4.3.1.1. Dầm chính:
Dầm chính hỗ trợ cho hệ thống treo được dùng để treo các đoạn đúc sẵn. Một thanh trượt nẵm ngay dưới mỗi bụng dầm, và một thanh lao chạy dọc hết chiều dài phía dưới bản dưới.
Hình 4.29: Dầm chính 4.3.1.2. Giàn dẫn hướng:
Giàn dẫn hướng dùng đề lao từ nhịp này sang nhịp khác. Các thanh trượt được bố trí cả trong lẫn ngoài đều thấp hơn các thanh biên giàn so với tổng chiều dài giàn dẫn hướng. Không dùng thanh lao trong giàn dẫn hướng.
Bệ sàn bên trong sẽ chạy từ đầu ống nối dẫn đến cuối mỗi giàn dẫn hướng, lối dẫn tới bệ sàn thông qua 1 cầu thang xuất phát từ đầu ống nối.
2 “Biện Pháp Thi Công Sơ Bộ Và Yêu Cầu Công Tác Tạm”, Dự án Xây dựng đường sắt đô thị TP. HCM, Tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên
Hình 4.30: Giàn dẫn hướng 4.3.1.3. Goòng lao:
Goòng lao được đặt trên đầu bệ đỡ chủ. Nó gồm giá đỡ trong, ngoài được ráp ở phần đầu của goòng lao. Phần đầu của goòng lao được bắt bằng bu lông với phần dưới goòng lao rồi lần lượt được gắn chặt với dầm đỉnh công xon đỡ.
4.3.1.4. Dầm treo:
Dầm treo được kết nối từng đoạn bằng 4 thanh căng Ø36mm, được minh họa ở hình bên dưới.
Hình 4.32: Dầm treo 4.3.1.5. Gối chính:
Có 3 khối gối chính để đỡ tải trọng cẩu trục lao trong suốt quá trình lắp dựng đoạn và lao dầm. Chúng được đặt tại phần đầu của các đoạn kết cấu nhịp phía trên trụ hoặc bản mặt cầu.
Tất cả dầm đỡ có thể được điều chỉnh cao độ trong phạm vi +/-300mm bằng phương pháp kích thủy lực (có đai hãm). Ngoài ra, mỗi bệ đỡ phải được trang bị thanh đỡ dịch chuyển ở sườn bên để điều chỉnh giá lao dầm theo phương ngang.
Toàn bộ bệ đỡ được dời đến vị trí yêu cầu kế tiếp bằng cẩu trục. Yêu cầu phải có hoặc phải cung cấp sàn làm việc tại mỗi bệ đỡ. Lối dẫn từ dầm chính đến bệ đỡ thông qua cầu thang bên ngoài của bụng dầm chính; cầu thang này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhiều hình dạng nhịp khác nhau.
Hình 4.33: Gối chính 4.3.1.6. Chân đỡ trước:
Chân đỡ trước định vị ở phía trước của dầm chính. Nó hoạt động liện tục trong quá trình lao dầm và di chuyển bệ đỡ. Các thanh chống 2 phía được lắp phía trên phần chân để dễ điều chỉnh cao độ. Yêu cầu phải có hoặc phải cung cấp sàn làm việc.
4.3.1.7. Chân đỡ sau:
Chân đỡ sau được định vị ở phía sau dầm chính và có thể di chuyển dọc theo thanh dưới của dầm chính đến vị trí yêu cầu. Chân đỡ sau này được vận hành trong 2 trường hợp, di chuyển bệ đỡ và tải các đốt bằng rơ moóc. Khi tải đốt, chân đỡ sau phải luôn được đặt trên đốt trụ. Các thanh chống 2 phía được lắp phía trên phần chân để dễ điều chỉnh cao độ. Yêu cầu phải có hoặc phải cung cấp sàn thi công.
Hình 4.35: Chân đỡ sau 4.3.1.8. Cẩu trục cổng:
Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của cẩu trục cổng như sau:
Tải trọng làm việc an toàn 60 tấn
Khả năng chuyển quanh bản lề góc 17 độ.
Chiều cao nâng tối đa là 30m tính từ đầu thanh cẩu.
Độ nghiêng tối đa cho chuyển động dọc là 4%.
Hình 4.36: Cẩu trục cổng
4.3.1.9. Toàn cảnh giàn cẩu lao:
4.3.2. Lắp ráp giàn cẩu lao: 4.3.2.1. Khái quát. 4.3.2.1. Khái quát.
Cẩu trục lao dầm bao gồm nhiều bộ phận mà chúng phải được lắp dựng theo trật tự định sẵn và phù hợp với các yêu cầu kĩ thuật.
Để đơn giản hóa công tác lắp ráp, các đoạn được đánh dấu theo số hiệu đoạn và trọng lượng đoạn. Các hạng mục không có số hiệu đoạn thì được đánh dâu theo số hạng mục.
Hình 4.38: Giá lao dầm được lắp dựng 4.3.2.2. Các bước lắp ráp dầm.
l) Giá lao dầm ở khu vực lắp đặt
Đo cao độ khu vực lắp ráp
Kiểm tra dụng cụ nâng
Hạ tải các bộ phận theo thứ tự đã định
m) Lắp ráp
Khảo sát vị trí nâng
Sắp xếp các bộ phận lắp ráp tại khu vực lắp dựng theo đúng trật tự
n) Nâng giá và lắp dựng
Gia công tay vịn an toàn
Lắp đặt bệ đỡ tạm
Lắp dựng đoạn cuối
Lắp dựng bệ đỡ chính
Lắp dựng dầm chính
Lắp dựng giàn dẫn hướng
Lắp dựng chân đỡ trước và sau
Lắp dựng cẩu trục cổng
4.3.2.3. Công tác gia công sơ bộ.
Để đảm bảo lắp ráp chính xác đốt trục, thanh PT sẽ được lắp đặt khi đổ bê tông đầu trụ.
4.3.2.4. Lắp dựng bệ đỡ tạm.
Trước khi lắp đặt đốt trụ cầu, bệ đỡ tạm thời sẽ được lắp dựng sát với các bệ đỡ vĩnh viễn. Các bệ đỡ tạm này sẽ được lấy ra sau khi các đốt trụ kết dính, nhịp cầu được đặt trên các bệ đỡ vĩnh viễn.
Hình 4.40: Lắp dựng bệ đỡ tạm trên đầu trụ cầu
Đốt đúc sẵn ở trụ được lắp trên gối tạm trước khi lắp đốt tiếp theo. Một đốt trên trụ có 4 gối tạm đặt xung quanh 02 gối vĩnh cửu.
Chi tiết vị trí của gối tạm thường sẽ được thể hiện trong bản vẽ thi công được trình trước khi bắt đầu lao dầm.
Trong khi thiết kế kỹ thuật, tiết diện yêu cầu cho 4 gối tạm tiếp xúc với đáy dàm sẽ được kiểm tra bởi kỹ sư thiết kế.
4.4. Công tác thi công lắp dựng đốt dầm.
4.4.1. Sơ đồ lắp dựng.
4.4.2. Công tác vận chuyển đốt dầm.
Kiểm tra đặt đường chuyển phát và lối vào. Kiểm tra thời gian phân phát phù hợp với quy định địa phương. Kiểm tra tất cả dịch vụ và hướng giao thông.
Hình 4.41: Công tác chuẩn bị trước khi vận chuyển phân đốt
Bước 1
• Chuyển phát các đoạn đúc sẵn đến khu vực lắp ráp
Bước 2 • Nâng đoạn
Bước 3 • Dán keo Epoxy và căng dây sơ bộ tạm thời
Bước 4 • Căng cáp cốt thép (giai đoạn 1 & 2)
Bước 5 • Bơm vữa
4.4.3. Công tác nâng đốt dầm.
- Lắp đặt xe rơmoóc gầm thấp tại khu vực nâng đoạn. - Nối đoạn đúc sẵn với dầm treo bằng thanh treo.
- Các đoạn được nâng treo thanh treo sẽ được định vị bằng dầm treo đặt trên đầu dầm chính.
Hình 4.42: Nâng đoạn đúc sẵn 4.4.4. Dán keo Epoxy.
Là một chất keo kết dính cấu trúc hai bộ phận được sử dụng để dán đoạn và công tác dán keo phải tuân thủ yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.
4.4.4.1. Công tác chuẩn bị.
Có bãi trữ thích hợp cho các thùng chứa keo epoxy. Để ngăn chặn sự thâm nhập của epoxy vào ống dẫn dây căng, ta sẽ sử dụng các vòng đệm hình O.
Đoạn dẫn hướng được xe đẩy tời nâng lên và từ từ đưa lên tiếp xúc với đoạn đặt trước rồi ghép khô để kiểm tra sự liên kết giữa các đoạn.
4.4.4.2. Các bước thực hiện dán keo Epoxy.
Keo epoxy chuẩn bị sẵn được dùng để dán mặt bê tông. Công tác này được thực hiện bằng tay có đeo bao tay cao su. Keo epoxy được bôi lên toàn bộ một mặt bê tông ghép đúc sẵn nối thành một lớp đồng nhất dày 2mm.
Hình 4.43: Công tác dán keo Epoxy 4.4.4.3. Căng dây sơ bộ tạm thời.
Các dây căng sơ bộ tạm thời được đưa vào ống nối sau khi bôi keo epoxy. Có 4 thanh PT để được căng và 2 trong số đó được định vị trên bản mặt cầu và các thanh còn lại được định vị tại các bản ở bụng dầm.
Hệ thống Căng sơ bộ tạm thời bao gồm:
Công xon thép.
Khung giá chuyển và các thanh bảo vệ nối với đoạn đúc sẵn và công xon thép.
Thanh căng PT đường kính 40
Thanh căng PT được cố định vào khung giá chuyển. Khi lắp ráp, thanh căng PT được luồn qua các khe trong khung giá chuyển và sau đó khung giá chuyển sẽ được đặt vào vị trí. Sau khi khung giá chuyển được đặt vào vị trí, thanh PT bảo vệ được siết chặt bằng cờ lê. Lực căng được ứng với khung giá chuyển sử dụng thanh PT đường kính 40 được máy kích thủy lực rỗng căng với 1 lực thích hợp.
Hình 4.44: Căng dây sơ bộ tạm thời 4.4.5. Các bước căng cáp dự ứng lực.
4.4.5.1. Kiểm tra sơ bộ.
- Ống dẫn PT phải được làm sạch với máy nén khí ở bãi đúc. Đảm bảo rằng số cuộn dây nằm trong danh sách kiểm tra và cáp cuộn đã phê chuẩn.
- Đảm bảo rằng các thiết bị phù hợp sử dụng kèm theo chứng nhận liên quan. Khu vực lối ra vào đều được bảo vệ và phải tuân thủ các quy tắc an toàn theo đúng quy định. - Người giám sát phải kiểm tra toàn bộ các sắp xếp cho việc luồng dây căng bao gồm
các biện pháp an toàn. Thiết bị phải phù hợp về kiểu kích và kiểu neo - Thiết bị phải có kèm giấy chứng nhận hiệu chuẩn liên quan.
- Chứng nhận hiệu chuẩn loại kích phải thể hiện tổn thất do ma sát và bảng phân định cỡ thiết bị đo phải chỉ ra sự khác đó giữa chỉ số ghi và nén.
- Biện pháp an toàn phải được tất cả nhân viên biết và tuân thủ.
- Bê tông phải đạt đến cường độ chịu nén yêu cầu theo thiết kế cấp phối đã chấp thuận.
4.4.5.2. Lắp đặt trang thiết bị.
Các thiết bị căng dây như bơm thủy lực và máy kích căng phải xác định chỗ móc neo căng. Máy bơm phải kín và được đặt gần, không nên đặt sau các cuộn cáp. Người vận hành máy bơm phải có khả năng biết tao cáp và cách thức kích.
4.4.5.3. Căng cáp dự ứng lực.
- Lắp đặt máy kích ở cuối phần (tác dụng) căng của cốt thép ứng suất và đóng các nêm vào cuối phần tác dụng giữ.
- Kết nối máy bơm thủy lực và áp kế vào máy kích.
- Căng cốt thép ứng suất đến một áp lực tính trước tại phần căng và đẩy nêm vào phần giữ.
- Tiếp theo căng trước 100 thanh tại phần căng để loại bỏ điểm chùng của dây cốt thép. - Ghi chỉ số trên dây cốt thép hoặc chỉ số độ giãn ghi trên pittông máy kích.
- Áp suất và độ giãn phải được thỏa yêu cầu, chuyển tải cho kết cấu. - Tắt hoàn toàn máy kích và tháo nó ra khỏi dây cáp.
- Các mục sau sẽ được trình bày trong biện pháp thi công chi tiết - Bản ghi chép căng cáp
- Phương pháp đánh giá lực căng tác dụng dọc sàn
- Xử lý trong trường hợp độ giãn dài bất thường khi chịu lực căng.
4.4.6. Bơm vữa.
- Kết nối máy bơm với xupáp nạp đã mở sẵn.
- Bắt đầu bơm. Phải duy trì một cách liên tục lưu lượng vữa. Vữa được bơm qua ống dẫn. Bơm vữa cốt thép ứng lực được thực hiện với một thao tác liên tục.
- Máy bơm vữa chạy cho đến khi vữa thoát ra hết từ lỗ xả. Vận hành viên đổ vữa vào thùng cho đến khi 1 lưu lượng liên tục của vữa tốt thoát ra. Áp lực bơm phải được duy trì nhất định để cho vữa chất lượng tốt.
- Khi chất lượng vữa đạt mức yêu cầu , van xả được đóng lại, trong khi máy bơm vẫn hoạt động.
CHƯƠNG V
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
5.1. TỔNG QUÁT.
Chương này đề ra nhằm mục đích giải quyết việc kiểm soát chất lượng của các phân đoạn đúc sẵn cũng như việc bảo quản kho, vận chuyển và lắp ráp các phân đốt theo hồ sơ thiết kế cầu, toàn bộ phải tuân theo các bản vẽ và yêu cầu của người có trách nhiệm kiểm tra.
Các phân đốt có thể được đúc theo công nghệ dùng khuôn theo dây truyền đúc dài hoặc dây truyền đúc ngắn, nhưng buộc phải đúc theo đúng thứ tự lắp ghép các phân đốt tại nhịp cầu. Số luợng ván khuôn và các trang thiết bị khác phải được cung cấp đầy đủ để đáp ứng được các yêu cầu của nhà thầu đối với tiến độ tổng thể hoàn hành thi công cầu và tuổi bê tông tối thiểu phải đạt được của các phân đốt vào thời điểm lắp ghép.
Vì không thể tiến hành chỉnh sửa các sai lệch lớn theo mặt bằng tuyến và trắc dọc của các phân đoạn trong khi lắp ghép, cho nên hệ thống giám sát chất lượng phải kiểm tra chặt chẽ trong quá trình sản xuất các phân đốt. Trong quá trình đúc, yêu cầu các phân đốt được đúc chính xác và được giám sát liên tục, chặt chẽ để đảm bảo theo đúng mặt bằng tuyến và trắc dọc của các nhịp cầu.
5.2. KIỂM SOÁT SỐ LIỆU THIẾT KẾ.
Đối với hồ sơ thiết kế cần phải đảm bảo đầy đủ các bản vẽ thi công chi tiết, các bản tính và các tài liệu hướng dẫn. Ngoài ra, cần cung cấp cho đơn vị thực hiện đầy đủ các số liệu sau: - Bàn tiến độ và trình tự đúc và lắp ghép các phân đốt, bao gồm trình tự luân chuyển các
phân đốt từ bãi tập kết đến vị trí lắp ghép.
- Chi tiết bố trí và sử dụng các thiết bị đặc biệt trong quá trình thi công như kết cấu đà giáo, trụ tạm và các kết cấu tương tự.
- Chi tiết các ván khuôn và các khuôn đúc dùng để sản xuất các phân đốt. Các chi tiết trong bản vẽ phải có đầy đủ kích thước chính xác để thể hiện mọi yếu tố hình học của phân đốt.
- Bố trí bãi đúc thể hiện đặc trưng thao tác công nghệ, hộp khuôn đúc, các bãi gia công cốt thép và bảo quản vật liệu, các lán che mưa, che nắng di động, các trạm kiểm soát dung sai hình học, các thiết bị bốc xếp và lưu kho các phân đốt cùng các trang bị tương tự.
- Phải có đầy đủ các chi tiết cấu tạo và các bản tính kèm theo về cốt thép tại các vị trí neo, dầm ngang và các kết cấu tương tự sao cho phù hợp với hệ thống căng cáp đã được chọn trong hồ sơ thiết kế.
5.3. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO.
Sau khi các số liệu thiết kế đã được hoàn thiện đầy đủ và được thông qua các đơn vị chủ quản thì sẽ tiến hành chế tạo đúc sẵn các phân đốt. Để có thể chế tạo được các phân đốt đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu kỹ thuật thì cần phải chuẩn bị tốt các trang thiết bị cũng như nguyên vật liệu, các yếu tố cấu thành nên một phân đốt chất lượng cần đảm bảo các tiêu chí sau đây:
5.3.1. Ván khuôn – Khuôn đúc:
Khuôn dùng cho dây truyền đúc theo phương án “ShortLine” là loại khuôn mà trong đó một đốt được đúc một lần. Khuôn có mặt dưới không liên tục và được điều chỉnh theo yêu cầu của trắc dọc ở thời điểm hiện tại trước khi đúc mỗi đốt. Mỗi đốt đơn lẻ sẽ được đúc với một mặt dưới thẳng. Trong hệ thống, khuôn đúc phải có cấu tạo sao cho có thể thay đổi, kích thước cho phép điều chỉnh hình dạng của những đốt tiếp theo.
Khuôn phải có khả năng di dời mỗi đốt theo chiều nằm ngang dựa trên mặt dưới của nó và rời ra khỏi vị trí đúc để nhường vị trí cho những đốt khác. Nền móng khuôn đúc phải đủ rắn chắc để tránh mọi biến dạng hay dịch chuyển có thể xảy ra trong khi đúc hay sau khi đúc lỗi đốt.
Hệ thống khuôn đúc cần phải tuân theo những yêu cầu sau đây:
- Ðốt phải được đúc nằm ngang trong cùng một tư thế tương tự với lúc lắp đặt được hoàn thành.
- Trong vị trí đúc các đốt, bản cánh trên của đốt phải nằm ngang theo hướng dọc để chỗ