1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế máy ép nước cốt dừa

102 1,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Vai trò kinh tế của cây dừa đối với đời sống cộng đồng Nếu chỉ sản suất các sản phẩm truyền thống có giá trị thấp, khó tiêu thụ như cơm dừa khô và dầu dừa thì cây dừa được liệt vào loại

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU iv

DANH SÁCH HÌNH VẼ v

DANH SÁCH BẢNG vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1

1.1 DỪA VÀ NƯỚC CỐT DỪA 1

1.1.1 Giới thiệu về dừa 1

1.1.2 Vai trò của cây dừa 2

1.1.3 Dừa – các sản phẩm từ dừa 4

1.2 GIÁ TRỊ KINH TẾ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DỪA 7

1.2.1 Giá trị kinh tế 7

1.2.2 Tình hình sản xuất dừa trên thế giới và ở Việt Nam 8

1.3 NƯỚC CỐT DỪA 11

1.3.1 Giới thiệu về nước cốt dừa 11

1.3.2 Các món ăn Việt Nam sử dụng nước cốt dừa 11

1.3.3 Các phương pháp thu nước cốt dừa 11

1.4 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MÁY ÉP VÀ MÁY ÉP 13

1.4.1 Một số hãng sản xuất thiết bị máy ép trên thị trường 13

1.2 Các thiết bị ép dầu đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam 15

1.5 MÁY ÉP NƯỚC CỐT DỪA 15

1.5.1 Vị trí máy ép nước cốt dừa dùng trong công nghiệp 15

1.5.2 Khái niệm ép 18

1.5.3 Các nguyên lý ép 18

1.6 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 21

1.6.1 Các lý do đưa ra ý tưởng 21

1.6.2 Các yêu cầu kinh tế và kỹ thuật thiết kế máy ép 21

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG 22

2.1 CẤU TẠO MÁY ÉP NƯỚC CỐT DỪA 22

Trang 2

MỤC LỤC

2.1.1 Hệ thống dẫn liệu vào máy 23

2.1.2 Hệ thống truyền động 23

2.1.3 Hệ thống ép 23

2.2 GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC 24

2.3 CÁC PHƯƠNG ÁN DẪN LIỆU ĐỀ XUẤT 25

2.3.1 Dẫn liệu bằng băng tải cao su 25

2.3.2 Dẫn liệu bằng guồng tải 26

2.3.3 Dẫn liệu bằng vít tải 28

2.4 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ÉP 30

2.4.1 Ép bằng tấm phẳng với khuôn (kiểu piston xylanh) 30

2.4.2 Ép băng trục guồng xoắn 31

2.4.3 Ép bằng trục vít trụ 32

2.4.4 Ép bằng trục vít côn 32

2.5 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DẪN ĐỘNG 33

2.5.1 Cơ cấu truyền động sử dụng hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp đồng trục ……… 34

2.5.2 Hộp giảm tốc phân đôi cấp nhanh 34

2.5.3 Hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển 34

2.4.4 Hộp giảm tốc trục vít 35

2.4.5 Hộp giảm tốc gắn liền với động cơ 35

2.6 TỔNG HỢP 36

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP LIỆU 39

3.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG VÍT TẢI 39

3.2 KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA VÍT TẢI 42

3.2.1 Vít tải 42

3.2.2 Máng 44

3.3 TÍNH TOÁN VÍT TẢI 45

3.3.1 Xác định kích thước cơ bản 45

3.3.2 Tính toán vít tải từ các thông số ban đầu 50

3.3.3 Tính toán bộ truyền xích 53

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ÉP 57

Trang 3

MỤC LỤC

4.1 CƠ SỞ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ÉP 57

4.1.1 Sự chuyển động của nguyên liệu trong buồng ép 57

4.1.2 Sự tạo thành áp lực trong buồng ép 58

4.2 BỘ PHẬN ÉP 59

4.2.1 Xác định các thông số bạn đầu của máy và trục vít 59

4.2.2 Xác định công suất động cơ và phân phối tỷ số truyền 62

4.2.3 Tính động lực học của trục vít ép 66

4.2.4 Tính toán sức bền của trục vít 76

4.2.5 Tính kiểm tra bền vít ép 78

4.3 THIẾT KẾ BỘ PHẬN ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ THOÁT BÃ 80

4.3.1 Nguyên lý 80

4.3.2 Cấu tạo 80

4.3.3 Thiết kế và tính toán 80

CHƯƠNG 5: VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ 86

5.1 VẬN HÀNH MÁY 86

5.1.1 Vận hành 86

5.1.2 Những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình vận hành máy và hướng giải quyết đề xuất 87

5.2 BẢO TRÌ MÁY 89

5.2.1 Động cơ điện 89

5.2.2 Hệ thống cấp liệu, ép 91

5.3 MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG 91

TỔNG KẾT 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU

Để tổng hợp kiến thức suốt 4 năm học và thực tập tốt nghiệp chúng em được giao nhiệm vụ hoàn thành luận văn “THIẾT KẾ HỆ THỐNG ÉP NƯỚC CỐT DỪA” Trong luận văn này chúng em cần ôn lại và tổng hợp một số kiến thức của các môn học, kỹ năng tính toán, suy luận và khả năng sáng tạo Ví dụ về một số môn học cần thiết như: các môn kỹ thuật chế tạo( chế tạo 1, chế tạo 2, chế tạo 3),dung sai và đo lường, đồ gá, gia công cơ,…

Trong khi thực hiện luận văn chúng em còn nhiều bỡ gỡ và chưa có kinh nghiệm nhiều về thực tế nhưng được sự giúp đỡ của thầy cô hưỡng dẫn nên chúng em hoàn thành đồ án đúng hạn nhưng chúng em không thể tránh khỏi thiếu sót mong thầy cô thông cảm và cho chúng em lời khuyên bù đắp vào kinh nghiệm để hoàn chỉnh bản thân hơn

Chúng em xin chân thành cám ơn thầy: Phan Tấn Tùng đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian chúng em thực hiên luận văn

Các sinh viên thực hiện

Trần Văn Minh: 20901588 Đặng Văn Huy: 20900994

Trang 5

DANH SÁCH HÌNH VẼ

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 1.1 Cây và quả dừa 2

Hình 1.2 Tách cùi dừa 11

Hình 1.3 Cách nạo cùi dừa 12

Hình 1.4 Sơ đồ quá trình ép dầu dừa 16

Hình 1.5 Sơ đồ quá trình làm kẹo dừa 17

Hình 1.6 Nguyên lý máy ép liên tục 19

Hình 1.7 Nguyên lý máy ép thủy lực 19

Hình 1.8 Nguyên lý trục cán 20

Hình 2.1 Sơ đồ khối máy ép nước cốt dừa 22

Hình 2.2 Một số loại máy vận chuyển liên tục 24

Hình 2.3 Băng tải cao su 25

Hình 2.4 Cấu tạo guồng tải 27

Hình 2.5 Các dạng khác của guồng tải 27

Hình 2.6 Vít tải 28

Hình 2.7 Sơ đồ truyền động hộp giảm tốc trục vít 35

Hình 2.8 Hộp giảm tốc gắn liền động cơ 36

Hình 2.9 Ép kiểu piston xylanh 30

Hình 2.10.Guồng xắn 31

Hình 2.11 Trục vít trụ 32

Hình 2.12 Trục vít côn 33

Hình 2.13 Sơ đồ cụ thể máy ép 37

Hình 2.14 Sơ đồ nguyên lý 38

Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý vít tải 39

Hình 3.2 Vít tải nghiêng 41

Hình 3.3 Vít tải đứng 41

Hình 3.3 Vít tải ngang 41

Hình 3.5 Các thành phần chính của vít tải 42

Trang 6

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 3.6 Các loại cánh xoắn thường gặp 43

Hình 3.7 Một số loại vít tải đặc biệt 44

Hình 3.8 Mặt cắt ngang của máng 45

Hình 3.9 Các phương pháp liên kết giữa máng và nắp máng 45

Hình 3.10 Xác định kích thước vít xoắn 46

Hình 3.11: Động cơ cấp liệu Error! Bookmark not defined. Hình 4.1 Nguyên lý bộ phận ép 58

Hình 4.2 Tính toán thay đổi áp suất pháp tuyến theo chiều dài vít ép 68

Hình 4.3 Tải trọng tác dụng lên vít ép 69

Hình 4.4 Biểu đồ các tải trọng tác dụng lên vít ép 71

Hình 4.5 Biểu đồ lực dọc và momen xoắn 76

Hình 4.6 Khe hở thoát bã 81

Hình 4.7 Lò xo 81

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1 Số liệu dừa của các nước 9

Bảng 1.2 Số liệu dừa ở Việt Nam 10

Bảng 1.3 Số liệu các máy ép của hãng KRUPP 14

Bảng 1.4 Số liệu các máy ép của hãng Sket 13

Bảng 1.5 Số liệu các máy ép của hãng IBC 15

Bảng 3.1 Hệ số ảnh hưởng do độ dốc đặt máy 48

Bảng 3.2 Các hệ số tính toán cho vật liệu vận chuyển trong vít tải 49

Bảng 3.3 Tốc độ quay của vít xoắn phụ thuộc đường kính vít 50

Bảng 3.4: Thông số động cơ cấp liệu Error! Bookmark not defined Bảng 4.1 Các thông số động cơ 66

Bảng 4.2 Các thông số cơ bản của bộ truyền động 66

Bảng 4.3 Các thông số vật liệu làm lo xo 83

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1 DỪA VÀ NƯỚC CỐT DỪA

1.1.1 Giới thiệu về dừa

Dừa ( Danh pháp gồm hai phần: Cocos nucifera), là một loại trong họ Cau (Arecaceae) và là thành viên duy nhất trong chi Cocos Dừa là một loài cây lớn, thân đơn trục, có thể cao tới 30m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim một lần Cuống và gân chính dài 4 – 6m Các thùy với gân cấp hai có thể dài 60 – 90cm

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp dừa tại các vùng nhiệt đới, khu vực ven bờ biển trên khắp thế giới Sự phân bố rộng lớn của dừa có thể nhờ sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp hoặc có thể nhờ chính những quả dừa nhờ đặc tính nhẹ và nổi được trên mặt nước kết hợp với dòng hải lưu, chúng có thể phát tán rộng trên một diện tích rộng lớn

Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt, những địa điểm có nhiều nắng, lượng mưa trung bình là 750 – 2.000 mm hằng năm và độ ẩm cao ( 70 – 80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất Chính điều này giúp nó trở thành loài cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng, và cũng

lý giải cho việc tại sao chúng ta ít bắt gặp cây dừa trong các khu vực có độ ẩm thấp ví

dụ như Địa Trung Hải… mặc dù các khu vực này có nhiệt độ đủ cao Dừa rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Hình 1.1 Cây và quả dừa

Về mặt thực vật học, quả dừa là loại quả khô đơn độc, được biết tới như là quả hạch có xơ Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi

xơ, thường được gọi là xơ dừa Bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay còn được gọi là gáo dừa hay sọ dừa Lớp vỏ quả trong hóa gỗ khi quả dừa càng già, lớp vỏ này khá cứng và có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ khi bóc hết lớp vỏ ngoài và lớp vỏ giữa ( được gọi là các mắt dừa ) Thông qua một trong ba lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra ngoài khi phôi nảy mầm, bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, còn gọi là cùi dừa Nó có màu trắng và

là phần ăn được của hạt đây cũng chính là phần nguyên liệu chính để ép nước cốt dừa

Để lấy nước của quả dừa, cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa, sau đó có thể

sử dụng đũa chọc vào mắt lớn nhất của quả dừa và đặt ống hút vào Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó lấy đi một phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa

1.1.2 Vai trò của cây dừa

1.1.2.1 Vai trò xã hội của cây dừa đối với đời sống cộng đồng

Ngoài cây dừa, không có nhiều loại cây trồng có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều đối tượng xã hội khác nhau, đc biệt là nông dân nghèo Với diện tích bình quân dưới 0.5 ha cho một hộ gia đình từ 4-5 người, như vậy có khoảng 110 triệu người sống dựa vào cây dừa Hàng trăm mặt hàng được sản xuất từ các phần khác

Trang 10

du lịch sinh thái ở ĐBSCL và ven biển miền Trung, tham gia phát triển nông nghiệp

và nông thôn bền vững

1.1.2.2 Vai trò kinh tế của cây dừa đối với đời sống cộng đồng

Nếu chỉ sản suất các sản phẩm truyền thống có giá trị thấp, khó tiêu thụ như cơm dừa khô và dầu dừa thì cây dừa được liệt vào loại cây trồng có thu nhập thấp Nhìn chung cây dừa có tiềm năng kinh tế lớn và có nhiều lợi thế riêng, có khả năng cạnh tranh với các loại cây ăn quả khác Thực tế cho thấy nếu nông dân trồng giống dừa năng suất cao, biết áp dụng các biện pháp trồng xen, nuôi xen thích hợp trong vườn dừa đồng thời chế biến các phần của cây dừa thành các sản phẩm có giá trị cao tham gia thị trường, biến vườn dừa trở thành hệ sinh thái nông nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm để tận dụng tài nguyên đất đai, ánh sáng, nước, tay nghề lao động trong cộng đồng… thì hiệu quả kinh tế thu được từ cây dừa rất cao Đã có thời kỳ nông dân chặt dừa trồng nhãn, trồng cây có múi nhưng giờ đây, cùng với sự phát triển của công nghiệp chế biến trái dừa, cây dừa nghiễm nhiên quay trở lại và trở thành loại cây trồng chủ đạo trong cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao

Cây dừa dễ trồng, không kén đất, không đòi hỏi đầu tư chăm sóc nhiều Hầu như người trồng dừa rất ít khi bón phân cho cây dừa, hoặc có bón thì lượng phân cũng rất khiêm tốn nhưng cây dừa vẫn cho mỗi tháng một lần, mang lại nguồn thu đều đặn

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

hằng tháng cho nông dân mà không tập trung vào một ít tháng trong năm như các loại cây ăn quả khác Một ưu điểm khác của cây dừa là vấn đề sâu, bệnh gây hại không nghiêm trọng như các cây trồng khác Thường cây dừa có thể dễ dàng vượt qua và phục hồi nhanh chóng, tiếp tục mang trái sau khi bị tấn công bởi những loài côn trùng, động vật gây hại không nghiêm trọng hoặc được phát hiện sớm mà không cần bất kỳ biện pháp xử lý tốn kém nào Ưu điểm quan trọng nhất của cây dừa đó là tất cả các phần của cây dừa đều có thể tạo ra thu nhập Thậm chí khi cây đã chết, thân dừa cũng

có thể làm hàng thủ công mỹ nghệ và dụng cụ gia đình có thể dùng để trang trí và sử dụng Ở những nước văn minh hơn, con người thường có khuynh hướng sử dụng những vật liệu có khả năng tái chế, không gây ô nhiễm môi trường theo xu thế bảo vệ môi trường sạch và bền vững thì cây dừa càng có ý nghĩa hơn nữa về khía cạnh này

1.1.3 Dừa – các sản phẩm từ dừa

1.1.3.1 Cây Dừa

Cây Dừa được mệnh danh là cây của cuộc sống, cây của 1001 công dụng do tính chất đa dụng của nó, tất cả các phần của cây dừa từ thân, lá, trái, vỏ, xơ, gáo, nước… đều có thể sử dụng phục vụ đời sống con người Có lẽ không có loại cây trồng nào có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm bằng cây dừa Cho đến nay các quốc gia thành viên của Hiệp Hội Dừa Châu Á-Thái Bình Dương (APCC) đã sản xuất và xuất khẩu được hơn 70 chủng loại sản phẩm từ dừa, trong đó Philippines đóng góp hơn 40 loại sản phẩm từ dầu dừa, từ các sản phẩm cao cấp phục vụ công nghiệp như alcohol béo cho đến hàng thủ công mỹ nghệ Ấn Độ và Sri Lanka lại xuất khẩu nhiều loại sản phẩm từ

xơ dừa Năm 1994, Indonesia xuất khẩu được 102 triệu USD sản phẩm đường từ mật hoa dừa Ở Philippines, thạch dừa được xuất khẩu thu ngoại tệ hơn 26 triệu USD trong năm 1993 và hơn 17 triệu USD trong năm 1996 Ở Malaysia, sữa dừa cũng đã trở thành sản phẩm quen thuộc được các công ty đem giao tận siêu thị và trường học vào mỗi buổi sáng Có mấy ai biết được rằng những bánh xà phòng cao cấp của các hãng

mỹ phẩm nổi tiếng như Unilever, P&G… đều có thành phần chính là dầu dừa Việc sử dụng nước dừa tươi như là món giải khát tinh khiết, bổ dưỡng đã và đang trở thành một ngành công nghiệp hấp dẫn để phục vụ khách du lịch và xuất khẩu tại các nước Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka…

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.3.2 Các sản phẩm thực phẩm chế biến từ dừa

Các sản phẩm được chế biến từ dừa hiện nay rất phong phú và có nhiều cơ hội cho công nghiệp dừa Việt Nam phát triển thông qua chế biến, đa dạng hóa sản phẩm Các mặt hàng than gáo dừa, chỉ xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa… góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, tận dụng thời gian nông nhàn và giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn, gia tăng thu nhập cho người trồng dừa, và góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời góp phần cung cấp một phần thực phẩm và hàng tiêu dùng cho nhu cầu tại chỗ

- Cơm dừa khô (Copra): cơm dừa của trái dừa khô được phơi nắng hoặc sấy khô còn 6-7% ẩm độ, đây là sản phẩm truyền thống từ trái dừa dùng để ép dầu dừa Hiện nay sản lượng cơm dừa khô giảm đáng kể do lợi nhuận từ ép dầu dừa thấp

- Dầu dừa thô: được chiết ép từ cơm dừa khô, sau đó qua giai đoạn lọc, dầu dừa

được chiết ép theo phương pháp ép khô phải qua khâu tinh luyện để khử màu, khử mùi trở thành dầu ăn (cooking oil) với thành phần acid béo chủ yếu là acid lauric (47,3%)

có mạch carbon trung bình, ngoài công dụng để ăn nó còn để chế biến các sản phẩm và hóa chất khác sử dụng trong công nghiệp

- Bánh dầu dừa khô: là phần bã dừa còn lại sau khi chiết ép dầu dừa được dùng làm thức ăn gia súc, bã dừa còn chứa khoảng 20% protein, 45% carbohydrat, 11% chất

xơ cùng với dầu dừa và các chất khoáng khác

- Dầu dừa tinh khiết: là dầu được chiết ép từ cơm dừa tươi theo phương pháp ép ướt, loại dầu dừa này không màu, có mùi đặc trưng, giá của dầu dừa tinh khiết cao gấp 3-4 lần so với dầu dừa chiết ép theo phương pháp ép khô Dầu dừa tinh khiết chủ yếu được dùng làm mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm cao cấp Theo nghiên cứu của một số quốc gia trồng dừa, uống hai muỗng nhỏ dầu dừa tinh khiết mỗi ngày sẽ ngừa được bệnh tim mạch, béo phì, ngăn ngừa cholesterol, SARS, kìm hãm và hạn chế được bệnh HIV/AIDS

- Cơm dừa nạo sấy: cơm dừa tươi được nghiền ra thành các kích cở khác nhau, sấy khô, đóng gói Cơm dừa nạo sấy được dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp bánh kẹo, được dùng ăn trực tiếp để bổ sung chất béo cho các nước không có dừa như Trung Đông…

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

- Sữa dừa và bột sữa dừa: nước cốt dừa được ép từ cơm dừa tươi, qua khâu xử lý, tiệt trùng, đóng gói Sữa dừa rất tiện lợi dùng để uống, chế biến các món ăn cần bổ sung sữa dừa hoặc các món tráng miệng ăn tươi Bột sữa dừa là sản phẩm bột dừa thu được sau khi sấy phun sữa dừa, có công dụng tương tự như sữa dừa

- Kem dừa: nước cốt dừa đậm đặc hoặc cơm dừa Sáp xay nhuyễn được thay thế một phần sữa bò tươi trong thành phần nguyên liệu chế biến kem Kem dừa Sáp có mùi thơm đặc trưng của dừa và độ béo rất hấp dẫn

- Phô mai dừa và Yaourt dừa: những sản phẩm lên men tương ứng của sữa dừa

- Kẹo dừa: là sản phẩm của hỗn hợp cô đặc của đường, mạch nha và sữa dừa cô đặc Hiện nay trên thế giới có nhiều loại kẹo dừa nhưng phần lớn là kẹo dừa cứng, kẹo dừa mềm là đặc sản rất đặc trưng của Việt Nam

- Thạch dừa: là sản phẩm lên men nước dừa khô, tạo thành lớp thạch cellulose dày, về thực chất thạch dừa không chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe con người nhưng nó là món ăn tráng miệng giúp dễ tiêu hóa, chống béo phì và khi được nấu trong siro đường làm tăng một phần năng lượng của sản phẩm

- Đường dừa và rượu dừa: là sản phẩm cô đặc từ mật chiết từ hoa dừa còn non (mo chưa mở), tương tự như đường vàng của cây thốt nốt, đường từ mật hoa dừa có mùi thơm đặc trưng của dừa và nhiều năng lượng Rượu dừa cũng là một loại thức uống đặc sản của các quốc gia trồng dừa phổ biến như Philippines, Sri Lanka, Indonesia… Rượu dừa được cất từ mật hoa dừa lên men Mỗi hoa dừa có thể thu được

từ 20-30 lít mật hoa dừa có giá trị cao gấp 5 lần giá trị của quày dừa và nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường, nhưng khi lấy mật thì không còn thu trái được nữa Ngoài ra mật hoa dừa còn có thể dùng để chế biến giấm ăn

- Nước dừa tươi đóng hộp: nước dừa của giống dừa uống nước 8 tháng tuổi được

xử lý vô trùng và đóng hộp, đôi khi nhà chế biến còn bổ sung thêm các sợi cơm dừa non để làm tăng thêm sự hấp dẫn cho sản phẩm Từ lâu nước dừa tươi được xem là một loại nước bổ dưỡng, vệ sinh được FAO khuyến cáo sử dụng

1.1.3.3 Các sản phẩm phi thực phẩm từ dừa dùng trong công nghiệp và gia dụng

- Sản phẩm từ gỗ dừa: làm vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

và sản phẩm gia dụng Ở Indonesia, muốn mua một bộ bàn ghế, giường tủ từ gỗ dừa

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

phải đặt hàng trước 6 tháng để chờ sấy gỗ, gỗ dừa tốt nhất là gỗ của cây dừa già, lão khoảng từ 50-70 năm tuổi Cửa hàng thủ công Mỹ nghệ Trường Ngân ở Bến Tre sản xuất hơn 50 mặt hàng từ gỗ dừa xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới, thu hút nhiều lao động trong cộng đồng

- Sản phẩm từ lá dừa: lá dừa khô dùng làm chất đốt, cọng lá dừa khô để bó chổi Trong khi cọng lá dừa tươi để thắt giỏ, nhu cầu về giỏ cọng dừa hiện nay rất cao do đời sống kinh tế-văn hóa xã hội của người dân ngày càng tăng cao, con người có nhu cầu về mua, tặng, trang trí Sản phẩm được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu Hiện nay, người ta còn dùng chót lá dừa tươi bó thành từng bó thả xuống biển để dẫn dụ cá trong đánh bắt cá

- Sản phẩm từ chà dừa, yếm dừa: làm hàng thủ công mỹ nghệ Ở Sri Lanka, yếm dừa được xử lý, nhuộm màu làm vật liệu may các loại túi xách, cặp đựng tài liệu văn phòng… xuất khẩu thu ngoại tệ về cho quốc gia

- Sản phẩm từ vỏ dừa: làm hàng thủ công mỹ nghệ, được xử lý thành chỉ xơ dừa, làm thảm xơ dừa, nệm xơ dừa, lưới sinh thái, ván cách nhiệt, dây thừng, chủ yếu dùng trong nông nghiệp, công nghiệp xây dựng, sản xuất xe hơi và gia dụng Ngoài ra sản phẩm phụ từ vỏ dừa là bụi xơ dừa được xử lý làm đất sạch, phân hữu cơ trong nông nghiệp, cơ chất trồng nấm, chất giữ ẩm…

- Sản phẩm từ gáo dừa: làm than thiêu kết và từ than thiêu kết được chế biến thành than hoạt tính dùng trong công nghiệp Ngoài ra gáo dừa còn dùng làm chất đốt, hàng thủ công mỹ nghệ

1.2 GIÁ TRỊ KINH TẾ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DỪA

1.2.1 Giá trị kinh tế

Dừa là một trong những cây hữu dụng nhất trên thế giới, cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới Tất cả các sản phẩm từ cây dừa đều hữu ích, ngoài các sản phẩm phụ như thân dừa được sử dụng như là cây lấy gỗ cho mục đích xây dựng hay làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chất đốt thì trái dừa là sản phẩm chính tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị cao làm tăng giá trị trái dừa, đồng thời cũng mở ra những ngành nghề ở nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, gia tăng thu nhập và phát triển kinh tế ở địa phương

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Cơm dừa với thành phần chính là dầu dừa chiếm tỉ lệ trên 40% trọng lượng tươi hay từ 65-70% trọng lượng cơm dừa khô Sản phẩm truyền thống từ cơm dừa là cơm dừa khô (copra), là nguyên liệu cho các nhà máy ép dầu dừa cung cấp cho các ngành công nghiệp và phụ phẩm là bã dừa sau khi ép lấy dầu là nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn cho ngành chăn nuôi Cơm dừa tươi cũng là nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt kẹo dừa là một đặc sản của tỉnh Bến Tre xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới Những năm gần đây, từ cơm dừa tươi còn được sản xuất cơm dừa nạo sấy, là mặt hàng xuất khẩu đem lại nhiều ngoại tệ cho địa phương Từ một nhà máy ban đầu có vốn đầu tư từ Sri-Lanka, hiện nay đã có nhiều nhà máy của doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm cơm dừa nạo sấy xuất khẩu Gáo dừa sau khi hầm thành than là nguyên liệu làm than hoạt tính, được sử dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, hóa chất… Vỏ dừa trước đây chỉ dùng để làm chất đốt thì nay được dùng để lấy chỉ xơ dừa làm nguyên liệu để sản xuất các loại thảm, lưới sinh thái, dây thừng…, bụi xơ dừa được xử lý làm “đất sạch” cho sản xuất cây cảnh và rau an toàn cũng đem lại lợi tức rất lớn Một phụ phẩm khác từ trái dừa là nước dừa từ trái dừa khô, trước đây dùng làm dấm, hay nước màu thì nay dùng làm thạch dừa, một lọai thức uống khá bổ dưỡng và có giá trị cao

Tóm lại, cây dừa được sử dụng đa dạng, rất hữu dụng với đời sống con người, là nguyên liệu cho sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và du lịch Nếu trồng đúng

kỹ thuật và khai thác hết các tiềm năng và giá trị của nó, cây dừa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn

1.2.2 Tình hình sản xuất dừa trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.2.1 Trên thế giới

Cây dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phân bố

ở 20o Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha (APCC, 2005), trong đó trên 80% diện tích trồng dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam Á Quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Indonesia với diện tích 3,8 triệu ha, kế đến là Philippines với 3,1 triệu ha

và xếp thứ ba là Ấn Độ với 1,84 triệu ha Nhìn chung, từ năm 1990 đến nay diện tích trồng dừa trên thế giới biến động tương đối từ 9,9 triệu ha ở năm 1990 đến 10,6 triệu

ha ở năm 2003 Diện tích (ha) dừa đang thu hoạch ở một số nước chủ yếu trên thế giới:

Trang 16

Theo số liệu của ngành Dầu thực vật thì diện tích dừa Việt Nam đạt đến 330.000

ha vào cuối thập niên 80 Sau đó đã giảm sút nhanh còn 154.000 ha (thống kê của FAO, 2004) Hiện nay diện tích trồng dừa ở nước ta đạt khoảng 200.000 ha, được trồng từ Bắc đến Nam nhưng nhiều nhất là ở vùng ĐBSCL với trên 70%, kế đến là các tỉnh Nam Trung Bộ (từ Đà Nẳng trở vào) chiếm gần 20% Ở ĐBSCL, diện tích trồng

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

dừa nhiều nhất là Bến Tre (38.000 ha), kế đến là Trà Vinh (12.418 ha), Bình Định (12.000 ha) Diện tích trồng dừa giảm trong giai đoạn thập niên 90 là do giá bán dừa trái thấp, hiệu quả kinh tế từ cây dừa không bằng các loại cây trồng khác nên nhà vườn chuyển đổi sang vườn cây ăn trái như xoài, sầu riêng, nhãn Từ năm 2004 đến nay do hoạt động chế biến dừa trái gia tăng, giá bán nguyên liệu dừa trái lên rất cao nên diện tích trồng dừa ở các địa phương liên tục tăng, riêng tỉnh Bến Tre đã tăng thêm gần 3.000 ha, đạt 38.000 ha, tiếp tục giữ vị trí tỉnh trồng dừa nhiều nhất cả nước Nhận định cây dừa là cây truyền thống, biểu tượng của tỉnh, đồng thời với sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây dừa, tỉnh Bến Tre đã có chủ trương khôi phục vườn dừa thông qua các biện pháp:

Thâm canh

Đốn tỉa bớt vườn dừa quá dày

Trồng xen để tăng thu nhập, trong đó đặc biệt giới thiệu mô hình trồng cây có múi và cây ca cao xen canh trong vườn dừa

Đa dạng hóa các sản phẩm từ cây dừa để tăng nguồn hàng xuất khẩu như: cơm dừa nạo sấy, thạch dừa

Những tháng cuối năm 2005, tình trạng tranh mua dừa trái xuất sang Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan đã gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trái dừa trong tỉnh, một số nhà máy phải tạm nghỉ Điều này cho thấy rằng, giờ đây cây dừa đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương cũng như trong khu vực Diện tích, năng suất, sản lượng dừa của Bến Tre:

Bảng 1.2 Số liệu dừa ở Việt Nam

STT Năm Diện tích (ha) Năng suất (trái/ha/năm) Sản lượng(tr trái)

Trang 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.3 NƯỚC CỐT DỪA

1.3.1 Giới thiệu về nước cốt dừa

Nước cốt dừa là nước cốt được lấy từ cơm dừa đã được nạo, xay thật nhỏ Nước cốt dừa được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia vùng nhiệt đới gió mùa, trồng nhiều dừa như Việt Nam, Indonesia, Malaysia…

Nước cốt dừa màu trắng đục, sánh, béo, thơm và ngọt thanh do có nhiều dầu dừa Nước cốt dừa sau khi được vắt, ép sẽ được nấu chín để sử dụng như một nguyên liệu cho nhiều món ăn cả món ngọt lẫn món mặn bằng cách rưới trực tiếp lên đồ ăn hoặc chế biến cùng các nguyên liệu khác

1.3.2 Các món ăn Việt Nam sử dụng nước cốt dừa

Hàng trăm món ăn Việt, nhiều nhất là miền Nam Việt Nam dùng nước cốt dừa như một thứ nước sốt để lấy hương vị và dinh dưỡng, trong đó nổi tiếng có các món ăn miền Nam:

- Các món mặn: ốc len kèn dừa, cháo cá lóc nước cốt dừa, ếch xào nước cốt dừa, dồi lươn rim nước cốt dừa……

- Các loại chè ngọt: chè bưởi, chè bắp, chè đậu xanh bột báng, chè đậu xanh phổ tai, chè bánh lọt bà ba, chè chuối chưng, chuối xào dừa, chè đậu trắng……

- Bánh: bánh tráng Tây Ninh, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, bánh đúc, bánh tráng nước dừa Tam Quan (Bình Định), bánh da lợn, bánh ổ đậu xanh, bánh tằm bì,bánh canh tôm nước cốt dừa,

- Kẹo: kẹo dừa

1.3.3 Các phương pháp thu nước cốt dừa

1.3.3.2 Cách lấy nước cốt dừa thủ công bằng tay

Quả dừa sau khi đã được lấy hết nước, chỉ còn lại cùi dừa màu trắng như hình

Hình 1.2 Tách cùi dừa

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Cùi dừa là nguyên liệu chính để có thể tạo nên nước cốt dừa Tiếp sau đó, cùi dừa được tiến hành bào để tạo ra cơm dừa

Hình 1.3 Cách nạo cùi dừa

Để có thể thu được nước cốt dừa từ cơm dừa, có thể dùng nhiều cách khác nhau, nhưng thông thường sẽ là cho cơm dừa vào một tấm vải hoặc máy ép và sau đó tiến hành vắt, ép để có thể thu được nước cốt dừa là chất dịch màu trắng đục và đặc sánh Quá trình vắt, ép có thể được tiến hành nhiều lần đối với1 mẻ cơm dừa nhằm thu được tối đa nước cốt dừa Bã sau khi đã vắt, ép lấy nước cốt dừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc Phương pháp này phù hợp với hộ gia đình, nhằm phục vụ nhu cầu hằng ngày của gia đình trong các bữa ăn

Hình 1.4 Cùi dừa nạo

1.3.3.3 Cách lấy nước cốt dừa sử dụng máy ép

Đối với phương pháp thu nước cốt dừa sử dụng máy ép, thay vì tạo ra cơm dừa bằng cách sử dụng tay để nạo cơm dừa và sử dụng vải để ép nước dừa, các công đoạn này được thay thế bằng máyép liên tục hoặc gián đoạn nhằm mang lại năng suất cao cho quá trình ép Quá trình ép sử dụng máy móc phù hợp cho quy mô công nghiệp, các

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

xưởng chế biến nước cốt dừa Bã dừa sau khi đã được ép, có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón

1.4 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MÁY ÉP VÀ MÁY ÉP

1.4.1 Một số hãng sản xuất thiết bị máy ép trên thị trường

1.4.1.1 Hãng Sket

Hãng Sket trước đây thuộc cộng hòa liên bang Đức, là hãng có truyền thống sản xuất các loại máy ép vít dùng sản xuất dầu thực vật Hãng hiện cho ra nhiều chủng loại máy ép vít dùng sản xuất dầu thực vật Hãng hiện cho ra nhiều chủng loại và kích cỡ máy ép khác nhau đáp ứng cả công nghiệp ép nguội và công nghệ ép nóng Có thể liệt

kê ra đây các loại máy ép vít :

Bảng 1.3 số liệu các máy ép của hãng Sket

( Kw) Năng suất ép Lượng dầu còn lại

Trang 21

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.4.1.2 Hãng KRUPP

Đây là một tập đoàn công nghiệp nặng của Đức, máy ép là một trong các mặt hàng của hãng, bên cạnh đó còn sản xuất các hệ thống tinh luyện dầu cũng như các hệ thống sản xuất grycerine và axit béo và các sản phẩm từ dầu thực vật đáp ứng thị trường tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác Máy ép của hãng có công suất lớn và

ép có gia nhiệt, điển hình như loại EP ép kiệt và ép sơ bộ:

Bảng 1.4 số liệu các máy ép của hãng KRUPP

1.4.1.3 Hãng IBC MONFORT OEKOTEC GinbH

Chuyên sản xuất các thiết bị chế biến hạt dầu theo công nghệ ép nguội, các thiết

bị của hãng có công suất động cơ từ 1kw đến 7,5 Dầu được sản xuất từ các thiết bị này theo công nghệ ép nguội nên nhiệt độ thấp, do đó chất lượng dầu là rất tốt có thể dùng làm thực phẩm cho con người mà không cần phải chế biến thêm nếu như nguyên liệu đầu vào có chất lượng tốt

Trang 22

Dầu còn lại (%)

1.2 Các thiết bị ép dầu đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Máy ép dầu ở Việt Nam tập trung phổ biến ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền

Tây Nam Bộ và TP.Hồ Chí Minh gồm các nhà máy dầu sau:

- Nhà máy dầu Tân Bình(nakydaco): chủ yếu sử dụng các loại máy ETP2.2 và ETP20.3 (hãng SKET)

- Nhà máy dầu Tường An: chủ yếu sử dụng máy EPE và ETP 20.3(hãng SKET)

- Nhà máy dầu Golden Hope( Nhà Bè):chủ yếu nhập khẩu và tinh luyện dầu cọ

- Ngoài các nhà máy dầu kể trên còn có một số nhà máy sản xuất dầu thực vật khác như: Nhà máy dầu Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh…vv

- Tất cả các máy đang sử dụng đều có công suất lớn và theo công nghệ ép có gia nhiệt Bên cạnh đó các đơn vị sản xuất dầu tư nhân chủ yếu dùng máy ép nông cơ theo công nghệ ép nguội và ép từ 3-4 lần để đạt được độ kiệt từ 9-15%

1.5 MÁY ÉP NƯỚC CỐT DỪA

1.5.1 Vị trí máy ép nước cốt dừa dùng trong công nghiệp

- Máy ép nước cốt dừa trong quá trình làm tinh dầu dừa

Trang 23

Lột bỏ vỏ và lấy cùi

dừa

Xay nhuyễn

Sau khi lột vỏ

Dừa khô

Dầu dừa

Trang 24

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

- Ví trí máy ép nước cốt dừa trong quá trình công nghệ sản xuất kẹo dừa

Hình 1.5 Sơ đồ quá trình làm kẹo dừa

Máy ép dừa ở bước thứ 3 trong quá trình làm kẹo dừa Trong quá trình làm kẹo dừa liên tục nên máy ép được dùng là máy ép liên tục được cấp liệu băng vít cấp và nước cốt dừa ép dược đưa tới hệ thống phối trộn để làm hỗn hợp tạo nên kẹo dừa

Độ khuôn, làm khô

và tạo hình

Gói kẹo bằng bánh tráng

Kẹo dừa thành phẩm Bao gói

Trang 25

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.5.2 Khái niệm ép

Ép là quá trình tác động lực cơ học lên vật liệu bị biến dạng nhằm mục đích:

- Phân chia pha lỏng rắn trong vật liệu

- Định hình, Biến dạng vật liệu

Phạm vi sử dụng:

- Sản xuất đường , sản xuất nước hoa quả , sản xuất dầu thực vật, tinh dầu

- Tạo hình các sản phẩm

- Ép các loại bánh men , các bánh thức ăn gi súc

- Chuẩn bị cho các quá trình chế biến tiếp theo

Nguyên lý chung của các loại máy ép: các cơ cấu chính hoạt động nhằm tạo ra

áp lực (tạo áp suất) để tách pha lỏng và pha rắn trong vật liệu

Máy ép kiểu trục vít thường dùng trong các nhà máy tinh dầu, nhà máy đồ hộp (ép nước cà chua v.v…)

Trang 26

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1: Động cơ, 2: Bộ truyền bánh đai, 3: Hộp giảm tốc, 4: Phễu cấp liệu, 5: Trục ép, 6: Buồng ép, 7: Cửa thoát

bã, 8: Máng chứa dầu

Hình 1.6 Nguyên lý máy ép liên tục

Nguyên lý hoạt động: Nguyên liệu được đưa vào phễu cấp liệu (4), nhờ tác dụng của trục ép (5) nguyên liệu di chuyển dọc theo trục ép, do trục ép có đường kính thay đổi nên áp xuất tạo ra trong buồng ép có xu hướng tăng dần, từ đó tạo ra áp lực để tách pha rắn và pha lỏng trong nguyên liệu ra, chảy xuống máng chứa dầu (8), nguyên liệu sau khi được ép

 Ưu và nhược điểm:

Ưu điểm:

 Hoạt động liên tục nên cho sản lượng lớn

 Hiệu suất ép cao và vận hành đơn giản

Nhược điểm:

 Cấu tạo phức tạp

 Quá trình làm sạch máy lâu và phưc tạp

1.5.3.3 Máy ép dầu không liên tục

1 Máy ép dùng thủy lực

Pittong, 3: Nguyên liệu, 4: Buồng ép, 5: Khe ép 6: Khe ép, 7: Van điều khiển

Hình 1.7 Nguyên lý máy ép thủy lực

Nguyên liệu được đưa vào buồng ép, nhờ chuyển động lên xuống của pittong tạo

ra áp lực trong buồng, dầu chảy ra ngoài qua các khe hẹp

Trang 27

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

 Ưu và nhược điểm:

Ưu điểm:

 Cấu tạo đơn giản

 Vệ sinh máy nhanh và đơn giản

Nhược điểm:

 Năng suất thấp

2 Máy ép trục cán

Hình 1.8 Nguyên lý trục cán

1: Trục ép 1, 2: Nguyên liệu, 3: Trục ép 2, 4: Rãnh chứa dầu, 5: Hướng nạp liệu

Nguyên liệu được đưa vào giữa hai trục ép quay ngược chiều nhau, nhờ ma sát giữa hai trục ép và vật liệu tạo ra áp lực tách pha rắn và pha lỏng trong nguyên liệu ra, pha lỏng chảy theo rãnh dầu

 Ưu và nhược điểm:

Ưu điểm:

 Năng suất cao

 Hiệu suất ép cao

4

n 2

n 1

n 25

Trang 28

Trong quá trình suy nghĩ và tìm kiếm thì chúng em thấy có nhiều loại máy ép liên tục dùng trong công nghiệp như : Máy ép dùng trong ép nhự bằng một trục vít hoặc hai trục vít, máy ép các loại trái cây cũng bằng trục vít, máy xay thị, cua và cá bằng trục vít, máy làm mì ống băng guồng xoắn…

1.6.2 Các yêu cầu kinh tế và kỹ thuật thiết kế máy ép

1 Tách được nước cốt dừa

2 Năng suất máy ép: 250 kg/h

3 Có hiệu suất cao hơn các máy thông thường dùng ở trong nước

4 Chi phí chế tạo thấp

5 Đảm bảo vệ sinh trong quá trình ép cũng như trong quá trình vệ sinh máy

6 Dễ dành vận hành, bảo trì, sửa chữa

7 Dễ chế tạo, lắp ráp

8 Khả năng di chuyển linh hoạt

9 Tính thẩm mỹ

Trang 29

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

CHƯƠNG 2

CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

2.1 CẤU TẠO MÁY ÉP NƯỚC CỐT DỪA

Máy ép nước cốt dừa được cấu tạo từ các hệ thống sau:

Hình 2.1 Sơ đồ khối máy ép nước cốt dừa

Trang 30

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

2.1.1 Hệ thống dẫn liệu vào máy

 Chức năng:

Hệ thống dẫn liệu là hệ thống vẩn chuyển liệu từ nơi cung ứng liệu tới nơi sử dụng liệu Hệ thống dẫn liệu có thể là liên tục hoặc gián đoạn Tùy vào tính chất của vật liệu và tính chất của sản xuất mà chúng ta chọn các cách dẫn liệu khác nhau

 Yêu cầu:

- Có kết cấu đơn giản

- Dễ vận hành, bảo dƣỡng

- Đảm bảo liệu cung cấp

- Phù hợp với dây chuyền sản xuất

- Có thể thay thế khi các bộ phận trong hệ thống

2.1.2 Hệ thống truyền động

 Chức năng:

- Truyền công suất, chuyển động từ nguồn đến bộ phận công tác

- Thay đổi dạng và quy luật chuyển động

- Biến đổi vận tốc

 Yêu cầu:

- Độ tin cậy và tuổi thọ của bộ truyền

- Phạm vi thay đổi tốc độ

- Khả năng thay đổi: vô cấp hay phân cấp

- Truyền động chính xác theo yêu cầu

- Thực hiện điều chỉnh dễ dàng, thuận tiện

Trang 31

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

- Sự thay đổi áp suất phải phù hợp và có năng suất cho mý nhất

- Dẫn liệu tốt đảm bảo cho quá trình ép liên tục

- Có kết cấu cũng vững chịu áp suất tối đa

2.2 GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC

Máy vận chuyển liên tục là các loại máy móc dùng để vận chuyển vật liệu rời,

vụn, mà vật liệu vận chuyển tạo thành dòng liên tục hoặc từng quãng đều nhau theo

một hướng nhất định Máy vận chuyển liên tục làm việc ở các công đoạn trung gian

nhằm chuyển tải các sản phầm theo quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp, nhà

máy Khi làm việc độc lập, máy vận chuyển liên tục làm nhiệm vụ cơ giới hóa một

khâu nặng nhọc Máy vận chuyển liên tục có khả năng thay đổi hướng vận chuyển và

sử dụng được trong mọi địa hình, không cần có nền móng vững chắc, có thể tự thay

đổi độ dốc, vị trí dỡ tải, chất tải Như vậy, máy vận chuyển liên tục đóng vai trò quan

trọng trong dây chuyền cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất các máy loại này có thể lắp

đặt trong các nhà máy cơ khí, nhà máy thực phẩm, xi măng, bến cảng, hầm mỏ…

Hình 2.2 Một số loại máy vận chuyển liên tục

a- Máy vận chuyển liên tục sử dụng băng tải cao su, b- Máy vận chuyển liên tục

sử dụng băng bản, c- Máy vận chuyển liên tục sử dụng vít tải, d- Máy vận chuyển liên

tục sử dụng băng con lăn, e- Máy vận chuyển liên tục sử dụng băng chuyền lắc, f- Máy vận chuyển liên tục sử dụng guồng tải, g- Máy vận chuyển liên tục vận chuyển

bằng khí nén

e)

g) f)

c) a)

Trang 32

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

Máy vận chuyển liên tục rất đa dạng về chủng loại, phụ thuộc vào mục đích sử dụng, chủng loại vật liệu vận chuyển, tính chất công nghiệp của sản xuất mà lựa chọn máy vận chuyển liên tục thích hợp Vì vậy mỗi loại vật liệu có yêu cầu dây chuyền riêng biệt Trong quá trình làm việc, có thể nối dài thêm hoặc cắt ngắn thiết bị cho phù hợp với điều kiện chất tải, dỡ tải, vị trí đặt máy…

Dựa vào kết cấu, tính chất vật liệu vận chuyển, nguyên lý và mục đích sử dụng

mà ta có một số dạng máy vận chuyển liên tục tiêu biểu như hình 2-2

Trong khuôn khổ của bài luận văn, tôi xin đề xuất sử dụng một số phương án cấp liệu cho cơ cấu ép

2.3 CÁC PHƯƠNG ÁN DẪN LIỆU ĐỀ XUẤT

2.3.1 Dẫn liệu bằng băng tải cao su

Hình 2.3 Băng tải cao su

1- Tang chủ động, 2-Thiết bị làm sạch, 3- Băng cao su, 4- cơ cấu dẫn động, 5- Các con lăn đỡ trên, 6- Các con lăn đỡ dưới, 7- Khung, 8- Bộ phận cấp liệu, 9- Tang

bị động, 10-Cơ cấu căng đai

1 Nguyên lý

Tang chủ động 1 được liên kết với cơ cấu dẫn động 4 bằng xích, dây curoa hoặc bánh răng Băng tải cao su 3 có cấu tạo dạng tấm mỏng và là vòng khép kín được lắp vòng qua tang chủ động 1 và bị động 9 Nhờ bộ phận căng băng 10 mà băng cao su 3 được kéo căng với một độ căng nhất định và băng được ôm chặt vào tang 1 và 9 Để chống võng băng tải, người ta sử dụng các con lăn đỡ trên 5 và đỡ dưới 6 Tùy theo phương pháp đặt con lăn mà phía băng có tải có thể là phẳng hoặc hình lòng máng có dạng khác nhau Khung thép 7 làm nhiệm vụ gắn kết và chịu lực của tất cả các bộ phận khác của băng tải và truyền lực xuống nền đất Bộ phận cấp liệu 8 dùng để gom và

Trang 33

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

hướng dòng vật liệu cấp cho băng tải Thiết bị làm sạch 2 làm cho băng luôn không bị các vật liệu vận chuyển bám vào, nâng cao tuổi thọ và năng suất máy

Khi làm việc, cơ cấu dẫn động 4 truyền chuyển động đến băng tải 3 qua tang 1 bằng ma sát Vật liệu trong cơ cấu cấp liệu 8 rơi xuống băng 3 Nhờ ma sát giữa băng

và vật liệu mà băng chuyển động chở được vật liệu đến nơi dỡ tải nhất định

2 Sử dụng băng tải cao su

Băng tải cao su được sử dụng để vận chuyển vật liệu rời , vụn như: cát, sỏi, than

đá, đá dăm, xi măng và được sử dụng rộng rãi trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, hóa chất, công nghiệp chè, cà phê…

3 Ưu điểm

- Băng tải có chiều dài vận chuyển lớn

- Năng suất cao

- Kết cấu đơn giản

- Làm việc tin cậy, sử dụng thuận tiện

- Phù hợp với các dạng chu tuyến vận chuyển

- Năng lượng tiêu tốn ít

- Dễ điều khiển

4 Nhược điểm

- Không vận chuyển được các vật liệu nặng

- Tuổi thọ của mặt băng thấp

- Không vận chuyển được vật liệu gây mòn và vật liệu nóng

2.3.2 Dẫn liệu bằng guồng tải

Guồng tải là một máy vận chuyển liên tục dùng để vận chuyển vật liệu rời, vụn theo hướng thẳng đứng hoặc góc nghiêng đặt máy lớn (hình 2-2) Guồng tải có các bộ phận chính: Tang (hoặc đĩa xích, ròng rọc) dẫn động 1, băng tải (hoặc xích, cáp) 2, gầu chứa tải 3, tang (đĩa xích hoặc ròng rọc) bị động 4, cơ cấu cấp tải 5, cơ cấu dỡ tải 6, cơ cấu căng băng 7 và khung đỡ 8

Khi cơ cấu dẫn động truyền chuyển động cho tang chủ động, tang chủ động quay làm cho băng có gắn gầu tải chuyển động theo Trong chu kỳ làm việc gầu tải sẽ đến vị trí cấp tải 5, tải sẽ điền đầy gầu và được chuyển động cùng băng lên trên Sau khi quay vòng qua tang chủ động, vật liệu được đổ ra ngoài theo hướng cơ cấu dỡ tải

Trang 34

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

Năng suất của guồng có thể đạt 500T/h, chiều cao máy có thể đạt H= 50 – 55m

Bộ phận dẫn động cũnng tương tự như cơ cấu dẫn động băng tải, có cấu tạo gồm động cơ, phanh hãm, hộp giảm tốc và trục ra liên kết với tang chủ động (hình 2-3) Cơ cấu dẫn động được lắp lên khung đặt trên đỉnh của guồng tải Phần chất tải được bố trí

ở dưới đáy guồng Người ta có thể cho vật liệu chảy theo máng cấp liệu ngược dòng với gầu chuyển động hoặc có thể cho chảy đầy xuống đáy máng, gầu chuyển động sẽ được điền đầy

Hình 2.4 Cấu tạo guồng tải

a - Guồng tải dùng băng tải, b- Guồng tải dùng xích, c- Guồng tải dùng cáp, d- Guồng tải đặt nghiêng kín, e- Guồng tải đặt nghiêng hở

Hình 2.5 Các dạng khác của guồng tải

1

2

3

1 2 3

1 2 3

1 2 3

1 2 3

a)

5

7 4 8

b)

5

c) 7 4

8 5

8

4 7 4 5 8

A A-A

c)

A

Trang 35

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

Guồng tải được sử dụng nhiều trong các xí nghiệp hóa chất, phân xưởng sản xuất vật liệu xây dựng, trong các trạm trộn bê tông, xí nghiệp chế tạo máy, công nghiệp than và nhiều nhà máy, xí nghiệp khác

Kết cấu của guồng tải gọn gàng, chắc chắn, choán ít diện tích công nghiệp, vận hành đơn giản

Guồng tải được phân loại theo nhiều cách khác nhau Theo phương pháp lắp đặt: guồng tải đứng, guồng tải nghiêng  = 60  750 Theo bộ phận kéo: Băng tải, xích

công nghiệp và cáp Theo phương pháp chất và dỡ tải của gầu: dỡ tải bằng lực ly tâm

và dỡ tải bằng trọng lượng bản thân vật liệu

Do vật liệu có nhiều kích thước khác nhau, tính chất hóa học và vật lý khác nhau nên kết cấu gầu cũng phải có nhiều loại khác nhau Ngày nay, người ta thường sử dụng những loại gầu đáy tròn, gầu sâu, gầu nông và gầu có thành dẫn hướng…

2.3.3 Dẫn liệu bằng vít tải

Hình 2.6 Vít tải

a) Vít tải đặt ngang: 1-Động cơ, 2- Hộp giảm tốc, 3- Khớp nối, 4- Trục vít xoắn,

5- Gối treo trung gian, 6- Gối đỡ hai đầu, 7- Cơ cấu dỡ tải, 8- Cánh vít, 9- Vỏ hộp, 10-

Cơ cấu cấp tải, 11- Nắp hộp

b) Vít tải đặt đứng

Trang 36

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

1 Nguyên lý

Vít tải là một loại máy vận chuyển liên tục không có bộ phận kéo Cấu tạo của vít tải thể hiện trên hình 15-1 Động cơ 1 truyền chuyển động qua hộp giảm tốc 2 đến khớp nối 3 và trục vít xoắn 4 Bộ phận công tác chính của vít tải là cánh vít xoắn 8 chuyển động quay trong một vỏ hộp kín 9 có tiết diện tròn ở phía đáy Trục vít xoắn đƣợc đỡ chặn hau đầu nhờ các gối 6 Đối với trục dài quá 3m, có thêm các gối đỡ treo trung gian 5 Khi vít chuyển động, cánh xoắn đẩy vật liệu di chuyển tịnh tiến dọc trong lòng vỏ máng Vật liệu vận chuyển không bám vào cánh là nhờ trọng lƣợng bản thân vật liệu và ma sát giữa vật liệu và vỏ máng, do đó vật liệu chuyển động trong máng theo nguyên lý vít đai ốc, vai trò đai ốc ở đây là vật liệu vận chuyển vít có thể có một hoặc nhiều cánh xoắn Cánh xoắn càng nhiều, vật liệu chuyển động càng êm Vật liệu đƣợc cấp vào đầu máng từ cơ cấu 10 và lấy tải ra khỏi máng bằng cơ cấu 7 Để đảm bảo an toàn, vít tải có thêm nắp 11

2 Ƣu điểm

- Độ chắc chắn cao

- Cấu tạo đơn giản

- Giá thành không cao

Trang 37

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

nguyên nhân sau:

- Vis tải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh

- Cấu tạo đơn giản

- Kích thước gọn nhẹ

- Giá thành không cao

- Không tổn thất vật liệu trong quá trình vận chuyển

- An toàn trong quá trình vận hành và bảo dưỡng

Trang 38

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

2 Sử dụng

Đƣợc áp dụng để thiết kế máy ép gián đoạn (máy ép thủy lực)

 Ƣu điểm:

Đơn giản trong vận hành

Cấu tạo đơn giản

 Ƣu điểm:

Hiểu suất ép cao

Có thể thay thế khi bị hƣ hỏng các đoạn guồng xoắn

 Nhƣợc điểm:

Giá thành cao

Lắp đặt phức tạp

Trang 39

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

Chế tạo phức tạp

Phải kiểm tra định ký các mối lắp

2.4.3 Ép bằng trục vít trụ

1 Nguyên lý

Áp suất ép được tạo ra do sự thay bước xoắn vít Khi trục vít chuyển động thì vật

liệu di chuyển tới vùng ép khi đó vật liệu bị ép ra nước cốt

Hình 2.11 Trục vít trụ

2 Sử dụng

Trục vít thường xuyên được sử dụng dộng rãi trong công nghiệp thực phẩm

và trong công nghiệp sản suất nhưa Trục vít là bộ phận chính trong các máy

ép, máy đùn và máy dẫn liệu Vậy nên trục vít có vai trò rất quan trong trọng

Áp suất ép được tạo ra do sự thay đổi đường kính và bước xoắn vít Khi trục vít

chuyển động thì vật liệu di chuyển tới vùng ép khi đó vật liệu bị ép ra nước cốt

Trang 40

CHƯƠNG 2: CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ SƠ ĐỒ ĐỘNG

Để truyền chuyển động cho trục vis trong quá trình cấp liệu, ta lựa chọn phương

án sử dụng động cơ thông qua bộ truyền đai (hoặc bộ truyền xích ) truyền chuyển động

Ngày đăng: 23/03/2016, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Các máy gia công vật liệu rắn và dẻo, tập 2, Hồ Lê Viên, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các máy gia công vật liệu rắn và dẻo
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
[2] .Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm , A.Ia.Xokolov, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
[3] .Nguyên lý máy, Đinh Gia Tường - Nguyễn Xuân Lạc - Trần Doãn Tiến .Nhà xuất bản Đại Học & THCN - Hà Nội 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý máy
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học & THCN - Hà Nội 1970
[4] .Cơ sở thiết kê máy, Nguyễn Hữu Lộc - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở thiết kê máy
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM
[5] .Kỹ thuật ép dầu và chế biến dầu mỡ thực phẩm , Nguyễn Quang Lộc-Lê Văn Thạch- Nguyễn Nam Vinh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật ép dầu và chế biến dầu mỡ thực phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
[6] . Tính toán và thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1,tập 2, Trịnh Chất- Lê Văn Uyển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán và thiết kế hệ dẫn động cơ khí
[7] . Sức bền vật liệu tập 1 & 2, Lê Viết Giảng - Thái Thế Hùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức bền vật liệu tập 1 & 2
[8] .Cơ sở dung sai và đo lường trong chế tạo máy , Hồ Đắc Thọ - Ninh Đức Tốn Nhà xuất bản Đại Học & THCN – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở dung sai và đo lường trong chế tạo máy
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học & THCN – Hà Nội
[9], Máy nâng vận chuyển, Nguyễn Đăng Cường (chủ biên), Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Máy nâng vận chuyển
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w