Do đó, với mongmuốn đóng góp một phần kiến thức được trang bị ở nhà trường vào hoạt động kinh doanh của công ty, em quyết định chọn đề tài: “HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CH
Trang 1Lời nói đầu
Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh ngoạithương của nước ta cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhữngthành tựu to lớn Song các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn chưa thỏa mãn vớinhững gì mình đã đạt được, cụ thể là họ đã không ngừng mở rộng hơn nữa các mốiquan hệ làm ăn với các nước có nền công nghiệp phát triển bằng nhiều cách khác nhaunhư nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã của sản phẩm, hay là cải thiện chính sáchmarketing… Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh ngoại thương, chúng ta không thểkhông nhắc đến công tác thanh toán quốc tế, nó được đánh giá là khâu cuối cùng vàcũng là khâu quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của một doanhnghiệp, nó thể hiện sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó Cho nên, đâycũng có thể là một trong những cách giúp các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinhdoanh của mình
Công ty Thủy Sản và Thương Mại Thuận Phước là một doanh nghiệp Nhà nước,trực thuộc Sở thủy sản thành phố Đà Nẵng Trong những năm qua, với những nổ lực,
cố gắng của mình, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, hoạt độngkinh doanh của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó có công tác thanh toán quốc
tế Mặc dù công ty rất coi trọng việc lựa chọn, áp dụng các phương thức thanh toáncho phù hợp với từng loại khách hàng và luôn thực hiện tốt công tác thanh toán hàngxuất khẩu để có thể thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, nhưng công ty vẫn còn mắcphải nhiều thiếu sót Hiện nay, một trong những phương thức thanh toán được công ty
sử dụng phổ biến nhất là phương thức tín dụng chứng từ, vì với phương thức này công
ty có thể được đảm bảo khả năng thanh toán hơn so với các phương thức khác Tuynhiên đây là phương thức thanh toán hết sức phức tạp và đa dạng, và trong quá trìnhthực hiện công ty có thể mắc phải nhiều sai xót Cho nên, để có thể thực hiện tốt hơncông tác này thì đòi hỏi công ty phải có những giải pháp hợp lý Do đó, với mongmuốn đóng góp một phần kiến thức được trang bị ở nhà trường vào hoạt động kinh
doanh của công ty, em quyết định chọn đề tài: “HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU TẠI
Trang 2CÔNG TY THỦY SẢN VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN PHƯỚC” để làm chuyên đề
tốt nghiệp
Nội dung đề tài được chia làm 3 phần:
- Phần I: Cơ sở lý luận chung về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ
- Phần II: Tình hình kinh doanh xuất khẩu và thực trạng thanh toán theo phươngthức tín dụng chứng từ hàng thủy sản xuất khẩu tại công ty Thủy Sản và Thương MạiThuận Phước
- Phần III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụngchứng từ hàng thủy sản xuất khẩu tại công ty Thủy Sản và Thương Mại Thuận Phước
Trang 3PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ
Trang 4A KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG
I KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ
1 Khái niệm
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu
và cung ứng các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế
2 Bản chất
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụgiữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Nếu không có hoạt độngthanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được Nếuhoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết đượcmối quan hệ lưu thông hàng hóa - tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôichảy và hiệu quả Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàngthể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chínhtrong hoạt động của các doanh nghiệp
Thanh toán quốc tế bắt đầu xuất hiện khi hàng hóa, dịch vụ được buôn bán vượt rakhỏi biên giới của một quốc gia Hoạt động thanh toán phụ thuộc vào việc công ty haydoanh nghiệp lựa chọn từng phương tức thanh toán khác nhau mà từ đó sẽ phát sinhcác quy trình nghiệp vụ khác nhau Quy trình của hoạt động thanh toán là một quátrình xuyên suốt từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hoạt động, nó gắn bó với nhau rấtlogic
Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh Cho nên đểhoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển thì hoạt động thanh toán phải được thựchiện tốt
II VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể
- Quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp
- Quyết định lượng ngoại tệ thu được của một quốc gia và vòng luân chuyển vốnkinh doanh quốc tế Vì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
Trang 5khẩu phần lớn phụ thuộc vào việc hoạt động thanh toán diễn ra nhanh hay chậm, cóđược thực hiện không.
- Thu hút lượng ngoại tệ lớn vào trong nước
III CÁC ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1 Điều kiện về đồng tiền thanh toán
- Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, việc lựa chọn đồng tiền thanh toán phụthuộc vào sự thỏa thuận của các bên, từ đó chỉ ra đồng tiền của quốc gia nào được lấy
để làm đơn vị tính toán, thanh toán
- Trong thanh toán quốc tế, đồng tiền thanh toán được sử dụng phải là ngoại tệ củamột trong hai nước hay là đồng tiền của một nước thứ ba nào đó
- Khi tiến hành thanh toán, bên nào cũng muốn dùng đồng tiền của nước mình vì cónhững điểm lợi sau:
+ Có thể qua đó nâng cao địa vị đồng tiền nước mình trên thị trường thế giới
+ Không phải dùng đến ngoại tệ để trả nợ nước ngoài
+ Có thể tránh được rủi ro do tỷ giá tiền tệ nước ngoài biến động gây ra
+ Có thể tạo điều kiện tăng thêm xuất khẩu hàng của nước mình
- Khi sử dụng điều kiện về đồng tiền thanh toán cần phải chú ý các vấn đề về cáchlựa chọn đồng tiền trong thanh toán, cách đảm bảo giá trị đồng tiền
2 Điều kiện về địa điểm thanh toán
- Trong thanh toán quốc tế, địa điểm thanh toán là do các bên thỏa thuận, có thể ởnước người nhập khẩu, hoặc ở nước người xuất khẩu, hoặc ở nước thứ ba nào đó.Nhưng trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng giữahai bên quyết định, đồng thời, cũng thấy rằng dùng đồng tiền thanh toán của nước nàothì địa điểm thanh toán thường là ở nước đó
- Trong thanh toán quốc tế giữa các nước, việc giành được địa điểm thanh toánmang lại rất nhiều lợi thế cho các bên, cho nên bên nào cũng muốn trả tiền tại nướcmình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán Và những lợi thế đó là:
+ Có thể đến ngày trả tiền mới phải chi tiền ra, đỡ đọng vốn nếu là người nhập khẩuhoặc có thể thu tiền về nhanh chóng nên luân chuyển vốn nhanh nếu là người xuấtkhẩu
+ Ngân hàng nước mình thu được thủ tục phí nghiệp vụ
Trang 6+ Có thể tạo điều kiện nâng cao được địa vị của thị trường tiền tệ nước mình trên thếgiới.
3 Điều kiện về thời hạn thanh toán
- Đây là vấn đề rất quan trọng và thường xảy ra tranh chấp giữa các bên trong đàmphán ký kết hợp đồng Vì điều kiện thời hạn thanh toán có quan hệ chặt chẽ tới việcluân chuyển vốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ thanhtoán
- Trong thanh toán quốc tế, điều kiện thời hạn thanh toán trong các nghiệp vụ ngoạithương mang tính phức tạp hơn cả, thường có các cách quy định:
* Thời hạn trả tiền trước: trả tiền trước là sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên xuấtkhẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, nhưng trước khi giao hàng, thì bênnhập khẩu đã trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần số tiền hàng
+ Người mua chấp nhận thanh toán trước khi:
Muốn thể hiện thiện chí mua hàng của mình
Sẵn sàng cấp cho người bán một khoản tín dụng
Ràng buộc người bán trong việc giao hàng (nhất là khi đặt cọc)
+ Trả tiền trước có thể là với mục đích của người nhập khẩu cấp tín dụng ngắn hạncho người xuất khẩu Song cũng có loại trả tiền trước với mục đích nhằm đảm bảothực hiện hợp đồng của người nhập khẩu
* Thời hạn trả ngay: trả ngay là việc trả tiền vào trước lúc hoặc trong lúc người bánđặt hàng hóa hay chứng từ hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua
+ Theo khái niệm về trả ngay nói trên, việc trả ngay có thể thực hiện theo nhiều cáchkhác nhau Có thể quy định thời hạn trả ngay dựa trên các căn cứ sau:
Dựa vào thời điểm giao hàng cho người vận tải
Dựa vào việc giao hàng lên phương tiện vận tải
Dựa vào việc chuyển giao chứng từ hàng hóa
Dựa vào việc nhận hàng thực tế
Ngoài ra, thời gian trả tiền ngay dài hay ngắn còn phụ thuộc vào địa điểm trả tiền vàphương thức trả tiền Nếu địa điểm trả tiền ở nước người xuất khẩu thì thời gian trảtiền rất ngắn, còn địa điểm trả tiền ở nước người nhập khẩu hoặc ở một nước thứ ba thì
Trang 7* Thời hạn trả tiền sau: trả sau là trường hợp người bán cấp tín dụng cho người mua.Cách này cho người mua hàng sau khi đã nhận hàng một thời gian quy định mới phảitrả tiền hàng.
+ Thời hạn trả tiền sau được chia thành 4 loại:
Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người bán đã hoàn thànhgiao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định
Trả tiền sau x ngày kể từ ngày người bán đã hoàn thành giao hàng trên phươngtiện vận tải tại nơi giao hàng
Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận được chứng từ
Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa
Tùy theo tính chất hợp đồng, tính chất loại hàng hóa mà điều kiện thời gian thanhtoán có thể vận dụng một trong các cách trên hoặc vận dụng tổng hợp các cách
* Phương thức trả tiền không có thời hạn cụ thể: là cách quy định thời hạn thanhtoán không theo một thời hạn rõ ràng mà theo một điều kiện nào đó Chẳng hạn theo
số nợ tối đa (trong mở tài khoản), thanh toán khi hai bên ký xong biên bản bàn giao,thanh toán khi kết thúc thời hạn bảo đảm…
* Phương thức trả tiền hỗn hợp: vận dụng tổng hợp cả 4 loại thời gian thanh toántrên trong một hợp đồng
4 Điều kiện về phương thức thanh toán
- Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện thanhtoán quốc tế, phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương lại càng quan trọng
và phức tạp hơn cả
- Trong buôn bán, người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau
để thu tiền hoặc trả tiền, tuy nhiên việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát
từ yêu cầu của người xuất khẩu là thu tiền nhanh, đầt đủ và đúng, và từ nhu cầu củangười nhập khẩu là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn đồng thời chiếmdụng vốn của người xuất khẩu
- Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong ngoại thương gồm có:
* Phương thức chuyển tiền: là phương thức thanh toán mà người chuyển tiền, trảtiền thông qua ngân hàng gửi trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địađiểm nhất định
Trang 8+ Phương tiện thanh toán được sử dụng trong phương thức này là điện chuyển tiền.Phương thức này phải thông qua ngân hàng làm người trung gian thực hiện việcchuyển trả đó, vì vậy người chuyển tiền phải trả thủ tục phí cho ngân hàng.
+ Các bên liên quan trong phương thức này gồm:
Người chuyển tiền là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài
Người hưởng lợi là một người nào đó do người chuyển tiền quy định
Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người chuyển tiền
Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền thường là ngân hàng ở nước ngườihưởng lợi
* Phương thức thanh toán ghi sổ: là phương thức thanh toán được thực hiện trongngoại thương bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi các khoản tiền
mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hóa hay những chi phí khác liên quan đếnviệc mua hàng Người nhập khẩu định kỳ (hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm mộtlần) thanh toán nợ hình thành trên tài khoản cho người xuất khẩu
+ Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng vớichức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán
+ Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên Nếu người mua mở tàikhoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyếttoán giữa hai bên
+ Chỉ có hai bên tham gia thanh toán: người bán và người mua
* Phương thức nhờ thu: là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoànthành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngânhàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.+ Các loại nhờ thu:
Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức trong đó người xuất khẩu ủy nhiệm cho ngânhàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra không kèmtheo một điều kiện nào cả cùng với việc gửi hàng cho người nhập khẩu, người xuấtkhẩu gửi thẳng chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu không qua ngân hàng để đinhận hàng
Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu ủy nhiệm cho
Trang 9căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện là nếu người nhập khẩutrả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hóacho người nhập khẩu để đi nhận hàng.
* Thư bảo đảm trả tiền: dùng phương thức này là ngân hàng bên người nhập khẩutheo yêu cầu của người nhập khẩu viết cho người xuất khẩu một lá thư gọi là “thư bảođảm trả tiền” bảo đảm sau khi hàng hóa của bên bán đã gửi đến địa điểm của bên muaquy định, sẽ trả tiền hàng
+ Thanh toán theo phương thức thư bảo đảm trả tiền có ba loại:
Hàng đến trả tiền
Kiểm nghiệm xong trả tiền
Hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại sau khi kiểm nghiệm xong sẽ trả tiền
* Phương thức giao chứng từ trả tiền: là phương thức thanh toán trong đó ngườinhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác để thanh toán tiền cho người xuấtkhẩu khi người xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yều cầu hoặc trả tiềnngay sau khi người xuất khẩu giao hàng xong cho kho ngoại quan, lấy đượcWarehouse Receipt trên đó có chữ ký của người đại diện phía nhập khẩu có mặt tại nơixuất khẩu Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộchứng từ để nhận tiền thanh toán
* Phương thức tín dụng chứng từ:
B PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
I KHÁI NIỆM PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngânhàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng)
sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tíndụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khingười này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nhữngquy định đề ra trong thư tín dụng
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
- Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hóa, hoặc ngườimua ủy thác cho một người khác
Trang 10- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tíndụng cho người nhập khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nàokhác mà người hưởng lợi chỉ định
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi
II QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1 Sơ đồ trình tự nghiệp vụ
(7)
Ngân hàng thông báo (6) Ngân hàng phát hành
L/C (Advising bank) (2) L/C (Issuing bank)
(2) Ngân hàng mở sau khi kiểm tra đơn, kiểm tra thủ tục, căn cứ vào đơn tiến hành
mở L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo vàchuyển cho người xuất khẩu nội dung L/C
(3) Khi nhận được L/C, ngân hàng sẽ thông báo và chuyển cho người xuất khẩu toàn
bộ nội dung L/C đó
(4) Người xuất khẩu sau khi kiểm tra kỹ nội dung của L/C, nếu cần thiết có thể đềnghị người nhập khẩu tiến hành thủ tục tu chỉnh L/C, cho đến khi chấp nhận toàn bộnội dung của L/C thì tiến hành giao hàng theo L/C đó
Trang 11(5) Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toántheo yêu cầu của L/C xuất trình lên ngân hàng thông báo để ngân hàng này chuyểnchứng từ sang cho ngân hàng mở L/C.
(6) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở để ngân hàng nàykiểm tra chứng từ và thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với người hưởng lợi trong L/C.(7) Ngân hàng mở kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với L/C thìtiến hành trả tiền cho người xuất khẩu hay chấp nhận hối phiếu và trả tiền khi đáo hạn.Nếu chứng từ không phù hợp có thể từ chối không thanh toán
(8) Ngân hàng thông báo chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận hoặc thôngbáo về tình trạng chứng từ cho người hưởng lợi
(9) Ngân hàng mở chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu yêu cầungười nhập khẩu thanh toán hoặc nhận nợ
(10) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiềncho ngân hàng mở, hay chấp nhận nợ và được lấy chứng từ hàng hóa để nhận hàng.Nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền
III CÁC LOẠI TÍN DỤNG THƯ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1 Tín dụng thư có thể hủy ngang
Là L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung,hay hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp nhận và thông báo trước củangười thụ hưởng (nhà xuất khẩu )
2 Tín dụng thư không thể hủy ngang
Là L/C mà sau khi đã mở và nhà xuất khẩu đã chấp nhận, thì NHPH không được sửađổi, bổ sung, hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, trừ khi có sự thỏa thuận kháccủa các bên tham gia
3 Tín dụng thư không thể hủy ngang có xác nhận
Là L/C không hủy ngang và được một ngân hàng khác có uy tín đứng ra bảo đảmviệc trả tiền theo L/C đó cùng với ngân hàng mở L/C
Trang 124 Tín dụng thư không thể hủy ngang miễn truy đòi
Là L/C không hủy ngang trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toáncho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ trường hợpnào
5 Tín dụng thư giáp lưng
Là L/C mà sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng lợi, nhàxuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/
C khác cho người khác hưởng lợi với nội dung gần giống như L/C ban đầu
9 Tín dụng thư tuần hoàn
Là L/C không hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thờihạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàntrong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện
10 Tín dụng thư thanh toán chậm
Là L/C không hủy ngang mà trong đó quy định NHPH L/C hay ngân hàng xác nhậnL/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thểghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu
11 Tín dụng thư chuyển nhượng
Là L/C không hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một
Trang 13cho người hưởng lợi thứ hai, người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần củathương vụ.
12 Tín dụng thư có điều khoản đỏ
Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hànghóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở
13 Tín dụng thư chia nhỏ
Là L/C quy định việc thanh toán từng khoản tiền nhất định đã thỏa thuận trong hợpđồng cho người xuất khẩu sau mỗi chuyến giao hàng từng phần
14 Tín dụng thư không thể chia nhỏ
Là L/C quy định toàn bộ số tiền phải trả cho người xuất khẩu sẽ được thanh toán saukhi toàn bộ số hàng đã được giao nhận hay sau khi kết thúc phần giao hàng cuối
IV TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1 Kiểm tra tín dụng thư gửi đến
- Kiểm tra tính chân thật của L/C: nghĩa là kiểm tra L/C có phải do ngân hàng pháthành mở hay không, bằng cách kiểm tra chữ ký nếu mở bằng thư, hoặc kiểm tra mãkhóa nếu mở bằng điện
- Kiểm tra loại L/C được quy định trong hợp đồng: các loại L/C có thể là: có thể hủyngang, không thể hủy ngang, không thể hủy ngang có xác nhận Thông thường trongcác hợp đồng đều quy định rõ loại L/C, nhưng nếu không ghi có thể hủy ngang haykhông thể hủy ngang thì được xem là không thể hủy ngang
- Kiểm tra ngân hàng mở L/C: cần xem ngân hàng mở L/C có uy tín hay không (thái
độ chính trị, tiềm lực vốn), trách nhiệm cam kết thanh toán có rõ ràng cụ thể haykhông Ngân hàng này có quan hệ giao dịch với ta lần nào chưa… Nếu chưa an tâm thì
có thể yêu cầu ngân hàng thứ ba đóng vai trò xác nhận và như thế đảm bảo hơn
- Kiểm tra họ tên và địa chỉ của người thụ hưởng L/C
- Kiểm tra ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C: ngày hết hiệu lực của L/Cphải là ngày hợp lý, phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý Địa điểm hết hiệulực của L/C phải phù hợp và thuận tiện cho người xuất khẩu
- Kiểm tra thời hạn giao hàng: thời hạn giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lựccủa L/C và không được trùng với ngày hết hiệu lực của L/C Nói chung, ngày giao
Trang 14hàng và ngày hết hiệu lực của L/C có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu được thôngbáo L/C quá chậm, sát với ngày giao hàng thì có thể yêu cầu đối tác gia hạn thời giangiao hàng, vì không thể giao hàng kịp.
- Kiểm tra các khoản chi phí mà người xuất khẩu phải chịu
- Kiểm tra kim ngạch L/C: mỗi L/C được định mức bằng một số tiền nhất định.Thông thường kim ngạch L/C bằng giá đơn vị hàng hóa nhân với số lượng hay trọnglượng hàng hóa Để tạo điều kiện cho tổ chức xuất khẩu linh hoạt trong việc gửi hànghoặc do tính chất của từng loại hàng hóa, kim ngạch L/C được phép quy định xê dịchcộng trừ một số phần trăm nhất định
- Kiểm tra điều kiện về hàng hóa: số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất
- Kiểm tra loại bảo hiểm phải mua, những rủi ro phải mua bảo hiểm
- Kiểm tra những chứng từ và yêu cầu về chứng từ mà người xuất khẩu phải xuấttrình
2 Tu chỉnh tín dụng thư
Nếu L/C được mở không phù hợp với những quy định trong hợp đồng hay khi ngườixuất khẩu thấy mình không đủ các điều kiện để thực hiện L/C thì có thể đề nghị ngườinhập khẩu và ngân hàng mở L/C tu chỉnh L/C, có nghĩa là sửa đổi hoặc hủy bỏ từngphần nội dung của L/C hoặc tu chỉnh L/C đã mở trước đó Văn bản sửa đổi trở thànhmột bộ phận cấu thành không thể tách rời của L/C cũ và hủy bỏ mọi nội dung cũ.Nguyên tắc tu chỉnh:
- Phải tu chỉnh trong thời hạn hiệu lực của L/C và phải được thông báo đến người
mà mình đề nghị, mọi sửa đổi phải được thực hiện bằng điện
- Sự tu chỉnh phải được thực hiện thông qua ngân hàng, ngân hàng thông báo L/Ccũng có trách nhiệm thông báo tu chỉnh L/C, nội dung tu chỉnh phải được sự xác nhậncuối cùng của ngân hàng phát hành L/C, có tính chất không thể hủy ngang
- Nội dung tu chỉnh L/C sau phủ định nội dung và tu chỉnh của L/C ban hành trướcđó
- Hiệu lực của tu chỉnh L/C tính từ ngày mà người nêu ra sự sửa đổi cho phía bênkia Hiệu lực bản tu chỉnh đối với ngân hàng phát hành là lúc ngân hàng phát hành ravăn bản tu chỉnh đó Hiệu lực của bản tu chỉnh đối với người hưởng lợi được tính kể từ
Trang 15- Người hưởng lợi sẽ không chịu trách nhiệm về việc sửa đổi từ ngày ngân hàngphát hành nêu ra yêu cầu sửa đổi cho đến ngày người hưởng lợi chấp nhận yêu cầu sửađổi.
- Nếu chấp nhận một phần sửa đổi L/C được ghi trong cùng một thông báo thì khôngđược hợp lệ (phải chấp nhận toàn bộ các nội dung đã nêu trong một sửa đổi L/C )
- Người nào phát hành lệnh sửa đổi hoặc phát lệnh chấp hành thì phải chịu chi phí
Nhưng chỉ giao hàng đúng với L/C thôi thì chưa đủ, điều quan trọng là phải lập bộchứng từ phù hợp với những yêu cầu của L/C thì mới được ngân hàng trả tiền nếungười xuất khẩu thực hiện đầy đủ các điều quy định trong L/C Người xuất khẩu saukhi giao hàng phải lập bộ chứng từ chứng minh rằng mình đã thực hiện đầy đủ nhữngđiều quy định trong L/C Do đó, chứng từ có phù hợp với yêu cầu của L/C hay khôngtrở thành căn cứ duy nhất để ngân hàng từ chối hay tiến hành trả tiền cho người xuấtkhẩu
Dưới đây là những điều cần chú ý khi lập các chứng từ thanh toán:
3.1 Hóa đơn thương mại
- Là chứng từ cơ bản trong giao dịch L/C, là căn cứ để thanh toán tiền hàng, là
cơ sở để giám sát, quản lý và tính thuế xuất nhập khẩu, là cơ sở để tính bảo hiểm hànghóa, là cơ sở để đối chiếu và theo dõi thực hiện hợp đồng, trong trường hợp không cầnhối phiếu thì hóa đơn là căn cứ để trả tiền
- Hóa đơn thương mại phải được phát hành bởi người hưởng lợi được ghi rõtrong L/C, được lập đứng tên bởi người yêu cầu mở L/C và không nhất thiết phải kýtên
- Hàng hóa được mô tả trên hóa đơn phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong L/C
- Số tiền ghi trên hóa đơn không được vượt quá số tiền L/C cho phép
- Số lượng, ký hiệu gửi hàng và mô tả phải giống như các chứng từ khác
Trang 16- Đơn giá và trị giá phải chỉ rõ: FOB, hoặc CFR, hoặc CIF…tùy trường hợp.
- Khi L/C ghi số của giấy phép nhập khẩu, hợp đồng hoặc số đơn đặt hàng củangười nhập khẩu hàng và những chi tiết khác, những yêu cầu ấy phải được ghi trên hóađơn thương mại
- Khi L/C ghi một giá cụ thể, các chi phí khác không được cộng thêm vào giá trịhóa đơn
- Nếu L/C có dự liệu một cách đóng gói đặc biệt nào đó thì hóa đơn thương mạiphải xác nhận việc này đã được thực hiện
- Nhằm mục đích thông tin, hóa đơn thương mại có thể thêm những chi tiết nhưtên tàu từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng, tên ngân hàng phát hành và số L/C
- Ghi ngày phát hành hóa đơn, ngày xếp hàng lên tàu, ngày rời cảng, nơi đến,ngày dự kiến đến đích
3.2 Chứng từ vận tải
Chứng từ vận tải là một chứng từ hàng hóa rất quan trọng trong bộ chứng từthanh toán, nó là chứng từ chứng minh quyền sở hữu hàng hóa tại nơi đến Khi lậpchứng từ vận tải cần chú ý đối với từng loại chứng từ vận tải mà L/C yêu cầu
Thông thường chứng từ vận tải bao gồm:
- Vận đơn đường biển
- Giấy giửi hàng đường biển
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
- Chứng từ vận tải đa phương thức
- Chứng từ vận tải hàng không
- Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hay đường sông
- Biên lai chuyển phát nhanh và biên lai bưu điện
- Chứng từ vận tải của người giao nhận
Tuy nhiên, khi chuẩn bị chứng từ vận tải ta phải chú ý những điểm sau:
- Vận đơn là một chứng từ quan trọng trong thanh toán quốc tế, nhiều trường hợpngười xuất khẩu không được thanh toán do vận đơn làm không đúng quy định củaL/C Về danh nghĩa, vận đơn do người vận tải cung cấp, nhưng những thông tin đểthực hiện các nội dung trên vận đơn lại do người giao hàng cung cấp Cho nên đòi hỏi
Trang 17người xuất khẩu phải chuẩn bị và cung cấp các thông tin liên quan được trình bày trênvận đơn một cách chính xác.
- Tên người được thông báo trên vận đơn nói chung là người nhập khẩu, nhưngnếu L/C quy định thông báo cho ai thì vận đơn phải thông báo cho người đó
- Nếu vận đơn lập “theo lệnh”, vận đơn phải được người gởi hàng bối thự trốnghợp thức Nếu lập theo lệnh của một bên tham gia được chỉ danh thì không cần bối thựcủa người gửi hàng
- Phần mô tả hàng hóa ngắn gọn và số kiện hàng phải thống nhất với hóa đơn
- Vận đơn phải được đề ngày trong vòng thời hạn dành cho việc gửi hàng
- Cả bộ vận đơn đầy đủ phải được xuất trình để giao dịch Bộ vận đơn đầy đủ cónghĩa là tất cả các bản có thể giao dịch (bản chính) của vận đơn được hãng tàu hoặcđại lý của hãng tàu ký tên hợp lệ.Thông thường, một bộ vận đơn đầy đủ có thể gồm haihoặc ba hay nhiều hơn bản chính tùy số lượng các bản mà người lập vận đơn đã ghi
- Mọi dấu hiệu sửa đổi vận đơn phải được công ty tàu biển hay đại lý của họ chophép
- Trong UCP không giải thích thế nào là vận đơn đến chậm, cho nên để đề phòngchứng từ được gửi đến tay khách hàng chậm cần tranh thủ đối phương ghi điều kiện
“vận đơn đến chậm cũng nhận”
3.3 Chứng từ bảo hiểm
Chứng từ bảo hiểm cũng có giá trị quan trọng như chứng từ gửi hàng, có thểchuyển nhượng lại cho người thứ ba, có thể được dùng làm vật bảo đảm Chứng từ bảohiểm khi đi một mình thì không có giá trị
- Tùy trường hợp, nếu hợp đồng quy định điều kiện CIF hoặc CIP thì người xuấtkhẩu cần phải mua bảo hiểm cho hàng hóa Còn theo điều kiện FOB hay CFR thìkhông cần
- Các chứng từ bảo hiểm phải do công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm hay đại
lý của họ phát hành và ký
- Trừ khi có sự quy định khác trong L/C, nếu chứng từ bảo hiểm có chỉ rõ rằng
nó được phát hành nhiều bản chính, thì tất cả các bản chính phải được xuất trình
- Các phiếu bảo hiểm tạm thời do người môi giới bảo hiểm cấp sẽ không đượcchấp nhận, trừ khi có sự cho phép cụ thể trong L/C
Trang 18- Trừ khi có sự quy định khác trong L/C, loại tiền ghi trên chứng từ bảo hiểmphải là loại tiền ghi trên L/C.
- Chứng từ bảo hiểm phải phù hợp với quy định trong L/C về loại bảo hiểm phảimua, những rủi ro phải mua bảo hiểm
- Tên tàu chở hàng và cảng đến phải được nêu chính xác
- Các đặc điểm của hàng hóa phải khớp với những đặc điểm đã nêu trong vậnđơn
- Hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm phải ghi người thụ hưởng là ngườiđược bảo hiểm và phải được người này bối thự trống
3.4 Hối phiếu
Trong phương thức L/C chứng từ hối phiếu ký phát theo L/C để đòi tiền ngườinhập khẩu, do đó phải đối chiếu nội dung L/C để lập hối phiếu cho đúng Cần chú ýmột số điểm sau:
- Số tiền trên hối phiếu không được bé hơn hay lớn hơn số tiền ghi trên hóa đơn
và nói chung không được vượt quá kim ngạch của L/C
- Trị giá của hối phiếu phải được diễn đạt bằng cùng một loại tiền với L/C và sốtiền bằng số và số tiền bằng chữ phải phù hợp nhau
- L/C yêu cầu hối phiếu ghi như thế nào thì phải làm đúng như vậy, không được
tự ý sửa chữa, bổ sung về nội dung và hình thức của yêu cầu đó
- Tên họ và địa chỉ đầy đủ của người thụ trái cần phải được ghi chính xác
- Hối phiếu phải được đề ngày trong vòng thời gian trước ngày hết hiệu lực củaL/C
- Hối phiếu phải được ghi rõ tên ngân hàng phát hành, số L/C và ngày phát hành
3.5 Các chứng từ khác
- Giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng từ xác nhận gốc gác, xuất xứ của hàng hóa,ngoài ra nó còn tạo nên một bộ phận của bộ chứng từ xin miễn giảm thuế ở cảng nhậpkhẩu trong những trường hợp hàng hóa được trao đổi buôn bán giữa các quốc gia códành cho nhau những quy chế ưu đãi về thương mại, thuế quan nhất định Hiện nay ởViệt Nam, giấy chứng nhận xuất xứ thường do Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam cấp
Trang 19- Phiếu đóng gói/phân loại: là một loại chứng từ do người sản xuất hoặc ngườixuất khẩu lập nhằm kiệt kê loại hàng và số lượng từng loại được đóng gói trong từngkiện hàng gửi cho người nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận trọng lượng: là loại chứng từ mà trên đó được thể hiện bằngcon dấu trọng lượng hoặc lời khai trọng lượng của người chuyên chở hay đại lý củangười ấy
- Giấy chứng nhận vệ sinh phòng dịch: là chứng từ do nhân viên y tế của tổ chức
y tế có thẩm quyền chứng nhận hàng hóa thực phẩm xuất khẩu không bị nhiễm trùng
và có thể dùng cho con người
- Giấy chứng nhận kiểm tra: là chứng từ về số lượng, chất lượng, đóng gói, bao
bì, qui cách hàng thực giao để người nhập khẩu kiểm soát hàng hóa thực giao có đúngnhư sự mô tả trong các chứng từ thanh toán hay không để ngăn ngừa sự giả mạo, làmthiệt hại đến quyền lợi của người nhập khẩu
4 Xuất trình chứng từ để thanh toán
Cơ sở để kiểm tra các chứng từ là hợp đồng mua bán và L/C Chứng từ gốc để lậpcác chứng từ khác là hóa đơn và vận đơn đường biển Vì vậy, sau khi kiểm tra bộchứng từ thanh toán thấy phù hợp với L/C thì mau chóng đem nộp cho ngân hàng đểthanh toán, làm sao cho bộ chứng từ đến địa điểm thanh toán trước thời hạn quy địnhxuất trình chứng từ và trước khi L/C hết hạn hiệu lực
V CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1 Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP)
- Nhằm theo kịp sự phát triển của ngoại thương, bản quy tắc đã được ICC tu chỉnh 6lần, tuy nhiên các bản UCP sau ra đời không tuyên bố hủy bỏ các bản trước đó nêntoàn bộ 6 bản UCP vẫn còn nguyên hiệu lực trong thanh toán quốc tế Chính vì vậy,các bên liên quan muốn áp dụng bản UCP nào thì tùy thuộc vào sự thỏa thuận củanhau
- Thực tế hiện nay các L/C thường dẫn chiếu áp dụng bản mới nhất là UCP 500 Đểđược áp dụng UCP 500, tất cả các L/C phải ghi rõ câu : “L/C này áp dụng Quy tắc vàThực hành Thống nhất về Tín dụng chứng từ, Bản sửa đổi 1993, Phòng Thương mạiQuốc tế, số xuất bản 500” Khi một L/C ghi rõ là áp dụng quy tắc UCP 500, tất cả các
Trang 20bên liên quan đều ràng buộc bởi các quy tắc của UCP 500 trong việc thực thi quyền vànghĩa vụ của mình Để làm tốt phần việc của mình, các bên phải am hiểu thấu đáonhững điều khoản mà UCP quy định Tuy nhiên, để tránh bị ràng buộc cứng nhắc vàotất cả các điều khoản của UCP, nhằm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, UCP 500 chophép các bên có thể thỏa thuận thực hiện khác với quy tắc UCP bằng câu “Trừ khi L/Cquy định khác” Như vậy, nếu L/C nói rõ là không áp dụng một hoặc một số khoản,mục, điều khoản nào đó của quy tắc UCP, thì những nội dung này trở nên không cógiá trị thực hiện Đây là hướng mở, linh hoạt của UCP, giúp cho những nhà kinhdoanh XNK vận dụng khi thương lượng ký kết hợp đồng để có được các điều khoảnphù hợp với thực tế hoàn cảnh kinh doanh.
2 Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam
- Không có một luật hay văn bản dưới luật của Việt Nam đề cập đến mối quan hệpháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua người bán với giao dịchtín dụng chứng từ giữa các ngân hàng
- Trong thanh toán XNK, các ngân hàng thương mại của Việt Nam đã và đang vậndụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm…nhằmbảo vệ quyền lợi của mình
Trang 21PHẦN II
TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU
VÀ THỰC TRẠNG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY THỦY SẢN VÀ THƯƠNG MẠI
THUẬN PHƯỚC
Trang 22A TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY THỦY SẢN VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN PHƯỚC
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THỦY SẢN VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN PHƯỚC
Tài sản ban đầu gồm 10 chiếc tàu CV vỏ gỗ đã đến thời kỳ thanh lý và một tủ đông500kg/8 giờ, một kho lạnh tự xây dựng 30 tấn, một máy đá tự tạo từ thiết bị trước năm
1975 và 200 m2 nhà xưởng cấp bốn Tất cả các tài sản trên đã hết niên hạn sử dụng, giátrị còn lại khoảng 15 triệu đồng Năm 1989, vận dụng chính sách miễn kết hối ngoại tệcủa Nhà nước đối với cơ sở mới thành lập, xí nghiệp đã mua một máy cấp đông300.000 USD, nhưng sau khi nhập vào, Nhà nước lại chuyển sang chính sách thu thuế,thêm vào đó là ảnh hưởng của cơn bão số 2 làm cho xí nghiệp gặp nhiều khó khăn hơntrước Trước tình hình đó, xí nghiệp cho bán máy cấp đông và 10 chiếc tàu để tạo vốnhoạt động Mặt khác, xí nghiệp thực hiện kinh doanh tổng hợp, mua bán vàng, ngoại tệ
để “lấy ngắn nuôi dài”
Nhờ thực hiện những biện pháp táo bạo đã giúp cho xí nghiệp từng bước vượt quanhững khó khăn và duy trì được sản xuất Điều đó được thể hiện: từ năm 1988-1989giá trị ngoại tệ chỉ mới đạt được 800.000 USD thì đến năm 1990-1992, giá trị đạt bìnhquân 1,6 triệu USD/năm, nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước xấp xỉ 100.000 USD đặtbiệt là tích lũy từ nội bộ được 3 tỷ đồng
Năm 1992, giữa lúc các đơn vị khác không dám đầu tư, nhiều công ty làm ăn thua
lỗ, giải thể nhưng xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư 1,2 tỷ đồng vốn tự có và vay thêm 3,5
tỷ đồng từ ngân hàng đầu tư để trang bị phân xưởng mới với hệ thống thiết bị hiện đạivới công suất tự cấp đông 1,5 tấn/5 giờ, điều kiện sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế và vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 23Kể từ năm 1992 đến nay, sau khi đưa nhà máy mới vào hoạt động, xí nghiệp đãkhông ngừng phát triển với nhịp độ phát triển ngày càng cao Là một đơn vị làm ăn cóhiệu quả và có nhiều tiềm năng để phát triển, vì vậy năm 1994 UBND thành phố ĐàNẵng đã quyết định chuyển giao 4 đơn vị thuộc công ty thủy sản Đà Nẵng gồm xínghiệp 348 Trần Cao Vân, xí nghiệp T18, trạm Nam Thọ, trạm Thuận Phước sang xínghiệp đông lạnh 32 để hình thành công ty Thủy Sản và Thương Mại Thuận Phướctheo quyết định số 2123/QĐ-UB ngày 05/11/1994 Và hiện nay được đặt tại 20 Thanh
Bồ, Đà Nẵng
Do tốc độ phát triển nhanh, tuy mới 2 năm đưa phân xưởng vào hoạt động nhưngkhối lượng sản phẩm sản xuất vượt mức công suất thiết kế, nên năm 1995 công ty lạitiếp tục đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng một kho lạnh 200 tấn, một tủ đông 1,5 tấn/5giờ đưa công suất hàng năm đạt gần 1500 tấn sản phẩm thủy sản đông lạnh xuất khẩu.Công ty đã sản xuất hàng năm 1500 tấn hàng thủy sản khác nhau phục vụ cho nhu cầutiêu dùng trong nước Ngoài nghĩa vụ hàng năm đóng góp cho Nhà nước 1,8 tỷ đồngcòn tích lũy để gia tăng vốn, bên cạnh đó công ty còn tạo công ăn việc làm cho gần
1000 lao động, với mức lương trung bình tháng 900.000 đồng/tháng
Hiện nay công ty đặt tại: 20 Thanh Bồ - Thành phố Đà Nẵng
Tên đăng ký kinh doanh: Công ty Thủy Sản và Thương Mại Thuận Phước
Tên giao dịch nước ngoài: Thuan Phuoc Seafoods and Trading Corporation
2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
2.1 Chức năng:
- Sản xuất và chế biến những mặt hàng thủy sản đông lạnh: Tôm đông lạnh, mựcđông lạnh, cá đông lạnh và một số thủy sản khác xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêudùng trong nước
- Tổ chức và chế biến một số mặt hàng thực phẩm từ nguyên liệu thủy sản.
Trang 24II TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1 Cơ cấu tổ chức quản lý
1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý
Trang 25: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Qua sơ đồ tổ chức quản lý của công ty, ta thấy cơ cấu công ty được tổ chức quản lý
theo kiểu trực tuyến chức năng là phù hợp với quy mô tổ chức sản xuất hiện có của
công ty Đặc biệt trong những năm qua với cơ cấu tổ chức như vậy thì tình hình hoạt
động của công ty đã đem lại hiệu quả tốt, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh doanh
dêm lại nguồn lãi lớn cho công ty, thu mua xử lý nguyên liệu kịp thời phù hợp với nhu
cầu thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời công ty đã tìm thêm nhiều bạn
hàng mới… Sỡ dĩ có được như vậy là một phần do cơ cấu quản lý của công ty đã thực
Tổ thu mua
Tổ chế biến 1
Tổ chế biến 30
Tổ cấp đông 1
Tổ cấp đông 3
Tổ phục vụPhó giám đốc
Trang 26hiện chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực quản lý, sử dụng con người có hiệu quả phùhợp với từng năng lực của mỗi cán bộ công nhân viên, mỗi bộ phận trong công ty.Nhìn chung, qua sơ đồ tổ chức công ty ta có thể thấy được bộ phận Xí nghiệp Đônglạnh 32 là bộ phận kinh doanh chính của công ty, hay nói cách khác đây là bộ phận tạonguồn thu chủ yếu cho công ty Thủy Sản và Thương Mại Thuận Phước Còn bộ phận
xí nghiệp Thủy Sản và Thực Phẩm chỉ là bộ phận phụ và xí nghiệp Thọ Quang thì mớiđược xây dựng nên chưa nắm vai trò kinh doanh của công ty hiện nay
1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban
* Giám đốc công ty:
- Là người chỉ huy cao nhất, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước Nhànước, tập thể lao động về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Có quyền ký kết mọi hợp đồng kinh tế trong phạm vi hoạt động của công ty
- Trực tiếp quản lý và phối hợp với các phòng ban chức năng để đưa ra cácchính sách, chiến lược phát triển công ty
* Phòng kinh doanh và kế hoạch-vật tư:
- Tìm kiếm khách hàng, thị trường từ đó dẫn đến việc chào hàng
- Lập thủ tục thanh toán quốc tế
- Làm tất cả các thủ tục khác như thông quan, ủy thác…
- Tổng hợp, cân đối các yêu cầu về vật tư và kỹ thuật, nguyên liệu lao động và sản
Trang 27- Tổ chức thu nguyên liệu làm nguồn hàng, toàn thị trường để tiêu thụ sản phẩm vớihiệu quả cao.
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh cho Giám đốc và đề xuất biện pháp khắcphục những tồn tại nếu có
- Xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên
- Giải quyết các chính sách có liên quan đến công ty, công nhân viên…
2 Tình hình các yếu tố sản xuất kinh doanh của công ty
2.1 Tình hình sử dụng lao động
Nhân tố con người ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp.Thực tế cho thấy một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phân bố hợp lý, biết phát huy trình độ vàkhả năng của con người là một trong những yếu tố quan trọng mang lại thành công chodoanh nghiệp đó Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, công ty luôn coi đây làmối quan tâm hàng đầu Trong những năm qua, công ty không ngừng tuyển dụng, đàotạo và sắp xếp lại đội ngũ lao động cho hợp lý
Ta có bảng thống kê số liệu lao động của công ty Thủy Sản và Thương MạiThuận Phước thời kỳ 2002-2005:
Cơ cấu lao động của công ty
Năm
Sốlượng(người)
Tỷtrọng(%)
Sốlượng(người)
Tỷtrọng(%)
Sốlượng(người)
Tỷtrọng(%)
Sốlượng(người)
Tỷtrọng(%)
Trang 282.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Với cơ sở vật chất ban đầu còn nghèo nàn, công ty đã từng bước khắc phục khókhăn và không ngừng phấn đấu nâng cấp, đầu tư xây dựng thiết bị máy móc nhằm đápứng kịp thời những đòi hỏi của thị trường cũng như hiệu quả kinh doanh Cụ thể là banđầu chỉ gồm 10 chiếc tàu (đã thanh lý) và một tủ cấp đông, một kho lạnh làm cho sảnphẩm sản xuất ra không đủ tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng, thậm chí hạn chế cả về mặtsản lượng thành phẩm tạo ra Nhưng với sự mạnh dạn công ty đã đầu tư 1,2 tỷ đồngvốn tự có và vay thêm 3,5 tỷ đồng để xây dựng và trang bị thêm một phân xưởng mớitại xí nghiệp đông lạnh 32 vào năm 1992 Khi đưa nhà máy mới vào hoạt động, công
ty không ngừng phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao Năm 1995 công ty tiếp tục đầu
tư thêm 2 tỷ đồng để xây dựng kho lạnh 200 tấn, đưa công suất tủ lên gấp hai lần vànâng cao một dây chuyền sản xuất mặt hàng cao cấp, đáp ứng được nhu cầu của thịtrường tiêu thụ
Hiện nay công ty Thủy Sản và Thương Mại Thuận Phước có diện tích đất sử dụng là4.200 m2, một phòng thí nghiệm và hệ thống máy móc thiết bị như sau:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Trang 29Máy đá vảy Cái 01 43 tấn/ngày
(Nguồn: Phòng hành chính)
Ngoài ra, công ty còn có một số phương tiện kỹ thuật phục vụ kinh doanh là: 15
máy tính, 2 máy fax, 12 máy điện thoại, …
Nhìn tổng thể thì tình hình máy móc kỹ thuật của công ty ở mức đáp ứng được nhu
cầu của tiến độ sản xuất chế biến và kinh doanh của công ty Và đây cũng là điều kiện
thuận lợi cho việc làm ăn có hiệu quả và không ngừng phát triển của công ty
2.3 Tình hình tài chính của công ty
Tài chính có vai trò rất quan trọng và hiện hữu trong tất cả mọi hoạt động của
doanh nghiệp Bởi hầu hết mọi quyết định đều được xem xét trên phương diện tài
chính Để thấy rõ tình hình tài chính của công ty ta có thể thông qua bảng cân đối kế
toán của công ty như sau:
Bảng cân đối kế toán của công ty
(ĐVT: Đồng) CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Trang 30Từ bảng số liệu trên ta có thể nhận xét như sau:
- Về mặt tài sản: Ta thấy TSLĐ & ĐTNH giảm dần từ năm 2002 đến năm 2004,
nhưng đến năm 2005 lại có sự tăng trở lại Đặc biệt là giảm mạnh từ 131.483.392.106
đồng ở năm 2002 xuống còn 107.192.977.311 đồng ở năm 2003 Điều nay là do tiền
mặt tại quỹ và các khoản phải thu giảm dần qua các năm Còn về mặt TSCĐ & ĐTDH
thì ta thấy tăng dần qua các năm, nguyên nhân là do công ty không ngừng đầu tư và
xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ sản xuất và quản lý Đặc biệt là năm
2004 do xây dựng thêm xưởng chế biến Thọ Quang nên làm cho XDCB dở dang tăng
mạnh Chính vì vậy nên mặc dù TSLĐ & ĐTNH giảm dần nhưng tổng tài sản năm
2004 và năm 2005 lại tăng so với năm 2003
- Về mặt nguồn vốn: Ta thấy mặc dù nợ phải trả giảm dần từ năm 2002 đến năm
2004 và năm 2005 có sự tăng nhẹ nhưng tổng nguồn vốn lại giảm ở năm 2003 so với
năm 2002, nhưng từ năm 2003 đến năm 2005 lại có sự tăng đều qua các năm, nguyên
nhân là do vốn chủ sở hữu của công ty tăng vọt từ 68.465.859.225 ở năm 2003 lên
103.165.430.360 ở năm 2005
III KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Trang 31- Lợi nhuận bất thường
- Tổng lợi nhuận trước
Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty như sau:
- Về doanh thu: Năm 2003 doanh thu có sự tăng vượt bậc so với năm 2002 Cụ thể
năm 2002 chỉ có 255.333.995.461 đồng, còn năm 2003 đạt mức là 319.317.919.000
đồng Điều này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty năm 2003 đạt yêu cầu hơn
Sở dĩ đạt được như vậy chủ yếu là do năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của các mặt
hàng kinh doanh chính sang các thị trường chủ yếu của công ty đều tăng so với năm
2002 Bên cạnh đó do công ty đã đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại đã làm cho
thành phẩm chế biến ra và xuất khẩu có chất lượng cao, do vậy giá bán cũng cao, từ đó
làm cho doanh thu của công ty tăng hơn Ngoài ra, việc kinh doanh nội địa cũng góp
phần vào việc nâng cao doanh thu hàng năm của công ty Riêng năm 2004, ta thấy có
sự giảm sút doanh thu rõ rệt là do Mỹ tiến hành vụ kiện bán phá giá mặt hàng tôm của
các doanh nghiệp Việt Nam Từ đó dẫn đến hậu quả là kim ngạch xuất khẩu tôm sang
thị trường Mỹ năm 2004 giảm mạnh Đồng thời, trong năm 2004, vụ kiện tôm kết thúc
Trang 32với phần thắng thuộc về phía Mỹ nên mặt bằng giá tôm trên thế giới đều giảm Sangnăm 2005, doanh thu của công ty tăng so với năm 2004 do kim ngạch xuất khẩu củacác mặt hàng chính sang các thị trương chủ yếu đều tăng so với 2004.
- Về lợi nhuận: Có sự biến động theo chiều hướng tốt từ năm 2002 đến năm 2003,điều này thể hiện việc kinh doanh của công ty rất thuận lợi, công ty có khả năng cạnhtranh với các đối thủ kinh doanh cùng ngành hàng Nguyên nhân là do doanh thu củacông ty tăng dần qua các năm, trong khi đó mặc dù chi phí (bao gồm chi phí quản lýdoanh nghiệp và chi phí bán hàng) của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng không nhiềuhơn tốc độ tăng doanh thu, nên từ đó làm cho lợi nhuận của công ty năm 2003 tăng lên
so với năm 2002 Riêng năm 2004, do doanh thu giảm nên lợi nhuận cũng giảm theo.Đến trở năm 2005 do doanh thu của công ty có sự tăng lại nên kéo theo sự tăng lên củalợi nhuận
2 Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty thời kỳ 2002-2005
2.1 Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty
2.2.1 Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty:
Tại công ty Thủy Sản và Thương Mại Thuận Phước mặt hàng xuất khẩu chủ yếu làtôm đông lạnh, mực đông lạnh, cá đông lạnh Cụ thể là được chế biến theo các dạngsau:
- Sản phẩm đông block: sản phẩm này thường được đóng gói thành khối lượng đông
và có châm nước Loại hình đông lạnh này thường được sử dụng cho nhiều loại: đốivới tôm thì có tôm vỏ, tôm thịt; đối với mực thì có mực ống cắt khoanh hoặc mực ốngnguyên con; còn đối với cá thì có cá Fillet hoặc cá nguyên con
- Sản phẩm đông rời (IQF-Individual Quick Freering): sản phẩm này được chế biếnbằng cách đặt sản phẩm vào khay cách ly bằng giấy rồi tiến hành cấp đông khôngnước Loại hình này được sử dụng để chế biến các loại cá Fillet, mực nang, mực ống,
Trang 33- Sản phẩm ăn liền (Shimi): loại sản phẩm này yêu cầu về chế biến cao như: nguyênliệu tươi xanh, nguyên vẹn, sản phẩm được đóng gói chân không ngay sau khi đã đượccấp đông Loại này được sử dụng chủ yếu để chế biến mực nang Sashimi, mực Fillet,hoặc mực nguyên con.
Ngoài ra còn có một số ít các dạng khác như cá khô, Seafoodmix, noshiba…
2.1.2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu:
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty được khái quát thông qua hai bảng,
đó là: sản lượng mặt hàng xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Sản lượng các mặt hàng xuất khẩu thời kỳ 2002-2005
ta có thể thấy sản lượng của mặt hàng này ổn định qua các năm Nguyên nhân chủ yếu
là do nguồn hàng khai thác đánh bắt ngày càng phong phú và dồi dào, sản lượng đánhbắt của các tỉnh hằng năm khoảng 45-50 ngàn tấn Công tác thu mua nguồn hàng nàykhá dễ dàng do công ty đặt gần bến cảng Bên cạnh đó, công tác thu thập nguồnnguyên liệu của công ty hiện nay đã và đang được mở rộng sang các tỉnh lân cận, nắmbắt được thời gian đánh bắt, tàu thuyền cập bến cùng tỉnh khác, các mùa vụ chính đápứng kịp thời cho các hợp đồng xuất khẩu của công ty