Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014 1- Thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay: 1.1- Thủ tục hành chính: - Thẩm quyền cấp phép: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
3 Đỗ Thủy Tiên
4 Nguyễn Lê Thành Minh
TPHCM, tháng 6 năm 2015
Trang 2Tóm tắt
Đề tài gồm các phần:
Phần 1: Thủ tục Đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014
Phần 2: Các thủ tục quy định tại Luật Đầu tư 2014 (ngoài phần Đăng ký kinh doanh
có điều kiện)
Trang 3Phần 3: Các thủ tục quy định tại Luật Đầu tư 2014 (phần Đăng ký kinh doanh có điều kiện)
Phần 4: Cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh tại VN
Kết luận
Phần 1: Thủ tục Đăng ký doanh nghiệp
Trang 41.1 Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014
1- Thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay:
1.1- Thủ tục hành chính:
- Thẩm quyền cấp phép: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tưtỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương
- Thời gian giải quyết 05 ngày
- Hồ sơ: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; điều lệ công ty; danh sách thànhviên; bản sao các giấy tờ như: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộchiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên …
1.2- Khắc dấu công ty
1.3- Hoàn thành thủ tục sau thành lập:
- Nộp tờ khai đăng ký phương pháp tính thuế theo hình thức khấu trừ để đượcpháp sử dụng hóa đơn GTGT
- Tiến hành thủ tục xin đặt in hóa đơn
- Nộp thuế môn bài và tờ khai thuế môn bài
- Lập tài khoản ngân hàng và bổ sung thông tin cho chi cục thuế quản lý trực tiếp
1.4- Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thủ tục thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa hơn:
- Hồ sơ không cần phải có văn bản xác nhận vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề;
- Giảm thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) xuống 03ngày làm việc (hiện nay là 05 ngày);
- Nội dung GCNĐKDN chỉ còn 4 mục chính, bỏ mục ngành nghề kinh doanh, số cổphần và giá trị vốn cổ phần đã góp của công ty cổ phần…
Trang 5Ngoài ra, các trường hợp sau sẽ bị thu hồi GCNĐKDN:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký DN là giả mạo;
- DN do người bị cấm thành lập DN đăng ký thành lập;
- DN ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo cơ quan đăng ký kinh doanh và
cơ quan thuế;
- DN không gửi báo cáo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Do tòa án quyết định
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015
* Luật doanh nghiệp sửa đổi 2014 có những điểm mới nổi bật về vấn đề thành lập doanh nghiệp như sau:
- Thứ nhất là về đăng kí kinh doanh: Luật DN sửa đổi 2014 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp khi quy định giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không bắtbuộc ghi ngành nghề kinh doanh; Tách bạch giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhậnđăng kí kinh doanh; Bãi bỏ các yêu cầu và điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng kíthành lập doanh nghiệp; Hài hoà thủ tục đăng kí doanh nghiệp với thuế lao động, bảohiểm xã hội; Doanh nghiệp tự quyết con dấu, nội dung và hình thức con dấu; Doanhnghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật
- Thứ hai là về góp vốn điều lệ kinh doanh: Nhằm giải quyết những vướng mắc,
tranh chấp phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005,luật DN sửa đổi 2014 đã có áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ phần vốn gópkhi thành lập công ty; Thống nhất các khái niệm về vốn công ty cổ phần như cổ phầnđược quyền phát hành và cổ phần đã phát hành; Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổphần không phải là công ty cổ phần đại chúng
Trang 6- Thứ ba là mô hình quản trị công ty cổ phần: Mô hình tổ chức quản trị theo Luật
doanh nghiệp 2014 cấu trúc mô hình sẽ gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị(thành viên, thành viên độc lập), Giám đốc/tổng giám đốc
- Thứ tư là doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện pháp luật: Công ty
trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đạidiện theo pháp luật Tùy thuộc vào nhu cầu quản trị của mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp
có quyền quyết định số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ cụ thể của người đạidiện theo pháp luật tại điều lệ
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cưtrú tại Việt Nam Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thìngười đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thựchiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.Nếu hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trởlại Việt Nam và không có ủy quyền khác, người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi đãđược ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làmviệc, hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyếtđịnh cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Đây là điểmmới, tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2014 khi đưa ra cơ chế giải quyết trong trường hợpngười đại diện theo pháp luật thường xuyên vắng mặt tại Việt Nam
- Thứ năm là thời gian cấp Giấy phép kinh doanh: Luật Doanh nghiệp 2014 đã
rút ngắn thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn 3 ngày làmviệc kể từ ngày nhận hồ sơ trong khi theo quy định hiện nay (Luật doanh nghiệp 2005) là
10 ngày làm việc
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặcbản điện tử và sẽ không có nội dung ngành, nghề kinh doanh
Trang 7- Thứ sáu, doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, số lượng, nội dung
con dấu: Theo quy định hiện nay, mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấu, trừ
một số trường hợp được chấp thuận sử dụng con dấu thứ hai và phải được đăng ký mẫutại cơ quan công an Kể từ ngày 01/07/2015, doanh nghiệp có quyền quyết định về hìnhthức, số lượng, nội dung con dấu của doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm thể hiện nộidung về tên và mã số doanh nghiệp, đồng thời phải được thông báo mẫu con dấu với cơquan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kýdoanh nghiệp
- Thứ bảy, thời hạn góp vốn rút ngắn còn 90 ngày: Chủ sở hữu, thành viên công
ty TNHH phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanhnghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp trong khi quy định hiện tại về thời thời hạn góp vốn tối đa là 36 tháng Tuy nhiên,đối với các công ty TNHH được thành lập trước ngày 01/07/2015, thời hạn góp vốn vẫnđược thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty
2- SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
2.1 So sánh về các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập
2.1.1 So sánh về loại hình doanh nghiệp tư nhân
Đây là hình thức kinh doanh lâu đời và thường được sử dụng cho những cá nhânmuốn tiến hành các hoạt động kinh doanh riêng lẻ, cá thể dưới hình thức chủ sở hữu duynhất Pháp luật Mỹ gọi hình thức này là cá thể kinh doanh (sole proprietorship hoặcindividual proprietorship), các cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể tiếnhành các hoạt động kinh doanh nhân danh tên của họ hoặc tên gọi thương mại mà khôngcần phải làm thủ tục xin phép
Theo luật Malaysia và Singapore, doanh nghiệp tư nhân là hình thức kinh doanh domột người có thể là thể nhân hoặc pháp nhân thành lập, có toàn quyền quản lý, điềuhành hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanhnghiệp Theo luật Malaysia và luật Singapore, một công ty có thể trở thành chủ sở hữu
Trang 8một doanh nghiệp tư nhân Điều này không được thừa nhận trong luật của Thái Lan vàPhilippines Ở Thái Lan và Philippines, hình thức này chỉ có thể do thể nhân thành lập
Có thể thấy một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và một số nướctrong quan niệm về loại hình doanh nghiệp này Nếu như Mỹ coi đây là hình thức kinhdoanh của cá nhân và có thể hoặc không cần phải đăng ký kinh doanh thì các nướcnhư Việt Nam và Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines lại coi đây là một loạihình doanh nghiệp và phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền Bên cạnh đó, chủ thể của loại hình kinh doanh này cũng được chia thành haitrường phái: đối với pháp luật của các nước Mỹ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines thìchỉ quy định cho cá nhân, còn đối với pháp luật của Singapore và Malaysia có thể do thểnhân thành lập Tuy vậy, về bản chất, loại hình doanh nghiệp này có những đặc điểmchung mà pháp luật các nước đều thừa nhận là chủ doanh nghiệp có thể toàn quyền địnhđoạt công việc kinh doanh của mình, được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được và phảimang toàn bộ tài sản để chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh
2.1.2 So sánh về loại hình công ty hợp danh
Anh là một nước có truyền thống pháp luật lâu đời về hợp danh Hợp danh của Anhđược chia làm hai loại là Hợp danh thông thường (hay đầy đủ) (The full partnership)
và Hợp danh TNHH (The limited partnership)
Theo quan niệm của các nhà làm luật Mỹ thì “hợp danh là một sự liên kết tự nguyệncủa ít nhất hai người trở lên nhằm thực hiện công việc kinh doanh như những người đồng
sở hữu, vì mục tiêu lợi nhuận”
Theo luật Singapore, hợp danh là thoả thuận giữa những người tiến hành kinhdoanh nhằm thu lợi Số lượng thành viên tối thiểu của hợp danh theo luật Singapore là 2
và tối đa là 20 Philippines và Thái Lan quy định về hợp danh hữu hạn còn Singapore
và Malaysia thì không có loại hình hợp danh hữu hạn
Pháp luật Việt Nam cũng giống pháp luật các nước khi quy định hợp danh đượcthành lập vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận, phải do ít nhất hai người trở lên thành lập và
Trang 9là chủ sở hữu chung Tuy nhiên, nếu như các nhà làm luật Mỹ, Anh, Singapore quanniệm hợp danh là một sự liên kết, tức là chỉ cần chứng minh giữa hai người có sự liênkết với nhau để kinh doanh như hai chủ sở hữu vì mục tiêu lợi nhuận thì đó là hợpdanh thì theo luật Việt Nam hợp danh là một công ty
Về thủ tục thành lập hợp danh, các nước quan niệm hợp danh chỉ là sự liên kếtthì không nhất thiết phải tiến hành các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền (trừ loại hợp danh hữu hạn) Còn những nước xác định hợp danh là công ty thìchỉ được công nhận là hợp danh khi đã trải qua những thủ tục pháp lý thành lập công ty Pháp luật của nhiều nước quan niệm rằng hợp danh có tư cách pháp nhân (luậtPhilippine, Việt Nam), nhiều nước lại cho rằng hợp danh không có tư cách pháp nhân(pháp luật Singapore và Malaysia) hoặc xem xét tư cách pháp nhân của hợp danh thôngqua việc nó có được đăng ký trước cơ quan nhà nước hay không vì ở nước đó hợp danh
có thể đăng ký hoặc không đăng ký, nhưng chỉ khi đăng ký thì mới có tư cách phápnhân (pháp luật Thái Lan)
Ngoài ra, việc phân chia hay không phân chia hợp danh thành hai loại thông thường
và hữu hạn cũng tạo nên sự khác biệt giữa pháp luật các nước về vấn đề hợp danh
2.1.3 So sánh về loại hình công ty cổ phần
Ở Pháp, công ty cổ phần, hay còn gọi là công ty vô danh (Société Anonyme –SA)được ra đời khá sớm Ngoài SA, Pháp còn có loại hình công ty cổ phần đơn giản(Société par actions simplifiée – SAS) Ở Nhật Bản, công ty cổ phần được gọi làKabushiki-Kaisha (KK) Loại hình công ty cổ phần của Trung Quốc được quy định tạiĐiều 79 Luật công ty Trung Quốc 2005 Pháp luật Mỹ quy định hai loại hình công ty cổphần: công ty cổ phần công cộng hay công ty chứng khoán (Public stock companies) vàcông ty cổ phần tư nhân (Private stock companies) Tương tự như luật Mỹ, LuậtSingapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia cũng chia công ty cổ phần thành hai loại.Luật Philippines gọi là Ordinary Corporation và Close Corporation còn luật Singapore,
Trang 10Thái Lan, Malaysia gọi là Public Limited Company và Private Limited Company.Công ty cổ phần của Việt Nam được quy định tại Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005
Về bản chất của công ty cổ phần, pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước không
có sự khác biệt khi quan niệm đây là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn với đặcđiểm quan trọng là có sự tách bạch tài sản của công ty và tài sản của cá nhân, cácthành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn mà
họ góp vào công ty; vốn cơ bản của công ty được chia thành các cổ phần, trong quá trìnhhoạt động, công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán ra thị trường để côngkhai huy động vốn trong công chúng
Sự khác nhau là trong quy định về số lượng thành viên, cách thức góp vốn, cơ chếquản lý điều hành công ty cổ phần Nhật Bản quy định tối thiểu phải có 7 thành viên,Trung Quốc tối thiểu là 2 tối đa là 200, Singapore và Malaysia không quá 50 cổ đôngcòn Philippines không quá 20, Thái Lan không quá 99 cổ đông (đối với công ty cổ phầnhạn chế), còn theo pháp luật Việt Nam số thành viên công ty cổ phần tối thiểu là ba vàkhông hạn chế số lượng tối đa
Nhiều nước phân chia công ty cổ phần thành nhiều loại, tương ứng với nó là nhữngquy chế pháp lý được quy định rất cụ thể cho từng loại (Pháp, Mỹ, Singapore TháiLan, Philippines, Malaysia) Nước ta do hình thức công ty cổ phần mới xuất hiện vàichục năm gần đây, đặc biệt là thị trường chứng khoán cũng mới ra đời nên so với cácnước có bề dày lịch sử hàng trăm năm, pháp luật về công ty cổ phần ở nước ta vẫn cònkhá sơ sài cũng là điều không khó để lý giải
2.1.4 So sánh về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
Pháp luật của các nước đều có quy định về loại hình công ty TNHH với nhữngđiểm chung về tính chịu trách nhiệm hữu hạn của nó Chính vì vậy, trên bảng hiệu, hoáđơn và các tài liệu giao dịch của loại hình công ty này phải ghi rõ tên công ty gắn vớiloại hình công ty “TNHH” để công khai trước các đối tác về tính chịu trách nhiệm (hữuhạn) của công ty đối với các chủ nợ của mình Theo pháp luật một số nước, nếu công ty
Trang 11vi phạm điều này thì phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những người có quan hệ giaodịch với công ty, bởi sự vi phạm này được coi là sự lừa dối trong kinh doanh
Tuy nhiên, pháp luật các nước có nhiều sự khác biệt khi quy định về số lượngthành viên của công ty TNHH, tư cách thành viên tham gia công ty TNHH, sự phânloại công ty TNHH và tương ứng với nó là cơ chế quản lý, điều hành có thể khácnhau đối với từng loại công ty TNHH cụ thể Pháp, Trung Quốc, Việt Nam đều chia hailoại hình TNHH một thành viên và từ hai thành viên trở nên Mỹ không giới hạn về sốlượng thành viên cho một công ty TNHH còn Pháp, Trung Quốc và Việt Nam đều giớihạn không vượt quá 50
2.2- So sánh về một số điều kiện thành lập doanh nghiệp
2.2.1- So sánh điều kiện về chủ thể
Cùng quy định về chủ thể nhưng pháp luật các nước có hai dạng: hoặc là quyđịnh chung chung hoặc là quy định cụ thể trong luật doanh nghiệp Luật doanh nghiệpPhilippines và Thái Lan chỉ quy định chung: người sáng lập phải có đầy đủ năng lực phápluật còn Luật doanh nghiệp Singapore và Malaysia quy định cụ thể hơn: người từ 21 tuổitrở lên mới được thành lập doanh nghiệp Về lý lịch tư pháp, Luật Philippines không quyđịnh nhưng luật Thái Lan, Singapore và Malaysia đều quy định những người đang làmthủ tục phá sản mà không được phép của Tòa án cũng không được tham gia thành lậpdoanh nghiệp
Pháp luật Malaysia và Singapore không hạn chế người nước ngoài thành lập hoặctham gia vào các công ty Người nước ngoài đáp ứng được những yêu cầu có thể thànhlập doanh nghiệp theo cách tương tự như người dân địa phương Còn luật Philippines vàThái Lan quy định người sáng lập công ty không nhất thiết phải là công dân nước mình(có thể là người nước ngoài) nhưng phải là người thường trú tại đó Pháp luật một sốnước còn quy định cụ thể quốc tịch của một số thành viên chủ chốt trong công ty sẽđược thành lập Có nước còn quy định riêng những điều kiện về chủ thể tương ứng vớicác loại hình doanh nghiệp
Trang 12So với pháp luật nhiều nước thì Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định khá cụ thể vàchi tiết những đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp (Khoản 2 Điều
13 Luật Doanh nghiệp) Tuy nhiên, vấn đề xác minh, thẩm định điều kiện về chủ thể vẫncòn là một bài toán khó đang đặt ra với các cơ quan chức năng của Việt Nam khi xem xét
hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
2.2.2 So sánh điều kiện về vốn góp
Luật Liên bang Nga quy định: đối với công ty TNHH thì mức vốn điều lệ tối thiểu
là bằng 100 lần mức lương tối thiểu; đối với công ty cổ phần thì mức vốn điều lệ tốithiểu là bằng 1000 lần mức lương tối thiểu tại thời điểm thành lập doanh nghiệp LuậtCộng hòa liên bang Đức quy định: mức vốn điều lệ tối thiểu đối với công ty trách nhiệmhữu hạn là 25.000 Euro, mức tối thiểu của mỗi phần vốn góp là 100 Euro Vốn tối thiểuđối với công ty cổ phần là 50,000 Euro Theo Luật Doanh nghiệp Trung Quốc 2005, vốnđiều lệ tôi thiêu cua môt công ty TNHH la 30.000 Nhân dân tê, công ty cô phân la 5triêu Nhân dân tê và đôi vơi công ty TNHH môt thành viên là 100.000 Nhân dân tê Nhàđầu tư ở Pháp có thể thành lập công ty TNHH chỉ với 1 Euro Điều này cũng tương tựnhư ở Nhật, các công ty này có thể bắt đầu với số vốn rất tượng trưng thậm chí chỉ cần 1Yên trở lên
Không chỉ quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu, pháp luật của một số nước còn quyđịnh rất cụ thể về cách thức góp vốn, tiến độ góp vốn, xác định việc góp vốn
Như vậy, điều kiện về vốn được quy định khá khác nhau trong pháp luật của cácnước Có nước quy định, có nước không quy định vốn tối thiểu khi thành lập Mức vốntối thiểu đặt ra cũng rất khác nhau, cơ chế kiểm tra, xác định vốn góp khi thành lập cũngđược chú trọng ở mức khác nhau tuỳ theo quan niệm của nước đó cần sự quản lý chặt chẽhay tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp khi thành lập Việc định tiến độ gópvốn tại thời điểm đăng ký kinh doanh và khoảng thời gian tiếp sau đó cũng được quyđịnh khác nhau ở từng nước, đặc biệt, pháp luật Việt Nam không hề quy định về vấn đềnày
Trang 132.2.3 So sánh điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Pháp luật các nước không quy định cụ thể, chi tiết danh mục các ngành nghề đượcphép đăng ký kinh doanh ngay trong luật doanh nghiệp hay luật công ty như những điềukiện về chủ thể hay về vốn mà thường quy định ở những đạo luật riêng Có lẽ do các lĩnhvực ngành nghề rất phong phú, không thể liệt kê trong luật Thông thường, luật doanhnghiệp của các nước dẫn chiếu tới luật khác để khi thành lập doanh nghiệp các chủ thểlựa chọn ngành nghề phù hợp và thường chỉ quy định chung mang tính gợi mở như đượcphép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc đối với những ngànhnghề đặc biệt phải thoả mãn những điều kiện nhất định và được sự cho phép của các cơquan nhà nước có thẩm quyền
2.2.4 So sánh điều kiện về tên của doanh nghiệp
Nhiều nước quy định điều kiện về tên của doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp,luật công ty như một phần trong các văn bản đó (Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan)nhưng cũng có nước quy định ở hẳn một đạo luật riêng (Philippine) Đặc biệt, đối vớimột số nước lại có yêu cầu riêng về tên doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanhnghiệp (quy định về đặt tên đối với hợp danh trong luật của Thái Lan)
Pháp luật một số nước còn có những yêu cầu riêng về tên đối với từng loại hình doanhnghiệp bên cạnh những yêu cầu chung và quy định rất cụ thể về việc đăng ký và bảo lưutên gọi trong một khoảng thời gian nhất định trong khi làm các thủ tục khác Việc xử lývấn đề trùng tên gọi hay tên gây nhầm lẫn cũng được pháp luật nhiều nước quy định cụthể trong luật
Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể và chi tiết về tên của doanh nghiệp tuy nhiên vấn
đề bảo lưu tên gọi lại không thấy xuất hiện trong Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam
và việc giải quyết tranh chấp về tên gọi, việc chứng nhận tên đã đăng ký coi đó như làmột thứ tài sản vô hình của doanh nghiệp cũng chưa được chú trọng đúng mức như phápluật của nhiều nước
2.3 So sánh về thủ tục thành lập doanh nghiệp