Các bước thực hiện dán keo Epoxy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình kiểm soát chất lượng trong chế tạo và thi công cầu bê tông cốt thép phân đoạn dự ứng lực ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 62)

Keo epoxy chuẩn bị sẵn được dùng để dán mặt bê tông. Công tác này được thực hiện bằng tay có đeo bao tay cao su. Keo epoxy được bôi lên toàn bộ một mặt bê tông ghép đúc sẵn nối thành một lớp đồng nhất dày 2mm.

Hình 4.43: Công tác dán keo Epoxy 4.4.4.3. Căng dây sơ bộ tạm thời.

Các dây căng sơ bộ tạm thời được đưa vào ống nối sau khi bôi keo epoxy. Có 4 thanh PT để được căng và 2 trong số đó được định vị trên bản mặt cầu và các thanh còn lại được định vị tại các bản ở bụng dầm.

 Hệ thống Căng sơ bộ tạm thời bao gồm:

 Công xon thép.

 Khung giá chuyển và các thanh bảo vệ nối với đoạn đúc sẵn và công xon thép.

 Thanh căng PT đường kính 40

Thanh căng PT được cố định vào khung giá chuyển. Khi lắp ráp, thanh căng PT được luồn qua các khe trong khung giá chuyển và sau đó khung giá chuyển sẽ được đặt vào vị trí. Sau khi khung giá chuyển được đặt vào vị trí, thanh PT bảo vệ được siết chặt bằng cờ lê. Lực căng được ứng với khung giá chuyển sử dụng thanh PT đường kính 40 được máy kích thủy lực rỗng căng với 1 lực thích hợp.

Hình 4.44: Căng dây sơ bộ tạm thời 4.4.5. Các bước căng cáp dự ứng lực.

4.4.5.1. Kiểm tra sơ bộ.

- Ống dẫn PT phải được làm sạch với máy nén khí ở bãi đúc. Đảm bảo rằng số cuộn dây nằm trong danh sách kiểm tra và cáp cuộn đã phê chuẩn.

- Đảm bảo rằng các thiết bị phù hợp sử dụng kèm theo chứng nhận liên quan. Khu vực lối ra vào đều được bảo vệ và phải tuân thủ các quy tắc an toàn theo đúng quy định. - Người giám sát phải kiểm tra toàn bộ các sắp xếp cho việc luồng dây căng bao gồm

các biện pháp an toàn. Thiết bị phải phù hợp về kiểu kích và kiểu neo - Thiết bị phải có kèm giấy chứng nhận hiệu chuẩn liên quan.

- Chứng nhận hiệu chuẩn loại kích phải thể hiện tổn thất do ma sát và bảng phân định cỡ thiết bị đo phải chỉ ra sự khác đó giữa chỉ số ghi và nén.

- Biện pháp an toàn phải được tất cả nhân viên biết và tuân thủ.

- Bê tông phải đạt đến cường độ chịu nén yêu cầu theo thiết kế cấp phối đã chấp thuận.

4.4.5.2. Lắp đặt trang thiết bị.

Các thiết bị căng dây như bơm thủy lực và máy kích căng phải xác định chỗ móc neo căng. Máy bơm phải kín và được đặt gần, không nên đặt sau các cuộn cáp. Người vận hành máy bơm phải có khả năng biết tao cáp và cách thức kích.

4.4.5.3. Căng cáp dự ứng lực.

- Lắp đặt máy kích ở cuối phần (tác dụng) căng của cốt thép ứng suất và đóng các nêm vào cuối phần tác dụng giữ.

- Kết nối máy bơm thủy lực và áp kế vào máy kích.

- Căng cốt thép ứng suất đến một áp lực tính trước tại phần căng và đẩy nêm vào phần giữ.

- Tiếp theo căng trước 100 thanh tại phần căng để loại bỏ điểm chùng của dây cốt thép. - Ghi chỉ số trên dây cốt thép hoặc chỉ số độ giãn ghi trên pittông máy kích.

- Áp suất và độ giãn phải được thỏa yêu cầu, chuyển tải cho kết cấu. - Tắt hoàn toàn máy kích và tháo nó ra khỏi dây cáp.

- Các mục sau sẽ được trình bày trong biện pháp thi công chi tiết - Bản ghi chép căng cáp

- Phương pháp đánh giá lực căng tác dụng dọc sàn

- Xử lý trong trường hợp độ giãn dài bất thường khi chịu lực căng.

4.4.6. Bơm vữa.

- Kết nối máy bơm với xupáp nạp đã mở sẵn.

- Bắt đầu bơm. Phải duy trì một cách liên tục lưu lượng vữa. Vữa được bơm qua ống dẫn. Bơm vữa cốt thép ứng lực được thực hiện với một thao tác liên tục.

- Máy bơm vữa chạy cho đến khi vữa thoát ra hết từ lỗ xả. Vận hành viên đổ vữa vào thùng cho đến khi 1 lưu lượng liên tục của vữa tốt thoát ra. Áp lực bơm phải được duy trì nhất định để cho vữa chất lượng tốt.

- Khi chất lượng vữa đạt mức yêu cầu , van xả được đóng lại, trong khi máy bơm vẫn hoạt động.

CHƯƠNG V

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

5.1. TỔNG QUÁT.

Chương này đề ra nhằm mục đích giải quyết việc kiểm soát chất lượng của các phân đoạn đúc sẵn cũng như việc bảo quản kho, vận chuyển và lắp ráp các phân đốt theo hồ sơ thiết kế cầu, toàn bộ phải tuân theo các bản vẽ và yêu cầu của người có trách nhiệm kiểm tra.

Các phân đốt có thể được đúc theo công nghệ dùng khuôn theo dây truyền đúc dài hoặc dây truyền đúc ngắn, nhưng buộc phải đúc theo đúng thứ tự lắp ghép các phân đốt tại nhịp cầu. Số luợng ván khuôn và các trang thiết bị khác phải được cung cấp đầy đủ để đáp ứng được các yêu cầu của nhà thầu đối với tiến độ tổng thể hoàn hành thi công cầu và tuổi bê tông tối thiểu phải đạt được của các phân đốt vào thời điểm lắp ghép.

Vì không thể tiến hành chỉnh sửa các sai lệch lớn theo mặt bằng tuyến và trắc dọc của các phân đoạn trong khi lắp ghép, cho nên hệ thống giám sát chất lượng phải kiểm tra chặt chẽ trong quá trình sản xuất các phân đốt. Trong quá trình đúc, yêu cầu các phân đốt được đúc chính xác và được giám sát liên tục, chặt chẽ để đảm bảo theo đúng mặt bằng tuyến và trắc dọc của các nhịp cầu.

5.2. KIỂM SOÁT SỐ LIỆU THIẾT KẾ.

Đối với hồ sơ thiết kế cần phải đảm bảo đầy đủ các bản vẽ thi công chi tiết, các bản tính và các tài liệu hướng dẫn. Ngoài ra, cần cung cấp cho đơn vị thực hiện đầy đủ các số liệu sau: - Bàn tiến độ và trình tự đúc và lắp ghép các phân đốt, bao gồm trình tự luân chuyển các

phân đốt từ bãi tập kết đến vị trí lắp ghép.

- Chi tiết bố trí và sử dụng các thiết bị đặc biệt trong quá trình thi công như kết cấu đà giáo, trụ tạm và các kết cấu tương tự.

- Chi tiết các ván khuôn và các khuôn đúc dùng để sản xuất các phân đốt. Các chi tiết trong bản vẽ phải có đầy đủ kích thước chính xác để thể hiện mọi yếu tố hình học của phân đốt.

- Bố trí bãi đúc thể hiện đặc trưng thao tác công nghệ, hộp khuôn đúc, các bãi gia công cốt thép và bảo quản vật liệu, các lán che mưa, che nắng di động, các trạm kiểm soát dung sai hình học, các thiết bị bốc xếp và lưu kho các phân đốt cùng các trang bị tương tự.

- Phải có đầy đủ các chi tiết cấu tạo và các bản tính kèm theo về cốt thép tại các vị trí neo, dầm ngang và các kết cấu tương tự sao cho phù hợp với hệ thống căng cáp đã được chọn trong hồ sơ thiết kế.

5.3. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO.

Sau khi các số liệu thiết kế đã được hoàn thiện đầy đủ và được thông qua các đơn vị chủ quản thì sẽ tiến hành chế tạo đúc sẵn các phân đốt. Để có thể chế tạo được các phân đốt đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu kỹ thuật thì cần phải chuẩn bị tốt các trang thiết bị cũng như nguyên vật liệu, các yếu tố cấu thành nên một phân đốt chất lượng cần đảm bảo các tiêu chí sau đây:

5.3.1. Ván khuôn – Khuôn đúc:

Khuôn dùng cho dây truyền đúc theo phương án “ShortLine” là loại khuôn mà trong đó một đốt được đúc một lần. Khuôn có mặt dưới không liên tục và được điều chỉnh theo yêu cầu của trắc dọc ở thời điểm hiện tại trước khi đúc mỗi đốt. Mỗi đốt đơn lẻ sẽ được đúc với một mặt dưới thẳng. Trong hệ thống, khuôn đúc phải có cấu tạo sao cho có thể thay đổi, kích thước cho phép điều chỉnh hình dạng của những đốt tiếp theo.

Khuôn phải có khả năng di dời mỗi đốt theo chiều nằm ngang dựa trên mặt dưới của nó và rời ra khỏi vị trí đúc để nhường vị trí cho những đốt khác. Nền móng khuôn đúc phải đủ rắn chắc để tránh mọi biến dạng hay dịch chuyển có thể xảy ra trong khi đúc hay sau khi đúc lỗi đốt.

Hệ thống khuôn đúc cần phải tuân theo những yêu cầu sau đây:

- Ðốt phải được đúc nằm ngang trong cùng một tư thế tương tự với lúc lắp đặt được hoàn thành.

- Trong vị trí đúc các đốt, bản cánh trên của đốt phải nằm ngang theo hướng dọc để chỗ nối được đúc tựa khít theo chiều thẳng đứng.

- Phải đảm bảo đủ rắn chắc để đáp ứng yêu cầu dung sai mặt cắt ngang theo chỉ dẫn kỹ thuật.

- Phải có bề mặt hoàn thiện theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật. - Phải có những lỗ hổng cần thiết để dễ dàng đổ và đầm bê tông.

- Yêu cầu giám sát, chỉnh sửa và điều chỉnh trắc dọc liên tục trong trường hợp khuôn đúc được sử dụng có khả năng cho phép thực hiện điều này.

- Ván khuôn phải đủ dày, với hệ giằng và sườn tăng cường ngoại biên phù hợp, và phải đủ chặt để chống lại lực tạo ra trong quá trình đổ và đầm rung của bê tông.

- Các phối kiện gằng bên trong và neo giữ trong khuôn phải được giới hạn về số lượng dùng bulông neo trong phần bụng dầm sao cho có thể tháo dỡ ra khỏi bề mặt bê tông và cho phép đắp vá lại sau khi đã gỡ ván khuôn. Phải thiết kế và bảo dưỡng chỗ nối nhằm đảm bảo độ chặt của vữa.

- Bề mặt của tất cả ván khuôn phải được làm sạch một cách phù hợp và được xử lý bằng dầu khuôn hay quét lớp chống dính khác truớc khi đổ bê tông. Chất chống dính giữa các đốt với nhau và giữa đốt với ván khuôn đầu mút phải đủ sệt và có thành phần hỗn hợp có thể dễ dàng tháo dỡ khuôn.

- Nhà thầu phải kiểm tra và giám sát khuôn thường xuyên hàng tuần để đảm bảo duy trì tuyến lưu phù hợp và độ chính xác hình học. Không được sử dụng khuôn không đáp ứng được yêu cầu về dung sai đúc cho đến khi những khuôn này được sửa lại để sản xuất đốt trong giới hạn dung sai đã dịnh.

- Các khuôn đúc bị mòn, hư hỏng hay không đảm bảo chất lượng vì các lý do khác phải được thay thế trước khi đúc bất kỳ đốt nào.

5.3.2. Kiểm soát kích thước hình học:

Trước khi tiến hành đúc, các phương pháp kiểm tra hình học của tất cả những hoạt động đúc phải được thông qua các đơn vị kiểm tra, và phải đạt được các tiêu chi sau đây:

- Tất cả thiết bị, quy trình đo đạc và vị trí các điểm kiểm tra sẽ được xác định trên mỗi phân đoạn.

- Vị trí và giá trị của tất cả các mốc cao độ, trắc dọc và các điểm quy chiếu trong bãi dúc sẵn phải được xác định và thống nhất.

- Quy trình kiểm soát hình học để kiểm tra trắc dọc và mặt bằng tuyến đúc sẵn các phân đốt bao gồm: kiểm soát và quy trình do dạc, quan trắc, kiểm tra, phương pháp tính toán hay đồ thị và kỹ thuật chỉnh sửa.

- Trong bãi đúc sẵn, dụng cụ sử dụng cho việc kiểm soát hình học phải được định vị trên một sàn phẳng cố định đủ cao để quan trắc các điểm kiểm tra. Thêm vào đó, các điểm mốc cao độ cố định và điểm quy chiếu cố định phải được tạo lập và duy trì trong suốt quá trình đúc.

Hình 5.2: Kiểm soát hình học phân đoạn tại công trường

- Trong quá trình đúc, tất cả yêu cầu chỉnh sửa hình học của đốt phải căn cứ vào các điểm kiểm tra được thiết lập trên mỗi đoạn.

- Ðối với hệ thống đúc tựa khít, sau khi đúc và trước khi dỡ ván khuôn để tách các phân đoạn, vị trí của đốt vừa đúc mới và các đốt tựa khít phải được kiểm tra một lần nữa. Nếu vị trí không như mong muốn, phải thực hiện việc chỉnh sửa đổi với đốt tiếp theo. - Một điều rất quan trọng là chính những cá nhân tiến hành quan trắc khi đúc xong cũng

phải đồng thời quan trắc mỗi ngày trước khi tháo khuôn của cả hai đốt tựa khít cũ và mới.

- Những tổ hợp số đọc độc lập với nhau phải do hai đội đo đạc khác nhau thể hiện và kiểm tra chéo trước khi đốt được chuyển di.

- Trong suốt quá trình đúc, nhà thầu phải vẽ và bảo quản hàng ngày một biểu đồ biểu thị mặt bằng và trắc dọc các đốt đúc xong dọc theo từng tuyến kiểm tra, đường tim mặt bằng và trắc dọc, phải vẽ theo một tỷ lệ phóng đại để làm nổi bật rõ ràng những thay đổi. Những điều này phải được mô tả cho cả hai mặt bằng và trắc dọc lý thuyết về phương diện hình học và yêu cầu thể hiện đầy đủ toàn bộ đơn nguyên của cầu giữa các khe giãn. Biểu đồ này phải được bảo quản trong điều kiện tốt để có thể sử dụng và tham khảo trong suốt quá trình lắp ghép.

- Quy trình kiểm soát hình học phù hợp cũng phải bao gồm một biểu đồ tách riêng biểu thị đường cong vặn xoắn tích lũy của đốt .Kiểm tra độ vặn xoắn là một phần tiềm ẩn của kiểm soát hình học cho tất cả đốt đúc tựa khít.

- Trong tiến trình đúc tựa khít, việc chỉnh sửa những lỗi sai số vặn xoắn phải được ưu tiên sử dụng bằng dụng cụ tính toán số bằng độ quay phù hợp. Ðốt nằm trong vị trí đúc tựa khít không cho phép chịu áp xuất do vặn xoắn gây ra.

- Tất cả những linh kiện dùng để kiểm soát hình học đúc cho bất kỳ phân đốt nào, như bulông cao độ và kẹp đo mặt bằng, phải để lại tại chỗ trong suốt quá trình lắp ghép với mục đích đối chiếu và kiểm tra. Có thể dời những thứ này đi sau khi hoàn tất lắp ghép mỗi đơn nguyên cầu giữa các khe co giãn.

- Đảm nhận vận hành dụng cụ đo và giám sát quá trình đúc cần được thực hiện bởi các kỹ sư giàu kinh nghiệm và đủ trình độ.

5.3.3. Kiểm soát chất lượng vật liệu và đổ bê tông:

 Cốt liệu & các chất phụ gia:

Trước khi bắt đầu tiến hành thi công bất kỳ cấu kiện nào liên quan đến bê tông, các đơn vị thi công cần phải có được đầy đủ số liệu về nguồn cung cấp, chất lượng cũng như được sự chấp thuận của các đơn vị chủ quản và được nêu rõ ràng trong hồ sơ thiết kế được duyệt.

Các cốt liệu thô cần phải sạch, cứng, bền tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn đặc điểm kỹ thuật AASHTO hoặc Tiêu chuẩn đặc điểm kỹ thuật tương đương của Việt Nam.

Nước sử dụng để trộn hoặc bảo dưỡng bê tông phải sạch, không có cát, dầu hoặc axit, chất hữu cơ hay bất kỳ chất gì có thể làm ảnh hưởng xấu đến thép hoặc bê tông theo yêu cầu của Tiêu chuẩn đặc điểm kỹ thuật ASHTO hoặc Tiêu chuẩn đặc điểm kỹ thuật tương đương của Việt Nam.

Các hỗn hợp chất phụ gia cũng cần phải tuân theo các Hướng dẫn về tiêu chuẩn ASTM hoặc Hướng dẫn về tiêu chuẩn tương đương của Việt Nam.

 Cấp phối bê tông:

Cường độ đặc trưng của bê tông được sử dụng ở mỗi phần của kết cấu sẽ theo như mô tả trong bản vẽ. Cường độ đặc trưng của bê tông là cường độ nén 28 ngày dựa trên thử nghiệm mẫu hình trụ.

Các mẫu hỗn hợp bê tông được sử dụng cần phải tuân theo các yêu cầu về cấp phối theo bảng thống kê sau đây:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình kiểm soát chất lượng trong chế tạo và thi công cầu bê tông cốt thép phân đoạn dự ứng lực ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)