Để kiểm soát được quá trình tiến hành đúc phân đốt, cần phải có đầy đủ và chi tiết về cách kiểm soát hình học của mỗi phân đoạn, các chi tiết này bao gồm:
- Chi tiết số đo bố trí mỗi đốt liên quan đến trắc dọc lý thuyết.
- Chi tiết đo đạc khảo sát sẽ phải thực hiện để có thể giám sát được ba góc xoay giữa các đốt (theo trục x, y, z) cùng với chiều dài đốt và tiết diện.
- Chi tiết các điểm khảo sát sẽ được sử dụng, hai điểm trong mỗi đốt, cũng như các điểm quy chiếu. Những chi tiết này phải bao gồm tính chất của mốc quy chiếu cũng như vị trí và cách thức cố định các mốc đó.
- Chi tiết cách thức chỉnh sữa những đốt đúc sau do những đốt đúc trước không chính xác.
Khi đúc tựa khít, phải chú ý đặc biệt trong quá trình định vị khối có mặt đúc tựa khít (khối đúc trước) liên quan đến đốt sẽ được đúc. Ðốt có mặt tựa khít không được vặn xoắn.
Tất cả vật tư được chôn vào trong bê tông của đốt mới đúc phải được định vị phù hợp và được giữ chặt để duy trì vị trí và chống đỡ trong quá trình đổ và đầm chặt bê tông mà không có hư hại nào xảy ra. Phải dự tính đến các phần lồi/lõm, khấc lõm, lỗ thông, hốc và những chi tiết tương tự khác phù hợp với bản vẽ và bản vẽ thi công.
Bề mặt ghép nối của đốt có mặt tựa khít phải được quét một lớp mỏng chất chống bám dính chứa xà phòng cây lanh và bột tale, hay những vật liệu khác có khả năng tương tự.
Đổ bê tông khối đúc, trước hết bê tông phải được đổ vào phần giữa của bản đáy nằm giữa các mép bên trong của khuôn bụng dầm bên trong, để chừa một kẽ hở hẹp 0.15 đến 0.30m để kiểm tra và đầm chặt các góc của đáy khi đổ tiếp đợt tiếp theo vào bụng dầm. Bê tông phải được đổ trong các góc đáy của mỗi bụng dầm để kết nối và đầm chặt với lớp đã đổ ở tấm dáy. Bê tông sau đó phải được đổ vào phần còn lại của bụng dầm, nhô lên không quá 0,6m cùng lúc đầy lên tới mặt bụng dầm nhưng không vào tấm trên bụng dầm. Phần bê tông trên mặt tấm phải được đổ vào cánh ngoài và địa điểm tấm giữa, giữa bụng dầm trước khi đổ bê tông, hoàn tất và khu vực đầm chặt trên mặt bụng dầm.
Bê tông phải được đổ liên tục và không bị gián đoạn. Những mẻ bê tông riêng lẻ phải được xả vào khuôn, rải và dầm ở những vị trí được yêu cầu, sau khi xả vào khuôn bê tông không được chuyển từ chỗ này sang chỗ khác trong khuôn bằng các máy đầm rung cơ học hay những công cụ tương tự. Bê tông phải được đổ sao cho tránh không bị phân tầng vật liệu, phải chú ý trong quá trình đổ bê tông và đầm chặt bê tông để đường ống gen kéo sau, cọc neo và những linh kiện chôn khác phải được duy trì đúng vị trí phù hợp và không bị hư hại.
Tất cả bê tông phải được đầm chặt bằng các phương tiện đầm rung cùng với những trang bị cần thiết khác để tiến hành công việc như đã được chỉ dẫn. Ít nhất hai máy đầm rung dự phòng trong điều kiện hoạt động tốt phải được cung cấp trong trường hợp khẩn cấp khi hư hỏng.
Được phép sử dụng đầm rung bên ngoài để đầm chặt và sẽ được yêu cầu khi bê tông không thể đầm chặt bằng các phương tiện đầm bên trong. Khi sử phương pháp đầm chặt bên ngoài, ván khuôn phải được gia cố đủ cứng để chống lại các chuyển dịch hay hư hại.
Ðầm rung được thực hiện bằng tay để bê tông hoàn toàn lan đều xung quanh cốt thép và những linh kiện chôn, và trong các góc của khuôn đúc. Phải đầm rung bê tông tại điểm dồn đọng và trong khu vực bê tông mới dồn ứ lại. Ðầm rung phải được đưa vào và rút ra từ từ khỏi bê tông.
Rung động phải đủ lâu và đủ cường độ để đầm chặt hoàn toàn bê tông, nhưng không được kéo dài quá lâu để tránh phân tầng vật liệu. Không được duy trì rung động liên tục ở tại bất cứ khu vực neo hình thành vùng vữa tập trung cục bộ.
Ðầm rung không được tác dụng trực tiếp hay xuyên qua cốt thép hay vào những lớp bê tông đã đông cứng tới mức bê tông không còn dộ dẻo dưới tác dụng rung động. Cũng không được đầm rung tạo ra dòng bê tông trong khuôn chảy đi quá xa đến mức tạo ra sự phân tầng vật liệu, và đầm rung không đuợc dùng để chuyển vận bê tông trong khuôn.
Phải thực hiện đầm rung cẩn thận và sao cho không làm dịch chuyển hay gây hư hại cốt thép, ống ghen, neo và những linh kiện chôn sẵn khác.