Để góp phần giải quyết tồn tại trên tôi thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trồng và phát triển cây Thảo Qủa tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” trên cơ sở đó đề xu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PỜ XÚ PO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY THẢO QỦA TẠI HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khóa học : 2011 - 2015
Thái nguyên, năm 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PỜ XÚ PO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY THẢO QỦA TẠI HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS Hồ Ngọc Sơn
Thái nguyên, năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài được thu thập khách quan và trung thực Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Ngươi viết cam đoan
TS Hồ Ngọc Sơn Pờ Xú Po
Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Trang 4Qua quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu, tôi đã nỗ lực học tập và làm việc nghiêm túc để hoàn thành đề tài tốt nghiệp Bên cạnh những thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy vậy với sự giúp đỡ của các anh, chị và các cô, chú trong phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mường Tè cùng với các hộ gia đình trong các xã đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp đã tận tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức trong suốt 4 năm theo học Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến thầy giáo TS Hồ Ngọc Sơn đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài để em hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất
Mặc dù hết sức cố gắng nhưng thời gian có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2015
Sinh viên
Trang 5Pờ Xú Po DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp trung bình yếu tố thời tiết tại huyện Mường Tè 16
Bảng 2.2: Cơ cấu loài cây trồng chủ yếu và năng suất bình quân 18
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình chăn nuôi tại các xã của huyện Mường Tè 19
Bảng 4.1: Tổng hợp diện tích trồng cây Thảo Qủa tại các
xã huyện Mường Tè 31
Bảng 4.2: Số quả trung bình trong bụi Thảo Qủa tương ứng với
các độ tàn che 33
Bảng 4.3: Độ tàn che nơi trồng Thảo Qủa được xác đinh
qua điều tra phỏng vấn hộ gia định 33
Bảng 4.4: Số quả trung bình trong bụi Thảo Qủa tương ứng với độ cao địa hình 34 Bảng 4.5: Số quả trung bình trong bụi Thảo Qủa ở các vị trí địa hình 34
Bảng 4.6: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội 36
và thách thức Điểm mạnh 36
Bảng 4.7: Thu nhập của hộ gia đình do Thảo Qủa mang lại 41
Bảng 4.8: Phân cấp độ cao địa hình cho trồng Thảo Qủa 45
Bảng 4.9: Phân cấp hàm lượng mùn của lớp đất mặt cho trồng Thảo Qủa 46
Bảng 4.10: Phân cấp độ dày tầng đất cho trồng Thảo Qủa 47
Bảng 4.11: Phân cấp độ tàn che tầng cây cao cho trồng Thảo Qủa 48
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề 25
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANQP : An ninh quốc phòng
DT : Diện tích D1.3 : Đường kính ở vị trí 1 mét 3
D : Đường kính Dla : Đường kính lá Hvn : Chiều cao cây KHKT : Khoa học kỹ thuật LSNG : Lâm sản ngoài gỗ MUN : Mùn
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS : Năng suất Rla : Chiều rộng lá
TN : Tự nhiên
TC : Độ tàn che
TB : Trung bình
Ws : Độ ẩm SWOT : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Trang 8MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở khoa học 4
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 9
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 11
2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 15
2.3.1 Điều kiện tự nhiên 15
2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 18
2.3.3 Hạn chế 21
2.3.4 Nhận xét đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội đối với việc gây trồng cây Thảo Qủa 22
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đối tượng nghiên cứu 23
3.2 Nội dung nghiên cứu 23
3.2.1 Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng cây Thảo Qủa trong
kinh tế hộ gia đình tại huyện Mường Tè 23
Trang 93.2.2 Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức 23
3.2.3 Đánh giá hiệu quả mô hình trồng Thảo Qủa dưới tán rừng
giai đoạn 2007 đến 2013 tại huyện Mường Tè 23
3.2.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại địa bàn và tỉnh Huyện Mường Tè 24
3.2.5 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả
cây Thảo Qủa gắn liền với việc quản lý bền vững tài nguyên rừng
tại huyện Mường Tè 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1 Phương pháp tiếp cận 24
3.3.2 Phương pháp cụ thể 25
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
4.1 Thực trạng phát triển trồng cây Thảo Qủa tại địa bàn nghiên cứu 28
4.1.1 Quá trình phát triển rừng trồng cây Thảo Qủa tại huyện Mường Tè 28
4.1.2 Thực trạng phát triển trồng cây Thảo Qủa giai đoạn 2007 - 2013
tại huyện Mường Tè 31
4.1.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển rừng trồng cây Thảo Qủa 32
4.1.4 Đánh giá ảnh hưởng của cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển
rừng trồng cây Thảo Qủa 35
4.2 Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức trong việc trồng và phát triển cây Thảo Qủa 36
4.3 Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây Thảo Qủa giai đoạn 2007 - 2013 tại huyện Mường Tè 37
4.3.1 Năng suất, sản lượng Thảo Qủa 37
4.3.2 Chất lượng thảo quả 38
4.3.3 Thị trường tiêu thụ 39
4.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế 39
Trang 104.4 Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cây Thảo Qủa
tại huyện Mường Tè 43
4.5 Một số giải pháp nâng cao sinh trưởng và năng suất của Thảo Qủa
tại huyện Mường Tè 44
4.5.1 Lựa chọn lập địa trồng Thảo Qủa 44
4.5.2 Điều chỉnh độ tàn che nâng cao sinh trưởng và năng suất Thảo Qủa 48
4.5.3 Cải thiện độ ẩm đất bằng biện pháp dẫn nước truyền thống 49
4.5.4 Về mặt kỹ thuật 49
4.5.5 Về mặt quản lý 50
PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 51
5.1 Kết luận 51
5.2 Tồn tại 52
5.3 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 11PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, vai trò của rừng ngày càng được nhận thức
rõ hơn bao giờ hết Rừng cung cấp gỗ và lâm đặc sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của hàng triệu đồng bào miền núi Rừng là nơi nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, làm sạch môi trường và mang lại văn hóa, tinh thần Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của dân số thế giới, rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu sự hiểu biết của con ngươi Với điều kiện sống nghèo đói người ta đã khai thác rừng một cách quá khả năng phục hồi của nó Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc những biện pháp về kinh tế xã hội thiếu khoa học đã làm tăng những tác động tiêu cực đến rừng
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp tốt nhất cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Nó cho phép tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ và phát triển được rừng Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân miền núi
Thảo Qủa là loại cây lâm sản ngoài gỗ có thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng Chiều cao trung bình có thể đạt đến 2-3m Hạt Thảo Qủa được dùng làm dược liệu và thực phẩm có giá trị Trong những năm gần đây Thảo Qủa
đã được xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm Nó đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình vùng cao ở các huyện Mường Tè
Trang 12Thảo Qủa cũng là loài cây chỉ có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao khi sống dưới tán rừng Do đó, để trồng và phát triển Thảo Qủa đòi hỏi người dân phải bảo vệ và phát triển rừng Vì vậy Thảo Qủa đã được đánh giá như một yếu tố quan trọng vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng cao,vừa góp phần phát triển bảo vệ rừng Với nhận thức trên, nhà nước
đã có chủ trương khuyến khích các địa phương gây trồng Thảo Qủa.nhà nước không chỉ tuyên truyền về giá trị kinh tế và sinh thái của Thảo Qủa, mà còn quy hoạch vùng sản xuất Thảo Qủa, xây dựng các mô hình trình diễn, cho vay vốn gây trồng và cho phép xuất khẩu Thảo Qủa vv
Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của Thảo Qủa mà việc gây trồng rừng và phát triển loài cây này đang gặp không ít khó khăn Trong một số trường hợp,do gây trồng trên điều kiện lập địa không thích hợp người ta đã làm giảm sinh trưởng và năng suất của Thảo Qủa Trong một số trường hợp khác người ta lại mở tán rừng một cách quá mức Điều này vừa làm giảm năng suất của Thảo Qủa, vừa làm giảm khả năng phòng hộ rừng
Để góp phần giải quyết tồn tại trên tôi thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trồng và phát triển cây Thảo Qủa tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp lâm sinh
nhằm nâng cao năng suất của Thảo Qủa ở huyện Mường Tè một trong những địa phương nằm trong vùng quy hoạch phát triển Thảo Qủa hiện nay
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất Thảo Qủa tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Trên cơ sở đó rút ra những kết luận và đề xuất một số giải pháp đúng đắn có cơ sở khoa học và những cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy trồng cây Thảo Qủa
Trang 13Tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất Thảo Qủa
Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và thúc đẩy nghề trồng Thảo Qủa
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, làm quen với phương pháp khoa học, ứng dụng kiến thức trong thực tiễn, nâng cao trình độ để phục vụ công tác sau này
Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo
Giúp hiểu thêm về quá trình xuất khẩu, tình hình kinh tế xã hộ môi trường hiện nay
Trang 14PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học
Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Trước đây, người ta coi gỗ là sản phẩm chính của rừng, còn các lâm sản khác như song, mây, dầu, nhựa, sợi, lương thực, thực phẩm, dược liệu v.v
do có khối lượng nhỏ lại ít được khai thác, nên thường coi là sản phẩm phụ của rừng Người ta gọi chúng là lâm sản phụ (minor forest products) hoặc đặc sản rừng (special forest products) Trong những thập kỷ gần đây, rừng bị tàn phá mạnh, gỗ trở nên hiếm và sử dụng ít dần, nhiều nguyên liệu khác như kim loại và các chất tổng hợp dần dần thay thế gỗ trong công nghiệp và các ngành khác Trong khi đó các "Lâm sản phụ" được sử dụng ngày càng nhiều hơn và với những chức năng đa dạng hơn Một số nghiên cứu gần đây đó cho thấy nếu được quản lý tốt thì nguồn lợi từ “Lâm sản phụ” hoàn toàn không nhỏ, đôi khi còn lớn hơn cả gỗ Vì vậy, để khẳng định vai trò của các "Lâm sản phụ" người ta đó sử dụng một thuật ngữ mới thay cho nó là "Lâm sản ngoài gỗ" ("Non- timber forest products" hay "Non-wood forest products")
Các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về lâm sản ngoài gỗ Theo Jenne.H de Beer (1992)[9] “Lâm sản ngoài gỗ được hiểu là toàn bộ động vật, thực vật và những sản phẩm khác ngoài gỗ của rừng được con người khai thác và sử dụng” Năm (1994)[12], trong hội nghị các chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan đã thông qua khái niệm về lâm sản ngoài gỗ như sau:
"Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài
gỗ, củi và than Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái
Trang 15không phải là các lâm sản ngoài gỗ" Để có một khái niệm chung và thống nhất, hội nghị do tổ chức Nông lương thế giới tổ chức vào tháng 6/1999 đã đưa ra khái niệm về lâm sản ngoài gỗ như sau: "Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất
de Beer là đơn giản, dễ sử dụng nhưng khác với hầu hết các khái niệm trước đây là ông đã đưa củi vào nhóm lâm sản ngoài gỗ
Về giá trị của lâm sản ngoài gỗ
Hầu hết mọi người đều thừa nhận lâm sản ngoài gỗ như một yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội miền núi Ở Ghana, lâm sản ngoài gỗ
có vai trò cung cấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng,v.v đồng thời cũng chiếm gần 90% nguồn thu nhập của các hộ gia đình Falconer, (1989) [11] Lâm sản ngoài gỗ cũng là một bộ phận của rừng, nếu lâm sản ngoài gỗ được sử dụng một cách hợp lý thì nó đóng vai trò to lớn trong quá trình phục hồi và phát triển rừng ở các nước đang phát triển Lâm sản ngoài
gỗ được các nhà nghiên cứu coi như một yếu tố góp phần bảo tồn rừng và phát triển bền vững ở miền núi nhiệt đới Clark, (1997) [10]; Mendelsohn, (1989) [8] Khi nghiên cứu ở lưu vực sông Công gô ở Cameroon, L.Clark kết luận:" Sự phát triển của lâm sản ngoài gỗ là một yếu tố đóng góp vào sự bảo tồn của hệ sinh thái rừng" Trong nghiên cứu của mình, Mendelsohn (1989)
Trang 16[8] đó cho thấy người ta có thể gặp một đám sản phẩm có giá trị rất cao Peter (1989) [14] đã tìm thấy những khu rừng với 5 loài cây có giá trị kinh tế cao ở vùng Amazon của Peru Hàng năm chúng cho thu nhập từ 200- 6000 USD/ha Myers (1986) [13] ước lượng khoảng 60% tổng sản phẩm phi gỗ được tiêu thụ bởi người địa phương và không bao giờ tính ra tiền mặt Rõ ràng là người dân địa phương đã đạt được lợi ích cơ bản của họ từ những khu rừng kế cận Đối với nền kinh tế của một số nước vai trò của lâm sản ngoài gỗ đó được khẳng định chẳng hạn ở Thái Lan trong năm 1987 đó xuất khẩu lâm sản ngoài
gỗ đạt giá trị 23 triệu USD, ở Indonesia cũng trong năm đó đạt 238 triệu USD
và ở Malaysia trong năm 1986 xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ lâm sản ngoài
gỗ đạt xấp xỉ 11 triệu USD (Jenne.H.de Beer,1992[9]) Ở ấn Độ (1982) lâm sản ngoài gỗ chiếm gần 40% giá trị lâm sản và 560% giá trị lâm sản xuất khẩu Indonesia (1989) thu 436 triệu USD từ lâm sản ngoài gỗ (Lê Quý An, 1999[1]) Ở Lào cũng đề ra mục tiêu đến năm 2000 có thể thu hời 50% nguồn lợi của rừng không phải là gỗ (Cứu lấy trái đất, 1993[7]) Trong một số trường hợp lợi ích thu được từ lâm sản ngoài gỗ lớn hơn nhiều so với thu nhập từ các sản phẩm khác
Nghiên cứu về tiềm năng kinh tế của lâm sản ngoài gỗ ở Đông Nam Á cho thấy có ít nhất 30 triệu người chủ yếu dựa vào các sản phẩm ngoài gỗ, đóng góp cho thị trường thế giới khoảng 3 tỷ USD từ các đồ gia dụng làm từ song mây Nhiều nước trên thế giới như Brazil, Colombia, Equado, Bolivia, Thái Lan, Indonesia, Maylaysia, Ấn Độ, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu
sử dụng hợp lý các sản phẩm ngoài gỗ nhằm nâng cao đời sống của người dân bản địa nhằm bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng địa phương
Rừng như một nhà máy quan trọng đối với xã hội và lâm sản ngoài gỗ
là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của nhà máy này (Mendelsohn, 1992) Phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ ở vùng nhiệt đới tác giả còn
Trang 17nhận thấy ý nghĩa đặc biệt của nó với việc bảo tồn rừng Bởi vì việc khai thác lâm sản ngoài gỗ có thể luôn được thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng, đảm bảo cho rừng ở trạng thái nguyên vẹn tự nhiên Bằng việc phát triển kinh doanh sản phẩm ngoài gỗ, rừng tự nhiên có thể được giữ gìn nguyên vẹn, trong khi người dân địa phương vẫn có thể thu được lợi ích từ các khu rừng này Tác giả khẳng định rằng, việc kinh doanh lâm sản ngoài gỗ sẽ ngày càng được phát triển như một yếu tố triển vọng nhất cho quản lý rừng bền vững, cho giải quyết vấn đề môi trường và phát triển ở vùng núi nhiệt đới
Như vậy, các nghiên cứu đều đưa ra nhận định lâm sản ngoài gỗ có một vai trò to lớn, nó không phải là sản phẩm "Phụ", mà là một trong những sản phẩm chính của rừng, có ý nghĩa đến quá trình phát triển kinh tế xã hội miền núi và góp phần vào bảo tồn và phát triển rừng Gần đây, những phát hiện mới về tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ như khả năng phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm với năng suất kinh tế cao và ổn định, có khả năng kinh doanh liên tục, phù hợp với quy mô hộ gia đình và đặc biệt là việc khai thác chúng gần như không tổn hại đến rừng đó thúc đẩy nhiều nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu phát triển lâm sản ngoài gỗ Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung ở các nước nhiệt đới, nơi mà tiềm năng về lâm sản ngoài gỗ phong phú nhất, còn việc khai thác gỗ lại thường gây tổn hại nhiều nhất đối với hệ sinh thái rừng
Về kiến thức bản địa
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiến thức bản địa liên quan đến lâm sản ngoài gỗ Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kiến thức bản địa về gây trồng, phát triển và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân là rất quan trọng trong quá trình quản lý và sử dụng lâm sản ngoài gỗ một cách hợp lý Bởi vì kiến thức bản địa là những kết quả nghiên cứu đã được đúc kết và thử nghiệm lâu ngày của người dân trên thực địa
Trang 18Khi nghiên cứu về kiến thức bản địa ở Ghana của Facolner (1997) [11], tác giả đã khẳng định: kiến thức bản địa là những kiến thức quí báu, có giá trị trong quá trình gây trồng phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên lâm sản ngoài gỗ Tuy nhiên, để nâng cao năng suất và tính bền vững trong quy trình sử dụng lâm sản ngoài gỗ đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa kết quả nghiên cứu khoa học thực sự với kiến thức bản địa
Cách tiếp cận có hiệu quả nhất để đánh giá nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ là thu nhận kiến thức bản địa Tuy nhiên, khi sử dụng kiến thức bản địa có 3 khó khăn để cung cấp thông tin đạt mức độ tin cậy trong khoa học,
đó là: Các thông tin thường chung chung, không cụ thể; Khái niệm loài lâm sản ngoài gỗ ở địa phương thường khác với khái niệm trong sinh vật học; Kiến thức bản địa ở mỗi địa phương có khác nhau và mức độ áp dụng khác nhau Vì vậy, tác giả kết luận “Trong nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ kiến thức bản địa rất quan trọng tuy nhiên, cần kết hợp nghiên cứu kiến thức bản địa với nghiên cứu thực địa Kết quả các công trình nghiên cứu về kiến thức bản địa
là đã chỉ ra tầm quan trọng của nó trong quá trình sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ Tuy nhiên, các kiến thức bản địa này có một số hạn chế, đặc biệt là mức độ tin cậy trong khoa học Vì vậy, để phát triển các mô hình lâm sản ngoài gỗ cần kết hợp áp dụng kiến thức bản địa với kiến thức hiện đại của các lĩnh vực liên quan”
Cho đến nay phát triển lâm sản ngoài gỗ được xem là một trong những nội dung của chiến lược quản lý rừng bền vững theo hướng "Bảo tồn có khai thác" Tuy nhiên, những chính sách cho phát triển lâm sản ngoài gỗ thực sự là chưa được chú ý đúng mức Biểu hiện của nó mới dừng ở mức nhà nước cho phép khai thác lâm sản ngoài gỗ ở hầu hết các loại rừng, kể cả rừng phông hộ, giảm thuế với các hàng hóa lâm sản ngoài gỗ, tăng cường nghiên cứu những
Trang 19kiến thức có liên quan đến lâm sản ngoài gỗ, tăng cường phổ cập cho nông dân kỹ thuật khai thác, chế biến và tiêu thụ các lâm sản ngoài gỗ v.v
Người ta nhận thấy còn thiếu những nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật, chính sách cho phát triển lâm sản ngoài gỗ, trong đã có chính sách sử dụng tài nguyên, chính sách quản lý cộng đồng, chính sách thị trường, chính sách ngân hàng tín dụng, chính sách khoa học công nghệ, chính sách dân tộc, chính sách
về giới v.v có liên quan đến phát triển lâm sản ngoài gỗ
Trong những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu của thế giới là các nghiên cứu nhằm phát triển bất kỳ một sản phẩm nào luôn luôn phải được nhìn nhận toàn diện Một sản phẩm được phát triển không chỉ được nghiên cứu đầy đủ về yếu tố kỹ thuật mà cả yếu tố xã hội Về kỹ thuật phát triển lâm sản ngoài gỗ, do tính đa dạng của lâm sản ngoài gỗ, các nghiên cứu kỹ thuật
về lâm sản ngoài gỗ chủ yếu tập trung vào một số loài có giá trị kinh tế cao
Số loài lâm sản ngoài gỗ khác, kết quả nghiên cứu kỹ thuật chủ yếu dựa trên các kiến thức bản địa Vì vậy, để phát triển lâm sản ngoài gỗ một nhu cầu cấp thiết đó là cần phải có nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật đối với một số loài có giá trị cao nhằm phát triển mở rộng và tăng năng suất
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Thảo Qủa là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu và giá trị được con người biết đến từ lâu Ở Trung Quốc, Thảo Qủa được gây trồng và
sử dụng cách đây hàng trăm năm Nhưng những nghiên cứu về Thảo Qủa còn rất hạn chế Kết quả nghiên cứu Thảo Qủa ban đầu được trình bày trong cuốn sách về công dụng và giá trị của một số loại cây dược liệu do các nhà y học của Trung Quốc biên soạn và xuất bản vào đầu thế kỷ 19 Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc đó xuất bản cuốn sách
Trang 20"Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc" Cuốn sách đó đề cập đến cây Thảo Qủa với một số nội dung chủ yếu sau:
- Phân loại Thảo Qủa: gồm có tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevost
et Lemaire), tên họ (Zingiberaceae)
- Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, lá, hoa, quả
- Vùng phân bố ở Trung Quốc
- Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai
- Kỹ thuật trồng: Nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại
- Thu hoạch và chế biến: phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản
- Công dụng: dùng làm thuốc trị các bệnh đường ruột, bệnh hàn
Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đó giới thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến và bảo quản Tuy nhiên, đây là cuốn sách viết cho cho nhiều loài cây dược liệu nên cây Thảo Qủa được giới thiệu ngắn gọn dưới dạng tóm tắt của bản hướng dẫn kỹ thuật cho một số vùng ở Trung Quốc Vì vậy, khi áp dụng ở Việt Nam, một số đặc điểm cũng như biện pháp kỹ thuật
có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện ở nước ta Đây vẫn là cuốn sách ghi lại một cách hệ thống những kiến thức về cây Thảo Qủa
Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ nói chung và Thảo Qủa nói riêng, một số nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về Thảo Qủa Năm 1992[9], J.H de Beer - một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài gỗ đó nhận thấy giá trị to lớn của Thảo Qủa đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố Thảo Qủa nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh kinh tế xã hội vùng núi và bảo tồn phát triển
Trang 21tài nguyên rừng Về nhu cầu thị trường của Thảo Qủa là rất lớn, chỉ tính riêng
ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái Lan Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò Thảo Qủa đối với con người,
xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát triển của Thảo Qủa
Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại viện Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách "Bản thảo bức tranh màu Trung Quốc" Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 loài cây thuốc
ở Trung Quốc, một trong số đó là Thảo Qủa Nội dung đề cập là:
- Tên khoa học
- Một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản
- Công dụng và thành phần hóa học của Thảo Qủa
Nhìn chung, nội dung có liên quan đến Thảo Qủa trong cuốn sách đề cập tương đối ngắn gọn, nó cho biết một số đặc điểm cơ bản về tỷ lệ thành phần các chất chứa trong Thảo Qủa nhưng đề cập rất ít đến đặc điểm sinh thái cũng như biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển Thảo Qủa Ở đây tác giả
đã đề cập đến đặc điểm phân loại của Thảo Qủa, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của Thảo Qủa Tác giả cũng trình bày
kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán Thảo Qủa trên thế giới
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ẩm và là một trong những nơi phân bố tự nhiên của Thảo Qủa Từ lâu đời, nhân dân ta đó biết tìm kiếm và khai thác Thảo Qủa để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi Thảo Qủa là cây "truyền thống" Theo tài liệu của Pháp, thì công trình đầu tiên đề cập đến Thảo Qủa là công trình nghiên cứu về hệ thực vật Đông Dương của Lecomte et al gồm 7 tập với tên cuốn sách "Thực vật chí đại cương Đông
Trang 22Dương" Tác giả đó thống kê được toàn Đông dương có hơn 7000 loài thực vật, trong đó 1350 loài cây thuốc nằm trong 160 họ thực vật mà Thảo Qủa là một trong những loài cây có giá trị cao
Năm 1999 [3], khi nghiên cứu những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả Đỗ Tất Lợi đó cho rằng: Thảo Qủa là loài cây thuốc được trồng ở nước
ta vào khoảng năm 1890 Trong Thảo Qủa có khoảng 1-1.5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dễ chịu có tác dụng chữa các bệnh đường ruột Đây là một công trình nghiên cứu khẳng định công dụng của Thảo Qủa ở nước ta Tuy nội dung nghiên cứu về Thảo Qủa của công trình còn ít, nhưng nó đã phần nào mở ra một triển vọng cho việc sản xuất và sử dụng Thảo Qủa trong y học ở nước ta Vào những năm 1960 đến những năm
1980, một số nhà khoa học khi nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta có đề cập đến Thảo Qủa Do Thảo Qủa là cây "truyền thống", có đặc thù riêng khác với một số loài lâm sản ngoài gỗ là có phạm vi phân bố hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nên các nhà khoa học ít quan tâm Các công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn Năm 1982[4], Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình
về "Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên đất rừng ở Việt Nam" Trong đó tác giả kết luận: Thảo Qủa là cây dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng Thảo Qủa dưới tán rừng Năm 1994, nhận thức được tiềm năng nâng cao đời sống kinh tế xã hội của người dân vùng núi từ nghề rừng.Tỉnh Lào Cai đã xác định Thảo Qủa là loài cây giá trị cao cần được phát triển Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đó phối hợp với các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản tiến hành tổng kết các kinh nghiệm gây trồng, thu hái
và chế biến bảo quản Thảo Qủa trong nhân dân Sau gần 2 năm điều tra thu
Trang 23thập, tổng hợp kết hợp với một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, bản hướng dẫn kỹ thuật tạm thời gây trồng Thảo Qủa ra đời Nội dung bản hướng dẫn là: xác định tên khoa học loài Thảo Qủa phân bố trong địa phương,
mô tả một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản, kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hái Đây là bản hướng dẫn kỹ thuật về gây trồng và thu hái Thảo Qủa ở nước ta Do chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm trong nhân dân và kế thừa một số kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho nên các biện pháp kỹ thuật như chọn vùng trồng, điều kiện lập địa trồng, nhân giống, chọn giống, trồng v.v còn chưa cụ thể, vẫn mang tính chất định tính Các căn cứ để xác định điều kiện lập địa trồng thích hợp, thời
vụ trồng, mật độ trồng v.v để nâng cao năng suất và tính ổn định của mô hình trồng Thảo Qủa còn nhiều thiếu sót nên hiệu quả của mô hình thử nghiệm còn thấp và chưa đảm bảo tính bền vững Vì vậy, thực chất bản hướng dẫn kỹ thuật này chỉ là tạm thời cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện
Trong công trình " Đa dạng sinh học có mạch vùng núi cao Sa Pa", các tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998) [2] đã phân loại lâm sản ngoài gỗ theo hệ thống sinh thái và thống kê được tập đoàn đông đảo thực vật
có giá trị làm thuốc ở địa phương Các tác giả đưa ra một số loài cây làm thuốc có thế mạnh của khu vực không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập như củ hoàng liên, Thảo Qủa, cỏ xước,v.v Trong
đó cần đặc biệt chú trọng phát triển cây Thảo Qủa Bên cạnh một số nghiên cứu về hình thái và sinh thái, để phát hiện tiềm năng công dụng của Thảo Qủa trong lĩnh vực y dược, một số công trình nghiên cứu về thành phần hoá học như: công trình về thành phần hoá học của Thảo Qủa, công trình đã đưa ra một cách khái quát về vai trò của Thảo Qủa đối với người dân cũng như địa phương, tình hình gây trồng, sản xuất, tiềm năng thị trường và hiệu quả của Thảo Qủa tại một số địa phương ở nước ta Công trình này đã vẽ nên một bức
Trang 24tranh khái quát về hiện trạng và xu hướng phát triển của Thảo Qủa ở nước ta Đồng thời cho thấy tiềm năng về Thảo Qủa ở nước ta rất lớn nhưng trong quá trình phát triển và mở rộng gây trồng Thảo Qủa cho năng suất cao còn gặp một số khó khăn Khó khăn lớn nhất là về lĩnh vực kỹ thuật như khi phát triển
mở rộng cần trả lời một số câu hỏi: Thảo Qủa được trồng ở đâu và như thế nào cho năng suất chất lượng cao nhất và không ảnh hưởng đến bảo tồn rừng
Năm 2000, để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật gây trồng cây đặc sản dưới tán rừng của người dân, Cục Khuyến Nông và Khuyến Lâm biên soạn tài liệu
"Trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng" Nội dung tài liệu đã nêu giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến Thảo Qủa dưới tán rừng
Trong những năm gần đây cũng xuất hiện một số tài liệu có trình bày những thông tin về Thảo Qủa như "Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam" (1999) [2] của tác giả Lê Trần Chấn; Năm 1990[5], khi nghiên cứu
về giá trị của lâm sản ngoài gỗ đối với người dân ở Sa Pa, Nguyễn Tập đã kết luận: nhờ trồng Thảo Qủa mà hầu hết các gia đình ở thôn Seo Mi Tỷ xã Tả Van, Sa Pa, Lào Cai đã trở nên giầu có Trước đây, nếu trồng lúa nương mỗi gia đình chỉ thu khoảng 1 tấn lúa/năm, giá trị khoảng 2 triệu đồng Nay chuyển sang trồng Thảo Qủa, mỗi gia đình hàng năm thu bình quân 2-3 tạ quả, tương đương với giá trị 20 - 40 triệu đồng, gấp 10-20 lần giá trị của trồng lúa trước đây
Nhìn chung những nghiên cứu về Thảo Qủa đã cho thấy đây là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cần được phát triển như một yếu tố góp phần phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ rừng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về Thảo Qủa chủ yếu thông qua điều tra nhanh và mang tính chất của những tổng kết kinh nghiệm
là chính Những đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố v.v chủ yếu phát hiện
Trang 25ở mức định tính Vì vậy, các hướng dẫn kỹ thuật thường có tính chất gợi ý, không cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện nay
2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý, hành chính
Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nằm phía tây bắc Việt Nam, cách trung tâm tỉnh lị hơn 180 Km về phía tây bắc (theo đường
bộ tỉnh lộ 127, quốc lộ 12, quốc lộ 4D):
- Phía Bắc giáp Trung Quốc
- Phía Nam giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
- Phía Đông giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
- Phía Tây giáp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Diện tích tự nhiên của huyện là 366.953,21 ha, là huyện phía tây bắc của Tổ quốc, giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc với 130,292km đường biên giới nên Mường Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về ANQP và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia
Là khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng của Sông Đà, con sông có giá trị lớn về thuỷ điện và cung cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc bộ, nên Mường Tè có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế của đất nước Huyện Mường Tè có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Bum Nưa, Bum Tở, Kan Hồ, Ka Lăng, Mù Cả, Mường Tè, Nậm Khao, Pa Ủ, Pa
Vệ Sử, Tá Bạ, Tà Tổng, Thu Lũm, Vàng San, và một Thị Trấn Mường Tè
2.3.1.2 Địa hình
Do chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo địa hình huyện Mường
Tè rất phức tạp, mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh mẽ bởi các dãy núi cao và chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó phổ biến địa hình núi cao và trung bình Độ cao trung bình 900 - 1500m so với mặt nước biển,
Trang 26cao nhất là đỉnh Pu Si Lung (3.076m), thấp nhất là 200m Độ dốc trung bình
25o - 30o có nơi trên 45o Chính vì thế mà khả năng bào mòn rửa trôi, hoạc sạt núi rất dễ xảy ra vào mùa mưa
2.3.1.3 Khí hậu
Huyện Mường Tè mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc,
ít chịu ảnh hưởng của bão, thời tiết quanh năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa ít và mùa hạ nóng, mưa nhiều và ẩm ướt
Bảng 2.1: Tổng hợp trung bình yếu tố thời tiết tại huyện Mường Tè
Tháng
Nhiệt độ trung
bình ( 0 C)
Ẩm độ trung bình (%)
Lượng mưa (mm)
Số ngày mưa (Ngày)
Trang 27Theo số liệu quan sát trong nhiều năm của trạm khí tượng huyện
Mường Tè và các lân cận cho thấy:
- Chế độ mưa:
Hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 trùng với kỳ thịnh hành của gió Tây Nam: vùng cao lượng mưa lên tới 3000mm/năm, vùng núi trung bình có biến động từ 2000 - 2500mm Vùng núi thấp và thung lũng từ 1500 - 1800mm Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau, lượng mưa ít (316,4mm), trong thời gian này thường có sương mù
và suất hiện sương muối vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2
Lượng mưa trung bình năm là 2.531mm, tháng 7 chiếm 87,5% lượng mưa
2.3.1.5 Tài nguyên
Tài nguyên đất theo thống kê năm 2013 huyện Mường Tè có tổng diện tích tự nhiên là 366.953,21 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 213.335,36 ha chiếm 58,14% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là
Trang 285.152,95 ha chiếm 1,40% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng là 148.464,90
ha chiếm 40,46% diện tích rừng tự nhiên Đất rừng chiếm khoảng 90% diện tích, Mường Tè có thế mạnh trồng rừng và khai thác gỗ, lâm sản
2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.2.1 Tiềm năng kinh tế
Bên cạnh việc trồng rừng và khai thác gỗ, lâm sản, đất đai ở Mường Tè còn thích hợp trồng các loại cây ngũ cốc như lúa, ngô, lạc hoặc cây công nghiệp ngắn ngày như bông và chăn nuôi trâu, bò, ngựa Giao thông ở Mường
Tè còn khó khăn dù có đường liên tỉnh Lai Châu - Mường Tè chạy qua
Tình hình sản xuất nông nghiệp
Theo kết qua điều tra dân sinh kinh tế xã hội, đời sống người dân ở huyện Mường Tè còn ở mức thấp Tập quán của người dân ở đây chủ yếu là canh tác nương rẫy, làm ruộng và sống phụ thuộc vào nhiều tài nguyên rừng nữa
- Trồng trọt: Theo thống kê của năm 2013 diện tích toàn huyện là
366.953,21 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 213.335,36 ha (chiếm 58,14%)
Bảng 2.2: Cơ cấu loài cây trồng chủ yếu và năng suất bình quân STT Loài cây trồng Năng suất bình quân(tấn/ ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 huyện Mường Tè)
Trang 29Theo bảng 2.2 cho thấy, loài cây trồng chủ yếu của người dân ở đây là lúa nương, lúa nước, lạc, ngô, khoai, sắn và một số loài cây hàng năm và lâu năm
- Lúa nương người dân trong huyện cũng làm nương lúa khá rộng vì diện tích ruộng nước ít và có một số mới được khai hoang ruộng nên ruộng chưa có nhiều và phải phát nương trồng lúa Sau 3 tháng thì được thu hoạch, lúa nương chất lượng cao nhưng năng suất thấp chỉ được 3,2 tấn/ha giống lúa không phải mua mà tự đẻ giống được, không phải đầu tư phân bón làm 1 đến
2 năm thì đất bạc mầu và lại phải đi phát chỗ khác
- Lúa nước do điều kiện thời tiết nên nhiều vùng mỗi năm chỉ trồng được một vụ và cho năng suất không cao 4,1 tấn/ha Năng suất không cao là
do người dân chưa có kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
- Cây ngô, sắn, lạc và cây hàng năm, cây lâu năm cho năng suất thấp: cây ngô 3,5 tấn/ha, cây sắn 6,3 tấn/ha, lạc 1,1 tấn/ha, cây lâu năm 0,7 tấn/ha, cây hàng năm 1,0 tấn/ha Cây khoai thì chỉ có một số ít người dân trồng
Ta thấy năng suất bình quân các cây trồng còn thấp, điều này cho thấy trình độ thâm canh của người dân còn kém Mức bình quân lương thực thấp hơn do với các huyện khác của tỉnh Do người dân canh tác thiếu kỹ thuật, cây trồng kém phát triển, không có phân bón đầu tư cho cây trồng
- Chăn nuôi
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình chăn nuôi tại các xã của huyện Mường Tè
Trang 30Tổng gia súc của các xã trong huyện Mường Tè cho đến năm (2013) 34.848 con, tổng gia cầm 50.591 con Loài gia súc được nuôi nhiều nhất vẫn
là với 20.455 con, với phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, kỹ thuật chăn nuôi nhiều cái lạc hậu thiếu vốn đầu tư và kiến thức
Tình hình sản xuất lâm nghiệp
Do đặc điểm là một huyện miền núi cho nên quỹ đất cho phát triển lâm nghiệp là khá phức tạp Nhiều xã đã thực hiện giao đất giao rừng cho người dân quản lý và có sổ bìa đỏ tới từng hộ gia đình Diện tích rừng ở đây chủ yếu
là núi đá, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt Đây cũng là khó khan cho công tác quản lý tài nguyên rừng
Cán bộ kiểm lâm cùng với các hộ gia đình được giao đất rừng đã có những đợt kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác và vận chuyển trái phép lâm sản Xong do địa bàn hoạt động của bọn lâm tặc rộng, và quá xa cho nên việc quản lý gặp không ít khó khăn.Tình hình khai thác lâm sản ngoài
gỗ không hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến mức độ đa dạng sinh học của các vùng trong huyện
2.3.2.2 Văn hoá, xã hội
Trang 31Năm 2013, thu nhập của người dân Mường Tè khoảng 5 triệu đồng đến
10 triệu đồng/năm Trước đó, thu nhập bình quân theo đầu người ở Mường Tè chỉ đạt từ 3,1 đến 4,5 triệu/năm Lương thực đầu người đạt 378 kg/người
2.3.2.3 Tiềm năng du lịch
Mặc dù giao thông ở Mường Tè chỉ có liên tỉnh lộ huyện Mường Tè (Mường Lay), Mường Tè chạy qua, nối thị trấn Mường Tè với thị xã Huyện Mường Tè cũ (nay là thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên), qua huyện Sìn Hồ, nhưng Mường Tè vẫn hấp dẫn du khách nhờ những nét văn hoá đặc sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số
So với các dân tộc khác, người Hà Nhì có nhiều loại bài hát nhất như: hát ru, thanh niên nam nữ hát đối, hát đám cưới, hát đám ma, hát mừng nhà mới, hát tiếp khách quí, hát trong ngày tết
Trong một năm, người Hà Nhì có nhiều lễ hội như tết năm mới vào đầu tháng 10 âm lịch, Tết cơm mới, Tết mồng 5 tháng 5, rằm tháng 7, nhưng đặc biệt nhất là lễ Cúm bản (Gạ Ma Thú), diễn ra vào tháng 2 âm lịch Trong thời gian 5 ngày có 14 nghi lễ
Từ thủ đô Hà Nội muốn lên Mường Tè phải đi cung đường Hà Nội - Thu Cúc - Ba Khe - Nghĩa Lộ - Mù Căng Chải - Than Uyên - thị xã Huyện Mường Tè - Sìn Hồ - Mường Tè
2.3.3 Hạn chế
Mường Tè là huyện có tỷ lệ mật độ giao thông thấp nhất của tỉnh Lai Châu, bình quân chỉ khoảng 6,6km/100 km2 Dân cư trên địa bàn phân bố thưa thớt, địa bàn huyện cách xa trung tâm hành chính tỉnh, một số dân tộc còn sống du canh, du cư, trình độ dân trí không đồng đều, sản xuất còn lạc hậu cộng với nạn nghiện hút đang ở mức trầm trọng
Trang 32Việc đi lại của người dân huyện Mường Tè còn rất khó khăn vì có rất nhiều cầu, cống qua sông, suối có những tuyến đường chỉ đi lại được trong mùa khô, còn mùa mưa thường chìm trong lũ hoặc sạt lở nghiêm trọng
2.3.4 Nhận xét đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế
xã hội đối với việc gây trồng cây Thảo Qủa
Thuận lợi: Huyện Mường Tè nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lai Châu,
có diện tích đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế các ngành nghề Đặc biệt là phát triển trồng rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ rất phù hợp với điều kiện đất đai của huyện, vừa tạo công ăn việc làm và mang lại lợi ích kinh tế cao, vừa bảo vệ rừng phủ xanh đất đồi trọc, giữ môi trường trong sạch Huyện có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ cán bộ trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và điều hành, được đào tạo cơ bản, có trình độ, đáp ứng được yêu cầu hiện tại cũng như tương lai.Trong những năm trở lại đây, huyện Mường Tè đã có những chuyển biến tích cực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần Do có sự đầu
tư, cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho năng suất lao động ngày càng nâng cao, cuộc sống của nhân dân đang dần từng bước đi vào ổn định, đời sống của nhân dân ngày một nâng lên, năm sau cao hơn năm trước
Khó khăn: Là một huyện miền núi thuộc diện khó khăn, nền kinh tế
thuần nông xuất phát điểm thấp, các ngành nghề khác phát triển chậm, chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý, các giải pháp để phát triển các ngành như phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề, dịch
vụ chưa được cụ thể, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển chậm, thiếu vốn đầu
Trang 33PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là loài cây Thảo Qủa được trồng phổ biến tại huyện Mường Tè
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng cây Thảo Qủa trong kinh
tế hộ gia đình tại huyện Mường Tè
- Quá trình phát triển của cây Thảo Qủa tại huyện Mường Tè
- Diện tích trồng cây Thảo Qủa tại huyện Mường Tè giai đoạn 2007 đến 2013
- Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển trồng cây Thảo Qủa
- Về cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển cây Thảo Qủa
3.2.2 Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức
Phân tích SWOT và các bên liên quan trong việc tham gia công tác trồng Thảo Qủa tại huyện Mường Tè (điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội và thách thức)
3.2.3 Đánh giá hiệu quả mô hình trồng Thảo Qủa dưới tán rừng giai đoạn
2007 đến 2013 tại huyện Mường Tè
- Hiệu quả về kinh tế: Đánh giá được hiệu quả kinh tế thực tế mang lại
từ việc trồng cây Thảo Qủa, so sánh với hiệu quả kinh tế trồng cây Thảo Qủa
ở các vùng xung quanh, so sánh với hiệu quả một số loài cây trồng khác tại địa phương
- Hiệu quả về xã hội:
Đánh giá về sử dụng lao động, tạo cơ hội việc làm trong trồng cây Thảo Qủa
- Hiệu quả về môi trường:
So sánh hiệu quả về môi trường với các nghiên cứu khác
Trang 343.2.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại địa bàn và tỉnh Lai Châu
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây Thảo Qủa
3.2.5 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả cây Thảo Qủa gắn liền với việc quản lý bền vững tài nguyên rừng tại huyện Mường Tè
mô hình áp dụng cho trồng cây Thảo Qủa
Kết hợp giữa đánh giá thực trạng rừng trồng cây Thảo Qủa tại địa phương với kết quả khảo sát, đánh giá trên thực địa
Trang 35Hình 3.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài 3.3.2 Phương pháp cụ thể
3.3.2.1 Thu thập các số liệu thông tin, kết quả nghiên cứu trước đây tại địa bàn
- Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm về quản lý rừng của các nước trên thế giới
- Những tài liệu về thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam như Luật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính sách khoán bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ
Thu thập số liệu thông tin tại huyện Mường
Tè, tỉnh Lai Châu
Các thông tin về
cơ chế, chính sách, đầu tư
Các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đề xuất các giải pháp phát triển