Vậy làm thế nào để giúp học sinh tạo lập tốt bài văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả?. Biện pháp thực hiện: Để giúp học sinh làm tốt bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miê
Trang 1Sáng kiến kinh nghiệm:
GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI VĂN THUYẾT MINH
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ THCS Ở BẬC THCS
A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Có thể nói, theo chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới thì trọng tâm của
việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) là hình thành cho các em các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo Trong đó, việc rèn luyện kĩ năng viết cũng là một trong những mục tiêu quan trọng
mà chương trình đặt ra
Như chúng ta đã biết, trong chương trình Ngữ văn THCS thì thuyết minh là một trong sáu kiểu bài quan trọng không thể thiếu Ở lớp 8 các em bắt đầu làm quen với kiểu bài này Lên lớp 9 bài văn thuyết minh không đơn thuần như ở lớp 8
mà yêu cầu các em phải biết vận dụng khéo léo yếu tố miêu tả khi thuyết minh về đối tượng Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững các yêu cầu, cách làm một bài văn thuyết minh và đặc biệt là cách vận dụng các yếu tố trên vào bài viết
Tuy nhiên, trong thực tế, học sinh làm bài vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, chưa thể vận dụng được các yếu tố này khi làm văn Điều đó có nghĩa
là chưa đáp ứng được mục tiêu của chương trình Vậy làm thế nào để giúp học sinh tạo lập tốt bài văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả? Đây cũng chính là vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở trong suốt những năm học qua.Vì thế, cùng với những băn khoăn và trăn trở như trên, trong quá trình nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp và thực tế giảng dạy, tôi đã hun đúc được những kinh nghiệm bổ ích cho quá trình dạy học Cũng chính vì lí do này đã khiến tôi đi vào nghiên cứu sáng kiến “giúp học sinh làm tốt bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả ở trường THCS”
II Cơ sở lí luận:
Văn bản thuyết minh là loại văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống Đó là loại văn bản được soạn thảo với mục đích trình bày, giới thiệu tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phất sinh, quy luật phát triển, biến hóa của các hiện tượng, sự vật…trong tự nhiên và xã hội, hướng dẫn cho con người tìm hiểu và
sử dụng chúng Nói cách khác, văn thuyết minh là loại văn bản trình bày, giới thiệu, phổ biến hoặc giải thích nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội Văn thuyết minh ngày càng gần gũi trong mọi lĩnh vực đời sống Bất cứ lĩnh vực nào cũng cần
sử dụng văn thuyết minh Trong giáo dục, giáo viên giới thiệu cho học sinh thí
Trang 2nghiệm về vật lí, hóa học, sinh học…Trong du lịch, hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một địa danh, một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh…Trong khoa học, các nhà khoa học giới thiệu về một công trình khoa học mới…
Chính vì tầm quan trọng đó của thuyết minh nên khi biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới thì thuyết minh chính là một trong sáu kiểu bài đã được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS Học sinh làm quen với kiểu bài này ở lớp 8 với việc bước đầu các em nắm được khái niệm của văn thuyết minh Lên lớp 9 các em tiếp tục học văn bản thuyết minh nhưng có sự nâng cao hơn đó là yêu cầu các em phải biết vận dụng khéo léo các yếu tố miêu tả khi thuyết minh về đối tượng Vì thế giáo viên cần giúp cho các em làm tốt bài văn thuyết minh có chứa các yếu tố này
B NỘI DUNG
I Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của sáng kiến:
1 Thuận lợi:
- Đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, trẻ, năng nổ, nhiệt tình, đầy tâm huyết, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, muốn đóng góp sức trẻ vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà
- Nội dung chương trình tương đối phù hợp và gần gũi với học sinh THCS, vì thế cũng tạo cho các em sự phấn khởi trong học tập Bên cạnh đó với phương pháp giảng dạy mới cũng tạo cho người dạy cảm thấy hứng thú Điều này ngày càng giúp họ tâm huyết hơn trong giảng dạy, góp phần hoàn thành trọng trách mà Đảng
và nhân dân đã giao cho đó là “Dạy tốt – Học tốt”
- Được sự quan tâm của BGH, tổ chuyên môn trong hoạt động dạy và học
2 Khó khăn:
- Về phía học sinh: Còn một số học sinh chưa yêu thích học môn Ngữ văn nên
trong tiết học còn tỏ ra lơ là, không hứng thú Bên cạnh đó có một số học sinh học yếu nên trong tiết học còn thụ động, chưa tích cực, tự giác Điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh
- Về phía giáo viên: Có một số giáo viên chưa mặn mà và chưa đầu tư nhiều công
sức vào việc nghiên cứu cũng như thiết kế bài dạy để làm cho giờ học đạt hiệu quả như mong muốn của chương trình
- Sách giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu chuẩn kiến thức và các tài liệu tham khảo khác còn hướng dẫn chung chung Đây cũng là một trong những khó khăn
trong quá trình soạn giảng của giáo viên
3 Số liệu thống kê:
Từ năm học 2011-2012 trở về trước, khi chưa thực hiện sáng kiến này tôi nhận
Trang 3thấy số lượng học sinh làm bài đạt tỉ lệ trung bình trở lên còn thấp, đặc biệt là tỉ
lệ bài đạt điểm khá, giỏi rất thấp
Cụ thể: Năm học 2011-2012
Năm học Lớp Tổng
số học sinh
Số bài đạt điểm
từ TB trở lên
Số bài điểm dưới 5
Số bài điểm Khá, giỏi
2013-2014 9/1 44 20(45,5%) 24(54,5%) 5(11,4%)
3 Biện pháp thực hiện
II Biện pháp thực hiện:
Để giúp học sinh làm tốt bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả, chúng
ta cần giải quyết những yêu cầu sau:
Thứ nhất: Giáo viên cần giúp học sinh nắm rõ khái niệm của văn thuyết minh
Sách giáo khoa Ngữ văn 8 trang 117 đã chỉ rõ: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
Thứ hai: Từ chỗ giúp học sinh nắm rõ được khái niệm, giáo viên cần giúp các em
phân biệt được bản chất của kiểu bài văn thuyết minh và bài văn miêu tả
- Thuyết minh: Văn bản thuyết minh là loại văn bản có nhiệm vụ giới thiệu về một đối tượng cụ thể với những nội dung làm toát lên đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành của đối tượng, nên nó thường đòi hỏi tính chính xác, khoa học Theo
đó, cách trình bày bao giờ cũng khúc chiết, rõ ràng Đối tượng để thuyết minh rất phong phú, đa dạng, chẳng hạn như: các loài cây, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các địa danh…Và như chúng ta đã biết, có những đối tượng thuyết minh xem ra cũng rất cụ thể song cũng có những đối tượng thuyết minh lại hết sức trừu tượng Chính vì vậy, khi thuyết minh, chúng ta cần phải khéo léo, thông minh
để thuyết minh làm sao đó mà đối tượng thuyết minh hiện lên thật cụ thể, sống động, gần gũi, dễ cảm giúp người đọc cũng như người nghe có được những nhận thức đầy đủ, sáng tỏ về đối tượng Để làm tốt vấn đề này thì điều không thể thiếu
Trang 4trong bài văn thuyết minh đó là người viết biết đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh
VD: Múa lân có từ lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía nam Múa lân
diễn ra vào những ngày tết để chúc phúc năm mới an khang, thịnh vượng Các đoàn lân có khi đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một
lò võ trong vùng Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ
to, thân mình có các họa tiết đẹp Múa lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cột…bên cạnh có ông Địa vui nhộn chạy quanh Thông thường múa lân còn kèm theo cả biểu diễn võ thuật (Trò chơi ngày xuân, SGK ngữ văn 9 tập 1)
- Văn miêu tả giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…làm cho những cái
đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe
VD: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện
thuốc phiện Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ (Tô Hoài)
Thứ ba: Làm thế nào để sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh có hiệu
quả?
Đây là câu hỏi mà không chỉ học sinh băn khoăn mà ngay cả giáo viên cũng
cần được làm sáng tỏ Kỳ thực vấn đề không phức tạp song cả người dạy và người học cần nhận thức trúng vấn đề Bởi bài văn thuyết minh, ngoài việc sử dụng các phương pháp thuyết minh mà học sinh đã được học ở lớp 8 và một số biện pháp tu
từ mà học sinh được học ở lớp 9 để cung cấp những tri thức khách quan, khoa học, chính xác về đối tượng thì học sinh còn phải biết đưa thêm yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh mà đề bài yêu cầu Để giải quyết được điều này, theo tôi, trước hết chúng ta cần giúp học sinh hiểu yếu tố miêu tả, phân biệt được đoạn văn thuyết minh có chứa yếu tố miêu tả với đoạn văn miêu tả
- Yếu tố miêu tả có thể thông qua hệ thống từ ngữ, nhất là các từ láy, tính từ hoặc thông qua các hình ảnh có sức gợi lớn cùng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc như biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, hoán dụ…
Yếu tố miêu tả trong một đoạn văn nói chung cũng như trong đoạn văn thuyết minh nói riêng không giống với đoạn văn miêu tả.Bởi như đã trình bày ở trên, yếu
tố miêu tả có thể là một từ hay một cụm từ, cũng có thể là một câu nhưng được sử dụng trong cả bài văn Dẫu biết rằng trong đoạn văn đó tác giả có sử dụng yếu tố miêu tả, nhưng vấn đề mà sách giáo khoa hỏi là cần tìm yếu tố miêu tả chứ không phải là đoạn văn miêu tả Chính từ những giờ dạy lí thuyết, người dạy không để ý phân biệt cho học sinh một cách cặn kẽ, cho nên mới dẫn đến học sinh thực hành
Trang 5không thành công
- Cần thấy rõ điểm khác biệt giữa yếu tố miêu tả trong văn bản nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
+ Yếu tố miêu tả trong văn bản nghệ thuật nhắm phục vụ cho việc xây dựng tính cách, cá tính nhân vật hoặc tái hiện tình huống
+ Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chân thực, khách quan Các hình ảnh được miêu tả dù có hình thành trí tưởng tượng thì cũng phải là kết quả của một quá trình tiếp cận, quan sát đối tượng Nghĩa là không được nói quá sự thật, không vì tưởng tượng mà bóp méo, xuyên tạc sự thật về đối tượng, đánh mất tính chính xác, khách quan, khoa học của đối tượng
- Cần nhận thức đúng việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
là nhằm khơi gợi sự cảm nhận cho người đọc, người nghe về đối tượng mà mình thuyết minh Giúp người đọc, người nghe hình dung về đối tượng rõ hơn, cụ thể hơn Chẳng hạn cùng viết về vịnh Hạ Long, nếu là văn bản miêu tả thì có thể tả vịnh Hạ Long vào một buổi hoàng hôn; nếu là văn bản tự sự có thể kể một kỉ niệm trong chuyến du lịch cùng bạn bè ở vịnh Hạ Long…còn đối với văn thuyết minh, hình ảnh vịnh Hạ Long hiện lên phải đảm bảo được tính khách quan như là vị trí, quá trình kiến tạo của thiên nhiên, cấu trúc tổng thể của vịnh Hạ Long…
- Không thể lạm dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh Nếu người viết không ý thức được điều này mà sử dụng nhiều chi tiết miêu tả e rằng đối tượng thuyết minh không được cụ thể, thiếu tính chính xác mà vô tình biến bài văn thuyết minh trở thành bài văn miêu tả Trong quá trình thuyết minh, người viết song song sử dụng câu văn có ý nghĩa miêu tả xen lẫn những câu văn có ý nghĩa lí giải (lập luận giải thích), câu văn có ý nghĩa minh họa (lập luận chứng minh) Mục đích của sự đan xen này giúp cho người viết tránh sa vào tình trạng lạc thể loại, đặc biệt là tạo cách diễn đạt phong phú, linh hoạt, sinh động cho bài văn thuyết minh
Thứ tư: Giới thiệu cho học sinh một số đoạn văn thuyết minh có chứa yếu
tố miêu tả và chỉ rõ yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn đó
Ví dụ:
Đoạn 1: …Sự việc bắt đầu vào năm 1977, khi một đội quân đã được lệnh san bằng khu đồi thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc để làm nền cho một
nhà máy Khi tiến hành, họ chạm phải một lớp đất đá màu xám rất lạ và trình báo lên những người có trách nhiệm Tiếp theo đó, người ta tìm thấy một phiến
đá vuông, lớp lót của khu hầm dài hơn 25m và lúc này, những nhà khảo cổ học
đã bắt đầu vào cuộc Khi đào sâu xuống lớp đất sét, những nhà khảo cổ học đã phát hiện những súc gỗ và rồi khi những súc gỗ được kéo lên, người ta thấy
những đồ trang sức nổi lềnh bềnh trong nước của khu hầm mộ, trong đó có rất nhiều đồ vật trang trí bằng gỗ rất đẹp.( Những chiếc chuông thời kì đồ đồng, Tư
Trang 6liệu Ngữ văn 9, NXBGD)
Đoạn 2: Tuyết là những tinh thể nước tinh tế và không có hai bông tuyết
nào là giống hệt nhau Tuyết tạo nên những quang cảnh vô cùng tráng lệ, biến
một phần tư bề mặt trái đất thành sân chơi khổng lồ, một sân chơi vừa đẹp lại vừa nguy hiểm(…) Băng tuyết đóng một vai trò quan trọng vì nó làm cho trái đất
không bị mặt trời hâm nóng lên quá mức Những tinh thể bằng đá độc đáo, mảnh mai, khó có thể nhìn thấy đã tạo nên đường nét của vỏ trái đất hay những tác phẩm nghệ thuật trong mùa đông Có thể một ngày nào đó, những bông tuyết mảnh mai sẽ lấp đầy bề mặt trái đất và đưa hành tinh của chúng ta
vào một kỷ băng hà mới (Tuyết và sương mù, Tư liệu Ngữ văn 9 – NXBGD)
Qua hai ví dụ trên, học sinh có thể nhận thấy yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh đó có thể là những yếu tố rất nhỏ như câu văn miêu tả hoặc chỉ là những từ ngữ miêu tả
Thực tế cho thấy, lí thuyết không có gì phức tạp, học sinh có thể học thuộc lòng nhưng vận dụng lí thuyết vào thực hành tạo lập văn bản không phải việc làm đơn giản Qua bài viết số 1 tôi thấy học sinh cũng còn rất lúng túng Đọc bài viết của các em mới thấy những lỗi mà các em mắc phải đó là chưa biết vận dụng thích hợp yếu tố miêu tả khi thuyết minh, hoặc cũng có những em lại quá lạm dụng yếu
tố miêu tả nên đã làm vỡ mạch bài, biến thành những bài văn miêu tả
Theo tôi ở điểm này giáo viên cần thận trọng, cân nhắc kĩ lưỡng để giúp học sinh nhận thức rõ các yếu tố miêu tả chỉ là yếu tố hỗ trợ cho cho bài văn thuyết minh Phương thức biểu đạt chính vẫn là phương thức thuyết minh Vì thế, trong quá trình lập dàn ý yêu cầu học sinh cần ý thức được việc sử dụng yếu tố miêu tả
ở đoạn nào trong bố cục của bài văn và nên viết câu văn đó như thế nào Nghĩa là học sinh phải chủ động trong việc sử dụng các yếu tố đó khi làm bài
Ví dụ: Cho đề bài “Thuyết minh về cây lúa Việt Nam” hay “Thuyết minh về con
trâu ở làng quê Việt Nam”
Như vậy, với đề bài trên học sinh có thể vận dụng yếu tố miêu tả khi thuyết minh về đặc điểm của cây lúa hay vận dụng yếu tố miêu tả khi thuyết minh về đặc điểm hình dáng của con trâu…
III Kết quả:
Thực tế trong năm học 2013 – 2014 tôi không trực tiếp giảng dạy lớp 9 nhưng qua trao đổi với tổ chuyên môn, sáng kiến này được các giáo viên khối 9 áp dụng, tôi thấy có sự tiến bộ rõ rệt từ phía học sinh Cụ thể, bài làm văn của các em
đã đạt được những kết quả khả quan hơn, số bài đạt điểm từ trung bình trở lên cũng cao hơn (chiếm trên 80%) Và quan trọng hơn, các em đã biết cách vận dụng yếu tố miêu tả khi thuyết minh về đối tượng, tôi xin đưa ra bảng số liệu thống kê
cụ thể như sau:
Trang 7Năm học Lớp Tổng
số học sinh
Số bài đạt điểm
từ TB trở lên
Trong đó số bài đạt điểm khá, giỏi
Số bài điểm dưới 5
2013-2014 9/1 42 42(100%) 30(71,3%) 0(0%)
Sau đây tôi xin trích dẫn một số bài làm của học sinh:
Đề bài: Cây lúa Việt Nam
Bài làm 1:
“Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Đúng vậy, từ bao đời nay cây lúa đã được ông cha ta trồng cấy Với bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm văn hiến, kể từ khi buổi đầu dựng nước cho đến tận bây giờ cây lúa vẫn là nét đẹp luôn luôn gắn liền với người nông dân và với làng quê Việt Nam Chính cây lúa đã trở thành biểu tượng, một hình ảnh không thể thiếu làm nên nét đặc trưng cho non sông Việt Nam
Xuất hiện cách đây khoảng mười ngàn năm, bắt nguồn từ vùng đầm lầy phía dưới chân núi Hymalaya và ở phía Bắc Ấn Độ, cây lúa là một trong năm loại cây quan trọng thuộc nhóm ngũ cốc Là loại cây cung cấp lương thực chính cho con người ở Việt Nam cũng chư Châu Á
Lúa là loại cây lá mầm, rễ chùm Thân cây tạo thành từng đốt, từng đốt trắng ngần là những chiếc lá xanh mướt bao quanh, có phiến lá dài, đầu lá nhọn, dẹp, mỏng, bề mặt nhám có các gân song song Mùa vụ của lúa phụ thuộc vào khí hậu của từng miền khác nhau Tuy nhiên thường có hai mùa, ở miền Bắc lúa chiêm gieo vào tháng Mười Một âm lịch và gặt vào tháng Tư âm lịch còn lúa mùa gieo vào tháng Năm và gặt vào tháng Tám âm lịch Ở miền Nam mùa lúa thu gieo vào tháng Ba, tháng Tư và gặt vào khoảng tháng Bảy; mùa lúa mùa thường gieo vào tháng Tám và gặt vào tháng Mười Một hoặc Mười Hai Ngoài ra, khi thâm canh các loại lúa mới, mùa vụ ngắn, một năm người ta có thể trồng ba vụ lúa
Từ khi trồng lúa đến lúc thu hoạch, người trồng lúa phải làm rất nhiều công việc Đầu tiên là ngâm cho lúa nảy mầm, mọc cao lên thành mạ có màu xanh non, rồi mới nhổ mạ đem cấy ngoài ruộng đã được cày xới cho đất tơi xốp, được bón phân xong xuôi có nước săm sắp Sau đó, khi lúa đã lớn cao thì người ta bắt đầu làm cỏ, phun thuốc để diệt trừ sâu bệnh, bón thêm phân để lúa tốt và trổ đòng Khi hạt lúa đã chắc và bắt đầu có màu vàng ươm trên khắp cánh đồng thì người nông dân lại bắt đầu vào mùa gặt Bắt đầu từ việc gặt lúa, tuốt hạt, phơi lúa đến việc
Trang 8phơi lúa đều phải rất nhanh chóng để bắt đầu cho mùa vụ sau Xong xuôi mọi việc thì phần thưởng của người nông dân sau bao ngày khó nhọc đó là những bao thóc căng đầy và những hạt gạo trắng ngần cùng với sự phấn khởi vô bờ bến
Cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của người Việt Nam chúng ta Lúa gạo không những nuôi sống con người mà từ sự đa dạng của các loại gạo đã góp phần làm phong phú thêm ẩm thực việt Gạo khi chế biến sẽ tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn và mang nét đặc trưng của dân tộc Việt chúng ta như bánh chưng, bánh giò, bún, phở…tất cả đều là những món ăn làm ngây ngất lòng người
vì nó đã thấm đẫm giọt mồ hôi của con người, vị ngọt của những chắt chiu từ đất trời suốt bao tháng ngày
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà nước ta đã sở hữu trên ba mươi giống lúa có thời vụ ngắn ngày và cho năng suất cao Nhờ cây lúa, Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước có sản lượng lúa xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới
Cây lúa là người bạn tri kỷ của con người Việt Nam, thiếu lúa cuộc sống của chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn Cây lúa là nguồn sống của con người nối dài
từ đời này sang đời khác Cây lúa không chỉ đem lại đời sống no đủ mà còn có giá trị trong đời sống văn hóa việt Một nền văn minh lúa nước mà nước ta chính là một cái nôi để lúa phát triển không ngừng
Bài làm 2:
Bài làm
“Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
Câu ca dao trên đã nói lên giá trị của cây lúa và nỗi khổ cực của người nông dân khi làm ra hạt gạo Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước nông nghiệp
từ bao đời nay vì thế hình ảnh cây lúa không thể thiếu trong cuộc sống con người Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng thôn quê Đi từ Bắc vào Nam thì đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát với những ruộng lúa xanh mướt Cây lúa là loài thân cỏ, hình bầu có nhiều gióng và đốt Bên trong gióng thường rỗng, tuy nhiên ở đốt thì rất dày và đặc Lá dài, có bẹ ôm sát lấy thân, gân
lá song song, rễ cây lúa thuộc loại rễ chùm, những búp hoa nhỏ theo thời gian mọc thành bông không có cánh hoa, chỉ có một vài sợi tua nhỏ bao bọc nhụy hoa Khi hoa bắt đầu ở thì cả bao phấn và nhụy đều đều từ từ thò ra ngoài Quả khô có một hạt bên trong chứa nhiều chất bột có mùi rất thơm Đối với vỏ quả và vỏ hạt thì không phân biệt vì vỏ quả gắn liền với vỏ hạt vì thế ta vẫn quen gọi nhầm quả cây lúa là hạt
Đối với người Việt Nam chúng ta, cây lúa không chỉ là cây lương thực quý giá mà còn là một biểu tượng đặc trưng cho hình ảnh của đất nước và còn là một biểu tượng trong văn hóa ẩn dưới miếng cơm hằng ngày Việt Nam là nước có
Trang 9truyền thống nông nghiệp lúa nước từ hàng ngàn năm nay Từ một nước nghèo thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh đầy gian khổ Nhưng giờ đây khi khoa học phát triển thì nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra
đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới Trong đó nông nghiệp lúa nước ở nước ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và là ngành sản xuất nông nghiệp đạt dược nhiều thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới chỉ xếp sau Thái Lan
Ở Việt Nam có rất nhiều loại lúa có thể kể đến như: lúa nước sâu, lúa nước nông, lúa cạn, lúa tẻ,… Nhưng về mặt sinh thái để dơn giản người ta chỉ chia ra làm hai loại:chính đó là: lúa nước và lúa cạn Còn về giống lúa thì có sự giữa các miền, đặc biệt là miền Bắc và miền Nam vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng như đất, khí hậu,… Ở miền Bắc các giống lúa được nông dân tin dùng là: A20, C70, DT10,…, còn đối với miền Nam thì IR76 là giống lúa được đa số bà con nông dân tin dùng
vì năng suất cao mà thời gian thu hoạch lại ngắn Như vậy, lúa có thể trồng nhiều loại đất, trừ những loại đất nhiễm mặn hoặc phèn quá cao Có thể nói ở đâu có nước ngọt thì ở đó có thể trồng lúa Tuy nhiên, thích hợp nhất vẫn là đất phù sa trên các lưu vực sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Vụ lúa ở Việt Nam phải phụ thuộc chặt chẽ vào thời tiết, khí hậu và các bụi sao Lúa chiêm dùng để chỉ các giống cũ Thường thì người nông dân sẽ xới đất trước, sau đó rắc vôi và bắt đầu gieo hạt vào tháng Mười Trong thời gian này thì người nông dân phải tích cực tưới nước, bón phân Đến tháng Sáu hoặc tháng Bảy thì người nông dân sẽ gặt Đối với lúa xuân chúng ta gieo vào tháng Năm, tháng Sáu Lúa Hè-Thu gieo vào tháng Ba, tháng Bốn và gặt vào tháng Bảy, tháng Tám Cuối cùng là vụ lúa mùa gieo vào đầu tháng Tám và gặt vào tháng Mười Một hoặc tháng Mười Hai Nhưng theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp để lúa đạt năng suất tối đa và đất không bị nhiễm mặn, phèn quá nhiều thì chỉ nên gieo ba vụ lúa chính: Đông-Xuân, Hè-Thu và vụ mùa
Và sản phẩm mà ta nhận được từ cây lúa là những hạt gạo trắng tinh khôi Đối với con người Việt Nam và phần lớn dân Á Châu thì hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng vai trò cực kì quan trọng trong dinh dưỡng, đặc biệt
là cung cấp chất bột đường Thuở nhỏ, khi ta còn nằm trong bụng mẹ thì chúng ta
đã được làm quen với cơm gạo và lớn lên thì chúng ta đã được thưởng thức những hạt gạo thơm ngon nhưng bên trong ẩn chứa biết bao giọt mồ hôi của những bác nông dân đã cực khổ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có thể làm ra được hạt gạo Nói như thế thôi chúng ta cũng đã phần nào hiểu được giá trị của cây lúa và nỗi khổ cực, vất vả của người nông dân, người mà vì miếng ăn cho chúng ta đã hi sinh cả cuộc đời của mình trên những cánh đồng bao la
Như chúng ta đã biết, theo truyền thuyết Việt nam thì “ Bánh chưng, bánh dày” là nguồn gốc ra đời của cây lúa Vì thế chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn những nét tinh túy nhất của cây lúa nước để cây lúa Việt sẽ mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam chúng ta ra toàn thế giới Bên cạnh đó chúng ta phải không ngừng
Trang 10phát triển sản xuất ngành nông nghiệp lúa nước, tăng “tình bạn” thân thiết giữa người nông dân với cây lúa bằng cách phát minh ra các giống lúa mới đạt năng suất cao hơn để phát triển kinh tế Tôn vinh cây lúa để cùng với hoa sen trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam thân yêu
C KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
I Kết luận
Tục ngữ xưa có câu “Học đi đôi với hành”, đúng là như vậy, các em không chỉ phải giỏi về kiến thức lí thuyết mà còn phải giỏi cả khả năng thực hành Đây là một yêu cầu rất quan trọng mà bản thân mỗi người giáo viên cần phải chú ý đến trong quá trình giảng dạy của bản thân
Qua việc áp dụng sáng kiến, tôi thấy học sinh đã có sự tiến bộ nhiều trong học tập, các em đã biết cách làm bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả Tuy nhiên, trong quá trình dạy học nói chung và dạy kiểu bài này nói riêng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cụ thể, giúp các em nắm rõ các khái niệm, phân biệt được bản chất của các kiểu bài thuyết minh, miêu tả Làm được điều đó, tôi tin rằng các em sẽ vững kiến thức hơn khi làm bài
II Những đề xuất và kiến nghị
- Đối với giáo viên: Trong quá trình dạy học nói chung và dạy kiểu bài văn
thuyết minh nói riêng, cần hướng dẫn học sinh rõ ràng, cụ thể Bên cạnh đó khi lên lớp giáo viên cần kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh một cách nghiêm túc vì
đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thành công của tiết dạy Mặt khác, để nâng cao hiệu quả giờ dạy thì bản thân mỗi người thầy phải làm sao để cho học sinh ngày càng thích học môn Ngữ văn Làm sao để khả năng diễn đạt của các em ngày càng được nâng cao Để được như vậy thì bản thân mỗi người thầy phải thực sự tâm huyết với nghề, phải có cách dạy tốt, tạo được sự hứng thú và khơi gợi được niềm yêu thích môn học của người học, chúng ta cần phải:
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cụ thể nội dung của tiết học
+ Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
+ Đầu tư soạn giáo án, chuẩn bị cho tiết dạy chu đáo
+ Rút kinh nghiệm cho từng tiết dạy…
- Đối với học sinh: Để học tốt môn văn nói chung và học tốt bài văn
thuye61y minh có sử dụng yếu tố miêu tả nói riêng cần phải chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp Thấy được tầm quan trọng của môn văn đối với bản thân