1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu quá trình kiểm soát chất lượng trong chế tạo và thi công cầu bê tông cốt thép phân đoạn dự ứng lực ngoài tại thành phố hồ chí minh

109 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 10,92 MB

Nội dung

Các phân tố đúc sẵn đảm bảo công trình được xây dựng nhanh và linh hoạt, kiểm soát tốt chất lượng và tiết kiệm chi phí, nên loại cầu này đã được lựa chọn là giải pháp ưu tiên cho nhiều đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

NGOÀI TẠI TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

TP Hồ Chí Minh 10 - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

NGOÀI TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Xây Dựng Cầu Hầm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 TS VŨ HỒNG NGHIỆP

TP Hồ Chí Minh 10 - 2015

Trang 3

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-  -

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -  -

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Họ và Tên học viên: Nguyễn Xuân Vi

Ngày tháng năm sinh: 20/09/1989

Số điện thoại liên hệ: 0938.142.043

Tên đề tài luận văn:

Nghiên Cứu Quá Trình Kiểm Soát Chất Lượng Trong Chế Tạo Và Thi Công Cầu Bê Tông Cốt Thép Phân Đoạn Dự Ứng Lực Ngoài Tại TP Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Xây Dựng Cầu Hầm

Người hướng dẫn: TS Vũ Hồng Nghiệp

Tp HCM, ngày tháng năm 2015

Học viên

Nguyễn Xuân Vi

Trang 4

LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS VŨ HỒNG NGHIỆP

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 PGS TS NGUYỄN BÁ HOÀNG Chủ tịch Hội đồng;

2 TS PHÙNG MẠNH TIẾN Ủy viên, phản biện 1;

3 TS NGUYỄN QUỐC HÙNG Ủy viên, phản biện 2;

4 TS NGUYỄN DANH THẮNG Ủy viên, thư ký;

5 TS LÊ BÁ KHÁNH Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan:

(i) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi,

(ii) Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực,

(iii) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Học Viên

Nguyễn Xuân Vi

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương

trình Cao học Ngành “Kỹ Thuật Xây Dựng Cầu Hầm” khóa 2013, những người đã truyền đạt

cho tôi những kiến thức hữu ích về xây dựng các công trình Cầu Hầm làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Hồng Nghiệp đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời

gian thực hiện luận văn Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có giai đoạn không được thuận lợi nhưng những gì Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy/Cô đang giảng dạy tại các Khoa của

Trường Giao Thông Vận Tải - Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ trong việc hỗ trợ

giải đáp các thắc mắc, cũng như góp ý về những thiếu sót trong nội dung luận văn

Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu, rất mong nhận đ ược ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên

Tp HCM, tháng …… năm 2015

Học Viên

Nguyễn Xuân Vi

Trang 7

TÓM TẮT

“Cầu dầm hộp đúc sẵn phân đoạn dự ứng lực ngoài” là một trong những phát triển mới

quan trọng trong xây dựng cầu trong những thập kỷ qua Trái ngược với công trình cầu nguyên khối cổ điển, loại cầu này bao gồm các đoạn liên kết với nhau bằng cáp dự ứng lực căng ngoài Các phân tố đúc sẵn đảm bảo công trình được xây dựng nhanh và linh hoạt, kiểm soát tốt chất lượng và tiết kiệm chi phí, nên loại cầu này đã được lựa chọn là giải pháp ưu tiên cho nhiều đường cao tốc trên cao và cầu có chiều dài lớn

Hiện nay, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang triển khai thiết kế và thi công dự án xây dựng đường sắt đô thị đoạn Bến Thành – Suối Tiên, và trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa các dự án tương tự Trong dự án này, công nghệ thi công cầu bê tông cốt thép phân đoạn dự ứng lực ngoài được áp dụng cho các đoạn cầu cạn (Viaduct) Chính vì vậy, việc nghiên cứu quá trình kiểm soát chất lượng cho giai đoạn chế tạo và thi công phân đoạn lắp ghép là vấn đề cần thiết, và là lý do để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này

Trang 8

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH MỤC – KÝ HIỆU & VIẾT TẮT viii

DANH MỤC - BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC - HÌNH ẢNH x

CHƯƠNG I 1

MỞ ĐẦU – CẦU PHÂN ĐOẠN LẮP GHÉP 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC 3

1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN 3

CHƯƠNG II 4

TỔNG QUAN VỀ CẦU PHÂN ĐOẠN LẮP GHÉP 4

2.1 Lịch Sử Phát Triển 4

2.1.1 Giải pháp công nghệ lắp ghép truyền thống 4

2.1.1.1 Công nghệ lắp ghép trên hệ đà giáo cố định: 4

2.1.1.2 Công nghệ lắp hẫng truyền thống: 5

2.1.2 Giải pháp công nghệ lắp ghép hiện đại 5

2.1.2.1 Công nghệ lắp ghép hoàn thiện dần từng nhịp (Span By Span): 5

2.1.2.2 Các giải pháp công nghệ SBS hiện đại: 6

2.2 Các Công Trình Tiêu Biểu 7

2.2.1 Cầu qua kênh Chesapeake & Delaware - Delaware Valley 7

2.2.2 Bang Na Expressway – Thái Lan 7

2.2.3 Cầu Kiền – Hải Phòng 8

2.3 Đặc Điểm Công Nghệ 8

CHƯƠNG III 10

MÔ PHỎNG THIẾT KẾ 10

3.1 TÓM TẮT 10

3.2 CÔNG CỤ THỰC HIỆN 10

3.3 SỐ LIỆU THIẾT KẾ 11

3.4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH 13

Trang 9

v

3.5 KIỂM SOÁT THÔNG TIN 17

CHƯƠNG IV 19

CHẾ TẠO VÀ THI CÔNG CẦU PHÂN ĐOẠN LẮP GHÉP 19

4.1 Chế Tạo Phân Đoạn Lắp Ghép 19

4.1.1 Phương án Shortline 19

4.1.2 Phương án Longline 32

4.2 Các Phương Án Thi Công 34

4.3 Thi công theo “Phương Pháp Lắp Treo Dưới Giàn Cẩu Lao” 35

4.3.1 Các bộ phận của giàn cẩu lao 35

4.3.1.1 Dầm chính: 35

4.3.1.2 Giàn dẫn hướng: 35

4.3.1.3 Goòng lao: 36

4.3.1.4 Dầm treo: 37

4.3.1.5 Gối chính: 37

4.3.1.6 Chân đỡ trước: 38

4.3.1.7 Chân đỡ sau: 39

4.3.1.8 Cẩu trục cổng: 39

4.3.1.9 Toàn cảnh giàn cẩu lao: 40

4.3.2 Lắp ráp giàn cẩu lao: 41

4.3.2.1 Khái quát 41

4.3.2.2 Các bước lắp ráp dầm 41

4.3.2.3 Công tác gia công sơ bộ 42

4.3.2.4 Lắp dựng bệ đỡ tạm 43

4.4 Công tác thi công lắp dựng đốt dầm 44

4.4.1 Sơ đồ lắp dựng 44

4.4.2 Công tác vận chuyển đốt dầm 44

4.4.3 Công tác nâng đốt dầm 45

4.4.4 Dán keo Epoxy 45

4.4.4.1 Công tác chuẩn bị 45

4.4.4.2 Các bước thực hiện dán keo Epoxy 46

4.4.4.3 Căng dây sơ bộ tạm thời 46

4.4.5 Các bước căng cáp dự ứng lực 47

4.4.5.1 Kiểm tra sơ bộ 47

4.4.5.2 Lắp đặt trang thiết bị 47

4.4.5.3 Căng cáp dự ứng lực 48

4.4.6 Bơm vữa 48

Trang 10

vi

CHƯƠNG V 49

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG 49

5.1 TỔNG QUÁT 49

5.2 KIỂM SOÁT SỐ LIỆU THIẾT KẾ 49

5.3 KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO 50

5.3.1 Ván khuôn – Khuôn đúc: 50

5.3.2 Kiểm soát kích thước hình học: 51

5.3.3 Kiểm soát chất lượng vật liệu và đổ bê tông: 53

5.3.4 Kiểm soát chất lượng cốt thép: 57

5.3.5 Kiểm soát phân đốt đúc sẵn: 60

5.4 KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH THI CÔNG 61

5.4.1 Đánh dấu các phân đốt: 61

5.4.2 Xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển các phân đốt: 62

5.4.3 Lắp ghép phân đốt: 64

5.4.4 Kiểm tra hình học quá trình lắp ghép: 65

5.4.5 Dung sai lắp ghép 66

5.5 GIẢI PHÁP CHI TIẾT 67

5.5.1 Thi công chế tạo dầm đúc sẵn: 67

5.5.1.1 Chế tạo đốt đầu dầm – Đốt 1: 67

5.5.1.2 Chế tạo đốt kế cận – Đốt 2: 76

5.5.2 Bãi đúc, bãi tập kết và công tác lưu trữ: 84

5.5.3 Thi công lắp ghép dầm: 86

5.6 QUY TRÌNH KIỂM SOÁT 88

5.6.1 Chế Tạo Phân Đoạn Lắp Ghép 88

5.6.1.1 Ván Khuôn 88

5.6.1.2 Khung Cốt Thép 88

5.6.1.3 Bê Tông 88

5.6.1.4 Thi Công Đổ Bê Tông 88

5.6.1.5 Hoàn Thiện Đốt Dầm 88

5.6.1.6 Vận Chuyển Lưu Trữ Đốt Đúc 89

5.6.2 Thi Công Phân Đoạn Lắp Ghép 89

5.6.2.1 Vận Chuyển Đốt Dầm 89

5.6.2.2 Cẩu Lắp Đốt Dầm 89

5.6.2.3 Thi Công Dán Keo Epoxy 89

5.6.2.4 Căng Dây Sơ Bộ 89

5.6.2.5 Căng Kéo Cáp Dự Ứng Lực 89

Trang 11

vii

5.6.2.6 Bơm Vữa 90

CHƯƠNG VI 91

ĐÁNH GIÁ - KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 91

6.1 ĐÁNH GIÁ 91

6.1.1 Ưu Điểm – Điểm mới của đề tài 91

6.1.2 Hạn Chế – Các nội dung còn thiếu xót 91

6.2 KẾT LUẬN 92

6.3 KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 12

DANH MỤC – KÝ HIỆU & VIẾT TẮT

Từ Viết Tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

Trang 13

DANH MỤC - BẢNG BIỂU

Bảng 5.1: Thông số cấp bê tông 54 Bảng 5.2: Định mức lấy mẫu cốt thép 58 Bảng 5.3: Số lượng mẫu thí nghiệm 59

Trang 14

DANH MỤC - HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Lắp ghép phân đoạn trên đà giáo cố định 4

Hình 2.2: Lắp ghép phân đoạn bằng công nghệ SBS 6

Hình 2.3: Đường cao tốc Bang Na – Trong giai đoạn thi công 7

Hình 2.4: Cầu Kiền – Trong giai đoạn thi công 8

Hình 3.1: Logo thương hiệu các hãng phần mềm 10

Hình 3.2: Kích thước sơ bộ của đốt dầm loại 1 ( ½ mặt cắt) 11

Hình 3.3: Kích thước sơ bộ của đốt dầm loại 2 ( ½ mặt cắt) 11

Hình 3.4: Kích thước sơ bộ của đốt dầm loại 3 ( ½ mặt cắt) 12

Hình 3.5: Kích thước sơ bộ của đốt dầm loại 4 ( ½ mặt cắt) 12

Hình 3.6: Đốt dầm Loại 1 13

Hình 3.7: Mô hình cốt thép cho đốt dầm Loại 1 13

Hình 3.8: Đốt dầm Loại 2 14

Hình 3.9: Mô hình cốt thép cho đốt dầm Loại 2 14

Hình 3.10: Đốt dầm Loại 3 15

Hình 3.11: Mô hình cốt thép cho đốt dầm Loại 3 15

Hình 3.12: Đốt dầm Loại 4 16

Hình 3.13: Mô hình cốt thép cho đốt dầm Loại 4 16

Hình 3.14: Các thông số sẽ được thống kê và kiểm tra trước khi xuất ra file 17

Hình 3.15: Có thể hiệu chỉnh sai sót bằng cách trực tiếp hoặc cập nhật từ file 18

Hình 4.1: Chế tạo phân đoạn lắp ghép bằng phương pháp “ShortLine” 19

Hình 4.2: Công tác lắp ráp lồng thép 21

Hình 4.3: Công tác lắp ráp khuôn đúc 21

Hình 4.4: Công tác vệ sinh khuôn đúc 22

Hình 4.5: Kiểm tra khuôn đúc 23

Hình 4.6: Các bước đổ bê tông 23

Hình 4.7: Đánh dấu khối đúc 24

Hình 4.8: Số hiệu được đánh dấu trên khối đúc 25

Hình 4.9: Lắp dựng ván khuôn và tiến hành đúc phân đoạn 1 25

Hình 4.10: Tháo dỡ ván khuôn phân đoạn 1 26

Hình 4.11: Một mặt của phân đoạn 1 sẽ là ván khuôn cho phân đoạn 2 26

Hình 4.12: Lắp dựng cốt thép phân đoạn 2 27

Hình 4.13: Đổ bê tông cho phân đoạn 2 27

Hình 4.14: Đưa phân đoạn 1 ra khỏi vị trí ván khuôn khi đổ bê tông xong phân đoạn 2 28

Hình 4.15: Đưa phân đoạn 1 và bãi tập kết và tháo ván khuôn phân đoạn 2 28

Hình 4.16: Chuyển phân đoạn 2 đến vị trí làm ván khuôn cho phân đoạn 3 29

Hình 4.17: Lắp dựng cốt thép phân đoạn 3 29

Trang 15

Hình 4.18: Tiến hành đổ bê tông cho phân đoạn 3 30

Hình 4.19: Đưa phân đoạn 2 ra khỏi vị trí ván khuôn khi đổ bê tông xong phân đoạn 3 30

Hình 4.20: Đưa phân đoạn 2 và bãi tập kết và tháo ván khuôn phân đoạn 3 31

Hình 4.21: Chuyển phân đoạn 3 đến vị trí làm ván khuôn cho phân đoạn 4 31

Hình 4.22: Lắp dựng cốt thép phân đoạn 4 32

Hình 4.23: Hình ảnh minh họa cho phương án LongLine 32

Hình 4.24: Bệ đúc của một phân đoạn theo phương án “Longline” 33

Hình 4.25: Phương pháp lắp ghép trên đà giáo cố định 34

Hình 4.26: Phương pháp lắp hẫng 34

Hình 4.27: Phương pháp lắp treo dưới giàn cẩu lao 34

Hình 4.28: Phương pháp lắp trượt trên giàn lao 34

Hình 4.29: Dầm chính 35

Hình 4.30: Giàn dẫn hướng 36

Hình 4.31: Goòng lao 36

Hình 4.32: Dầm treo 37

Hình 4.33: Gối chính 38

Hình 4.34: Chân đỡ trước 38

Hình 4.35: Chân đỡ sau 39

Hình 4.36: Cẩu trục cổng 40

Hình 4.37: Toàn cảnh giàn cẩu lao 40

Hình 4.38: Giá lao dầm được lắp dựng 41

Hình 4.39: Lắp đặt thanh PT ở đầu trụ 42

Hình 4.40: Lắp dựng bệ đỡ tạm trên đầu trụ cầu 43

Hình 4.41: Công tác chuẩn bị trước khi vận chuyển phân đốt 44

Hình 4.42: Nâng đoạn đúc sẵn 45

Hình 4.43: Công tác dán keo Epoxy 46

Hình 4.44: Căng dây sơ bộ tạm thời 47

Hình 5.1: Ván khuôn thép đúc dầm 50

Hình 5.2: Kiểm soát hình học phân đoạn tại công trường 52

Hình 5.3: Các mẫu thử bê tông tại công trường Metro Line 1 55

Hình 5.4: Vật liệu thép được tập trung tại công trường 57

Hình 5.5: Các phân đoạn được đánh dấu ký hiệu 62

Hình 5.6: Công tác vận chuyển lưu kho 62

Hình 5.7: Công tác nâng dầm để tiến hành lắp ghép 64

Hình 5.8: Chuẩn bị bệ ván khuôn đúc dầm – Đốt 1 67

Hình 5.9: Lắp cốt thép đáy cho đốt 1 68

Hình 5.10: Lắp cốt thép sườn dầm cho đốt 1 68

Hình 5.11: Lắp các ống gen cho cáp dự ứng lực cho đốt 1 69

Trang 16

Hình 5.12: Lắp ván khuôn trong cho đốt 1 70

Hình 5.13: Lắp dựng cốt thép bản cánh đốt 1 70

Hình 5.14: Lắp dựng thép neo cánh dầm đốt 1 71

Hình 5.15: Lắp dựng cốt thép bản mặt đốt 1 71

Hình 5.16: Lắp ván khuôn mặt bên cho đốt 1 – Mặt phải 72

Hình 5.17: Lắp ván khuôn mặt bên cho đốt 1 – Mặt trái 72

Hình 5.18: Đổ bê tông dầm đốt 1 73

Hình 5.19: Tháo dỡ ván khuôn dầm đốt 1– Mặt trái 74

Hình 5.20: Tháo dỡ ván khuôn dầm đốt 1 – Mặt phải 74

Hình 5.21: Tháo dỡ ván khuôn trong của đốt 1 75

Hình 5.22: Nâng đốt 1 ra khỏi bệ ván khuôn đáy 75

Hình 5.23: Đốt 1 sau khi hoàn thiện 76

Hình 5.24: Chuẩn bị bệ ván khuôn cho đốt tiếp theo 76

Hình 5.25: Lắp cốt thép đáy cho đốt thứ 2 77

Hình 5.26: Lắp cốt thép sườn cho đốt thứ 2 77

Hình 5.27: Lắp ván khuôn trong cho đốt dầm thứ 2 78

Hình 5.28: Lắp cốt thép bản cánh cho đốt thứ 2 78

Hình 5.29: Lắp dựng thép neo cánh dầm cho đốt thứ 2 79

Hình 5.30: Lắp dựng cốt thép bản mặt cho đốt thứ 2 79

Hình 5.31: Một mặt của đốt 1 sẽ là ván khuôn cho đốt thứ 2 80

Hình 5.32: Lắp ván khuôn mặt bên cho đốt 2 81

Hình 5.33: Đổ bê tông dầm đốt 2 81

Hình 5.34: Tháo dỡ ván khuôn đốt 2 – Mặt trái 82

Hình 5.35: Đánh dấu và chuyển đốt 1 ra vị trí tập kết 82

Hình 5.36: Tháo dỡ ván khuôn trong đốt 2 83

Hình 5.37: Nâng đốt 2 ra khỏi bệ ván khuôn đáy 83

Hình 5.38: Đốt dầm 2 sau khi hoàn thiện 84

Hình 5.39: Bãi đúc và bãi tập kết dự án Metro Line 1 84

Hình 5.40: Mô hình bãi đúc 85

Hình 5.41: Mô hình nhịp cầu lắp ghép 87

Trang 17

Ở nước ta vào đầu những năm 80, các công nghệ thi công cầu tiên tiến như phương pháp đúc đẩy, đúc hẫng đã được áp dụng rộng rãi kết hợp với các nhà thầu lớn của nước ngoài và được tạo điều kiện cho các tổng công ty xây dựng giao thông trong nước hội nhập công nghệ

và tiếp thu, làm chủ công nghệ Tiếp theo những năm sau đó, hàng loạt các công trình cầu bê tông cốt thép DƯL có khẩu độ lớn, thi công bằng công nghệ hiện đại ra đời

Cụ thể, công nghệ lắp ghép được áp dụng để thi công một số cầu bê tông cốt thép DƯL lắp hẫng lần đầu ở nước ta trong những năm đầu của thập kỷ 80, điển hình là những cầu: Rào, Niệm và An Dương thuộc thành phố Hải Phòng Tuy nhiên không lâu sau đó cầu Rào bị đổ (sau khoảng 7 - 8 năm khai thác) Sự cố cầu Rào đổ đã tạo nên sự lo lắng bất an cho các nhà thi công khi tiến hành áp dụng công nghệ lắp ghép phân đoạn đúc sẵn và nhiều người cho rằng phương pháp lắp ghép không phù hợp trong điều kiện khí hậu mưa nhiều, độ ẩm cao như ở Việt Nam mà trước hết nguyên nhân bắt đầu từ mối nối, là bộ phận kết cấu dễ bị xâm thực từ môi trường xấu bên ngoài để dẫn đến làm rỉ bó cáp DƯL

Nhưng nguyên nhân làm sụp đổ cầu Rào không phải chỉ do mối nối (chất lượng mối nối của các cầu Niệm, An Dương đến nay vẫn tốt) mà do từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Chúng ta không tiến hành nghiên cứu cải tiến sơ đồ bố trí bó cáp DƯL phù hợp điều kiện mưa nhiều và độ ẩm cao như ở nước ta

- Cường độ bê tông thấp dẫn đến làm giảm khả năng chống thẩm thấu xâm nhập nước mưa

- Một nguyên nhân khác không thể không kể đến là do thiếu kiến thức khoa học công nghệ về phương pháp lắp ghép bê tông cốt thép DƯL ở giai đoạn đầu áp dụng

- Và một số nguyên nhân khác…

Trang 18

Tổng kết lại những nguyên nhân trên thì ta thấy chính sự thiếu chuẩn bị về các hiểu biết khi áp dụng công nghệ mới như công nghệ lắp ghép phân đoạn bê tông cốt thép DƯL ngoài tại Việt Nam là chưa thật kỹ lưỡng Chúng ta chưa có một quy trình nào được xây dựng và thông qua khi tiến hành áp dụng công nghệ lắp ghép này trong nước

Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài: “Nghiên Cứu Quá Trình Kiểm Soát Chất Lượng

Trong Chế Tạo Và Thi Công Cầu Bê Tông Cốt Thép Phân Đoạn Dự Ứng Lực Ngoài Tại

TP Hồ Chí Minh”

Mục đích cuối cùng muốn hướng đến là xây dựng được một giải pháp hoàn thiện cho quá trình kiểm soát chất lượng công nghệ chế tạo và thi công cầu bê tông cốt thép phân đoạn DƯL ngoài tại TP Hồ Chí Minh

Trên cơ sở lý thuyết về các phương án chế tạo và thi công phân đoạn lắp ghép ở các nước tiên tiến Ta sẽ có được cơ sở để đưa ra được các bước tiến hành thực hiện của từng khâu Từ các bước thực hiện này, tác giả sẽ phân tích, đánh giá cụ thể với điều kiện ở TP Hồ Chí Minh phải thực hiện như thế nào là phù hợp, điểm cần khắc phục, điểm cầu phát huy, các hướng khắc phục khi gặp sự cố

Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được gói gọn trong những nội dung sau:

 Về công tác chế tạo phân đoạn:

Đối với công tác chế tạo phân đoạn lắp ghép sẽ bao gồm có 2 phương án là: Shortline và

Longline Nhưng trong phạm vi đề tài sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn ở phương án Shortline

Sẽ phân tích ưu điểm, nhược điểm cũng như các bước thực hiện chế tạo phân đoạn lắp ghép Sau đó, đưa ra quy trình kiểm soát chất lượng cho khâu chế tạo

 Về công tác thi công lắp ghép:

Có nhiều giải pháp thi công cho cầu bê tông cốt thép phân đoạn dự ứng lực ngoài, chẳng hạn như: Phương pháp lắp ghép trên đà giáo cố định, Phương pháp lắp hẫng, Phương pháp lắp treo dưới giàn cẩu lao, Phương pháp lắp trượt trên giàn lao…

Nhưng để đưa ra được quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công của công trình thì trong phạm vi đề tài, sẽ đi sâu từng bước thi công của một phương án và sau đó sẽ rút

ra được các yếu tố nào cần phải kiểm soát tốt để đảm bảo chất lượng công trình trong quá trình thi công

Ở đây, sẽ chọn “Phương pháp lắp treo dưới giàn cẩu lao” là phương pháp chính để nghiên

cứu quy trình kiểm soát chất lượng

Trang 19

Ngoài ra, công tác thi công cầu cũng quyết định đến chất lượng công trình khi hoàn thiện, việc lựa chọn phương án thi công hợp lý, luân chuyển vật liệu, đảm bảo kết cấu làm việc bình thường trong giai đoạn thi công theo đúng thiết kế cũng cần có sự kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các giai đoạn

Để làm được việc này ta cần xây dựng được một hệ thống quy trình kiểm soát chất lượng trong hai khâu đó là khâu chế tạo phân đoạn lắp ghép và khâu thi công cầu Khi đó, sẽ hạn chế được các hư hỏng cũng như sự cố có thể xảy ra

Trang 20

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CẦU PHÂN ĐOẠN LẮP GHÉP

2.1 Lịch Sử Phát Triển

Các khái niệm về xây dựng cầu phân đoạn bắt đầu tại Châu Âu vào năm 1950 Các phân đoạn cầu bê tông đầu tiên đúc tại chỗ được xây dựng trên sông Lahn ở Balduinstein, Đức vào năm 1950 Các cây cầu bê tông cốt thép phân đoạn đúc sẵn đầu tiên được xây dựng qua sông Seine, Pháp vào năm 1962 Kể từ đó khái niệm về xây dựng cầu phân đoạn đã lan từ Châu Âu đến tất cả các nơi trên thế giới

Năm 1973, cây cầu bê tông cốt thép phân đoạn đúc sẵn đầu tiên của Mỹ được xây dựng và

mở cửa cho giao thông ở Corpus Christi, Texas Năm 1974, lần đầu tiên tại Mỹ cầu phân đoạn

đỗ tại chỗ được xây dựng và mở cửa cho giao thông gần San Diego, California Kể từ đó, hàng trăm phân đoạn cầu bê tông đúc sẵn và đỗ tại chỗ đã được cải tiến trong thiết kế và cải tiến trong xây dựng đã được thực hiện tại Mỹ trong những năm qua

“Cầu dầm hộp đúc sẵn phân đoạn dự ứng lực ngoài” là một trong những phát triển mới

quan trọng trong xây dựng cầu trong những thập kỷ qua Trái ngược với công trình cầu nguyên khối cổ điển, loại cầu này bao gồm các đoạn liên kết với nhau bằng cáp dự ứng lực căng ngoài Các phân tố đúc sẵn đảm bảo công trình được xây dựng nhanh và linh hoạt, kiểm soát tốt chất lượng và tiết kiệm chi phí, nên loại cầu này đã được lựa chọn là giải pháp ưu tiên cho nhiều đường cao tốc trên cao và cầu có chiều dài lớn

2.1.1 Giải pháp công nghệ lắp ghép truyền thống

2.1.1.1 Công nghệ lắp ghép trên hệ đà giáo cố định:

Hình 2.1: Lắp ghép phân đoạn trên đà giáo cố định

Công nghệ lắp ghép phân đoạn trên hệ đà giáo cố định lần đầu tiên được áp dụng để thi công cầu Luzancy Sau đó nhiều công trình cầu bê tông cốt thép DƯL đã áp dụng thành công

Trang 21

công nghệ này Một trong những loại công trình như vậy là các cầu trên tuyến Pennys Bay và Deep Bay - Hong Kong

Cơ chế vận hành của giải pháp công nghệ được thể hiện ở chỗ hệ đà giáo chống đỡ chịu lực phục vụ công tác lắp ghép Sau khi thi công xong trong 1 nhịp đà giáo sẽ được di chuyển đến nhịp tiếp theo để chống đỡ phần trọng lượng phân đốt lắp ghép như đã làm đối với các nhịp trước

Công nghệ lắp ghép trên hệ đà giáo cố định có những đặc điểm mang tính lợi thế sau:

- Cơ chế vận hành công nghệ đơn giản

- Đà giáo được sử dụng lặp lại nhiều lần, vì vậy nâng cao hiệu quả kinh tế

- Có thể triển khai trên nhiều mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ thi công

Tuy nhiên những hạn chế sau đây cần được chú ý:

- Công nghệ cổ điển, phải sử dụng một khối lượng lớn đà giáo bằng thép

- Đối với các công trình trụ cao > 10m và nền đất yếu sẽ không mang lại hiệu quả kinh

Tuy nhiên không lâu sau đó cầu Rào bị đổ (sau khoảng 7 - 8 năm khai thác), dẫn đến các cầu Niệm và An dương được xem xét đánh giá lại và đã được sửa chữa tăng cường bằng kết cấu DƯL ngoài (sau khi đã cắt bỏ các bó cáp cũ) Các cầu này đến nay vẫn trong trạng thái khai thác bình thường

2.1.2 Giải pháp công nghệ lắp ghép hiện đại

2.1.2.1 Công nghệ lắp ghép hoàn thiện dần từng nhịp (Span By Span):

Năm 1995 Levintov đề xuất áp dụng giải pháp công nghệ SBS Công nghệ SBS truyền thống lần đầu tiên được áp dụng để thi công ở cầu Long Keys - Mỹ (1982) Đây là cây cầu bê tông cốt thép DƯL lắp ghép lớn nhất thế giới vào thời điểm đó

Trang 22

Giải pháp công nghệ này khá phù hợp với kết cấu dạng hộp có chiều cao không đổi Khi thi công xong một nhịp (đã hoàn thành công tác lắp đạt và căng kéo bó cáp DƯL), đà giáo được đưa đến nhịp tiếp theo bằng cần cẩu và tiếp tục thi công nhịp tiếp theo bằng cách lắp ghép như các công đoạn đã làm ở các nhịp trước đó Quá trình công nghệ cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành tất cả các nhịp cầu Trong trường hợp cầu xây dựng trên cạn và có mặt bằng thi công rộng rãi, người ta có thể tiến hành lắp ghép hoàn chỉnh một nhịp ngay trên nền đất, sau đó dùng cẩu đưa lên trụ

2.1.2.2 Các giải pháp công nghệ SBS hiện đại:

Hình 2.2: Lắp ghép phân đoạn bằng công nghệ SBS

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới khi xây dựng cầu bê tông cốt thép DƯL trong thành phố thường áp dụng giải pháp công nghệ SBS do những đăc điểm mang tính lợi thế của công nghệ này như: Tốc độ thi công nhanh (có thể chỉ cần 3 - 4 ngày là lắp ghép xong 1 nhịp) nên đáp ứng yêu cầu giải phóng nhanh mặt bằng cho giao thông trên đường và khá thích hợp khi cầu có dạng cong bằng Tuy nhiên điểm khác biệt thể hiện ở chỗ: Thay vì sử dụng cần cẩu

để di chuyển đà giáo như ở công nghệ truyền thống thì ở công nghệ hiện đại sử dụng đà giáo

di động Đối với các cầu cạn có khẩu độ nhịp trung bình từ 35m - 50m, thì việc áp dụng giải pháp công nghệ SBS hiện đại bằng đà giáo di động là giải pháp tối ưu

Trên thực tế các nước áp dụng 2 giải pháp công nghệ SBS: Giải pháp đà giáo chạy trên

và giải pháp đà giáo chạy dưới Giải pháp đà giáo chạy trên do bảo đảm được khoảng không lớn dưới dầm cầu nên thích hợp trong điều kiện công trình đi qua khu vực có mật độ phương tiện giao thông nhiều, trong khi giải pháp đà giáo chạy dưới có đặc điểm ngược lại Nhưng trên thực tế giải pháp đà giáo chạy dưới có độ ổn định và an toàn trong thi công cao hơn vì vậy giải pháp này thường được áp dụng khi triển khai xây dựng các tuyến đường mới trên cao (Viaduct)

Trang 23

2.2 Các Công Trình Tiêu Biểu

2.2.1 Cầu qua kênh Chesapeake & Delaware - Delaware Valley

“Cầu qua kênh Chesapeake & Delaware” là cây cầu được xây dựng từ năm 1991 đến năm

1994, là cầu dây văng đầu tiên sử dụng công nghệ thi công phân đoạn lắp ghép dự ứng lực ngoài trong khu vực Delaware Valley

Các phân đoạn lắp ghép đã được thực hiện thi công tại Cape Charles, Virginia, và vận chuyển bằng sà lan đến công trường Một khi các phân đoạn đã được vận chuyển đến vị trí công trường, các phân đoạn sẽ được lắp vào vị trí từng nhịp đã định sẵn giống như một trò chơi ghép hình

2.2.2 Bang Na Expressway – Thái Lan

Hình 2.3: Đường cao tốc Bang Na – Trong giai đoạn thi công

Đường cao tốc Bang Na (BNE, Bang Na Expressway) dài 55km Dự án này có khối lượng phụ kiện đúc sẵn - lắp ghép lớn nhất từ trước tới nay Trong thời gian lập dự án, các đơn vị tư vấn thiết kế đã so sánh giữa hai phương án sử dụng dầm I đúc sẵn, bản mặt cầu đổ tại chỗ và

sử dụng dầm hộp phân đoạn lắp ghép Và giải pháp dầm hộp phân đoạn lắp ghép cung cấp giải pháp hiệu quả hơn và kinh tế hơn Khả năng chế tạo, quản lý, vận chuyển khối dầm cũng như tốc độ thi công và giá thành đều vượt trội so với các phương pháp khác

Giải pháp cụ thể cho cầu cạn là dầm hộp phân đoạn lắp ghép thi công từng nhịp Những khối dầm hộp được sản xuất điển hình hóa và đặt vào vị trí bởi mối nối khô Cáp DƯL ngoài dọc cầu căng sau đặt bên trong lòng dầm hộp

Trang 24

2.2.3 Cầu Kiền – Hải Phòng

Lần đầu tiên phương pháp lắp dựng dầm hộp BTCT dự ứng lực (DƯL) đã được áp dụng

ở công trình cầu Kiền (Hải Phòng) Cầu Kiền thuộc dự án cải tạo nâng cấp QL10 là gói thầu cuối cùng được đấu thầu trong số 11 gói thầu xây lắp Tại cầu Kiền có tổng số 110 khối đúc được thi công bằng phương pháp Shortline và cẩu lắp lên bằng xe lắp hẫng

Phương pháp dầm hộp đúc sẵn thì việc chế tạo dầm có thể tiến hành đồng thời với việc thi công kết cấu phần dưới, ngay khi chưa triển khai thi công trụ tháp dây văng, do đó thời gian thi công có thể tiết kiệm được đáng kể Tổng thời gian lao lắp dầm chỉ mất 115 ngày

Hình 2.4: Cầu Kiền – Trong giai đoạn thi công

Nhờ công nghệ đúc sẵn các khối dầm hộp để lắp ghép nên tất cả quá trình kiểm tra chất lượng đều được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn bán thành phẩm như cường độ bêtông, kích thước hình học, mĩ thuật bề mặt Thực tế 110 khối đúc, mỗi khối trọng lượng khoảng 100 tấn của cầu Kiền đều được kiểm tra, đánh giá kĩ lưỡng Ở VN, lần đầu tiên phương pháp lắp dựng dầm hộp BTCT dự ứng lực đã được áp dụng thành công

2.3 Đặc Điểm Công Nghệ

Trong thời gian qua, nhựng đặc điểm mang tính lợi thế, công nghệ thi công cầu BTCT phân đoạn lắp ghép đã được một số nước áp dụng và từng bước hoàn thiện về kỹ thuật cũng như thiết bị công nghệ như: NaUy, CHLB Đức, Pháp, Ý… Sau đó, công nghệ này tiếp tục được phát triển hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi tại các nước: Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Singapor, Malaysia, Thái Lan…

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành giao thông vận tải đã xây dựng nhiều công trình quan trọng và với nhiều công nghệ tiên tiến khác nhau Công nghệ

Trang 25

thi công cầu BTCT phân đoạn lắp ghép còn khá mới mẻ tuy nhiên công nghệ này dần dần cũng bắt đầu được áp dụng, cụ thể là tuyến Metro số 1 đang được thiết kế và thi công ở TP HCM Nhưng khó khăn hiện tại của công nghệ này ở nước ta là hiện nay chưa có một quy trình nào được soạn thảo để có thể áp dụng vào một dự án cụ thể, các dự án đang được thực hiện ở nước ta hiện nay phần lớn đều áp dụng các quy trình của các nước Chẳng hạn, trước đây có cầu Rào ở Hải Phòng được thi công theo công nghệ lắp ghép thiết kế theo quy trình của Liên

Xô cũ, tuy nhiên đã gặp sự cố sau 7 năm sử dụng

Do đó, việc nghiên cứu một quy trình cho công nghệ thi công cầu phân đoạn lắp ghép phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu, giao thông… ở nước ta là cần thiết Đó cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài và phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào:

“Nghiên Cứu Quá Trình Kiểm Soát Chất Lượng Trong Chế Tạo Và Thi Công Cầu Bê Tông Cốt Thép Phân Đoạn Dự Ứng Lực Ngoài Tại TP Hồ Chí Minh”

Trang 26

Ở đây, trong phạm vi đề tài sẽ đi sâu hơn vào các tiện ích của mô hình cho khâu kiểm soát chất lượng quá trình chế tạo và thi công các phân đốt đúc sẵn và có thể mô phỏng được trình

tự thi công của các giai đoạn

Đối với việc mô hình hóa công trình, hiện tại có rất nhiều công cụ hỗ trợ như: AutoCAD 3D, Revit Structure, Tekla Structure, Proconcrete, ArchiCAD… Mỗi công cụ đều có các ưu điểm riêng trong việc dựng hình kết cấu

Hình 3.1: Logo thương hiệu các hãng phần mềm

Để phục vụ cho việc xây dựng mô hình, trong phạm vi đề tài ta sử dụng phần mềm Tekla Structure với khả năng tối ưu trong việc mô phỏng chi tiết cốt thép, cáp dự ứng lực… cho phép tạo ra và quản lý các mô hình kết cấu 3D với chi tiết chính xác và tính khả thi cao bất kể cấu trúc phức tạp hay loại vật liệu nào Các mô hình có thể kiểm soát toàn bộ quy trình xây dựng

từ khâu thiết kế ý tưởng đến gia công, lắp dựng và quản lý thi công

Trang 27

3.3 SỐ LIỆU THIẾT KẾ

Vì nội dung đề tài không đề cập đến các bước tính toán thiết kế các phân đốt hay tính toán nội lực kết cấu… nên số liệu thiết kế được sử dụng từ các nguồn tài liệu khác và được xem là chính xác

Các kích thước sơ bộ của các loại phân đốt khác nhau được thể hiện rõ và chi tiết bằng các hình bên dưới:

Hình 3.2: Kích thước sơ bộ của đốt dầm loại 1 ( ½ mặt cắt)

Hình 3.3: Kích thước sơ bộ của đốt dầm loại 2 ( ½ mặt cắt)

Trang 28

Hình 3.4: Kích thước sơ bộ của đốt dầm loại 3 ( ½ mặt cắt)

Hình 3.5: Kích thước sơ bộ của đốt dầm loại 4 ( ½ mặt cắt)

Trang 30

b) Mô hình phân đốt “Loại 2”

Hình 3.8: Đốt dầm Loại 2

Hình 3.9: Mô hình cốt thép cho đốt dầm Loại 2

Trang 31

c) Mô hình phân đốt “Loại 3”

Hình 3.10: Đốt dầm Loại 3

Hình 3.11: Mô hình cốt thép cho đốt dầm Loại 3

Trang 32

d) Mô hình phân đốt “Loại 4”

Hình 3.12: Đốt dầm Loại 4

Hình 3.13: Mô hình cốt thép cho đốt dầm Loại 4

Trang 33

3.5 KIỂM SOÁT THÔNG TIN

Về phần kiểm soát thông tin, bản thân công cụ thực hiện đã có hỗ trợ các tính năng trong khâu thống kê các thông số kỹ thuật của các đối tượng được mô hình tạo ra theo các quy ước

có sẵn của phần mềm Ngoài ra chúng ta có thể khai thác thêm từ các tính năng này để thống

kê các thông số cần thiết cho quá trình sử dụng và lượt bỏ đi các giá trị không cần thiết để phục

vụ cho quá trình thiết kế tính toán

Hình 3.14: Các thông số sẽ được thống kê và kiểm tra trước khi xuất ra file

Có thể thực hiện trích xuất các số liệu thô từ phầm mềm sang các tệp file thống kê như:

*.txt, *.xls… Từ các file đã được xuất ra, sẽ thuận tiện cho việc so sánh số liệu trong quá trình

chế tạo phân đốt, cũng như sẽ dễ dàng hiệu chỉnh khi xảy ra sai sót bằng 2 cách: Cách trực tiếp là thay đổi giá trị trước đó bằng giá trị đúng và hiệu chỉnh trên mô hình hoặc cách gián tiếp là thay đổi lại giá trị trong file đã xuất ra sau đó tiến hành cập nhật lại file đã chỉnh sữa

vào phần mềm

Trang 34

Hình 3.15: Có thể hiệu chỉnh sai sót bằng cách trực tiếp hoặc cập nhật từ file

Từ những công cụ hỗ trợ có sẵn hoặc các công cụ do chính người dùng tạo ra, chúng ta có thể linh hoạt trong việc sử lý số liệu, so sánh, kiểm tra và điều chỉnh một cách nhanh chóng

mô hình đã thực hiện cho việc thiết kế Điều này giúp tiết kiệm thời gian và cho kết quả chính xác khi công trình đang trong điều kiện thi công cần tiến độ gấp hoặc do số lượng các cấu kiện cần chỉnh sửa quá lớn

Và ưu điểm của lớn nhất của việc sử dụng mô hình nó không chỉ dừng lại trong các giai đoạn đầu của công trình như: phân tích tính toán, trích xuất bản vẽ + khối lượng, quá trình chế tạo phân đốt, quá trình thi công công trình mà ưu điểm của nó còn xuyên suốt trong quá trình khai thác, vận hành, công tác bảo dưỡng sữa chữa… Nó được sử dụng để thể hiện toàn bộ vòng đời của một công trình xây dựng

Trang 35

CHƯƠNG IV CHẾ TẠO VÀ THI CÔNG CẦU PHÂN ĐOẠN LẮP GHÉP

4.1 Chế Tạo Phân Đoạn Lắp Ghép

4.1.1 Phương án Shortline

Thi công chế tạo các phân đoạn dầm bê tông cốt thép đúc sẵn bằng phương pháp

“ShortLine” là các khối dầm được thực hiện chế tạo trước trong nhà máy hoặc tại các bãi đúc

tập trung gần nơi thực hiện dự án Tại đây, các phân đoạn được sản xuất theo một quy trình từng bước với các hệ ván khuôn được duy trì ở một vị trí cố định

Một trong những lợi ích của phương pháp “ShortLine” là khả năng khảo sát chính xác và

điều chỉnh độ dốc cho từng phân khúc đúc sẵn theo đường cong nằm (theo phương ngang cầu)

mà tại vị trí đó các khối dầm sẽ được lắp ghép Các đường cong đứng hoặc đường cong nằm được xác định theo hồ sơ thiết kế Tuy nhiên cần phải kiểm soát chặt chẽ việc này vì nếu xảy

ra một sai sót nhỏ sẽ xảy ra sai dây chuyền cho các phân đoạn tiếp theo

Hình 4.1: Chế tạo phân đoạn lắp ghép bằng phương pháp “ShortLine”

Lợi ích thứ hai của phương pháp “ShortLine” là các sai sót về hình học sẽ được phát hiện

trong quá trình tiến hành chế tạo các phân đoạn đúc sẵn, sau đó các sai sót này sẽ sớm được điều chỉnh và khắc phục cho các đốt dầm tiếp theo Các giá trị thực tế trong quá trình chế tạo

sẽ được mang ra so sánh với các giá trị thiết kế trước đó của phân khúc tương ứng Các lỗi tính toán sẽ được hiệu chỉnh và thiết lập lại cho các phân đoạn đúc tiếp theo

Trang 36

Phương pháp “ShortLine” đòi hỏi tất cả các phân đoạn đúc sẵn phải có tính liên kết với

nhau để có thể khớp nối với nhau khi tiến hành lắp dựng trong quá trình thi công Bệ đúc các phân đoạn chỉ đúc được 2 khối dầm liền kề Khối đúc cũ là ván khuôn đầu dầm của khối đúc mới để tạo sự thống nhất giữa mặt tiếp súc của 2 khối đúc

 Quy trình chế tạo các phân đoạn được thực hiện như sau 1:

a) Sơ đồ gia công đoạn đúc

b) Lắp đặt cốt thép và lắp ráp lồng thép

Công tác cắt và uốn cong các thanh thép thành phẩm phải được thi công phù hợp với biện pháp và trình tự thi công Tất cả yêu cầu kỹ thuật thiết kế sẽ phải đạt được về khoản cách và cao độ Sợi thép buộc được dùng để định vị thanh sau cùng tại mỗi phần của kiến trúc Khi lắp ráp cốt thép, ống dẫn sẽ được lắp đặt cùng với cốt thép theo như bản vẽ thi công

6 • Bảo dưỡng bê tông bằng hơi nước

7 • Kiểm tra đoạn đúc trước khi tháo khuôn

8 • Tháo khuôn và chuyên chở các đoạn đúc cũ đến bãi chứa

9 • Kiểm tra vệ sinh đốt dầm

10 • Chuẩn bị ghép dầm bê tông đúc sẵn

Trang 37

bệ cho đoạn đúc mới sẽ được kết nối với đoạn đúc cũ bằng khối đúc nối

Trang 38

Hình 4.4: Công tác vệ sinh khuôn đúc

Sau đó, tiến hành cẩu lắp lồng thép vào vị trí ván khuôn, tiếp sau đó ván khuôn trong sẽ được lắp ráp sau khi đã cố định vị trí lòng thép Ván khuôn trong sẽ được cố định vào khối đúc nối bằng thanh đỡ và sau đó sẽ thực hiện công tác đổ bê tông

d) Kiểm tra hình dạng khuôn

Kiểm tra hình dạng khuôn được yêu cầu nhằm đảm bảo các đoạn được gia công phù hợp với kích thước, hình dạng cầu theo thiết kế và bản vẽ thi công

Một trạm khảo sát thường trực sẽ được thiết lập tại những khu vực mà không có khả năng

bị công tác phân chuyển máy móc hoặc bê tông làm hư hỏng hoặc cản trở Khảo sát được thực hiện ở tâm gầm đúc hoặc các vị trí khác với một khoảng cách thích hợp ở một vị trí an toàn mà không bị máy móc hư hỏng hoặc cản trở

Chỉ số cao độ sẽ được ghi trên bốn đoạn chèn ở đoạn mới đúc lần đầu và lần cuối, hoặc ở hai đoạn chèn trước đối với trường hợp các đoạn đúc lần khác trước khi tháo khuôn

Chiều dài lũy kế của nhịp cầu được kiểm tra bằng cách tính toán chiều dài thực tế của đoạn tiếp nối tính từ tọa độ đo rồi kết hợp nó với chiều dài đúc thực tế các đoạn đúc trước đó Chiều dài đoạn đúc kế tiếp sẽ được điều chỉnh để đảm bảo tổng chiều dài đúc yêu cầu của nhịp

Trang 39

Hình 4.5: Kiểm tra khuôn đúc

e) Đổ bê tông

Kiểm tra xác nhận sẽ được thực hiện ở khuôn và cao độ trước khi đổ bê tông Sau đây là trình tự đổ bê tông:

Hình 4.6: Các bước đổ bê tông

Mỗi lớp sẽ được đầm rung với máy rung ngầm cho đến khi thu được một hợp chất dày và bằng phẳng Ðộ rung bê tông sẽ thực hiện với tối đa khu vực quanh neo PT, ống dẫn và các chỗ cốt thép tắc nghẽn Trong giai đoạn đúc và đầm rung, việc thực hiện chăm sóc đặc biệt để tránh dịch chuyển cốt thép, ống dẫn, neo giữ và tất cả các yếu tố được cài vào khác

f) Hoàn tất

Sau khi bê tông được đổ và đầm rung đầy đủ, bê tông trên các bề mặt tiếp xúc của đoạn được cán bằng Khi thu được cao độ bê tông chính xác, các bề mặt tiếp xúc được cán hoàn chỉnh bằng bay thép

g) Bảo dưỡng

Hệ thống bảo dưỡng bằng hơi nước sẽ được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao năng suất, chất lượng các đoạn đúc Trong hệ thống bảo dưỡng bằng hơi nước, nhiệt độ

Trang 40

bảo dưỡng tối ưu sẽ được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cường độ ban đầu của các đoạn đúc khi nâng đoạn

h) Kiểm tra đoạn đúc

Sau khi hoàn tất công tác đổ bê tông, hai đoạn đúc (đoạn cũ là đoạn đúc tiếp nối và đoạn mới là đoạn mới đúc) sẽ được khảo sát lại nhằm kiểm tra lại lần hai kích thước và cao độ đoạn đúc

i) Tháo khuôn

Ðể đảm bảo công tác sản xuất có thể tiến hành theo chu trình dự kiến, cường độ bê tông ban đầu sau khi kết thúc đổ phải đạt cường độ yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật thi công Cường độ bê tông phải được kiểm tra trước khi tháo khuôn Cường độ yêu cầu tối thiểu sau khi tháo khuôn phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo các điều kiện trong tiêu chuẩn kỹ thuật thi công

j) Đánh dấu đoạn

Phải thực hiện đánh dấu đoạn trước khi chuyển đoạn từ khuôn đúc đến bãi trữ Các đoạn chỉ được đánh dấu ngay dưới bụng đoạn Các dữ kiện cần được ghi rõ bên trong bụng đoạn tại đốt giữa

a Tên nhịp b Hướng đoạn c Số hiệu đoạn d Ngày đúc

Hình 4.7: Đánh dấu khối đúc

Ngày đăng: 14/03/2016, 23:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS.Đặng Gia Nải (2010), “Công Nghệ Lắp Ghép Phân Đoạn Trên Đà Giáo Di Động Trong Xây Dựng Cầu Bê Tông Dự Ứng Lực”, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công Nghệ Lắp Ghép Phân Đoạn Trên Đà Giáo Di Động Trong Xây Dựng Cầu Bê Tông Dự Ứng Lực”
Tác giả: PGS.TS.Đặng Gia Nải
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
Năm: 2010
[2] PGS.TS.Nguyễn Viết Trung, KS.Phạm Huy Chính (2011), “Các Công Nghệ Thi Công Cầu”, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Công Nghệ Thi Công Cầu”
Tác giả: PGS.TS.Nguyễn Viết Trung, KS.Phạm Huy Chính
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
Năm: 2011
[3] “Biện Pháp Thi Công Sơ Bộ Và Yêu Cầu Công Tác Tạm”, Dự án Xây dựng đường sắt đô thị TP. HCM, Tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biện Pháp Thi Công Sơ Bộ Và Yêu Cầu Công Tác Tạm”
[4] Prof. Dr.-Ing. G. Rombach, Precast Segmental Box Girder Bridges With External Prestressing - Design And Construction (2002) - Technical University, Hamburg- Harburg, Germany Sách, tạp chí
Tiêu đề: Precast Segmental Box Girder Bridges With External Prestressing - Design And Construction (2002)
[5] John E. Kristensen PE. PLS, “Precast Segmental Bridge Contruction An Introduction 2012.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Precast Segmental Bridge Contruction An Introduction 2012
[6] Héctor J. Cruzado, “Assessment Of A Precast Prestressed Segmental Concrete Rail Transit Guideway Design”, B.S. Civil Engineering (1996) University of Puerto Rico Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment Of A Precast Prestressed Segmental Concrete Rail Transit Guideway Design”
[7] W. Jay Rohleder, Jr, P.E., S.E., “Segmental Bridge Technology – Established And Evoling”, University at Buffalo The State University of New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Segmental Bridge Technology – Established And Evoling”
[8] Kavin Kumar, K. Senthil Nathan, Koshy Varghese, K. Ananthanarayanan, “Automated Geometry Control Of Precast Segmental Bridges”, The 25 th International Symposium on Automation and Robotics in Construction, June 26-29, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Automated Geometry Control Of Precast Segmental Bridges”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w