Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
106 KB
Nội dung
Kính thưa quý đồng nghiệp Trong bối cảnh đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng, chưa có bao giờ mà giáo dục nhận được sự “ưu ái” của toàn xã hội như trong gần hai năm học vừa qua 2006-2007 và 2007- 2008. Chính vì thế người giáo viên cần nỗ lực vượt bậc để bắt nhòp với sự nghiệp đổi mới. Đó là nhiệm vụ của mỗi giáo viên trong việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới nhằm góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy theo quan điểm tích hợp, tích cực. Cuối cùng xin kính chúc Quý A-ĐẶT VẤN ĐỀ: 1-Lý do chọn đề tài: Năm học 2007-2008 là năm thứ sáu thực hiện chương trình và thay sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 7. Thay sách đồng thời với việc dạy theo quan điểm tích hợp, tích cực. Chính vì thế, người giáo viên cần nhận thức đầy đủ, chính xác về tính tất yếu của chương trình và sách giáo khoa mới trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước nhà và sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để từ đó tích cực học hỏi, nâng cao trình độ, kiên trì, bền bỉ tìm cách đổi mới phương pháp qua mỗi phân môn giảng dạy. Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, một phân môn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kỹ năng nói, hiểu khái quát về văn bản và bố cục chung của nó và đây cũng chính là phân môn mà nhiều giáo viên băn khoăn, trăn trở nhất trước thực trạng học sinh nhàm chán xem phân môn Làm văn như một môn kiểm tra, từ đó biến phân môn Làm văn thành một môn học thuôc lòng, học làm văn theo những đề bài cho sẵn dẫn đến tệ trạng học tủ, chạy theo điểm số, thiếu tự tin, chủ động, sáng tạo. Vì tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn trong chương trình 2 Ngữ văn bậc Trung học cơ sở và từ thực trạng học sinh kém Tập làm văn, tôi đã nghó và nghó nhiều hơn đến việc nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Giúp học sinh làm tốt bài văn biểu cảm” 2-Phạm vi đề tài: Xuất phát từ tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn trong việc rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng giao tiếp và tác dụng đặc biệt quan trọng đối với kết quả học tập của học sinh qua các kỳ kiểm tra môn Ngữ văn, bài viết chỉ xin mạn phép đưa ra một ý kiến nhỏ về cách “Giúp học sinh làm tốt bài văn biểu cảm” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, từ đó khẳng đònh tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường phổ thông. 3-Tài liệu tham khảo: -Báo Giáo dục và thời đại -Tạp chí “Thế giới trong ta” -Sách giáo khoa Ngữ văn 7-tập 1 -Sách giáo viên Ngữ văn 7-tập 1. -Sách Tiếng Việt nâng cao 7. -Phương pháp làm văn biểu cảm-Hoàng Đức Huy. B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I- Phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn: Quá trình dạy một bài Tập làm văn được chia làm hai bước: Cung cấp lý thuyết và truyền đạt phương pháp thực hành. Hướng dẫn học sinh thực hành phải dựa trên cơ sở của những lý thuyết đã dạy cho các em một cách rõ ràng, chính xác. Dạy lý thuyết phải có tác dụng hướng dẫn học sinh thực hành một cách chặt chẽ. Mối quan hệ giữa 2 bước này là mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa học và hành. Thực hiện tốt các mối quan hệ đó sẽ có tác dụng giáo dục, rèn luyện học sinh có thói quen của con người khoa học. 1-Dạy kiểu bài lý thuyết làm văn: Mục đích của việc dạy một bài lý thuyết làm văn là nhằm truyền thụ những hiểu biết cơ bản, cần thiết để học sinh biết cách viết văn và làm bài về một loại văn nào đó: phát hiện và đặt vấn đề, cách tìm ý, cách lập dàn bài và cách 3 diễn đạt. Chính vì thế, khi dạy phầncung cấp khái niệm giáo viên chỉ cần nói những điều cần thiết một cách đơn giản, rõ ràng, cụ thể, chính xác, tránh giờ giảng lý thuyết thành một giờ lý luận văn học, trong đó giáo viên nói cho học sinh nghe nhiều lý luận sách vở trừu tượng, trích dẫn nhiều ý kiến của các nhà văn làm cho bài giảng có vẻ phong phú, sinh động, uyên bác, học sinh nghe hay nhưng sau đó các em không hiểu và không làm được bài. Tuy nhiên cũng cần tránh khuynh hướng không chú ý cung cấp cho học sinh những nhận thức lý luận cần thiết mà chỉ chú trọng truyền đạt phương pháp thực hành, khuynh hướng này làm cho việc thực hành của học sinh mất cơ sở khoa học. Trong khi giảng lý thuyết Tập làm văn, giáo viên cần phải chú ý phát huy tính tích cực tự giác, tính tích cực của học sinh. Điều quan trọng nhất của việc phát huy tính tích cực của học sinh là khêu gợi cho được ở học sinh hứng thú làm bài, lòng tự tin và ý thức ham muốn sáng tạo. 2-Truyền đạt phương pháp thực hành: Chương trình Tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành, do đó điểm mới và khó trong chương trình Ngữ văn (Tập làm văn) là phương pháp dạy thực hành: học sinh không nắm vững lý thuyết làm văn, không biết ứng dụng lý thuyết để làm văn, cho nên khi giảng phần truyền đạt phương pháp thực hành giáo viên cần giải thích cho học sinh thấy được tính khoa học của việc mình phải làm. Tại sao phải làm như vậy mà không thể làm khác. Mỗi bài giảng về phần thực hành phải được sắp xếp thành một hệ thống các thao tác, các công việc. Các khâu, các bước trong hệ thống ấy phải móc xích với nhau, tuần tự dẫn học sinh đạt đến một kết quả nhất đònh: làm được một bài văn đúng qui cách và ở một mức độ cao hơn làm được một bài văn hay (không nhất thiết bắt buộc tất cả học sinh phải làm được văn hay, vì muốn làm được văn hay còn phải tùy thuộc vào nhiều điều kiện phức tạp khác nữa. Nhưng nhất đònh ta phải bắt buộc 100% học sinh làm bài đúng qui cách, làm bài có phương pháp). Học sinh có nắm chắc được phương pháp thực hành thì tự các em mới có thể độclập làm việc trước bất kỳ đề bài nào khác nhau. Người giáo viên phải truyền đạt cho các em nắm chắc phương pháp lập dàn bài, kỹ năng lập 4 dàn bài để khi đứng trước một đầu đề Tập làm văn các em biết cách lập dàn bài hợp lý. Phần truyền đạt phương pháp thực hành có tác dụng trực tiếp chỉ đạo việc lao động sáng tạo và hình thành nếp tư duy khoa học của học sinh. Trong khi dạy, giáo viên cần biết cách khêu gợi óc sáng tạo và kích thích những tình cảm cao quý của các em bằng phương pháp diễn giảng và đàm thoại có tính chất gợi mở. Có làm đượcnhư vậy, chúng ta mới có thể giúp học sinh phát triển tài năng của mình. Tóm lại, nắm vững yêu cầu, đặc điểm của bài lý thuyết Tập làm văn và biết cách vận dụng những nguyên tắc, phương pháp giảng dạy thích hợp làm cho học sinh nắm chắc được lý luận và phương pháp thựchành là yếu tố đầu tiên quyết đònh việc làm bài của học sinh. II-Minh họa: 1-Dạy lý thuyết: Bài 5, tiết 20 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM Những đơn vò kiến thức cơ bản cần tập trung. • Thế nào là văn biểu cảm ? (Văn trữ tình) • Đặc tính : -Cảm nghó, cảm xúc là chính. -Sự vật, con người là phụ thuộc • Mục đích của văn biểu cảm : Nhằm làm cho người đọc thông cảm, đồng cảm hoặc chỉ là trình bày chia sẻ với người đọc những ấn tương, cảm xúc vài suy nghó đã diễn ra trong tâm tư người viết • Cách thức biểu cảm : 5 BIỂU CẢM CỤ THỂ-TRỪU TƯNG TỰ SỰ (CỤ THỂ) NGHỊ LUẬN TRỪU TƯNG +Biểu cảm trực tiếp +Biểu cảm gián tiếp •Phong cách văn biểu cảm : -Chú trọng phong cách trữ tình, biểu cảm, chú trọng tính nhạc, chất thơ trong phong cách và hành văn. -Văn biểu cảm thường sử dụng nhân tố miêu tả, tự sự xen lẫn nhân tố suy tư, nghò luận giàu sắc thái cảm xúc, tình cảm. • Dùng từ trong văn biểu cảm : +Từ ngữ: -Sử dụng từ ngữ gợi cảm xúc, mang sắc thái biểu cảm. -Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh. +Biện pháp tu từ về từ: So sánh, nhân hóa. +Biện pháp tu từ về câu: Điệp ngữ, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, câu cảm thán. Bài 6, tiết 23 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM Những đơn vò kiến thức cơ bản cần tập trung: • Bố cục của bài văn biểu cảm (3 phần) và nội dung từng phần. • Phong cách văn biểu cảm (như tiết 20) Bài 6, tiết 24 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM Những đơn vò kiến thức cơ bản cần tập trung: • Học sinh làm quen với kiểu đề: đề có lệnh và đề không có lệnh. • Học sinh xác đònh đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện qua mỗi đề. • Các bước làm 1 bài văn biểu cảm. Tìm hiểu đề và tìm ý: a) Tìm hiểu đề : Gồm những thao tác sau: 6 a 1 -Đọc kỹ đề bài: Đọc kỹ đề bài, không được bỏ sót một chi tiết nào. a 2 -Phân tích đề: Phải tìm ra cho được cái “tình huống có vấn đề”, nghóa là phải phát hiện vấn đề cần giải quyết. Kết cấu của 1 đề bài (dành cho học sinh Trung học cơ sở) thường gồm 2 bộ phận. +Bộ phận A: Chứa đựng những dữ kiện, những điều đề bài cho biết trước. +Bộ phận B: Chứa đựng những điều đề bài yêu cầu cần phải thực hiện. Là cách thức giải quyết vấn đề. Trong phần này, học sinh gạch dưới những từ ngữ then chốt để xác đònh. • Vấn đề mà đề bài nêu ra. • Thể loại của đề bài b)Tìm ý: Học sinh phải suy nghó thật nhiều. Sự vật nào cũng có nhiều khía cạnh, phải nhìn thấy hết các khía cạnh ấy, khai thác hết các khía cạnh để làm nảy sinh nhiều cảm nghó, cảm xúc. Cảm nghó, cảm xúc dồi dào thì bài văn mới linh động. Lập dàn bài (dàn bài chung): Biểu cảm về sự vật. • Mở bài : -Nêu sự vật vàlý do mà em yêu thích • Thân bài : a)Tả: Những đặc điểm gợi cảm của sự vật nêu cảm nghó, cảm xúc. b) Tác dụng của sự vật: -Sự vật trong cuộc sống của con người cảm nghó, cảm xúc • Kết bài: Tình cảm của em đối với sự vật Viết thành văn Đọc lại và sửa chữa 2-Dạy thực hành: Bài 6, tiết 24 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM - Giáo viên ghi đề lên bảng: Đềø bài: Loài cây em yêu 7 - Giáo viên gọi học sinh tiến hành các bước làm 1 bài TLV 1) Tìm hiểu đề và tìm ý: a) Tìm hiểu đề: (Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh) PHÂN TÍCH ĐỀ Từ ngữ then chốt Xác đònh đề bài Bộ phận A Loài cây Vấn đề Loài cây Bộ phận B Em yêu Thể loại Biểu cảm b) Tìm y ù: -Em yêu câu gì? Vì sao em yêu? -Cây có những nét nổi bật nào? (Thân, lá, rễ, tán cây như thế nào?) Qua đó, em có cảm nghó, cảm xúc gì? -Em hãy nêu những đặc điểm, phẩm chất, tính chất của cây. Em có cảm nghó, cảm xúc như thế nào trước phẩm chất, tính chất của cây? -Nêu ích lợi của cây trong cuộc sống của con người trong cuộc sống của em và nói lên cảm nghó, cảm xúc của em trước những ích lợi đó. -Nêu mối quan hệ hoặc kỉ niệm của em với loài cây ấy. Mối quan hệ hoặc kỉ niệm ấy gây cho em những cảm nghó, cảm xúc như thế nào? -Tình yêu của em đối với loài cây đó như thế nào? 2-Lập dàn ý: (Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh lập dàn ý chi tiết vào dàn ý chung) 3-Viết thành văn: Giáo viên cho học sinh viết thành đoạn mở bài, thân bài (từng đoạn) Đoạn biểu cảm về “Cây tre” “Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa… đã có bà tre xanh” (Nguyễn Duy-Tre Việt Nam) Từ ngàn xưa, cây tre luôn gắn bó với dân tộc Việt Nam. Mỗi làng, mỗi xóm suốt dọc từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng thấy bóng tre. Tre không đứng riêng lẻ tre mọc thành bụi, thành bờ. Dáng tre cao cao khẳng khiu nhưng sức dẻo dai thì không một loại cây nào có thể sánh kòp. Tôi yêu tre không chỉ 8 vì tre gần gũi, giản dò mà còn vì tre là hồn quê, là hương sắc Việt Nam” (Nguyễn Quốc Tấn Trung- 7 5 ) Hay đoạn biểu cảm về cây bàng. “Đứng dưới tàn lá cây xanh mát, lòng tôi thoáng chút bâng khuâng. Ôi cả một vùng kỉ niệm tuổi thơ! Cứ đúng hẹn lại đến. Khi trời chớm sang hè, những chiếc lá cây đan xen vào nhau rợp mát cả khoảng sân. Những tán cây nâng đỡ nhau mà sống. Khi lá bàng còn non nó mang một màu xanh mơn mởn tươi ngon đến lạ kì. Và cứ mỗi khi nắng chiếu vào, những chiếc lá lại mang màu xanh ngọc bích khẽ đong đưa theo gió như đang nhảy múa, reo hò. Thời gian dần trôi, vậy là một mùa thu đã sắp hết. Trời chuyển dần về cuối thu lá bàng bắt đầu chuyển sang màu tía và lác đác rụng, tôi yêu cái màu tía ấy vô cùng vì nó gắn liền với thời thơ ấu của tôi. Trong những trò chơi tuổi thơ, nếu thiếu những chiếc lá ấy là mất vui. Đố anh họa só nào có thể pha đượcmàu tía như màu lá bàng cuối thu. Ôi, màu tía yêu thương!” (Võ Phạm Kha My-7 7 ) Hoặc đoạn biểu cảm về cây phượng. “Tôi không biết phượng có từ bao giờ và càng lại không biết tự bao giờ phượng lại gắn bó với bọn học trò chúng tôi đến như vậy. Mỗi khi hoa phượng nở, lòng học trò cứ nao nao và gợi chút bâng khuâng khó tả. Phượng nở, hè sang và mỗi chúng tôi được nghỉ học. Ôi, sung sướng lắm chứ, vui lắm chứ, nhưng mỗi lần nghó đến việc phải xa bạn bè. Lòng tôi buồn da diết, chẳng biết phượng có hiểu nỗi lòng của chúng tôi không mà mỗi ngày nó càng đỏ rực cả một góc sân trường và cứ đong đưa theo gió như muốn nói điều gì. Cứ như thế, một vài cánh phượng lượn trong gió rồi cuối cùng thả mình xuống đất. Thấy vậy, lũ chúng tôi vội nhặt những cánh phượng rơi chơi đá gà, làm bướm ép vào tập để nhớ một thời học trò hồn nhiên, thơ dại. Đã nhiều lần đứng dưới tán cây lồng lộng mát rượi, tôi muốn hỏi rằng: Phượng ơi! Phượng có biết tôi yêu bạn đến dường nào chăng? Tôi yêu phượng và cũng yêu biết bao từng lớp học, từng bạn bè và từng thầy cô giáo. Đây là nơi tôi không thể nào quên” (Phạm Lữ Quốc An-7 18 ) 9 Và còn rất nhiều đoạn biểu cảm khác như cây dừa của em Mai Trâm- 7 5 hay đoạn Cây tre của em Diễm Trang -7 5 …… III-Kết quả: Qua sự kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành (phần kiểu bài biểu cảm), tôi đã thu đượckết quả rất khả quan. Cụ thể: +Giúp học sinh “thoát khỏi” tình trạng nhàm chán khi học phân môn Làm văn trái lại các em rất thích học phân môn Tập làm văn, rất thích làm văn, vì theo các em đây là môn kiểm tra không cần học bài. +Phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh, khêu gợi ở các em hứng thú khi làm bài, lòng tự tin và ý thức ham muốn sáng tạo. +Kết quả học tập đạt hiệu quả cao. Qua kết quả bài viết số 2 của các em và kết quả kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I tôi nhận thấy 100% các em đã làm bài đúng qui cách, làm bài có phương pháp (mặc dù bài văn chưa hay). C-KẾT LUẬN: Dạy Văn là dạy người! Đó là một chân lý, cho nên để thực hiện tốt việc này, người giáo viên phải có lòng yêu nghề, yêu bộ môn, lòng quan tâm sâu sắc đến chất lượng học tập của học sinh, biết trân trọng những ý kiến, suy nghó vốn hiểu biết của các em. Muốn đạt được kết quả cao, điều quan trọng là người giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ việc dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành, lấy việc hướng dẫn thực hành làm khâu cơ bản nhưng thực hành phải dựa trên cơ sở lý thuyết khoa học vững chắc và phải có tác dụng củng cố nhận thức lý thuyết. Trong quá trình giảng dạy, nhờ kết hợp chặt chẽ việc phát huy những cảm xúc tự nhiên, tinh thần độc lập sáng tạo của học sinh với việc hướng dẫn các em thực hiện rèn luyện nghiêm túc các kỹ năng làm văn theo đúng qui tắc có tính khoa học, tôi đã phát huy được tính tích cực của học sinh, khêu gợi ở các em hứng thú khi làm bài, tự tin và ý thức ham muốn sáng tạo. Đây cũng là đáp ứng yêu cầu quan trọng của giờ Ngữ văn (phân môn Tập làm văn). 10 . trọng đối với kết quả học tập của học sinh qua các kỳ kiểm tra môn Ngữ văn, bài viết chỉ xin mạn phép đưa ra một ý kiến nhỏ về cách Giúp học sinh làm tốt bài văn biểu cảm với mong muốn góp. tiết 20) Bài 6, tiết 24 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM Những đơn vò kiến thức cơ bản cần tập trung: • Học sinh làm quen với kiểu đề: đề có lệnh và đề không có lệnh. • Học sinh xác. hết các khía cạnh để làm nảy sinh nhiều cảm nghó, cảm xúc. Cảm nghó, cảm xúc dồi dào thì bài văn mới linh động. Lập dàn bài (dàn bài chung): Biểu cảm về sự vật. • Mở bài : -Nêu sự vật vàlý