BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ GÂY HẠI, THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ GÂY HẠI, THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG Diaphania indica Sauders
(Pyralidae – Lepidoptera) TRÊN CÂY DƯA LEO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT NIÊN KHÓA: 2008 – 2012 SVTH: NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Tp Hồ Chí Minh tháng 07 năm 2012
Trang 2ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ GÂY HẠI, THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG Diaphania indica Sauders
(Pyralidae – Lepidoptera) TRÊN CÂY DƯA LEO
Trang 3Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học và thực tế vô cùng quý báu
Chân thành cảm ơn các anh chị ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp công nghệ cao đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp
Xin gửi lời biết ơn đến các cô chú nông dân tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp DH08BV, các bạn và các em đã động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Nguyễn Thị Hương
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài: “Điều tra mức độ gây hại, thành phần thiên địch và nghiên cứu một số đặc
điểm sinh thái, sinh học của sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica Sauders
(Pyralidae – Lepidoptera) trên cây dưa leo tại Tp Hồ Chí Minh” được thực hiện
trong phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông Nghiệp công nghệ cao và trên cánh đồng canh tác rau họ bầu bí thuộc ấp Bàu Trăn, xã Nhuận Đức, Huyện Củ Chi từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012 Đề tài nhằm cung cấp số liệu
về mức độ gây hại và một số đặc điểm sinh thái và sinh học của sâu xanh hai sọc trắng
D.indica ở TP Hồ Chí Minh, góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây
dựng các biện pháp quản lý hữu hiệu sâu xanh hai sọc trắng D.indica gây hại trên cây dưa
leo
Kết quả thu được như sau:
Mức độ gây hại của sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica trên ruộng canh tác theo
ViệtGAP (1,84 con/ ngọn cây, tỷ lệ cây bị hại chiếm 100% tổng số ngọn điều tra), cao hơn ruộng trồng theo tập quán nông dân (0,44 con/ ngọn cây, 44% ngọn điều tra bị hại)
Thành phần thiên địch của sâu xanh hai sọc trắng gồm có: ong đen kén trắng (Cotesia sp.) ký sinh sâu non, ong vàng (Xanthopimpla sp.) ký sinh nhộng, bọ cánh cụt (Paederus fuscipes ), nhện linh miêu (Oxyopes javanus), ruồi ăn cướp (Neoitamus melanopogon)
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, ở nhiệt độ 30 ± 2o
C, ẩm độ 65 ± 5%, với thức ăn là
lá dưa leo Cucumis sativus, cho thấy vòng đời của Diaphania indica trung bình 20,46 ±
1,45 ngày Trong đó giai đoạn trứng trung bình là 2,90 ± 0,31 ngày, giai đoạn sâu non có
5 tuổi và có thời gian phát dục trung bình là 10,9 ± 0,96 ngày, giai đoạn nhộng kéo dài 5,40 ± 0,5 ngày
Ở nhiệt độ 30 ± 2oC, ẩm độ 65 ± 5%, với thức ăn là lá dưa leo Cucumis sativus, cho
thấy vòng đời của Diaphania indica trung bình 20,46 ± 1,45 ngày Trong đó giai đoạn
trứng trung bình là 2,90 ± 0,31 ngày, giai đoạn sâu non có 5 tuổi, thời gian phát dục trung bình là 10,9 ± 0,96 ngày, giai đoạn nhộng kéo dài 5,40 ± 0,5 ngày.và ngài cái dinh dưỡng trước đẻ trứng là 1,46 ± 0,52 ngày
Trang 5Trong điều kiện nhân nuôi phòng thí nghiệm với thức ăn là mật ong 10% thì tuổi thọ của ngài cái 9,9 ± 1,45 ngày, thời gian đẻ trứng 7,5 ± 1,60, đẻ 43,1 ± 15,7 trứng/ ngày, đẻ tổng cộng 310,1 ± 111,47 trứngvà thời gian ngài đẻ nhiều nhất là từ 3 – 6 ngày sau khi tiến hành ghép đôi
Ở nhiệt độ 30 ± 2oC, ẩm độ 65 ± 5%, sâu xanh hai sọc trắng có khả năng phát triển sau đẻ trứng là tương đối cao Tỷ lệ nở của trứng là 98% Tỷ lệ sâu non sống 75,5%, sâu non hoá nhộng là 93,2%, nhộng vũ hóa là 98,6% và tỷ lệ ngài cái là 51,5%
Trang 6MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ x
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 11
1.1Đặt vấn đề 11
1.2 Mục đích nghiên cứu 12
1.3 Yêu cầu đề tài 12
1.4 Giới hạn đề tài 12
C hương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
2.1 Giới thiệu về cây dưa leo 13
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển 13
2.1.2 Yêu cầu sinh thái 13
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica trên thế giới và tại Việt Nam 14
Trang 72.2.1 Phân bố và phạm vi ký chủ 14
2.2.2 Đặc điểm hình thái 15
2.2.3 Đặc điểm sinh học 16
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu xanh hai sọc trắng 19
2.2.5 Biện pháp phòng trừ 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
3.2 Nội dung nghiên cứu 26
3.3 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu 26
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm 26
3.3.2 Dụng cụ thí nghiệm 26
3.4 Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1 Điều tra mức độ gây hại của sâu xanh hai sọc trắng trên cây dưa leo 27
3.4.2 Điều tra thành phần thiên địch của sâu non sâu xanh hai sọc trắng trên dưa leo 28
3.4.3 Tỷ lệ sâu non bị ong ký sinh 29
3.4.4 Phương pháp nhân nuôi sâu xanh hai sọc trắng 29
3.4.5 Mô tả đặc điểm hình thái của sâu xanh hai sọc trắng D indica 30
3.4.6 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu xanh hai sọc trắng 31
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 33
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Điều tra biến động mức độ gây hại của sâu xanh hai sọc trắng trên cây dưa leo 34
4.2 Thành phần thiên địch trên ruộng dưa 38
4.3 Tỷ lệ ong ký sinh sâu non sâu xanh hai sọc trắng ở ngoài đồng 40
Trang 84.4 Đặc điểm hình thái của sâu xanh hai sọc trắng 41
4.5 Đặc điểm sinh học của sâu xanh hai sọc trắng 45
4.5.1 Tập tính sinh sống và gây hại của sâu xanh hai sọc trắng D.indica 45
4.5.2 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica 46
4.5.3 Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của Diaphania indica 50
4.5.4 Nhịp điệu đẻ trứng 51
4.5.5 Khả năng phát triển sau đẻ trứng 52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
Kết luận 53
Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 59
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân bố địa lý của Diaphania indica 4
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết khu vực TP.HCM tháng 2/2012 – 6/2012 15
Bảng 4.1 So sánh mức độ gây hại của sâu xanh hai s ọc trắng trên 2 ruộng trồng theo ViệtGAP và tập quán nông dân 27
Bảng 4.2 Thành phần thiên địch của sâu non sâu xanh hai sọc trắng trên ruộng dưa leo ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi 28
Bảng 4.3 Tỷ lệ sâu non sâu xanh hai sọc trắng bị ong ký sinh ở ngoài đồng 30
Bảng 4.4 Kích thước các giai đoạn phát triển từ trứng đến trưởng thành của sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica 31
Bảng 4.5 Thời gian phát dục cơ thể của sâu xanh hai sọc trắng D.indica 37
Bảng 4.6 Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của trưởng thành Diaphania indica 40
Bảng 4.7 Khả năng phát triển sau đẻ trứng của sâu xanh hai sọc trắng 42
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1 Diễn biến mật số sâu xanh hai sọc trắng trên 2 ruộng trồng dưa leo từ ngày
09/05 đến ngày 23/06/2012 34
Đồ thị 4.2 Diễn biến tỷ lệ cây bị hại trên 2 ruộng trồng dưa từ ngày 09/05 đến ngày 23/06/2012 36
Đồ thị 4.3 Nhịp điệu đẻ trứng của sâu xanh hai sọc trắng 51
Hình 3.1 Cây ký chủ cho ngài đẻ trứng 30
Hình 3.2 Thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu xanh hai sọc trắng 32
Hình 3.3 Thí nghiệm theo dõi tuổi thọ, khả năng đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng của ngài cái 33
Hình 4.1 Một số thiên địch xuất hiện trên ruộng trồng dưa leo 39
Hình 4.2 Trứng của sâu xanh hai sọc trắng 42
Hình 4.3 Sâu non sâu xanh hai sọc trắng 43
Hình 4.4 Nhộng của sâu xanh hai sọc trắng 44
Hình 4.5 Trưởng thành của sâu xanh hai sọc trắng 44
Hình 4.6 Đặc điểm phân biệt ngài đực và ngài cái 45
Hình 4.7Tập tính sinh sống của sâu xanh hai sọc trắng 46
Hình 4.8 Vòng đời của sâu xanh hai sọc trắng 49
Trang 12Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1Đặt vấn đề
Dưa leo (Cucumis sativus) là loại rau ăn quả có năng suất cao, thời gian sinh trưởng
ngắn được trồng phổ biến Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Trong những năm gần đây, dưa leo là một trong những cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả và mặt hàng xuất khẩu
ổn định của nước ta
Tuy vậy, năng suất và sản lượng của dưa leo ở nước ta vẫn chưa cao, ngoài các nguyên nhân như thời tiết, kỹ thuật canh tác thì sự phá hại của các đối tượng sâu bệnh hại
như bọ trĩ (Thrips palmi), bọ dưa (Aulacophora similis), rệp muội (Aphis sp.)… cũng là
một trong những nguyên nhân cơ bản
Sâu xanh hai sọc trắng (Diaphania indica) xuất hiện và gây hại nặng ở hầu hết các khu vực trồng dưa leo trên thế giới Ở Châu Á và Châu Phi D indica là một dịch hại nghiêm trọng đối với họ bầu bí Tại Hoa Kỳ, sâu xanh hai sọc trắng (Diaphania indica) là một đối tượng sâu bệnh được đưa vào đối tượng kiểm dịch (EPPO, 2005) D.indica cũng
là một đối tượng thường gặp ở Bắc Territory của Úc (Morgan & Midmore, 2002) Nếu
công tác điều tra không phát hiện, phòng trị kịp thời thì khả năng bộc phát của Diaphania
sp có thể làm mất 100% sản lượng Sâu có thể ăn trên lá, hoa, thân và quả (Arcaya, 2004)
Để phòng trừ sâu hại nói chung và sâu xanh hai sọc trắng nói riêng có hiệu quả, chúng
ta cần phải hiểu biết rõ đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng để từ đó đưa ra biện pháp
phòng trừ phù hợp Vì vậy đề tài: “Điều tra mức độ gây hại, thành phần thiên địch và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu xanh hai sọc trắng
Diaphania indica Saunders (Pyralidae – Lepidoptera) trên cây dưa leo tại TP Hồ
Chí Minh” được thực hiện
Trang 131.2 Mục đích nghiên cứu
Cung cấp số liệu về mức độ gây hại và một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu
xanh hai sọc trắng D indica ở TP Hồ Chí Minh, góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hữu hiệu sâu xanh hai sọc trắng D indicagây hại trên cây dưa leo
1.3 Yêu cầu đề tài
Xác định mức độ gây hại và mật số sâu hiện diện trên đồng ruộng
Điều tra thành phần thiên địch của sâu non sâu xanh hai sọc trắng
Mô tả một số đặc điểm hình thái của sâu xanh hai sọc trắng
Nghiên cứu một số sinh học của sâu xanh hai sọc trắng
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 06 năm 2012
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây dưa leo
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Cây dưa leo (Cucumis sativus L.) là loại rau truyền thống Nhiều tài liệu cho biết
dưa leo có nguồn gốc từ miền tây Ấn Độ Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo có nguồn gốc
ở Nam Á và được trồng cách đây 3000 năm Cây dưa leo được đưa đến một số vùng phía Tây châu Á, Bắc Phi và Nam Âu Dưa leo được đưa vào Trung Quốc rất sớm có thể trước công nguyên
2.1.2 Yêu cầu sinh thái
Cây dưa leo mẫn cảm với sương giá đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 0oC Nhiệt độ bình thường tối thiểu để cây nảy mầm từ 10 – 18oC, nhiệt độ tối đa là 40,5oC, nhiệt độ thích hợp khoảng 15,5 – 35oC Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là 20oC, ở 5oC hầu hết các giống dưa có nguy cơ chết rét, nhiệt độ lên cao 40oC cây ngừng sinh trưởng, hoa cái không xuất hiện Lá bị héo khi nhiệt dộ trên 40o
C Hầu hết các giống dưa leo đều qua xuân hóa ở nhiệt độ 20 – 22o
C (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
Cây dưa leo là cây kém chịu hạn và chịu úng Lượng mưa, độ ẩm cùng với nhiệt độ cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bệnh ở lá và thân cành Khi hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt Thời kỳ thân lá sinh trưởng phát triển mạnh đến ra hoa cái đầu cần ẩm độ đất 70 – 80 %, thời kỳ ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ
ẩm cao trên 80 – 90% (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
Trang 15Cây dưa leo ưa thích đất đai màu mỡ, tơi xốp, pH từ 5,5 – 6,8, tốt nhất từ 6 – 6,5 Cây dưa leo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao Cây yêu cầu độ phì cao Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica trên thế
giới và tại Việt Nam
2.2.1 Phân bố và phạm vi ký chủ của sâu xanh hai sọc trắng
Diaphania indica lần đầu tiên được quan sát thấy ở Yemen vào năm 1977 trên các
cây trồng họ bầu bí (Ba – Angood, 1979)
D indica phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Châu Phi, Châu
Á và Thái Bình Dương
Bảng 2.1 Phân bố địa lý của Diaphania indica
Phân bố địa lý của Diaphania indica
Bắc Mỹ Hoa Kỳ (Florida)
Trung Mỹ Không có hồ sơ
Nam Mỹ Paraguay, Venezuela
Caribbean Cuba, Guiana thuộc Pháp, Jamaica, Puerto Rico, Cộng hòa
Dominica*
Châu Phi Khá rộng ở Châu Phi cận Sahara
Trung Đông Ả Rập Xê út, Yemen
Châu Á Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á tới
Papua New Guinea, Bangladesh*Châu Đại Dương Úc (phổ biến ở miền Bắc), lan rộng qua các đảo ở Thái Bình
Bương
(Nguồn: EPPO năm 2005)
*Dựa trên những phát hiện từ các lô hàng ở quốc gia này Theo Peter và David (1991), Diaphania indica được phân bố rộng rãi ở Nhật Bản,
Nam Á, Ấn Độ, các đảo ở Thái Bình Dương, Australia, Châu Phi và nhiều khu vực khác
Trang 16Nelson và ctv (2000) cho rằng D.indica ưa thích dưa leo hơn những cây khác trong
họ bầu bí
Sâu non của sâu xanh hai sọc trắng gây hại chủ yếu trên cây họ bầu bí Những cây
ký chủ quan trọng của Diaphania indica là cây dưa leo (Cucumis sativus), dưa hấu (Citrullus lanatus), dưa tây ngọt (Cucumis melo)…, nhưng gây hại nặng nhất trên cây dưa leo Diaphania indica còn hại nặng trên cây khổ qua (Momordica charantia L.) Ngoài ra
D indica còn gây hại nhẹ trên cây họ đậu (Yudin, 1999; Nelson, 2000)
Theo Pandey (1975), 7 loại cây trồng đã được nghiên cứu về sự tàn phá của
D.indica gồm dưa lê (Cucumis melo momordica), bầu (Lagenaria vulgaris), bí đỏ (Cucurbita moschata), dưa hấu (Citrulus vulgaris fistulossus), mướp hương (Luffa cylindrica), mướp khía (Luffa acutangula) và mướp đắng (Momordica charantia) Trong các loại cây trồng thì mướp đắng (Momordica charantia) có chất độc ảnh hưởng đến sự phát triển của D indica, dưa lê (Cucumis melo momordica) là kí chủ thích hợp nhất còn mướp khía (Luffa acutangula) là kí chủ kém thích hợp
2.2.2 Đặc điểm hình thái của sâu xanh hai sọc trắng
Trứng nhỏ, màu vàng nhạt, đẻ rời rạc từng quả trên đọt và lá non (Phạm Văn Biên
và ctv, 2003)
Trứng màu trắng đục, trước khi nở chuyển thành màu trắng hơi ngả vàng Trứng được đẻ riêng lẻ trên cả hai mặt lá, nhất là đọt non và trái non Thời gian ủ trứng từ 4 – 5 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)
Trứng hình ôvan, màu trắng kem, dài khoảng 0,7 – 0,8 mm Sâu non mới nở có màu vàng trong suốt, khi sang tuổi 2 trên lưng xuất hiện hai sọc trắng chạy dọc theo suốt chiều dài cơ thể Sâu non trải qua 5 tuổi 1, 2, 3, 4 và 5 tương ứng với với kích thước vỏ đầu là 0,227; 0,374; 0,580; 0,906 và 1,372 mm (Brown, 2003; Ke và ctv, 1986)
Theo Trương Thị Thành (2007), sâu non có 5 tuổi:
Tuổi 1: từ 3 – 5 ngày, sâu non kích thước nhỏ, màu vàng trong suốt
Trang 17Tuổi 2: từ 3 – 4 ngày, sâu non bắt đầu chuyển sang màu vàng xanh
Tuổi 3: từ 3 – 5 ngày, cơ thể sâu non to dần, có màu xanh nhạt và trên lưng xuất hiện hai vạch trắng nhưng còn rất nhỏ
Tuổi 4: từ 3 – 4 ngày, sâu có màu xanh đậm, 2 vạch trắng trên lưng rất rõ
Tuổi 5: từ 2 – 3 ngày, lúc này hai vạch trắng trên lưng biến mất, cơ thể sâu non chuyển sang màu xanh nhạt, co ngăn và kéo tơ xung quanh chuẩn bị vào nhộng
Theo Brown (2003), nhộng có màu nâu, nằm bất động dài 10 – 15 mm thường được tìm thấy ở trong các lá non bị cuốn lại, bên dưới trái và có cả trong lá khô trong quả hoặc trên mặt đất
Nhộng của sâu xanh hai sọc trắng là nhộng màng, lúc mới hóa nhộng có màu vàng, trước khi vũ hóa chuyển sang màu nâu đỏ (Nguyễn Hoàng Khải, 2005)
Trưởng thành có chiều dài thân từ 10 – 12 mm, sải cánh rộng từ 20 – 25 mm Trưởng thành có cánh trước màu trắng bạc với một đường viền nâu đậm dọc theo cạnh trước của cánh trước và cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau Thời gian sống của trưởng thành từ 5 – 7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)
Trưởng thành của Diaphania indica là một loại ngài nhỏ, chiều dài thân từ 10 – 12
mm, sải cánh khoảng 20 – 25 mm Cánh có màng trắng bạc với một đường viền màu nâu đậm dọc theo mép cánh Cuối bụng có một chùm lông màu vàng (ở con cái) và màu nâu (ở con đực) (Brown, 2003; Ke và ctv, 1986)
2.2.3 Đặc điểm sinh học của sâu xanh hai sọc trắng
2.2.3.1 Vòng đời của sâu xanh hai sọc trắng
Chu kỳ sống trải qua bốn giai đoạn là trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành Trong đó giai đoạn trứng khoảng 4 – 7 ngày, giai đoạn sâu non kéo dài khoảng hai tuần, giai đoạn nhộng 10 ngày và giai đoạn trưởng thành từ 5 – 7 ngày (Ke và ctv, 1986)
Theo Ketipearachchi và Paranagama thí nghiệm từ 1989 – 1993 ở Sri Lanka, thì chu kì của trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành lần lượt là 3 – 5, 8 – 13, 1 –
Trang 183, 5 – 9 và 1 – 12 ngày Trứng nở và trưởng thành xuất hiện vào buổi sáng Số lượng sâu trên dưa chuột bi đạt hai đỉnh từ tháng 6 – 10 và từ tháng 2 – 5
Theo Teotong (1993), khi nghiên cứu D indica trong điều kiện nhiệt độ 29,02 ±
1,710C và độ ẩm 65,57 ± 2,51% thì thời gian ủ trứng là 3,6 ± 0,49 ngày Ấu trùng có 5 tuổi với thời gian 8,32 ± 0,75 ngày Thời kì nhộng là 6,52 ± 0,57 ngày Vòng đời của trưởng thành đực và cái lần lượt là 7,1 ± 1,34 và 7,26 ± 1,51 ngày
Theo Ganehiarachchi (1997), trưởng thành cái đẻ trứng sau 3 ngày giao phối với số trứng trung bình là 267 trứng Giai đoạn ấu trùng 8 – 10 ngày, nhộng 7 – 9 ngày Thời gian sống dài nhất của trưởng thành là 9 ngày
Theo Kinjo và Arakaki (2001), thời gian từ trứng đến trưởng thành ở Okinawa (Nhật Bản) là 18,2 ngày trong điều kiện nhiệt độ là 300C Tỷ lệ sống sót của con cái đạt 100% sau 8 ngày xuất hiện sau đó giảm dần đến 0 vào ngày thứ 29 Tỷ lệ sống sót của con đực giảm chậm hơn con cái và giảm về 0 sau 33 ngày Vòng đời của con cái trưởng thành (16,7 ngày) ngắn hơn con đực (21,6 ngày)
Vòng đời trung bình 25 – 30 ngày, trong đó thời gian trứng 4 – 5 ngày, sâu non 14 – 18 ngày, nhộng 5 – 7 ngày, ngài đẻ 1- 2 ngày (Phạm Văn Biên và ctv, 2003)
Vòng đời từ trứng đến trưởng thành của sâu xanh hai sọc trắng D indica khoảng
25 ngày ( The Australian Centre for International Agricultural Research, 2011)
2.2.3.2 Khả năng sinh sản của sâu xanh hai sọc trắng
Theo Teotong (1993), khi nghiên cứu khả năng sinh sản của D indica trong điều
kiện nhiệt độ 29,02 ± 1,710C và độ ẩm 65,57 ± 2,51% thì trưởng thành cái đẻ trung bình 111,64 ± 71,16 trứng
Hầu hết ngài cái sâu xanh hai sọc trắng đẻ trứng trên lá dưa leo và một số khác ở trong đài hoa Tất cả ngài cái bắt đầu đẻ trứng sau 2 ngày Số lượng trứng đẻ đạt lớn nhất vào ngày thứ tư (147 trứng/trưởng thành cái/ngày) Sau 8 ngày có 692,4 trứng chiếm 85,6% tổng số trứng Số trứng đẻ trung bình 808,7 ± 185,7/trưởng thành cái Vào thời kỳ đẻ trứng số trứng của mỗi cá thể khá lớn vào ngày thứ năm 296 trứng đến ngày thứ 25 là
Trang 191231 trứng/trưởng thành cái Ở Chiba (Nhật Bản) khi nuôi bằng thức ăn nhân tạo số trứng đạt 63,4 trứng/ trưởng thành cái (Shimizu, 2000)
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), trưởng thành cái của sâu xanh hai sọc trắng đẻ từ 150 – 200 trứng
2.2.3.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Diaphania indica thường giao phối vào ban đêm, sau giao phối khoảng một ngày thì con cái bắt đầu đẻ trứng Trứng thường đẻ riêng lẻ hoặc đẻ thành từng cụm ở dưới mặt
lá và đọt non của cây ký chủ Một con cái có thể đẻ từ 150 – 200 trứng
Sau khi hóa nhộng khoảng hai tuần thì trưởng thành Diaphania indica bắt đầu vũ
hóa Trưởng thành có tính ăn thêm, ban ngày ít hoạt động, chủ yếu hoạt động vào ban đêm Sâu non thường gây hại trên lá, sâu non tuổi nhỏ thích ăn lá non, khi tuổi lớn thì bắt đầu di chuyển sang các lá khác để gây hại Ngoài ra, sâu còn gây hại cả trên hoa và quả, làm mất năng suất và giá trị thương phẩm Sâu non thường dùng tơ gấp lá lại làm tổ ở trong cắn phá và để bảo vệ cơ thể (Brown, 2003)
Sâu có tập quán là dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn Khi sâu lớn có thể cắn trụi cả lá và chồi ngọn của đọt non Sâu còn ăn trái non làm cho trái bị thối và rụng Khi trái lớn sâu thường ẩn ở mặt dưới, nơi phần trái chạm đất và ăn lớp vỏ bên ngoài làm trái bị lép nơi đó và da trái bị loang lổ Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003)
Sâu xanh hai sọc trắng gây hại suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dưa leo Thời điểm 7 ngày sau gieo, trên ruộng dưa leo luôn xuất hiện đầy đủ các giai đoạn
của Diaphania indica từ trứng đến trưởng thành Mật độ sâu xuất hiện nhiều nhất từ 40 –
45 ngày sau gieo (Nguyễn Thị Điệp, 2005)
Theo Trương Thị Thành (2005), D.indica xuất hiện khá sớm ở ngoài đồng Ngay
từ thời điểm 14 ngày sau gieo đã thấy xuất hiện sâu tuổi 1 nhưng mật số thấp và tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng Mật số cao nhất (8,7 con/cây) trong mùa nắng (tháng 2 – 4), vào thời điểm mùa mưa (tháng 6 – 8) có mật số rất thấp (cao nhất 1 con/ cây)
Trang 20Ở Trung Quốc có tối đa bốn thế hệ một năm Không thấy sự xuất hiện của trưởng
thành Diaphania indica trước tháng 7 hoặc sau tháng 11(Kevà ctv, 1986) Mật số xuất
hiện cao nhất của vào khoảng từ tháng 8 đến đầu tháng 9 (Ke và ctv, 1988)
Tương tự, ở Hàn Quốc trưởng thành đầu tiên xuất hiện từ giữa đến cuối tháng 7 và
cao nhất vào cuối tháng 9, sâu non của D.indica từ cây ký chủ chui xuống đất trong tháng
10 và hóa nhộng và qua đông dưới mặt đất từ 5 và 10cm (Choi và ctv, 2003)
Tại Ấn Độ D.indica xuất hiện quanh năm và mật số xuất hiện cao nhất giữa tháng
4 và tháng 9 và thấp nhất giữa tháng 11 và tháng 2 (Peter và David, 1991)
2.2 4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu xanh hai sọc trắng
Nhiệt độ và ẩm độ
Theo Kinjo và Arakaki (2001), khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát
triển và sinh sản của D indica trên cây dưa leo kết quả cho thấy: giai đoạn phát triển của
trứng giảm từ 19,8 ngày xuống 3 ngày khi nhiệt độ tăng từ 15 – 300C Thời kỳ sâu non tuổi 1 giảm từ 4 ngày xuống 1,3 ngày và tuổi 5 từ 3,8 ngày xuống 2,3 ngày khi nhiệt độ tăng từ 20 – 300
C Thời kì phát dục của nhộng giảm từ 16,5 ngày xuống 5,5 ngày khi nhiệt độ tăng từ 20 – 300C Nhiệt độ thấp nhất cho sự phát triển của trứng là 13,70
C, sâu non là 120C, nhộng 14,90C và trung bình từ trứng đến trưởng thành là 13,50C Trứng nở 100% ở nhiệt độ từ 20 – 350C nhưng chỉ nở 72,2% ở nhiệt độ 150C Tỷ lệ hóa nhộng đạt
87 – 96% ở nhiệt độ 20 – 300C nhưng chỉ đạt 26% ở 350C Tỷ lệ vũ hóa cao hơn 80% ở nhiệt độ từ 20 – 300C nhưng chỉ đạt 14% ở 350C Trọng lượng nhộng ở 20, 25, 30 và 350
C
lần lượt là 82,9; 67,5; 59,1 và 48,7 mg Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của D indica ở Okinawa (Nhật Bản) là từ 25 – 300
C
Theo Ba-Angood (1979), các nghiên cứu ở trong phòng và ngoài đồng về sinh vật
học và thức ăn của D indica ở Yemen: khi nhiệt độ tăng từ 25 – 35,90C thì giai đoạn trứng, ấu trùng và nhộng giảm lần lượt là 3,5; 11,5 và 6,2 ngày
Theo Teotong (1993), khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển và
sinh sản của D indica trong điều kiện nhiệt độ 29,02 ± 1,710C và độ ẩm 65,57 ± 2,51%
Trang 21thì hệ số nhân của một thế hệ (R o) = 26,4983, số trứng bị chết là 5,46 %, tỷ lệ tử vong của ấu trùng tuổi 1; 2; 3; 4 và 5 lần lượt là 3,97%, 0,74%, 0,25%, 0% và 1,99%, tỷ lệ tử vong của nhộng là 4,21%
Tại Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ, các giai đoạn phát triển từ trứng đến trưởng
thành của D indica dài khoảng 23,4 ngày khi được nuôi ở nhiệt độ 30o
C (Peter và David, 1992)
Shin và ctv, (2000) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của
D indica phát triển từ giai đoạn trứng đến trưởng thành ở các mức nhiệt độ từ 15o
C – 32,5oC Số lượng trứng nở, sâu non hóa nhộng và tỷ lệ vũ hóa cao ở 25o
C – 27,5oC so với các mức nhiệt độ khác Tỷ lệ sống cao nhất từ sâu non đến giai đoạn trưởng thành là ở mức nhiệt độ 27,5oC Thời gian sống của trưởng thành là 30,6 ngày ở 17,5o
C và 9,2 ngày
ở 35oC Khả năng đẻ trứng trung bình của trưởng thành cái ở 25o
C – 27,5oC cũng cao hơn mức nhiệt độ khác
Liu (2004), thực hiện nhân nuôi trong phòng thí nghiệm trên lá của cây dưa leo tại nhiệt độ từ 16 – 32°C Kết quả cho thấy ngưỡng nhiệt độ ngưỡng phát triển một thế hệ là 13,8 ± 0,6°C và nhiệt độ có hiệu quả tích lũy được 297,1 ± 9,5°C
2.2.5 Biện pháp phòng trừ
Biện pháp vật lý, cơ giới
Thu dọn tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch Thường xuyên kiểm tra ruộng, ít nhất
là một lần/tuần, kiểm tra ở các lá non, những lá dính lại với nhau, bề mặt trái tiếp xúc với mặt đất, tìm phân trên lá đó là cũng là dấu hiệu cho thấy có sự xuất hiện của sâu xanh hai sọc trắng
Dùng tay bắt sâu non, nhộng khi mật số sâu còn thấp cũng là một cách để hạn chế
sự phát triển của sâu xanh hai sọc trắng một cách khá hiệu quả
Biện pháp hóa học
Một số gốc thuốc trừ sâu được khuyến cáo phun trên lá và trái non bao gồm Endosulfan, Methomyl hoặc Pyrethoids tổng hợp, Carbaryl và Dimethoate cũng có hiệu quả,
Trang 22Cypermethrin hiệu quả cao, Deltamethrin và Fenvalerate cũng có hiệu quả đối với sâu xanh hai sọc trắng (CABI, 2005)
Theo Yang (2005), khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu Chlorpyrifos, Fenvalerate,
Chlorfluazuron và Bacillus thuringiensis (Bt) trên họ bầu bí thì tất cả các loại thuốc đều
có độ độc cao đối sâu non của D indica nhưng hiệu quả của Chlorfluazuron và Bt chậm
hơn Tác giả này còn cho biết trong điều kiện phòng thí nghiệm Chlorpyrifos có tính độc
cao đối với ong Trichogramma kí sinh trứng D indica trong khi Bt không độc đối với
chúng Khi sử dụng Chlorpyrifos số trứng bị kí sinh thấp trong khi đó sử dụng Bt thì hiệu quả kí sinh trên 70% Ở ngoài đồng, sau 12 ngày ngừng sử dụng thuốc thì sự gây hại của
D indica nặng khi sử dụng Chlorpyrifos và ít gây hại khi sử dụng Bt Kết quả chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc trừ sâu có chọn lọc có thể bảo tồn và nâng cao hiệu quả của kẻ thù tự
nhiên Từ đó mang lại hiệu quả cho việc kiểm soát D indica
Theo Dupo (2006), khi sử dụng thuốc Indoxacarb (Steward 30WDG) với liều
lượng 30 g a.i./ha để kiểm soát D indica trên cây mướp đắng thì khi mật số của D indica
cao đã kiểm soát được 90% sâu non
Khi sử dụng Bistrifluron, Benzoylphenylurea để phòng trừ D indica thì kết quả
cho thấy sử dụng Bistrifluron không có hiệu quả diệt trứng Tuy nhiên sâu non nở ra từ trứng bị chết 100% trong vòng 24h Khi sử dụng Bistrifluron ở nồng độ cao 50 ppm trên trưởng thành thì đã làm chậm thời kì đẻ trứng của chúng Thêm vào đó thì tuổi thọ, khả
năng đẻ trứng và tỷ lệ sống sót của D indica cũng bị suy giảm (Kim và ctv, 2008)
Trang 23Những nghiên cứu ở Hangzhou từ 1985 – 1986 cho thấy ong ký sinh
Trichogramma confusum là kẻ thù chính của D indica Vào tháng 8, 9 và 10 trứng của D indica đã bị kí sinh nhiều bởi T confusum Tỷ lệ kí sinh trứng điều tra được gần 100% chỉ
sau hơn 10 ngày Thí nghiệm trong phòng cho thấy khi nhiệt độ < 170C hoặc > 300
C thì
không thuận lợi cho sự sống sót và sinh sản của T confusum Nhiệt độ là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phong phú và tỷ lệ kí sinh của T confusum trên trứng của D indica (Liu và
ctv, 1988)
Theo Ke (1986), kí sinh sâu non D indica là Scenocharops sp cũng được báo cáo
ở Trung Quốc (trích dẫn bởi Peter và David, 1991) Theo Ketipearachchi và Paranagama
ở Sri Lanka, A taragamae (Braconidae: Hymenoptera) kí sinh chiếm ưu thế trên 50% ấu
trùng Một số loài khác kí sinh ấu trùng gồm Phanerotoma sp (Braconidae: Hymenoptera) và Elasmus sp (Elasmidae: Hymenoptera)
Theo Peter và David (1991), D indica bị kí sinh bởi A taragamae, A machaeralis (Braconidae : Hymenoptera), Goniozus sensorius (Bethylidae:
Hymenoptera), Trathala flavoorbitalis (Ichneumonidae: Hymenoptera), Elasmus brevicornis (Elasmidae: Hymenoptera) và Phanerotoma hendecasisella (Braconidae: Hymenoptera) Trong đó, A taragamae là yếu tố gây chết chính của D indica Ngoài ra,
nghiên cứu cũng đã phát hiện chỉ hai trong sáu loài kí sinh có vai trò quan trọng để kiểm
soát D indica Sự kết hợp giữa 2 loại kí sinh này từ tháng 1 – 3 và từ tháng 10 – 12 đã kìm hãm được mật số D indica xuống thấp hơn ngay trong những tháng không có kí sinh
Theo Joy và Joseph (1972), hai loài kí sinh nhộng được báo cáo là Brachymeria excarinata và B margaroniae (trích dẫn bởi Peter và David, 1991) Theo Ketipearachchi và
Paranagama, kí sinh nhộng ở Sri Lanka gồm Brachymeria sp (Chalcididae: Hymenoptera:)
và Trathala favoorbitalis (Ichneumonidae: Hymenoptera)
Theo Peter và David (1991), kẻ thù tự nhiên của D indica hiện diện gồm 20 loài
gồm kí sinh, ăn thịt và gây bệnh Trong đó, 16 kí sinh thuộc họ Braconidae, Ichneumonidae, Bethylidae, Elasmidae và Chalcididea Ngoài ra có 3 loài kí sinh mới được ghi chép lại
Trang 24Theo Ganehiarachchi (1997), hai loài ong nội ký sinh của họ Braconidae là E indicus
và A taragamae và một loài kí sinh ngoài không xác định thuộc họ Ichneumonidae kí sinh trên ấu trùng của D indica trên đồng ruộng Trong đó, kí sinh cao nhất là E indicus (58,5%)
Theo Trương Thị Thành (2007), ong Cotesia sp (Hymenoptera: Braconidae) kí sinh chủ yếu giai đoạn sâu non của D indica Tỷ lệ kí sinh ngoài tự nhiên lúc cao nhất đạt 26 –
38% Sâu non tuổi 3 bị kí sinh nhiều nhất 88,9% Khi được nuôi trong phòng thì sâu non tuổi 3 cũng bị kí sinh nhiều nhất 64,6% Trong khi đó thì sâu non tuổi 1 và tuổi 5 ít bị kí
sinh Tỷ lệ kí sinh của ong cao nhất vào 3 – 5 ngày sau vũ hóa Khi thả ong Cotesia sp trên
diện hẹp thì ghi nhận sự tồn tại của ong từ 7 – 10 ngày sau thả
Nguyễn Hoàng Khải (2005) cho biết hai loại ong ký sinh sâu xanh hai sọc trắng
là ong vàng Xanthopimpla sp (Hymenoptera – Ichneumonidae) ký sinh nhộng và ong đen kén trắng Cotesia sp (Hymenoptera – Braconidae) ký sinh sâu non Trong đó ong đen kén trắng hiện diện rất phổ biến
- Thiên địch ăn mồi
Theo Peter và David (1991), thiên địch ăn thịt D indica ở Tamil Nadu (Ấn Độ) là
kiến Solenopsis geminata, nhện Oxyopes shweta và Oxyopes wroughtoni
Theo Nguyễn Duy Phê (2005), thành phần thiên địch ăn mồi của sâu xanh hai sọc
trắng gồm: Ruồi ăn cướp, bọ xít hai sao Eocanthecona furcellata, bọ chân chạy Calleida
sp và bọ ba khoang Ophionea intertitialis
- Sinh vật gây bệnh
Ở Marianas – Guam, trong một số mùa những loài mang bào tử nhỏ và bệnh virus
cũng làm giảm số lượng của Diaphania indica (NSF Center for Integrated Pest
Management)
- Sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học
Khi nghiên cứu tác động sinh học của hai hoạt chất trong hạt cây Neem (neem CO2
supercritical và neem ethyl acetate) để phòng trừ D indica thì cho thấy: cả hai hoạt chất
Trang 25đều tác động ngăn cản sự phá hại, hạn chế sự phát triển, độc cho ấu trùng và cản trở sự đẻ trứng Chúng có tác dụng tốt hơn ở ấu trùng tuổi nhỏ so với tuổi lớn Hoạt chất neem CO2
supercritical có tác động mạnh hơn neem ethyl acetate ở cùng nồng độ (He và ctv, 2007)
Có thể dùng các thuốc hóa học có nguồn gốc từ cây cúc và cây họ đậu để phòng
trừ D indica vừa gây hại cho côn trùng và ít ảnh hưởng đến môi trường so với những loại
thuốc hóa học khác Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể bị phân hủy dưới ánh sáng mặt
trời và có thể làm chết các loài thiên địch của D indica (The IPPSI Team Honiara)
Có thể dùng một trong các loại thuốc của Bacillus thuringiensis như Dipel để
phòng trừ và không làm ảnh hưởng đến các loài thiên địch
Theo Qin (2001), khi sử dụng dầu thông, dầu bạch đàn và agezatochzomene để
kiểm soát ấu trùng tuổi 2 của D indica thì sau 24h ấu trùng bị chết lần lượt là 61,78%,
66,58% và 86,39%
Trang 26Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp công nghệ cao
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết khu vực TP.HCM tháng 2/2012 – 6/2012
Nhiệt độ thấp nhất
Nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ cao nhất
(Nguồn : Trạm khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)
Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012
Nhiệt độ trung bình biến động từ 28,20C đến 29,40C, ẩm độ không khí biến động 68% - 78% Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 3 (29,40C), thấp nhất là vào tháng 2 (29,40C) Ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 6 (78%), thấp nhất là vào tháng 3 (68%) Lương mưa trung bình cao nhất vào tháng 6 (270mm) thấp nhất vào tháng 3 (36,4 mm)
Trang 273.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra mức độ gây hại của sâu xanh hai sọc trắng trên cây dưa leo
- Điều tra thành phần thiên địch của sâu non sâu xanh hai sọc trắng
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu xanh hai sọc trắng
Diaphania indica hại trên cây dưa leo
3.3 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm
Cây kí chủ: Giống dưa leo Trang Nông
Sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica được thu thập trên các ruộng trồng dưa
leo tại huyện Củ Chi – TP Hồ Chí Minh
3.3.2 Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thu bắt sâu: Vợt bắt trưởng thành, túi nilon, hộp nhựa có khoét lỗ để đựng trứng, sâu non và con trưởng thành, máy chụp hình, kính lúp soi nổi, máy ảnh, sổ tay ghi chép,
Vật dụng giữ mẫu: Cọ vẽ, túi nilon, lưới lọc, kẹp đầu nhọn, đĩa petri, lọ đựng mẫu
và nhãn ghi
Dụng cụ đo: Nhiệt kế, thước vi trắc kế, thước đo,…
Vật dụng nuôi côn trùng: Hộp nhựa nuôi côn trùng, ống thủy tinh, giấy ẩm
Lồng lưới lớn (rộng 1,3 m, dài 2,5 m, cao 1,5m) dùng để trồng cây kí chủ làm nguồn thức ăn nhân nuôi sâu
Lồng lưới nhỏ (rộng 30cm, dài 30cm, cao 40 cm) làm nơi cho ngài cái và ngài đực giao phối bên trong có trồng cây kí chủ Bên trong lồng lưới có khay nhỏ dùng để chứa dung dịch mật ong 10% làm thức ăn cho ngài cái
Trang 283.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều tra mức độ gây hại của sâu xanh hai sọc trắng trên cây dưa leo
Chọn ruộng điều tra
Chọn 2 ruộng cố định, 1 ruộng trồng theo tiêu chuẩn rau an toàn (Việt GAP) và 1 ruộng trồng theo tập quán của nông dân, mỗi ruộng có diện tích 1000m2
Ruộng dưa leo canh tác theo tiêu chuẩn ViệtGAP: điều tra trên ruộng của hộ gia
đình Nguyễn Văn Bình
Địa chỉ: Ấp Bàu Trăn, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
Ruộng được trồng và chăm sóc theo quy trình trồng dưa leo chung của ViệtGAP
Giống: Hunter 1.0 của công ty Đông Tây
Ngày trồng: 03/05/2012
Thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu xanh hai sọc trắng là Silsau super 1,9 EC
(Emamectin benzoate) và Dipel 6,4WG (Bacillus thuringiensis var kurstaki) ngoài ra
nông dân còn kết hợp với Radiant 60 SC để trừ bọ trĩ, rầy Phun thuốc 10 ngày/ lần và đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch
Ruộng dưa leo canh tác theo tập quán nông dân: Hộ nông dân Lê Đình Quốc
Địa chỉ: Ấp Bàu Trăn, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP HCM
Giống trồng: Giống Hunter 1.0 của công ty Đông Tây
Ngày trồng: 04/05/2012
Kỹ thuật trồng: Trước khi trồng dưa làm vườn bằng cách cày đảo đất và rải hỗn hợp xơ dừa, vôi bột, phân gia súc sau 2 – 3 ngày lên luống và phủ bạt, đục lỗ theo kích thước trồng Hốc trồng được bón lót bằng phân lân và NPK Cây con được ươm trong bầu khi được 1 – 2 lá thật đem trồng Tưới dưa bằng cách tưới chảy tràn, phun thuốc bảo vệ bằng vòi phun sương Bắc giàn hình chữ X cho dưa leo và quanh ruộng có các ruộng trồng mướp, đậu đũa., dưa leo Sau khi trồng khoảng 10 ngày bón thúc bằng phân bón NPK 20 -20 – 15 và ANVI – EMO 2 lần với chu kỳ 10 ngày 1 lần
Trang 29Sử dụng kết hợp 2 loại thuốc Lanat và Regent 800 WG (hoạt chất Fipronil) để trừ sâu xanh hai sọc trắng hoặc kết hợp Silsau super 1,9 EC (Emamectin benzoate) và Mospilan 3EC (Acetamiprid 3%) để trừ bọ trĩ và bọ phấn Giai đoạn cây 15 – 30 ngày sau trồng chu kỳ phun thuốc là 4 – 5 ngày phun một lần, giai đoạn thu quả thì 7 ngày phun thuốc một lần và tùy theo tình hình sâu bệnh trên ruộng mà có thể phun nhiều hay ít
Mục đích điều tra
Xác định mật số sâu non sâu xanh hai sọc trắng gây hại và tỷ lệ cây dưa leo bị hại
ở huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh
Phương pháp điều tra
Trên mỗi ruộng điều tra theo 5 điểm chéo góc cố định, điểm điều tra cách bờ 2m, dài 3m của luống, tại mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên không lặp lại 5 cây, mỗi cây 5 ngọn, mỗi ngọn điều tra 5 lá từ ngọn đếm xuống
Điều tra định kỳ 5 ngày/lần, bắt đầu từ 5 ngày sau trồng cho đến hết thời gian thu hoạch
Cách điều tra
Tiến hành quan sát cụ thể, đếm số lượng ngọn bị hại do sâu non sâu xanh hai sọc trắng và mật số sâu trên ruộng điều tra
Chỉ tiêu theo dõi
Mật độ sâu non sâu xanh hai sọc trắng gây hại
Mật độ (con/ngọn cây)= (số sâu trên ngọn/ tổng số ngọn cây điều tra) x 100
Tỷ lệ ngọn dưa leo bị hại
Tỷ lệ (%)= (số ngọn cây bị hại/tổng số ngọn cây điều tra) x 100
3.4.2 Điều tra thành phần thiên địch của sâu non sâu xanh hai sọc trắng trên dưa leo
Chọn ruộng điều tra: kết hợp với những lần điều tra mức độ gây hại và đồng thời
điều tra bổ sung ở một số ruộng trồng dưa leo ở xã Tân Thông Hội để xác định thành phần thiên địch của sâu xanh hai sọc trắng
Phương pháp điều tra
Quan sát từ xa đến gần, ghi nhận và thu thập tất cả thành phần thiên địch của sâu non sâu xanh hai sọc trắng hiện diện trên ruộng dưa leo Mỗi kỳ điều tra thu thập các giai
Trang 30đoạn phát dục (trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành) của sâu xanh hai sọc trắng đưa về phòng theo dõi để xác định thành phần thiên địch ký sinh
Thu mẫu và định danh
Mẫu được thu thập và bảo quản theo phương pháp làm mẫu ướt, mẫu được làm sạch trước khi ngâm cồn 700 và bảo quản trong các lọ thủy tinh nhỏ Sau từng đợt điều tra, chúng tôi tập trung mẫu để phân loại thành phần dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Thiên An, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu theo dõi
Thành phần thiên địch ăn mồi
Chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ sâu non sâu xanh hai sọc trắng bị ong ký sinh
Tỷ lệ (%) = (tổng số sâu bị ký sinh/ tổng số sâu thu thập được) x 100
3.4.4 Phương pháp nhân nuôi sâu xanh hai sọc trắng
Mục đích
Thu được nguồn sâu xanh hai sọc trắng cùng một ngày tuổi để tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị cây kí chủ
Cây ký chủ dùng làm thức ăn để nhân nuôi được trồng trong chậu và đặt bên trong
lồng lưới lớn Bộ phận cây dùng để nhân nuôi sâu là lá và đọt non
Cây ký chủ cho ngài cái đẻ trứng được trồng trong chậu đặt trong lồng lưới nhỏ, khi được 3 – 4 lá thật thì tiến hành cho ngài ghép cặp và bắt đôi giao phối
Trang 31Hình 3.1 Cây ký chủ cho ngài đẻ trứng
Nhân nuôi sâu
Nguồn sâu ban đầu thu thập ở các vườn trồng dưa leo trên địa bàn huyện Củ Chi –
Tp Hồ Chí Minh Sau khi thu thập sâu được nhân nuôi trong hộp nhựa ở phòng thí nghiệm bằng lá, đọt dưa leo cho đến khi chúng trưởng thành Thay thức ăn hàng ngày kết hợp với kiểm tra và làm vệ sinh loại bỏ nấm bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu non
Khi sâu non hóa nhộng thì di chuyển sang hộp nhựa khác, bảo đảm đủ ẩm độ cho đến khi nhộng vũ hóa Sau khi vũ hóa bắt từng cặp trưởng thành cho ghép đôi giao phối trong lồng lưới đã có sẵn cây ký chủ, trưởng thành được nuôi bằng dung dịch mật ong 10% Sau khi trưởng thành cái đẻ trứng, ta tiến hành thu trứng cùng một ngày tuổi cho vào hộp
nhựa, chờ cho đến khi trứng nở chúng ta thu đợt sâu non đầu tiên
Điều kiện môi trường nhân nuôi: Nhiệt độ 30 ± 2o
C, ẩm độ 65 ± 5%, thức ăn là lá
dưa leo Cucumis sativus
3.4.5 Mô tả đặc điểm hình thái của sâu xanh hai sọc trắng D indica
Vật liệu: Trưởng thành cái, trưởng thành đực, trứng, sâu non tuổi 1 – 5 và nhộng
của sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica
Dụng cụ: Kim nhỏ đầu nhọn, kính lúp soi nổi, thước vi trắc kế
Trang 323.4.6 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu xanh hai sọc trắng
Mục đích: biết được thời gian phát sinh phát triển của sâu xanh hai sọc trắng từ đó
Số cặp cá thể trưởng thành theo dõi là 10 cặp
Chỉ tiêu theo dõi
Pha trứng: Thời gian từ khi trứng được đẻ ra tới khi trứng bắt đầu nở
Trang 33Pha sâu non: Theo dõi số lần lột xác, tính số tuổi của sâu non và thời gian sống ở mỗi độ tuổi
Pha nhộng: Từ khi sâu non hóa nhộng đến khi nhộng vũ hóa
Pha trưởng thành: Theo dõi thời gian từ khi nhộng vũ hóa đến khi trưởng thành cái đẻ trứng và thời gian từ nhộng vũ hóa đến trưởng thành chết (tuổi thọ trưởng thành)
Vòng đời: Tổng thời gian từ trứng một ngày tuổi đến khi ngài cái đẻ trứng đầu tiên
Hình 3.2 Thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu xanh hai sọc trắng
- Tuổi thọ, khả năng đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng của ngài cái
Phương pháp: Chọn 10 cặp ngài sâu xanh hai sọc trắng mới vũ hóa một ngày tuổi,
nuôi riêng mỗi cặp trong một lồng lưới (rộng 30cm, dài 30cm, cao 40 cm), trong mỗi lồng lưới đã có chứa cây dưa leo 3 – 4 lá thật làm ký chủ cho ngài đẻ trứng và bông gòn thấm mật ong 10% làm thức ăn thêm cho ngài Thu trứng và để riêng trứng đẻ từng ngày của mỗi cặp
Chỉ tiêu theo dõi: Ghi nhận số ngày đẻ trứng của ngài cái, số trứng đẻ ra trong 1
ngày, tổng số trứng do ngài cái đẻ để khả năng đẻ trứng, tính nhịp điệu đẻ trứng và quan sát liên tục cho tới khi ngài chết để tính tuổi thọ của trưởng thành