Do vậy, việc quản lý rác thải bệnh viện cần phải đặt lên hàng đầu tại mỗi cơ sở, đặc biệt tại các bệnh viện nằm ở trung tâm của thành phố Hải Phòng - nơi tập trung đông dân cư, nên những
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Phạm Vũ Bích Trâm
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Phạm Vũ Bích Trâm
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN CHU HỒI
TS.BS PHẠM THU XANH
Hà Nội – 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tập thể thầy cô hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Chu Hồi – cán bộ Bộ môn Quản lý môi trường và cô TS.BS Phạm Thu Xanh - Giám đốc Sở Y tế thành phố Hải Phòng, đã giao đề tài, nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành luận văn này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích, giúp em tích lũy được những kiến thức cơ sở cần thiết để sử dụng cho luận văn cũng như các nghiên cứu sau này
Cuối cùng, em cảm ơn gia đình, bạn bè - những người luôn bên em, động viên, giúp đỡ em khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập và làm luận văn
Học viên
Phạm Vũ Bích Trâm
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn nguồn tham khảo
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả Luận văn
Phạm Vũ Bích Trâm
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan về chất thải y tế 4
1.1.1 Định nghĩa 4
1.1.2 Tính chất của chất thải y tế 4
1.2 Nguồn phát sinh chất thải y tế từ các hoạt động trong bệnh viện 6
1.3 Phân loại chất thải y tế 7
1.3.1 Chất thải lây nhiễm 7
1.3.2 Chất thải hóa học nguy hại 7
1.3.3 Chất thải phóng xạ 8
1.3.4 Các bình chứa khí có áp suất 8
1.3.5 Chất thải thông thường 8
1.4 Tác động đến môi trường và sức khỏe con người của rác thải y tế 8
1.4.1 Ảnh hưởng đến môi trường 8
1.4.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng 9
1.5 Các biện pháp quản lý chất thải y tế tại Việt Nam 18
1.6 Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải y tế 18
1.6.1 Các Luật liên quan do Quốc hội ban hành 19
1.6.2 Các văn bản liên quan do Chính phủ, Bộ, ngành ban hành 25
1.7 Nhu cầu quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng 23
1.7.1 Sơ lược điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng 23
1.7.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng 25
1.7.3 Nhu cầu quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng 26
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Mục tiêu đề tài 28
2.2 Đối tượng nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.4 Xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá 29
2.5 Xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí 33
2.6 Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động 34
Trang 62.7 Tính toán tổng hợp về công tác quản lý môi trường theo từng hoạt động
của tiêu chí 34
2.8 Thiết kế thông tin yêu cầu của phiếu điều tra khảo sát 34
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Thực trạng chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng 36
3.1.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn y tế 36
3.1.2 Xử lý chất thải rắn y tế 40
3.1.3 Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài cơ sở y tế 41
3.1.4 Tiêu hủy sau cùng chất thải rắn y tế 41
3.2 Hiện trạng quản lý nước thải y tế 42
3.2.1 Lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế 42
3.2.2 Mô tả các công trình xử lý nước thải hiện có 43
3.2.3 Theo dõi chất lượng nước thải 44
3.2.4 Nạo vét và tiêu hủy bùn thải 44
3.3 Hiện trạng tổ chức triển khai và yêu cầu tuân thủ 45
3.3.1 Hiện trạng triển khai các văn bản pháp quy về quản lý CYYT 45
3.3.2 Cơ cấu tổ chức để quản lý, giám sát công tác quản lý CTYT 45
3.4 Tình hình quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng 46
3.4.1 Đánh giá về công tác phân loại 46
3.4.2 Đánh giá về công tác xử lý chất thải rắn 50
3.4.3 Đánh giá về công tác lưu giữ chất thải 52
3.4.4 Đánh giá về công tác xử lý nước thải, khí thải 52
3.5 Phân tích các bất cập và nguyên nhân chủ yếu 59
3.6 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế ở Hải Phòng60 3.6.1 Giải pháp quản lý chất thải rắn 60
3.6.2 Giải pháp xử lý chất thải 62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh thường gặp 10
Bảng 1.2 Nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da 12
Bảng 1.3 Đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng 24
Bảng 2.1 Ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại CTR bệnh viện 31
Bảng 2.2 Ví dụ về xác định mức độ quan trọng của tiêu chí 33
Bảng 3.1 Bảng mô tả dưới đây thống kê và dự kiến khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trong năm 2012 và 2015 39
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá về các tiêu chí phân loại chất thải của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng 47
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá về các tiêu chí phân loại chất thải của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng 48
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá về các tiêu chí phân loại chất thải của Bệnh viện Đa khoa huyện An Dương 49
Bảng 3.5 Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của BV Lao và Bệnh phổi Hải Phòng 50
Bảng 3.6 Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng 51 Bảng 3.7 Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn của Bệnh viện Đa khoa huyện An Dương 52
Bảng 3.8 Đánh giá công tác lưu giữ chất thải rắn của BV Lao và Bệnh phổi Hải Phòng 53
Bảng 3.9 Đánh giá công tác lưu giữ chất thải rắn của BV Phụ sản Hải Phòng 54
Bảng 3.10 Đánh giá công tác lưu giữ chất thải rắn của Bệnh viện Đa khoa huyện An Dương 55
Bảng 3.11 Đánh giá việc thực hiện xử lý nước thải và khí thải tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng 56
Bảng 3.12 Đánh giá việc thực hiện xử lý nước thải và khí thải tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng 57
Bảng 3.13 Đánh giá việc thực hiện xử lý nước thải và khí thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện An Dương 58
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 1.1 Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa 5
Hình 1.1 Nguồn phát sinh chất thải bệnh viện 8
Hình 3.1 Nguyên nhân tồn tại về quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện 59
Hình 3.2 Hệ thống quản lý RTYT đề xuất cho hệ thống BV Hải Phòng 60
Trang 10Chất thải y tế bao gồm chất thải nguy hại như: kim tiêm, găng tay, cao su, bông, băng thấm dịch hoặc máu, các loại thuốc quá hạn, bệnh phẩm và rác thải phóng xạ Chất thải y tế không giống như những loại chất thải khác Chủ yếu là ở khả năng lây nhiễm mạnh, độc tính cao, có thể gây ra các đại dịch lớn cho cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, từ đó quay trở lại ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người Mặc dù chất thải y tế đặc biệt nguy hại như vậy nhưng trong các bệnh viện ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa được xử lý hợp vệ sinh và đúng kỹ thuật Phần lớn chất thải bệnh phẩm của bệnh viện không được xử lý, thải chung với các hệ thống rác thải công cộng mà không được kiểm soát chặt chẽ
Tại thành phố Hải phòng cũng như các thành phố và tỉnh thành khác trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải y tế ngày càng nghiêm trọng Trên địa bàn thành phố Hải Phòng mới có 8/26 bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế Hầu hết việc xử lý rác thải, nước thải tùy thuộc vào điều kiện kinh phí của từng đơn vị Do đó, rác thải, nước thải của những cơ sở này được xử lý rất
đa dạng và ở mức độ rất khác nhau Trong thực tế, nhiều cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường, chưa xây dựng đề án bảo
vệ môi trường, thiếu cam kết bảo vệ môi trường Rác thải y tế tuy được thu gom, phân loại theo quy trình song chưa hoàn thiện Kết luận của lực lượng Cảnh sát môi trường qua đợt kiểm tra 59 bệnh viện, phòng khám đa khoa vừa qua ở Hải phòng cho thấy, một số cơ sở khám chữa bệnh có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa được vận hành, xử lý nước thải đúng quy định Kết quả này thêm lần nữa cảnh báo
Trang 11những ẩn họa do việc xử lý rác thải y tế chưa đúng cách Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay khâu quản lý rác thải của các cơ sở y tế còn hết sức lỏng lẻo
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác quản lý rác thải y tế nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng vẫn còn gặp không ít bất cập, khó khăn Do vậy, việc quản lý rác thải bệnh viện cần phải đặt lên hàng đầu tại mỗi cơ sở, đặc biệt tại các bệnh viện nằm ở trung tâm của thành phố Hải Phòng - nơi tập trung đông dân
cư, nên những thiếu sót trong quản lý và xử lý chất thải y tế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cộng đồng dân cư lân cận
Việc nghiên cứu, đánh giá tình trạng chất thải y tế và tình hình quản lý chất thải bệnh viện, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp quản lý hiệu quả các loại chất thải này, góp phần cải thiện môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay của các bệnh viện tại thành phố Hải Phòng
Xuất phát từ thực tế nói trên chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý” làm đề tài luận văn thạc sỹ
Bố cục luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Mục tiêu, Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.4 Xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá
2.5 Xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí
2.6 Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động
2.7 Công thức tính toan tổng hợp về công tác quản lý môi trường theo từng hoạt động của tiêu chí
2.8 Thiết kế thông tin yêu cầu của phiếu điều tra khảo sát
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Trang 123.1 Thực trạng chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng
3.2 Hiện trạng quản lý nước thải y tế
3.3 Hiện trạng tổ chức triển khai và yêu cầu tuân thủ
3.4 Tình hình quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng
3.5 Phân tích các bất cập và nguyên nhân chủ yếu
3.6 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế ở Hải Phòng
Kết luận và khuyến nghị
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về chất thải y tế
1.1.1 Định nghĩa
Theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế: “chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng, và dạng khí”
“Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn; dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong y
tế Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người” [4]
1.1.2 Tính chất của chất thải y tế
1.1.2.1 Tính chất vật lý
Thành phần vật lý:
- Đồ bông vải sợi: gồm băng gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải…
- Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
- Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm, bông tiêm, thủy tinh, ống nghiệm…
- Đồ nhựa, hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng…
- Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng…
- Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc…
- Rác rưởi, lá cây, đất đá…
Theo kết quả phân tích của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) thành phần chất thải thông thường và chất thải nhiễm khuẩn được trình bày như sau: Thành phần chất thải thông thường (rác sinh hoạt y tế):
- Giấy và các loại giấy thấm: 60%
- Plastic: 20%
- Thực phẩm thừa: 10%
- Kim loại thủy tinh và các hợp chất vô cơ: 7%
Trang 14- Các loại hỗn hợp khác: 3%
Thành phần của chất thải nhiễm khuẩn là:
- Giấy và quần áo: 50-70%
- Plastic: 20-60%
- Chất dịch: 1-10%
Kết quả khảo sát trên 80 bệnh viện trên phạm vi cả nước cho thấy thành phần chất thải rắn y tế như sau [2]:
Biểu đồ 1.1: Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa
(Nguồn: Kết quả điều tra hợp tác giữa Bộ y tế và WHO 2009) 1.1.2.2 Tính chất hóa học
Thành phần hóa học:
- Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất, thuốc thử,…
- Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa,…
Nếu phân tích nguyên tố thì thấy chất thải y tế có những thành phần C, H, O,
Trang 15- Thành phần vô cơ (tro) là phần tro còn lại sau khi nung rác ở 950oC
1.2 Nguồn phát sinh chất thải y tế từ các hoạt động trong bệnh viện
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu, ; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học; ngân hàng máu, Hầu hết các CTRYT đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược
Các hoạt động của bệnh viện rất đa dạng và phong phú Từ hoạt động khám chữa bệnh, xét nghiệm, điều trị, cấp phát thuốc đến nuôi dưỡng, tất cả các hoạt động này đều phát sinh chất thải và các mầm bệnh gây ô nhiễm môi trường
Để quản lý chất thải bệnh viện hiệu quả cần biết rõ nguồn gốc phát sinh chất thải Cần xác định lượng và loại chất thải phát sinh từ mỗi nguồn để phân bổ chi phí, đưa ra phương pháp thu gom, phân loại ngay từ nguồn một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả và giảm chi phí xử lý chất thải bệnh viện
Dưới đây là sơ đồ nguồn phát sinh chất thải bệnh viện:
Hình 1.1: Nguồn phát sinh chất thải bệnh viện
Trang 161.3 Phân loại chất thải y tế
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau [4]:
- Chất thải lây nhiễm
- Chất thải hóa học nguy hại
- Chất thải phóng xạ
- Bình chứa áp suất
- Chất thải thông thường
1.3.1 Chất thải lây nhiễm
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm
1.3.2 Chất thải hóa học nguy hại
Chất thải hóa học phát sinh từ các nguồn khác nhau trong các hoạt động của các cơ sở y tế nhưng chủ yếu là từ các phòng xét nghiệm và các hoạt động liên quan như xét nghiệm, vệ sinh, khử khuẩn Chất thải hóa học có thể ở dạng rắn, lỏng, khí
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng
- Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế
- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu
- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân
bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ
Trang 17bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị)
vì vậy cần thu gom riêng
1.3.5 Chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly)
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh [4]
1.4 Tác động đến môi trường và sức khỏe con người của rác thải y tế
1.4.1 Ảnh hưởng đến môi trường
1.4.1.1 Ảnh hưởng của chất thải bệnh viện tới môi trường không khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra những tác động xấu tới môi trường không khí Khi phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất vào không khí Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) chúng phát ra các khí độc: HX,
NOx, Dioxin, Furan,…từ lò đốt và CH4, NH3, H2S, từ bãi chôn lấp Các khí này
Trang 18nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng dân
cư xung quanh
1.4.1.2 Ảnh hưởng của chất thải bệnh viện tới môi trường nước
Nước thải bệnh viện chứa nhiều mầm bệnh có khả năng lây nhiễm khá cao
như Samonella, Shigella, Vibro, Coliform, tụ cầu, liên cầu, Pseudomonas,…Nguy
cơ nhiễm virut chủ yếu là virut đường tiêu hóa, virut bại liệt,…nhiễm các kí sinh trùng, amip, trứng giun, và các nấm Theo thống kê, trên toàn thành phố Hải Phòng mới chỉ có 3/25 bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải và môi trường nước thải
đạt
Một số CSYT do chưa có kinh phí cho việc xử lý rác thải y tế đã đổ các rác thải y tế xuống các vùng đất trũng hoặc sông suối gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn
nước mặt, đặc biệt vào mùa mưa [5]
Phần lớn bãi chôn lấp ở Việt Nam chưa đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh Đặc biệt, việc chất thải bệnh viện được chôn lẫn chất thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại Nước rác hầu hết vẫn chưa được xử lý gây nguy cơ ô nhiễm nước mặt và nước ngầm
1.4.1.3 Ảnh hưởng của chất thải bệnh viện tới môi trường đất
Khi chất thải bệnh viện không được phân loại và thu gom đúng quy cách, các bãi chôn lấp không đúng kỹ thuật vệ sinh thì nước rác sẽ ngấm vào đất, làm thay đổi tính chất, thành phần lý hóa sinh của đất Điều này làm biến đổi đất ngày càng xấu
đi, gây ô nhiễm môi trường đất, khiến cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp khi đóng
bãi gặp nhiều khó khăn
1.4.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng
1.4.2.1 Bản chất mối nguy cơ của chất thải y tế
Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương Bản chất mối nguy cơ của chất thải y tế có thể được tạo ra do một hoặc nhiều đặc trưng cơ bản sau:
- Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
- Các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm;
Trang 19- Các chất độc hại có trong rác thải y tế;
- Các chất thải phóng xạ
Nguy cơ các vi khuẩn gây bệnh:
Với hầu hết mọi người trong chúng ta, thì các vi khuẩn gây bệnh là mối đe dọa lớn nhất từ môi trường đối với sức khỏe Chúng ta cần nhận biết và luôn cảnh giác với các nguy cơ sinh học do mối đe dọa của chúng ta đối với đa số dân số trên hành tinh Hiện nay có nhiều dịch bệnh do vi khuẩn gây ra bệnh hàng loạt, chúng ta phải khổ sở phòng và chữa bệnh
Bảng 1.1: Một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh thường gặp
Hô hấp (bao gồm viêm phổi, lao,
cúm và ho) 1 tỷ 5 – 7 triệu
Tiêu chảy 1 tỷ 5 triệu
Sốt rét 500 triệu 2 triệu
Sởi 200 triệu 2 triệu
Uốn ván 1 triệu 600.000
Bại liệt 2 triệu 200.000
Giun sán 1 tỷ 200.000
(Nguồn: Theo trung tâm dữ liệu quốc tế)
Nguy cơ nghề nghiệp đối với các chất gây bệnh có nguồn gốc từ máu: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) và bệnh viêm gam siêu vi B đáng được sự quan tâm nghiêm túc của những người trong nghề nghiệp phải tiếp xúc với máu, các vật phẩm và chất liệu có nguy cơ lây nhiễm tiềm tàng khác, cũng như một số chất lỏng từ cơ thể người có chứa các chất gây bệnh có nguy cơ nguồn gốc từ máu như virus suy giảm miễn giảm ở người (HIV) và virus viêm gan B (HBV) Theo ước tính của tổ chức quản lí sức khoẻ và an toàn lao động (OSHA), có tới trên 5,6 triệu người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và an toàn xã hội
có nguy cơ tiềm tàng đối với các virus này
Trang 20Theo thống kê thì những người này bao gồm (tuy nhiên không chỉ giới hạn ở các đối tượng nào) bác sỹ y khoa, nha sĩ, những người làm công tác chăm sóc răng miệng, y tá chuyên tiêm truyền tĩnh mạch, điều dưỡng viên, nhân viên lễ tang, trợ giúp y tế, bác sĩ thăm khám, nhân viên kỹ thuật và công nghệ tại các ngân hàng máu, nhân viên quản gia, công nhân giặt là, nhân viên trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ dài hạn cũng như chăm sóc sức khoẻ tại gia
Các đối tượng khác, tuỳ theo dạng thức và hợp đồng làm việc, cũng chịu những nguy cơ tiềm tàng đối với các chất gây bệnh có nguồn gốc từ máu và lây nhiễm khác chẳng hạn như cán bộ, nhân viên phòng thí nghiệm và những người làm việc trong lĩnh vực an toàn xã hội (nhân viên cứu hoả, cảnh sát,…)
Nguy cơ nghề nghiệp qua sự tiếp xúc với chất gây bệnh từ máu có thể xảy qua rất nhiều cách Mặc dù các vết thương do bị bơm kim tiêm chích thường xảy ra nhiều nhất đối với các nhân viên chăm sóc sức khoẻ, thì các chất gây bệnh có nguồn gốc từ máu cũng có thể được lan truyền qua sự tiếp xúc của màng nhầy hoặc phần
da không nguyên vẹn của các nhân viên đó
Những nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn:
Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một lượng rất lớn các tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các cách thức sau:
- Qua da (qua một vết thủng, trầy xước hoặc vết cắt trên da)
- Qua các niêm mạc (màng nhầy)
- Qua đường hô hấp (do xông, hít phải)
- Qua đường tiêu hoá
Có một mối liên quan đặc biệt giữa sự nhiễm khuẩn do virus gây suy giảm miễn dịch người (HIV) và virus viêm gan B, C đó là những bằng chứng của việc lan truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường rác thải y tế Những virus này thường lan truyền qua vết tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh
Trong các CSYT, tính đề kháng của khuẩn đối với các loại thuốc kháng sinh
và các hoá chất sát khuẩn cũng có thể góp phần tạo ra những mối nguy cơ do sự
Trang 21quản lý yếu kém các chất thải y tế Điều này đã được chứng minh, chẳng hạn từ các plasmit từ các động vật thí nghiệm có trong chất thải y tế đã được truyền cho vi khuẩn gốc qua hệ thống xử lý chất thải Hơn nữa, vi khuẩn E.Coli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn sống trong môi trường bùn hoạt tính mặc dù ở đó có vẻ như không phải là môi trường thuận lợi cho sinh vật này trong điều kiện thông thường của hệ thống thải bỏ và xử lý rác, nước
Độ tập trung của các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim tiêm qua da) hầu như là những mối nguy cơ tiềm ẩn sâu sắc đối với sức khoẻ trong các loại chất thải bệnh viện Các vật sắc nhọn có thể không chỉ là những nguyên nhân gây ra các vết, vết đâm thủng mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu nó bị nhiễm các tác nhân gây bệnh
Tóm lại, những vật sắc nhọn được coi là một rác thải rất nguy hiểm bởi nó gây những tổn thương kép: vừa gây tổn thương lại vừa lây truyền các bệnh truyền nhiễm Những vấn đề đáng lưu tâm là sự nhiễm trùng có thể được lây truyền bởi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, ví dụ như nhiễm khuẩn huyết do virus Các loại kim tiêm đã tiêm qua da là một phần quan trọng của loại hình chất thải sắc nhọn và là mối nguy hiểm đặc biệt bởi chúng thường bị dính máu bệnh nhân
Bảng 1.2: Nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da
Viêm gan B 3%
Viêm gan C 3 – 5%
(Nguồn: Theo trung tâm dữ liệu quốc tế)
Những mối nguy cơ từ loại chất thải hóa chất và dược phẩm:
Nhiều loại hóa chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là những mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con người (các độc dược, các chất gây độc gen, chất ăn mòn, chất đễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây sốc phản vệ, ) Các loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn
có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ Chúng có
Trang 22thể gây nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và mạn tính, gây ra các tổn thương như bỏng Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hoá chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các hoá chất gây phản ứng (formandehyd và các chất đễ bay hơi khác) có thể gây nên những tổn thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp Các tổn thương phổ biến hay gặp nhất là các vết bỏng
Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này, chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn mòn Cũng cần phải lưu ý rằng những loại hoá chất gây phản ứng có thể hình thành nên các hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao
Các loại hoá chất diệt côn trùng quá hạn lưu trữ trong các thùng bị rò rỉ hoặc túi rách thủng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của bất cứ ai tới gần và tiếp xúc với chúng Trong những trận mưa lớn, các hoá chất diệt côn trùng bị rò rỉ có thể thấm sâu vào đất và gây ô nhiễm nước ngầm Sự nhiễm độc có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, do hít phải hơi độc hoặc do uống phải nước hoặc ăn phải thức ăn đã bị nhiễm độc Các mối nguy cơ khác có thể là khả năng dẫn đến các vụ hoả hoạn hoặc gây ô nhiễm do việc xử lý chất thải không đúng cách chẳng hạn như thiêu huỷ hoặc chôn lấp
Các sản phẩm hoá chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây nên các ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh học hoặc gây ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên nhận được sự tưới tiêu bằng nguồn nước này Những vấn đề tương tự như vậy cũng có thể bị gây ra do các sản phẩm của quá trình bào chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác,
do các kim loại nặng như thuỷ ngân, phenol và các dẫn xuất, các chất khử trùng và tẩy uế
Những nguy cơ từ chất thải gây độc gen (genotoxic):
Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý và loại chất thải gây độc gen, mức độ ảnh hưởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi sự kết hợp giữa bản chất của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc với chất độc
Trang 23đó Quá trình tiếp xúc với các chất độc trong công tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng hoá trị liệu Những phương thức tiếp xúc chính là hít phải dạng bụi hoặc dạng phun sương qua đường hô hấp; hấp thụ qua da; qua đường tiêu hoá do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hoá chất hoặc chất bẩn có tính độc Việc nhiễm độc qua đường tiêu hoá là kết quả của những thói quen xấu chẳng hạn như dùng miệng để hút ống pipet trong khi định lượng dung dịch Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch thể và các chất tiết của những bệnh nhân đang được điều trị bằng hoá trị liệu
Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động đến các chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình đặc biệt trong nội bào như quá trình tổng hợp ADN hoặc phân bào nguyên phân Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn như nhóm ankyl hoá, không phải là pha đặc biệt, chỉ biểu hiện độc tính tại một vài điểm trong chu kỳ tế bào Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhiều loại thuốc chống ung thư lại gây nên ung thư và gây đột biến Khối u thứ phát, xảy ra sau khi ung thư nguyên phát đã bị tiêu diệt, được biết hình thành do sự kết hợp của các công thức hoá trị liệu
Nhiều loại thuốc có độc tính gây kích thích cao độ và gây nên những hậu quả huỷ hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt Chúng cũng có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da
Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng và vận chuyển chất thải genotoxic, việc đào thải những chất thải như vậy vào môi trường có thể gây nên những hậu quả sinh thái thảm khốc
Những nguy cơ từ các chất thải phóng xạ:
Loại bệnh gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi loại chất thải và phạm vi tiếp xúc Nó có thể là đau đầu, hoa mắt chóng mặt và nôn nhiều bất thường Bởi chất thải phóng xạ, cũng như loại chất thải dược phẩm, là một loại độc hại gen, nó cũng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ như các nguồn phóng xạ của các phương tiện chuẩn đoán (máy X quang, máy chụp cắt lớp ), có thể gây ra một loạt các tổn
Trang 24thương (chẳng hạn như phá huỷ các mô, từ đó đòi hỏi phải dẫn đến việc xử lý loại
bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể)
Các nguy cơ từ những loại chất thải có hoạt tính thấp có thể phát sinh do việc nhiễm xạ trên phạm vi bề mặt của các vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thời gian lưu giữ loại chất chất thải này Các nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ thu gom và vận chuyển rác thải thải phải tiếp xúc với loại chất thải phóng
xạ này là những người thuộc nhóm nguy cơ cao
1.4.2.2 Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người ở ngoài cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai xót trong khâu quản lý Dưới đây là những nhóm chính có nguy cơ cao:
- Bác sỹ, y tá, hộ lý, và các nhân viên hành chính của bệnh viện;
- Bệnh nhân điều trị ngoại trú hoặc nội trú;
- Khách tới thăm hoặc người nhà nuôi bệnh nhân;
- Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận chuyển bệnh nhân,…
- Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác thải, các lò đốt rác) và những người bới rác
Ngoài ra còn có các mối nguy cơ liên quan với các nguồn chất thải y tế quy
mô nhỏ, rải rác, dễ bị bỏ quên Chất thải từ những nguồn này có thể sản sinh ra từ những tủ thuốc gia đình hoặc do những kẻ tiêm chích ma tuý vứt ra
1.4.2.3 Ảnh hưởng của các loại chất thải y tế đến sức khỏe con người
Ảnh hưởng của loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn:
Đối với những bệnh do virút gây ra như HIV/AIDS, viêm gan B hoặc C, những nhân viên y tế, đặc biệt là các y tế là những người có nguy cơ nhiễm cao nhất qua những vết thương do các vật sắc nhọn bị nhiễm máu bệnh nhân gây nên Các
Trang 25nhân viên bệnh viện khác và những người vận hành quản lý chất thải xung quanh bệnh viện cũng có nguy cơ đáng kể, chẳng hạn như những nhân viên quét dọn, những người bới rác tại bãi đổ rác Nguy cơ của loại bệnh truyền nhiễm này trong
số các bệnh nhân và cộng đồng thấp hơn nhiều Đôi khi một số bệnh truyền nhiễm lại lây truyền qua các phương tiện khác hoặc gây ra do các tác nhân cơ tính bền vững hơn, đã tạo ra một nguy cơ đáng kể cho cộng đồng và cho các bệnh nhân trong bệnh viện
Các trường hợp tai nạn riêng lẻ hoặc nhiễm trùng thứ phát do chất thải y tế gây ra đều được chứng minh bởi những tài liệu đáng tin cậy Tuy vậy, nhìn chung vẫn khó đánh giá trực tiếp ảnh hưởng của chất thải rắn y tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển vẫn còn nghi ngờ đối với trường hợp nhiễm khuẩn với số lượng lớn
mà tác nhân gây bệnh do tiếp xúc với chất thải y tế
Tỷ lệ các tổn thương hàng năm do các vật sắc nhọn trong chất thải y tế và dịch vụ vệ sinh môi trường cả trong và ngoài các bệnh viện gây ra đã được cơ quan Đăng ký các độc chất và bệnh tật Hoa Kỳ (ATSDN) Nhiều tổn thương gây ra do kim tiêm trước khi vứt bỏ vào thùng chứa, do những thùng chứa đó không kín hoặc làm bằng những vật liệu dễ bị rách, thủng
Một báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) tại hội nghị chất thải y
tế đã đánh giá số trường hợp nhiễm virus viêm gan B và C hàng năm do tổn thương gây ra bởi các vật sắc nhọn trong số các nhân viên y tế và các nhân viên quản lý chất thải
Ở các nước đang phát triển, việc tư vấn và huấn luyện cho những nhân viên
đã tiếp xúc với chất thải có thể không chặt chẽ lắm do vậy ngày càng có nhiều người tiếp xúc với các loại chất thải bệnh viện cả bên trong lẫn bên ngoài cơ sở y tế
Trong bất kỳ một cơ sở y tế nào, y tá và những nhân viên quản lý bệnh viện
là những nhóm nguy cơ chính bị tổn thương, tỷ lệ tổn thương hàng năm của những đối tượng này vào khoảng 10-20 phần nghìn Mặc dù các tổn thương có liên quan đến công việc trong số các nhân viên y tế và những người thu gom rác hầu hết là
Trang 26các tổn thương bong gân và căng thẳng do làm việc quá sức, vẫn có một tỷ lệ đáng
kể các tổn thương là các vết cắt, thủng do các vật sắc nhọn bị loại bỏ gây ra
Ảnh hưởng của chất thải hoá chất và dược phẩm:
Trong khi không có tài liệu khoa học nào cho thấy mức độ phổ biến của bệnh tật gây ra do chất thải hoá chất hoặc dược phẩm từ các bệnh viện đối với cộng đồng, thì nhiều trường hợp nhiễm độc quy mô lớn do chất thải hoá chất công nghiệp đã xảy ra Ngoài ra đã có nhiều vụ tổn thương hoặc nhiễm độc do việc vận chuyển hoá chất và dược phẩm trong bệnh viên không bảo đảm Các dược sĩ, bác sĩ gây mê, y
tá, kỹ thuật viên, cán bộ hành chính có thể có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da do tiếp xúc với các loại chất dạng lỏng, bay hơi, dạng phun sương và các dung dịch khác
Để hạn chế đến mức thấp nhất loại nguy cơ nghề nghiệp này nên thay thế hoặc giảm lượng hoá chất độc hại xuống bất cứ lúc nào có thể và cung cấp các phương tiện bảo hộ cho tất cả những người tiếp xúc trực tiếp với hoá chất Những nơi sử dụng và bảo quản loại hoá chất nguy hiểm cung nên được thiết kế hệ thống thông gió phù hợp, huấn luyện các biện pháp phòng hộ và các trường hợp cấp cứu cho những người có liên quan
Những ảnh hưởng của chất thải gây độc gen trong y tế:
Cần phải có thời gian để thu thập những dữ liệu về ảnh hưởng lâu dài đối với sức khoẻ con người của các chất thải gây độc gen trong y tế, bởi vì rất khó đánh giá ảnh hưởng của loại độc chất phức tạp này lên mối nguy cơ đối với con người
Có rất nhiều nghiên cứu đã điều tra khả năng kết hợp giữa nguy cơ đối với sức khoẻ và việc tiếp xúc với thuốc chống ung thư, biểu hiện bằng sự tăng đột biến các thành phần trong nước tiểu ở những người đã tiếp xúc và tăng nguy cơ xảy thai Mức độ tập trung các thuốc gây độc gen trong bầu không khí bên trong bệnh viện cũng đã được xem xét và đánh giá các ảnh hưởng về sức khoẻ liên quan tới việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ:
Trang 27Nhiều tai nạn đã được ghi nhận và thanh toán xử lý các nguyên liệu trong trị liệu hạt nhân cùng với số lượng lớn những người bị tổn thương do tiếp xúc với mối nguy cơ Ở Brazil, đã phân tích và có đầy đủ tài liệu chứng minh một trường hợp ảnh hưởng của ung thư lên cộng đồng có liên quan tới việc rò rỉ chất thải phóng xạ trong bệnh viện
Một bệnh viện thiên về trị liệu bằng phóng xạ trong khi chuyển địa điểm đã làm thất thoát tại địa điểm cũ một nguồn xạ trị đã được niêm phong, một người dân chuyển đến địa điểm này đã nhặt được nó và mang về nhà Hậu quả đã có 249 người tiếp xúc với nguồn phóng xạ này, nhiều người trong số đó đã chết hoặc gặp hàng loạt các vấn đề về sức khoẻ Các vụ tai nạn có liên quan đến việc tiếp xúc với các chất phóng xạ ion hoá trong các cơ sở điều trị do hậu quả từ các thiết bị X-quang hoạt động không an toàn, do việc chuyên chở vận chuyển các dung dịch xạ trị không đảm bảo hoặc thiếu các biện pháp giám sát trong xạ trị liệu
1.5 Các biện pháp quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
Tính đến nay, cả nước hiện có 1.087 bệnh viện (1.023 bệnh viện nhà nước,
64 bệnh viện tư nhân) với tổng số hơn 140.000 giường bệnh, ngoài ra còn có hơn 10.000 trạm y tế xã, hàng chục ngàn cơ sở phòng khám tư nhân, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất dược phẩm, sinh phẩm y tế
Theo ước tính, trong một ngày đêm, mỗi giường bệnh thải ra môi trường khoảng 2,5 kg rác thải, trong đó thành phần nguy hại trong chất thải rắn y tế chiếm
từ 10 - 25%, bao gồm các chất thải lây nhiễm, dược chất, chất hóa học, phóng xạ, kim loại nặng, chất dễ cháy, nổ,
Còn lại 75 – 90%, gồm các chất thải thông thường, tương tự như chất thải sinh hoạt, trong đó có nhiều thành phần không chứa yếu tố nguy hại như nhựa, thủy tỉnh, kim loại, giấy, có thể tái chế
Trong tổng lượng chất thải bệnh viện thì 70% lượng chất thải bệnh viện phát sinh ở thành thị Trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi chiếm 1/3 tổng lượng rác
Hiện nay hoạt động thu gom phân loại rác thải y tế ở nước ta còn chưa hiệu quả và không được quan tâm đúng mức Khoảng 80% số bệnh viện đã tiến hành
Trang 28phân loại rác tại nguồn Tuy nhiên 25% trong số đó chưa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải bệnh viện làm tăng nguy cơ rủi ro cho người trực tiếp thu gom, vân chuyển, xử lý Do sử dụng quá lâu, một số thùng đựng rác thải y tế đã cũ, thủng, hỏng Tình trạng rác thải bị lưu trữ lâu và không được vận chuyển bằng xe chuyên dụng vẫn còn phổ biến
Trong những năm gần đây, phương pháp xử lý chủ yếu là phương pháp thiêu đốt Nhưng qua điều tra, cả nước hiện có 80 lò đốt đạt tiêu chuẩn Trong tổng số
700 bệnh viện được kiểm tra, có trên 73% sử dụng lò đốt, trên 26% còn lại thiêu đốt rác thủ công hoặc chôn lấp tại chỗ, chủ yếu trong số 26% là bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện ở vùng sâu vùng xa [7]
Như vậy hoạt động thiêu đốt chất thải bệnh viện tại nguồn vẫn sử dụng lò thủ công, không có hệ thống xử lý khí thải Khói đen bốc lên từ lò đốt chứa khí thải độc hại như SOx, NOx, COx, Dioxin, Furan,… gây ô nhiễm môi trường xung quanh Một số bệnh viện đã lắp đặt lò đốt chất thải hiện đại, nhưng hiệu suất hoạt động của
lò không cao Nguyên nhân chủ yếu là do những lò này không phát huy hết công suất hoạt động, chi phí vận hành quá lớn, người vận hành lò đốt không được đào tạo chuyên nghiệp nên việc vận hành lò đốt không đúng kỹ thuật, vẫn tạo khói đen và mùi
Hệ thống xử lý nước thải của phần lớn bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu đối với tất cả các thông số trong quy chuẩn về nước thải bệnh viện, vì thế có nguy
cơ xả thải nhiều chất độc hại và các tác nhân gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao ra môi trường nước
1.6 Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
1.6.1 Các Luật liên quan do Quốc hội ban hành
+ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007; + Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
+ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009
+ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;
+ Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Trang 291.6.2 Các văn bản liên quan do Chính phủ, Bộ, ngành ban hành
1.6.2.1 Văn bản hướng dẫn thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường
+ Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011, của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Văn bản của Bộ, ngành
+ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên & Môi trường - Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
+ Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng
ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Trang 30+ Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011, của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
1.6.2.2 Văn bản hướng dẫn liên quan đến quản lý chất thải và chất thải y tế
Văn bản của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ
+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải rắn;
+ Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 quy định thi hành chi tiết một
số Điều của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, về việc áp dụng biện pháp cách
ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời kỳ có dịch;
+ Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
+ Nghị định 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tài nguyên nước;
+ Quyết định 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải rắn y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020;
+ Quyết định 170/QĐ-TTg ngày 8/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025
Văn bản của Bộ, ngành
+ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng, Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP;
Trang 31+ Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về huớng dẫn
tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 6: Vệ sinh môi trường và quản lý chất thải);
+ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, Quy định về quản lý chất thải nguy hại;
+ Thông tư số 27/2012 /TT-BTNMT ngày 28/12/2012 của Bộ Tài nguyên & Môi trường- Ban hành quy chuẩn Việt Nam 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế;
+ Thông tư 57/2013/TT-BTNMT ngày 31/12/2013 của Bộ Tài nguyên & Môi trường - Ban hành quy chuẩn Việt Nam 55: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm;
+ Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013của Bộ TNMT ban hành quy chuẩn Việt Nam 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
+ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 19/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
+ Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại có hiệu lực từ 1/9/2015;
+ Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007, của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế
1.6.2.3 Các văn bản liên quan đến quản lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Văn bản của Thủ tướng Chính phủ
+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
+ Quyết định số 1788/QĐ-TTg, ngày 01/10/2013, của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020;
Trang 32+ Chỉ thị số 17/2008/CT-TTg ngày 05/6/2008, của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Văn bản của Bộ, ngành
+ Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý;
+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/8/2006 của Bộ Tài nguyên & Môi trường- Quy định chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để theo quyết định số 64/2004/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ;
+ Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên & Môi trường- Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
1.7 Nhu cầu quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng
1.7.1 Sơ lược điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng
1.7.1.1 Vị trí địa lý
Hải Phòng là một trong ba thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên của Việt Nam ngay sau năm 1975 cùng với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Trụ sở Ủy ban nhân dân đặt tại số 18 phố Hoàng Diệu, nằm giữa phường Minh Khai, quận Hồng Bàng (cổng chính) và phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền
Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc
Bộ thuộc Biển Đông - cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km Thành phố cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông - Đông Bắc
Điểm cực Bắc của thành phố là xã Lại Xuân thuộc huyện Thủy Nguyên; cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo;
và cực Đông là đảo Bạch Long Vĩ
1.7.1.2 Các đơn vị hành chính
Trang 33Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo với 228 đơn vị cấp xã 70 phường, 10 thị trấn và 148 xã (Bảng 1.3)
Bảng 1.3: Đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng
Đơn vị hành
chính
Số phường (xã, thị trấn)
Diện tích (km²) (2009)
Dân số (người) (Điều tra dân
số 1/4/2009)
Mật độ (người/km²)
Toàn Thành phố
70 phường, 10 thị trấn, 148
xã
1.505,74 1.837.173 1.220,11
Quận Dương Kinh 6 phường 45,85 48.700 1.062,16 Quận Đồ Sơn 7 phường 42,37 44.514 1.050,6 Quận Hải An 8 phường 88,39 103.267 1.168,31 Quận Kiến An 10 phường 29,6 97.403 3.290,64 Quận Hồng Bàng 11 phường 14,27 101.625 7.121,58 Quận Ngô Quyền 13 phường 10,97 164.612 15.005,65 Quận Lê Chân 15 phường 12,31 209.618 17.028,27 Huyện An Dương 1 thị trấn + 15
- Cát Hải Nâng tổng số quận lên thành 12 quận, mở rộng vùng trung tâm
1.7.1.3 Sơ lược về tự nhiên
Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật
độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km² Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam Ngoài ra, Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng
1.7.1.4 Sơ lược đặc điểm khí hậu
Trang 34Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5°C, mùa đông là 20,3°C và nhiệt độ trung bình năm là trên 23,9°C Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600-1800 mm Độ ẩm trong không khí trung bình 85 - 86%
1.7.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là một "trung tâm kinh tế quan trọng" của miền Bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói chung Dưới thời Pháp thuộc, Hải Phòng là thành phố cấp 1, ngang hàng với Sài Gòn và Hà Nội Những năm cuối thế kỷ 19, người Pháp đã có những đề xuất xây dựng Hải Phòng thành "thủ đô kinh tế" của Đông Dương [18]
Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong tốp 5 tỉnh/thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hà Nội Năm 2009, thu ngân sách nhà nước của địa phương đạt 34.000 tỉ đồng Năm 2011, thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 47.725 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010 Dự kiến năm 2012, Thành phố tổng thu ngân sách 56.470 tỷ đồng Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 15/63 tỉnh thành [18]
Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [18]
Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ,
du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam Hải Phòng
Trang 35là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh quân khu 3 và Bộ
Tư lệnh Hải quân Việt Nam
Hải Phòng là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc Đến nay, Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng là trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay Hải Phòng đang phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước
Tính đến năm 2012, trên địa bàn thành phố có 5 trường Đại học và Học viện,
16 trường Cao đẳng, 26 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 56 trường Trung học phổ thông và hàng trăm trường học từ bậc học cơ sở tới ngành học mầm non Hải Phòng cũng là địa phương duy nhất có học sinh đạt giải Olympic quốc tế trong 16 năm liên tiếp
Với lợi thế là một thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng là một trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam Các trường của Hải Phòng đều có cơ sở vật chất rất tốt và toàn diện
1.7.3 Nhu cầu quản lý chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng
Toàn thành phố có 09 Bệnh viện tuyến thành phố, 14 Bệnh viện đa khoa quận, huyện và 02 Trung tâm Y tế quận Dương Kinh và Kiến An có giường bệnh Đối với khối Y tế dự phòng 01 Trung tâm Y tế dự phòng Thành Phố; 12 Trung tâm
y tế Quận, Huyện Đối với khối Trung tâm chuyên khoa và các đơn vị trực thuộc có
15 đơn vị Có 224 Trạm y tế xã, phường, thị trấn Tuy nhiên, theo số liệu thống kê năm 2013, trên toàn địa bàn thành phố Hải Phòng mới chỉ có 3/25 bệnh viện đã có
hệ thống xử lý nước thải, 7/25 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải, số còn lại có hệ thống xử lý nước thải xuống cấp gây ô nhiễm môi trường hoặc chưa có thông tin cụ thể
Theo ước tính, lượng rác thải y tế sẽ tiếp tục gia tăng cùng với sự gia tăng của số lượng giường bệnh Do đó, quản lý chất thải y tế được coi là nhu cầu cấp
Trang 36thiết hiện nay tại thành phố Hải Phòng Theo dự kiến, đến cuối năm nay, chính quyền thành phố sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại 4 bệnh viện lớn của thành phố
Trang 37CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu đề tài
Đánh giá được thực trạng chất thải y tế tại thành phố Hải Phòng;
Xác định được tình hình quản lý chất thải y tế hiện nay ở thành phố Hải Phòng;
Đề xuất được một số giải pháp tăng hiệu quả quản lý chất thải y tế của thành phố Hải Phòng qua các trường hợp nghiên cứu
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bệnh viện trên địa bản thành phố Hải Phòng, gồm: 09 bệnh viện tuyến thành phố, 14 bệnh viện đa khoa quận, huyện và 02 trung tâm y tế quận Dương Kinh và Kiến An có giường bệnh Đối với khối Y tế dự phòng: 01 Trung tâm Y tế dự phòng Thành Phố; 12 Trung tâm y tế Quận, Huyện Đối với khối Trung tâm chuyên khoa và các đơn vị trực thuộc có 15 đơn vị Khoảng 224 Trạm y tế xã, phường, thị trấn; 14 Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa gia đình quận huyện
Do số lượng các bệnh viện trên địa bàn thành phố là rất lớn, bao gồm các bệnh viện tuyến thành phố và tuyến quận, huyện Cho nên, căn cứ vào sự phân bố các bệnh viện, chức năng khám chữa bệnh theo quy mô vùng và dựa trên kết quả đánh giá tình hình chất thải ý tế tổng quan toàn thành phố, học viên đã lựa chọn tập trung nghiên cứu trọng điểm vấn đề quản lý chất thải rắn y tế để đánh giá thực trạng vấn
đề ở một số bệnh viện sau:
- Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng
- Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
- Bệnh viện Đa khoa huyện An Dương
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong quá trình thực hiện bao gồm:
- Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp các tài liệu liên quan đến
bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bao gồm việc thu thập các tài liệu, số liệu nguồn sơ cấp
Trang 38có liên quan đến nội dung đề tài từ các bệnh viện, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường; từ các nguồn thứ cấp (tài liệu đã công bố) từ sách, báo, tạp chí, thông tin trên mạng, v.v Sau đó đã lựa chọn những thông tin liên quan để tổng hợp thành các thông tin cần thiết phục vụ cho luận văn
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tại các bệnh viện trên địa bàn
thành phố bằng phiếu điều tra Phiếu điều tra được gửi đến các bộ phận và cán bộ chức năng trong bệnh viện gồm: Giám đốc bệnh viện, Phụ trách bộ phận quản lý môi trường bệnh viện, các cán bộ thực hiện chăm sóc môi trường bệnh viện và một
số bác sỹ tại bệnh viện nghiên cứu Thực hiện điều tra khảo sát nhằm lấy ý kiến của các bộ phận, cán bộ liên quan đến quản lý môi trường bệnh viện nhằm làm rõ hơn phần nào về thực trạng quản lý môi trường bệnh viện tỉnh và để nắm bắt được quan điểm, cách nhìn nhận và hiểu biết của các thành phần này đối với vấn đề ô nhiễm môi trường bệnh viện do chất thải
- Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu: Từ các số liệu thu
thập được, chỉnh lý và tổng hợp lại, thống kê từ các điểm số, những ý kiến, nhận xét làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề luận văn quan tâm
- Phương pháp tham kiến chuyên gia: Các thông tin sau xử lý được tham
kiến các chuyên gia,các thầy cô giáo, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất thải bệnh viện như Cục Quản lý môi trường y tế, Sở Tài Nguyên và Môi trường và Sở Y
tế tthành phố Hải Phòng, cán bộ quản lý và phụ trách bệnh viện, để xác nhận và điều chỉnh các kết quả điều tra khảo sát Ngoài ra, đã tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá
- Phương pháp so sánh nhằm đánh giá mức độ chênh lệch trong việc quản
lý môi trường Phương pháp này bao gồm so sánh các tiêu chí trong công tác bảo vệ môi trường và so sánh tổng thể thực trạng bảo vệ môi trường giữa các bệnh viện nghiên cứu
2.4 Xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá
Việc đánh giá công tác quản lý môi trường là rất khó nếu không có những định lượng cụ thể, rõ ràng Có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá để xác định mức
Trang 39độ của một mô hình quản lý môi trường, song việc làm này đôi khi cũng khó được chấp nhận và thường gặp phải những tranh cãi Tuy nhiên, để thuận tiện và phù hợp với mức độ của luận văn, các tiêu chí đánh giá được xây dựng và được tham khảo qua ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường [12] Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí xây dựng là một phương pháp khoa học đã được các nhà khoa học trên thế giới áp dụng Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cũng dựa theo những phương pháp từ tài liệu tham khảo của Owen và Roger (2009) về hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường [19]
Nghiên cứu của Hoàng Thị Liên (2009) cũng đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá, nhưng tính khoa học chưa cao do chỉ dựa vào khảo sát và cách nhìn nhận của cá nhân để đánh giá, cho điểm nên rất khó định lượng Do đó, nghiên cứu này sẽ xây dựng các tiêu chí mới dựa trên Quy chế Quản lý chất thải y tế năm 2007 của Bộ Y
tế làm cơ sở để đánh giá [7]
Các tiêu chí đánh giá được phân loại theo các hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện Để dễ dàng đánh giá thực trạng quản lý và bảo vệ môi trường của bệnh viện chúng tôi đã chia ra các nhóm tiêu chí, sau đó đánh giá tổng hợp về thực trạng quản lý môi trường Các nhóm tiêu chí như vậy gồm:
a) Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác phân loại chất thải rắn bệnh viện: Các
tiêu chí đánh giá này dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế (2007) và một số tài liệu tham khảo để xây dựng [4]
b) Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác vận chuyển: Các tiêu chí đánh giá này
dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế (2007) và Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại, cũng như một số tài liệu tham khảo khác
c) Nhóm tiêu chí về lưu giữ chất thải rắn bệnh viện: Các tiêu chí đánh giá này
dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế (2007) và một số tài liệu tham khảo khác
Trang 40d) Nhóm tiêu chí đánh giá về hoạt động xử lý chất thải rắn y tế: Các tiêu chí
đánh giá này được chỉnh sửa cho phù hợp dựa trên việc tham khảo một số tài liệu hướng dẫn trong nước [10]
e) Nhóm tiêu chí đánh giá về hệ thống thu gom xử lý nước thải và khí thải:
Các tiêu chí này được tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp từ một số tài liệu hướng dẫn trong nước [10]
Các nhóm tiêu chí trên chỉ nhằm để đánh giá về công tác quản lý bảo vệ môi trường tại bệnh viện chứ không đánh giá về mặt kỹ thuật như tiêu chí đánh giá hệ thống xử lý nước thải, tiêu chí đánh giá về hệ thống xử lý chất thải rắn,… Các tiêu chí đánh giá như vậy sẽ được thảo luận trong phần kết quả nghiên cứu dựa vào các kết quả khảo sát cụ thể
Các bảng điểm đánh giá theo các tiêu chí được trình bày trong phần phụ lục Bảng dưới đây đưa ra một ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại chất thải rắn bệnh viện Các tiêu chí đánh giá và các chuẩn mực được trình bày chi tiết trong phần Phụ lục
Bảng 2.1: Ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại CTR bệnh viện
Tiêu chí về sử dụng mã màu sắc
- 5 điểm: Có phân loại chất thải theo
các mã màu
- 4 điểm: Có phân loại chất thải nhưng
thiếu 1 mã màu hoặc vẫn còn được đựng
- 3 điểm: Chỉ có phân loại với 2 mã
màu và các loại khác xếp xen lẫn
- 2 điểm: Chỉ có 1 loại màu được quy
định đựng chất thải nguy hại
- 1 điểm: Chỉ sử dụng các bao bì thong
thường và không có hiểu biết trong việc
sử dụng bao bì mã màu
1 Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm
2 Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ
3 Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ
4 Màu trắng đựng chất thải tái chế