1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bài dự thi dạy học tích hợp GDCD 7 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Đạt giải cấp tỉnh)

34 5,1K 51

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 2. Môn học chính của chủ đề: Môn Giáo dục công dân 3. Các môn được tích hợp: Tin học, Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Toán học, Mĩ thuật, Văn học, Âm nhạc Người thực hiện: 1. Nguyễn Thu Hiền 2. Lê Tuấn Anh 2.2. Kĩ năng: a. Kĩ năng bộ môn: Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý. Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. b. Kĩ năng liên môn: Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức của những bộ môn tích hợp để tìm hiểu kiến thức của bài học: VD: + Môn Tin học với kĩ năng tra cứu kiến thức trên mạng internet về tỉ lệ che phủ của rừng. + Môn Mĩ thuật với kĩ năng quan sát, nhận xét tranh ảnh, trình bày bài vẽ; + Môn Địa lý với kĩ năng quan sát, phân tích, nhận định sự việc, hiện tượng. + Môn Sinh học là kĩ năng phân tích, đánh giá vai trò của thực vật với đời sống con người; + Môn Lịch sử với kĩ năng phân tích dẫn chứng về sức tàn phá của chất diệt cỏ trong chiến dịch quân sự của Mỹ nhằm phá hoại con đường vận chuyển vũ khí, lương thực của ta. + Môn Âm nhạc với kĩ năng trình bày bài hát đúng nhạc, đúng lời và tự tin thể hiện ca khúc. 2.3. Thái độ: Mọi nội dung kiến thức, kĩ năng tích hợp của các bộ môn đều nhằm định hướng cho học sinh hình thành thái độ thân thiện, hoà hợp với môi trường, có ý thức trong việc làm của bản thân nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, biết phân biệt việc làm đúng, sai trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể: Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 2.4. Phát triển năng lực: Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực sáng tạo; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý; năng lực giao tiếp... Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi (Kèm theo công văn số 794PGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Phòng GDĐT Tiên Yên) Sở giáo dục và đào tạo tỉnhthành phố: Quảng Ninh Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Tiên Yên Trường THTHCS Đại Thành Địa chỉ: Trường THTHCS Đại Thành – xã Đại Thành – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh. Điện thoại: 033 6258 857 Email: c12daiduc2.ty.quangninhmoet.edu.vn Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên): 1. Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền Ngày sinh 02101984 Môn : Giáo dục công dân Điện thoại: ; Email: qhienlinh84gmail.com 2. Họ và tên: Lê Tuấn Anh Ngày sinh: 1191982 Môn: Toán

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN

TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI THÀNH -0O0 -

HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

Tin học, Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Toán học, Mĩ thuật, Văn học, Âm nhạc

Người thực hiện: 1 Nguyễn Thu Hiền

2 Lê Tuấn Anh

Đại Thành, tháng 12 năm 2015

Trang 2

Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi

(Kèm theo công văn số 794/PGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Phòng GD&ĐT Tiên Yên)

- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Quảng Ninh

- Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Tiên Yên

- Trường TH&THCS Đại Thành

- Địa chỉ: Trường TH&THCS Đại Thành – xã Đại Thành – huyện Tiên Yên– tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 033 6258 857 Email: c12daiduc2.ty.quangninh@moet.edu.vn

- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):

1 Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền

Ngày sinh 02/10/1984 Môn : Giáo dục công dânĐiện thoại: ; Email: qhienlinh84@gmail.com

2 Họ và tên: Lê Tuấn Anh

Ngày sinh: 11/9/1982 Môn: Toán

Điện thoại: ; Email: le.huong.anh@gmail.com

Trang 3

Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên

(Kèm theo công văn số 794/PGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Phòng GD&ĐT Tiên Yên)

1 Tên hồ sơ dạy học

Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Toán học, Sinh học, Địa lý, Mỹ thuật vào môn giáo dục công dân lớp 7 trong tiết 22 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

2 Mục tiêu dạy học

2.1 Kiến thức:

a Kiến thức bộ môn

- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên

- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

- Nêu được vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống conngười

b Kiến thức liên môn:

Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học Phần 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện

+ Tích hợp với môn Toán

Phần thông tin khi cập nhật số liệu mới về bảng diễn biến tỉ lệ phần trăm đất

có rừng che phủ, giáo viên cần tích hợp với toán thống kê của lớp 8 Phần này giáoviên giới thiệu và phân tích tỉ lệ % (Chương hai: Hàm số và đồ thị, bài 1: Đạilượng tỉ lệ thuận)

+ Tích hợp với bộ môn Tin học lớp 6

Giáo viên hướng dẫn học sinh truy cập một số Webside để cập nhật thôngtin, số liệu mới về tỉ lệ % diện tích đất có rừng che phủ Nhiệm vụ này giáo viênphải hướng dẫn học sinh cụ thể để các em chuẩn bị tìm hiểu trước ở nhà Trongtrường hợp nhà trường không được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như phòng học

bộ môn, máy Laptop, mạng Wifi giáo viên có thể chủ động tìm hiểu, soạn giáo ánđiện tử tích hợp trực tiếp trên bài giảng của mình để bài giảng sinh động hơn

Ví dụ truy cập trang Web: http://www.wrd.gov.vn/ và cho ra kết quả thôngtin về tỉ lệ che phủ của rừng năm 2013 như sau:

Trang 4

Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng có nhiều chuyển biến tích cực Tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 1.964 ha, giảm 39,1%.

Công tác trồng rừng được chỉ đạo tích cực và thực hiện tốt các chính sách

hỗ trợ nên diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 205,1 ngàn ha, tăng 9,7% số cây lâm nghiệp trồng phân tán là 50 triệu cây, tương đương năm 2012.

Tỷ lệ che phủ từ cây rừng và cây có tán như cây rừng ước đạt 41,1% (trong

đó, diện tích che phủ bằng cây rừng đạt 40,2%; cây công nghiệp, cây đặc sản trồng trên đất lâm nghiệp, có tán che như cây rừng đạt 0,9%).

+ Tích hợp với môn Lịch sử lớp 9

Khi phân tích nguyên nhân do chiến tranh dẫn đến tỉ lệ % độ che phủ rừng

bị giảm tính từ năm 1950 đến nay ( tích hợp cả với số liệu cũ trong sách giáo khoa

GDCD 7 bài 14) giáo viên nên tích hợp với môn Lịch sử lớp 9: Chương VI - Việt

Nam từ năm 1954 đến năm 1975, bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đề quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954 - 1965), mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-

1965)" Phần tích hợp này giáo viên giới thiệu Chiến dịch Ranch Hand là một

chiến dịch của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, thực hiện việc rải chất độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang và ẩn náu của lực lượng Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam Hoạt động này có thể gây tác dụng hủy hoại lâu dài đối với sự sống trên mặt đất, trong lòng đất, nước sông suối, ao hồ Vì đây là việc làm vô nhân đạo và có thể bị coi là phạm pháp trên đất Mỹ, và cũng khó có nước đồng minh nào của Mỹ chấp nhận, nên căn cứ của nó được bí mật xây dựng bên cạnh Đơn vị Không quân 62 của Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ không quân Nha Trang, và mang danh hiệu trá hình là Không đoàn 14 Kế hoạch này được thi hành lần đầu từ khoảng năm 1962.

+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 7

Khi phân tích việc du canh, du cư, phá rừng lấy đất canh tác dẫn đến việcgây ra nhiều vụ cháy rừng

Trang 5

Đốt rừng làm nương rẫy

Phần 2: Tìm hiểu nội dung bài học

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên

+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 6 và lớp 7:

Môn Địa lí lớp 6 học sinh đã biết Các thành phần tự nhiên của Trái Đất gồm:địa hình, đất, nước, khoáng sản, sinh vật… (trong chương II- Các thành phần tựnhiên của Trái Đất) Đây chính là các thành phần chính của môi trường tự nhiên Môn Địa lí lớp 7: Học sinh được biết thành phần nhân văn của môi trường gồmcon người, các hoạt động kinh tế của con người và việc xây dựng các công trình

- Tích hợp môn Địa lí lớp 7: Chương II- Các môi trường Địa lí và hoạt động kinh

tế của con người Nội dung các bài trong chương đề cập đến vấn đề ô nhiễm môitrường ở đới ôn hòa, đới nóng… kết hợp với quan sát tranh, học sinh tìm hiểuđược thực trạng môi trường ở Việt Nam và trên thế giới

Trang 6

Xả thải trực tiếp ra sông, hồ Khói thải của các nhà máy

Phá rừng lấy gỗ Khai thác than tại Quảng Ninh

Học sinh rút ra được: bầu khí quyển, môi trường nước sông, nước biển…bị ônhiễm nặng nề Tài nguyên thiên nhiên: khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt…

Trang 7

Băng tan chảy ở hai điểm cực

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của môi trường và TNTH

+ Tích hợp với môn Mĩ thuật: giới thiệu một số tranh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam Từ đó tìm hiểu vai trò của môi trường tác động tới đời sống tinh thần của con người như thế nào.

Trang 8

Vịnh Hạ Long Thác Bản Giốc

+ Tích hợp với môn Sinh học lớp 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết 57,58

" Vai trò của thực vật đối với đời sống con người"

Bằng hệ thống câu hỏi cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học

ở môn Sinh học lớp 6 nhắc lại vai trò của thực vật đối với đời sống con người

- Cây mọc ven đường cho bóng râm và làm đẹp cho thành phố, làng quê Người ta

đã tính rằng cứ một cây xanh trồng trong thành phố bằng 5 máy điều hòa chạy liên tục 20 giờ 1 ngày Cây còn tác dụng cản bớt ánh sáng và cản sức gió nên có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.

Trang 9

Trong quá trình quang hợp cây lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi cung cấp cho quá trình hô hấp của con người và động vật Người ta ước tính rằng cứ 1 hécta cây trồng cung cấp đủ ôxi cho 30 người sống khỏe mạnh trong 1 năm Những nơi có nhiều cây cối thường có không khí trong lành, cây còn có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường Thực vật nhờ có tán cây cản bớt sức chảy của dòng nước do mưa lớn gây ra, rễ cây giữ đất nên góp phần quan trọng chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.

- Thực vật là nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của loài người: Cây lương thực, Cây làm thức ăn, Cây làm gia vị, Cây ăn quả cung cấp đường, chất khoáng, vitamin.

- Thực vật là nguyên liệu để sản xuất giấy, đồ gỗ, nhựa, dầu thực vật, tinh dầu thực vật, đồ uống, thuốc chữa bệnh và các dụng cụ phục vụ cho đời sống như thảm, túi xách, chổi …

Trang 10

+ Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận tuần 24, tiết 95,96 viết

bài tập làm văn số 5 với đề bài " Môi trường có vai trò quan trọng với đời sốngcon người, mỗi hoạt động của con người đến môi trường đề có ảnh hưởng lớn đếncuộc sống Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta” Em hãy chứngminh ý kiến trên

Với đề bài trên, vào thời điểm học sinh học bài 14 môn GDCD lớp 7 tuần

22, 23 sẽ có tác dụng rất lớn đối với các em

+ Tích hợp với bộ môn Âm nhạc: Học sinh hát đúng nhạc và lời bài hát có

nội dung liên quan tới việc bảo vệ môi trường: cụ thể là bài hát: Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn

b Kĩ năng liên môn:

- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức của những bộ môn tích hợp để tìmhiểu kiến thức của bài học:

VD:

+ Môn Tin học với kĩ năng tra cứu kiến thức trên mạng internet về tỉ lệ che phủcủa rừng

+ Môn Mĩ thuật với kĩ năng quan sát, nhận xét tranh ảnh, trình bày bài vẽ;

+ Môn Địa lý với kĩ năng quan sát, phân tích, nhận định sự việc, hiện tượng

+ Môn Sinh học là kĩ năng phân tích, đánh giá vai trò của thực vật với đời sốngcon người;

+ Môn Lịch sử với kĩ năng phân tích dẫn chứng về sức tàn phá của chất diệt cỏtrong chiến dịch quân sự của Mỹ nhằm phá hoại con đường vận chuyển vũ khí,lương thực của ta

+ Môn Âm nhạc với kĩ năng trình bày bài hát đúng nhạc, đúng lời và tự tin thểhiện ca khúc

2.3 Thái độ:

Mọi nội dung kiến thức, kĩ năng tích hợp của các bộ môn đều nhằm địnhhướng cho học sinh hình thành thái độ thân thiện, hoà hợp với môi trường, có ýthức trong việc làm của bản thân nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiênnhiên, biết phân biệt việc làm đúng, sai trong việc bảo vệ môi trường và tàinguyên thiên nhiên Cụ thể:

- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biệnpháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trang 11

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường vàtài nguyên thiên nhiên.

2.4 Phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sửdụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực sáng tạo; năng lực sử dụngngôn ngữ; năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý; năng lực giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội; Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước; Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyếtvấn đề xã hội

3 Đối tượng dạy học của bài học

14 học sinh của lớp 7 trường TH&THCS Đại Thành

4 Ý nghĩa của bài học

Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân ô nhiễmmôi trường xung quanh mình; biết được thế nào là môi trường và tài nguyên thiênnhiên cũng như vai trò của nó đối với đời sống con người; biết phân biệt việc làmđúng, sai về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết cách giải quyết cáctình huống nảy sinh trong thực tiễn về vấn đề môi trường và tài nguyên thiênnhiên

5 Thiết bị dạy học, học liệu

- Sưu tầm bài báo, tranh ảnh theo chủ đề, phim ảnh, trò chơi, các mẩutruyện, bảng phụ , tấm gương về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiênnhiên

- Máy chiếu, máy tính

- Soạn bài bằng PowerPoint

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

1 Ổn định lớp:

Lớp 7

2 Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: GV cho HS chơi tiếp sức theo 02 nhóm lên đánh dấu Đ (đúng), S (sai) vào

bảng phụ theo yêu cầu bài tập trong thời gian 01 phút:

Trường hợp nào sau đây thực hiện đúng (Đ), sai (S) quyền trẻ em:

Tâm là đứa trẻ bị bỏ rơi, em sống lang thang trên hè phố

Nhà nghèo, Hà phải vừa đi học vừa phụ mẹ bán hàng

Cha mẹ mải lo làm ăn, Hùng bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường nghiện ngập Cha mẹ li thân để Hải về sống với bà ngoại Ngoại nghèo lại đau yếu luôn nênHải phải nghỉ học đi bán vé số

Trang 12

Câu 2 Trẻ em có bổn phận gì?

3 Giảng bài mới:

Giới thiệu bài: Giáo viên tích hợp với môn Mĩ thuật:

* Cho HS quan sát tranh ảnh về rừng núi, sông ngòi

Em hãy mô tả lại những hình ảnh vừa quan sát?

Đó là điều kiện tự nhiên bao quanh cuộc sống của con người, đáp ứng nhucầu về vật chất và tinh thần của con người

* Giới thiệu một số tranh ảnh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam:

Trang 13

 Những hình ảnh đó thể hiện môi trường sống và tài nguyên thiên nhiênxung quanh chúng ta Vậy môi trường, tài nguyên thiên nhiên là gì? Và vai trò củamôi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người Chúng ta cùngtìm hiểu bài hôm nay

Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt

Họat động 1:

Tìm hiểu thông tin, sự kiện.

Mục tiêu:

- Nắm được tỉ lệ đất có rừng che phủ

hiên nay ở nước ta;

- Hiểu được nguyên nhân khiến diện

HS: Đọc phần thông tin trong SGK

GV: Ngoài thông tin trên, em còn biết

thông tin nào khác về tỉ lệ đất có rừng

che phủ ở nước ta

( Tích hợp với bộ môn tin học) HS

chuẩn bị thông tin mới trên mạng

Internet

GV: Bổ sung thêm thông tin mới về tỉ

lệ % đất có rừng che phủ theo thông báo

của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

thôn năm 2013 Tỷ lệ che phủ từ cây

rừng và cây có tán như cây rừng ước

đạt 41,1% (trong đó, diện tích che phủ

bằng cây rừng đạt 40,2%; cây công

nghiệp, cây đặc sản trồng trên đất lâm

nghiệp, có tán che như cây rừng đạt

Trang 14

GV: Em có nhận xét gì về tỉ lệ độ che

phủ rừng toàn quốc từ quyết định trên

của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông

thôn

GV kết luận: Tỉ lệ % đất có rừng che

phủ có tăng tuy nhiên vẫn ở mức độ

thấp

HS đọc thông tin 2,3,4,5 (SGK trang 43)

GV: Những nguyên nhân nào dẫn đến tỉ

lệ độ che phủ rừng tăng chậm trong

những năm gần đây

HS chỉ ra những nguyên nhân khác nhau

GV tích hợp với Lịch sử lớp 9 bài 28:

mục V " Miền Nam chiến đấu chống

chiến lược chiến tranh đặc biệt của

- Tài nguyên rừng có nguy cơ cạnkiệt

* Nguyên nhân:

- Do hậu quả chiến tranh

Trang 15

phương (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Trực thăng Mỹ rải chất độc da

cam/dioxin, hóa chất gây rụng lá ở phía

trên khu rừng tại đồng bằng sông Cửu

Long ( Ảnh: AP)

Rừng bị tàn phá trong chiến tranh

Tích hợp với môn Địa lí về tình trạng

du canh du cư của người dân: đốt

nương làm rẫy.

- Do ý thức của con người

+ Đốt rừng làm nương rẫy

Trang 16

về hậu quả của việc ô nhiễm môi trường

ảnh hưởng tới cuộc sống của con người

GV: Việc bảo vệ rừng có quan hệ như

thế nào với việc bảo vệ môi trường và

TNTN?

HS: Rừng vừa là môi trường sống vừa là

nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng

của con người và sinh vật nên việc bảo

vệ rừng là hết sức quan trọng và cần

thiết đối với con người

GV: Qua phân tích thông tin, sự kiện

trên, em rút ra được bài học gì cho bản

thân mình?

? Em hãy lấy ví dụ về việc làm ô nhiễm

môi trường mà em biết?

Trang 17

nói chung?

HS lấy thêm những ví dụ về ô nhiễm

môi trường:

Xả thải trực tiếp ra sông, hồ.

Khói thải của các nhà máy

GV chuyển ý: Những việc làm trên đều

gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường,

làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài

nguyên Vậy môi trường và tài nguyên

thiên nhiên là gì? Môi trường và TNTN

có vai trò như thế nào đối với con người

-> chuyển phần II

Hoạt động 2:

Tìm hiểu nội dung bài học

Mục tiêu:

- Nêu được thế nào là môi trường, thế

nào là tài nguyên thiên nhiên.

- Kể được các yếu tố của môi trường và

tài nguyên thiên nhiên

- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm

môi trường

II Nội dung bài học:

Trang 18

- Nêu được vai trò của môi trường và tài

nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống

con người.

Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, sử

dụng đồ dùng trực quan, thảo luận

nhóm, trò chơi, phân tích- phân loại

Cách tổ chức dạy học:

GV: Dựa vào kiến thức đã học trong

môn Địa lí lớp 6, 7 và thông tin trong

SGK, em hiểu môi trường là gì?

GV: Nêu các thành phần của môi

trường?

( Tích hợp với Địa lí lớp 6 – Thành

phần tự nhiên của trái đất; lớp 7 –

Thành phần nhân văn của môi

trường)

GV: Em hãy kể một số yếu tố của môi

trường tự nhiên và môi trường nhân tạo

mà em biết?

( GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp

sức theo 02 nhóm, mỗi nhóm lần lượt

lên bản ghi tên những yếu tố của môi

trường tự nhiên và nhân tạo xung quanh

con người trong vòng 02 phút)

VD: Một số yếu tố của môi trường tự

nhiên: đất, nước, rừng, ánh sáng, sông

ngòi, không khí, cây cối, chim

muông,

Một số yếu tố của môi trường nhân tạo:

nhà cửa, đường xá, cầu cống, nhà máy,

công viên, bệnh viện

GV: Minh họa ảnh về môi trường

1 Khái niệm:

a Môi trường:

Là toàn bộ những điều kiện tự nhiên,nhân tạo bao quanh con người, có tácđộng đến đời sống, sự tồn tại, pháttriển của con người, thiên nhiên

Ngày đăng: 21/03/2016, 17:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w