1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài dự thi dạy học tích hợp liên môn GDCD võ văn thanh 2015

38 941 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 7,94 MB

Nội dung

Mục tiêu bài dạy: 2.1 Kiến thức: Học xong bài học sinh hiểu được : - Thế nào là năng động, sáng tạo - Nêu được ví dụ về năng động, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và nghiên

Trang 1

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BẾN CÁT

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ AN

Họ và tên giáo viên:

1. Võ Văn Thanh –Sinh ngày 16/10/1978 Địa chỉ : 118 Ấp Phú Thứ - Phú An –Bến Cát – Bình Dương Điện thoại: 0909979291 - 0908979291

Email: thanhvv.thcsphuan bc.bd @gmail.com

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

Trang 2

1.Tên dự án dạy học:

TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN SINH HỌC, LỊCH SỬ, VẬT LÝ, TIN HỌC, NGỮ VĂN, MĨ THUẬT, ÂM NHẠC, TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

VÀO GIẢNG DẠY BÀI 8 - NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

2 Mục tiêu bài dạy:

2.1 Kiến thức: Học xong bài học sinh hiểu được :

- Thế nào là năng động, sáng tạo

- Nêu được ví dụ về năng động, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học

- Hiểu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội

- Biết cần làm gì để trỡ thành người năng động, sáng tạo

- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức môn Sinh học, Lịch sử, Vật lí, Tinhọc, Ngữ văn, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để giải quyết cácvấn đề đặt ra trong bài học

Cụ thể :

+ Tích hợp kiến thức môn Sinh học 9 để biết được :

Bài 31 : CÔNG NGHỆ TẾ BÀO – Giúp học sinh biết được nhờ năng động sáng

tạo mà con người tìm ra phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng, nuôi cấy tế bào

và mô trong chọn giống cây trồng, nhân bản vô tính ở động vật

+ Tích hợp kiến thức môn Lịch sử 6 để biết được :

BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY – Giúp học sinh nhận biết nguồn gốc loài người và hiểu được lao động làm con người ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn

Bài 27 :NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 - Giúp học sinh hiểu được công cuộc chuẩn bị đánh giặc của Ngô Quyền, diễn biến, kết quả, ý nghĩa trận chiến Thấy được sự mưu trí sáng tạo của Ngô Quyền trong việc vận dụng điều kiện tự nhiên góp phần quyết định lớn tới chiến thắng Bạch Đằng năm 938

+ Tích hợp kiến thức môn Vật lý 7 để biết được :

Bài 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG – Giúp học sinh nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống

+ Tích hợp kiến thức môn Tin học 6 :

Trang 3

Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH - Giúp học sinh thấy được sự phát triển mạnh mẽ của tin học, các khả năng ưu việt của máy tính

cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.Tất cả nhờ vào sự năng động sáng tạo của con người

+ Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn 8 :

Tiết 44 – Bài : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh Rèn kĩ năng trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua các tri thức của môn ngữ văn và các môn học khác

+ Tích hợp kiến thức môn Mĩ thuật 7 :

Bài 28: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG - Giúp học sinh hiểu về nội dung và cách trang trí đầu báo tường, biết cách trang trí đầu báo tường một cách sáng tạo

+ Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc 6:

Tiết 15: CHỦ ĐỀ ÂM NHẠC DÂN TỘC - Học sinh hiểu được sự đa dạng về cácnhạc cụ dân tôc và hình thức biểu diễn sáng tạo, giúp các em củng cố kiến thức âmnhạc Giáo dục HS biết yêu quí giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc vănhóa dân tộc

+ Tích hợp kiến thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:

Học sinh nắm được lời dạy và phương pháp lao động sáng tạo của Bác Hồ( ví dụviệc học ngoại ngữ của Bác), góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh

2.2 Kĩ năng : Học xong bài học có được:

- Kĩ năng năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày

- Vận dụng kiến thức bộ môn Giáo dục công dân tích hợp với kiến thức các môn Sinh học, Lịch sử, Vật lí, Tin học, Ngữ văn, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để hình thành kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tìm thông tin và chọn lọc thông tin, kĩ năng đánh giá, nhận xét

2.3.Thái độ

Trang 4

- Hình thành thái độ tích cực luôn năng động và sáng tạo trong học tập, lao động

và sinh hoạt hàng ngày Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo

3 Đối tượng dạy học của dự án

Đối tượng học sinh lựa chọn để thực hiện dự án này là học sinh lớp khối lớp 9

Do đặc điểm các em có khả năng tư duy, làm việc độc lập hoặc theo tổ nhóm rất hiệu quả Chính điều này đã giúp cho tiến trình thực hiện dự án đạt được mục tiêu như đã đềra

+ Số lượng:73 em

+ Khối lớp 9: Các lớp 9a2 và lớp 9A8

Dự án thực hiện là một tiết dạy trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9 nên các em học sinh sẽ thuận lợi tiếp thu kiến thức bài học cũng như liên hệ với kiến thức

cơ bản của một số môn khác

4 Ý nghĩa của dự án

4.1 Ý nghĩa và vai trò của dự án đối với thực tiễn dạy học

- Qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy rằng, việc vận dụng kiến thức liên môntrong dạy học là một biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy ôn lạikiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em họcsinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức cácmôn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết một vấn đề bất kỳ

có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau

- Đồng thời, tạo ra luồng gió mới thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công nhân và các môn học khác theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Nó giúp học sinh hứng thú, say mê sáng tạo, gắn lý thuyết với thực hành

- Do đó có thể nói rằng, việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào

để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết Điều

đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần

nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em gải quyết các tình huống, các vấn đề đặt

ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

Cụ thể:

Trang 5

- Vận dụng kiến thức bộ môn Giáo dục công dân tích hợp với kiến thức các mônSinh học, Lịch sử, Vật lí, Tin học để học sinh thấy được ý nghĩa của việc năng độngsáng tạo trong học tập, lao động và nghiên cứu khoa học đã mang lại những thành tựuquan trọng đối với cuộc sống con người hiện nay.

- Vận dụng kiến thức bộ môn Giáo dục công dân tích hợp với kiến thức các môn Ngữ văn, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để giúp học sinh hiểu thêm về những tấm gương năng động sáng tạo và có thêm động lực phấn đấu rèn luyện tính năng động, sáng tạo trong hoc tập góp phần xây dựng quê hương đất nước trong tương lai

* Ý nghĩa và vai trò của dự án đối với thực tiễn đời sống xã hội.

Việc tích hợp trong giảng dạy bài “Năng động sáng tạo ” sẽ giúp học sinh phát huy

sự suy nghĩ, tư duy sáng tạo không những trong học tập mà còn ứng dụng vào trongthực tế đời sống Những biểu hiện của phẩm chất năng động, sáng tạo trong học tập vàlao động Từ đó, học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong học tập, lao động và sinhhoạt hàng ngày

Đồng thời biết tôn trọng, phê phán đúng mức Góp phần xây dựng xã hội văn minh

Cụ thể :

- Dự án sẽ giúp các em biết vận dụng kiến thức năng động sáng tạo đã học để giải quyết

các tình huống, các vấn đề đặt ra trong cuộc sống hiện tại Đồng thời giúp các em học

sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy sáng tạo và ứng dụng trong trong thực tế cuộc sống, trong lao động nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho mình

- Học sinh nêu được những biểu hiện thiếu năng động sáng tạo trong hoc tập, lao động cần phê phán

5 Thiết bị dạy học, học liệu

- Tranh ảnh, phim về những thành quả năng động sáng tạo trong các lĩnh vực củađời sống

- Máy tính, máy chiếu

- Các tài liệu, sách giáo khoa các môn học liên quan bài học

Trang 6

- Mô tả các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án.

+ Giáo viên : Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint để trình chiếu cáchoạt động dạy học Trình chiếu các nội dung theo kế hoạch dạy học, trình chiếu phimảnh về các thành tựu của khoa học kĩ thuật hướng dẫn học sinh truy cập Internet tìmkiếm tư liệu liên quan

+ Học sinh : sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint để trình chiếu, thuyếttrình kết quả làm việc nhóm, trình chiếu phim ảnh (đã được chuẩn bị trước)

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

Để dự án dạy học được thành công, tôi yêu cầu các em phải nắm chắc quy trìnhthiết lập ngay từ bước đầu như sau:

* Quy trình 1: Đọc trước phần đặt vấn đề và câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, nắm

chắc nội dung chính của bài học Các em có thể thu thập thông tin cụ thể hơn quainternet.Tìm phim ảnh, tư liệu về các thành tựu khoa hoc kỹ thuật trong các môn họcliên quan, các việc làm, các tấm gương về năng động sáng tạo trong tiến trình lịch sửphát triển của dân tộc và nhân loại đặc biệt là lĩnh vực khoa học kỹ thuật thông qua việcvận dụng kiến thức sinh học, vật lý, lịch sử, tin học ngữ văn, âm nhạc, mĩ thuật Từ đócác em hiểu và khắc sâu nội dung bài học

…có liên quan đến nội dung năng động sáng tạo, vận dụng kiên thức của môn Ngữ văn

và Âm nhạc

* Quy trình 3: Tham quan triển lãm sáng tạo trẻ - khoa học công nghệ- triển lãmthành tựu giáo dục của thị xã Bến Cát và tỉnh Bình Dương tổ chức Giúp các em tiếpcận với những sản phẩm sáng tạo do chính những bạn bè và thầy cô mình làm ra giàutính sáng tạo giúp ích cho học tập, giảng dạy và sinh hoạt trong đời sống hàng ngàycũng như đời sống tinh thần của người dân Việt Nam

Tuần 10 - Tiết 10 :

Bài 8 : NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO

A Mục tiêu cần đạt:

Trang 7

1 Kiến thức: Học xong bài học sinh hiểu được :

- Thế nào là năng động, sáng tạo

- Nêu được ví dụ về năng động, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học

- Hiểu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội

- Biết cần làm gì để trỡ thành người năng động, sáng tạo

- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức môn Sinh học, Lịch sử, Vật lí, Tinhọc, Ngữ văn, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để giải quyết cácvấn đề đặt ra trong bài học

2 Kĩ năng : Học xong bài học có được:

- Kĩ năng năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày

- Vận dụng kiến thức bộ môn Giáo dục công dân tích hợp với kiến thức các môn Sinh học, Lịch sử, Vật lí, Tin học, Ngữ văn, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để hình thành kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tìm thông tin và chọn lọc thông tin, kĩ năng đánh giá, nhận xét

3.Thái độ

- Hình thành thái độ tích cực luôn năng động và sáng tạo trong học tập, lao động

và sinh hoạt hàng ngày Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo

B.

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1 Giáo viên : - SGK- SGV- Giáo án Powerpoint

- Máy chiếu, tư liệu kiến thức các môn học liên quan

- Những tấm gương, câu chuyện thể hiện NĐST

2 Học sinh : - Sưu tầm tư liệu kiến thức các môn học liên quan

- Bài thuyết trình của nhóm

- Đọc và trả lời câu hỏi SGK

3 Các phương pháp và kĩ năng sống :

- Phương pháp : Giải quyết vấn đề, làm việc học nhóm, Thuyết trình, vấn đáp, nêu gương

- Kĩ năng sống :

+ Kĩ năng tư duy, sáng tạo trong học tập, lao động và rèn luyện

+ Kĩ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ, hành vi, thói quen trì trệ, thụ động trong học tập, lao động, rèn luyện

Trang 8

+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm gương học tập, lao động, rèn luyện năng động, sáng tạo trong thực tiễn.

+ Kỹ năng thuyết trình trình bày trước tập thể lớp

C Tiến trình giờ dạy:

1 Ổn định tổ chức lớp: sĩ số 9A8:37

2 Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra, do tiết trước KT 1 tiết )

3 Bài mới:

* Giới thiệu bài: Giáo viên cho hoc sinh quan sát một số bức tranh ? Cho biết đây

là những hoạt động gì, trong lĩnh vực nào ? :

Trang 10

 Cày bừa bằng trâu, Cày bừa bằng máy, cấy lúa, gặt lúa bằng tay và cấy lúa, gặt lúa bằng máy, Sự phát triển của các công cụ lao động trong sản xuất nông nghiệp, hình ảnh sự phát triển của xã hội loài người

? Em có nhận xét gì về những thông tin hình ảnh trên ?

- Sự phát triển của công cụ lao động đã giúp cho con người giải phóng được lao động chân tay vất vả thay thế là các công cụ máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp.Nhờ năng động sáng tạo con người đã không ngừng phát triển về mọi mặt

? Hiện nay ngoài những công cụ lao động trong nông nghiệp chúng ta còn có những thành quả gì trong các lĩnh vực khác không?

Trang 11

Các lĩnh vực khoa học công nghệ Vậy theo em, nhờ đâu mà con người đạt được nhữngthành tựu lớn như vậy.

- Nhờ năng động, sáng tạo

->Các em ạ, không chỉ các nước tiên tiến trên thế giới mới sáng tạo ra được những thành tựu to lớn cho nhân loại mà Việt Nam ta cũng có rất nhiều những con người bình thường nhưng đã làm được những việc phi thường như những huyền thoại, kì tích của thời đại khoa học kĩ thuật Để đạt được những kết quả đó, họ phải không ngừng năng động, sáng tạo trong lao động Vậy Năng dộng sáng tạo là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của

nó như thế nào? Thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích phần đặt vấn

đề

*Yêu cầu 2 HS có giọng đọc tốt đọc 2 câu chuyện

? Nhân vật chính trong 2 câu chuyện này là ai? Em

biết gì về họ?

Nhà bác học Eđixơn

- Ông đã từng tiết lộ rằng: Thành công chỉ đến với tôi

nhờ sự kiên trì theo đuổi những ước mơ nghiên cứu và

trải qua hàng trăm lần thất bại Ê đi xơn cũng có câu

nói rất nổi tiếng như 1 triết lí sống: Thiên tài và óc

sáng tạo chỉ chiếm 1%, còn 99% là lao động cật lực.

I Đặt vấn đề:

1 Nhà bác học Eđixơn

2 Lê Thái Hoàng - một học sinh năng động, sáng tạo

Trang 12

? Lê Thái Hoàng là người ntn?

Lê Thái Hoàng

- Hs trả lời, Gv cho Hs quan sát máy chiếu

- Đến bây giờ, anh đã trở thành 1 người rất thành công

trên con đường mà mình đang theo đuổi

? Nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và LTH trong 2

câu chuyện trên

- Là người làm việc năng động, sáng tạo

? Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính năng

- Kiên trì làm toán

? Những việc làm năng động, sáng tạo đó đã đem lại

thành quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?

- Ê-đi-xơn: cứu sống được mẹ nhờ vận dụng kiến thức

vật lý học dúng chùm tia hội tụ ( Bài 2 : SỰ TRUYỀN

ÁNH SÁNG – Giúp học sinh nhận biết được ba loại

chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì Biết vận dụng

* Kết luận: Đều là những người làm việc năng động, sáng tạo

Trang 13

kiến thức vào cuộc sống )

và sau này trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới

- Lê Thái Hoàng: đạt huy chương Đồng kì thi toán

Quốc tế lần 39; Huy chương vàng kì thi Toán Quốc tế

lần 40

? Từ 2 tấm gương này, em học tập được gì về việc làm

Năng động sáng tạo của họ?

- Tích cực suy nghĩ để tìm ra các giải pháp tốt

- Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn,

thách thức trong cuộc sống

? Việc làm của Ê đi xơn và Lê Thái Hoàng trong những

câu chuyện trên đều biểu hiện những khía cạnh khác

nhau của tính năng động, sáng tạo

Theo em, đây là 2 khía cạnh nào của cuộc sống

- Học tập, lao động và nghiên cứu khoa học

->Như vậy, bước đầu các em cũng đã có được những

hiểu biết nhất định về năng động sáng tạo Để làm rõ

hơn về hai phẩm chất này, ta sẽ chuyển sang phần II

- Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống

II Nội dung bài học:

1 Khái niệm: (SGK)

- Năng động: là tích cực, chủđộng, dám nghĩ, dám làm

- Sáng tạo: là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh

Trang 14

Gv đưa tình huống ( SGK ):

? Em có suy nghĩ gì về cách học của 2 bạn trên

- Bạn Nam: không năng động sáng tạo ở chỗ: trong giờ

học môn này lại lấy bài tập môn khác ra làm, không

nắm bắt được nội dung kiến thức mà thầy cô giảng;

hơn nữa việc làm của bạn đã là vi phạm nội qui của

tr-ường, lớp

- Thắng: chăm chỉ, chịu khó, biết áp dụng lí thuyết vào

thực tế cuộc sống

? Em sẽ học tập theo cách nào, vì sao?

- Học tập cách 2: mang lại hiệu quả học tập cao, rèn

được kĩ năng sống cho bản thân mình

Với biểu hiện không năng động, sáng tạo ta không nên

học tập mà loại bỏ

? Vậy biểu hiện của người năng động, sáng tạo là gì ?

- Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn 8 :

Tiết 44 – Bài : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN

BẢN THUYẾT MINH - Giúp học sinh hiểu được ý

nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh Rèn

kĩ năng trình bày các tri thức có tính chất khách quan,

khoa học thông qua các tri thức của môn ngữ văn và

các môn học khác

Học sinh thuyết minh phần nghiên cứu của nhóm

về các thành quả của khoa hoc nhờ tính năng động

sáng tạo của con người

- Tích hợp kiến thức môn Sinh học 9 - Bài 31:

phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng, nuôi cấy

tế bào và mô trong chọn giống cây trồng, nhân bản vô

tính ở động vật Sự ra đời của cừu Đô-li động vật đầu

tiên ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có

2 Biểu hiện: người năng động, sáng tạo là ngời luôn say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, công tác….nhằm đạt kết quả cao

Trang 15

Cừu Đô-li

Cùng với việc công bố bản đồ gen người với thành tựu

to lớn này, loài người có thể chữa những căn bệnh nan

y, ung thư, tiểu đường kéo dài tuổi thọ cho con người

- Tích hợp kiến thức môn Tin học :

Bài 3 – Tin học 6 : EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC

động sáng tạo mà con người phát minh ra máy tính và

thấy được các ứng dụng đa dạng của tin học trong các

lĩnh vực khác nhau của xã hội

Sự phát triển của máy tính

- Tích hợp kiến thức môn Lịch sử 6

BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY – Giúp học

Trang 16

sinh nhận biết nguồn gốc loài người và hiểu

được lao động làm con người ngày càng hoàn

thiện và phát triển hơn

Bài 27 :NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH

ĐẰNG NĂM 938 - Giúp học sinh hiểu được công cuộc

chuẩn bị đánh giặc của Ngô Quyền, diễn biến, kết quả,

ý nghĩa trận chiến Thấy được sự mưu trí sáng tạo của

Ngô Quyền trong việc vận dụng điều kiện tự nhiên góp

phần quyết định lớn tới chiến thắng Bạch Đằng năm

938

- Tích hợp kiến thức môn Mĩ thuật 7 :

Bài 28: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ ĐẦU

BÁO TƯỜNG - Giúp học sinh hiểu về nội dung và

cách trang trí đầu báo tường, biết cách trang trí đầu báo

tường một cách sáng tạo

Trang 17

- Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc 6:

Tiết 15: CHỦ ĐỀ ÂM NHẠC DÂN TỘC - Học

sinh hiểu được sự đa dạng về các nhạc cụ dân tôc và

hình thức biểu diễn sáng tạo, giúp các em củng cố kiến

thức âm nhạc Giáo dục HS biết yêu quí giữ gìn và phát

huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 18

? Có ý kiến cho rằng : Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng

tạo được vì năng động, sáng tạo là của người lớn, của

các thiên tài Em có tán thành với ý kiến này không, vì

-Ở trường: luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài, thảo

luận sôi nổi, tích cực phát biểu, tham gia đầy đủ các

hoạt động tập thể : lao động, văn nghệ, TDTT, hoạt

động chính trị xã hội khác

- Ở nhà: Học bài và làm bài đầy đủ Ngoài thời gian học

tích cực đọc thêm nhiều sách báo để nâng cao kiến

thức Biết vận dụng những điều đã học được vào trong

cuộc sống, làm nhiều việc giúp đỡ gia đình để rèn luyện

kĩ năng sống tốt hơn

? Hãy giới thiệu những tấm gương năng động, sáng tạo

trên mọi lĩnh vực của cuộc sống mà em biết?

( tổ chức trò chơi tiếp sức, Học sinh lên bảng ghi tên

của gương năng động sáng tạo )

Nhóm 2 sẽ giới thiệu gương sáng học sinh Năng động

sáng tạo

Trang 19

- Học sinh Ngô Yến Nhi của trường THCS Phú An rất

năng động trong học tập đạt nhiều kết quả cao trong

các lĩnh vực : Âm nhạc , vẽ , cồ vua , võ thuật …

? Vì sao em cho rằng việc làm đó là năng động sáng tạo

- Học tập : thể hiện ở phương pháp học tập khoa học,

say mê tìm tòi để phát hiện ra cái mới, không thoả mãn

Ngày đăng: 01/06/2016, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w