Sự chuyển động của nguyên liệu trong buồng ép

Một phần của tài liệu Thiết kế máy ép nước cốt dừa (Trang 64 - 65)

Khi máy làm việc, trục vít quay làm cho bề mặt các gân vít tác động lên nguyên liệu, đẩy chúng dịch chuyển dọc theo một bên là bề mặt gân vít, một bên là phía trong lòng ép nghĩa là đi theo quanh trục. Vậy quĩ đạo chuyển động của chúng là hình xoáy trôn ốc. Nhƣng cuối trục có bố trí bộ phận điều chỉnh ra khô nên nguyên liệu không thể dịch chuyển tự do mà bị ép nén lại. Lực ma sát lớn giữa nguyên liệu với mặt trong của lòng ép và gân vít xuất hiện. Mặt khác nguyên liệu còn bị giữ lại bởi các lực cản của các bulong lắp trên các thanh đỡ. Chính nhờ những trở lực này làm cho nguyên liệu vừa tiến về phía trƣớc, vừa xoay tròn. Tại chỗ gân vít bắt đầu hai đầu mối nguyên liệu chuyển động rối loạn, nhƣng khi vƣợt qua những đoạn này, đƣờng chuyển động lại ổn định trở lại. Nhƣ vậy, nguyên liệu nằm giữa thành lòng ép với bề mặt gân vít chuyển động liên tục kể từ khi vào cho đến khi ra. Trên đƣờng chuyển động cừi dừa nạo luôn đƣợc xáo trộn. Khi qua cửa ra khô, bột bị nén thêm làm cho khối bột sít hơn.

Cũng do sự nén ép thêm của cửa ra khô, trong quá trình di chuyển một phần bột ép lọt trở lại theo khe hở giữa các mút gân vít và mặt trong lòng ép. Lƣợng nguyên liệu đi ngƣợc lại này gọi là lƣợng hồi lƣu. Sự hồi lƣu càng lớn khi mà cửa ra khô càng hẹp

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ÉP

và các chi tiết máy trong lòng ép (gân vít, thân trục vít, bề mặt gân vít, cạnh sắc của các căn) bị mòn nhiều. Nếu lƣợng hồi lƣu càng nhiều thì năng suất máy càng giảm.

Hình 4.1. Nguyên lý bộ phận ép

1. Trục vít; 2. Khung đỡ lƣới lọc; 3. Phếu vào liệu; 4. Khe hở thoát bã; 5. Gỗi đỡ đầu trục vít; 6. Cửa thoát bã; 7. Phếu hứng nƣớc cốt dừa; 8. Lƣới lọc.

a) chiều quay của vít; b) cấp liệu; c) hƣớng dẫn liệu; d) thoát bã ra khỏi vùng ép; e) thoát nƣớc cốt dừa; f) thoát bã ra khỏi máy.

Khi nguyên liệu bị đẩy về trƣớc, trong lòng ép xảy ra sự nén nguyên liệu và lực nén càng tăng lên khi vào vùng hai bƣớc vít, đƣờng kính các vít càng tăng. Do đƣờng kính vít tăng dần về phía ra khô, nên áp lực ép cũng tăng dần về phía ấy. Đoạn vít đầu có đƣờng kính vít nhỏ và tiết diện của cánh vít hƣớng về phía trƣớc nên tại đây chủ yếu xảy ra sự dồn xít và cuộn nguyên liệu vào, nƣớc cốt dừa hầu nhƣ không đƣợc tách ra. Sang đoạn trục vít có hai đầu mối, góc nghiêng của tiết diện cánh vít càng hƣớng về phía sau nên áp lực ép lên khung lƣới cao hơn, do đó nƣớc cốt dừa đƣợc tách ra nhiều hơn. Đoạn vít cuối cùng mặc dù có hai đầu mối, tạo ra áp lực cao nhất nhƣng vì nƣớc cốt dừa còn lại ít nên thoát ra ít hoặc ngừng chảy. Nhƣ vậy khi máy ép làm việc bình thƣờng, nƣớc cốt dừa chảy ra nhiều ở đoạn giữa lòng ép.

Một phần của tài liệu Thiết kế máy ép nước cốt dừa (Trang 64 - 65)