1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài

27 279 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 81,07 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu:  Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về bất động sản , quản lí các dự án bấtđộng sản , các nguồn vốn đầu tư nước ngoài  Phân tích đánh giá thực trạng quản lí cá

Trang 1

Đề tài: Thực trạng quản lý các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài LỜI MỞ ĐẦU

Trong một nền kinh tế, bất động sản là loại tài sản có giá trị lớn nhất Nó bao gồm

hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà cửa khu công nghiệp,….; nói tóm lại bất động sản là

cơ sở nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế Tuy vậy, đầu tư vào bất động sảnkhông hề đơn giản, nhất là khi yêu cầu về vốn đối với lĩnh vực này không phải nhàđầu tư nào cũng có thể đáp ứng được

Là một nước đang phát triển, Việt Nam càng cần đẩy mạnh phát triển các cơ sở hạtầng, hay chính là phát triển hệ thống bất động sản, để tạo tiền đề cho sự đi lên củanền kinh tế Mặc dù vậy, đối với các nước đang phát triển như chúng ta thì nguồnlực tài chính luôn là một vấn đề nan giải Một trong những giả pháp hữu hiệu chovấn đề này là thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, như nguồn vốn ODA, FDI

Kể từ năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có mức tăngtrưởng cao hơn hẳn so với các năm trước, đạt trên 57 tỉ USD (trong 9 tháng đầunăm 2008) So với các năm trước, vốn FDI năm 2008 có hai đặc điểm khác biệt: vềquy mô, có rất nhiều dự án đăng ký trên một tỉ USD; về lĩnh vực đầu tư, FDI tậptrung nhiều vào lĩnh vực xây dựng và phát triển bất động sản

Theo số liệu thống kê, các dự án lớn hàng tỉ USD cũng đã tập trung vào các lĩnhvực xây dựng và bất động sản bên cạnh lĩnh vực lọc dầu và khu liên hợp thép Chỉriêng 7 tháng đầu năm 2008, trong số 8 dự án trên một tỉ USD, chiếm ba phần tưtổng vốn đăng ký, thì 6 dự án về xây dựng và phát triển bất động sản Điều khôngthể tránh khỏi là những dự án công nghiệp mới khác sẽ bắt đầu bằng việc xây dựngkết cấu hạ tầng Trong trung hạn, những dự án FDI sẽ biến Việt Nam thành một

“công trường” sôi động

Tuy nhiên, hiện trạng trên không hoàn toàn đem lại lợi ích cho bản thân Việt Nam

Trang 2

dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam mạnh như hiện nay Đó là các vấn đề vềtài nguyên quốc gia, môi trường tự nhiên, các vấn đề môi trường đầu tư, hành langpháp lí, hình ảnh quốc gia trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, … Đó là một vàivấn đề trong vô số các vấn đề đặt ra cần giải quyết khi thu hút vốn đầu tư nướcngoài Muốn giải quyết chúng cần có những cơ chế quản lí phù hợp đối với các dự

án loại này

Nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý các dự án bất động sản có vốn đầu tưnước ngoài tại Việt Nam nên em quyết định chọn đề tài này cho khóa luận củamình

Mục tiêu nghiên cứu:

 Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về bất động sản , quản lí các dự án bấtđộng sản , các nguồn vốn đầu tư nước ngoài

 Phân tích đánh giá thực trạng quản lí các dự án bất động sản có vốn đầu tưnước ngoài tại Việt Nam

 Đề xuất các giải pháp tăng cường việc quản lí các dự án bất động sản có vốnđầu tư nước ngoài tốt hơn

Kết cấu nội dung đề án:3 chương

 Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lí dự án bất động sản

 Chương 2 : Thực trạng quản lí các dự án bất động sản có vốn đầu tư nướcngoài tại Việt Nam

 Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý các dự án bấtđộng sản có vốn đầu tư nước ngoài

Trang 3

Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lí dự án bất động sản

1.1 Khái niệm bất động sản và quản lí dự án bất động sản

1.1.1 Khái niệm bất động sản

Bất động sản là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh,Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liềnvĩnh viễn với mảnh đất đó Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhàcửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó.Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động,lều, nhà tạm thì khôngđược xem là bất động sản

Ở Việt Nam khái niệm bất động sản được định nghĩa tại khoản 1 điều 174 Bộ LuậtDân sự 2005:

Bất động sản là các tài sản bao gồm : đất đai ; nhà, công trình xây dựng gắn liềnvới đất đai , kể cả các tài sản gắn liền với nhà , công trình xây dựng đó ; các tài sảnkhác gắn liền với đất đai ; các tài sản khác do pháp luật quy định

Người sở hữu bất động sản được phép sử dụng, mua bán, cho thuê, làm quà tặng,dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa hưởng, hoặc để yên bất độngsản của mình

1.1.2 Khái niệm quản lý dự án bất động sản

Theo điều 80 Luật Đầu tư 2005 có quy định về nội dung quản lí Nhà nước tronglĩnh vực đầu tư như sau:

1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách vềđầu tư phát triển

2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư

Trang 4

3 Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướngmắc, yêu cầu của nhà đầu tư.

4 Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư

5 Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt độngđầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt độngđầu tư

6 Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư

7 Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư

Từ đó, ta có thể hiểu rằng, xét trên góc độ quản lí Nhà nước thì quản lí dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm những hoạt động quản lí trên nhưng chỉ tiến hành đối với đối tượng là các dự án bất động sản có vốn nước ngoài

Do đặc thù có yếu tố quốc tế nên việc quản lí cũng có những khác biệt nhất định,như việc cấp phép đầu tư: không phải bất kì loại bất động sản nào người nướcngoài cũng có thể đầu tư vào, và không phải bất kì địa điểm nào muốn đầu tư đềuđược chấp thuận từ phía cơ quan quản lí Nó tùy thuộc vào quy hoạch phát triểncũng như các yếu tố an ninh quốc phòng tác động

1.1.3 Đặc điểm của quản lí dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài

1 Công tác quản lí mang tính chất quốc tế Do đặc thù có sự tham gia của chủ đầu

tư là người nước ngoài nên việc quản lí các dự án này không chỉ được áp dụng cácvăn bản pháp luật thuần Việt Nam mà cần có sự tham khảo luật pháp quốc tế, cácquy luật kinh tế, hợp tác quốc tế, các công ước mà VN đã tham gia, nhằm đảm bảo

sự công bằng cũng như tạo môi trường đầu tư thân thiện

Trang 5

2 Quá trính cấp phép đầu tư ngặt nghèo, khắt khe Nhằm đảm bảo phát triển đúngquy hoạch, các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài tuy mang lại nhiều lợiích cho địa phương đặt dự án nói riêng, và đất nước nói chung; nhưng cũng cầnxem xét kĩ càng về loại hình đầu tư, lĩnh vực cũng như địa điểm đầu tư Đồng thời,vấn đề về an ninh quốc gia cũng có ảnh hưởng to lớn tới việc cấp phép đầu tư loại

dự án này

3 Quản lí nguồn vốn dự án Các chủ đầu tư đếu phải cam kết nguồn vốn huy độngcũng như quá trình giải ngân vốn trước khi được cấp phép đầu tư vào VN

1.1.4 Vai trò của quản lí dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài

 Giúp Nhà nước quản lí các dự án, đảm bảo đúng quy hoạch phát triển đãđược đề ra, hạn chế phát sinh các rủi ro Công tác quản lí khi được thực hiệntốt sẽ giúp các cơ quan công quyền nắm bắt được về số lượng, nguồn vốnđầu tư, vị trí,… của các dự án, nhằm đưa ra quyết định chấp thuận đầu tư saocho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển

 Hạn chế rủi ro trong thực hiện dự án Dự án sẽ được thực hiện tốt hơn nếucông tác quản lí được thực hiện tốt, các rủi ro được dự tính trước và có kếhoạch đối phó phù hợp, đảm bảo mục tiêu đề ra, hạn chế lãng phí về nguồnlực của đối tác đầu tư và nguồn lực địa phương

 Giúp thị trường bất động sản phát triển và hoàn thiện Nhờ có kinh nghiệmphát triển và quản lí bất động sản từ phía đối tác nước ngoài, các nhà quản lítrong nước sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, hoàn thiện công tác quản lí,phù hợp với điều kiện tại Việt Nam

 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lí lí tưởng cho đầu tư

Hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ phải vận động, hoàn thiện hơn, phù hợp với

xu thế hội nhập hiện nay, nhằm mục đích phát triển và thu hút nguồn lực

Trang 6

nước ngoài cũng như đảm bảo không bị mất lợi ích chính đáng của mìnhtrong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam.

 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo nguồn lực lớn cho phát triển cơ sở hạtầng Trên cơ sở một hệ thống quản lí tốt, minh bạch sẽ thúc đẩy đầu tư từnướ ngoài vào Việt Nam Đây là một nguồn lực về tài chính vô cùng lớn cầnphải được tận dụng

 Nâng cao, mở rộng mối quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho hợp tác trong cáclĩnh vực khác

1.2 Khái niệm về nguồn vốn đầu tư nước ngoài

1.2.1 Nguồn vốn FDI

1.2.1.1 Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dàihạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sảnxuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sởsản xuất kinh doanh này

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nướcchủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng vớiquyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với cáccông cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản màngười đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp

đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là

"công ty con" hay "chi nhánh công ty"

1.2.1.2 Ưu điểm

Trang 7

 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xãhội trong nước

 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý , tham gia mạng lưới sản xuất toàncầu, tăng lượng việc làm, đào tạo nhân công và tạo nguồn thu ngân sách lớn

 FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về chính trị,kinh tế như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tưnước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài

Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tươngđối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư

 Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại Đầu tư trực tiếp nướcngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nướctiếp nhận theo nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấuvùng lãnh thổ, cơ cấu theo nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư…

1.2.1.3 Hạn chế

Khi đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư không những góp vốn mà còn đứng ra quản lí dự

án đó Tuy nhiên việc quản lí này đôi khi không hiệu quả do sự khác biệt giữa cácquốc gia về văn hóa , chính trị , pháp luật , con người

1.2.2 Nguồn vốn ODA

1.2.2.1 Khái niệm

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) là một hình thứcđầu tư nước ngoài Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoảncho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài Đôi khi còn gọi làviện trợ Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát

Trang 8

triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư Gọi là Chính thức, vì nóthường là cho Nhà nước vay.

1.2.2.2 Ưu điểm

 Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm)

 Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)

 Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất

là 25% của tổng số vốn ODA

1.2.2.3 Hạn chế

Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mởrộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh -quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì vậy, họ đều có chính sách riênghướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưutiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trongnước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:

 Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuếquan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩuhàng hoá của nước tài trợ Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từngbước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nướctài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoàinhư cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lờicao

 Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũngthường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn

Trang 9

phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo Ví như các dự

án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả chocác chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quácao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường laođộng thế giới)

 Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặcbiệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ Cụ thể là nước cấp ODA buộcnước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ

do họ sản xuất

 Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thôngthường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý củanước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham giagián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia

 Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phảihoàn lại tăng lên

Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thuhút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lýthấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành

dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồnvốn này còn thấp có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần

1.3 Các quy định pháp lý về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh

BĐS

Quy định về điều kiện đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Kinh doanh bất động sảnvới tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm :

Trang 10

 Tổ chức, cá nhân nước ngoài, được kinh doanh bất động sản và kinh doanhdịch vụ bất động sản trong phạm vi sau đây: Đầu tư tạo lập nhà, công trìnhxây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;Đầu tư cải tạo đất và đầu tư cáccông trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng ; Kinh doanhdịch vụ bất động sản theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này Ngoàiphạm vi quy định trên, căn cứ vào quy định của Luật này, Luật Đất đai, LuậtNhà ở, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan, Chính phủ quyđịnh các hoạt động khác về kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhânnước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phù hợp với điều kiệnkinh tế - xã hội từng thời kỳ và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế

 Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ bất động sản phải thành lập doanhnghiệp hoặc hợp tác xã, đăng ký kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quyđịnh của pháp luật

 Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải có ítnhất một người có chứng chỉ môi giới bất động sản; khi kinh doanh dịch vụđịnh giá bất động sản phải có ít nhất hai người có chứng chỉ định giá bấtđộng sản; khi kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhấthai người có chứng chỉ môi giới bất động sản, nếu có dịch vụ định giá bấtđộng sản thì phải có ít nhất hai người có chứng chỉ định giá bất động sản

 Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập phải đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật và có chứng chỉ môi giới bất động sản

1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản ly đầu tư các dự án nước ngoài vào lĩnh

vực đầu tư kinh doanh BĐS

1.4.1 Nhân tố kinh tế

Việt Nam là nước đang phát triển , do đó nền kinh tế Việt Nam còn nhiều điểm hạnchế Các nguồn tài nguyên chưa được khai thác và quản lý tích cực, có hiệu quả;nguồn lao động dồi dào chưa được huy động và phân bổ hợp lý, đồng bộ trên phạm

Trang 11

vi toàn quốc, chất lượng lao động chưa cao và đồng đều; trang thiết bị sản xuất cònlạc hậu bởi vậy việc quản lí các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài gặprất nhiều khó khăn khi các dự án này thường sử dụng các công cụ làm việc cũngnhư các công nghệ hiện đại Việc quản lí các dự án này đòi hỏi người quản lí phải

có trình độ chuyên môn và phải được qua đào tạo Những dự án bất động sản cóvốn đầu tư nước ngoài thường có giá trị rất lớn nên nếu quản lí không chuyênnghiệp sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến kết quả đầu tư

1.4.2 Nhân tố chính trị pháp luật

Theo góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam là một nước có tình hìnhchính trị ổn định nhất trong khu vực , không xảy ra các cuộc biểu tình hay bạođộng Chính phủ Việt Nam tích cực thực hiện đường lối đổi mới nhằm thu hút vốnđầu tư nước ngoài Tuy nhiên , muốn quản lý tốt các dự án bất động sản củamình , các nhà đầu tư nước ngoài cần chú trọng đến luật pháp của Việt Nam vàphần các điều khoản quy định về đầu tư bất động sản nước ngoài tại đây Việcquản lý cần phải tuân thủ pháp luật nhưng một số điều luật mà các nhà kinh doanhnước ngoài chưa hiểu rõ cũng như chưa nắm bắt được cũng gây ra hạn chế trongquá trình quản lí

1.4.3 Nhân tố văn hóa , con người

Các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đến từ rất nhiều nước trongkhu vực , với văn hóa đa dạng và khác biệt về ngôn ngữ , việc quản lí dự án khôngphải là một điều dễ dàng Trước khi đầu tư , những nhà kinh doanh nước ngoài đãnghiên cứu về con người cũng như phong tục tập quán tại Việt Nam nhưng sẽkhông dễ dàng như khi quản lí các dự án tại quê hương của họ Việc này dẫn đếnhiểu lầm hay cũng như gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động của dự

án , dẫn đến nhiều khe hở cho việc quản lí hay tạo ra những nghi ngại khi thực hiệnđầu tư các dự án bất động sản tại Việt Nam

Trang 13

Chương 2 : Thực trạng quản lí các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài

tại Việt Nam

2.1 Thực trạng đầu tư nước ngoài vào các dự án bất động sản tại Việt Nam

Tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2013 , vốn FDI đăng kí đạt 21.6 tỷ USD , tăng54,5% so với cùng kỳ Giải ngân vồn FDI tăng 9,9% so với năm 2012 và đạt 11,5

tỉ USD Mức giải ngân FDI cao là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh đầu tư trongnước đang sụt giảm

Tuy nhiên , không giống như những năm trước , vốn FDI trong năm 2013 chủ yếutập trung vào các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất với trị giá 16,6 tỷ USD ,chiếm 76,9% tổng vốn đăng kí , kế đến là sản xuất và phân phối điện , khí và nướcchiếm 9,4% trong khi lĩnh vực bất động sản chiếm 4,4% đứng ở vị trí thứ 3

Theo số liệu từ tổng cục thống kê , vốn FDI vào bất động sản Việt Nam đã giảmmạnh trong những năm gần đây do tình hình khó khăn của ngành này Nhìn lại cácnăm qua từ năm 2004 đến năm 2008 , vốn FDI vào thị trường bất động sản đã tăngtrưởng đều đặn song song với sự gia tăng nguồn vốn FDI đăng kí vào Việt Nam Lượng vốn FDI đăng kí và FDI vào lĩnh vực bất động sản đạt kỉ lục vào năm 2008với trị giá lần lượt là 71.73 tỷ USD và 23,60 tỷ USD Kể từ sau đó các số liệu nàykhông còn được duy trì và bắt đầu có dấu hiệu giảm

Ngày đăng: 24/03/2016, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w