Với doanh nghiệp Việt, điều đó càng rõ nét vì áp lực từ các công ty, tập đoàn đa quốc gia có nguồn tài chính mạnh, từ chính bản thân với thiết bị cũ kỹ lạc hậu, từ cách quản lý còn chưa
Trang 1MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN 5
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 5
1.1.1 Vài nét chung về công ty 5
1.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 6
1.2 C HỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 7
1.2.1 Chức năng của công ty 7
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 7
CHƯƠNG 2: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG – CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ TRONG THỊ TRƯỜNG CHO SẢN PHẨM ĐƯỜNG TÚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN 8
2.1 T HỊ TRƯỜNG KINH DOANH SẢN PHẨM ĐƯỜNG C ON O NG CỦA C ÔNG TY 8
2.1.1 Ảnh hưởng từ môi trường kinh tế Vĩ mô 8
2.1.2 Phân tích ảnh hưởng từ môi trường vi mô 9
2.1.3 Phân tích ảnh hưởng từ môi trường nội bộ 10
2.2 P HÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐƯỜNG CỦA C ÔNG TY 11
2.2.1 Tổng quan về phân khúc thị trường 11
2.2.2 Phân khúc thị trường sản phẩm đường túi của Công ty 11
2.3 H IỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU SẢN PHẨM ĐƯỜNG CỦA C ÔNG TY 12
2.3.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu 12
2.3.2 Hiện trạng thị trường mục tiêu của Công ty CP TP CN Sài Gòn (INFOODCO) 13
2.3.3 Phương thức lựa chọn thị trường mục tiêu 14
2.3.4 Triển khai thực hiện lựa chọn thị trường mục tiêu 14
2.4 P HÂN TÍCH ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM ĐƯỜNG CỦA C ÔNG TY TRONG THỊ TRƯỜNG 15
2.4.1 Mức độ định vị sản phẩm đường của Công ty 15
2.4.2 Định vị sản phẩm đường túi của Công ty trong thị trường 16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN 18
3.1 C HIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 18
3.1.1 Giới thiệu các dòng sản phẩm kinh doanh chính hiện tại của Công ty 18
3.1.2 Chiến lược phát triển sản phẩm mới 18
Trang 23.1.3 Cải tiến các sản phẩm đã có, phát triển mặt hàng mới 19
3.2 C HIẾN LƯỢC GIÁ 19
3.2.1 Khái niệm 19
3.2.2 Mục tiêu của định giá và chiến lược định giá 20
3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược định giá 20
3.2.4 Một số phương pháp định giá 21
3.2.5 Chiến lược giá tại Công ty 21
3.3 P HÂN PHỐI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI 22
3.3.1 Khái niệm phân phối và chiến lược phân phối 22
3.3.2 Vai trò của chiến lược phân phối 22
3.3.3 Chính sách phân phối của Công ty 22
3.4 C HIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ ( XÚC TIẾN ) 25
3.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗn hợp chiêu thị (xúc tiến) tại công ty 25
3.4.2 Chiến lược của hoạt động hỗn hợp chiêu thị tại Công ty 26
3.4.3 Đánh giá hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, Marketing trực tiếp và các hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty 31
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 32
Trang 3MỞ ĐẦU
Xu thế kinh tế toàn cầu, nền kinh tế mở đem đến nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy thách thức Có một thực tế là các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều cạnh tranh khốc liệt hơn để tồn tại và phát triển Với doanh nghiệp Việt, điều đó càng rõ nét vì áp lực từ các công ty, tập đoàn đa quốc gia có nguồn tài chính mạnh, từ chính bản thân với thiết bị cũ kỹ lạc hậu, từ cách quản lý còn chưa hợp lý, đồng bộ…
Đồng thời, trong thị trường hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam rất khó định hướng trong quyết định mua hàng, vì phải đối mặt với hàng loạt sản phẩm có tính năng tương tự Khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc dành được lợi thế cạnh tranh là hết sức khó khăn, các chiến lược quảng cáo, xúc tiến khuếch trương, giảm giá chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn bởi nó rất dễ bị bắt chước Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường?
Đứng trước thực trạng như vậy, các doanh nghiệp Việt phải tự trang bị cho mình “một sức
đề kháng” để đứng vững trước quy luật đào thải của thị trường: “Cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua” Trong đó, việc chọn đúng phân khúc thị trường, chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu, cách định vị sản phẩm được đánh giá là một yếu tố hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp giành được thị phần…
Trong đề tài này, xin giới thiệu về việc xây dựng lựa chọn phân khúc thị trường, chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm tại công ty Cổ phần thực phẩm công nghệ Sài Gòn với nhãn hàng đường con Ong Việc thực hiện phân khúc thị trường – Lựa chọn thị trường mục tiêu có tác động đến toàn bộ các biến số marketing khác Xây dựng được một hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp không những tạo được lợi thế cạnh tranh lớn trên thương trường mà còn duy trì được lợi thế của mình trong thời gian dài
Trang 4Chương 3: Một số chiến lược Marketing Mix của Công ty Cổ phần Thực phẩm Công
nghệ Sài Gòn
Chương 4: Kết luận
Quá trình thực hiện đề tài tiểu luận này, thời gian nghiên cứu không nhiều, do đó chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót về kiến thức và tài liệu tham khảo Rất mong nhận được góp ý
Xin chân thành cám ơn
Trang 5CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
1.1 Giới thiệu chung về công ty
1.1.1 Vài nét chung về công ty
Công ty Cổ Phần Thực phẩm công nghệ Sài Gòn là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước (Công ty Thực phẩm Công nghệ TP.HCM) thành công ty Cổ phần từ ngày 01/01/2006, được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp
Logo:
Tên giao dịch quốc tế :
SAIGON INDUSTRIAL FOODSTUFFS JIONT STOCK COMPANY
Trang 61.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
Để phục vụ cho yêu cầu phân phối các mặt hàng thực phẩm thiết yếu cho CBCNV, LLVT
và các đối tượng chính sách của thành phố và của TW đóng trên địa bàn thành phố, Công ty Thực phẩm và Nông sản thành phố Hồ Chí Minh được thành lập và là tiền thân của Công ty Vissan và Công ty Kinh doanh Thủy hải sản APT và Công ty Cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn ngày nay
Tháng 6/1976, theo yêu cầu chuyên môn hóa ngành hàng phục vụ, Công ty được tách ra
từ Công ty Thực phẩm và nông sản thành phố, trở thành Công ty Thực phẩm II, với chức năng chuyên môn phân phối hàng thực phẩm công nghệ và nông sản cho các đối tượng là CBCNV, LLVT, các đối tượng chính sách thành phố
Tháng 9/1992, cùng với sự hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý mới của Nhà nước, Công ty được tổ chức lại thành Công ty chuyên kinh doanh ngành hàng thực phẩm công
nghệ và có tên gọi là “CÔNG TY THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ TP.HCM”, chính thức đi
vào hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường
Tháng 12/2005, Công ty Thực Phẩm Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh chuyển đổi hình thức từ Công ty 100% vốn Nhà Nước thành Công ty cổ phần Căn cứ đặc điểm và tình hình thực tế, Công ty bán một phần vốn Nhà nước để thành lập doanh nghiệp cổ phần có 51% vốn Nhà Nước Hiện nay 51% vốn Nhà nước do Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn – SATRA nắm giữ và có mối liên kết theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con
Ngày 01/01/2006 Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Công Nghệ Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động theo hình thức là công ty cổ phần có vốn Nhà nước chiếm 51% chi phối
Mục tiêu hoạt động của Công ty: ổn định bộ máy tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; tăng số lượng và chủng loại hàng kinh doanh; chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ; hoạt động có lãi và có tích lũy, đảm bảo cổ tức cho cổ đông
Trang 71.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.1 Chức năng của công ty
- Công ty Cổ Phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm công nghệ, chủ yếu là các mặt hàng như: đường, sữa, bia, bánh kẹo, bột ngọt… để đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố, cung cấp hàng hóa cho các tỉnh bạn
- Trực tiếp và ủy thác xuất khẩu hàng nông sản, hải sản khô, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, cao su, cà phê…
- Nhập khẩu vật tư nguyên liệu, phục vụ sản xuất hàng thực phẩm công nghệ phục vụ cho tiêu dùng
- Hợp tác liên doanh và đầu tư với các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước
- Sản xuất mua bán tập học sinh, văn phòng phẩm, bao bì giấy và các sản phẩm khác thuộc ngành giấy
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
- Tổ chức thu mua hàng thực phẩm từ nhiều nơi và cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng trong và ngoài thành phố
- Phấn đấu hoàn thành những kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn nhằm tạo sự phát triển vững chắc cho công ty
- Nghiên cứu mở rộng thị trường để tăng quy mô hoạt động kinh doanh, đồng thời mở rộng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu và luôn phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao
- Tổ chức hoạt động phát triển bộ máy của Công ty Tăng cường hợp tác quản lý các hoạt động kinh doanh trong các đơn vị trực thuộc Bảo đảm thực hiện đúng các chế độ quy định trên cơ sở hạch toán, phân tích báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác
Trang 8CHƯƠNG 2 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG – CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ TRONG THỊ TRƯỜNG CHO SẢN PHẨM ĐƯỜNG TÚI
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
2.1 Thị trường kinh doanh sản phẩm đường Con Ong của Công ty
2.1.1 Ảnh hưởng từ môi trường kinh tế Vĩ mô
2.1.1.1 Các yếu tố kinh tế
Nền kinh tế trong nước tuy được đánh giá là đã qua khỏi thời kỳ khủng hoảng nhưng còn trong giai đoạn phục hồi có bước khởi sắc Tuy nhiên vẫn còn tiếp tục khó khăn trong năm nay
Chính phủ áp dụng nhiều giải pháp tài chính để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nhưng tạo áp lực và ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp
Giá cả một số nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của mặt hàng đường túi Con Ong Công ty đang kinh doanh tăng cao, một số nguyên vật liệu tăng làm tăng nhu cầu về vốn và giảm khả năng dự trữ
2.1.1.2 Các yếu tố chính trị pháp luật
Công ty Cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn và các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong môi trường chính trị ổn định nên ít gặp rủi ro Việc Việt Nam ngày càng thành công hơn trong hội nhập quốc tế về các lĩnh vực đã mở ra cho Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung nhiều cơ hội cũng như thách thức mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.1.3 Các yếu tố văn hóa xã hội
Địa bàn hoạt động chính của Công ty là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Địa bàn này tập trung khá đông dân cư và tập hợp phần lớn khách hàng của Công ty
Công ty kinh doanh mặt hàng đường túi là mặt hàng thiết yếu không chịu nhiều ảnh hưởng của những phong tục, tập quán, tôn giáo, quan niệm về thẩm mỹ, chuẩn mực đạo đức,
hệ thống giá trị - niềm tin… nên nhìn chung việc kinh doanh của Công ty trong môi trường này có những thuận lợi nhất định
Trang 92.1.1.5 Các yếu tố Kỹ thuật – Công nghệ
Kỹ thuật – Công nghệ (KTCN) là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm KTCN hiện đại, tiên tiến là điều kiện giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty
Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ cán bộ nhân viên thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ khoa học kỹ thuật giúp hoạt động kinh doanh đạt năng suất cao, hiệu quả, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên Công ty
2.1.2 Phân tích ảnh hưởng từ môi trường vi mô
2.1.2.1 Khách hàng của Công ty
Hiện nay, đối tượng khách hàng mà Công ty quan tâm đến là các siêu thị, các nhà bán sỉ
và bán lẻ các mặt hàng thực phẩm công nghệ cùng một số đầu mối lớn tại trung tâm thành phố Khách hàng luôn đòi hỏi hàng hóa có chất lượng cao và giá cả hợp lý, dịch vụ tốt Từ
đó, Công ty luôn nỗ lực tìm nguồn hàng chất lượng cao và có các dịch vụ bán hàng tốt hơn
để có được các khách hàng trung thành với các sản phẩm của Công ty
2.1.2.2 Các đối thủ cạnh tranh
Nói đến đối thủ cạnh tranh là nói đến những đơn vị có cùng mặt hàng hay sản phẩm thay thế với cùng một quy mô thị trường cũng như khả năng phân phối hàng hóa Đối thủ cạnh tranh có nhiều dạng khác nhau: hiện hữu hay tiềm ẩn, trực tiếp hay gián tiếp
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa đối với sự phát triển của Công ty Do đó việc thu thập thông tin về chiến lược kinh doanh, mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu và những phản ứng của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho Công ty giành thế chủ động trong kinh doanh,
có những biện pháp vượt lên đối thủ của mình hay tránh tham gia vào cuộc chiến với đối thủ
Trang 10mạnh, giảm thiểu những tổn thất cho doanh nghiệp, đưa ra những quyết định đúng đắn, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường
Đối thủ tiềm năng là các nhà bán buôn và bán lẻ hay những doanh nghiệp có ý định tham gia phân phối trong lĩnh vực đường túi ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh: Công ty CP Đường Biên Hòa, Công ty CP Đường La Ngà, Công ty TNHH Giang Hua, sản phẩm đường nhãn hiệu CoopMart…
Hiện tại, Công ty có quan hệ giao dịch làm ăn với nhiều nhà cung cấp thuộc nhiều lĩnh vực như: các nhà máy sản xuất và nhập khẩu đường, các cơ sở in gia công bao bì, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư, hệ thống các siêu thị bán lẻ, hệ thống Metro, các doanh nghiệp trực thuộc SATRA, các cơ sở vận tải… nhằm đảm bảo việc cung cấp đầy đủ các chủng loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của Công ty
Một số nhà cung cấp chính của Công ty:
+ Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh
+ Công ty Cổ phần đường Khánh Hòa
+ Công ty Cổ phần NIVL (Long An)
2.1.3 Phân tích ảnh hưởng từ môi trường nội bộ
2.1.3.1 Yếu tố nhân lực của Công ty
Công ty có nguồn nhân lực dồi dào, theo số liệu năm 2014 thì tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 130 người Với một lực lượng lao động có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm, góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh Hệ thống
Trang 11phòng ban, mạng lưới kinh doanh hoạt động một cách nhịp nhàng, ăn khớp giúp Công ty vững vàng trong đối nội, thực hiện tốt đối ngoại, tạo sức mạnh cho Công ty
Đối với mạng lưới bán hàng, Công ty cũng đã điều phối lực lượng lao động hợp lý, phù hợp với nghiệp vụ của người bán hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mạng lưới của Công ty phát triển toàn diện
2.1.3.2 Khả năng tài chính và nguồn vốn của Công ty
Khả năng tài chính của Công ty là yếu tố cơ bản quyết định sự ra đời, phát triển của chiến lược hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của Công ty
Công ty có các nguồn vốn chính: vốn tự có, tự bổ sung và vốn huy động từ ngân hàng, vốn vay công ty mẹ SATRA và ngân sách, nhờ vậy mà Công ty có thể thực hiện một số hợp đồng ứng vốn với các nhà cung cấp để có thể ký kết được những hợp đồng mua bán với số lượng lớn, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh… Công ty luôn có kế hoạch sử dụng vốn hàng năm, đầu tư hợp lý, đúng theo chiến lược đặt ra, đảm bảo nguồn tài chính ổn định
2.2 Phân khúc thị trường tiêu thụ sản phẩm đường của Công ty
2.2.1 Tổng quan về phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là phân chia thị trường thành nhiều nhóm có những điểm khác biệt Lợi ích của phân khúc thị trường:
- Nhu cầu của khách hàng được phân loại và thỏa mãn tốt hơn
- Nguồn lực marketing được sử dụng hiệu quả hơn
- Cạnh tranh tốt hơn
Biến số phân khúc thị trường hàng tiêu dùng bao gồm: địa lý, nhân khẩu, tâm lý, hành vi mua
2.2.2 Phân khúc thị trường sản phẩm đường túi của Công ty
Khi đánh giá các khúc thị trường khác nhau, doanh nghiệp phải xem xét ba yếu tố cụ thể:
- Quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường
- Mức độ hấp dẫn của khúc thị trường
- Những mục tiêu cũng như nguồn lực của doanh nghiệp
Trang 12Hiện tại Công ty đang tập trung phân khúc thị trường cho sản phẩm đường túi theo các biến số: địa lý, dân số và hành vi tiêu dùng
* Theo biến số địa lý: sản phẩm được phân khúc tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh
Đây là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, đồng thời được sự hỗ trợ của nhà nước qua việc bình
ổn giá, nên phân khúc thị trường của công ty khá rộng Đối tượng khách hàng của phân khúc này bao gồm tất cả khách hàng tham quan mua sắm tại các siêu thị lớn như: Big C, Coopmart, Satra, và cửa hàng tiện ích như Shop & Go, 24H, Circle K+
* Theo biến số dân số: sản phẩm được phân khúc theo mức thu nhập dân cư Đối tượng
khách hàng của phân khúc này bao gồm tất cả khách hàng có mức thu nhập trung bình trở lên
* Theo biến số hành vi tiêu dùng: sản phẩm được phân khúc nhắm đến thị trường vào các
dịp Lễ, Tết và quan tâm đến các lợi ích của khách hàng khi mua sản phẩm của Công ty Cụ thể là các tiêu chí: chất lượng đảm bảo; giá cả rẻ, hợp lý; dịch vụ tốt; kiểu dáng, mẫu mã đẹp, bắt mắt…
Qua nghiên cứu thị trường cho thấy khách hàng lựa chọn sản phẩm của Công ty vì mức giá hợp lí so với các nhãn hàng đường bình ổn khác, chất lượng sản phẩm được đảm bảo và thương hiệu của Công ty trên thị trường nhiều năm liền Ngoài ra, sản phẩm được trưng bày
ở các kệ, quầy hàng ở khu vực trung tâm siêu thị và cửa hàng tiện ích, thu hút sự chú ý của
đa số khách hàng khi có nhu cầu tiêu dùng thực phẩm
2.3 Hiện trạng thị trường mục tiêu sản phẩm đường của Công ty
Việc phân khúc thị trường đã làm bộc lộ những cơ hội của các khúc thị trường khác nhau
Do đó, các doanh nghiệp phải đánh giá khúc thị trường đó và quyết định xem sẽ chọn bao nhiêu khúc thị trường mục tiêu Thực chất của việc này chính là quyết định phân phối nguồn lực Marketing của doanh nghiệp tại một hay một số khúc của thị trường mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh
2.3.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Việc đánh giá các khúc thị trường khác nhau dựa trên nhiều yếu tố sẽ giúp doanh nghiệp thấy rõ đâu là khúc thị trường tốt nhất của mình
Trang 13Việc tiếp theo là lựa chọn thị trường mục tiêu, có nghĩa doanh nghiệp xác định sẽ cần đáp ứng và phục vụ cho khúc thị trường nào
Cách lựa chọn thị trường mục tiêu theo các phương thức sau:
+ Lựa chọn thị trường mục tiêu không phân biệt
+ Lựa chọn thị trường mục tiêu phân biệt
+ Lựa chọn thị trường mục tiêu tập trung
Khi lựa chọn thị trường mục tiêu cần xem xét nhiều yếu tố Phải căn cứ vào nguồn lực của doanh nghiệp để có thể lựa chọn một cách tốt nhất, phù hợp nhất
Các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống một sản phẩm cũng góp phần ảnh hưởng việc lựa chọn Ngoài ra, tính biến đổi của thị trường, sở thích của người tiêu dùng theo từng giai đoạn, trào lưu cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn thị trường mục tiêu Cuối cùng là phải căn
cứ vào chiến lược Marketing của đối thủ để có đối sách lựa chọn các phân khúc thị trường linh hoạt, thích hợp
2.3.2 Hiện trạng thị trường mục tiêu của Công ty CP TP CN Sài Gòn (INFOODCO) 2.3.2.1 Các yếu tố thị trường ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu của Công ty
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, có rất nhiều nhà cung cấp cùng loại sản phẩm Nhu cầu tiêu dùng các ngày Lễ, Tết giảm hơn so với năm trước
Công ty đang chịu ảnh hưởng giá đường trong nước cao (từ 14.000 đồng – 15.000 đồng/kg) do sản xuất yếu kém nên thời gian qua đường nhập lậu từ Thái Lan đã tràn về chiếm lĩnh thị trường với số lượng lớn
2.3.2.2 Nguồn lực và lợi thế của công ty
Được sự quan tâm hỗ trợ của Ban lãnh đạo Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn –TNHH MTV (SATRA);
Sự chỉ đạo sâu sát của Hội Đồng quản trị về vốn và nhân sự cho hoạt động kinh doanh Công ty là đơn vị kinh doanh trong nhiều năm có uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường, tỷ trọng doanh số ở thị trường TP.HCM chiếm gần 70%, là Công ty thuộc Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn và là thành viên của Hiệp Hội Lương Thực Phẩm nên có mạng lưới kinh doanh rộng khắp
Trang 14Đa số người lao động với tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, đã cùng Công ty tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh:
+ Số lượng điểm bán: 124 điểm
+ Hệ thống phân phối: chủ yếu thông qua 02 hệ thống
- Hệ thống các chi nhánh trực thuộc Công ty
- Hệ thống chuỗi cửa hàng Satrafood, Siêu thị Sài gòn, Tax, Vissan, Cửa hàng Cần Giờ, Coopmart, Big C, Citimart…
2.3.3 Phương thức lựa chọn thị trường mục tiêu
Việc phân khúc thị trường đã được đề cập ở phần trên dẫn đến phương thức lựa chọn thị trường mục tiêu của Công ty như sau:
- Phân phối sản phẩm thực phẩm công nghệ với chất lượng cao, giá cả phải chăng đến với người tiêu dùng Việt
- Thực hiện nhiệm vụ chính trị tham gia Chương trình bình ổn thị trường những mặt hàng thiết yếu theo chủ trương của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hố Chí Minh nhằm góp phần đảm đảo an sinh xã hội của người dân trên địa bàn TP.HCM
- Đối với khách hàng: Cung cấp những sản phẩm dịch vụ uy tín, chất lượng cao, giá cả
phải chăng
- Đối với cổ đông: Là một doanh nghiệp hoạt động bền vững, hiệu quả mang đến cho cổ
đông lợi ích cao, đều đặn và dài hạn
- Đối với cán bộ, nhân viên trong Công ty: Là ngôi nhà chung, phấn đấu mang tới từng
thành viên một cuộc sống sung túc, đầy đủ về kinh tế lẫn tinh thần
- Đối với cộng đồng và xã hội: Là tổ chức có trách nhiệm với xã hội, tích cực, chủ
động tham gia vào các hoạt động xã hội
2.3.4 Triển khai thực hiện lựa chọn thị trường mục tiêu
Với nguồn lực sẵn có, với đặc thù của sản phẩm đường là sản phẩm đồng nhất, Công ty xác định lựa chọn thị trường mục tiêu, tham gia vào phân khúc thị trường không phân biệt Một số bước thực hiện để tham gia vào phân khúc thị trường mục tiêu không phân biệt này như sau:
Củng cố và thiết lập lại mối quan hệ với các Công ty, Nhà máy đường trong cả nước
Trang 15 Khôi phục, duy trì và phát triển thị phần Đường thông qua đại lý phân phối, phát triển bán hàng toàn quốc, xuất khẩu sang nước ngoài
Sàng lọc và chọn lựa các Nhà phân phối có hiệu quả để tiếp tục nâng cao và phát triển Đối với các Nhà phân phối không hiệu quả, Công ty sẽ chấm dứt hoạt động
Tập trung hệ thống lại các khách hàng, tổ chức lực lượng bán hàng nhằm củng cố lại khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới Cơ cấu lại các mặt hàng cho phù hợp với tình hình thị trường hiện nay
Kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa để phân phối tới người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đáp ứng yêu cầu về giá trị sản phẩm đối với khách hàng
Hoạt động xuất nhập khẩu: Công ty sẽ tiếp tục duy trì, mở rộng và phát triển hoạt
động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Lào, Campuchia, Myanma Tìm kiếm các mặt hàng phù hợp từ nước ngoài để kinh doanh
2.4 Phân tích định vị sản phẩm đường của Công ty trong thị trường
2.4.1 Mức độ định vị sản phẩm đường của Công ty
Định vị một sản phẩm là yếu tố chính để truyền thông về các lợi ích của sản phẩm của một doanh nghiệp, làm nó khác biệt với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh Công việc này được định nghĩa là nghệ thuật và khoa học để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với một hoặc nhiều phân đoạn thị trường, theo hướng phù hợp, độc đáo và khác biệt một cách có
ý nghĩa trong cạnh tranh
Định vị có thể được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau cho tất cả những gì có thể đưa vào thị trường từ sản phẩm hữu hình đến sản phẩm vô hình Các mức độ định vị có thể là định vị địa điểm, định vị ngành, định vị doanh nghiệp, định vị thương hiệu…
Khi định vị sản phẩm người làm Marketing có thể theo các chiến lược định vị như: dựa trên một thuộc tính của sản phẩm; dựa trên lợi ích của sản phẩm đem lại cho khách hàng; dựa trên tầng lớp người sử dụng hoặc định vị dựa trên sự so sánh với các loại sản phẩm khác…
Đối với Công ty Cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn, từ lịch sử hình thành và phát triển, bề dày kinh nghiệm hoạt động kinh doanh trên thị trường phía Nam mà trọng tâm là thị
Trang 16trường khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cộng với khả năng, tiềm lực và các ưu thế hiện có của Công ty, đặc thù của mặt hàng sản phẩm đường túi, Công ty xác định định vị cho sản phẩm này ở mức độ doanh nghiệp và thương hiệu
2.4.2 Định vị sản phẩm đường túi của Công ty trong thị trường
Tại Công ty, đối với sản phẩm đường, mặt hàng đường túi đóng gói loại 200 gr, gói 500
gr, gói 1 kg mang nhãn hiệu “Con Ong” Đặc trưng về sản phẩm đường túi của Công ty: Sản phẩm đường túi gồm 2 loại:
Con Ong bay: là sản phẩm đường tinh luyện cao cấp
Con Ong đẩy: là sản phẩm đường kính trắng cao cấp
Hai loại đường này chỉ khác nhau về màu sắc (độ trắng), hàm lượng chất khô (độ pol), kích thước hạt, hàm lượng tạp chất
Về bao bì thì hai loại này khác nhau rõ nhất ở chỗ hình tượng con Ong trên bao bì:
+ Con Ong đứng phía dưới đẩy chữ Sugar lên (Ong đẩy)
+ Con Ong bay trên chữ Sugar (Ong bay)
Về giá thì 2 loại này có giá chênh lêch khoảng 1.000 đ
Cụ thể hiện tại, thì đường Ong bay giá bán 19.000 đ/ kg, Ong đẩy có giá 18.000 đ/ kg Công ty nhắm đến khách hàng có tâm lí quan tâm đến giá cả ổn định của sản phẩm và chất lượng đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng thông qua thương hiệu và uy tín của Công
ty Sản phẩm có thiết kế bao bì bắt mắt , tạo sự an tâm về chất lượng cho người tiêu dùng
Cụ thể hình ảnh con ong cùng với câu slogan “Biểu tượng của sự ngọt ngào” tạo nên sự liên tưởng ngọt ngào tự nhiên trong sản phẩm đường, là điểm nhấn tạo nên thương hiệu sản phẩm đường túi mang nhãn hiệu “con Ong” của Công ty
Hiện nay mặt hàng đường túi là một trong những sản phẩm chủ lực mà Công ty có khả năng chi phối thị trường, đặc biệt là thị trường TP.HCM Công ty có số lượng lớn khách hàng bán sỉ truyền thống, ổn định và có mối quan hệ tốt với các nhà máy đối tác cung cấp nguồn hàng
Với kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng công nghệ thực phẩm nhiều năm trên địa bàn thành phố Hồ Chi Minh, đồng thời là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA - thành viên của Hiệp Hội Lương Thực Phẩm) nên Công ty có mạng lưới kinh