Kế hoạch hóa tập trung là mô hình chung ở các nước xã hội chủ nghĩa.Cùng với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, công nghiệp hóa cũng là một trong những đường lối tiêu biểu củ
Trang 1Đại học Kinh Tế Quốc Dân
-Môn học Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt
Trang 2Lời mở đầu.
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội Hòa bình đã được lập lại, tuy nhiênđất nước phải đương đầu với vô vàn khó khăn do tàn dư của cuộc chiến tranh để lại Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho cả nước là hoàn thành thống nhất về mặt Nhà nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế hai miền Nam – Bắc
Trong thời kì 1975 – 1986, Đảng ta đã đưa ra nhiều đường lối và lãnh đạo nhân dân ra sức thực hiện công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế trên phạm vi cả nước Đây là giai đoạn áp dụng mô hình kinh tế cũ ở miền Bắc – kế hoạch hóa tập trung cho cả nước
và đồng thời cũng là giai đoạn tìm tòi để thoát khỏi mô hình này Trước năm 1975, trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân ta đã phải ra sức động viên, tập trung sức mạnh toàn dân tộc để vừa xây dựng đất nước, vừa thực hiện cuộc chiến tranh gian khổ
để bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước Với hoàn cảnh như vậy, việc áp dụng
mô hình này đã mang lại những kết quả to lớn, là một trong những yếu tố quyết định đến thắng lợi trong cuộc chiến giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của xã hội chủ nghĩa, giúp cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thầncho nhân dân Kế hoạch hóa tập trung là mô hình chung ở các nước xã hội chủ nghĩa.Cùng với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, công nghiệp hóa cũng là một trong những đường lối tiêu biểu của Đảng để khôi phục và phát triển kinh tế trong giai đoạn 1975 – 1986 Xuất phát là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đất nước ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, đó là một quá trình gian nan Vì vậy, muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, không còn con đường nào khác ngoài con đường công nghiêp hóa xã hội chủ nghĩa Ngay từ đầu quá trình công nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Với đề tài “ quan điểm của Đảng về lĩnh vực kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới 1975- 1986”, nhóm chúng em lựa chọn trình bày hai nội dung – đặc trưng tiêu biểu của nền kinh tế trước đổi mới: công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới và cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Đây cũng chính là những đường lối trọng yếu của Đảng để khôi phục và phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa sau khi đã thống nhất được đất nước
Trang 3Nội dung của bài nằm trong phần I chương 4 (Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới), phần I.1 chương 5 (Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới) của giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hồng Thuận đã tận tình hướng dẫn
và truyền đạt kiến thức để nhóm chúng em hoàn thành tốt bài tập này
Phần A.Quan điểm của Đảng về lĩnh vực kinh tế của nước ta thời kỳ trước đổi mới 1975-1986
I Công nghiệp hóa
1 Khái niệm, mục đích
Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh Cuộc cách mạng công nghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị , xã hội mà quá trình công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt Ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới, nước ta đã có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa qua hai giai đoạn: tử năm 1960 – 1975 triển khai ở miền Bắc
và từ năm 1975 – 1985 thực hiện trên phạm vi cả nước
Có nhiều khái niệm về công nghiệp hóa Theo cách hiểu đơn giản, công nghiệp hóa đơnthuần chỉ là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển Cụ thể hơn, công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế Những quốc gia đã hoàn thànhcông nghiệp hóa được gọi là những nước công nghiệp Công nghiệp hóa ở Việt Nam là quá trình chuyền đổi nền kinh tế Việt Nam dựa vào nông nghiệp và thủ công nghiệp sang công nghiệp là chính
Trang 4Tùy từng thời kỳ, công nghiệp hóa mang những mục đích khác nhau, song mục tiêu chung và cơ bản là cải biến đất nước trở thành một nước công nghiệp với cơ sở vật chất – kỹ thuật ngày càng hiện đại, nền công nghiệp và kinh tế phát triền.
Đại hội III (tháng 9/1960) của Đảng đã xác định mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bướcđầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn
Đại hội IV (tháng 12/1976) của Đảng cũng đã đưa ra đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, trong đó thể hiện được mục tiêu là xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III của
Miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân dân ta đã xây dựng một cách vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, với cơ sở vật chất - kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội
Kế thừa những bài học và những kinh nghiệm của miền Bắc ở giai đoạn trước
Khó khăn
Đất nước bị chia làm 2 miền Bắc - Nam
Trang 5 Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng nặng nề Nhiều làng mạc, đồng ruộng
bị tàn phá, bỏ hoang , chất độc hóa học và bom mìn còn bị vùi lấp nhiều nơi, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế – xã hội
Không tranh thủ được những thành tựu của cuộc cách mạng KH-KT Công nghệ trên thế giới
Mĩ cấm vận Việt Nam khiến nước ta gặp nhiều khó khăn về mọi mặt
Sự giúp đỡ của khối XHCN cũng sụt giảm rất nhanh sau chiến tranh
Đất nước đang tạm thời chia làm hai miền
Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đã được đại hội III của Đảng xác định:
Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại
Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn
Hội nghị Trung Ương lần thứ 7 khóa III nêu ra phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp:
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí
- Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp
- Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
Trang 6- Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương.
b.Trên phạm vi cả nước.(1975 – 1985)
Đại hội IV(12/1976) đã đưa ra mục tiêu: “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”
Với nội dung:
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
- Kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp
- Xây dựng kinh tế trung ương, đồng thời phát triển kinh tế địa phương; kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương
Làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại
Nhận xét về nội dung đường lối được đề ra ở đại hội IV
- Về cơ bản giống với đường lối công nghiệp hóa ở miền Bắc trước đây, nhưng có sự phát triển thêm, và áp dụng trên cả nước
- Lần đầu tiên đưa thuật ngữ: từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
- Thấy được các ngành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
- Tuy nhiên, nội dung đại hội IV đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không tính đến khá năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước sau thống nhất => không phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ
Trang 7Qua thực tiễn 5 năm(1976-1981), Đảng rút ra kết luận: từ một nền sản xuất nhỏ
đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của công nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường
Đại hội V(tháng 3/1982) xác định, đưa ra sự điều chỉnh về mục tiêu và bước đi của công nghiệp hóa:
- Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu
- Phát triển công nghiệp sản xuất và tiêu dùng
- Xây dựng và phát triển công nghiệp nặng cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Đại hội V coi đó là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt Đây là sự điều chỉnh rất đúng đắn mục tiêu và bước đi của công nghiệp hóa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam Nhưng trên thực tế chúng ta đã không làm được.
4 Đánh giá sự thực hiện đường lối công nghiệp hóa.
4.1 Kết quả Công nghiệp hóa
Những thay đổi trong chính sách CNH dù còn chưa thật rõ nét song cũng đã tạo một sự thay đổi nhất định trong phát triển:
+ Số xí nghiệp công nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 cơ sở năm 1976 2627 cơ sở năm 1980 3220 cơ sở năm 1985.
+ 1976 – 1978 công nghiệp phát triển khá Năm 1978 tăng 118,2% so với năm 1976 Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện (nguồn viện trợ từ
nước ngoài đột ngột giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính quan liêu, bao cấp, nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn, công nghiệp trung ương
giảm, nhiều mục tiêu không đạt được…) nên đây vẫn là sự biểu hiện của tư tưởng nóng vội trong việc xác định bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiên giữa công
Trang 8nghiệp và nông nghiệp Kết quả là thời kỳ 1975 – 1980 nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng.
Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên
của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Đại hội V coi đó là
nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt Đây là bước
điều chỉnh rất đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam Nhờ vậy, nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ này đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó.
Cụ thể là:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1981: 2,3% 1985: 5,7%
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1981: 9,5%
+ Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1981: 5,3% 1985: 3%
+ Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,2%/1980 lên 30%/1985.
+ Nhập khẩu lương thực giảm hẳn so với 5 năm trước (từ 5,6 triệu tấn thời kỳ
1976-1980 xuống 1 triệu tấn thời kỳ 1981-1985).
+ Đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa.
Trong điều kiện đi lên từ điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thì những kết quả đạt được trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng - tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo
Trang 9Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so với trước Mặc dù nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại hội vẫn xác định “Xây dựng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp hiện đại, lấy hệ thống công nghiệp nặng tương đối phát triển làm nòng cốt” Sự điều chỉnh không dứt khoát đó đã khiến cho nền kinh
tế Việt Nam không tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mới, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân sau 5 năm không những không ổn định được mà còn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
+ Sau nhiều năm chiến tranh, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu và phụ thuộc
Do đó khi giành được độc lập hòa bình chúng ta chọn đường lối CNH, phát triển CN
nặng, làm nền tảng vật chất cho nền độc lập tự chủ.
+ Trong mô hình CNH XHCN cổ điển, công nghiệp đc coi trọng như xương sống của
hệ thống kinh tế, được tập trung cao độ vào tay Nhà nước và nguyên nhân sâu xa là do cuộc chiến tranh lạnh và phong tỏa từ các nước tư bản
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nên kinh tế quốc dân.
Trang 10 Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa: trong hoàn cảnh hậu chiến tranh với xuất phát điểm là
một nền kinh tế thấp kém, chúng ta phát triển công nghiệp theo mô hình kinh tế khép kín do đó chỉ có thể dựa vào lợi thế nguồn lực sẵn có và nguồn viện trợ từ các nước XHCN
Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội Đất nước vẫn
trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế -
xã hội
Chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, không quan trọng tới các thành phần bên ngoài Nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, không tôn trọng các quy luật của thị trường: suy nghĩ phát triển công
nghiệp nặng cần vốn lớn nhưng chậm sinh lợi và chậm thu hồi vốn vì thế nguồn lực to lớn chỉ có thể huy động từ Nhà nước
Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.
Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, tiếp theo lại bị bao vây, cô lập, những hạn chế, sai lầm trên đã trở thành một nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh
tế - xã hội kéo dài nhiều năm
4.3 Nguyên nhân
Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu,
nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người sức của cho công nghiệp hóa.
- Ta tiến hành CNH với xuất phát điểm thấp, sản xuất nhỏ là phổ biến, tích lũy từ nội bộ
nền kinh tế không đáng kể
- Chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ và một số nước phương Tây gây thêm những
khó khăn gay gắt cho quá trình CNH
Trang 11- Phải dồn nguồn lực vào khắc phục những hậu quả của chiến tranh, làm giảm sự cải thiện đời sống nhân dân và quá trình tích lũy tái đầu tư
Về chủ quan, chúng ta mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục
tiêu, bước đi về cơ sở vật chất kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư…
Đó là những sai lầm xuất phát từ tư tưởng tả khuynh, chủ quan, duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa:
- Xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất kĩ thuật chú trọng phát triển công nghiệp nặng trong khi cơ sở về khoa hoc ki thuật thì yếu kém, mô hình phát triển hướng nội khép kín.
- Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của đại hội lần thứ V (1982) như vẫn chưa coi trọng nong nghiệp là mặt trận hang đầu , công ngiệp năng không phục vụ kịp thời công nghiệp nhẹ và nông nghiệp
- Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế trước hết là cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư…: không kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp, thiên về phat triển công nghiệp nặng trong khi vấn đề lương thực, thưc phẩm tiêu dung là vấn đề trước mắt đăc biệt quan trọng sau chiến tranh thì chưa được chú ý
- Trước đổi mới, do chưa thừa nhận cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng Không thừa nhận kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát tri ển chung của nhân loại.
- Cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách
Trang 12II Cơ chế quản lý kinh tế.
tế khách quan theo mục tiêu đã xác định trong những điều kiện kinh tế xã hội của từng giai đoạn phát triển Cơ chế quản lý kinh tế tác động sâu sắc đến hiệu quả phát triển
của nền kinh tế quốc dân; do vậy, hiệu quả kinh tế xã hội là một trong những tiêu chuẩnquan trọng đánh giá tính đúng đắn của cơ chế quản lý kinh tế Các cơ chế kinh tế gồm
cơ chế kinh tế thị trường, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế kinh tế hỗn hợp Cơ chế quản lý kinh tế có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: trong hệ thống kinh tế vĩ mô tồn tại khái niệm cơ chế thị trường và cơ chế kế hoạch tập trung, cơchế điều tiết vĩ mô; tầm vi mô tồn tại cơ chế tự điều tiết…
2 Cơ chế Kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung (kinh tế mệnh lệnh): cơ chế mà theo đó chính quyền trung ương sẽ điều khiển toàn bộ các khu vực kinh tế và đưa ra mọi quyết định về quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ Nhà chức trách quyết định các loại hàng hóa cần sản xuất, điều hành các cơ quan cấp dưới để sản xuất theo mục tiêu quốc gia và xã hội Các nền kinh tế kế hoạch hoá quan trọng đã từng xuất hiện như Liên
Bang Xô-Viết (cũ), Trung Quốc trước 1978 và Ấn Độ trước 1991… Ở nước ta từ sau