1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng bột lá keo giậu trong chăn nuôi ngựa tại Thái Nguyên

87 495 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 910,98 KB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài - Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống ngựa hiện có tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi.. - Nghiên cứu phương pháp sử dụng lá keo giậu,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO QUANG HỢP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG

VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BỘT LÁ KEO GIẬU TRONG CHĂN NUÔI NGỰA TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO QUANG HỢP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG

VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BỘT LÁ KEO GIẬU TRONG CHĂN NUÔI NGỰA TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS NGUYỄN VĂN ĐẠI

2 PGS.TS PHAN ĐÌNH THẮM

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan do bản thân tôi thực hiện, chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào ở trong và ngoài nước Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc

Trang 4

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng quản

lý Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy

giáo hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Đại, PGS.TS Phan Đình Thắm đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu cũng như đã góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi, đã tạo điều kiện, giúp đỡ về thời gian, cơ sở vật chất, nhân lực giúp tôi hoàn thành luận văn này

Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần

để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị trong hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Đào Quang Hợp

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Vị trí phân loại, một số giống ngựa trong và ngoài nước 4

1.1.1 Vị trí của ngựa trong hệ thống phân loại động vật 4

1.1.2 Các giống ngựa trong nước 4

1.1.3 Một số giống ngựa trên thế giới 8

1.1.4 Một số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay 10

1.1.5 Một số đặc điểm sinh vật học của ngựa 11

1.2 Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng 12

1.2.1 Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng 12

1.2.2 Khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng 13

1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng 16

1.3 Đặc điểm tiêu hoá và nhu cầu dinh dưỡng của ngựa 19

1.3.1 Đặc điểm tiêu hoá 19

1.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của ngựa 20

1.4 Đặc tính và một số thông tin của cây keo giậu 24

1.4.1 Đặc tính sinh học của keo giậu 24

Trang 6

1.4.2 Năng suất chất xanh 25

1.4.3 Thành phần hóa học và các yếu tố ảnh hưởng tới thành phần hoá học của keo giậu 27

1.4.4 Các phương pháp chế biến bột lá keo giậu 34

1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 36

1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 36

1.5.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 37

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 2.1 Đối tượng nghiên cứu 40

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40

2.3 Nội dung nghiên cứu 40

2.4 Phương pháp nghiên cứu 41

2.4.1 Khảo sát cơ cấu, số lượng và khả năng sinh trưởng của ngựa 41

2.4.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng lá keo giậu đến khả năng sinh trưởng của ngựa giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi 41

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 46

Chương 3 KIẾN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47

3.1 Khảo sát cơ cấu, số lượng và khả năng sinh trưởng của ngựa tại Trung tâm 47

3.1.1 Số lượng, cơ cấu đàn ngựa 47

3.1.2 Khả năng sinh trưởng của ngựa nuôi tại Trung tâm 49

3.2 Đánh giá ảnh hưởng của việc thay thế bột lá keo giậu đến khả năng sinh trưởng của ngựa giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi 56

3.2.1 Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của ngựa 56

3.2.2 Khả năng sinh trưởng của ngựa khi thay thế tỷ lệ bột lá keo giậu khác nhau 57

3.2.3 Sinh trưởng tuyệt đối của ngựa thí nghiệm 59

3.2.4 Sinh trưởng tương đối của ngựa 61

Trang 7

3.2.5 Kích thước một số chiều đo của ngựa thí nghiệm 63

3.2.6 Tiêu tốn thức ăn, protein và ME/1 kg tăng khối lượng 64

3.2.7 Hiệu quả kinh tế 65

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67

1 Kết luận 67

2 Đề nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.Tiêu chuẩn ăn của ngựa cái chửa của Liên Xô 37

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 42

Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡngcủa thức ăn thí nghiệm43 Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần 44

Bảng 3.1: Số lượng đàn ngựa nuôi tại Trung tâmtrong 3 năm (2012 - 2014) 47 Bảng 3.2: Cơ cấu đàn ngựa theo lứa tuổi và tính biệt nuôi tại Trung tâm năm 2014 48

Bảng 3.3: Khối lượng ngựa nuôi tại Trung tâm (Kg) 50

Bảng 3.4: Sinh trưởng tuyệt đối của ngựa tại Trung tâm (gam/con/ngày) 51

Bảng 3.5: Sinh trưởng tương đối của ngựa tại Trung tâm (%) 53

Bảng 3.6: Kích thước các chiều đo của ngựa tại Trung tâm 55

Bảng 3.7: Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của ngựa 56

Bảng 3.8: Sự thay đổi khối lượng của ngựa thí nghiệm (Kg) 57

Bảng 3.9: Sinh trưởng tuyệt đối của ngựa thí nghiệm (gam/con/ngày) 59

Bảng 3.10: Sinh trưởng tương đối của ngựa thí nghiệm (%) 61

Bảng 3.11: Kích thước một số chiều đo của ngựa thí nghiệm (cm) 63

Bảng 3.12: Tiêu tốn thức ăn, protein và ME/1 kg tăng khối lượng 64

Bảng 3.13: Sơ bộ hạch toán chi phí thức ăn cho ngựa thí nghiệm 65

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ tăng khối lượng của ngựa thí nghiệm 58 Hình 3.2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của ngựa thí nghiệm 60 Hình 3.3 Biểu đồ sinh trưởng tương đối của ngựa thí nghiệm 62

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Nước ta có 66,9 ngàn con ngựa (Tổng cục thống kế 2014) [26], được phân bổ hầu hết các tỉnh trung du và miền núi trong cả nước Con ngựa được gắn liền với đời sống, lao động, sản xuất và văn hóa vùng miền Đối với người vùng cao con ngựa được coi như chiếc xe đạp của mỗi gia đình, khi đi nương lấy thóc, đi xuống chợ mua hàng, đi thăm người thân, ngựa thồ nước

về nhà Con ngựa là vốn quý của mỗi gia đình vùng cao Người H’mông khi cho con gia đình riêng, tài sản được bố mẹ cho để làm ăn là con ngựa, con ngựa thật thân thiện Trong kháng chiến con ngựa gắn liền với hoạt động của cách mạng, ngày nay ngựa phục vụ bộ đội biên phòng tuần tra, những nơi có đường biên giới hiểm trở đều cần đến con ngựa Trong lĩnh vực nông nghiệp việc sản xuất kích tố Huyết thanh ngựa chửa đã góp phần nâng cao năng suất sinh sản cho hàng vạn con gia súc giống nhập nội, con lai, thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi

Chính vì vai trò và lợi ích không thể thay thế của con ngựa nên những năm gần đây việc phát triển chăn nuôi ngựa rất nhanh và mạnh theo nhiều hướng khác nhau phục vụ nhu cầu phát triển xã hội như ngựa đua, ngựa thể thao, ngựa phục vụ lễ hội, ngựa phục vụ các khu du lịch, và đặc biệt xuất hiện

xu hướng khai thác thịt và cao xương ngựa phục vụ sức khỏe con người Bên cạnh đó, trong chăn nuôi ngựa còn gặp nhiều khó khăn như việc đầu tư cho chăn nuôi ngựa khá cao, tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế đặc biệt kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho ngựa, nguồn thức ăn chưa chủ động…., do đó hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ngựa chưa cao

Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền Núi, tiền thân là trại ngựa Bá Vân được thành lập từ năm 1960 Hiện nay, Trung tâm đang nuôi giữ nguồn gen của các giống ngựa như ngựa Bạch, ngựa lai, ngựa Cabardin và

Trang 12

ngựa Mini Đã có nhiều công trình khoa học được thực hiện trên đàn ngựa của Trung tâm Như tác giả (Đặng Đình Hanh và cs 2006) [11], nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản và chất lượng thịt của ngựa bạch lai (Tạ Văn Cần 2006 [4], nghiên cứu về tầm vóc, khả năng làm việc của ngựa Việt Nam) Đặng Đình Hanh (2008) [13], nghiên cứu về lai tạo nhóm ngựa lai phục vụ thể thao và du lịch (Nguyễn Đức Chuyên và cs 2008) [7], nghiên cứu, tuyển chọn và lai tạo ngựa địa phương Bắc Hà với ngựa đực 50% máu Cabardin (Nguyễn Hữu Trà 2011) [42], nghiên cứu lai tạo nhóm ngựa lai phục vụ thể thao du lịch Tuy nhiên, việc nghiên cứu dinh dưỡng, khẩu phần ăn, các nguồn thức ăn cho ngựa còn ít

Hiện nay, trong chăn nuôi ngựa nguồn thức ăn sử dụng chủ yếu là các loại thức ăn thô như cỏ hòa thảo, thức ăn giàu năng lượng như ngô, cám, thức

ăn giàu protein như đậu tương, bột cá… Tuy nhiên, thường là mất cân đối trong khẩu phần, chủ yếu thiếu protein Thức ăn tinh giầu protein (bột cá, đậu tương) thường có giá cao, nên khi đưa vào khẩu phần cũng không mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là khó khăn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ Chính

vì vậy, việc nghiên cứu về cây thức ăn giàu protein, giá thành thấp, sẵn có để

bổ sung vào khẩu phần của ngựa là cần thiết

Cây keo giậu (Leocaena) là cây họ đậu có tiềm năng về dinh dưỡng, cải

tạo và chống xói mòn cho đất dốc Vì vậy, từ lâu cây keo giậu đã được các nhà

khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất Những nghiên cứu ban đầu cho thấy cây keo giậu dễ trồng có năng suất chất xanh cao, giàu protein, vitamin, khoáng chất và các chất sắc tố Keo giậu có khả năng sống trên nhiều loại đất khác nhau, PH từ 5-7, thời gian sinh trưởng dài từ mùa xuân đến mùa thu, có khả năng tái sinh rất cao Hàm lượng protein thô trung bình trong bột lá keo giậu giao động từ 24,0 - 34,4% và trong hỗn hợp cành, lá từ 10 - 30% trong VCK, như vậy hàm lượng protein trong bột lá keo giậu khá cao và có thể so sánh với bột cỏ Medi ( là một loại cây họ đậu có

Trang 13

hàm lượng protein cao ), (Garcia và cs 1996) [49] Hàm lượng protein có trong

lá keo giậu cũng có biến động giữa các phần của cây Ở lá non keo giậu chứa nhiều protein và có khả năng tiêu hóa cao, lá ở đỉnh ngọn có hàm lượng protein cao nhất từ 28,4 - 30,0% trong VCK, (Deshumkh và cs 1987) [46] Ronia và cs (1979) [59], cho biết hàm lượng protein trong lá non cao gấp 1,5 lần so với lá già, các phần lá phân bố ở giữa có hàm lượng protein là 23,8 - 28,2% VCK, phần lá bên dưới có hàm lượng protein là 17,4 - 24,1% VCK

Xuất phát từ thực tế trên để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi chúng tôi tiến

hành đề tài: ỘĐánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng bột lá keo giậu trong chăn nuôi ngựa tại Thái NguyênỢ

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống ngựa hiện có tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi

- Nghiên cứu phương pháp sử dụng lá keo giậu, ảnh hưởng của sử dụng lá keo giậu đến khả năng sinh trưởng nhằm tìm ra phýõng pháp bổ sung thắch hợp lá keo giậu nhý một nguồn thức ãn protein cho ngựa Từ kết quả đó, khuyến cáo trồng và sử dụng lá keo giậu trong chãn nuôi ngựa ở các tỉnh trung du miền núi

3 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Vị trí phân loại, một số giống ngựa trong và ngoài nước

1.1.1 Vị trí của ngựa trong hệ thống phân loại động vật

Theo tác giả Đặng Đình Hanh và Phạm Sỹ Lăng (2008) [12] cho biết, ngựa có hệ thống phân loại động vật như sau:

Ngựa thuộc giới động vật: Animal

1.1.2 Các giống ngựa trong nước

Ngựa là loài thuộc bộ móng guốc, bốn chân cao chắc khỏe thích ứng với việc đi lại, chạy và làm việc được trên nhiều loại địa hình đường đi khác nhau Ngựa thuộc loài rất nhạy cảm và nguồn gốc lâu hơn chó mèo Hơn nữa, chúng tồn tại lâu hơn và phát triển rất nhanh thành rất nhiều giống

*Giống ngựa Việt Nam

Đây là giống ngựa mang đặc tính thồ là chủ yếu, một phần sử dụng để kéo ở vùng núi, trung du và đồng bằng Ngựa Việt Nam có sức chịu đựng kham khổ cao, sức chống đỡ bệnh tật tốt, đi lại được ở mọi địa hình núi cao, hạn chế lớn nhất của chúng là có tầm vóc nhỏ, ngoại hình chưa cân đối Theo

Trang 15

Đặng Đình Hanh và Phạm Sỹ Lăng (2008) [12], ngựa Việt Nam có những đặc điểm như sau:

Dài thân chéo

Vòng ngực

Vòng ống

Thể trọng (kg)

Trang 16

Nhìn tổng thể toàn thân ngựa từ lông, da, bờm, lông đuôi, màu mắt đến móng chân đều có màu trắng hoặc trắng hồng Ở nước ta hiện nay, ngựa bạch rất được coi trọng đứng thứ 2 sau hổ, vì vậy có nguy cơ tuyệt chủng rất cao Hội thú y Việt Nam kết hợp cùng Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền Núi hợp tác duy trì nòi giống, tỷ lệ đẻ của ngựa bạch khoảng 50-60% tổng cái sinh sản Hiện nay Hội thú y Việt Nam đã xây dựng một cơ sở chăn nuôi tại xã Yên Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội đang nuôi 40-50 con ngựa bạch để giữ giống và phát triển phục vụ cộng đồng Những con không đẻ được, đủ tiêu chuẩn nấu cao sẽ được nấu theo quy trình dân gian 7 ngày 7 đêm Sau nhiều năm học hỏi kinh nghiệm, hiện nay có một số hộ dân ở các tỉnh cũng biết chăn nuôi ngựa bạch Trong đó, ở làng Phẩm xã Dương Thành - Phú Bình - Thái Nguyên có những hộ đã thành công trong việc nhân giống Năm 2008 các hộ chăn nuôi ngựa bạch được Trung tâm hỗ trợ thành lập hội chăn nuôi ngựa bạch với 36 thành viên Đến nay, Hội chăn nuôi ngựa bạch xã Dương Thành đã có trên 45 hội viên tham gia và có trên 350 ngựa

Đa phần các gia đình chăn nuôi ngựa bạch để kinh doanh thì sau khi mua về sẽ nuôi vỗ béo từ 3 - 6 tháng được giá chênh lệch lai cao là bán hoặc

mổ thịt bán, giữ lại xương để nấu cao thu lãi 50 - 70 triệu đồng/năm, nhiều hộ gia đình thu lãi 30 triệu đồng/năm Thức ăn nuôi vỗ béo bằng cỏ cắt tận dụng

Trang 17

ở bờ ruộng, ngô cây, nấu cháo hoặc cám gạo hoà lẫn nước vo gạo, cơm canh thừa tận dụng cho ngựa ăn, hàng ngày có tắm chải và vệ sinh chuồng trại Nhìn chung chưa có tác động gì về khoa học kỹ thuật trong khâu chọn giống, phối giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, sử dụng

Một số hộ do thiếu vốn nên được nhận con giống theo hình thức nuôi khoán trả thù lao mỗi tháng từ 200.000 - 300.000đ/con nếu ngựa bị chết phải chịu trách nhiệm, khi nào người giao khoán yêu cầu thì người nhận nuôi phải đem ngựa trả, hình thức này tương đối phổ biến ở nông thôn hiện nay vì cả người giao và người nhận nuôi khoán đều có lợi, còn việc nuôi ngựa bạch để sinh sản thì không có nhiều Theo nghiên cứu của Nguyễn Hưng Quang và cs

2014 [29], thì ngựa bạch ở giai đoạn 12 tháng tuổi có khối lượng là 115,6kg, một số chiều đo như CV đạt 103,7cm, VN đạt 101,8cm và DTC là 102,5cm, ngựa trưởng thành 186,5kg

* Dòng ngựa Lai

Ở nước ta hiện nay dòng ngựa lai chủ yếu dùng ngựa giống Cabardin của Liên Xô, đây là một giống ngựa kiêm dụng thồ, kéo, cưỡi, được lai tạo với ngựa Việt Nam nhằm nâng cao tầm vóc, thể trọng và sức làm việc của ngựa Việt Nam Ngựa lai có thể trọng cao hơn và nhiều ưu điểm hơn ngựa Việt Nam Ngựa lai có chiều cao trung bình 122-125cm Hiện nay tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền Núi ở Bình Sơn - Sông Công

Trang 18

đang nuôi giữ giống ngựa Cabardin thuần chủng để tạo ra nhiều loại ngựa lai

có chất lượng ổn định đồng thời giúp các trạm truyền giống tiếp tục lai tạo nâng cao chất lượng ngựa địa phương Theo Nguyễn Hữu Trà và cs 2015 [43], cao vây của ngựa trưởng thành nuôi tại Đức Hòa - Long An là 142,45cm, ngựa đực trưởng thành đạt 368,34kg

1.1.3 Một số giống ngựa trên thế giới

* Giống ngựa Cabardin ( Liên Xô)

Đây là giống ngựa kiêm dụng cưỡi thồ, được nhập vào nước ta từ lâu hiện đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền Núi để cải tại giống ngựa địa phương Theo tác giả Đặng Đình Hanh và

Phạm Sỹ Lăng 2008 [12], ngựa Cabardin có kích thước như sau:

* Giống ngựa Mông Cổ

Là giống ngựa vùng thảo nguyên, tầm vóc không lớn nhưng có sức

chịu đựng dẻo dai và chịu được điều kiện khô hạn của thảo nguyên

Trang 19

Ngựa Mông Cổ là giống ngựa

kiêm dụng vừa làm việc vừa khai thác

sữa phục vụ cho con người Ngựa cái

được chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có thể

cho 1 lít sữa/con/ngày Kích thước của

ngựa cái như sau:

Trang 20

1.1.4 Một số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay

Ngựa được chăn nuôi rộng khắp các vùng lãnh thổ của nước ta, với tập quán và hướng sử dụng khác nhau đã tạo nên các phương thức chăn nuôi khác nhau

- Phương thức chăn nuôi bầy đàn: Ngựa được chăn nuôi với số lượng vừa phải trong các hộ gia đình hay các trang trại với mục đích sinh sản Phương thức này đã tồn tại từ lâu đời đối với những dân du mục ở các vùng thảo nguyên hoặc những vùng chăn nuôi chưa phát triển, với phương thức này thì ngựa đực và ngựa cái được nuôi chung đàn, phối giống tự do, ít có sự tác động của con người Ở nước ta phương thức này đã tồn tại ở một số địa phương như: Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai… Ngựa được quản lý tại hộ gia đình trong vụ trồng trọt, những ngày ngựa ðýợc thả rông cũng là mùa sinh sản, ngựa ðực và ngựa cái được phối giống tự do Phýõng thức chãn nuôi này cho năng suất rất thấp, dẫn đến khả nãng sinh trưởng kém

- Phương thức chăn nuôi bán chăn thả, phương thức này được áp dụng

ở những hộ chăn nuôi có định hướng, có mục đích, người chăn nuôi có chọn giống, có tác động của khoa học kỹ thuật và tuyển chọn ngựa theo mục đích riêng Theo Heriquez và cs (1980) [52], thì phương thức này có hai hình thức chăn nuôi đó là:

Chăn nuôi ngựa theo từng cá thể: Những ngựa đực và ngựa cái chuyên dùng cho nhân giống, hoặc chuyên dùng cho việc sản xuất gắn liền với từng

hộ gia đình và những yêu cầu nhất định của người chăn nuôi, ngựa được tuyển chọn theo mục đích riêng và được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng riêng biệt Việc chăn thả ngựa chỉ là vận động hoặc vận động có quy trình kỹ thuật Phương thức chăn nuôi này đã có tổ chức phối giống, có sự theo dõi chặt chẽ ngựa đực và ngựa cái, có áp dụng kỹ thuật phối giống và theo dõi đánh giá khả năng sinh sản của ngựa Sử dụng phương thức chăn nuôi này nếu người

Trang 21

chăn nuôi không được trang bị đầy đủ về quy trình kỹ thuật sinh sản của ngựa thì tỷ lệ thụ thai thấp

Chăn nuôi theo nhóm được áp dụng tại các hộ gia đình hoặc các trang trại, số lượng ngựa đực và ngựa cái được điều chỉnh theo tỷ lệ và được tuyển chọn nuôi kết hợp sinh sản và làm việc Phương thức chăn nuôi này có thể áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất định trong việc chọn giống và nâng cao năng suất sinh sản

Ở nước ta hiện nay phương thức chăn nuôi thả rông tại các tỉnh miền núi mang tính phổ biến, còn ở trung du thì phương thức chăn dắt là phổ biến

Do việc phối giống là hoàn toàn ngẫu nhiên và không có sự tác động kiểm soát của con người dẫn đến mức độ cận huyết cao Riêng ngựa cái bạch được theo dõi và phối giống có chọn lọc với những đực bạch tốt Chính vì vậy mà ngựa bạch gần đây đã được người chăn nuôi quan tâm và phát triển với số lượng lớn Nhưng chỉ ở các trung tâm nghiên cứu, việc quản lý và ghép đôi giao phối được kiếm soát chặt chẽ nên khống chế được yếu tố cận huyết

1.1.5 Một số đặc điểm sinh vật học của ngựa

Theo nghiên cứu của 2 tác giả Đặng Đình Hanh và Phạm Sỹ Lăng (2008) [12], thì ngựa thuộc bộ móng guốc 4 chân cao chắc khỏe, thích ứng với việc đi lại, chạy và làm việc trên nhiều loại địa hình, đường sá Bộ xương được cấu tạo gồm 153 chiếc xương được liên kết với nhau chặt chẽ và bền vững Ngựa có bộ xương rất phát triển, đặc biệt là hệ cơ có đến 200 bó cơ các loại như cơ vân, cơ trơn, cơ vòng, cơ dọc Sự đàn hồi của cơ bắp, sự dẻo dai, sức bật, sức đẩy, sức ném đều cao hơn các loại gia súc khác Đặc biệt lưng của ngựa có thể mang khối lượng hàng bằng 50% khối lượng cơ thể và có thể kéo được 200% khối lượng cơ thể Cấu tạo của bộ móng rất đặc biệt gồm

nhiều lớp sừng hình ống và hình lá xếp xen kẽ nhau

Hệ thần kinh rất phát triển đứng thứ 2 sau chó Não của ngựa đã có

nhiều nếp nhăn mờ, rất dễ thành lập phản xạ có điều kiện

Trang 22

Các cơ quan thị giác, thính giác, khứu giác đều rất phát triển Tai của ngựa rất mỏng và tinh, có thể nghe được những âm thanh có tần số rất thấp,

có thể phân biệt được tiếng nói của từng người và ngửi được mùi lạ cách xa hàng trăm mét Nhờ có đôi mắt rất tinh kết hợp với cổ linh hoạt nên ngựa đi đêm rất giỏi và có thể nhìn được trong phạm vi 360o

Cũng như các loài gia súc khác, cơ thể ngựa có 9 hệ chức năng, mỗi hệ bao gồm các cơ quan và có một hay nhiều chắc năng khác nhau

1.2 Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng

1.2.1 Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng

Một số tính trạng năng suất của ngựa đều có chung bản chất di truyền như với các gia súc khác, nhưng biểu hiện về giá trị kiểu hình của các tính trạng này lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về di truyền của từng loại Các tác giả Nguyễn Ân và cs (1983) [2], Trần Đình Miên (1995) [23], Nguyễn Văn Thiện (1995) [37], Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [38] cho biết, hầu hết các tính trạng về năng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như: khả năng cho thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa… đều là các tính trạng số lượng Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype Value - P), do giá trị kiểu gen (Genotyp value - G) và sai lệch môi trường (Environmental deviation - E) quy định Quan hệ này được biểu hiện

bằng công thức P = G + E

Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng

do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành Đó là gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene) Các minor gen tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen Giá trị kiểu gen được thể hiện qua

công thức:

G = A + D + I Trong đó

Trang 23

A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value) D: là sai lệch trội (Dominance deviation)

I : là sai lệch tương tác (Interaction deviation)

A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó rất ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì đó là giá trị của kiểu gen

1.2.2 Khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa

và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích khối lượng các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ thể vật nuôi trên cơ sở tính chất di truyền từ đời

trước truyền lại cho đời sau (Trần Đình Miên và cs 1994) [22]

Bản chất về sự tăng khối lượng, thể tích tế bào cũng như toàn bộ cơ thể

là do sự tích lũy các chất dinh dưỡng thông qua thức ăn, trao đổi chất với ngoại cảnh làm cho cơ thể đạt đến khối lượng nhất định nào đó (tất nhiên khả năng đó còn do gen di truyền mà đời trước để lại) Tế bào phân chia mạnh ở giai đoạn đầu phát triển của phôi thai, tăng thể tích và chất chứa trong tế bào

và đó là cả quá trình khi hình thành phôi thai tới khi cơ thể đạt đến sự ổn định

về thể vóc Theo tác giả Trần Đình Miên và cs (1994) [22], cho biết trong quá trình sinh trưởng, sự tăng số lượng tế bào và thể tích tế bào do kết quả của quá trình đồng hóa là quan trọng nhất

Quá trình phát triển của cơ thể và quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở vừa là cơ sở hình thành các chất trong tế bào và giữ các tế bào đó là protein, lipit, gluxit và các chất khoáng Theo tác giả Đàm Văn Tiện và cs (1992) [32], quá trình sinh trưởng là sự tổng hợp, sự sinh trưởng của các phần

cơ thể như thịt, xương, da, mỡ

Về mặt sinh học, sinh trưởng ở ngựa được xem là sự tăng cường tổng hợp protein trong các mô bào, vì thế thường lấy việc tăng khối lượng và kích

Trang 24

thước các chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng Quá trình này thể hiện ở ba mặt: phân chia tế bào để làm tăng số lượng tế bào; Tăng thể tích mỗi tế bào; Tăng thể tích giữa các tế bào

Đồng thời, sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang ba đặc tính: tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong khoảng thời gian nhất định Thời gian sinh trưởng là thời gian xác định để cân, đo và tính tốc độ sinh trưởng nói trên (Trần Đình Miên và cs 1994) [22]

Sinh trưởng của gia súc tuân theo những quy luật nhất định, đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật phát dục không đồng đều và quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ

* Theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giao đoạn thì quá trình sinh trưởng của gia súc được chia làm 2 giai đoạn lớn, đó là giai đoạn trong cơ thể

mẹ và giai đoạn ngoài cơ thể mẹ

Ở giai đoạn trong cơ thể mẹ các đặc tính của phẩm giống được hình thành rất sớm, do đó giai đoạn này cơ thể mẹ cần được tăng cường về các chất dinh dưỡng như: protein và vitamin

Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ, kể từ lúc gia súc được sinh ra đến khi ra súc chết đi Gia súc sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn bú sữa cho tới khi thành thục về tính dục Ở giai đoạn này, cơ thể phát triển mạnh về hệ cơ, xương, cơ quan tiêu hóa, sinh dục và hệ thống thần kinh Do vậy, người chăn nuôi cần có những biện pháp kỹ thuật hợp lư để con vật sinh trưởng phát triển mạnh, phát huy tối đa năng lực của phẩm giống

Tính giai đoạn còn thể hiện hoạt động của các tuyến nội tiết và do nhiều yếu tố tác động như trao đổi chất, dinh dưỡng, môi trường Từ giai đoạn

sơ sinh đến 3 tháng tuổi thì ngựa phát triển mạnh nhất, tiếp theo là giai đoạn 3

- 6 tháng, 6 - 9 tháng và 9 - 12 tháng Từ 18 - 24 th́áng sinh trưởng chậm dần

Trang 25

lại Đến giai đoạn 24 - 30 tháng tuổi thì ngựa bước vào tuổi trưởng thành, tốc

độ sinh trưởng ở giai đoạn này là thấp nhất

* Quy luật không đồng đều trong sinh trưởng thể hiện sự không đồng đều về tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tháng tuổi, sự không đồng đều và phát triển bộ xương, các cơ quan bộ phận nhưng lại tạo nên sự phát triển cân đối của toàn bộ cơ thể con vật Giai đoạn đầu xương phát triển mạnh nhất, sau đó đến thịt và mỡ, giai đoạn tiếp theo, thịt phát triển mạnh nhất sau

đó đến xương và mỡ, còn giai đoạn sau thì mỡ lại phát triển mạnh nhất sau đó đến thịt và xương Sinh trưởng của ngựa có thể chia làm 4 pha về mặt kích thước: năm thứ nhất chiều cao, năm thứ 2 chiều dài và chiều rộng, năm thứ 3 chiều rộng, năm thứ 4 chiều sâu và chiều rộng

* Quy luật có tính chu kỳ trong sinh trưởng của gia súc được thể hiện ở một số mặt như: tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý sinh sản, tính chu kỳ trong sự phát triển thể hiện qua sự tăng trọng lượng và trao đổi chất thông qua quá trình đồng hóa và dị hóa (Trần Đình Miên và cs 1994) [22]

Trong chăn nuôi ngựa cũng như chăn nuôi gia súc, gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng như: sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối, kích thước cơ thể và các chỉ số cấu tạo thể hình

Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể, kích thước theo thời gian khảo sát

Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN, 1977) [27]

Tốc độ sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN, 1977) [28]

Trang 26

Tính quy luật trong sự sinh trưởng phát triển của cơ thể động vật có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giống Qua đó giúp chúng ta xây dựng và đề

ra những giải pháp kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con vật phát triển tốt ngay từ trong bào thai cho đến khi trưởng thành để từ đó nâng cao chất lượng phẩm giống, nâng cao sức sản xuất và chất lượng sản phẩm sau này

1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng

Sinh trưởng của ngựa chịu tác động của hai yếu tố đó là yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh Tuy nhiên, sinh trưởng của ngựa chịu tác động

của yếu tố di truyền nhiều hơn trong mối quan hệ với điều kiện ngoại cảnh

* Yếu tố bên trong (di truyền)

- Ảnh hưởng di truyền của dòng, giống cá thể: Trong chăn nuôi gia súc, dòng, giống có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng Con sinh ra tiếp thu từ

bố mẹ và di truyền lại cho đời sau khả năng sinh trưởng mang tính đặc thù của dòng, giống Tính di truyền về khả năng sinh trưởng ảnh hưởng tới năng suất vật nuôi Ảnh hưởng của dòng, giống đến sự sinh trưởng được nhiều tác

giả nghiên cứu và khả định trên các loại gia súc, gia cầm

Theo tác giả Trần Văn Phùng và cs (2004) [25], yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của gia súc Quy trình sinh trưởng phát dục tuân theo các quy luật

sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống khác nhau

Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [38], giống cũng là yếu tố quan

trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt

- Điều khiển quá trình trao đổi chất của các hormone: hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi chưa có sự hoạt động của các tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng Về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia

của tuyến yên Hormone của thùy trước tuyến yên STH (Somatotropin

Trang 27

hormone) là loại hormone rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cơ thể

Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [32] cho thấy: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài) Khi thiếu hoặc thừa loại hormone này thì sẽ dẫn đến cơ thể bé (nanismus) hoặc to (gigantismus) Vào thời kỳ thành thục về tính, các hormone sinh dục như hormone của dịch hoàn và buồng trứng (androgen và oestrogen) tham gia vào quá trình điều khiển hoạt động sinh dục của cơ thể

và hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cấp Hormone sinh dục của con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trưởng Ngoài ra các loại hormone của các tuyến như: tuyến tụy và tuyến thượng thận cũng

tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ

* Yếu tố bên ngoài (môi trường)

Trong chăn nuôi ngựa ngoài việc cải tiến giống thì thức ăn dinh dưỡng

là một yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển

- Vai trò và nhu cầu về protein, axit amin

Theo 2 tác giả Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985) [5], protein là nhóm chất hữu cơ có phân tử lượng cao và chứa nitơ Protein đảm nhận nhiều chức năng quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào Quá trình sinh trưởng là quá trình tăng nên của khối lượng protein, hàm lượng protein trong cơ thể rất cao

Theo Từ Quang Hiển (1995) [17], vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, nó là thành phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính là nhu cầu về axit amin Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein bản thân nó theo mức cân đôi sẽ bị oxy hóa cho năng lượng

Trong các loại thức ăn, hàm lượng các loại protein rất khác nhau Một

số loại giàu protein như cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua, trứng, sữa và các loại đậu, đỗ và sản phẩm phụ của nó

Trang 28

Theo tác giả Trần Văn Phùng và cs (2004) [25], gia súc non tiêu hóa protein một cách dễ dàng, nhưng do nguồn gốc của thức ăn (động vật hay thực vật) và bản chất protein khác nhau nên sự tiêu hóa có những đặc điểm

khác nhau

- Vai trò và nhu cầu về khoáng chất

Theo Từ Quang Hiển và cs (2003) [19], gia súc non cần được cung cấp đầy đủ khoáng chất để phát triển bộ xương và đảm bảo cho các quá trình xảy ra trong cơ thể Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3-4% khối lượng cơ thể tăng Khả năng sử dụng khoáng chất ở gia súc non tốt hơn gia súc trưởng thành Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yêu

là trao đổi canxi và photpho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non Khi gia súc còn non khả năng tích lũy canxi, photpho cao Tuổi càng tăng khả năng tích lũy càng giảm Nhìn chung, gia súc non cần lượng canxi lớn hơn photpho, càng lớn và trưởng thành nhu cầu canxi giảm, nhu cầu photpho tăng lên Để đảm bảo cho quá trình tiêu hóa hấp thụ và sử dụng canxi, photpho được tốt, tránh được hiện tượng còi xương Ở gia súc non cần chú ý cung cấp đầy đủ,

cân đối canxi, photpho

- Vai trò và nhu cầu về vitamin

Vitamin là loại vi chất dinh dưỡng, nó rất cần thiết để xúc tác cho mọi quá tŕnh trao đổi chất cho sinh trưởng của động vật

Trong các loại vitamin thì vitamin A và D là hai loại vitamin quan trọng nhất cho sinh trưởng Trong đó vitamin A xúc tiến quá trình sinh trýởng, nếu thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, tốc độ sinh trưởng giảm, lông xù, gày còm, năng xuất sinh sản thấp Vitamin D cần cho sự trao đổi canxi, photpho để phát triển bộ xương Nhu cầu Vitamin được cung cấp từ nguồn rau xanh, ngũ cốc và Vitamin được tổng hợp bổ sung vào thức ăn ở dạng Premix

Trang 29

- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường

Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp sẽ không đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể Việc đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loài khác nhau phải căn cứ vào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng và điều kiện môi trường đảm bảo mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ, vào mùa xuân hè, nhiệt độ 18-25oc kết hợp với nguồn thức

ăn được tăng về số lượng và cả chất lượng là điều kiện thuận lợi cho ngựa hồi phục sức khỏe

- Các yếu tố khác : Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát

triển còn có các yếu tố khác như chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu chuồng nuôi như: thời tiết, khí hậu, ánh sáng, không khí, tốc độ gió lùa, nồng

độ các khí thải

1.3 Đặc điểm tiêu hoá và nhu cầu dinh dưỡng của ngựa

1.3.1 Đặc điểm tiêu hoá

Hệ tiêu hóa của ngựa gồm: môi, miệng, răng, họng, lưỡi, thực quản, dạ dày, ruột, manh tràng, hậu môn

Các tuyến tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến tuỵ, tuyến tạng Nhiệm vụ: Tiếp nhận, tiêu hoá, hấp thụ thức ăn dinh dưỡng, bài tiết cạn

bã ra ngoài cơ thể

Ngựa là gia súc ăn cỏ có số lượng răng nhiều nhất Ngựa trưởng thành

có 40 răng, mỗi hàm 20 răng bao gồm 6 răng cửa, 2 răng nanh, 6 răng trước hàm và 6 răng hàm Ngựa dùng răng cửa và môi trên để lấy thức ăn, môi ngựa rất cơ động và nhạy cảm, có thể phân biệt được thức ăn ăn được và thức ăn không ăn được Ngựa có tuyến nước bọt khá phát triển giúp cho việc tiêu hoá thức ăn thuận lợi và hiệu quả

Trang 30

Ngựa ăn cỏ nhưng lại có dạ dày đơn với dung tích chỉ khoảng 15 lít Bù lại, ngựa có manh tràng khá lớn với dung tích có thể tới 30 lít, có hệ sinh vật phát triển như ở dạ cỏ của động vật nhai lại để lên men tiêu hoá xơ Chính đây

là nơi có quá trình tiêu hoá thức ăn xảy ra mạnh mẽ Một đặc điểm nữa là ngựa không có túi mật, các tế bào gan tiết mật được dẫn trực tiếp vào ruột non bằng các ống dẫn mật

1.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của ngựa

Đối với ngựa Việt Nam theo Đặng Đình Hanh và Nguyễn Thị Tuyết

(2001) [16], ngựa đực giống có khối lượng 200 kg cho ăn tỷ lệ tinh/thô là 40%/60%, với lượng 2 kg cám doa, 30 kg thức ăn xanh/con/ ngày Đối với ngựa cái cho tỷ lệ tinh/thô là 30%/70%, với khối lượng 1,5kg cám doa, 25-30 kg thức

ăn xanh/con/ngày, nếu ngựa nuôi con tăng khối lượng thức ăn lên 10% Đối với ngựa nuôi bán chăn thả (lượng thức ăn thu nhận được ngoài bãi chăn khoảng

30%) Khối lượng thức ăn thô xanh được tính bằng 10-12 % khối lượng cơ thể

Nhu cầu cơ bản dinh dưỡng cho ngựa gồm năng lượng, protein, khoáng, vitamin và nước

* Nhu cầu năng lượng

Nhu cầu năng lượng cho ngựa được thể hiện bằng nhu cầu năng lượng tiêu hóa trong ngày và dùng đơn vị Kilocalories (Kcal)

Sơ đồ mối quan hệ giữa năng lượng trong thức ăn và năng lượng tiêu hóa Quá trình tiêu hóa

Năng lượng tổng số Năng lượng tiêu hóa

(Năng lượng trong TĂ) (Năng lượng trong TĂ đã được tiêu hóa)

Năng lượng thải ra trong phân và nước tiểu

(Năng lượng không được tiêu hóa trong thức ăn)

Trang 31

Năng lượng có thể cung cấp từ nguồn thức ăn chứa carbohydrate, mỡ hoặc protein.Carbohydrate là nguồn lớn nhất cung cấp năng lượng Carbonhydrate gồm 2 phần là xơ thô và dẫn xuất không chứa nitơ Carbonhydrate tìm thấy nhiều trong vỏ hạt ngũ cốc và thân cây thực vật Ngựa không tiết ra enzyme để phá vỡ cấu trúc của carbohydrate, tuy nhiên một phần chúng được tiêu hóa bởi vi khuẩn và động vật nguyên sinh trong đường tiêu hóa của ngựa Phần mà vi sinh vật tiêu hóa được sẽ được hấp thu

và chuyển hóa thành năng lượng cho ngựa Những vi sinh vật này khu trú chủ yếu ở manh tràng và ruột già Do đặc điểm tiêu hóa, nên ngựa chỉ tiêu hóa được xơ thô với tỷ lệ thấp từ 13-40%, trong khi đó gia súc nhai lại tiêu hóa được 50-90% xơ thô Lignin trong thức ăn sẽ không tiêu hóa được bởi các enzyme và các sinh vật trong đường tiêu hóa của ngựa Hơn nữa sự có mặt của lignin kết hợp với cellulose sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của cellulose khi lignin tăng lên trong khẩu phần Lignin tăng lên trong cỏ già Do vậy khi chăm sóc chú ý chọn cắt cỏ đúng lứa tuổi nhằm tăng tỷ lệ tiêu hóa

Nhu cầu năng lượng cần được cung cấp đầy đủ từ thức ăn Cơ thể ngựa cũng có thể chuyển hóa protein thành năng lượng để sử dụng trong trường hợp thiếu năng lượng, tuy nhiên năng lượng được chuyển hóa từ thức ăn sẽ hiệu quả hơn vì trong thức ăn có đủ lượng cabornhyrate và chất béo Mục đích chính của khẩu phần có protein là cung cấp các acid amin hơn là cung cấp năng lượng

Ngựa trưởng thành có khối lượng lớn sẽ cần nhiều năng lượng duy trì

so với ngựa có khối lượng nhỏ hơn Ngựa làm việc sẽ cần nhiều năng lượng hơn ngựa không vận động Ngựa mang thai, nuôi con và ngựa sinh trưởng cần cung cấp nhiều năng lượng hơn, tương tự trong mùa đông ngựa cần nhiều năng lượng hơn các mùa khác Nếu ngựa béo khỏe, khi năng lượng cung cấp thiếu chúng sẽ tự chuyển hóa mỡ dự trữ thành năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên khi ngựa gầy yếu nếu thiếu năng lượng sẽ dẫn đến giảm khối lượng và

có thể mắc một số bệnh dẫn đến chết

Trang 32

Nhu cầu năng lượng của ngựa ở các giai đoạn tuổi như sau: Ngựa nuôi con tháng thứ 1 đến tháng thứ 3 cần 6200-6400kcal/100 kg khối lượng/ngày; ngựa nuôi con tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 nhu cầu 5600 kcal/100kg khối lượng/ngày; ngựa sơ sinh đến 3 tháng nhu cầu 9000 kcal/100kg khối lượng/ngày; ngựa sinh trưởng 4 đến 6 tháng tuổi nhu cầu 6000 kcal/100kg khối lượng/ngày; ngựa sinh trưởng giai đoạn 7 đến 36 tháng tuổi nhu cầu 5000-6000 kcal/100kg khối lượng/ngày (Nguyễn Hữu Trà 2011) [42]

* Nhu cầu protein

Protein có vai trò quan trọng trong việc duy trì và cấu tạo cơ, enzyme

và hormone có vai trò quan trọng đặc biệt trong tất cả các hoạt động của cơ thể Nhu cầu protein được thể hiện trong khẩu phần cho ngựa là protein thô Một phần protein trong thức ăn được tiêu hóa bởi enzyme trong ruột non, phần còn lại được tiêu hóa bởi vi sinh vật ở ruột già và manh tràng Một vài loại amino acid phải được cung cấp từ thức ăn vì ngựa không thể tự tổng hợp được, những loại này được cho là những acid amin thiết yếu Lysin là một acid amin thiết yếu có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và cần một lượng lớn Lysin có nhiều ở trong đậu tương Khi xây dựng khẩu phần nên cân bằng acid amin, tỷ lệ lysine không nhỏ hơn 4% tổng số lượng protein thô, đặc biệt cho khẩu phần ngựa sinh trưởng Nhìn chung protein trong hạt ngũ cốc dễ tiêu hóa hơn protein trong thức ăn thô xanh

Ngựa sinh trưởng và ngựa nuôi con cần lượng protein cao hơn so với các loại ngựa khác Mặc dù protein sẽ mất đi qua mồ hôi khi ngựa làm việc hoặc vận động, nhưng không cần thiết tăng lượng protein cho ngựa vận động

và làm việc

Nhu cầu protein của ngựa ở các giai đoạn tuổi như sau: Ngựa mẹ nuôi con từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 3 cần 1542g/100 kg khối lượng/ngày; ngựa mẹ nuôi con từ tháng thứ 3 - 6 cần 1452g/100kg khối lượng/ngày Ngựa con từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi cần 450g/100kg khối lượng/ngày; ngựa sinh trưởng từ 4 đến 6 tháng tuổi cần 300g/100kg khối

Trang 33

lượng/ngày; ngựa sinh trưởng giai đoạn từ 7 đến 36 tháng tuổi cần 300g/100kg khối lượng/ngày (Nguyễn Hữu Trà 2011) [42]

250-* Nhu cầu khoáng

Khoáng rất cần cho phát triển cơ thể của ngựa Chất khoáng có nhiều chức năng quan trọng như là thành phần cấu tạo của mô xương, hemoglobin

và một số enzym và là chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu, là chất mang trong quá trình hấp thu Trong tự nhiên có 22 chất khoáng mà cơ thể động vật cần tới Trong đó calcium (Ca) và phosphorus (P) là hai loại khoáng mà ngựa cần nhiều nhất, đặc biệt cần cho ngựa sinh trưởng để phát triển bộ xương

Một số loại khoáng khác cũng cần cho cơ thể ngựa như natri, kali, kẽm, đồng Muối thường được cho là một loại khoáng quan trọng nhất cần cung cấp cho ngựa hàng ngày, thiếu muối dẫn đến sự mệt mỏi, có thể dẫn đến kiệt sức Muối được cung cấp cho ngựa trong khẩu phần với lượng 0,5% hoặc cung cấp tự do cho ngựa ở dạng tảng khoáng Muối cần cung cấp một cách từ

từ, nếu cung cấp quá nhiều và đột ngột có thể gây ngộ độc, với biểu hiện rối loạn tiêu hóa và co rút cơ

Nhu cầu canxi và photpho của ngựa ở các giai đoạn tuổi như sau: Ngựa nuôi con tháng đầu cần 11,8g Ca và 7,6g P/100 kg khối lượng/ngày; ngựa nuôi con tháng thứ 2-3 cần 28g Ca và 7,2g P/100kg khối lượng/ngày; ngựa nuôi con tháng thứ 3-6 cần 8g Ca khối lượng/ngày; ngựa sơ sinh đến 3 tháng cần 18g Ca và 10g P/100kg khối lượng/ngày; ngựa sinh trưởng 4-36 tháng cần 12g Ca và 9g P/100kg khối lượng/ngày (Nguyễn Hữu Trà 2011) [42]

* Nhu cầu vitamin

Vitamin là chất rất cần thiết với ngựa, tuy nhiên đa số vitamin được cung cấp cho ngựa thông qua hạt ngũ cốc và thức ăn thô xanh Cỏ xanh là nguồn cung cấp vitamin A và E Vitamin A được cung cấp đủ khi ngựa được cho ăn đầy đủ cỏ xanh có chất lượng tốt Nhu cầu vitamin A là cao nhất, sau

Trang 34

đó là vitamin D và E Khi ngựa được cung cấp đầy đủ ánh sáng mặt trời, hoặc chăn thả thì không cần bổ sung vitamin D

* Nhu cầu nước uống

Một trong những yếu tố dinh dưỡng ít được quan tâm nhất đó là nước uống, thiếu nước có thể gây đau bụng và chết nhanh hơn so với thiếu thức ăn Nước giữ chức năng vô cùng quan trọng, là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng đến nuôi mô cơ, và chuyển hóa chất thải từ mô cơ đến các cơ quan bài tiết, ngoài ra nước còn có chức năng điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua bài tiết và bốc hơi

Ngựa lấy nước từ 3 nguồn khác nhau: từ nước uống, nước có trong thức

ăn và nước trao đổi Nước trao đổi được hình thành trong quá trình ô xi hóa các chất hữu cơ có chứa hydro Lượng nước có trong thức ăn cũng khác nhau tùy theo từng loại, ví dụ như cỏ khô chứa khoảng 5-7%, cỏ non hàm lượng nước có thể từ 80-90%

Ngựa mất nước từ 3 nguồn chính là thải qua phân, qua nước tiểu và qua

mồ hôi Đối với ngựa, mất nước qua mồ hôi là lớn nhất vì tuyến mồ hôi của chúng phân bố khắp cơ thể, thoát nhiệt qua mồ hôi có thể có hiệu quả hơn 400% so với qua hô hấp Nhu cầu nước có liên hệ mật thiết với việc mất nước của cơ thể, do vậy nhu cầu sẽ cao hơn khi ngựa ở điều kiện nóng

Ngựa cần nhiều nước hơn khi khối lượng cơ thể lớn hơn, khi ăn nhiều thức ăn hơn và khi ngựa cho con bú hoặc khai thác sữa Ngựa cần được cung cấp nước sạch thường xuyên và cho uống tự do Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam cần cung cấp 10 lít/100kg khối lượng/ngày, tương đương từ 30 lít nước/ngựa có khối lượng 300kg/ngày

1.4 Đặc tính và một số thông tin của cây keo giậu

1.4.1 Đặc tính sinh học của keo giậu

Keo giậu là một loài cây có biên độ sinh thái rộng, thích ứng với kiểu vùng khí hậu nhiệt đới có khả năng kết hợp với các loài vi khuẩn Rhizobium

Trang 35

và nấm Mycorrhiza cộng sinh nên có thể chịu hạn, sử dụng có hiệu quả nước

và muối khoáng nằm sâu trong đất, cũng như nitơ trong không khí để tạo ra

bộ lá giầu protein, vitamin, khoáng vi lượng (NAS,1984 [57]) Những vi khuẩn này Rhizobium này có khả năng hấp thu một số lượng lớn nitơ hoặc hợp chất vô cơ chứa nitơ Hầu hết nitơ được cố định trong rễ cây đều tìm thấy trong lá và hạt của cây Do sự giàu có về protein mà keo giậu có thể sử dụng

như một nguồn phân hữu cơ có thể cải tạo và tăng độ phì nhiêu trong đất

Ngoài ra, lá và hạt keo giậu còn được sử dụng như một nguồn thức ăn cho động vật và hạt keo giậu còn được sử dụng như một nguồn thức ăn protein cho con người, như ở Trung Mỹ, Inđonexia và Thái Lan

Keo giậu cũng có một số hạn chế về sinh trưởng và sâu bệnh như:

- Lạnh, sương muối và nhiệt độ thấp hơn 10oC

- Đất chua và có pH ≤ 5

- Giai đoạn đầu dễ bị cỏ dại lấn áp

- Keo giậu ít bị sâu bệnh, chỉ bị bệnh thối rễ, bệnh nấm ở thân, quả và hạt và bị bọ nhảy phá hoại

1.4.2 Năng suất chất xanh

Keo giậu có khả năng sinh trưởng rất nhanh và có khả năng sản sinh ra một khối lượng lớn cành, lá, hoa, quả và hạt mà động vật đều có thể sử dụng làm thức ăn Người ta còn sử dụng những phần non và lá của keo giậu để chế biến thành bột khô để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, nhất là vào mùa khô khan hiếm thức ăn xanh Bởi bột này, chứa nhiều vitamin tự nhiên, đặc biệt là caroten và sắc tố vàng cung cấp cho vật nuôi Trong bột keo giậu còn có vitamin E, C và caroten là những chất chống oxy hóa, ngăn cản tích tụ cholesterol trong máu, ngoài ra còn chứa các chất chống viêm nhiễm và bài tiết chất độc cho động vật như quinol và phenol Chính vì vậy, bột cỏ nói chung và bột keo giậu nói riêng được nhiều nước trên thế giới quan tâm sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

Trang 36

NAS (1984) [57] cho biết, những cánh đồng keo giậu có lợi ích hơn bất

cứ một cánh đồng cỏ nào, nó có thể trở thành một nguồn cung cấp chất xanh

to lớn Trong điều kiện chăm sóc, quản lý tốt những cánh đồng keo giậu có thể duy trì một năng suất chất xanh cao và chịu đựng được cường độ chăn thả lớn Những cánh đồng keo giậu được quản lý theo phương pháp luân phiên có thể tồn tại trong thời gian trên 20 năm mà không cần phải trồng lại (Jones và Harrison 1980) [54] Năng suất chất khô của keo giậu hàng năm dao động từ

2 đến 20 tấn/ha (Jones 1979) [53] Những giống keo giậu tốt, được trồng trên đất có độ phì cao có thể cho năng suất vật chất khô hàng năm lên tới 12 - 20 tấn/ha, tương đương với 2,4 đến 6,4 tấn protein/ha/năm (NAS 1984) [57]

NAS (1984) [57] cũng cho biết, năng suất và chất lượng keo giậu tươi đạt mức tối ưu ở chế độ gieo trồng và thu hoạch như sau: mật độ gieo trồng là

100.000 - 140.000 cây/ha; độ cao thu hoạch của cây là 60 - 70 cm; chu

kỳ thu hoạch là 50 - 60 ngày, trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất keo giậu đạt 12 - 14 tấn chất khô/ha/năm Trong những vùng nhiệt đới khô hạn năng suất keo giậu giảm ở mùa khô Ngoài ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, năng suất keo giậu còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố giống, mật độ cây trồng, tần số khai thác và chiều cao thu hoạch của cây

Ở Việt Nam, keo giậu là loài cây dễ trồng và dễ thích nghi, năng suất chất xanh và vật chất khô khá cao, phù hợp với nhiều loài động vật nên được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu để đưa vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi Bùi Xuân An và Ngô Văn Mận (1981) [1] cho biết, khi được bón lót 10 tấn phân chuồng/ha và bón thúc bằng 30 kg N, 60 kg P2O5, 40

kg K2O/ha đã đưa năng suất chất khô đạt 4 tấn/ha/năm, trong đó, số lượng lá chiếm tới 46 %

Nguyễn Bách Việt (1994) [44] đã cho biết, năng suất chất khô của keo giậu Peru trồng tại Trại thực tập trường Đại học Nông Nghiệp I ở năm đầu là 10,12 tấn/ha; năm thứ hai là 12,46 tấn/ha

Trang 37

Lê Thị Hòa Bình và cs (1990) [3], đã khảo sát năng suất của các

giống keo giậu Ipil - ipil, Đồng Mô, Ba Vì hạt lớn, Ba Vì hạt nhỏ, Peru và Ấn

Độ Kết quả khảo sát cho thấy, các giống Ba Vì hạt lớn, Ipil - ipil và Ấn Độ

cho năng suất chất xanh cao, lần lượt là 45,05; 43,35 và 40,20 tấn/ha/năm, tương đương khoảng 10.000 đơn vị thức ăn Tuy nhiên, về mùa khô, keo giậu sinh trưởng kém, chỉ đạt gần 50 % so với mùa mưa Riêng giống Ba Vì hạt lớn, sinh trưởng ở mùa đông có ưu thế hơn các giống khác

Nguyễn Ngọc Hà (1996) [9], đã thử nghiệm trồng khảo sát tốc độ sinh trưởng của keo giậu trên các loại đất khác nhau cho biết, trong số 12 loài được

khảo sát thì loài keo giậu Leucaena leucocephala có nhiều ưu điểm hơn cả

Tốc độ sinh trưởng đạt 1,26 cm/ngày, cao hơn 2 lần tốc độ sinh trưởng trung bình của 12 loài khảo sát Tác giả cũng cho biết, năng suất chất khô trung bình của keo giậu là 11,5 tấn/ha/năm Giống Peru - Cunnigham có năng suất chất khô là 13,36 tấn/ha/năm, cao hơn giống Salvador - Mỹ là 3,62 tấn Tuy nhiên, năng suất chất khô của keo giậu còn phụ thuộc khá nhiều vào độ chua

của đất, vì ở đất chua khả năng cộng sinh của vi khuẩn Rhyzobium với keo

giậu kém, làm cho keo giậu thiếu đạm, năng suất thấp

Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, keo giậu là một loại cây có khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng suất chất xanh cao, giầu protein, vitamin, sắc tố và các khoáng vi lượng rất phù hợp trong chăn nuôi Tuy nhiên, năng suất của keo giậu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: PH, độ phì của đất, lượng mưa, cường độ bức xạ mặt trời, nhiệt độ…và các đặc tính của từng loài, giống keo giậu

1.4.3 Thành phần hóa học và các yếu tố ảnh hưởng tới thành phần hoá học của keo giậu

* Protein

Hàm lượng protein thô trung bình trong BLKG biến động từ 24,0 - 34,4%, trong hỗn hợp cành và lá từ 10 - 30% VCK Như vậy, hàm lượng

Trang 38

protein trong BLKG là khá cao và có thể so sánh với bột cỏ Medi (là một cây họ đậu có hàm lượng protein cao (Garcia và cs 1996) [49] Hàm lượng protein có trong lá keo giậu cao và chúng cũng biến động giữa các phần của cây Lá non của keo giậu chứa nhiều protein và có khả năng tiêu hóa cao, lá

ở đỉnh ngọn có hàm lượng protein cao nhất từ 28,4 - 30,0% CK (Desmukh

và cs 1987) [46] Ronia và cs (1979) [59] cho biết, hàm lượng protein trong lá non cao gấp 1,5 lần so với lá già, các phần lá phân bố ở giữa có hàm lượng protein là 23,8 - 28,2% VCK, phần lá bên dưới có hàm lượng protein

là 17,4 - 24,1% VCK

Hàm lượng protein của keo giậu cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn sinh trưởng của cây, khoảng cách giữa các lần thu hoạch, giảm theo tuổi của cây, khác nhau giữa các vị trí khác nhau trên cây

El - Ashry và cs (1993) [48] cho biết, hàm lượng protein của lá đạt mức

cao nhất ở giai đoạn đầu sinh trưởng và nó giảm dần với tuổi của cây

Người ta nhận thấy, protein của lá và hạt keo giậu khá giầu các acid amin không thay thế như isoleucine, leucine, phenylalanine và histidine, còn hàm lượng lysine và methionine ở mức tương đối thấp so với một số loại thức ăn của động vật Các acid amin chứa lưu huỳnh trong lá và hạt keo giậu

ở mức thấp nhưng động vật nhai lại có khả năng tự tổng hợp những acid amin này, còn đối với động vật dạ dày đơn và gia cầm thì sự thiếu hụt các acid amin chứa lưu huỳnh phải bổ sung chúng vào trong khẩu phần (Garcia

và cs 1996) [49]

* Các chất khoáng

Keo giậu là loài cây giầu các chất khoáng đặc biệt là trong thân và lá, hàm lượng các chất khoáng là khá cao và có nhiều biến dộng, nó phụ thuộc vào các loài keo giậu và ngay trong cùng một loài cũng có sự biến động giữa các giống, các phần và các giai đoạn sinh trưởng của cây, mùa vụ, giai đoạn

thu hoạch, vị trí địa lý và hàm lượng khoáng có trong đất nơi cây sinh sống

Trang 39

Garcia và cs (1996) [49], đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của 65 báo cáo khoa học cho biết, hàm lượng trung bình các chất khoáng có trong keo dậu như sau: canxi là 1,80% (biến động từ 0,88 - 2,90%); phốt pho là 0,26% (biến động 0,14 - 1,38%); lưu huỳnh là 0,22% (biến động 0,14 - 0,29%); magie là 0,33% (biến động từ 0,17 - 0,48%); natri là 1,34% (biến động 0,22 - 2,66%); kali là 1,45% (biến động từ 0,79 - 2,11%)

El - Ashry và cs (1993) [48] cũng cho biết, hàm lượng khoáng tổng số tăng lên với tuổi của cây, hàm lượng canxi, kali và magie tăng lên dần dần với

sự tăng lên của tuổi cây, trong khi đó hàm lượng phốt pho, sắt, kẽm, mangan lại giảm đi khi tuổi của cây tăng lên

* Chất xơ

Keo giậu có hàm lượng chất xơ khá cao so với các loại thức ăn ngũ cốc khác nhưng lại thấp hơn nhiều so với các loại thức ăn xanh khác Do hàm lượng chất xơ cao nên đã hạn chế tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng

có trong keo giậu, đặc biệt là đối với động vật dạ dày đơn và gia cầm Hàm lượng chất xơ trong keo giậu cũng thay đổi theo giống và các phần khác nhau của cây, ngay trong cùng một loài hàm lượng chất xơ cũng khác nhau Garcia và cs (1996) [49] cho biết, hàm lượng chất xơ thô trong hỗn hợp cành, lá keo giậu trung bình là 35% (biến động từ 32 - 38% VCK), trong BLKD là 19,2% VCK (biến động từ 18,0 - 20,4% VCK) Ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Hà (1996) [9] cho biết, bột lá keo giậu có hàm lượng xơ trung bình từ 8,41 - 10,37% VCK, còn theo Từ Quang Hiển và cs (2008) [18], thì tỷ

Trang 40

da và lòng đỏ trứng gia cầm Người ta đã chứng minh được rằng, xanthophyll được dự trữ trong da, cơ và lòng đỏ trứng gia cầm có nguồn gốc từ thức ăn vì gia cầm không có khả năng tự tổng hợp nên sắc tố này Mầu đỏ của lòng đỏ trứng gà và mầu vàng của da gà là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm của gia cầm

Wood và cs (1983) [68] đã nhận thấy, hàm lượng caroten và đạt ở mức cao trong BLKG được thu hoạch ở Malawi được chế biến bằng phương pháp phơi khô dưới ánh nắng mặt trời có thể chứa tới 480mg caroten và 932mg xanthophyll/kg VCK

Hàm lượng caroten và xanthophyll VCK phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp chế biến và bảo tồn sản phẩm keo giậu Các chất sắc tố

và caroten dễ dàng bị phân hủy bởi nhiệt độ cao, như sấy khô trong lò sấy hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời Thời gian bảo quản càng dài thì hàm lượng caroten và xanthophyll càng giảm

D’Mello và Acamovic (1989) [47] cho biết, hàm lượng caroten trong BLKG giảm từ 19 - 40mg/kg/tháng và hàm lượng xanthophyll giảm từ 29 - 53 mg/kg/tháng Nếu phơi BLKG dưới ánh nắng mặt trời thì các carotenoid bền hơn các carotenoid sấy khô trong lò sấy

Wood và cs (1983) [68] cho biết, việc viên thành hạt và bổ sung thêm các chất chống oxy hóa như ethoxyquin vào BLKG có tác dụng làm chậm lại

sự suy giảm hàm lượng caroteniod của BLKG trong thời gian bảo quản hoặc trong quá trình chế biến

* Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng mimosin trong keo giậu

Mimosin là một axit amin phi protein có trong thành phần của cây keo giậu, hàm lượng mimosin biến động giữa các loài, giống, tuổi, các phần khác nhau của cây, khoảng cách thu hoạch và phương pháp chế biến

Hauad Marroquin và Foroughbakhch (1991) [50] cho biết, ngay trong cùng loài, hàm lượng mimosin trung bình cũng rất biến động (từ 3 - 9 %

Ngày đăng: 24/03/2016, 08:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận (1981), “Kết quả khảo sát tập đoàn cây họ đậu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trong điều kiện các tình miền Đông Nam Bộ”. Kết quả nghiên cứu KHKT (1976 - 1980), Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tr.212 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả khảo sát tập đoàn cây họ đậu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trong điều kiện các tình miền Đông Nam Bộ”
Tác giả: Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận
Năm: 1981
2. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ, (1983), Di truyền học động vật. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học động vật
Tác giả: Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1983
3. Lê Thị Hoà Bình, Vũ Chí Cường, Hoàng Thị Lũng, Phan Thị Phần, Ngô Đình Giang (1990), “Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây keo giậu và cây cao lương làm thức ăn gia súc”. Kết qủa nghiên cứu KHKT 1985 - 1990, Bộ Nông nghiệp và CNTP Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây keo giậu và cây cao lương làm thức ăn gia súc”
Tác giả: Lê Thị Hoà Bình, Vũ Chí Cường, Hoàng Thị Lũng, Phan Thị Phần, Ngô Đình Giang
Năm: 1990
4. Tạ Văn Cần (2006). Tầm vóc, khả năng làm việc của ngựa Việt Nam. Hội chăn nuôi Việt nam, Tạp chí KHKT chăn nuôi 9/2006, tr16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tầm vóc, khả năng làm việc của ngựa Việt Nam
Tác giả: Tạ Văn Cần
Năm: 2006
5. Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985), Cơ sở sinh học và biện pháp nâng cao năng suất của lợn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh học và biện pháp nâng cao năng suất của lợn
Tác giả: Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1985
6. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học - Trường đại học sư phạm Việt Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Hoàng Chung
Năm: 1980
7. Nguyễn Đức Chuyên, Vũ Đình Ngoan, Đặng Đình Hanh (2008), Tuyển chọn và lai tạo ngựa địa phương Bắc Hà với ngựa đực 50% máu Cabardin.Tạp chí KHKT chăn nuôi, Hội chăn nuôi, Số 12 - 2008, Trang 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn và lai tạo ngựa địa phương Bắc Hà với ngựa đực 50% máu Cabardin
Tác giả: Nguyễn Đức Chuyên, Vũ Đình Ngoan, Đặng Đình Hanh
Năm: 2008
8. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Vãn Mậu (1985), "Kết quả nghiên cứu tập ðoàn cỏ nhập nội", Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tr. 345-352 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu tập ðoàn cỏ nhập nội
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Vãn Mậu
Năm: 1985
9. Nguyễn Ngọc Hà (1996), “Nghiên cứu năng suất, giá trị dinh dưỡng và sử dụng cây keo giậu (Leucaena) làm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi”. Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội, tr.52 - 53, 86, 91 - 94, 97 - 102, 106 - 108, 115 - 116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu năng suất, giá trị dinh dưỡng và sử dụng cây keo giậu (Leucaena) làm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hà
Năm: 1996
11. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Đức Chuyên, Tạ Văn Cần, Vũ Đình Ngoan (2006), Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản và chất lượng thịt của ngựa bạch lai. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi - VCN, Số 3 - 2006. Trang 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản và chất lượng thịt của ngựa bạch lai
Tác giả: Đặng Đình Hanh, Nguyễn Đức Chuyên, Tạ Văn Cần, Vũ Đình Ngoan
Năm: 2006
13. Đặng Đình Hanh (2008), kết quả bước đầu lai tạo nhóm ngựa lai du lịch. Tạp chí KHKT chăn nuôi, Hội chăn nuôi, số16/2008, tr10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: kết quả bước đầu lai tạo nhóm ngựa lai du lịch
Tác giả: Đặng Đình Hanh
Năm: 2008
14. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Đức Ước, Vũ Văn Tý (2001), Kết quả nghiên cứu mô hình chăn nuôi ngựa giống và hiệu quả của chúng tại huyện Hoàng Su Phì và Trùng Khánh. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu mô hình chăn nuôi ngựa giống và hiệu quả của chúng tại huyện Hoàng Su Phì và Trùng Khánh
Tác giả: Đặng Đình Hanh, Nguyễn Đức Ước, Vũ Văn Tý
Năm: 2001
15. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Đức Chuyên, Vũ Đình Ngoan (2007), Nghiên cứu bảo tồn nguồn quĩ gen ngựa bạch tại Trung tâm NC&PTCN miền núi và khảo sát đánh giá đàn ngựa bạch tại Hữu Kiên- Chi Lăng- Lạng Sơn. Báo cáo khoa học, Viện chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bảo tồn nguồn quĩ gen ngựa bạch tại Trung tâm NC&PTCN miền núi và khảo sát đánh giá đàn ngựa bạch tại Hữu Kiên- Chi Lăng- Lạng Sơn
Tác giả: Đặng Đình Hanh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Đức Chuyên, Vũ Đình Ngoan
Năm: 2007
16. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Thị Tuyết (2001), Kỹ thuật chăn nuôi ngựa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi ngựa
Tác giả: Đặng Đình Hanh, Nguyễn Thị Tuyết
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
17. Từ Quang Hiển (1995), Thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Giáo trình dùng cho học viên cao học - ĐHNL), Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Giáo trình dùng cho học viên cao học - ĐHNL
Tác giả: Từ Quang Hiển
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 1995
18. Từ Quang Hiển, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Thị Inh, Nguyễn Thị Liên (2008), Nghiên cứu sử dụng keo giậu trong chăn nuôi. Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng keo giậu trong chăn nuôi
Tác giả: Từ Quang Hiển, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Thị Inh, Nguyễn Thị Liên
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2008
19. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngô Thị Hoán (2003), Giáo trình thức ăn dinh dưỡng gia súc. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thức ăn dinh dưỡng gia súc
Tác giả: Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngô Thị Hoán
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
20. Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Mùi, Lê Hòa Bình, Đặng Đình Hanh (2004), Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh, xen canh cỏ hòa thảo, họ đậu làm thức ăn xanh cho gia súc tại Thái Nguyên, Tạp chí Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh, xen canh cỏ hòa thảo, họ đậu làm thức ăn xanh cho gia súc tại Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Mùi, Lê Hòa Bình, Đặng Đình Hanh
Năm: 2004
22. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, Phan Cự Nhân, Trịnh Đình Đạt (1994), Di truyền chọn giống vật nuôi. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền chọn giống vật nuôi
Tác giả: Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, Phan Cự Nhân, Trịnh Đình Đạt
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
23. Trần Đình Miên (1995), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn và nhân giống gia súc
Tác giả: Trần Đình Miên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w