1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM CHO HỌC SINH THCS

22 5,7K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 45,55 KB

Nội dung

Như chúng ta đều biết : Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức va nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi đanh học ở bậc học THCS và trưởng thành sau này. Qua việc rèn kĩ năng viết đoạn văn, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có long yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính độc lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp.

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM

CHO HỌC SINH THCS

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1/LỜI GIỚI THIỆU:

Như chúng ta đều biết : Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS

là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức va nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi đanh học ở bậc học THCS và trưởng thành sau này Qua việc rèn kĩ năng viết đoạn văn, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có long yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tìnhcảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính độc lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật Trước hết là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công

cụ để tư duy giao tiếp

Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng dẫn các

em cách thức viết đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu trong đoạn văn,

bố cục đoạn văn trong một văn bản, cách sử dụng phương tiện liên kết trong đoạn văn Tùy theo từng phương thức diễn đạt khác nhau mà viết theo lối quy nạp , diễn dịch hay song hành…

Để viết được đoạn văn có nhiều câu kết hợp tạo thành, cũng như vậy để tạo thành văn bản yêu cầu phải có nhiều đoạn văn liên kết với nhau tạo thành

Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại, thông tin đại chúng cập nhật lien tục khiến cho học sinh lao vào con đường say mê

“nghiện” sách vở bị lãng quên, ham bạo lực điện tử, sách kiếm hiệp Vì vậy các emkhông ham đọc sách, ham nghiên cứu Cho nên, việc viết một đoạn văn là vấn đề đáng quan tâm khi chúng ta rèn luyện cho các em Hơn thế nữa, tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Văn- Tiếng Việt, môn tập làm văn được xem như vị trí chủ chốt trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và TiếngViệt Như vậy,chúng ta dạy tập làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản, biết xây dựng các đoạn văn thông thường Rèn luyện cho học sinh làrèn luyện cho các em các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình

Trang 3

tạo lập văn bản Vì thế, cách xây dựng đoạn văn được coi là phân môn tập làm vị trí hàng đầu Việc rèn cách viết văn cho học sinh THCS theo trục tăng dần qua các thể loại văn học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, đơn từ (hành chính công vụ) Từ đó, giúp các em vận dụng các thể loại văn bản để phục vụ cho việc học tập và trong đời sống Qua việc tiếp thu những kiến thức của môn Văn- Tiếng Việt, học sinh vận dụng sang tạo, tổng hợp để có thể nói và viết theo những yêu cầu, những đề tài khác nhau, đề kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em.

Trên đây là những lí do, vị trí, vai trò của việc xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS Từ những mặt tích cực, những hạn chế trên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và xây dựng các bước để rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn được tốt hơn

I LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Như chúng ta đã biết, vấn đề nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn chohọc sinh đã đặt ra từ lâunhưng chưa được quan tâm nhiều do phân môn Tập làm văn chưa được xem là phân môn chính và nhiều quan điểm khác nhau:

Trước cải cách giáo dục (1980-2001), Tập làm văn là một phần của Tiếng Việt,quan niệm dạy môn này và Tiếng Việt có tính chất như là công cụ để học tốt các môn khác Làm văn là quá trình giúp học sinh xây dựng văn bản

Giai đoạn hiện nay: Phân môn Tập làm văn có tính độc lập nhưng có mối quan hệ trực tiếp đến phần Văn và phần Tiếng Việt

Lần thay sách này phân môn Tập làm văn được tích hợp cùng phân môn Văn

và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn mới Các kiểu văn bản của Tập làm văn chính là trục để xây dựng nội dung, chương trình Ngữ văn THCS từ năm 2002- 2003

II MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

1 Mục đích:

Phân môn Tập làm văn giúp cho học sinh nắm được các thể loại trong chương trình tập làm văn THCS như: Tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, đơn từ Từ đó, giúp học sinh vận dụng các thể loại văn bản để phục vụ cho đời sống Đặc biệt đề tài này sẽ giúp cho các em biết cách xây dựng đoạn văn biểu

Trang 4

cảm nói riêng và đoạn văn thuộc các thể loại nói trên, với các bố cục đoạn văn

dù ngắn hay dài đều phải đảm bảo mặt nội dung và hoàn chỉnh hình thức,

hướng dẫn cho các em kĩ năng viết đoạn văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận

Mỗi đoạn văn đều bao hàm một ý chính của nó Ý chính đó, có thể đứng

ở đầu đoạn văn theo hình thức diễn dịch hoặc đứng ở cuối đoạn văn theo hình thức quy nạp hoặc ý chính của các câu bình đẳng với nhau theo cách song hành Viết đoạn văn trong phân môn Tập làm văn còn trực tiếp rè luyện cho họcsinh một số đức tính như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trì….Bởi vì mônnày góp phần phát triển trí tưởng tưởng óc sáng tạo, biết phân biệt: đúng, sai, tốt, xấu, phải trái…Từ đó, nuôi dưỡng tâm hồn học sinh theo hướng chân, thiện,mĩ

mĩ, sáng tạo và biết tôn trọng những giá trị thẩm mĩ khi xây dựng đoạn

Là bộ môn khó, đặc biệt yêu cầu kĩ năng càng khó hơn, đòi hỏi chúng ta phải dày công, kiên trì dạy các em Qua đó, hình thành thói quen, kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn Nhiệm vụ của giáo viên Ngữ văn là phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giúp các em biết tích lũy kiến thức, biết huy động vốn kiến thức, biết đặt các vấn đề và giải quyếtvấn đề ấy Là phân môn có tính thực hành cao, nên giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều đoạn văn mẫu, viết nhiều đoạn văn để tạo lập văn bản được dễ dàng hơn Đó là những mục đíc, nhiệm vụ nghiên ủa giáo viên Ngữ văn trong bước rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Trang 5

Điều tra các đối tượng học sinh, phạm vi nghiên cứu ở một số trường trong huyện Đối tượng phần lớn là học sinh lớp 7

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trước hết,c húng ta phải có cái nhìn khái quát về toàn bộ chương trình ở cấp THCS như sau:

Chương trình Tập làm văn THCS đồng tâm với chương trình Tập làm văn củaTiểu học nhưng ở yêu cầu cao hơn, tiếp tục và hoàn chỉnh chương trình ở THCS,

mở rộng các thể văn mới hơn, yêu cầu cao đối với học sinh Chương trình Tập làm văn có mối quan hệ rõ ràng: Giữa Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn Để trở thành thaotác tốt viết đoạn văn, giáo viên hướng dẫn học sinh cách dùng từ đặt câu và cao hơn dựng đoạn

1.Phương pháp lí thuyết:

Bước đầu dạy cho học sinh những khái niệm về từng thể loại văn, làm quen với những đề văn mẫu, những bài văn mẫu và tìm hiểu cụ thể từng bài qua các tiết học: Lí thuyết của đoạn văn Qua đó, giúp học sinh học, tìm hiểu cách xây dựng đoạn văn, bố cục đoạn văn, các câu chốt (câu chủ đề) trong đoạn văn, viết theo các cách diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích…Từ đó, cho học sinh tập viết đoạn văn, có vận dụng lí thuyết về thể loại đoạn văn ấy

2.Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu:

Học sinh là chủ thể trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em trong quá trình tiếp nhận Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cho học sinh tự thân vận động là chính, giáo viên im lặng tới mức tối đa giờ Tập làm văn Vậy trong tiết học Tập làm văn mà đặc biệt là tiết rèn luyện viết đoạn văn, hướng dẫn các kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu để vận dụng các kiến thức

đã học để dựng đoạn theo đặc điểm thể loại để tạo lập văn bản

3.Phương pháp kiểm tra, khảo sát:

Với phương pháp này, đòi hỏi học sinh phải tiến hành liên tục, chắc chắn các thao tác từ lí thuyết về thể loại sau đó đến nghiên cứu, tìm hiểu Từ đó, ta mới

đi vào kiểm tra, khảo sát để thấy được vận dụng tổng hợp, để sáng tạo văn bản qua

Trang 6

nhiều bước trong quá trình rèn luyện các kĩ năng Đó là điều kiện để đánh giá học sinh thông qua bài kiểm tra.

4.Phương pháp cố vấn, chuyên gia:

Đây là những phương pháp khó đối với học sinh Học sinh thường không chú ý đến những cái khó khăn này và cũng không cần hỏi ai những vấn đề cần tháo

gỡ, cần đến chuyên gia cố vấn

Mặc dù mức độ lí thuyết mang tính trừu tượng, việc kiểm tra, đánh giá, cố vấn, chuyên gia, giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức vào viết văn rõ ràng hơn Như vậy việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nói chung viết đoạn văn biểu cảm nói riêng giáo viên phải định hướng cho các em đối chiếu giữa lí thuyết và thực hành, đối chiếu kết quả thực hành của mình nói chung

Trên đây là một số phương pháp nghiên cứu đối với việc rèn luyện các kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho học sinh THCS

4/Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

5/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Rèn kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho HS THCS.

6/Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc ngày dùng thử:

7/Mô tả bản chất của sáng kiến:

Trang 7

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN:

A/ LÍ THUYẾT VỀ ĐOẠN VĂN VÀ THỰC TRẠNG VIẾT ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM CỦA HỌC SINH THCS.

I/LÍ THUYẾT VỀ ĐOẠN VĂN:

Như ta đã biết, bài viết được cấu thành bởi các đoạn văn (văn bản) theo những phương thức và bằng những phương tiện khác nhau Dựng đoạn được triển khai từ ý của dàn bài Có thể đoạn văn là một ý hay nhiều ý hoặc cũng có thể nhiều ý của một đoạn văn Trong đoạn văn thường có bố cục ba phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn Ở góc độ đặc điểm cấu trúc thì các đoan văn cóthể là đoạn diẽn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, …

Để rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ yêu cầu diễn đạt thành lời, thành đoạn, phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp với ý của đoạn để đạt hiệu quả biểu đạt cao hơn, đoạn văn có sức cuốn hút hơn với người đọc

Qua đó ta có thể hiểu được: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạothành Đoạn văn thường có câu chủ đề và từ ngữ chủ đề Từ ngữ chủ đề là các

từ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần (thường

là các chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng đươc biểu đạt Câu chủ đề mang nội dung khái quát , lời lẽ thường ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn (hay còn gọi là câu chốt) Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn

Khi chuyển từ đoạn này sang đoạn khác, cần sử dụng các phương tiện liênkết để thực hiện quan hệ ý nghĩa của chúng Có nhiều phương tiện lien kết trongđoạn văn: dùng từ ngữ có tác dụng liên kết, quan hệ từ, đại từ, chỉ từ,các cụm từthể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát…và dùng câu nối trong đoạn văn Đoạn văn liên kết nhằm mục đích tạo sự liền mạch một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản

Như vậy, các phương tiện lien kết vốn mang ý nghĩa, nhưng đồng thời chúng cũng là hình thức làm rõ tính liên kết của nội dung đoạn văn Mặt khác,

Trang 8

lại có những phương tiện liên kết đồng nghĩa, gần nghĩa với nhau phù hợp với ý

đồ chủ quan của người viết

Vì vậy , chúng ta cần tận dụng những hiểu biết và khả năng trên học sinh

để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc rèn kĩ năng viết đoạn văn được tốt và làm nền tảng cho chương trình THCS Mặc dù vậy, học sinh THCS phần lớn có khuynh hướng không thích học văn mà đặc biệt là phân môn tập làm văn Vì thế nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu vận dụng sáng tạo các kĩ năng viết đoạn văn của các em

II/ THỰC TRẠNG VIẾT ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM CỦA HỌC SINH

THCS.

Cũng bộ môn Ngữ văn, nhưng theo khảo sát, phần lớn các em học phân môn Tập làm văn còn yếu mà đặc biệt là cách dựng đoạn văn khiến cho giáo viên và học sinh còn rất lúng túng Thường thì thời lượng quá ngắn mà kiến thức nhiều,nên học sinh không thể tìm hiểu kĩ các đoạn văn mẫu Phần lớn học sinh hiểu sơsài về mặt lí thuyết, vì thế xác định đề bài, chủ đề và bố cục đoạn văn càng bối rối: việc rèn kĩ năng viết được tiến hành trong các tiết học phân tích đề, dàn ý

và dựng đoạn, liên kết đoạn từ thấp đến cao, từ một tiêu đề, một ý, một đoạn văn đến nhiều đoạn văn dến một văn bản hoàn chỉnh Khi viết còn chưa hiểu kĩ

đề baì nên hay sai lệch Việc phân phối thời gian, số lượng cho các đoạn, các ý lớn, ý nhỏ rõ ràng,cụ thể Cho nên có nhiều trường hợp viết thừa hoặc thiếu chưa xác định cụ thể đề tài, chủ đề của đoạn văn Quá trình lậpluận , trình bày chưa chặt chẽ, lô gic sinh động

Phần lớn học sinh chưa biết sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với từng kiểu áchvăn bản Và đặc biệt llà phong cách văn bản

Qua đề kiểm tra chất lượng học kì I- Môn Ngữ Văn Chúng tôi khảo sát chất lượng thực tế bài làm của học sinh ở các nhà trường cho thấy rằng: Trên 70% sốhọc sinh chưa biết viết đoạn văn biểu cảm

Số học sinh có khả năng biết dựng đoạn và sử lí yêu cầu của đề chiếm 21%,

số học sinh đạt giỏi là con số 0- một con số báo động trong việc học phân môn tập làm văn hiện nay trong nhà trường THCS

Trang 9

Bài làm của học sinh là quá trình tiếp thu lí thuyết và rèn luyện các kĩ năng viết văn của học sinh và là quá trình vận dụng tổng hợp các kĩ năng tư duy, trình độ, vốn sống, vốn ngôn ngữ và cả những cảm xúc và rung động thẩm

mĩ Cho nên, việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh là quá trình lâu dài, việc tiến bộ của các em cũng chậm (không như các môn khoa học tự nhiên) Vì vậy, giáo viên không nên nóng vội mà phải rèn luyện cho học sinh tính kiên trì và giáo viên cũng cần kiên trì khi dạy cho học sinh Những tình trạng viết đoạn văn ở THCS như trên là do nhiều nguyên nhân

Điều ta cần nói trước là nguyên nhân khách quan: nó phụ thuọc vào tư tưởng lập nghiệp của học sinh sau này như thi các trường Cao đẳng, Đại học Ngữ văn ít hơn các môn khác Và điều quan trọng là do kinh tế thị trường thực dụng, con người khô khan, kênh thông tin văn hóa nghệ thuật đa dạng, nhiều loại hình cuốn hút học sinh Hơn thế nữa phụ huynh lại định hướng cho con em mình theo khuynh hướng trên

Và ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân chủ quan là môn Tập lầm văn khó học, trừu tượng, học sinh không thích học, khó trở thành học sinh giỏi văn Hơn thế nữa nội dung, chương trình trong SGK còn quá tải, trình

độ giáo viên chưa đáp ứng Chất liệu môn Ngữ văn bị giảm tiết khi đưa một số thể loại khác vào giảng dạy như văn Nghị luận, thể loại Văn bản Nhật dụng… Trên đây là tình trạng viết đoạn văn, dựng đoạn của học sinh THCS và nó cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động Cho nên chúng ta càng quan tâm nhiều hơn nữa trong việc dạy học một tiết Tập làm văn, đặc biệt

là tiết dựng đoạn văn trong văn bản

B/ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM:

I/ĐẶC ĐIỂM ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM:

1/ Khái niệm văn biểu cảm:

Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình ảm, cảm xúc, sự đánh giá của con đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút

Trang 10

Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Ngoài biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, đoạn văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm

(Sách giáo khoa- Ngữ Văn- 7/ tập 1- Trang 73).2/ Đặc điểm của văn biểu cảm:

a/Mỗi đoạn văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu như yêu thiên nhiên, yêu loài vật, yêu con người, yêu thương trường lớp, bạn hữu, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, ghét thói tầm thường, độc ác…

b/ Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn hình ảnh ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng (một đồ vật, một loài cây, một danh lam thắng cảnh hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm cảm xúc, ý nghĩ của mình, trang trải nỗi lòng mình một cách kín đáo hoặc nồng hậu, mãnh liệt, thiết tha

c/ Cũng như đoạn văn thuộc các thể loại khác, đoạn văn biểu cảm cũng có bố cục

e/ Trong văn biểu cảm, tình cảm con ngườiđã qua suy nghĩ, khác với trạng thái, cảm xúc (biểu hiện ra nét mặt cử chỉ)

g/ Có hai cách biểu cảm:

Biểu cảm trực tiếp: Thông qua cách sử dụng các từ cảm than: ôi, hỡi ơi, tôi,ta…Tác dụng bộc lộ, biểu hiện tình cảm, thái độ có lien quan Điều này thấy rõ nhất trong thơ trữ tình, trong tùy bút, trong đối thoại nội tâm của nhân vật

Trang 11

Biểu cảm gián tiếp: thông qua cách miêu tả cử chỉ, động tác, thái độ của nhân vật và tình cảm của người viết

Mặc dù vậy, biểu cảm trực tiếp, biểu cảm gián tiếp không đối lập nhau, không tách rời nhau mà cần được bổ sung cho nhau để giúp cho biểu cảm sâu sắc tinh tế hơn

II/ YÊU CẦU CỦA ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM:

Cũng như các bài văn khác, đoạn văn trong văn biểu cảm cũng có những yêu cầu cụ thể nhằm giúp học sinh nắm một cách khái quát về măt hình thức cũng như nội dung đoạn văn biểu cảm Từ đó, các em mật thiết có thể viết đoạn văn (xây dựng đoạn văn) đúng với yêu cầu Đoạn văn biểu cảm với việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học của học sinh là những yêu cầu, nội dung liên quan mật thiết với nhau

Về mặt hình thức của đoạn văn:

Yêu cầu trước hết là học sinh phải nắm được dấu hiệu, quy ước khi viết đoạn văn biểu cảm:

Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng

Trước khi viết đoạn văn biểu cảm giáo viên hướng dẫn cho các em tìm hiểu

đê, xác định ý và từ việc xác định được ý chính của bài đi đến xây dựng câu chủ

đề Việc viết câu chủ đề đúng với ý chính đã tìm được ở trên sẽ giúp học sinh định hướng lựa chọn nội dung trình bày theo cấu trúc diễn dịch, quy nạp hay các kiểu cấu trúc khác Đồng thời cũng định hướng cho các em lựa chọn các phép liên kết, phương tiện lien kết, cách dùng từ ngữ phù hợp với cảm xúc trong bài viết của mình

Câu chủ đề có thể đứng ở đầu đoạn (theo cấu trúc diễn dịch), có thể đứng ở cuối đoạn (theo cấu trúc quy nạp)….Câu chủ đề phải mang nội dung khái quát , lời

lẽ ngắn gọn, hàm xúc và thường đủ hai thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ Các câu còn lại trong đoạn văn có nhiệm vụ diễn giải, chứng minh, làm rõ hoặc kết luận những cảm xúc đã thể hiện trong câu chủ đề

Ngày đăng: 18/03/2016, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w