Mục tiêu tổng quát của việc phát triển nền kinh tế xanh mà nhân loại đang hướng tới là xây dựng nén kinh tế tăng trưởng nhanh và bển vững, một xã hội no đủ vê' vật chất, công bằng về xã
Trang 1ÌU Y É N
LIỆU
Trang 3PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: MÔT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUÂN VÀ THUC TIEN
Trang 4Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp Việt Nam : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Nguyễn Song Tùng, Trần Ngọc Ngoạn (ch.b.), Nguyễn Thanh Thủy - H : Khoa học xã hội, 2014 - 232tr.: bảng ; 21cm
ĐTTS ghi: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Viện Địa lí Nhân văn - Thư mục: tr 226-229
1 Kinh tế nông nghiệp 2 Kinh tế xanh 3 Phát triển bền vững
4 Lí luận 5 Thực tiễn 6 Việt Nam
338.109597-dc23
KXF0048p-CIP
Trang 5VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÍ NHÂN VĂN
NGUYỄN SONG TÙNG TRẦN NGỌC NGOẠN
Trang 6Đồng chủ biên
1 NGUYỄN SONG TÙNG
2 TRẦN NGỌC NGOẠN
Các thành viên tham gia chính
- NGUYỄN THANH THỦY
- CAO THỊ THANH NGA
- NGUYỄN THỊ HÒA
- ĐINH THỊ LAM
- TRẦN LINH CHI
- PHẠM THỊ NGỌC VÂN
Trang 7MỤC LỤC
Danh mục thuật ngữ viết tắt
Trang8
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN
VỀ PHÁT TRIẺN KINH TẾ XANH
II, Nền kinh tế xanh - mục tiêu hướng tới của
III Kinh tế xanh trong nông nghiệp 27
1 Tính tất yếu, cấp bách của phát triển kinh tế
2 Khái niệm kinh tế xanh trong nông nghiệp 33
3 Các tiêu chí đánh giá mức độ thành công của
IV Lợi ích của kinh tế xanh trong nông nghiệp 40
5
Trang 8PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
V Nông nghiệp xanh trong tiến trình phát triển ngành
VI Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông
5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 68
Chương I I
PHÁT TRIỂN "KINH TÉ XANH"
TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM,
T H ự C TRẠNG VÀ NHỬNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA 72
I Thực trạng phát triển các mô hình kinh tế
trong nông nghiệp theo hướng "Kinh tế xanh"
II Đánh giá về sự phát triển của các mô hình
theo hướng kinh tế xanh trong nông nghiệp ở
1 Những thành công và nguyên nhân 120
2 Những tồn tại và nguyên nhân 1446
Trang 9Chương I I I
ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỀM VÀ MỘT SÓ
GIẢI PHÁP C ơ BẢN NHẰM PHÁT TRIẺN
"KINH TÉ XANH" TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
I Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế xanh trong nông nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2011 -2020
IIắ Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020
III Quan điểm cơ bản nhằm phát triển "Kinh tế
xanh" trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn
2011 -2 0 2 0
IV Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển các
mô hình "Kinh tế xanh" trong nông nghiệp ở
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Trang 10DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
APEC Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
- Thái Bình DươngADDA Tổ chức phát triển Nông nghiệp châu Á
Đan MạchBVTV Bảo vệ thực vật
CSD Chương trình nghị sự ủ y ban về Phát triển
bền vững
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ESI Chỉ số bền vững môi trường
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
hiệp quốcFiBL Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ
Trang 11Danh mục thuật ngữ viết tát
FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
GAP Good Agriculture Practices (phương thức canh
tác nông nghiệp tốt)HDI Chỉ số phát triển con người
ITC Trung tâm thương mại quốc tế
IFPRI Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực
quốc tếIPCC Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi khí hậuINM Quản lý dinh dưỡng tổng hợp
IPM Phòng trừ sâu hại tổng hợp
IRRI Viện Nghiên cứu lúa quốc tế
ICM Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng
và dịch hại cây trồngICOR Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
KHCN Khoa học công nghệ
KTTT Kinh tế trang trại
MDG Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
NLKH Hệ thống nông lâm nghiệp kết hợp
NLSH Nhiên liệu sinh học
9
Trang 12PHÁT TRIỂN K IN H TẾ XANH.
NN-PTNT Nông nghiệp - Phát triển nông thôn
NNHC Nông nghiệp hữu cơ
NNVC Nông nghiệp vô cơ
ODA Hỗ trợ phát triển nước ngoài liên quan đến
lĩnh vực nông nghiệpOECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PTNT Phát triển nông thôn
UNEP Chương trình Môi trường Liên hiệp quốcTBKT Tiến bộ kỹ thuật
VACR Vườn ao chuồng rừng
VNFU Hội nông dân Việt Nam
VASEP Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt NamVINAFIS Hội nghề cá Việt Nam
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
WFP Chương trình lương thực thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
10
Trang 13LỜI NÓI ĐẨU
Phát triển nền kinh tế xanh đã và đang là mục tiêu hướng tới của các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phát triển
và các quốc gia đang phát triển
Mục tiêu tổng quát của việc phát triển nền kinh tế xanh mà nhân loại đang hướng tới là xây dựng nén kinh tế tăng trưởng nhanh và bển vững, một xã hội no đủ vê' vật chất, công bằng về
xã hội, một đời sống tinh thẩn phong phú hài hòa trong đa dạng
và một môi trường sống trong lành, sạch đẹp nhờ vào việc khai thác, sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả nguổn tài nguyên thiên nhiên rất hữu hạn của trái đất
Tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được xem như một phần quan trọng của định hướng chiến lược phát triển bển vững của Việt Nam (VA 21) và cũng là một nội dung chính của hợp phần phát triển kinh tế bển vững
Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam là một yếu tố kích thích tinh thần đối với các nhà khoa học nói chung, các nhà khoa học xã hội nhân văn nói riêng đi vào nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn vé tăng trưởng xanh ở Việt Nam
11
Trang 14PHÁT TRIỂN KINH TỂ XANH
Cuốn sách mà bạn đọc đang có trên tay được hình thành trên
cơ sở kết quả nghiên cứu của để tài khoa học cấp Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam, có tên "Các giải pháp cơ bản nhấm
phát triển các mô hình "kinh tế xanh" trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011 -2020".
Ngoài phần lý luận chung vé tăng trưởng xanh, kinh tế xanh nói chung và tăng trưởng xanh trong ngành nông nghiệp nói riêng (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản), phấn đóng góp chính khá ấn tượng của cuốn sách là qua khảo sát thực tế các mô hình phát triển theo hướng tăng trưởng xanh trong các lĩnh vực trổng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cám, nuôi trổng thủy sản cũng như các
mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, kết hợp cả 3 lĩnh vực đó
ở vùng đổng bằng, vùng trung du và miền núi và vùng ven biến Điếu cần nói ở đây là, những mô hình sản xuất kinh doanh này được hình thành và thực hiện từ kinh nghiệm thực tiẻn của người nông dân hoặc có sự trợ giúp của các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như các bộ, ngành Trung ương Do đó, chúng
có ý nghĩa thực tiễn lớn trong quá trình thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam
Dù đả rất cổ gắng, trong quá trình biên soạn cuốn sách này hẳn vẫn còn những hạn ché nhất định Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn
Tác giả
12
Trang 15CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ TH ựC TIỄN
VỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
TRONG NÔNG NGHIỆP
Nông nghiệp là một ngành sản xuất, kinh doanh quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một nước, nhất là đối với những nước kém phát triển mà phần lớn là những nước nông nghiệp Vì thế, để có cơ sở bàn về khái niệm kinh tế xanh trong nông nghiệp, trước hết cần xem xét nội hàm của khái niệm kinh tế xanh nói chung
I KHÁI NIỆM KINH TẾ XANH
Tháng 6/1972, Hội nghị lần đầu tiên của Liên hiệp quốc bàn về bảo vệ môi trường họp tại Stockholm (Thụy Điển) Tại Hội nghị này, nhóm chuyên gia môi trường của câu lạc bộ Rome đã trình bày bản báo cáo có tựa đề "Các giới hạn tăng trưởng (The Limits to Growth) với kết luận gây sửng sốt đối với những người tham dự và toàn thế giới rằng: "Nếu thế giới tiếp tục duy trì cách thức và mức độ phát triển như hiện tại thì trong thế kỷ XXI loài người sẽ
13
Trang 16PHÁT TRIỂN KINH TỂ XANH
đi đến giới hạn tăng trưởng và sự sụp đổ là điều không tránh khỏi"1
Trong diễn đàn của Hội nghị Liên hiệp quốc năm đó và
cả sau này đã có nhiều ý kiến cho rằng, cảnh báo của nhóm chuyên gia môi trường của câu lạc bộ Rome là quá bi quan Tuy nhiên, nhân loại cũng không thể làm ngơ trước hàng loạt những cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội cũng như những thảm họa môi trường trong những năm đầu thế kỷ XXI Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, những thảm họa do thiên nhiên gây ra có thể được gọi là "chưa từng có trong lịch sử" Có thể kể đến những trận lụt lớn xảy ra ở Pakistan hay Thái Lan; đợt nắng nóng lớn nhất trong 1.000 năm qua xảy ra ở Nga; các trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Trung Quốc, Haiti, Chi lê, N hật Bản đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, phá hủy nhiều tài sản là công sức, tiền của mà hàng triệu người đã bỏ ra để xây dụng nên.Mặc dù vậy, con người muốn tồn tại, phát triển và xây dựng một thế giới giàu, đẹp hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, thì một mặt không thể không sản xuất, không phát triển kinh
tế, xã hội, mặt khác cũng không thể duy trì một phương thức phát triển khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên vốn rất
có hạn và phát thải vào khí quyển một khối lượng khổne lồ khí nhà kính mà chủ yếu là C 0 2 làm trái đất nóng lên, làm
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
Trang 17Chương L M ột SỐ vấn đ ể lý luận và thực tiễn
băng tan, làm nước biển dâng dẫn đến biến đổi khí hậu mà biểu hiện rõ ràng nhất là sự dị thường của thời tiết như nắng nóng, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, hủy hoại đa dạng sinh học, v.v
Đứng trước một mâu thuẫn lớn như thế, loài người thông qua các tổ chức quốc tế liên quan đã đề xuất một phương thức phát triển mới: phương thức phát triển xanh/tăng trưởng xanh
Nền kinh tế xanh và quá trình phát triển nền kinh tế xanh
đã và đang được sự quan tâm nghiên cứu, thảo luận của các
tổ chức quốc tế như Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), ủ y ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái
B ình Dương (ESCAP), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), v.v và các nhà nghiên cứu trên thế giới trong gần
20 năm qua kể từ khi có chương trình Nghị sự 21
Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người
và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái Nói cách khác,
1 Là chương trình hành động vi sự phát triển bền vững toàn cầu
đã được Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 thông qua và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức tại Johanesburg (Nam Phi) năm 2002 cụ thể hóa thêm.
15
Trang 18PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH ,
nền kinh tế xanh là nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bàng xã h ộ i1.Đưa ra sáng kiến nền kinh tế xanh, UNEP nhàm mục đích hướng các nước "xanh hóa" nền kinh tế của mình thông qua việc định hướng lại chính sách phát triển, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sạch, năng lượng tái sinh, giao thông xanh, dịch vụ nước và quản lý nước, tòa nhà xanh và nông lâm nghiệp sinh thái bền vững
Trong nền kinh tế xanh, đầu tư của nhà nước và tư nhân vào nền kinh tế là nhằm làm giảm phát thải các bon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái Điều này sẽ đồng thời làm tăng việc làm và thu nhập cho người lao động Như vậy khác với trước đây, trong nền kinh tế xanh, đầu tư công cần phải ưu tiên cho duy trì và phát triển nguồn vốn tự nhiên, nhất là những nguồn tài sản thuộc sở hữu chung mang lại lợi ích cho mọi người Sự đầu tư đó cũng hướng tới nhóm người nghèo, bởi sinh ké và an ninh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và
họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu
1 U N EP (2011), Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát
lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường Nxb N ông nehiệp
Hà N ội, 2011, tr 13.
Trang 19Chướng I M ột số vấn đê lý luận và thực tiễn
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng xác định ràng "kinh tế xanh là một cách thức phát triển nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn bảo tồn được môi trường, ngăn chặn được sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu được việc sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên"
Trong khi đó, theo ủ y ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) "Kinh tế xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, với mục đích phát triển kinh tế đồng thòi đảm bảo sự bền vững về môi trường" Theo định nghĩa này, kinh tế xanh tập trung vào chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua việc thúc đẩy hiệu quả về sinh thái Hay nói khác đi, nền kinh tế xanh mà ESCAP hướng tới lấy mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải các bon trong sản xuất, kinh doanh làm động lực để tăng trưởng, phát triển kinh tế và xã hội Gần đây nhất, tại Hội nghị Diễn đàn họp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) họp tại đảo Hawai (Mỹ) tháng 11/2011, các nhà lãnh đạo APEC đã xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh, có hàm lượng các bon thấp, nâng cao
an ninh năng lượng và tạo nguồn mới cho tăng trưởng kinh
tế và việc làm
Qua việc tóm lược dù chưa đầy đủ nội dung các khái niệm về kinh tế xanh do các tổ chức quốc tế đề xuất như đã trình bày ở trên, hoàn toàn có cơ sở để đưa ra nhận xét rằng,
17
Trang 20PHÁT TRIỂN KIN H TẾ XANH
kinh tế xanh và phát triển kinh tế xanh về mặt lý thuyết, là một bước tiến mới trên con đường thực hiện chiến lược phát triển bền vững toàn cầu do Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johanesburg (cộng hòa Nam Phi) năm
2002 đã xác định Theo đó "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)
Điểm mới được nhắc tới ở trên là kinh tế xanh lấy mục
tiêu xanh hóa thị trường và các hoạt động sản xuất kinh
doanh và đầu tư cao vào bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
hệ sinh thái, v.v làm động lực để đạt được tăng trường kinh tế và phát triển xã hội
Tháng 6 năm 2012, 20 năm sau Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janeiro năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững cũng được tổ chức tại Rio de Janeiro (nên được gọi là Hội nghị Rio + 20) có sự tham dự của 135 lãnh đạo các nước, chính phủ và khoảng 50.000 đại biểu là giám đốc
18
Trang 21Chướng I M ột số vấn để lý luận và thực tiễn
doanh nghiệp và đại diện dân sự, đã bàn về những hành động chung nhàm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh trong tiến trình thực hiện chiến lược phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo Hội nghị Rio + 20 đề xuất thiết lập bộ chỉ số chuẩn mới đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế cạnh tranh với chỉ
số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện có nhưng kèm theo tiêu chuẩn xanh, tiêu chuẩn có tính đến mức độ tác động của tăng trưởng, phát triển kinh tế lên môi trường và xã hội, còn gọi là chỉ số "GDP xanh"
Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là một động lực quan trọng trong nỗ lực này Thay vì bị coi như là nơi hấp thụ chất thải tạo ra bởi các hoạt động kinh tế một cách thụ động, trong nền kinh tế xanh, môi trường được xem là nhân
tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế bền vững, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài cho nhân loại, đặc biệt
là đối với người nghèo
Trong nền kinh té xanh, nhân tố môi trường có khả năng tạo ra tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội Ngoài ra, khi
mà sinh kế của một bộ phận người dân có mức sống dưới mức nghèo khổ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như
sự biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cũng góp phần cải thiện sự công bằng xã hội, và có thể được xem như là một hướng đi đúng để phát triển bền vững Cách thức để áp dụng mô hình kinh tế xanh đối với các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển có thể rất khác
Trang 22PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH ,
nhau, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực con người - xã hội và trình độ phát triển kinh tế Tuy nhiên, những nguyên tắc quan trọng bao gồm đảm bào phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi rọ cho môi trường và hệ sinh thái thì vẫn không thay đổi
II NẾN KINH TẾ XANH - MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI CỦA NHÂN LOẠI
Mặc dù khái niệm Kinh tế Xanh (Green Economy) mới được UNEP đề xuất, nhưng nội hàm của nó như đã đề cập ở trên thực chất là sự nâng cấp của khái niệm truyền thống trước đây là Kinh tế môi trường - "Environmental Economy" Tuy nhiên, Kinh tế Xanh đã mở ra một hướng tiếp cận rộng hơn cho cả những điều chỉnh tò chính sách kinh tế v ĩ mô và điều hành thực hiện trong kinh tế vi mô, nhất là đối với chính sách công trong đầu tư cho khôi phục tài nguyên và môi trường Khái niệm mới ra đời nhưng trong thực tế đã có nhiều quốc gia đã và đang thực hiện theo hướng xanh hóa nền kinh tế, thậm chí các chỉ tiêu đo lường đã được một số quốc gia áp dụng như GDP xanh (Green GDP) cho chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Đổi với hoạt động của doanh nghiệp, những sản phẩm có chất lượng cao và có sức cạnh tranh trên thế giới troiỊg thời gian vừa qua cũng là những sản phẩm không chi đạt về mặt
Trang 23chất lượng mà còn đảm bảo yêu cầu về môi trường, đó là những sản phẩm đã đăng ký và được cấp chứng chi ISO-
14000, những sản phẩm xanh được cấp nhãn sinh thái (Eco-label), những sản phẩm đó chính là sự lựa chọn của người tiêu dùng Tại Hội nghị của các quan chức cấp Bộ trưởng do UNEP tổ chức ở Nairobi, Kenya tháng 2/2011 nhằm chuẩn bị nội dung và thảo luận những vấn đề cần đưa
ra bàn thảo và thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền vững năm 2012 ở Rio de Janeiro (Brazin), các quốc gia cơ bản nhất trí mục tiêu hướng tới của các nền kinh tế toàn cầu là "Kinh tế Xanh", trong đó chú trọng tới "Sản xuất và tiêu dùng bền vững"
Từ khởi xướng của UNEP về "Kinh tế Xanh", để hướng tới nền Kinh tế Xanh, đòi hỏi các quốc gia căn cứ vào thực tiễn của mỗi nước tiến hành chuyển đổi mô hình và phương thức phát triển kinh tế cho phù hợp với xu thế phát triển mới, phải có sự điều chỉnh kết cấu kinh tế Trong thực tế đã
có một số nước mặc dù chưa tuyên bố phát triển "nền Kinh
tế Xanh", nhưng họ đã có những điều chỉnh và chuyển đổi phương thức phát triển của mình theo hướng "Kinh tế xanh".Sau đây là một số nước trên thế giới đã và đang hướng tới nền kinh tế xanh
■ Hàn Quốc, được các tổ chức quốc tế về môi trường xem là một trong những nước đi đầu trong việc xây dựng nền kinh tế xanh - tăng trưởng xanh Hàn Quốc đã công bố
_ chư ơ n g I M ột số vấn để lý luận và thực tiễn
21
Trang 24PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH ,
chiến lược quốc gia về "tăng trưởng xanh" vào tháng 9/2008 Nội dung của chiến lược "tăng trường xanh" của Hàn Quốc bao gồm:
1) Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tăng trường với các bon thấp;
2) Lấy công nghiệp xanh và công nghệ xanh thân thiện với môi trường làm động lực phát triển mới;
3) Phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tinh xảo để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm xanh và tạo công việc làm mới cho người lao động;
4) Nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp trên trường quốc
8) Áp dụng thu thuế xanh - thuế phát thải khí nhà kính
và thuế ô nhiễm môi trường1
1 N guyễn Thị Thắm , Nội dung chính sách tăng trưởng xanh cùa
của Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam" Hà Nội, tháng 12/2011.
22
Trang 25Để luật hóa chiến lược quốc gia về "tăng trưởng xanh", Hàn Quốc đã ban hành Luật khung về tăng trưởng xanh gồm 7 chương với 64 điều Luật hóa các nội dung chủ yế.u của chính sách, kế hoạch và chế độ về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc như vừa nêu ờ trên Với việc thi hành Luật khung về tăng trưởng xanh vào đầu năm 2010, Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc luật hóa bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh Với những bước đi bài bản và cụ thể như thế, Hàn Quốc hy vọng trở thành một trong "7 cường quốc kinh tế xanh" vào năm 2020 và một trong "5 cường quốc kinh tế xanh" vào năm 2050
■ Đan Mạch xây dựng chính sách xanh hóa nền kinh tế
từ trong cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 của thế
kỷ trước Chính sách xanh hóa nền kinh tế đã tập trung vào phát triển các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng truyền thống Tuy vậy, đến năm 2008 chính phủ Đan Mạch mới thành lập ủ y ban độc lập về chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ủ y ban này xây dựng kế hoạch loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch ra khỏi nền kinh tế Đan Mạch vào năm 2050, coi đây là mục tiêu quốc gia mà Đan Mạch phải thực hiện trong những thập kỷ tới
_ Chương I M ột số vấn để lý luận và thực tiễn
1 Nguyễn Thị Thắm, Nội dung chính sách tăng trường xanh của
của Hàn Quốc và gợi ý cho V iệt Nam" Hà Nội, tháng 12/2011.
23
Trang 26PHÁT TRIỂN KINH TỂ XANH ,
Đan M ạch cũng là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới và châu Âu trong hoạt động chống biến đổi khí hậu,
sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả Đan Mạch là nước sản xuất năng lượng gió hàng đầu thế giới với 3,1% tổng sản phẩm quốc nội thu được từ công nghệ năng lượng tái tạo và công nghệ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng M ột phần lớn thu nhập quốc dân mà nước này có được là nhờ sản xuất cối xay gió và các công nghệ sạch khác Gần 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của Đan M ạch là
từ công nghệ sạch, đây là tỷ lệ lớn nhất trong các nước EƯ1
■ Cộng hòa Liên bang Đức cũng là một trong những nước
đi đầu châu Âu trong việc xây dựng chiến lược "tăng trưởng xanh", tập trung vào lĩnh vực năng lượng Năm 2000, Đức
đã ban hành Luật Năng lượng tái tạo, làm cơ sở cho việc phát triển những nguồn điện từ năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối và nhiệt điện Năm 2009, Đức có 4.600 nhà máy sản xuất điện từ bioga từ sinh khối, cung cấp 1.700 MW
Dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng lên 5.400 nhà máy Bộ Môi trường Đức đã công bố lộ trình hướng tới một nền kinh tế
sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo với tham vọng trở thành nước công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% năng lượng xanh hướng tới mục tiêu xanh hóa nền
1 N guyễn M ạnh Hùng, Một số xu thế chuyển đoi sang nền kinh tế
"Chiến lược tăng trường xanh của Hàn Quốc và những gợi ý ch*o Việt Nam" Hà Nội, 27/12/201 l ẵ
24
Trang 27Chương I M ột số vấn đề lý luận và thực tiễn
kinh tế vào năm 2050 Cũng theo lộ trình nói trên, đến 2020, toàn bộ xe hơi điện sẽ sử dụng pin sạc bằng năng lượng tái tạo, làm giảm nhu cầu về xăng dầu và làm giảm lượng phát thải các loại khí nhà kính Năm 2008, các ngành năng lượng tái tạo của Đức đã cung cấp 280.000 việc làm và dự kiến nhờ việc xây dựng các công viên năng lượng gió dọc bờ biển sẽ tạo thêm 30.000 việc làm nữa
■ Mỹ là nước không tham gia vào các cam kết quốc tế
về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường Tuy vậy, Mỹ cũng đang có những nỗ lực để giải quyết vấn đề giảm khí thải nhà kính Tổng thống Mỹ B.Obama đã từng tuyên bố "nước nào dẫn đầu thế giới trong việc tạo ra các nguồn năng lượng sạch thì nước đó sẽ là nước dẫn đầu kinh
tế toàn cầu trong thế kỷ XXI" Chính quyền của tổng thống B.Obama tuyên bố, trong kế hoạch năng lượng của mình,
Mỹ sẽ làm giảm khí phát thải nhà kính xuông 20% vào năm
2020 và 83% vào giữa thế kỷ XXI
■ Trung Quốc, quốc gia đã từng hi sinh môi trường để phát triển nhanh (phát triển nóng) nền kinh tế trong suốt ba thập kỷ kể tò khi bắt đầu cải cách và mở cửa, khiến cho đất nước và người dân phải trả giá quá đắt về môi trường Kể từ năm 2007, Trung Quốc được coi là nước thải khí các bon lớn nhất thế giới, 70% các dòng sông của Trung Quốc bị ô nhiễm nặng, trong danh sách 20 thành phố bị ô nhiễm nhất trên thế giới, có đến 16 thành phố của Trung Quốc
25
Trang 28PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH ,
Tuy nhiên, trước thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng như thế, Chính phủ Trung Quốc buộc phải tuyên bố sẽ thực hiện chính sách tăng trưởng xanh Để tăng trưởng xanh, Trung Quốc đã tiến hành một số cuộc cách mạng theo hướng xanh như cách m ạng sạch, cách mạng xanh, cách m ạng công nghệ cao Để kiểm soát các hoạt động phát triển "kinh tế xanh" từ năm 2004, Tổng cục thống kê Trung Quốc đã thiết lập hệ thống tính toán GDP xanh và chọn một số tỉnh, thành phố làm thí điểm
Trung Quốc cũng ban hành Luật Năng lượng tái tạo và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, đồng thời thực hiện việc sàng lọc các dự án đầu tư chất lượng, công nghệ thấp, hủy hoại môi trường và đóng cửa những cơ sở sản xuất tiêu tốn năng lượng, thải ô nhiễm môi trường
Theo U NEP, hiện nay đã có hom 100 nước xây dựng chương trình phát triển nền kinh tế xanh với những nội dung khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế -
26
Trang 29IIIắ KINH TẾ XANH TRONG NÔNG NGHIỆP
1 Tính tất yếu, cấp bách của phát triển kỉnh tế xanh trong nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu ở các nước thu nhập thấp và là nguồn thu nhập chính cho phần lớn người nghèo, số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (2010) cho thấy, giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 3% GDP trên toàn thế giới và 1% đối với các nước có thu nhập cao Thế nhưng với các nước có thu nhập thấp, con số đó là 25% và 14% đối với các nước có mức thu nhập dưới trung bình Theo thống kê, hiện có khoảng 2,6
tỷ người sống dựa vào hệ thống sản xuất nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (FAOSTAT 2004).Nền nông nghiệp công nghiệp hóa của các quốc gia thu nhập cao tiếp tục tạo ra các mức sản lượng cao, đóng góp hom 50% cho thế giới từ sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm, nhưng đi kèm theo đó là sự tác động bất lợi cho môi trường lớn hơn các hình thức canh tác truyền thống, năng suất thấp hơn (Ngân hàng Thế giới 2010)
Mặc dù sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng nhưng hiện nay vẫn còn gần 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng Từ năm
2000 đến năm 2007, hơn một phần tư (27,8%) trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước thu nhập thấp bị suy dinh dưỡng (Ngân hàng Thế giới 2010) Ngoài ra, hơn một nửa số gia đình sử dụng thực phẩm không an toàn là các hộ gia đình ở nông
_ Chương I M ột số vấn để lý luận và thực tiễn
27
Trang 30thôn Do vậy, cần đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp trong quá trình phát triển bền vững để cho nhân loại vượt qua các thách thức nêu trên.
Nông nghiệp cũng có tiềm năng to lớn trong xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ lớn dân số nông thôn và lực lượng lao động tại các quốc gia thu nhập thấp hoạt động trong ngành nông nghiệp Trung bình, đóng góp của ngành nông nghiệp vào thu nhập của những người nghèo nhất tại các nước thu nhập thấp cao hơn ít nhất 2,5 lần so với các ngành phi nông nghiệp Nhấn mạnh mối quan hệ giữa sự gia tăng sản lượng nông nghiệp và lao động nghèo đói, Irz và các cộng sự trong một nghiên cứu năm 2001 ước tính rằng cứ 10% sản lượng nông nghiệp gia tăng thì tỷ lệ nghèo đói giảm được 7% ở châu Phi
và 5% ở châu Á Ngân hàng Thế giới 2010 báo cáo rằng, tại các quốc gia đang phát triển, sự gia tăng tổng GDP dựa vào sản xuất nông nghiệp trung bình gấp 2,9 lần trong việc nâng cao thu nhập cho nhóm hộ nghèo nhất so với một sự gia tăng tương đương GDP có nguồn gốc từ sản xuất phi nông nghiệp.Mặc dù tiềm năng đóng góp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của ngành nông nghiệp to lớn như vậy nhưng do chiên lược coi trọng đô thị và công nghiệp trong chính sách phát triển của chính phủ nhiều quốc gia (Lipton 1977), nên khu vực nông thôn ở hầu hết các quốc gia thu nhập thấp đã không nhận được sự đầu tư cần thiết của cộng đồng để hỗ trợ phát triển các thế mạnh của ngành Chi tiêu công của Chính phù trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển đãPHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
Trang 31Chương L M ột SỐ vấn đ ể lý luận và thực tiễn ,
giảm từ 11% trong những năm 1980 xuống còn 5,5% trong
năm 2005 Với cùng một xu hướng giảm tương tự, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp giảm từ 13% vào đầu những năm 1980 xuống còn 2,9% trong năm 2005 (UN - Desa, 2008) Do vậy, huy động nguồn đầu tư và cải cách chính sách nhằm mục tiêu hướng đến nông nghiệp "xanh" hay còn gọi là kinh tế xanh trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện đa dạng hóa nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo thông qua nâng cao năng suất và tạo ra việc làm xanh mới, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực một cách bền vững và làm giảm đáng kể tác động đến môi trường là rất cần thiết và cấp bách Theo ước tính của các nhà khoa học, nông nghiệp xanh có khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của dân số thế giới ngày càng tăng từ 2.800 Kcal/người/ngày hiện nay lên đến 3.200 Kcal/người/ngày vào năm 2050 nhờ việc sử dụng công nghệ và kỹ thuật xanh trong nông nghiệp Trong quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh, quá trình sản xuất lương thực theo quy trình công nghiệp đầu vào lớn có thể giúp giảm các tác động tiêu cực trong sản xuất nông nghiệp truyền thống hiện đang chiếm 70% sản xuất nông nghiệp toàn cầu
Hơn thế nữa, suy thoái môi trường và nghèo đói có thể được giải quyết đồng thời với quá trình áp dụng các phương pháp nông nghiệp xanh Hiện nay, ước tính có khoảng 2,6
tỷ người sống dựa vào nông nghiệp, phần lớn trong số họ sống ở các trang trại nhỏ và khu vực nông thôn thu nhập
29
Trang 32dưới 1 đô la Mỹ/ngày Tăng sản lượng lương thực đê đáp ứng nhu cầu ăn của hơn hai tỷ người nghèo này là một bài toán khó cho nhân loại, nhưng vẫn có thể giải quyêt được bằng phương thức phát triển nền nông nghiệp xanh Các thống kê cho thấy rằng việc áp dụng các biện pháp canh tác xanh đã giúp tăng sản lượng lương thực, đặc biệt là ở các trang trại nhỏ, từ 54% đến 179% và cứ tăng 10% sản lượng nông nghiệp có thể giảm được 7% nghèo đói ở châu Phi và hơn 5% nghèo đói ở châu Á.
Giảm lãng phí và sử dụng kém hiệu quả các yếu tố đầu vào và đầu ra của nông nghiệp là một phần quan trọng của
mô hình "nông nghiệp xanh" Thiệt hại mùa vụ do các loài gây hại và chất độc, và thiệt hại trong khâu tích trữ, phân phối và tiếp thị chiếm gần 50% lượng calo được tạo ra trong sản xuất nông nghiệp Tổ c h ứ c Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc FAO cho rằng việc giảm 50% tổn thất
và lãng phí trong chuỗi sản xuất và tiêu dùng là một mục tiêu cần thiết và có thể đạt được Giải quyết một số vấn đề liên quan đến tính kém hiệu quả - đặc biệt là thiệt hại về mùa vụ và khâu tích trữ có thể làm tăng nguồn đầu tư nhỏ đối với nông trại đơn giản và công nghệ tích trữ trong các trang trại nhỏ Báo cáo của FAO chỉ ra rằng để đạt được mục tiêu trên cần giảm tổn thất sau thu hoạch thấp hơn 5% trên toàn thế giới và tăng cường kinh phí khuyến nông.Nông nghiệp xanh đòi hỏi đầu tư, nghiên cứu và tăng cường năng lực trong các lĩnh vực: quản lý độ phì nhiêu cùaPHẤT TRIỂN KINH TỂ XANH
Trang 33Chương L M ột số vấn để lý luận và thực tiễnễễ,
đất, sử dụng nước một cách hiệu quả và bền vững hơn, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, quản lý sức khỏe sinh học động thực vật, mức độ cơ khí phù hợp và xây dựng dây chuyền trong chuỗi cung cấp cho kinh doanh và thương mại Các nỗ lực tăng cường năng lực bao gồm mở rộng các dịch vụ nông nghiệp xanh và tạo điều kiện cho nông dân sản xuất nhỏ và hợp tác xã thuận lợi trong tiếp cận thị trường Các nguồn đầu tư bổ sung cần thiết để hướng đến nông nghiệp xanh theo đó sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế và
xã hội cao Theo Nghiên cứu về mô hình nông nghiệp xanh của UNEP thì tổng chi phí đầu tư và các chính sách can thiệp toàn cầu cần thiết cho quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh ước tính là 198 tỷ USD mồi năm từ 2011 tới 2050 Giá trị sản xuất nông nghiệp dự kiến gia tăng hơn 11% so với kịch bản "sản xuất truyền thống"
Nông nghiệp xanh có tiềm năng trở thành ngành đặc biệt thu hút lao động so với nông nghiệp truyền thống Cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn thực phẩm và quá trình chế biến thực phẩm chất lượng cao ở khu vực nông thôn được dự đoán sẽ tạo ra công ăn việc làm chất lượng cao trong dây chuyền sản xuất thực phẩm Theo ước tính, dự kiến trong
40 năm tới đầu tư trong nông nghiệp xanh có thể tạo ra 47 triệu việc làm so với kịch bản "sản xuất truyền thống".Quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp xanh tạo ra lợi ích đáng kể về môi trường Nông nghiệp xanh có tiềm năng tái tạo lại vốn tự nhiên bằng quá trình phục hồi và duy trì độ
Trang 34PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH ,
phì nhiêu của đất, giảm xói mòn đất và ô nhiễm hóa vô cơ trong nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng nước, giảm nạn phá rừng, giảm quá trình mất đa dạng sinh học và các tác động từ sử dụng đất và giảm đáng kể phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Điều quan trọng là, nông nghiệp xanh
có thể làm thay đổi nông nghiệp từ một nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu trở thành một yếu tố trung gian giúp hấp thụ các bon và thậm chí có thể là một bể chứa khí nhà kính, đồng thời làm giảm 55% nạn phá rừng và tăng 35% nguồn nước ngọt có thể sử dụng
Để tiến tới nền nông nghiệp xanh cần một cuộc cải cách
và đổi mới chính sách quốc gia và quốc tếệ N hững thay đổi chính sách cần tập trung đặc biệt vào cải cách trong trợ cấp
"độc hại môi trường", giảm chi phí nhân công của một số yếu tổ đầu vào nông nghiệp mà dẫn đến sử dụng quá mức, không hiệu quả và quá mức sức lao động đồng thời thúc đẩy các giải pháp liên quan đến chính sách trả thưởng cho nông dân khi sử dụng đầu vào và tập quán canh tác nông nghiệp thân thiện môi trường, tạo ra các tác động tích cực như các dịch vụ hệ sinh thái được cải thiện
Đồng thời, cần thay đổi chính sách thương mại trong đó tăng khả năng tiếp cận xuất khẩu nông sản xanh có nguồn gốc từ các nước đang phát triển tới thị trường các nước phát triển cùng với cải cách trợ cấp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm phi thương mại Những điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia tích cực của nông dân sản xuất nhỏ,
Trang 35hợp tác xã và doanh nghiệp chế biến thực phẩm địa phương trong dây chuyền sản xuất thực phẩm.
Như vậy, cần xem xét một số hướng đầu tư ưu tiên khi hướng tới sản xuất nông nghiệp xanh cần tiếp cận:
- Xem xét toàn bộ chuỗi thực phẩm nông nghiệp;
- Tránh lãng phí lương thực và thất thoát sau thu hoạch;
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
- Xem xét giá trị và giá cả sản phẩm;
- Tiến tới huy động mối quan tâm của các bên liên quan (người nông dân, cơ sở chế biến thực phẩm nông nghiệp, khu vực tư nhân );
- Tiếp cận các công cụ để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành nông nghiệp;
- Đầu tư và đổi mới trong chuỗi dịch vụ sản xuất lương thực, thực phẩm;
- Tập trung vào các nhu cầu của các trang trại gia đình quy mô nhỏ
2 Khái niệm kinh tế xanh trong nông nghiệp
Kinh tế xanh trong nông nghiệp hay còn g ọi là nông nghiệp xanh (Green Agriculture) là nền nông nghiệp áp dụng những kiến thức, ph ư ơ n g pháp, khoa học và kỹ thuật canh tác đổi m ới nhằm duy trì và nâng cao năng suất nông nghiệp và lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo việc cung cấp _ Chương Ịế M ột số vấn đ ể lý luận và thực tiễn
Trang 36thực phẩm và các hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp m ột cách bền vững với mục tiêu giảm dần các yếu tố tác động tiêu cực
và khuyến khích các tác động tích cực đê ph ục hôi các nguôn tài nguyên sinh thái như đất, nước, không khí và đa dạng sinh học (vốn tài sản tự nhiên) bằng cách giảm ô nhiễm và sử dụng tài nguyên thiên nhiên m ột cách hiệu quả hơn.
Theo tiến sĩ Hans R Herren trong cuốn "Báo cáo kinh tế xanh" năm 2011 của UNEP (Chương trình Môi trường Liên hợp quốc), phần "Nông nghiệp - Sự đầu tư cho các hợp phần tự nhiên" thì nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp, trong đó việc tăng cường áp dụng những phương thức và kỹ thuật canh tác nhằm: Duy trì và tăng năng suất, lợi nhuận của các sản phẩm nông nghiệp trong khi vẫn đảm bảo việc cung cấp lương thực một cách bền vững; Giảm thiểu những tác động tiêu cực và tạo ra những tác động có lợi cho môi trường; Khôi phục các nguồn tài nguyên sinh thái (như đất, nước, không khí và các hợp phần của đa dạng sinh học) bàng cách giảm thiểu sự ô nhiễm và sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý và hiệu quả hơn Bên cạnh đó, người dân địa phương phải thích nghi với những kỹ thuật, phương thức canh tác nông nghiệp và có kiến thức cũng như hiểu biết của mình về những chứng chỉ, nhãn hiệu của thị trường như GAP (Good Agriculture Practices - phương thức canh tác nông nghiệp tốt), sản phẩm sinh học hay sản phẩm hữu cơ (organic/biodynamic agriculture), nông nghiệp sinh thái (Ecological Agriculture) và những kỹ thuật liên quan.PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
34
Trang 37Chương I M ột số vấn để lý luận và thực tiễn
Theo đó, các kỹ thuật và phương thức canh tác nông nghiệp được sử dụng như một công cụ trong quá trình xanh hóa nền nông nghiệp bao gồm:
- Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai thông qua việc tăng mức sử dụng những yếu tố dinh dưỡng đầu vào một cách bền vững và tự nhiên, đa dạng hóa cây trồng và tích hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt
- Giảm thiểu sự xói mòn đất và cải thiện hiệu quả sử dụng nước bàng cách sử đụng tối thiểu đất để canh tác và những kỹ thuật canh tác cây trồng giúp che phủ bề mặt của đất
- Giảm thiểu việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bàng cách tiến hành những phương thức quản lý côn trùng và cỏ dại gây hại có nguồn gốc sinh học
- Giảm thiểu sự mất mát và lãng phí lương thực bàng cách mở rộng việc sử dụng những phương tiện và cơ sở vật chất cho việc thu hoạch và bảo quản
Mặc dù sử dụng các nguồn phân bón hữu cơ và các phương pháp tự nhiên trong kiểm soát dịch bệnh và diệt trừ
cỏ dại là những yếu tố quan trọng nhất trong nền nông nghiệp xanh Nhưng để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu cũng cần sử dụng có hiệu quả và họp lý các loại phân bón vô cơ và kiểm soát dịch bệnh Nói cách khác, trong giai đoạn đầu của quá trình lâu dài chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp xanh cần đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào nông nghiệp vô cơ
Trang 38PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH ,
3 Các tiêu chí đánh giá mức độ thành công của nền nông nghiệp xanh
Đẻ có thể đo lường sự thành công trong việc đạt được các mục tiêu của nông nghiệp xanh, hai loại chỉ số được các nhà khoa học đề xuất tiếp tục nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm như sau:
M ột số chỉ số tiềm năng đo lư ờng th à n h công
khi tiến tó i nông n ghiệp xan h
C hỉ số h àn h động C h ỉ số kết q u ả
1 Thống kê số văn bản chính
sách, kế hoạch được phê duyệt,
ban hành và thực thi liên quan
đến thúc đẩy nông nghiệp bền
vững (bao gồm cả các chính sách
thương mại và xuất khẩu, thanh
toán cho các dịch vụ hệ sinh thái
thông qua nông nghiệp );
2 Hỗ trợ của Chính phủ khuyến
khích người nông dân đầu tư
chuyển đổi sang nông nghiệp
xanh và nhận chứng chỉ nông
trại và sản phẩm thân thiện;
3 Tỷ lệ phần trăm cùa ngân
sách nông nghiệp được dành
cho các mục tiêu môi trường;
1 Tỷ lệ phần trăm và diện tích đất theo hình thức khác nhau của nông nghiệp xanh (nông nghiệp hữu cơ, kỹ thuật canh tác nông nghiệp hiệu quả GAP, nông nghiệp bảo tồn );
2 Từ chổi sử dụng hoá chất nông nghiệp là một kết quả cùa quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp xanh; số lượng và tỳ lệ phần trăm người nông dân chuyển sang nông nghiệp xanh;
3 Gia tăng tỷ lệ chi trả dịch
vụ môi trường trong tổng thu nhập từ trang trại;
36
Trang 39Chương L M ột số vấn để lý luận và thực tiễn
4 Tỷ lệ hỗ trợ người sản xuất
hướng đến các mục tiêu môi
trường trên tổng số hỗ trợ cho
sản xuất nông nghiệp;
5 Các chính sách được phê
duyệt liên quan đến hạn chế
hoặc loại bỏ các rào cản thương
mại về công nghệ và dịch vụ
cần thiết cho một quá trình
chuyển đổi sang một nền nông
nghiệp xanh.
4 Số cán bộ khuyến nông được đào tạo thực hành nông nghiệp xanh;
5 Số doanh nghiệp được thành lập ờ các vùng nông thôn, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại địa phương, cung cấp cơ hội việc làm phi nông nghiệp.
Hiện nay, Chính phủ các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thu nhập cao ngày càng quan tâm đến việc thúc đẩy nông nghiệp bền vững về khía cạnh môi trường Kể từ giữa những năm 1980, các nước OECD đã ban hành và thực thi nhiều giải pháp chính sách giải quyết các vấn đề môi trường trong nông nghiệp
Kết quả là các giá trị môi trường trong nông nghiệp đã bắt đầu được cải thiện ở các nước OECD Tỷ lệ đất canh tác toàn cầu dành riêng cho cây trồng hữu cơ đã tăng từ số lượng không đáng kể vào năm 1990 lên xấp xỉ 2% trong năm 2010 và thậm chí lên đến 6% ở một số nước Mức độ xói mòn đất và ô nhiễm không khí đã giảm, diện tích đất canh tác nông nghiệp giảm ngay cả khi hoạt động sản xuất tăng lên và cải thiện hiệu quả sử dụng đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, năng lượng, và nước) kể từ năm 1990
37
Trang 40PHÁT TRIỂN KIN H TỂ XANH
Hỗ trợ phát triển nước ngoài liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp (PDA) đã giảm dần đều trong 30 năm qua, bẳt đầu
từ năm 2006 khi cuộc khủng hoảng lương thực leo thang Năm 2009, tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 ở Italia, các nước giàu cam kết hỗ trợ 20 tỷ USD cho ngành nông nghiệp của các nước đang phát triển Tuy nhiên, một nhu cầu bức thiết đặt ra là cần đảm bảo duy trì ổn định các nguồn đầu tư như Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban Ki-moon đã nói:
"Thổi một luồng hơi thở mới vào đời sống nông nghiệp, nhằm cải thiện năng suất canh tác một cách bền vững, bảo
vệ môi trường, giảm thiểu thiệt hại xuống mức tối thiểu, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững" Mới đây, FAO, N gân hàng Thế giới (WB), UNCTAD và EFAD đã cùng nhau đề xuất các nguyên tắc trách nhiệm trong đầu tư nông nghiệp
Tiếp cận nguồn tài trợ tư nhân với lãi suất và vốn đầu tư tín dụng ưu đãi là một trong những hoạt động quan trọng nhất để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh, số lượng, khối lượng và tỷ lệ lợi nhuận của các quỹ đầu tư tối cao (SWFs), quỹ hưu trí, cổ phần tư nhân, các quỹ đầu tư đầu cơ trong nông nghiệp đang ngày càng tăng (M cNellis 2009) Các tổ chức tài chính lớn đang m ờ rộng danh mục đầu tư "xanh" để cung cấp tín dụng đầu tư cho các công ty sản xuất và thị trường sản phẩm cho phép sử dụng hiệu quả hơn các yếu tố đầu vào trong nông nahiệp- giới thiệu các dịch vụ năng lượng tái tạo ở các v ù n s nông