1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bài dự thi dạy học tích hợp GDCD 7 Bảo vệ di sản văn hóa (Giải nhì thành phố Uông Bí)

25 7,4K 56

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Năng lực - Năng lực tự học : Tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV - Năng lực giải quyết vấn đề : phân tích so sánh về sự giống nhau và khác nhaugiữa di sản văn hoá phi vật th

Trang 1

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI.

- Phòng giáo dục và đào tạo Thành Phố Uông Bí

- Trường THCS Yên Thanh

- Địa chỉ: Phường Yên Thanh – Uông Bí - Quảng Ninh

Trang 2

PHIẾU MÔ TẢ GIÁO ÁN DỰ THI

- Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể

- Kể được một số di sản văn hoá ở nớc ta

- Ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá

- Kể được những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá

2.2 Kĩ năng:

*.Kĩ năng bài học:

- Nhận biết đợc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá

- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá

- Tuyên truyền cho mọi ngời tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá

2.3 Thái độ:

- Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương đất nước

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá Ngăn ngừa những hànhđộng cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá

2.4 Năng lực

- Năng lực tự học : Tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV

- Năng lực giải quyết vấn đề : phân tích so sánh về sự giống nhau và khác nhaugiữa di sản văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể

- Năng lực sáng tạo : sáng tạo trong việc đề xuất biện pháp giữ gìn và phát huy giátrị di sản văn hoá

- Năng lực hợp tác: đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản vănhoá

Trang 3

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việclàm của bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước, tự điềuchỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội

2.5 Kiến thức liên môn:

- Giáo dục công dân tích hợp với môn Ngữ văn: Vận dụng kiến thức của thể loại

văn thuyết minh (Bài 11: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh - lớp 8) để giới thiệumột số di sản văn hóa như: Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, dân ca quan

em còn được tham gia dọn vệ sinh, góp phần làm sạch đẹp chùa Yên Tử Việc làmnày tuy nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn trong việc bồi đắp cho các em ý thức giữ gìn

và bảo vệ di sản văn hóa các em thêm hiểu, thêm yêu và có thái độ ứng xử đúngmực với các di sản

- Giáo dục công dân tích hợp với lịch sử: Vận dụng kiến thức môn Lịch sử, để

hiểu thêm về một số di sản văn hóa: Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long , Cố đôHuế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, Văn miếu Quốc Tử Giám,chùa Một Cột,

- Giáo dục công dân tích hợp với địa lý: Nắm được vị trí địa lý của một số di sản

văn hóa ở nước ta và trên thế giới: nằm ở khu vực nào? Có sự thuận lợi như thếnào trong việc khai thác nguồn lợi từ di sản đó

- Giáo dục công dân tích hợp với âm nhạc: Cảm nhận được giai điệu ngọt ngào,

thấm đẫm tình cảm của cha ông ta gửi gắm qua các làn điệu dân ca, đờn ca tài tửNam Bộ

- Giáo dục công dân tích hợp với tin học ( ứng dụng công nghệ thông tin): Để tiết

học thành công tôi đã sử dụng có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tronggiảng dạy Đó chính là những đoạn phim, tư liệu, máy tính, máy chiếu,… Hơn nữa,các em còn được tham gia biểu diễn các tiết mục múa hát dân ca, đó là những disản văn hóa phi vật thể của nhân loại Tất cả những điều đó có tác dụng rất lớn đối

Trang 4

với việc tác động đến nhận thức, khơi gợi tình cảm, thái độ của học sinh, từ đó, xâydựng và phát triển những kĩ năng sống tích cực cho các em.

3/ Đối tượng dạy học của dự án:

Đối tượng dạy học của dự án là học sinh

- Số lượng học sinh: 36 em

- Số lớp thực hiện: 1 lớp ( 7A)

- Khối lớp: 7

- Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:

+ Dự án mà tôi thực hiện là một tiết trong chương trình Giáo dục công dânlớp 7 đồng thời giảng dạy thực hiện luôn đối với học sinh lớp 7 nên có nhiều thuậnlợi trong quá trình thực hiện

+ Các em là học sinh lớp 7 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trìnhTHCS được hơn 1 năm Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới

về phương pháp, đổi mới về cách dạy, cách học cũng như những đổi mới về kiểmtra, đánh giá mà giáo viên áp dụng trong quá trình giảng dạy

+ Đây là lứa tuổi đang có sự phát triển mạnh mẽ về tâm, sinh lý, đang hìnhthành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khámphá, thích được thể hiện bản thân,…

để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu mới của đất nước

- Ngày 04/11/2013, Tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành nghịquyết Hội nghị lần thứ VIII, Ban chấp hành Trung ương khóa XI nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hộicông nghiệp và hội nhập quốc tế

- Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

Trang 5

trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/ TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đàotạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổthông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nângcao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đótăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong nhữngvấn đề cần ưu tiên Cũng theo đề án này thì sau năm 2015, chương trình giáo dụcphổ thông sẽ dạy theo phương án tích hợp và phân hóa Thứ trưởng Bộ GD&ĐTNguyễn Vinh Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúphọc sinh áp dụng được nhiều kĩ năng, nền tảng kiến thức tích hợp khuyến khíchviệc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh" Dạy họctích hợp xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh,đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết nhữngvấn đề thực tiễn, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Có thểnói đây là một quan điểm cơ bản nhất của đổi mới PPDH, tạo nên sự khác biệt vớilối dạy học thụ động truyền thống.

- Nắm bắt được những yêu cầu cơ bản của bộ môn Giáo dục công dân nóichung và đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nói riêng, chúng tôi, nhữngngười giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân đều nhận thức được rằngngười giáo viên dạy Giáo dục công dân không đơn giản chỉ là người truyền thụkiến thức mà còn phải là người giữ vài trò điều hành các hoạt động của lớp học, tổchức hướng dẫn học sinh học tập, hướng dẫn các em chủ động lĩnh hội tri thức, tìmkiếm thông tin theo chủ đề một cách khái quát và chuyên sâu Từ đó, học sinh biếtrèn luyện kĩ năng đạo đức, pháp luật, có thái độ đúng đắn trong mọi hành vi để trên

cơ sở đó hình thành những phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại

- Trong những năm gần đây BGD đã phát động cuộc thi ” Dạy học theo chủ

đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” Cuộc thi này có ý nghĩa đặc biệt nhất làtrong tình hình xã hội hiện nay đang hội nhập phát triển với các nước trong khuvực và trên thế giới, khi khoa học kĩ thuật và đời sống xã hội đang phát triển và lớnmạnh nhanh từng phút từng giây Khi các bộ môn học trong nhà trường ngày càng

có mối liên quan chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau

- Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn

mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của

Trang 6

nhiều lĩnh vực khác nhau Trong dạy học tích hợp là kết hợp các nội dung từ cácmôn học, lĩnh vực khác nhau, lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn

có của môn học

- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụngsáng tạo kiến thức kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện vàbiết ứng dụng vào thực tế đời sống

- Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắcmôn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác đểtổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong mônhọc một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

- Tích cực hưởng ứng cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp" dành cho giáoviên trung học, bản thân tôi là giáo viên đã nhiều năm tham gia giảng dạy mônGiáo dục công dân, tôi luôn có ý thức đổi mới phương pháp, vận dụng nhữngphương pháp tích cực trong bài dạy giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách hiệuquả nhất

Sau đây, tôi xin giới thiệu một tiết học mà tôi đã vận dụng dạy học tích hợpđối với môn Giáo dục Công dân 7

Cụ thể:

- Ý nghĩa:

+ Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học: Thế nào là di sản vănhóa? Kể tên được một số di sản văn hóa nắm được một số di sản văn hóa ở nước

ta và trên thế giới, ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá

+ Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học; đồng thời có sự hiểu biết, mở rộng kiến thức của những môn học khác (văn học, địa lý, lịch sử, âm nhạc,

mỹ thuật,…)

+ Học sinh học tập chủ động hơn, sáng tạo hơn thông qua sự hướng dẫn củacác thầy cô, không những thế các em có sự phát hiện, tìm tòi những kiến thức liênquan đến bài học rất bổ ích Điều đó chúng tôi nhận thấy rất rõ thông qua các bàisưu tầm của học sinh, và thông qua việc các em thể hiện, trình bày trước lớp Từ

đó, các em có ý thức hơn trong việc vận dụng kiến thức đã học và thực tế; tự xâydựng cho mình những hành vi, thói quen phù hợp với những chuẩn mực đạo đức

và phát luật

Trang 7

+ Đặc biệt, thông qua những giờ dạy theo hướng tích hợp, tôi thấy các emcòn rất tự tin, dám thể hiện mình trước đám đông, phát triển những năng lực tíchcực: giao tiếp, cảm thụ thẩm mĩ, tự quản bản thân, hợp tác,…

+ Qua bài học, các em có thái độ tự hào, trân trọng về các di sản văn hóa màcha ông để lại Từ đó, các em cũng có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy di sản vănhóa thông qua những việc làm cụ thể: tìm hiểu về di sản văn hóa, giới thiệu về disản văn hóa cho mọi người hoặc bạn bè thế giới cùng biết, tham gia dọn vệ sinh,làm sạch đẹp di tích lịch sử (Chùa Yên Tử)

- Vai trò: Thực tế thông qua thực hiện tiết dạy tôi thấy bài soạn theo hướng

tích hợp đã giúp giáo viên tiếp cận tốt với chương trình - sách giáo khoa Bài dạylinh hoạt, học sinh học được nhiều, chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức cũngnhư vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày tốt hơn

5/ Thiết bị dạy học, tư liệu:

- SGK, SGV GDCD 7, chuẩn kiến thức kĩ năng

- Phòng nghe nhìn, máy chiếu prorecter, màn chiếu, máy tính xách tay, loa đài

- Tài liệu sách báo, tạp chí, ca dao, tục ngữ, những tiểu phẩm, tình huống, tranhảnh, bài hát, bài thơ nói về di sản văn hoá

- Các tư liệu tham khảo khác trên mạng giáo dục

- Giấy A0, bút dạ, băng keo, các phiếu xanh, hồng, trắng (mỗi học sinh có một bộ giấy ba màu)

- Sơ đồ tư duy về “di sản văn hóa ” học sinh chuẩn bị trước ở nhà

- Trang thiết bị có liên quan đến công nghệ thông tin:

+ Phần cứng: Máy tính xách tay, máy chiếu prorecter, màn hình, đĩa CD in sảnphẩm đã đóng gói

+ Phần mềm: Phần mềm PowerPoint 2003, phầm mềm Buzan's iMindMap V4,PhotoStory, HotPotatoes 6.0, Format Factory

6/ Giáo án mô tả dự án ( 1 tiết học )

Trang 8

Ngày soạn: 28/ 1 /2015 Tiết 24

Bài 15 : DI SẢN VĂN HÓA

I/ Mục tiêu dạy học:

1 Kiến thức:

- Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể

- Kể đuợc một số di sản văn hoá ở nớc ta

- Ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá

- Kể được những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá

2 Kĩ năng:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá

- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá

- Tuyên truyền cho mọi ngời tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá

3 Thái độ:

- Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương đất nớc

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá Ngăn ngừa những hànhđộng cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá

4 Năng lực

- Năng lực tự học : Tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV

- Năng lực giải quyết vấn đề : phân tích so sánh về sự giống nhau và khác nhaugiữa di sản văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể

- Năng lực sáng tạo : sáng tạo trong việc đề xuúât biện pháp giữ gìn và phát huygiá trị di sản văn hoá

- Năng lực hợp tác: đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản vănhoá

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việclàm của bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước, tự điềuchỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội

II/ Phương tiện dạy học:

1 Giáo viên

- SGK, SGV GDCD 7, chuẩn kiến thức kĩ năng

- Phòng nghe nhìn, máy chiếu prorecter, màn chiếu, máy tính xách tay, loa đài

Trang 9

- Các tư liệu tham khảo khác trên mạng giáo dục.

- Tranh ảnh trình chiếu, tài liệu, câu chuyện, tình huống liên quan đến nội dung bàihọc “ Bảo vệ di sản văn hóa”

- Trang thiết bị có liên quan đến công nghệ thông tin:

+ Phần cứng: Máy tính xách tay, máy chiếu prorecter, màn hình, đĩa CD in sảnphẩm đã đóng gói

+ Phần mềm: Phần mềm PowerPoint 2003, phầm mềm Buzan's iMindMap V4,PhotoStory, HotPotatoes 6.0, Format Factory

- Sơ đồ tư duy về “Bảo vệ di sản văn hóa ” học sinh chuẩn bị trước ở nhà

- Giấy A0, bút dạ, băng keo, các phiếu xanh, hồng, trắng (mỗi học sinh có một bộ giấy ba màu)

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Sử dụng đúng phương pháp học tập bộ môn, vận dụng những phương pháp dạyhọc tích cực: Đàm thoại, giảng giải, thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình,động não, thảo luận nhóm, sắm vai, nêu và giải quyết vấn đề,… nhằm phát huytính tích cực, chủ động của học sinh

- Đặc biệt, với môn học Giáo dục công dân người giáo viên cần chú trọng đến việctiếp cận thực thế của học sinh thông qua việc hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, sưutầm tư liệu, tranh ảnh, băng hình có nội dung liên quan đến bài học, vận dụngnhững tình huống có vấn đề, gần gũi, thực tiễn cuộc sống để học sinh được traođổi, giải quyết, nếu có điều kiện, tổ chức cho học sinh tham quan một số di sản vănhóa, di tích lịch sử ở địa phương

IV/ Các hoạt động dạy học

1 Ổn định tổ chức: (1’)

2 Kiểm tra bài cũ

- Mục đích/Mục tiêu: Kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, chuẩn bị bài ở nhà của

Trang 10

học sinh.

- Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ ý tưởng.

- Phương pháp: Lược đồ tư duy, đàm thoại, hỏi đáp

- Phương tiện, tư liệu: máy tính xách tay, đầu máy chiếu, màn chiếu, video

- Thời gian: (4 phút.)

Yêu cầu 1 : 4 nhóm nộp sơ đồ tư duy bài học “Di sản văn hóa”

Yêu cầu 2 : Kiểm tra cá nhân

Câu hỏi: ( PowerPoint sile 2)

- Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vai trò của môi trường đối với đối với đời sống của con người.

- Xếp các hành vi, biểu hiện chưa bảo vệ môi trường vào các cột tương ứng?

Chặt cây phá rừng; đổ rác bừa bãi, vứt vỏ kẹo vỏ chuối, kẹo cao su xuống đường,

Hệ thống sông ngòi tắc nghẽn; khói, bụi; không khí ngột ngạt; xả hóa chất quá quyđịnh ra môi trường; lũ lụt, sạt lở đất; đào bới trái phép các tài nguyên thiên nhiên Hành vi hủy hoại môi trường Biểu hiện sự ô nhiễm môi trường

- Hãy nêu thực trạng môi trường ở địa phương em.Em có biện pháp gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?

* Yêu cầu trả lời

- Nộp bài theo nhóm

- Trả lời nêu được các nội dung cơ bản:

Y1

* Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, nó cótác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên, mà conngười có thể khai thác, chế biến biến sử dụng nhằm phục vụ cho cuộc sống của conngười Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệchặt chẽ với môi trường

* Vai trò của môi trường đối với đối với đời sống của con người

- Cung cấp cho con người phương tiện đẻ sinh sống,phát triển mọi mặt.Nếu không

có môi trường con người sẽ không tồn tại được

Trang 11

- Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế văn hoá xó hội ,nõng cao chất lượng cuộc sống con người.

Y2

Hành vi hủy hoại môi trường Biểu hiện sự ô nhiễm môi trường.Chặt cây phá rừng; đổ rác bừa bãi, xả hóa

chất quá quy định ra môi trường, đào bới

trái phép các tài nguyên thiên nhiên

Hệ thống sông ngòi tắc nghẽn; khói, bụi;không khí ngột ngạt, lũ lụt, sạt lở đất

Y3 Hs nêu được thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục

3 Bài mới ( Tiết 1)

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương tiện, tư liệu: băng hình, hình ảnh

- Phương pháp: Trực quan (Vận dụng kiến thức âm nhạc, giáo viên chiếu một đoạn clip trên nền nhạc bài hát "Việt Nam quê hương tôi" của Đỗ Nhuận để đưa các

em đến với một số di sản tiêu biểu của đất nước hoặc đưa một số hình ảnh học sinh trình bày sự hiểu biết của mình về kiến thức văn học, cụ thể văn thuyết minh (Bài 11: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh - lớp 8 để giới thiệu, thuyết trình.)

- Giáo viên chiếu một đoạn clip lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên để đưa các em đến

với một di sản văn hóa của đất nước.( PowerPoint sile 3)

GV và HS nhận xét khái quát một số di sản văn hóa

Nhận xét chung: Các em nói đúng đây là một di sản văn hoá của nước ta Để giúpcác em hiểu thế nào là di sản văn hoá? Cô và các em sẽ tìm hiểu qua tiết học hômnay

Bài học được tiến hành trong 2 tiết học (90 phút/2tiết) ( PowerPoint sile 4)

Tiết 1: Tìm hiểu mục I/ Đặt vấn đề

II/ Nội dung bài học

Trang 12

1 Thế nào là di sản văn hóa?

2 Một số di sản văn hóa ở nước ta

Tiết 2: Tìm hiểu mục II/ Nội dung bài học

3 ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

4 Những quy định của pháp luật về bảo vệ DSVH

III/ Bài tập

Hoạt động 2: Lắng nghe, quan sát và đàm thoại tìm hiểu

- Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh một số di sản văn hóa

- Phương tiện, tư liệu: Vận dụng kiến thức văn học, cụ thể văn thuyết minh (Bài 11: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh - lớp 8) để giới thiệu các sản phẩm mà mình sưu tầm được Qua đó, học sinh phát triển năng lực giao tiếp và khả năng thuyết trình trước đám đông

- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình

- Thời gian: 7 phút

Tích hợp kiến thức lịch sử, văn học

GV: Máy chiếu 3 bức ảnh trong SGK

( PowerPoint Slides 5)

HS quan sát tranh

Sau khi giới thiệu 3 bức ảnh, GV đặt câu hỏi:

? Quan sát 3 bức ảnh, cho biết địa danh nào

gắn với sự kiện lịch sử, địa danh nào biểu hiện

vẻ đẹp của thiên nhiên, địa danh nào mang giá

trị văn hóa ?

Thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày

Các nhóm HS khácnghe và suy nghĩ để nhận xét

bổ sung

GV nhận xét và chốt lại

Máy chiếu kết quả

( PowerPoint Slides 6,7,8)

- Ảnh 1: Di tích Mỹ Sơn là công trình kiến trúc,

phản ánh tư tưởng xã hội (văn hoá, nghệ thuật,

tôn giáo) của nhân dân ta thời kì phong kiến

Ngày đăng: 21/03/2016, 17:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w