1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của vụ TIỀN LƯƠNG – bộ nội vụ

67 593 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 764,5 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrải qua gần hai tháng thực tập tại Vụ tiền lương – Bộ Nội vụ, em đã biếtthêm được nhiều điều bổ ích, tích lũy cho mình được một phần nào đó kiến thứcthực tế khi được tiếp xúc

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ TIỀN LƯƠNG – BỘ NỘI VỤ

Đơn vị thực tập:

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

2007 - 2011

Từ ngày 03/03/2011 đến ngày 23/04/2011

Hà Nội, tháng 4 năm 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trải qua gần hai tháng thực tập tại Vụ tiền lương – Bộ Nội vụ, em đã biếtthêm được nhiều điều bổ ích, tích lũy cho mình được một phần nào đó kiến thứcthực tế khi được tiếp xúc với thực tiễn tổ chức và hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước và được quan sát, thử nghiệm trực tiếp với công việc mà các cán

bộ công chức tiến hành ở Vụ, từ đó giúp em hoàn thiện thêm cho mình về kiếnthức lý luận khi còn học trên ghế nhà trường, có sự định hướng rõ ràng hơn chonghề nghiệp của mình và có thêm kinh nghiệm để tự tin hơn khi bước vào côngviệc thực tế sau khi tốt nghiệp Quá trình thực tập được hoàn thành theo đúng kếhoạch chính là nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo Bộ Nội vụ,

Vụ Tổ chức cán Bộ, Vụ tiền lương - đơn vị trực tiếp tiếp nhận thực tập

Kết thúc đợt thực tập, em xin gửi lời tri ân sâu sắc, lòng biết ơn chân thànhđến những bộ phận, đơn vị, cá nhân đã tận tình giúp đỡ em trong gần hai tháng vừaqua, đặc biệt là chuyên viên Vụ tiền lương Trần Thị Thu Hà – người trực tiếphướng dẫn em tiếp xúc với công việc tại đơn vị thực tập, Ths.Trịnh Ngọc Thu -giảng viên Bộ môn Quản lý nhà nước về Đô thị và Nông thôn đã luôn góp ý, chỉdạy cho em những điều cần thiết để hoàn thiện báo cáo này và các thầy cô giáo phụtrách đoàn thực tập số 24 cũng như trong toàn Học viện Hành chính

Em xin chân thành cảm ơn

SINH VIÊNBÙI THỊ HÒA

Trang 3

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Phạm vi đề tài 8

3 Kết cấu của đề tài 9

B PHẦN NỘI DUNG 10

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ NỘI VỤ VÀ VỤ TIỀN LƯƠNG .10

I Khái quát chung về Bộ Nội vụ 10

1 Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ 10

2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ 12

2.1 Vị trí, chức năng 12

2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 12

2.3 Cơ cấu tổ chức 24

3 Chế độ làm việc của Bộ Nội vụ 26

II Khái quát chung về Vụ tiền lương 26

1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ tiền lương 26

1.1 Vị trí, chức năng 26

1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 26

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 29

1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức 31

1.5 Mối quan hệ công tác 32

Trang 4

2 Chế độ làm việc của Vụ tiền lương 33

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ TIỀN LƯƠNG – BỘ NỘI VỤ 33

I Một số vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của Vụ 33

1 Khái niệm Vụ 33

2 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Vụ 34

3 Tổ chức và hoạt động của Vụ 34

3.1.1 Lãnh đạo Vụ 34

3.1.2 Các chuyên viên 35

II Thực trạng tổ chức và hoạt động của Vụ tiền lương 36

1 Những kết quả đạt được 36

1.1 Về tổ chức 36

1.1.1 Về tổ chức bộ máy 36

1.1.2 Về tổ chức nhân sự 37

1.1.3 Về nguồn lực tài chính 40

1.1.4 Về ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công sở 40

1.2 Về hoạt động 41

1.2.1 Về thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch được giao 41

1.2.2 Về xây dựng văn bản 42

1.2.3 Về tham gia ý kiến xây dựng văn bản với các Bộ, ngành 44

1.2.4 Về chế độ thông tin báo cáo, giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp dân; trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri các tỉnh và chất vấn của các đại biểu Quốc hội 44

Trang 5

2.1 Về tổ chức 45

2.1 Về hoạt động 46

3 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại 46

CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ TIỀN LƯƠNG – BỘ NỘI VỤ 47

I Phương hướng, nhiệm vụ 47

1 Phương hướng 47

2 Nhiệm vụ trong thời gian tới 48

II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động 49

1 Về tổ chức bộ máy 49

2 Về nhân sự 49

3 Về công nghệ thông tin 50

4 Về tài chính 51

5 Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 51

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI 52

VỤ TIỀN LƯƠNG – BỘ NỘI VỤ 52

I Bản mô tả công việc, trình độ và kỹ năng của cán bộ trực tiếp quản lý và hướng dẫn 52

1 Mô tả chung công việc 52

1.1 Mục đích chung 52

1.2 Nhiệm vụ chính và đánh giá: 53

2 Các yêu cầu đối với vị trí 53

Trang 6

3 Điều kiện và môi trường làm việc 54

II Về bản thân trong quá trình thực tập 54

1 Kế hoạch quá trình thực tập 54

1.1 Nội dung, kế hoạch thực tập của nhà trường 54

1.1.1 Nội dung thực tập 54

1.1.2 Kế hoạch thực tập của nhà trường 55

1.2 Kế hoạch thực tập của bản thân 55

2 Những việc đã làm trong quá trình thực tập 57

2.1 Tuần 1, 2 (từ ngày 23/2/2011 đến ngày 8/3/2011): 57

2.2 Tuần 3 (từ ngày 9/3/2011 đến ngày 15/3/2011) 57

2.3 Tuần 4 (từ ngày 16/3/2011 đến ngày 22/3/2011 57

2.4 Tuần 5, 6, 7 (từ ngày 23/3/2011 đến ngày 19/4/2011) 58

2.5 Tuần 8, 9 (từ ngày 20/4/2011 đến ngày 23/4/2011) 58

3 Kết quả quá trình thực tập 59

3.1 Kết quả thực hiện công việc 59

3.2 Những bài học thu được sau kỳ thực tập 60

C KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 7

A LỜI MỞ ĐẦU

Sau gần bốn năm học tập và nghiên cứu, quãng thời gian thực tập cuối khóakhông chỉ là một trong những nội dung quan trọng của khóa học đào tạo cử nhânhành chính ở Học viện Hành chính mà còn tạo cho sinh viên có cơ hội hữu ích vàthiết thực để nắm bắt tình hình thực tế cũng như bước đầu biết phương pháp, cáchthức vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn Đây là khoảng thời gianquý giá nhằm giúp sinh viên tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của Bộ máy Nhà nước

và thể chế hành chính Nhà nước; nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơcấu tổ chức của cơ quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong cơquan nơi thực tập Trên cơ sở đó có thể hình dung phần nào thực tiễn nền hànhchính nước ta hiện nay và năng lực hoạt động của cơ quan nơi thực tập Đồng thời

đây là cơ hội cho sinh viên được “cọ xát” thực tế, tìm hiểu công việc cụ thể tại nơi

thực tập để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính, so sánh giữa lýthuyết và thực tế để bổ sung và nâng cao kiến thức đã được tiếp thu trong quá trìnhhọc tập ở Học viện cũng như kinh nghiệm qua những bài học thực tiễn ban đầu và

từ đó tự tin hơn, tránh bị động và thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc khibước vào thực tế sau khi tốt nghiệp

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu, trở thành mộtchương trình cấp thiết, thường xuyên, lâu dài và bền bỉ của các Chính phủ ở nhiềuquốc gia Cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cáchhành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triểndân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội Đối mặt với làn sóng nhu cầu kinh tế,tiến bộ xã hội ngày càng tăng lên và trước mong muốn ngày càng lớn về một chấtlượng cuộc sống tốt đẹp hơn của mọi tầng lớp dân cư, nhiều Chính phủ đã chủ

Trang 8

động thực hiện những sáng kiến cải cách để đạt được hiệu quả, hiệu suất và khảnăng đáp ứng trong hệ thống hành chính của mình

Ở Việt Nam, cải cách hành chính hiện là chính sách lớn được Đảng và Nhànước hết sức quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách mạnh mẽ, toàn diện.Cải cách hành chính được đánh giá như là một bước đột phá góp phần hỗ trợ đắclực cho sự phát triển đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Trong công cuộc đổi mới vừa qua, cùng với những thành tựu mà đất nước ta đã đạtđược, quản lý hành chính cũng từng bước được đổi mới theo hướng hiện đại vàphát triển Để phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan hànhchính nhà nước nói riêng và toàn bộ nền hành chính quốc gia nói chung cũng đượcxem là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính trong giaiđoạn hiện nay ở nước ta Đồng thời đây cũng là một trong những phương diệnquan trọng nhằm thúc đẩy quá trình cải cách hành chính mang hiệu quả thiết thực

và hướng vào xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từngbước hiện đại hóa nhằm phục vụ tốt hơn các nhu cầu cơ bản, thiết yếu, bảo đảmcác quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhân dân

Trong quá trình chung đó, cơ cấu tổ chức của Chính phủ được thay đổi theohướng gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiệnchức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướngdẫn và kiểm tra thực hiện; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ,

cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhànước trong tình hình mới Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sởphân biệt rõ chức năng, phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thựcthi chính sách, cung cấp dịch vụ công; định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền

Trang 9

hơn nữa hiệu quả hoạt động về mọi mặt Đây là việc làm không đơn giản, đòi hỏitrong quá trình cải cách hành chính phải tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác tậptrung giải quyết từng bước các vấn đề để tạo sự chuyển biến vững chắc theo chiềusâu.Vấn đề trên được đặt ra và xác định về mặt lý luận cũng như tại các văn bảnpháp luật có liên quan Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai trong thực tiễn vẫn cònnhững vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và hoàn thiện.

Trải qua gần hai tháng thực tập tại Vụ tiền lương – Bộ Nội vụ, trực tiếp quansát, tìm hiểu về cách thức tổ chức; tham gia vào thực tiễn hoạt động của Vụ và dựatrên vốn kiến thức có được trong quá trình học tập tại Học viện Hành Chính emnhận thấy đây chính là thực tiễn sinh động, làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá kếtquả, hiệu quả tổ chức và hoạt động của đơn vị thuộc Bộ và đề ra một số kiến nghị,giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Vụ tiềnlương – Bộ Nội vụ nói riêng cũng như các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ khác và hệthống các cơ qan hành chính nhà nước nói chung Đó chính là lý do em chọn đề

tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Vụ tiền lương – Bộ Nội vụ” làm đề tài cho báo cáo thực tập.

2 Phạm vi đề tài

Đề tài thực hiện nghiên cứu thực tiễn tổ chức và hoạt động của Vụ tiềnlương – Bộ Nội vụ trong những năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cáchhành chính nhà nước, đặc biệt là từ 2006 – 3/2011.Trong đó đề tài giới thiệu một

số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Vụ và tập trung phân tích thực trạng tổ chức

và hoạt động của Vụ tiền lương Trên cơ sở những mặt đạt được và những mặt còntồn tại, dưới góc nhìn của một sinh viên học tập và nghiên cứu về quản lý hànhchính nhà nước, em đưa ra một số ý kiến đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao hơnnữa hiệu quả tổ chức và hoạt động của Vụ tiền lương

Trang 10

3 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm

4 chương:

Chương I: Khái quát chung về Bộ Nội vụ và Vụ tiền lương

Chương II: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Vụ tiền lương – Bộ Nội vụChương III: Phương hướng, nhiệm vụ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả

tổ chức và hoạt động của Vụ tiền lương – Bộ Nội vụ

Chương IV: Kết quả quá trình thực tập tại Vụ tiền lương – Bộ Nội vụ

Trang 11

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ NỘI VỤ VÀ VỤ TIỀN LƯƠNG

I Khái quát chung về Bộ Nội vụ

1 Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ

Lịch sử của Bộ Nội vụ gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nướccách mạng, với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước quacác giai đoạn lịch sử Ngày 28/8/1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷban dân tộc giải phóng Việt Nam do Đại hội đại biểu quốc dân họp tại Tân Tràongày 16, 17/8/1945, lập ra để chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa đã được cải tổ thànhChính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Trong thành phầnChính phủ lâm thời có Bộ Nội vụ, thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy nhà nước,bảo vệ chính quyền cách mạng Theo đó, Bộ Nội vụ là một trong 13 bộ đầu tiêntrong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời khi đólực lượng công an cũng nằm trong Bộ Nội vụ và đến 1953 thì tách khỏi Bộ Nội vụthành lập Bộ Công an độc lập

Trong những năm 1960 - 1970 để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, trên cơ sở

cơ cấu của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp 1959 và Nghị quyết củaQuốc hội, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ được quy định mới Từ năm

1970, có sự thay đổi trong tổ chức của Ngành tổ chức nhà nước Theo Quyết định

số 40/CP ngày 26/2/1970 của Hội đồng Chính phủ các chức năng nhiệm vụ quản lýcông tác tổ chức Nhà nước chuyển từ Bộ Nội vụ về Phủ Thủ tướng Bộ Nội vụ lúcnày chỉ thực hiện một số nhiệm vụ xã hội, đến ngày 6/6/1975 trong kỳ họp thứ nhấtQuốc hội khoá V, hợp nhất Bộ Công an và Bộ Nội vụ thành một bộ lấy tên là BộNội vụ với chức năng bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, còn bộphận làm công tác thương binh liệt sĩ của Bộ Nội vụ cũ chuyển sang Bộ Thương

Trang 12

binh và Xã hội vừa được thành lập Đến tháng 5/1998, Quốc hội khoá X kỳ họpthứ 3 có Nghị quyết số 13 đổi tên Bộ Nội vụ thành Bộ Công an.

Năm 1973, chuẩn bị cho một phương hướng chiến lược mới, chuẩn bị chomột Nhà nước thống nhất, trên cơ sở những chức năng nhiệm vụ công tác tổ chứcnhà nước được chuyển từ Bộ Nội vụ về Phủ Thủ tướng Ngày 20/2/1973 Hội đồngChính phủ ban hành Nghị định số 29/CP lập Ban Tổ chức của Chính phủ để thựchiện nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý công tác tổ chức theo đường lối chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng, kiện toàn bộ máy Nhà nước trongđiều kiện, tình hình, nhiệm vụ mới Ngày 30/9/1992 Nghị quyết kỳ họp thứ nhấtQuốc hội khoá IX đã quyết định Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ là cơ quanngang bộ

Trước những đòi hỏi của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước trongnhững năm đầu của thế kỷ mới, Đảng và Nhà nước ta ngày càng khẳng định vai tròquan trọng của công tác tổ chức và cán bộ trong bộ máy hành chính nhà nước,trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như trong côngtác quản lý theo nguyên tắc đa ngành, đa lĩnh vực Để đủ sức đảm đương đượcnhững trọng trách to lớn, nặng nề đó, cần thiết phải hình thành một Bộ thuộc cơcấu Chính phủ với tên gọi đúng với vai trò, chức năng của nó mà trước đây đã từng

có trong Chính phủ cách mạng đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đó là:

Bộ Nội vụ Do đó, tại kỳ họp thứ nhất, ngày 5/8/2002 Quốc Hội khoá XI đã quyếtđịnh cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ mới và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ đã đượcQuốc Hội đổi tên thành Bộ Nội vụ Ngày 9/5/2003 Chính phủ ban hành Nghị định

số 45/2003/NĐ - CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Bộ Nội vụ Từ đó đến nay, những nỗ lực của Bộ Nội vụ đã và đang trực tiếpgóp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì

Trang 13

dân, ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao vịthế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực.

2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ

2.1 Vị trí, chức năng

Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về các ngành, lĩnh vực: tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địaphương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; hội, tổ chứcphi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tôn giáo; cơ yếu; văn thư, lưu trữ nhà nước vàquản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quyđịnh của pháp luật

2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn

Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm

vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1 Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháplệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết,nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàngnăm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ

2 Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dàihạn, năm năm, hàng năm, các dự án, công trình quan trọng quốc gia và các dự thảoquyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước củaBộ

3 Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhànước của Bộ

Trang 14

4 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cácvăn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được ban hànhhoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

5 Về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước:

a) Trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốchội; đề án, dự thảo nghị định của Chính phủ về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất,chia, tách, giải thể Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo nghịđịnh quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; dự thảonghị định quy định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệpnhà nước;

b) Thẩm định các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ; thẩm định đề án thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại tổngcục và tương đương do Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Chính phủ; thẩm định dự thảoquyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của tổng cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; thẩmđịnh đề án và dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, sápnhập, giải thể, tổ chức lại các tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước và các tổchức tư vấn, phối hợp liên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủtướng Chính phủ;

c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ rà soát lại lần cuối các dự thảo nghị định của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan

Trang 15

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, banhành;

d) Hướng dẫn tiêu chí chung để thực hiện phân loại, xếp hạng các tổ chứchành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;

đ) Phối hợp với các Bộ quản lý ngành ban hành quy định hướng dẫn chứcnăng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Chính phủquyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

6 Về chính quyền địa phương:

a) Trình Chính phủ ban hành các quy định về: phân loại đơn vị hành chínhcác cấp; thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vịhành chính các cấp; thành lập mới, đổi tên, sáp nhập, chia, tách, giải thể đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt trực thuộc Trung ương; chính sách đối với cán bộ,công chức cấp xã;

b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cử thànhviên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động củaHội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật Tham dự các phiên họpđịnh kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, khi cần thiết tham dự các cuộc họp của

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn về xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hànhchính và chương trình làm việc toàn khoá, hàng năm của Ủy ban nhân dân cấptỉnh;

Trang 16

d) Hướng dẫn thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồngnhân dân theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp về phươngthức hoạt động; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấpxã;

e) Thống kê số lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Ủyban nhân dân các cấp; số lượng đơn vị hành chính các cấp

7 Về địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính:

a) Thẩm định và trình Chính phủ đề án về: thành lập mới, sáp nhập, chia,tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành chính các cấp; thành lập mới, sápnhập, chia, tách, giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trực thuộc Trungương; nâng cấp về cấp quản lý hành chính đô thị thuộc tỉnh;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân loại đơn vị hành chính cấptỉnh;

c) Quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện; hướng dẫn Ủy bannhân dân cấp tỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp xã;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản

lý, phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính; chủ trì xây dựng phương án giảiquyết về địa giới hành chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; tổnghợp, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết về những vấn đềchưa thống nhất liên quan đến địa giới hành chính;

đ) Quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp

8 Về quản lý biên chế:

a) Quyết định giao biên chế hành chính, biên chế làm việc ở nước ngoài của

tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ và biên chế hành chính thuộc Ủy ban

Trang 17

nhân dân cấp tỉnh sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế hànhchính nhà nước hàng năm;

b) Bổ sung biên chế hành chính cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy bannhân dân cấp tỉnh trong tổng biên chế dự phòng sau khi Thủ tướng Chính phủ phêduyệt;

c) Giao biên chế làm việc ở nước ngoài cho tổ chức của cơ quan thuộcChính phủ và biên chế các tổ chức hội có sử dụng biên chế nhà nước sau khi Thủtướng Chính phủ phê duyệt;

d) Tổng hợp và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về biên chế hànhchính, sự nghiệp nhà nước của các cơ quan trong cả nước

9 Về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lýcủa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Thủtướng Chính phủ về quy hoạch cán bộ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chínhphủ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ về: tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm ngạch, chuyểnngạch; đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễnnhiệm, biệt phái; kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu và các chế độ, chính sách khác đối vớicán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ về chứcdanh, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp trưởng phòng và tương đương đếnthứ trưởng và tương đương của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

từ cấp trưởng phòng và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đến giámđốc sở và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Trang 18

d) Quy định ngạch và mã ngạch; ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện tiêu chuẩn các ngạch công chức; cơ cấu ngạch công chức; công tác quản lý hồ

sơ cán bộ, công chức, viên chức; số hiệu, thẻ công chức, trang phục đối với cán bộ,công chức;

đ) Tổ chức thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyênviên cao cấp; quyết định bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương theothẩm quyền; phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xâydựng ngân hàng đề thi nâng ngạch công chức, viên chức chuyên ngành; hướng dẫn

về điều kiện đảm bảo thực hiện phân cấp việc tổ chức thi nâng ngạch công chức,viên chức chuyên ngành; kiểm tra, giám sát việc nâng ngạch công chức, viên chức;

e) Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiêuchuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các ngạch viên chức, cơ cấu ngạch viên chức,đánh giá, nội dung, hình thức thi tuyển, nâng ngạch viên chức chuyên ngành để các

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngànhban hành;

g) Thẩm định về nhân sự đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lýthuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

h) Tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ cao cấp theo phân công vàphân cấp;

i) Xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ thuộc thẩm quyền quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ; tổ chức quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theophân cấp

10 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước:

Trang 19

a)Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức ở trong nước và ở nước ngoài, cán bộ, công chức cấp xã

và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;

b) Hướng dẫn các quy định của Chính phủ về tổ chức của cơ sở đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Thống nhất quản lý về chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹnăng quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức hành chính, đại biểu Hội đồngnhân dân các cấp và cán bộ, công chức cấp xã;

d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối vớicán bộ, công chức hành chính ngành nội vụ; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngànhđào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với đại biểu Hội đồngnhân dân các cấp và cán bộ, công chức cấp xã;

đ) Phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức hàng năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổng hợp

và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

11 Về chính sách tiền lương:

a) Hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về:chính sách, chế độ tiền lương (tiền lương tối thiểu; bảng lương; ngạch, bậc lương;chế độ phụ cấp; quản lý tiền lương và thu nhập); các chính sách, chế độ khác đốivới cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từ Trung ương đến cấp xã; tiền lươnglực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức sựnghiệp nhà nước;

b) Hướng dẫn việc xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ, viên chức quản lýdoanh nghiệp nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ lực lượng vũtrang khi được điều động, luân chuyển về cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước;

Trang 20

c) Hướng dẫn, kiểm tra: việc thực hiện chính sách, chế độ tiền lương, phụcấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước,lực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp của Nhà nước; việc nâng bậc lươngđối với cán bộ, công chức, viên chứctheo quy định của pháp luật; việc xếp hệ số lương khi bổ nhiệm ngạch chuyên viêncao cấp và tương đương đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

d) Làm thường trực Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chínhsách tiền lương nhà nước

c) Quyết định việc: cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập, hợp nhất; giảithể; phê duyệt điều lệ, cấp giấy phép đối với hội, tổ chức phi chính phủ có phạm vihoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hội, tổchức phi chính phủ; việc thực hiện điều lệ đối với hội, tổ chức phi chính phủ theoquy định của pháp luật

13 Về thi đua, khen thưởng:

a) Hướng dẫn việc thực hiện quy định của Chính phủ về đối tượng, quytrình, thủ tục, thời gian xét đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng;hình thức, thủ tục khen thưởng đơn giản; mẫu các hiện vật khen thưởng;

Trang 21

b) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, chính sách khenthưởng của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về thi đua, khenthưởng đối với các ngành, các cấp;

c) Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng do các cơ quan, tổ chức trình Thủtướng Chính phủ quyết định hoặc để Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nướcquyết định khen thưởng theo quy định của pháp luật;

d) Quy định việc thu hồi, cấp, đổi hiện vật khen thưởng theo quyết định củacấp có thẩm quyền; chịu trách nhiệm chuẩn bị hiện vật kèm theo các hình thứckhen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

đ) Vận động các nguồn tài trợ và quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởngTrung ương; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý quỹ thi đua, khen thưởng ởcác cấp, các ngành;

e) Làm thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương

14 Về công tác tôn giáo:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơquan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác liên quantrong việc tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chínhsách, pháp luật về tôn giáo và công tác tôn giáo;

b) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác tôn giáo đối với cácngành, các cấp liên quan và địa phương;

c) Thống nhất quản lý về xuất bản các ấn phẩm, sách kinh, tác phẩm, giáotrình giảng dạy, văn hoá phẩm thuần tuý tôn giáo của các tổ chức tôn giáo đượcNhà nước cho phép hoạt động;

d) Thực hiện và hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chứcsắc tôn giáo về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật;làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế

Trang 22

15 Về công tác cơ yếu:

a) Tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo về công tác cơyếu;

b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kếhoạch và các đề án, dự án bảo mật, an toàn thông tin sau khi được phê duyệt;

c) Thống nhất quản lý, bảo đảm kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cơ yếutrong phạm vi cả nước; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trong việc thực hiệncác chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến bảo đảm an toàn vàbảo mật thông tin bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

d) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về mật mã dân sự, cung cấpcác thiết bị và sản phẩm mật mã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội cho các

tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng

16 Về công tác văn thư, lưu trữ nhà nước:

a) Xây dựng các đề án, dự án về sưu tầm, thu thập, chỉnh lý, bảo vệ, bảoquản, bảo hiểm, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và tổ chức thực hiện sau khiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan nhà nước thực hiện các quy định vềquản lý công tác văn thư, lưu trữ;

c) Thực hiện các quy trình nghiệp vụ về sưu tầm, thu thập, bổ sung tài liệulưu trữ, bảo vệ, bảo quản, bảo hiểm tài liệu lưu trữ; tổ chức giải mật, công bố, giớithiệu, triển lãm, trưng bày và tổ chức phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữđược bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia;

d) Thống nhất quản lý về thống kê văn thư, lưu trữ trên phạm vi cả nước;đ) Lưu trữ thông tin số trong các cơ quan nhà nước

17 Về cải cách hành chính nhà nước:

Trang 23

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án chung về cải cách hành chính nhànước trong từng giai đoạn để trình cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp đẩy mạnh cảicách hành chính nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Thẩm định các đề án thí điểm cải cách hành chính do các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ;

d) Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án cải cách hành chính

về lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;

đ) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương thực hiện công tác cải cách hànhchính nhà nước;

e) Làm thường trực công tác cải cách hành chính của Chính phủ

18 Về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở:

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại xã, phường,thị trấn và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và doanhnghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật

19 Về hợp tác quốc tế:

a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

về tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nướccủa Bộ; tổng hợp, báo cáo định kỳ về hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến cáclĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

b) Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý nhànước của Bộ theo quy định của Chính phủ;

c) Thống nhất với các Bộ, ngành, địa phương về tổ chức hội nghị, hội thảoquốc tế, cấp quốc gia và hội nghị, hội thảo do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ

Trang 24

tướng Chính phủ chủ trì liên quan đến các nội dung, lĩnh vực quản lý nhà nước của

Bộ Nội vụ;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc hợp tác về lĩnh vựccông vụ với các nước ASEAN

20 Quản lý nhà nước về công tác thanh niên:

a) Chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm phápluật, chiến lược, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên;

b) Hướng dẫn việc lồng ghép các cơ chế, chính sách đối với thanh niên trongxây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu của các cấp, các ngành;

c) Tổng kết, sơ kết, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình thựchiện các quy định của pháp luật đối với thanh niên

21 Thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theoquy định của pháp luật

22 Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống thamnhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các ngành, lĩnh vựcthuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ

23 Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành giải quyết kiến nghị của các cơ quannhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo phân công của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ

24 Hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép các cơ quan, tổ chức được sử dụngcon dấu và việc quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật

25 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và ứng dụngnghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ

26 Tổ chức, chỉ đạo ứng dụng công nghệ và dữ liệu thông tin, thống kê theocác lĩnh vực quản lý của Bộ

Trang 25

27 Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; quyết định việc bổ nhiệm, bổnhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái, khen thưởng, kỷluật, thôi việc, nghỉ hưu, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chínhsách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ quản lý theo quy địnhcủa pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, côngchức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

28 Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách đượcphân bổ theo quy định của pháp luật

29 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướngChính phủ giao và theo quy định của pháp luật

16 Ban Tôn giáo Chính phủ

17 Ban Cơ yếu Chính phủ

18 Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

19 Cơ quan đại diện của Bộ tại thànhphố Hồ Chí Minh

20 Cơ quan đại diện của Bộ tại thànhphố Đà Nẵng

21 Viện Khoa học tổ chức nhà nước

22 Tạp chí Tổ chức nhà nước

23 Trung tâm Thông tin

24 Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức

Trang 26

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ Nội vụ

Trang 27

3 Chế độ làm việc của Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ thủ trưởng Mọi hoạt động của Bộ phải tuânthủ các quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ Cán bộ, công chức,viên chức thuộc Bộ Nội vụ phải xử lý và giải quyết công việc đúng trình tự, thủtục, phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền

II Khái quát chung về Vụ tiền lương

1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ tiền lương

1.1 Vị trí, chức năng

Vụ Tiền lương là tổ chức của Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộtrưởng quản lý nhà nước về chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí

và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang

và lao động hợp đồng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp của Nhànước; và giúp Bộ trưởng làm nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo nghiên cứu vàthực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước

1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn

1 Giúp Bộ trưởng xây dựng các Đề án về cải cách chính sách tiền lươngtheo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạmpháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành về chính sách, chế độ tiền lương, phụcấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từTrung ương đến cấp xã, tiền lương lực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trongcác cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước

2 Trình Bộ trưởng ban hành các văn bản:

a) Hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về:chính sách, chế độ tiền lương (tiền lương tối thiểu; bảng lương; ngạch, bậc lương;chế độ phụ cấp; quản lý tiền lương và thu nhập); các chính sách, chế độ khác(nguyên tắc xếp ngạch, bậc lương, chế độ nâng bậc lương, chế độ trả lương, sinh

Trang 28

hoạt phí, tiền thưởng và các chế độ khác theo lương) đối với cán bộ, công chức,viên chức nhà nước từ Trung ương đến cấp xã; tiền lương lực lượng vũ trang vàlao động hợp đồng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp nhà nước;

b) Hướng dẫn việc xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ, viên chức quản lýdoanh nghiệp nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ lực lượng vũtrang khi được điều động, luân chuyển về cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước

3 Thẩm định, trình Bộ trưởng quyết định hoặc có ý kiến về nâng bậc lươngtrước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp vàtương đương; quyết định chuyển ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;quyết định nâng ngạch và xếp lương chuyên viên cao cấp và tương đương khôngqua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu sau khi có ýkiến tham gia của Vụ Công chức – Viên chức Tham gia ý kiến về việc bổ nhiệmngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, ngạch giáo sư và ngạch phó giáo sưtrước khi Vụ Công chức – Viên chức trình Bộ trưởng quyết định

4 Chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chế độ tiền lương, tiềncông đối với người làm việc trong các hội, tổ chức phi chính phủ sau khi có ý kiếntham gia của Vụ Tổ chức phi chính phủ và Vụ Công chức – Viên chức

5 Tham gia với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng các chính sáchkinh tế - xã hội có liên quan đến chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạtphí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vàngười lao động trong khu vực doanh nghiệp

6 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chính sách, chế độ tiền lương, phụcấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với Vụ (hoặc Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

Trang 29

7 Kiểm tra việc thực hiện và giúp Bộ trưởng giải quyết những đề nghị,khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực có liên quan đến chính sách,chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức,viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trong các cơ quannhà nước, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước.

8 Thực hiện công tác thống kê tổng hợp về tiền lương và thu nhập đối vớicán bộ, công chức, viên chức nhà nước, thống kê về chỉ số giá tiêu dùng giữa cácthời kỳ Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn nghiệp vụ; Xâydựng cơ sở dữ liệu thông tin về lĩnh vực tiền lương và phối hợp với Trung tâmThông tin ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữliệu thông tin phục vụ sự lãnh đạo, quản lý của Bộ

9 Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, tham gia bồi dưỡngnghiệp vụ chuyên môn về chính sách, chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,viên chức nhà nước Tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về lĩnhvực tiền lương và các chế độ khác theo lương theo chỉ đạo của Bộ trưởng

10 Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách, chế độ tiền lương,phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức vàngười lao động theo thẩm quyền của Bộ Nội vụ

11 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao

12 Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ làm thường trực Ban Chỉ đạo nghiêncứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước (sau đây viết tắt là BanChỉ đạo tiền lương Nhà nước):

a) Tổ chức hoạt động của Tổ Biên tập Đề án cải cách chính sách tiền lươngnhà nước để chuẩn bị các chương trình, kế hoạch, nội dung làm việc theo chươngtrình hoạt động của Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước;

Trang 30

b) Chuẩn bị các văn bản do Bộ trưởng ký thay mặt Ban Chỉ đạo tiền lươngNhà nước để trình các cấp có thẩm quyền hoặc gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương về những công việc có liên quan đến nghiên cứu và triển khai thực hiện Đề

án cải cách chính sách tiền lương;

c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chủ trì nghiên cứu, xây dựng các đề

án về cải cách chính sách tiền lương theo phân công của Ban Chỉ đạo tiền lươngNhà nước;

d) Giúp Bộ trưởng thẩm định để trình Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nướcquyết định các Đề án có liên quan đến thang lương, bảng lương, phụ cấp, sinh hoạtphí, tiền thưởng, cơ chế tự chủ tài chính và tự chủ về trả lương ở các cơ quan nhànước, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, lực lượng vũ trang (quân đội và côngan) do các Bộ, ngành, địa phương xây dựng;

e) Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các bước thực hiện cải cáchchính sách tiền lương và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện đồng bộ các biện pháp đểcải cách chính sách tiền lương đạt mục tiêu đề ra;

g) Đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quátrình thực hiện cải cách chính sách tiền lương; sơ kết, tổng kết việc thực hiện cảicách chính sách tiền lương trong từng thời kỳ

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức của Vụ tiền lương – Bộ Nội vụ bao gồm:

- Một Vụ trưởng

- Hai Phó Vụ trưởng

- Và các công chức

Trang 31

Chú thích: Quan hệ chịu trách nhiệm trực tiếp

Quan hệ phối hợp công tác

Sơ đồ tổ chức của Vụ tiền lương

Vụ trưởng

Phó

Vụ trưởng

Phó

Vụ trưởng

Nhóm chuyên viên

Nhóm chuyên viên

Trang 32

1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức

Trong thời gian qua, cùng với quá trình cải cách hành chính nhà nước vànâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước về mọi mặt, chất lượng đội ngũcán bộ, công chức nước ta nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức ở Vụ tiền lương– Bộ Nội vụ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là trình độ chuyên môn,nghiệp vụ từng bước được nâng lên, làm việc có trách nhiệm và công tâm, đáp ứngngày một tốt hơn yêu cầu của công việc Bên cạnh đó, về cơ cấu đội ngũ đã có

chuyển biến theo hướng tích cực và ngày càng được trẻ hóa Việc tuyển dụng,

đánh giá, bổ nhiệm, chuẩn hoá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức được thựchiện chặt chẽ, đúng quy định Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tiếp tụcđược cải cách theo hướng phân công, phân cấp rõ hơn

Căn cứ vào khối lượng công việc và tình hình cán bộ, công chức cụ thể, lãnhđạo Vụ cùng các bộ phận chuyên môn khác trong Bộ dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo

Bộ đã xác định từng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức để phân bổ biênchế cho phù hợp, đảm bảo thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao Hiện nay,tổng số biên chế ở Vụ tiền lương là 12/18 người, trong đó: 01 Vụ trưởng, 02 Phó

Vụ trưởng, 01 chuyên viên chính, 07 chuyên viên và 01 cán sự Hầu hết các cán

bộ, công chức ở Vụ tiền lương đều có trình độ chuyên môn và được trang bị các kỹnăng, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với yêu cầu của công việc và vị trí công tác;đồng thời ngày càng được nâng cao về trình độ thành thạo ngoại ngữ và tin học

Tuy nhiên chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức như trên vẫncòn tương đối “mỏng” so với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ và khốilượng công việc cần giải quyết của Vụ Vì vậy, cần có những biện pháp thích hợptrong vấn đề nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cho Vụnhằm tạo điều kiện thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao

Trang 33

1.5 Mối quan hệ công tác

Quan hệ công tác và lề lối làm việc nói chung của Vụ tiền lương dựa trênnguyên tắc đảm bảo tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm cánhân

1.5.1 Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ

Vụ tiền lương chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng phụtrách, thực hiện việc báo cáo công tác chuyên môn định kỳ và theo yêu cầu củalãnh đạo Bộ Quan hệ giữa Vụ tiền lương với Lãnh đạo Bộ Nội vụ được thực hiệntheo Quy chế làm việc của Lãnh đạo Bộ

1.5.2 Quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ

Quan hệ giữa Vụ tiền lương với các đơn vị thuộc Bộ là quan hệ cùng cấp, phốihợp hoạt động trên cơ sở bình đẳng, theo chức năng nhiệm vụ được quy định dưới

sự chỉ đạo và điều hành chung của lãnh đạo Bộ Trường hợp chủ trì phối hợp giảiquyết công việc, nếu chưa nhất trí với ý kiến của các đơn vị khác, Vụ tiền lươngchủ động tập hợp các ý kiến và trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định

1.5.3 Quan hệ với Ban chấp hành Đảng Bộ, Ban chấp hành Công đoàn, Banchấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Bộ

Trong quan hệ với Ban Chấp hành Đảng Bộ, Ban Chấp hành Công Đoàn,Ban Chấp hành Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Bộ, Vụ phối hợptruyền đạt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,Nghị quyết của Đảng Bộ, Công đoàn Bộ… đến công chức trong cơ quan Bộ; phốihợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa – xã hội

1.5.4 Quan hệ giữa Vụ với các cơ quan khác

Vụ có trách nhiệm phối hợp với các Cục, Vụ, Ban, Sở ngoài Bộ, ngànhkhác để thực hiện nhiệm vụ được giao; hướng dẫn, chỉ đạo các ngành, địa phương

về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được phân công

Ngày đăng: 16/03/2016, 22:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 03tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ Khác
2. Nghị định 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ Khác
3. Quyết định số 1688/QĐ-BNV ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Tiền lương 4. Quy chế làm việc của Vụ tiền lương do lãnh đạo Vụ thảo luận và ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2006 Khác
5. Thiết kế tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước – PGS, TS Bùi Thế Vĩnh chủ biên – NXB Chính trị Quốc gia năm 2004 Khác
6. Giáo trình Quản lý và phát triển tổ chức hành chính nhà nước – Học viện Hành chính Khác
7. Giáo trình Luật Hành chính – Học viện Hành chính 8. Báo cáo tổng kết công tác của Vụ tiền lương – Bộ Nội vụ Khác
9. Một số website như: www.chinhphu.vn, www.moha.gov.vn, www.tapchicongsan.org.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w