1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần dịch vụ công nghệ thông tin naiscorp

110 722 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NAISCORP CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NAISCORP

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả trong đồ án tốt nghiệp của tôi là trung thực xuất phát từtình hình thực tế của đơn vị tôi thực tập

Tác giả đồ án

Nguyễn Thị Luyện

Trang 2

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án “Phát triển hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ thông tin Naiscorp” em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn,

các thầy cô trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế, các anh chị trong công ty,bạn bè và gia đình

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến thầy giáo

Ths Hoàng Hải Xanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời

gian qua để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Hệ thống thông tin kinh

tế đã giảng dạy em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Và lời cảm ơn chân thành của em đến các anh chị ở Công ty Cổ phầndịch vụ công nghệ thông tin Naiscorp đã tận tình giúp đỡ em trong việc thuthập tài liệu, tìm hiểu nghiệp vụ và hoàn thành đồ án

Em mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo

và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2014

Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Luyện

Trang 3

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

BHTN Bảo hiểm thất nghiệpBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếHTTT Hệ thống thông tinKPCD Kinh phí công đoàn

TK Tài khoản

TNCN Thu nhập cá nhân

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ CÁC HÌNH

Trang 4

Hình 1.1 Mô hình hệ thống thông tin 12

Hình 1.2 Trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương 41

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 45

Hình 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 47

Hình 2.3 Mô hình hoạt động tiền lương 52

Hình 2.3: Sơ đồ kế toán bằng phần mềm kế toán 56

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ CÁC HÌNH 4

MỤC LỤC 5

MỞ ĐẦU 9

I Lý do chọn đề tài 9

II Mục đích của đề tài 9

IV Đối tượng nghiên cứu của đề tài 10

V Phạm vi nghiên cứu đề tài 10

VI Phương pháp nghiên cứu 10

VII Kết cấu của đồ án 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 12

1.1 Hệ thống thông tin 12

1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin 12

1.1.2 Vai trò của hệ thống thông tin 13

1.1.3 Quá trình phân tích một hệ thống thông tin 14

1.1.3.1 Khảo sát hiện trạng hệ thống 14

1.1.3.2 Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống 15

1.1.3.3 Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu 18

- Phát triển luồng dữ liệu mức 0 20

1.1.3.4 Thiết kế logic và thiết kế vật lý 21

1.1.4 Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu 24

1.1.4.1 Cơ sở dữ liệu 24

Trang 6

1.2 chế độ kế toán tiền lương 28

1.2.1 Khái niệm chung 28

1.2.2 Nhiệm vụ kế toán tiền lương 28

1.2.3 Các hình thức trả lương 29

1.2.3.1 Hình thức trả lương theo thời gian 29

1.2.3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 31

1.2.4 Nội dung các khoản trích theo lương 32

1.2.4 Thuế thu nhập cá nhân 33

1.2.7 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 35

1.2.7.1 Chứng từ kế toán sử dụng 35

1.2.7.2 Tài khoản kế toán sử dụng 37

1.2.7.3 Trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương 38

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NAISCORP 42

2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần dịch vụ công nghệ thông tin Naiscorp .42

2.1.1 Giới thiệu chung 42

2.1.2 Lĩnh hoạt hoạt động 42

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý công ty 42

2.2 Tổ chức kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ thông tin Naiscorp 45

2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tai công ty 45

2.2.2 Chế độ, hình thức kế toán sử dụng 46

2.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng 48

2.2.4 Các tham số sử dụng để tính lương tại công ty 48

2.2.5 Công thức tính lương và thu nhập tại công ty 50

Trang 7

2.2.6 Quy trình tính lương tại công ty 52

2.2.7 Đánh giá hiện trạng và giải pháp khắc phục 53

2.2.7.1 Đánh giá hiện trạng 53

2.2.7.2 Giải pháp khắc phục 55

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NAISCORP 57

3.1 Phân tích hệ thống 57

3.1.1 Mô tả bài toán 57

3.1.2 Mục tiêu của hệ thống 58

3.1.3 Phân tích yêu cầu 59

3.1.4 Dữ liệu vào và thông tin ra 60

3.1.5 Mô hình chức năng nghiệp vụ của hệ thống 61

3.1.5.1 Biểu đồ ngữ cảnh 61

3.1.5.2 Biểu đồ phân rã chức năng 62

3.1.5.3 Mô tả chi tiết chức năng lá 63

3.1.5.4 Ma trận thực thể chức năng 65

3.1.5.5 Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng 66

3.1.7 Mô hình khái niệm logic 67

3.1.7.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 67

3.1.7.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 68

3.1.8 Mô hình thực thể liên kết – mô hình ER 71

3.1.8.1 Liệt kê chính xác hóa và lựa chọn thông tin 72

3.1.8.2 Xác định các thuộc tính và các thực thể 76

3.1.8.3 Xác định mối quan hệ và thuộc tính 78

3.1.8.4 Mô hình E - R 79

Trang 8

3.1.9.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý 84

3.2 Xây dựng phần mềm kế toán tiền lương tại Công ty 91

3.2.1 Các thực đơn chức năng 91

3.2.2 Các form 94

3.2.3 Một số hướng phát triển đề tài 106

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 9

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, tin học ngày càngtrở thành một lĩnh vực quan trọng, thiết yếu trong thời đại ngày nay Bất cứmột lĩnh vực nào trong cuộc sống người ta cũng đều phải ứng dụng tin học để

có thể nâng cao chất lượng các hoạt động Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp,việc ứng dụng tin học là bắt buộc nếu muốn tồn tại và đứng vững trên thịtrường Khối lượng công việc đồ sộ của các doanh nghiệp không thể không có

sự trợ giúp của máy tính điện tử Một máy tính điện tử giúp người ta thực hiệnhàng chục triệu phép tính chỉ trong vòng một giây, giảm thiểu thời gian cũngnhư công sức con người bỏ ra nên tiết kiệm chi phí nhân công, lại có thông tinnhanh chóng, chính xác, kịp thời Vì vậy, ngày nay bất cứ một doanh nghiệpnào cũng cần ứng dụng tin học Xuất phát từ xu thế chung của xã hội, hàngloạt các phần mềm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị đã ra đời

và để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp hiện nay

Thực tế cho thấy, từ khi áp dụng các phần mềm tin học, hoạt động quản

lý ngày càng nhẹ nhàng, hiệu quả, chính xác và đem lại thành công lớn chorất nhiều doanh nghiệp Tuy nhiên, để có được một phần mềm phù hợp vớicông tác quản lý, phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp lại không phải

là một vấn đề dễ dàng

Qua việc khảo sát hoạt động tại Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ

thông tin Naiscorp, em đã chọn đề tài “ Thiết kế phần mềm kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ thông tin Naiscorp”.

II Mục đích của đề tài

- Được người sử dụng chấp nhận

Trang 10

- Cung cấp thông tin cho lãnh đạo công ty, đặc biệt là bộ phận kế toántiền lương một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ.

- Tận dụng năng lực tài nguyên (hệ thống máy tính), năng lực con ngườinhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý

Hỗ trợ cho nhân viên kế toán trong việc quản lí lương tại Công ty cổphần dịch vụ công nghệ thông tin Naiscorp

IV Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Hệ thống kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần dịch vụ công nghệthông tin Naiscorp

V Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phần mềm chỉ xử lý lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập

cá nhân của cán bộ nhân viên

Lên báo cáo liên quan tới tiền lương trong Công ty

VI Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử thể hiện qua các phương pháp cụ thể:

- Các phương pháp thu thập thông tin: phương pháp phỏng vấn, ghi chép,quan sát, tham khảo ý kiến chuyên gia,

- Phương pháp phân tích thiêt kế HTTT

VII Kết cấu của đồ án

Đề tài “Thiết kế phần mềm kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ thông tin Naiscorp”.

Ngoài các phần : Mục đích, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung đồ án được kết cấu thành 3 chương:

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NAISCORP

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NAISCORP

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

1.1 Hệ thống thông tin

1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin (HTTT) là tập hợp có tổ chức con người, các thiết bị phầnmềm, dữ liệu, … để thực hiện hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lý, truyền tin

trong một tập hợp các ràng buộc gọi là môi trường

Về mặt kỹ thuật, HTTT được xác định như một tập hợp các thành phần

được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin vàthông tin trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức HTTTgiúp người quản lý phân tích các vấn đề, cho phép nhìn thấy được một cách

trực quan những đối tượng phức tạp, tạo ra các sản phẩm mới

Theo cách hiểu của các nhà tin học, HTTT được thể hiện bởi con người,

các thủ tục và các dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học Mô hình

Thu thập

(input)

Xử lý (processing)

Nguồn

(source)

Lưu trữ (storage)

Đích (destination)

Trang 13

Mỗi HTTT đều có 4 bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa thông tin đầu ra Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn (source) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng

nó cùng các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước Kết quả chưa xử lý được chuyểnđến các đích (destination) hoặc kho dữ liệu (Store)

1.1.2 Vai trò của hệ thống thông tin

Quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thông

tin do hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra Hoạt động kém chất lượngcủa một hệ thống thông tin là nguồn gốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng Một hệ thống thông tin tốt hay xấu được đánh giá thông qua chất lượngthông tin mà nó cung cấp Tiêu chuẩn chất lượng như sau:

Trang 14

Độ tin cậy: Thể hiện qua độ chính xác và độ xác thực Thông tin ít độ

tin cậy sẽ gây cho tổ chức những hậu quả xấu Các hậu quả đó sẽ kéo theohàng loạt các vấn đề khác của tổ chức như uy tín, hình ảnh tổ chức… trướccác đối tác

Tính đầy đủ: Thể hiện sự bao quát các vấn đề để đáp ứng yêu cầu của

nhà quản lý Nhà quản lý sử dụng thông tin không đầy đủ có thể dẫn tới cácquyết định hành động không đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tế Điều này

sẽ gây tổn hại lớn cho tổ chức

Tính thích hợp và dễ hiểu: Một hệ thống thông tin không thích hợp

hoặc khó hiểu do có quá nhiều thông tin không thích ứng với người nhận,thiếu sự sáng sủa, dùng nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa, do các phần tử thôngtin bố trí chưa hợp lý Một hệ thống thông tin như vậy sẽ dẫn đến hoặc làmhao tổn chi phí cho việc tạo ra các thông tin không cần thiết hoặc ra các quyếtđịnh sai do thiếu thông tin cần thiết

Tính được bảo vệ: Thông tin vốn là nguồn lực quý giá của tổ chức,

không phải ai cũng có thể tiếp cận thông tin,thông tin cần được bảo vệ và chỉnhững người có quyền mới được phép tiếp cận thông tin Sự thiếu an toàn vềthông tin có thể cũng gây thiệt hại lớn cho tổ chức

Tính kịp thời: Thông tin có thể là đáng tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và

được bảo vệ an toàn nhưng nó sẽ vẫn không có ích gì khi nó không được gửitới người sử dụng lúc cần thiết

Để có được một hệ thống thông tin hoạt động tốt, có hiệu quả cao làmột trong những công việc của bất kỳ nhà quản lý nào Để giải quyết đượcvấn đề đó cần xem xét kỹ cơ sở kỹ thuật cho các hệ thống thông tin, phươngpháp phân tích thiết kế và cài đặt một HTTT

1.1.3 Quá trình phân tích một hệ thống thông tin

Trang 15

Quá trình phân tích HTTT gồm 4 giai đoạn:

 Khảo sát hiện trạng của hệ thống

 Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống

 Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu

 Thiết kế logic và thiết kế vật lý

1.1.3.1 Khảo sát hiện trạng hệ thống

Trong phần này sẽ trình bày các bước thực hiện quá trình khảo sát cáccông cụ được sử dụng để thu thập thông tin Về nguyên tắc việc khảo sát hệthống được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn khảo sát sơ bộ, giai đoạn khảo sátchi tiết

Giai đoạn khảo sát sơ bộ: Nhằm hình thành dự án phát triển hệ thốngthông tin

Giai đoạn khảo sát chi tiết: Nhằm thu thập các thông tin chi tiết của hệthống phục vụ phân tích yêu cầu thông tin làm cơ sở cho bước thiết kế saunày

Các bước khảo sát thu thập thông tin: Quá trình khảo sát hệ thống cầntrải qua các bước sau:

 Tiến hành thu thập thông tin bằng các phương pháp khác nhau

 Củng cố, bổ sung và hoàn thiện kết quả khảo sát

 Tổng hợp kết quả khảo sát

 Hợp thức hóa kết quả khảo sát

1.1.3.2 Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống

Mô hình nghiệp vụ là một mô tả về các chức năng nghiệp vụ của một tổchức (hay một miền được nghiên cứu của tổ chức) và những mối quan hệ bêntrong giữa các chức năng đó, cũng như các mối quan hệ của chúng với môi

Trang 16

Mô hình nghiệp vụ của hệ thống được thể hiện qua các thành phần sau:

 Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống

 Biểu đồ phân cấp chức năng

 Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng

*Tiến trình hệ thống: Mô tả toàn bộ hệ thống.

Kí pháp: Là một hình tròn chia làm hai phần: Phần trên ghi số 0, phầndưới ghi tên hệ thống

Tên hệ thống: hệ thống + (động từ, bổ ngữ)

Đối tượng mô tả: một bộ phận, một tổ chức

*Các tác nhân: Mô tả các yếu tố môi trường có tương tác với hệ

thống

Tác nhân phải xác định 3 tiêu chí:

- Tác nhân phải là người, nhóm người, một tổ chức, một bộ phận củamột tổ chức hay một hệ thống thông tin khác

- Nằm ngoài hệ thống: Không thực hiện chức năng của hệ thống

0Tên hệ thống

Trang 17

- Có tương tác với hệ thống: Gửi dữ liệu vào hệ thống hoặc nhân dữliệu từ hệ thống.

Tên gọi: Phải là danh từ chỉ người, nhóm người hoặc tổ chức.

Kí pháp: Hình chữ nhật có tên bên trong.

 Các luồng dữ liệu: Là các dữ liệu di chuyển từ nơi này sang

nơi khác (từ nơi nguồn sang nơi đích)

Tên gọi: là một danh từ, khi dữ liệu di chuyển thường ở trên vật mang

tin nên thường lấy tên vật mang tin làm tên luồng dữ liệu

Kí pháp:

Nguồn Tên luồng dữ liệu Đích

1.1.3.2.2 Biểu đồ phân cấp chức năng

Biểu đồ phân rã chức năng bao gồm các chức năng và các liên kết

Chức năng: Mô tả một dãy các hoạt động kết quả là một sản phẩm dịch

vụ thông tin

Liên kết: Đường gấp khúc hình cây liên kết một chức năng ở trên với

một chức năng con của nó

TÊN TÁC NHÂN

CHỨC NĂNG CHA

Chức năng con Chức năng con Chức năng con

Trang 18

 Mỗi chức năng con phải thực sự tham gia thực hiện chức năngcha.

Việc thực hiện chức năng con thì đảm bảo thực hiện chức đượcchức năng cha

1.1.3.2.3 Ma trận thực thể chức năng

Các cột: Mỗi cột tương ứng với một hồ sơ dữ liệu.

Các dòng: Mỗi dòng tương ứng với một chức năng.

Các ô: Ghi vào một trong các chữ sau:

R (Read) Nếu chức năng dòng đọc hồ sơ cột

 U (Update) Nếu chức năng dòng cập nhật hồ sơ cột

 C (Create) Nếu chức năng dòng tạo ra hồ sơ cột

1.1.3.2.4 Danh sách hồ sơ dữ liệu sử dụng

Sau khi lập được ma trận thực thể chức năng( đã loại bỏ các thực thể côlập), các hồ sơ dữ liệu trong các cột cho danh sách hồ sơ dữ liệu được sửdụng Nếu bài toán đặt ra cần thêm các chức năng mới thì bổ sung vào danhsách những hồ sơ dữ liệu liên quan chưa có

1.1.3.2.5 Các mô tả chi tiết về mỗi chức năng

Các mô tả chi tiết về mỗi chức năng bao gồm:

Trang 19

- Quy tắc nghiệp vụ

1.1.3.3 Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu

Phần này làm rõ yêu cầu bằng cách sử dụng các mô hình và công cụhình thức hóa hơn, như các biểu đồ luồng dữ liệu để mô tả các tiến trình xử

lý Đến đây ta được mô hình khái niệm của hệ thống

Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ (modeling businees process) là sựbiểu diễn đồ thị các chức năng của quá trình để thu thập, thao tác, lưu trữ vàphân phối dữ liệu giữa các bộ phận trong hệ thống nghiệp vụ cũng như giữa

hệ thống và môi trường của nó

- Biểu đồ luồng dữ liệu

Một biểu đồ luồng dữ liệu bao gồm: luồng dữ liệu, kho dữ liệu, tiếntrình và tác nhân

Luồng dữ liệu (data flow): là các dữ liệu di chuyển từ một vị trí này đến

một vị trí khác trong hệ thống trên một vật mang tin nào đó

Một luồng dữ liệu có thể biểu diễn các dữ liệu trên một vật mang tinhoặc có thể là kết quả truy vấn nhận được từ một cơ sở dữ liệu truyền trênmạng hay những dữ liệu cập nhật vào máy tính được thể hiện ra màn hình hay

in ra máy in Như vậy, luồng dữ liệu có thể bao gồm nhiều mảng dữ liệu riêngbiệt được sinh ra ở cùng một thời gian và di chuyển đến cùng một đích

Ký pháp

Tên luồng dữ liệu Tên luồng dữ liệu

Tên luồng dữ liệu phải là một mệnh đề danh từ và phải thể hiện được

sự tổng hợp các phần tử dữ liệu riêng biệt chứa trong đó

Trang 20

Kho dữ liệu (data store): là các dữ liệu được giữ tại một vị trí Một kho

dữ liệu có thể biểu diễn các dữ liệu được lưu trữ ở nhiều vị trí không giankhác nhau

D Tên kho dữ liệu Tên kho dữ liệu D

D là số hiệu kho dữ liệu Tên kho dữ liệu phải là một mệnh đề danh từ

Tiến trình (Process): Là một hay một số công việc hoặc hành động có

tác động lên các dữ liệu làm cho chúng di chuyển, thay đổi được lưu trữ hayphân phối

Quá trình xử lí dữ liệu trong một hệ thống thường gồm nhiều tiến trìnhkhác nhau và mỗi tiến trình thực hiện một phần chức năng nghiệp vụ nào đó.Tiến trình có thể là tiến trình vật lý nếu có chỉ ra con người hay phương tiệnthực thi chức năng đó Trong trường hợp ngược lại ta có tiến trình logic

Kí pháp:

n là số hiệu của tiến trình; Tên tiến trình phải là một mệnh đề động từ

và bổ ngữ

Tác nhân (actor): Tác nhân của một phạm vi hệ thống được nghiên cứu

có thể là một người, một nhóm người, một bộ phận, một tổ chức hay một hệthống khác nằm ngoài phạm vi này và có tương tác với nó về mặt thông tin(nhận hay ghi dữ liệu) Có thể nhận biết tác nhân là nơi xuất phát (nguồn) haynơi đến (đích) của dữ liệu từ phạm vi hệ thống được xem xét

n

Tên tiến trình

Trang 21

Ký pháp:

Tên tác nhân phải là một danh từ như: “KháchHàng”

- Phát triển luồng dữ liệu mức 0

Đầu vào:

 Biểu đồ ngữ cảnh

 Biểu đồ phân rã chức năng

 Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng

 Ma trận thực thể chức năng

 Mô tả chi tiết chức năng lá

Qui trình: Xuất phát từ biểu đồ ngữ cảnh

Thay thế: Tiến trình hệ thống của biểu đồ ngữ cảnh bằng các tiến trìnhcon tương ứng với các chức năng mức 1 của biểu đồ phân rã chức năng

Giữ nguyên: Tác nhân luồng dữ liệu từ biểu đồ ngữ cảnh chuyển sangbiểu đồ mới và đặt lại đầu mút của các luồng dữ liệu vào tiến trình con mộtcách thích hợp

Thêm vào: Các kho dữ liệu được thêm vào mỗi kho tương ứng với một

hồ sơ

Các luồng dữ liệu từ các tiến trình đến các kho (dựa vào ma trận thựcthể chức năng) và giữa các tiến trình (dựa vào các Mô tả chi tiết chức nănglá)

1.1.3.4 Thiết kế logic và thiết kế vật lý

Trong bước này cần tìm giải pháp công nghệ cho các yêu cầu đã đượcxác định ở bước phân tích Các công cụ ở đây bao gồm: Mô hình dữ liệu quan

Tên tác nhân

Trang 22

hệ E-R, mô hình luồng dữ liệu hệ thống, các phương pháp đặc tả nội dung xử

lý của mỗi tiến trình, các hướng dẫn thiết kế cụ thể

1.1.3.4.1 Thiết kế logic

Mô hình thực thể mối quan hệ E-R (Entity- Relationship model)

Mô hình E-R là mô hình mô tả dữ liệu của thế giới thực, không quantâm đến cách thức tổ chức và khai thác dữ liệu mục tiêu chủ yếu là mô tả thếgiới thực đúng như nó tồn tại

Mô hình E-R gồm 3 thành phần: Thực thể dữ liệu, mối quan hệ giữacác thực thể, các thuộc tính của thực thể và mối quan hệ

Thuộc tính của thực thể: Thực thể có 3 loại thuộc tính: thuộc tính tên

gọi, thuộc tính lặp, thuộc tính định danh

Ký pháp của thuộc tính:

Mối quan hệ giữa các thực thể (Relationship): Mối quan hệ giữa các thực

thể là một khái niệm mô tả mối quan hệ vốn có giữa các bản thể của thực thể

Có 2 loại mối quan hệ: Mối quan hệ tương tác và mối quan hệ phụ thuộc(sở hữu)

Thuộc tính của mối quan hệ: thể hiện đặc trưng của các động từ là tươngtác hay sở hữu

Các bước phát triển mô hình E-R từ các hồ sơ dữ liệu.

Gồm 4 bước:

Tên thuộc tính Tên thuộc tính Tên thuộc tính

TÊN ĐỘNG TỪ

Trang 23

Bước 1 : Liệt kê, chính xác chọn lọc mục tin.

Liệt kê đầy đủ hoặc mục tin, không liệt kê dữ liệu

Chính xác hóa: Thêm từ cho mục tin đủ nghĩa, 2 mục tin chỉ cùng mộtđối tượng thì cùng tên, 2 mục tin chỉ 2 đối tượng khác nhau thì tên khác nhau.Chọn lọc: Mỗi mục tin chỉ chọn 1 lần (loại mục tin lặp lại) Loại đi mụctin không đặc trưng cho cả 2 lớp hồ sơ, loại mục tin có thể suy ra trực tiếp từcác mục tin đã chọn

Bước 2 : Xác định thực thể, thuộc tính:

Tìm thuộc tính tên gọi: Tên thực thể

Xác định thuộc tính của nó: Là thuộc tính có mang tên thực thể, khôngmang tên thực thể khác và không chứa động từ

Xác định định danh: Là thuộc tính có tính chất như định nghĩa, hoặcthêm vào có tính chất như định nghĩa

Bước 3 : Xác định mối quan hệ và thuộc tính của nó:

Xác định mối quan hệ tương tác: Tìm các động từ và trả lời các câu hỏicủa các động từ: Ai ?, Cho ai ?, Cái gì ?, Cho cái gì ?, Ở đâu ? Và tìm câutrả lời trong các thực thể: Bằng cách nào ? Khi nào ?, Bao nhiêu ? Như thếnào ?

Xác định mối quan hệ phụ thuộc (sở hữu): Xét từng cặp thực thể và dựavào ngữ nghĩa và các thuộc tính còn lại để tìm ra các mối quan hệ phụ thuộc

Bước 4 : Vẽ biểu đồ mô hình.

Trang 24

1.1.3.4.2 Thiết kế vật lý

Xác định luồng hệ thống:

Đầu vào: Biểu đồ luồng dữ liệu

Cách làm: Phân định rõ các công việc do người và do máy thực hiện

Thiết kế các Giao diện nhập liệu.

Đầu vào: Mô hình E-R

Cách làm: Mỗi thực thể hay 1 mối quan hệ khác 1 thành một Giao diện

Thiết kế các Giao diện xử lý

Xét các biểu đồ hệ thống: Mỗi tiến trình tương tác với tác nhân ngoài xácđịnh một giao diện xử lý

Tích hợp các Giao diện.

Phân tích các Giao diện nhận được, tiến hành bỏ đi những Giao diệntrùng lặp hoặc không cần thiết và kết hợp các Giao diện có thể thành hệ thốnggiao diện cuối cùng

Trang 25

Thiết kế kiến trúc.

Dựa vào các biểu đồ dữ liệu từ mức 0 đến trước mức cơ sở kiến trúc của

hệ thống có dạng hình cây, với mỗi nút các biểu đồ mức dưới nó cho ta mứcbiểu đồ tiếp theo

1.1.4 Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

1.1.4.1 Cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu được sử dụng như một công cụ để lưu trữ và diễn giải các

trường thuộc tính của mẩu thông tin Cơ sở dữ liệu là một trong những bộ phậnquan trọng nhất của HTTT Dữ liệu có tầm quan trọng sống còn đối với các tổchức Chính vì thế khi phân tích, thiết kế thì yêu cầu đầu tiên là phải nghiêncứu về cơ sở dữ liệu

Các khái niệm có liên quan:

- Thực thể (Entity): là một khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng cụ

thể hay các khái niệm có cùng những đặc trưng chung mà chúng ta quan tâm.Mỗi thực thể được gán một cái tên Tên thực thể là một cụm danh từ và viếtbằng chữ in Một thực thể được biểu diễn bằng một hình chữ nhật có tên bêntrong

Mỗi thực thể được mô tả chỉ một lần trong cơ sở dữ liệu Trong khi đó cónhiều bản thể của nó được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu

- Thuộc tính

Thuộc tính là các đặc trưng của thực thể Mỗi thực thể có một tập hợpcác thuộc tính gắn kết với nó Trong mô hình, các thuộc tính được mô tả bằngcác hình elip có tên đặt bên trong và được nối với thực thể bằng một đoạnthẳng

Trang 26

-Trường dữ liệu (Field ): để lưu trữ thông tin về từng thực thể hay

chính là để ghi các thuộc tính của thực thể

- Bản ghi(Record): là tập hợp bộ giá trị các trường của một thực thể cụ

thể làm thành một bản ghi

- Bảng (Table ): là nơi lưu trữ toàn bộ các bản ghi thông tin cho một

thực thể Mỗi dòng của bảng là một bản ghi và mỗi cột là một trường

- Cơ sở dữ liểu (Database ): là một nhóm gồm một hay nhiều bảng có

liên quan với nhau Được tổ chức và lưu trữ trên các thiểt bị hiện đại của tinhọc, chịu sự quản lý của một hệ thống chương trình máy tính, nhằm cung cấp

thông tin cho nhiều người dùng khác nhau với những mục đích khác nhau

- Cập nhật dữ liệu: dữ liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu qua việc nhập

dữ liệu Việc nhập dữ liệu có thể thông qua các mẫu nhập dữ liệu của chươngtrình

- Truy vấn dữ liệu: cho phép giao tác với máy thông qua một cách thức

nào đó để nhằm xuất ra các kết quả như ý muốn Thông thường sử dụng ngônngữ truy vấn có hai kiểu truy vấn thường dùng: truy vấn có cấu trúc và truyvấn bằng ví dụ QEB

Tên sinh viên

Trang 27

+ Truy vấn SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ phổ

biến nhất được dùng để truy vấn các cơ sở dữ liệu hiện nay Ngôn ngữ này cógốc từ tiếng anh

+Truy vấn bằng ví dụ QEB (Query By Example): tạo cho người

sử dụng một lưới điền hoặc một mẫu để xây dựng cấu trúc một mẫu hoặc mô

tả dữ liệu mà họ muốn tìm kiếm

-Lập báo cáo(Report ) từ cơ sở dữ liệu: mục đích của báo cáo là cho

phép hiển thị thông tin ra màn hình hay xuất ra máy in

- Cấu trúc tệp và mô hình dữ liệu: dữ liệu phải được tổ chức sao cho

thuận tiện cho việc cập nhật và truy vấn, điều đó đòi hỏi phải có cơ chế gắn kếtcác thực thể với nhau Các mô hình thường được sử dụng trong các hệ quản trị

cơ sở dữ liệu là: mô hình mạng lưới, mô hình phân cấp, mô hình quan hệ

1.1.4.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

* Oracle:

Ưu điểm :

Đối với các doanh nghiệp: ORACLE thực sự là một hệ quản trị

cơ sở dữ liệu tuyệt vời vì có tính bảo mật cao, tính an toàn của dữ liệu cao, dễdàng bảo trì nâng cấp, cơ chế quyền hạn rõ ràng , ổn định

Đối với những người phát triển: ORACLE cũng tỏ ra có rất nhiều

ưu điểm như dễ cài đặt, dễ triển khai và nâng cấp lên phiên bản mới

Phù hợp với các ứng dụng quy mô lớn

Nhược điểm : Cần máy cấu hình mạnh, cài đặt và thiết lập khó, quảntrị rất khó cần người giỏi về Công nghệ thông tin mới có thể quản trị được

*Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Acess:

Ưu điểm : Nhỏ gọn, cài đặt dễ dàng, phù hợp với các ứng dụng qui mônhỏ

Trang 28

Nhược điểm :

Hạn chế số người dùng (số người cùng truy cập vào cơ sở dũ liệu)

Hạn chế về kích thước cơ sở dữ liệu ( < 2GB)

Hạn chế về tổng số module trong một ứng dụng

Kích thước dữ liệu càng lớn, độ ổn định càng giảm

Không hỗ từ xa qua mạng

Hệ quản trị này thường dùng cho các doanh nghiệp nhỏ

*Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro

Vào đầu những năm 80 xuất hiện ngôn ngữ lập trình Foxbase làtiền thân của ngôn ngữ lập trình Visual Foxpro Foxbase phát triển thànhphiên bản Foxpro 1.0 chạy trên môi trường DOS và phát triển thành phiên bảnFoxpro 2.0 chạy trên môi trường mạng Phiên bản Foxpro 2.5 có thể chạy trên

cả DOS và Window Foxpro 2.6 thì Fox for Dos dừng lại và Fox for Windowvẫn phát triển Tới phiên bản 3.0 thì chuyển thành Visual Foxpro Hiện nayVisual Foxpro được nâng lên phiên bản 9.0

Trong quá trình thực tập ở Công ty cổ phần dịch vụ công nghệthông tin Naiscorp, em nhận thấy cần phải có một phần mềm để quản lý côngtác kế toán bán hàng tại Công ty được tốt hơn và em đã lựa chọn ngôn ngữ lậptrình phi cấu trúc Visual Foxpro vì những ưu điểm sau:

-Visual Foxpro hỗ trợ về lập trình hướng đối tượng, hỗ trợ khảnăng thiết kế giao diện trực quan

- Giúp triển khai các ứng dụng một cách dễ dàng hơn, giảm bớtkhối lượng lập trình phức tạp

- Là ngôn ngữ lập trình hỗ trợ mạnh cho bộ xử lý CSDL

- Phù hợp cho quy mô vừa và nhỏ

Tuy nhiên, Visual Foxpro cũng có những hạn chế như bảo mậtkém, không an toàn và không thuận tiện khi chạy trên môi trường mạng

Trang 29

1.2 chế độ kế toán tiền lương

1.2.1 Khái niệm chung

Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả

cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp chodoanh nghiệp để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí của họ trong quátrình sản xuất kinh doanh

Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động trên cơ sở hợp đồng lao động được ký kết Theo Luật lao động 2012, điều 22

có quy định như sau:

- Hợp đồng bao gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợpđồng lao động xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng, hợp đồng lao động thời

vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn nhỏ hơn 12 tháng

- Đối với hợp đồng lao động có xác định thời hạn, khi đã hết hạn theohợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày

kể từ ngày lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng mới, nếu không kýkết hợp đồng mới thì hợp đồng lao động có thời hạn 12 đến 36 tháng sẽ trởthành hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng thời vụ hay côngviệc có thời gian nhỏ hơn 12 tháng sẽ trở thành hợp đồng lao động có thờigian xác định là 24 tháng

- Trường hợp hai bên ký hợp đồng lao động mới là hợp đồng có xác địnhthời hạn thì chỉ được ký them một lần, nếu người lao động vẫn tiếp tục làmviệc thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn

1.2.2 Nhiệm vụ kế toán tiền lương

- Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sựbiến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian laođộng và kết quả lao động

Trang 30

- Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiềnlương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.

- Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ vềlao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinhphí công đoàn (KPCĐ) Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹBHXH, BHYT, KPCĐ

- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương,khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh

- Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộcphạm vi trách nhiệm của kế toán Tổ chức phân tích tình hình sử dụng laođộng, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ

1.2.3 Các hình thức trả lương

Việc tính trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùytheo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độquản lý Trên thực tế, doanh nghiệp thường sử dụng hình thức trả lương theothời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử trả lương theo hình thức lương khoán,doanh thu

1.2.3.1 Hình thức trả lương theo thời gian

Hình thức tiền lương thời gian: là hình thức tiền lương theo thờigian làm việc, cấp bậc kĩ thuật và thang lương của người lao động

Trong doanh nghiệp tồn tại hai hình thức trả lương theo thời gian sau:Hình thức 1:

Lương tháng =( lương + phụ cấp(nếu có)/ngày công chuẩn của tháng)/ sốngày làm việc thực tế

Theo hình thức này, lương tháng là cố định , chỉ giảm xuống khi ngườilao động nghỉ không hưởng lương

Trang 31

Với hình thức trả lương này, người lao động không hề băn khoăn về mứclương của mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày nghỉ là cố địnhHình thức 2:

Lương tháng = (lương + phụ cấp(nếu có)/ ngày công của tháng)/ số ngàylàm việc thực tế

Theo hình thức tính lương này, lương tháng không cố định vì ngày côngcủa tháng của các tháng khác nhau là khác nhau, tháng có 28 ngày, 30 ngày,

31 ngày nên ngày công tháng là khác nhau Do đó khi nghỉ không hưởnglương, người lao động cân nhắc nên nghỉ tháng nào để số tiền lương thu được

ít bị ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất củadoanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có sốngày công của tháng lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ

Hạn chế:

Tiền lương trả theo thời gian chưa thực sự gắn chặt giữa thu nhập với kết quả lao động Nó làm nảy sinh các yếu tố bình quân chủ nghĩa trong trả lương

Các doanh nghiệp chỉ áp dụng tiền lương thời gian cho những công việcchưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sảnphẩm; thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như: hành chính,quản trị, thống kê, kế toán…

Trang 32

1.2.3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm

- Hình thức tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương theo

số lượng và chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó Tiền lương sản phẩm phải trả tính bằng: số lượng hoặc khối lượng côngviệc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng nhân với đơn giá tiềnlương sản phẩm

Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên các tài liệu về hạch toánkết quả lao động

Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuấtsản phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp, hoặc có thể áp dụng đối vớingười gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm giántiếp

Để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sảnphẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng các đơn giá lương sản phẩm khác nhau+ Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cố định gọi là tiềnlương sản phẩm giản đơn

+ Tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suất,chất lượng sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm có thưởng

+ Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần ápdụng theo mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm gọi là tiềnlương sản phẩm luỹ tiến

Ưu điểm của hình thức tiền lương sản phẩm: Đảm bảo nguyên tắc phânphối theo số lượng, chất lượng lao động; khuyến khích người lao động quantâm đến kết quả và chất lượng sản phẩm

Trang 33

1.2.4 Nội dung các khoản trích theo lương

Mức trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,kinh phí công đoàn được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 như sau:

- Bảo hiểm Xã hội:

Mức trích BHXH là 26 % trên tiền lương, tiền công của người lao động,trong đó 8% trừ vào thu nhập của công nhân viên; 18% tính vào chi phí củadoanh nghiệp

Quỹ BHXH trích lập được nộp cho cơ quan BHXH, doanh nghiệp giữ lại2% quỹ BHXH

Quỹ BHXH dùng chi: bảo hiểm xã hội thay lương trong thời gian ngườilao động ốm đau, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động Không thể làm việctại doanh nghiệp, chi trợ cấp hưu trí cho người lao động về nghỉ hưu trợ cấptiền tử tuất, trợ cấp bồi dưỡng cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

- Bảo hiểm Y tế: Mức trích là 4,5% trên tiền lương, tiền công của người

lao động, trong đó 3% doanh nghiệp tính vào chi phí kinh doanh, 1.5% ngườilao động phải nộp Khi ốm đau, người lao động được khám bệnh va điều trịtại cơ sở y tế theo chế độ Bảo hiểm Y tế Quỹ Bảo hiểm Y tế chi phí cho việckhám chữa điều trị, tiền thuốc chữa bệnh ngoại trú…chi phí khám sức khoẻđịnh kì cho người lao động

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảohiểm cho người lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng khôngxác định thời hạn

- Kinh phí công đoàn:

Được trích lập 2% trên tiền lương thực tế tính hết vào chi phí nhằm tạo

Trang 34

Một nửa số trích lập được nộp cho cơ quan công đoàn cấp trên Phần cònlại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

Tất cả các doanh nghiệp đều phải đóng KPCĐ, kể cả doanh nghiệp chưa

có tổ chức công đoàn cơ sở

- Bảo hiểm thất nghiệp:

Mức trích là 3% trên tiền lương, tiền công của người lao động Trong đó1%tính vào chi phí, 1% khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên, 1% hỗ trợ

1.2.4 Thuế thu nhập cá nhân

Đối tượng nộp thuế:

Đối tượng nộp thuế đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt làđối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân) bao gồm:

- Cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong vàngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phátsinh trong lãnh thổ Việt Nam

- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dươnglịch hoặc theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi đăng kí thườngtrú hoặc có nhà thuê liên tục từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam theo hợpđồng thuê có thời hạn

- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện của cá nhân cưtrú

Trang 35

Căn cứ tính thuế :

- Đối với cá nhân cư trú và ký hợp đồng từ ba tháng trở lên:

Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh và thunhập từ tiền lương là thu nhập tính thuế và thuế suất, được xác định qua cáchtính:

Thuế TNCN phải nôp = Thu nhập tính thuế x thuế suất

Thu nhập tính thuế được xác địnhbàng công thức:

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = tổng lương nhận được – các khoản được miễngiảm

Trong đó:

Tổng lương nhận được bao gồm: tiền lương, tiền công, tiền thù lao, cáckhoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuếnhận được như tiền thưởng, lễ tết,…

Các khoản miễn giảm bao gồm:

+ Tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca: nếu phụ cấp vào tiền lương thì khôngđược vượt quá 680000đồng/tháng; nếu doanh nghiệp tổ chức bữa ăn(tự nấuăn) hay mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì được trừ hết

+ Tiền phụ cấp trang phục( không vượt quá 5 triệu đồng/năm)

+ Tiền phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty

+ Tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với làm việc banngày, giờ hành chính Ví dụ: làm ban ngày được 5000 đồng/giờ; làm thêmban đêm được trả 7000 đồng/giờ => chênh lệch 2000 đồng/giờ được miễnthuế

Các khoản giảm trừ được quy định tại điều 9 thông tư BCTC như sau:

Trang 36

111/2013/TT-+ Người phụ thuộc: 3,6 triệu/người/tháng(phải được đăng ký với cơ quanthuế)

+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc đang tham gia: BHXH, BHYT, BHTN+ Nếu trong kỳ, người nộp thuế đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến họcthì phải có giấy chứng nhận của tổ chức

Thuế suất để tính thuế thu nhập cá nhân là thuế suất theo biểu lũy tiếntừng phần, tức là tính theo bậc thu nhập, được quy định như sau:

Bảng 1.1 Bảng biểu lũy tiến từng phần

- Đối với lao động có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc không ký hợp đồng lao động: khi trả thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp

phải tiến hành khấu trừ 10% trên tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên

- Đối với cá nhân thuộc đối tượng không cư trú( người nước ngoài):

khấu trừ 20% tổng thu nhập tại nguồn

1.2.7 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.7.1 Chứng từ kế toán sử dụng

- Chứng từ hạch toán lao động:

Mẫu số: 01a – LĐTL – Bảng chấm công; 01b – LĐTL – Bảng chấmcông làm thêm giờ

Trang 37

Bảng thanh toán lương (Mẫu 02 – LĐTL)

Mẫu số: 05 – LĐTL – Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoànthành

Mẫu số: 06 – LĐTL – Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

Mẫu số: 08 – LĐTL – Hợp đồng giao khoán

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài – Mẫu 07 – LĐTL

Bảng thanh lí (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán – Mẫu 09 – LĐTL

Bảng kế trích nộp các khoản theo lương – Mẫu 10 – LĐTL

Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội – Mẫu 11 – LĐTL

Ngoài ra, sử dụng một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luậtkhác

- Chứng từ tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và trợ cấpBHXH được duyệt, kế toán lập các bảng thanh toán sau:

Bảng thanh toán lương – Mẫu 02 – LĐTL

Mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng ban mở một bảng thanh toán lương, trong đó

kê tên và các khoản lương được lĩnh của từng người trong đơn vị

Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH

Bảng này được mở để theo dõi cho cả doanh nghiệp về các chỉ tiêu: họ tên,nội dung từng khoản BHXH người lao động được hưởng trong tháng

Bảng thanh toán tiền lương – Mẫu 03 – LĐTL

Bảng này được lập cho từng tổ sản xuất, từng phòng, ban, bộ phận kinhdoanh…; các bảng thanh toán này là căn cứ để trả lương và khấu trừ cáckhoản khác như BHXH, BHYT, khoản bồi thường vật chất… đối với ngườilao động

Trang 38

1.2.7.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Để tiến hành kế toán lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụngmột số tài khoản sau:

 Tài khoản 334 – Phải trả người lao độngKết cấu tài khoản này như sau:

Bên nợ:

- Các khoản tiền lương và các khoản phải trả người lao động

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương và thu nhập của ngườilao động

- Các khoản tiền lương và thu nhập của người lao động chưalĩnh, chuyển sang các khoản thanh toán khác

Bên có:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chấtlương, BHXH và các khoản còn lại phải trả, phải chi chongười lao động

Dư nợ (nếu có): số tiền trả thừa cho người lao động

Dư có: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoảncòn lại phải trả cho người lao động

Tài khoản này được mở theo hai tài khoản cấp hai:

- Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên

- Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác

 Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khácKết cấu tài khoản này như sau:

Bên nợ:

- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lí

- Khoản BHXH phải trả cho người lao động

Trang 39

- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn

- Xử lí giá trị tài sản thừa, các khoản đã trả, đã nộp khacBên có:

- Trích BHXH, BHYT,KPCĐ tính vào chi phí kinh doanh,khấu trừ vào lương công nhân viên

- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được cấp bù

- Các khoản phải trả khác

Dư nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán

Dư có : Số tiền phải trả, phải nộp

TK 338 có các tài khoản cấp hai liên quan đến kế toán lương:

+ 3382 – Kinh phí công đoàn

+ 3383 – Bảo hiểm xã hội

+ 3384 – Bảo hiểm y tế

+ 3388 – Phải trả, phải nộp khác

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 335 – Chiphí phải trả; TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp; TK 627 – Chi phí sản xuấtchung; TK 111,112,138…

1.2.7.3 Trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoảntrích theo lương

1 Tính lương:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 40

2 Các khoản giảm trừ theo lương:

- Nếu trong kỳ có nhân viên tạm ứng lương, kế toán hạch toán:

Nợ 334: Trừ vào lương người lao động

Có TK 111, 112: Số tiền tạm ứng

-Nếu trong kỳ có phát sinh thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện khấu trừ, kế toán hạch toán

+ Xác định số thuế phải trừ vào lương:

Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN phải khấu trừ

Có TK 3335: Thuế TNCN

+ Khi nộp thuế:

Nợ TK 3335: Số thuế phải nộp

Có TK 111, 112: Số tiền đã trả

Các khoản trích bảo hiểm trừ vào lương, hạch toán:

Nợ TK 334 : Phải trả người lao động

Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: khoản trích tính vào chi phí

Ngày đăng: 21/03/2016, 13:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w