5.6.2.1. Vận Chuyển Đốt Dầm.
- Trang thiết bị vận chuyển (xe chuyên dụng). - Định vị các vị trí gối kê.
- Hệ thống dây chằng, neo buộc đốt đúc.
5.6.2.2. Cẩu Lắp Đốt Dầm.
- Vị trí móc cẩu. - Hệ thống dây neo.
- Tốc độ nâng hạ đốt dầm. - Neo cố định khi treo.
5.6.2.3. Thi Công Dán Keo Epoxy.
- Xử lý bề mặt khớp nối.
- Các yêu cầu chỉ tiêu cơ lý của keo Epoxy. - Công tác phun, quét keo.
- Thời gian khống chế.
5.6.2.4. Căng Dây Sơ Bộ.
- Kiểm tra hệ thống căng dây sơ bộ (kích thước, cấu tạo). - Vị trí đặt các ụ neo tạm.
- Kiểm tra độ võng của hệ thống neo tạm.
- Kiểm tra thiết bị căng kéo cáp (kích, đồng hồ đo lực…). - Trình tự căng các bó cáp.
- Các cấp lực khi căng kéo cáp. - Đo độ giãn dài của cáp.
- Kiểm tra lực căng trong cáp theo 2 điều kiện độ giãn dài và áp lực đầu kích.
5.6.2.6. Bơm Vữa.
- Trang thiết bị bơm vữa phải đạt yêu cầu (áp lực bơm). - Chất lượng vữa.
CHƯƠNG VI
ĐÁNH GIÁ - KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1. ĐÁNH GIÁ.
6.1.1. Ưu Điểm – Điểm mới của đề tài. a) Mô Hình 3D. a) Mô Hình 3D.
Xây dựng mô hình, mô tả được quá trình chế tạo và thi công phân đoạn lắp ghép và thi công cầu. Mô hình được xây dựng có tính linh hoạt trong việc điều chỉnh, thay thế, sửa đổi các kích thước, thông tin cũng như cập nhật nhanh chóng lại các thông tin đó cho toàn bộ các bản vẽ đã được xuất ra từ mô hình, giúp cho việc điều chỉnh thiết kế được thực hiện nhanh chóng.
Chính vì vậy, nếu trong quá trình thi công chế tạo phân đoạn hoặc bất kể các giai đoạn nào mà xảy ra các sự cố dẫn đến thay đổi hồ sơ thiết kế thì mô hình đã được xây dựng trước đó sẽ hỗ trợ nhanh chóng việc đưa ta kết quả chính xác của việc thay đổi, đáp ứng được tiến độ cũng như rút ngắn thời gian chỉnh sửa hồ sơ so với các giải pháp trước đây.
b) Xây Dựng Quy Trình.
Nội dung đề tài mô tả chi tiết quá trình chế tạo và thi công một công trình cầu theo phương pháp lắp ghép. Cụ thể, đối với chế tạo dầm thì nội dung đề tài đi sâu và chi tiết với phương pháp “ShortLine”, đối với thi công cầu nội dung đề tài chọn “Phương pháp lắp treo dưới giàn cẩu lao” là phương pháp nghiên cứu chính.
Sau khi đã lựa chọn phương án và phương pháp thi công, từ đây đề tài đã tập trung vào việc xây dựng một quy trình kiểm soát chất lượng cho hai khâu chế tạo và thi công đối với hai phương pháp tương ứng như đã nêu trên.
6.1.2. Hạn Chế – Các nội dung còn thiếu xót.
Với việc áp dụng mô hình 3D vào nội dung đề tài, hiện tại vẫn chưa thể hiện rõ nỗi bật công dụng của mô hình, vì phạm vi đề tài không đề cập đến khâu tính toán, thiết kế, triển khai bản vẽ nên ở đây chỉ có thể tập trung vào phần mô tả công đoạn cho thi công và chế tạo.
Đối với đối tượng nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào hai phương pháp cụ thể là: Phương pháp ShortLine cho chế tạo dầm, Phương pháp lắp treo dưới giàn cẩu lao. Nên kết quả của đề tài chưa bao quát được hết toàn bộ các giải pháp, và phạm vi của đề tài được nghiên cứu cụ thể ở TP. Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, để áp dụng được vào công trình thực tế, đề tài cần được nghiên cứu kỹ và bao quát hơn với nhiều phương pháp khác nhau, tại nhiều vùng miền khác nhau để có tính thực tiễn hơn so với hiện tại.
Mặc khác, nội dung đề tài cũng chưa đề cập đến quy trình kiểm soát chất lượng cho việc thi công mối nối. Vì hạn chế thời gian thực hiện đề tài, cũng như phạm vi nghiên cứu đối với mối nối cho cầu bê tông cốt thép phân đoạn dự ứng lực ngoài tương đối rộng.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề mà nội dung đề tài còn chưa được đề cập đến.
6.2. KẾT LUẬN.
Hiện tại, với những nội dung ở đề tài đã trình bày, phần lớn mang “Ý Nghĩa Khoa Học”
có tính chất nghiên cứu nhiều hơn.
Vì đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết là chính và chưa có tính chất thực tiễn, nội dung của đề tài chưa có sự so sánh với các nghiên cứu hay giải pháp nào tương tự được xem là chuẩn mực.
6.3. KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.
Ngoài vấn đề về xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng cho quá trình chế tạo và thi công cầu bê tông cốt thép phân đoạn dự ứng lực ngoài, thì còn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu đối với công nghệ này. Xin được kiến nghị một số vấn đề nghiên cứu sau:
- “Nghiên cứu các loại mối nối và chất lượng mối nối đối với tuổi thọ công trình cầu bê tông cốt thép phân đoạn dự ứng lực ngoài tại Việt Nam”.
- “Nghiên cứu các dạng hình học và khả năng chịu lực đối với dầm hộp bê tông cốt thép phân đoạn dự ứng lực ngoài tại Việt Nam”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
[1] PGS.TS.Đặng Gia Nải (2010), “Công Nghệ Lắp Ghép Phân Đoạn Trên Đà Giáo Di Động Trong Xây Dựng Cầu Bê Tông Dự Ứng Lực”, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. [2] PGS.TS.Nguyễn Viết Trung, KS.Phạm Huy Chính (2011), “Các Công Nghệ Thi Công
Cầu”, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[3] “Biện Pháp Thi Công Sơ Bộ Và Yêu Cầu Công Tác Tạm”, Dự án Xây dựng đường sắt đô thị TP. HCM, Tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên.
Tiếng Anh:
[4] Prof. Dr.-Ing. G. Rombach, Precast Segmental Box Girder Bridges With External Prestressing - Design And Construction (2002) - Technical University, Hamburg- Harburg, Germany.
[5] John E. Kristensen PE. PLS, “Precast Segmental Bridge Contruction An Introduction 2012.”
[6] Héctor J. Cruzado, “Assessment Of A Precast Prestressed Segmental Concrete Rail Transit Guideway Design”, B.S. Civil Engineering (1996) University of Puerto Rico. [7] W. Jay Rohleder, Jr, P.E., S.E., “Segmental Bridge Technology – Established And
Evoling”, University at Buffalo The State University of New York.
[8] Kavin Kumar, K. Senthil Nathan, Koshy Varghese, K. Ananthanarayanan, “Automated Geometry Control Of Precast Segmental Bridges”, The 25th International Symposium on Automation and Robotics in Construction, June 26-29, 2008.