗi đơn vị rủi ro nên sử dụng danh mục giá trị riêng.

- Đánh giá tổn thất lớn nhất có thể xảy ra và tổn thất lớn nhất ước tính. - Đánh giá nguy cơ tổn thất từ bên ngoài ( các nhà máy, xí nghiệp xung

quanh… )

- Bảo vệ cơ lý: các biện pháp và trang thiết bị phòng và chống cháy, công tác an ninh, bảo vệ

+Hệ thống phòng cháy chữa cháy có đạt tiêu chuẩn theo quy định của phòng cháy chữa cháy

+Các phương tiện chữa cháy có dễ dàng tiếp cận không

- Tổn thất trong quá khứ: nguyên nhân tổn thất, mức độ tổn thất, tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm

- Đối với các kho khi đánh giá cần chú ý (tính chất hàng hoá trong kho, bao bì, đóng gói, chiều cao xếp hàng, cấu trúc kho, hệ thống phòng cháy chữa cháy. Đối với các kho chuyên dùng như kho lạnh, kho xăng dầu thì cần chú ý

đến các tiêu chuẩn quy định về kho chuyên dùng ).

- Đối với nhà ở, khách sạn, văn phòng ( nhỏ, rủi ro đơn giản)

+ Đánh giá về xây dựng: kết cấu, kiến trúc, vật liệu xây dựng, tình trạng của công trình, việc bảo dưỡng nhà cửa, hệ thống thông nhiệt và hệ thống thông khói, hệ thống chống sét.

+Hệ thống điện ( nguồn cung cấp, tình trạng hệ thống dây… )

2.2.4.Công tác giám định bồi thường.

. Ở BIC khâu giải quyết khiếu nại còn nhiều bất cập, mạng lưới mỏng, dẫn đến việc chậm trễ thanh toán bồi thường nên đã xảy ra tình trạng khách hàng không hài lòng với chất lượng dịch vụ và cũng có trường hợp khách hàng từ chối tái tục bảo hiểm sau đó.Vì vậy BIC đang nỗ lực tổ chức và hoàn thiện hệ thống mạng lưới giám định bồi thường trên toàn quốc, đảm bảo thực hiện chất lượng dịch vụ, khả năng thực hiện cam kết, gây dựng thương hiệu và uy tín của BIC. Ngoài ra,tăng cường công tác tư vấn, đánh giá và quản lý rủi ro; cải tiến công tác giám định và xem xét giải quyết bồi thường theo định hướng: Nhanh – Chính xác - Dứt điểm để không gây phiền hà cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w