Đánh giá hiệu quả mô hình trồng Thảo Qủa dưới tán rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trồng và phát triển cây Thảo Qủa tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Trang 33)

2007 đến 2013 tại huyện Mường Tè

- Hiệu quả về kinh tế: Đánh giá được hiệu quả kinh tế thực tế mang lại từ việc trồng cây Thảo Qủa, so sánh với hiệu quả kinh tế trồng cây Thảo Qủa ở các vùng xung quanh, so sánh với hiệu quả một số loài cây trồng khác tại địa phương.

- Hiệu quả về xã hội:

Đánh giá về sử dụng lao động, tạo cơ hội việc làm trong trồng cây Thảo Qủa. - Hiệu quả về môi trường:

3.2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại địa bàn và tỉnh Lai Châu

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây Thảo Qủa.

3.2.5. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả cây Thảo Qủa gắn liền với việc quản lý bền vững tài nguyên rừng tại huyện Thảo Qủa gắn liền với việc quản lý bền vững tài nguyên rừng tại huyện Mường Tè

- Giải pháp kỹ thuật.

- Giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện. - Giải pháp về xã hội.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp tiếp cận

Tham khảo, kế thừa các kết quả nghiên cứu, đánh giá đã có về tình hình thực hiện, triển khai và các cơ chế chính sách, hướng dẫn kỹ thuật, các mô hình áp dụng cho trồng cây Thảo Qủa.

Kết hợp giữa đánh giá thực trạng rừng trồng cây Thảo Qủa tại địa phương với kết quả khảo sát, đánh giá trên thực địa.

Hình 3.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài 3.3.2. Phương pháp cụ thể

3.3.2.1. Thu thập các số liệu thông tin, kết quả nghiên cứu trước đây tại địa bàn

- Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm về quản lý rừng của các nước trên thế giới.

- Những tài liệu về thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam như Luật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính sách khoán bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ

Thu thập số liệu thông tin tại huyện Mường

Tè, tỉnh Lai Châu Các thông tin về cơ chế, chính sách, đầu tư Các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm Các thông tin về kỹ thuật

Điều tra, khảo sát thực địa, điều tra đánh giá hiệu quả xã hội – môi trường – kinh tế, thị

trường tiêu thụ SP

Phân tích, xử lý thông tin, số liệu

Đề xuất các giải pháp phát triển

gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp,...

- Những tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mường Tè.

- Thu thập thông tin về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện. Các thông tin, số liệu tình hình và tiến độ thực hiện trồng rừng ở địa phương.

3.3.2.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách, thị trường và chế biến lâm sản

Phân tích các chính sách hiện có liên quan đến phát triển của cây Thảo Qủa tại huyện Mường Tè.

Khảo sát thực tế đánh giá các tác động tích cực và hạn chế đối với phát triển trồng cây Thảo Qủa ở địa phương.

3.3.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát, đánh giá trên thực địa

Để đánh giá và tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu, tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn như sau: Lựa chọn những xã nào có diện tích phân bố loài Thảo Qủa nhiều nhất và mỗi xã tiến hành phỏng vấn 35 phiếu (cụ thể là phỏng vấn ở 3 xã đó là xã Ka Lăng, Thu Lũm, Pa Vệ Sử), tại mỗi xã tôi tiến hành lựa chọn các thôn (bản) để phỏng vấn, thôn (bản) nào có diện tích phân bố loài Thảo Qủa nhiều nhất thì điều tra tại đó. Tại xã Thu Lũm đối tượng phỏng vấn gồm những người dân đã từng khai thác và sử dụng các loài cây gỗ trong khu vực để sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất cũng như để trao đổi mua bán. Những người am hiểu về các loài cây trong rừng như các cụ già, các cán bộ kiểm lâm.

3.3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu

Các số liệu, thông tin thu thập được sẽ được thống kê, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và từng quan điểm. Sau đó, thông tin được tổng hợp, phân tích và đánh giá theo phương

pháp SWOT, khung, đối chiếu với kết quả điều tra nhanh. Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng như nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài. Các thông tin, số liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá theo các nội dung sau: - Phân tích, đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến trồng Thảo Qủa dưới tán rừng.

- Phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế liên quan đến trồng Thảo Qủa dưới tán rừng.

- Phân tích các thông tin về thực trạng quản lý rừng trong vùng nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá các thông tin về xã hội liên quan đến trồng Thảo Qủa dưới tán rừng.

- Phân tích, đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướng mắc về chế độ chính sách trong trồng Thảo Qủa dưới tán rừng.

- Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).

3.3.2.5. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA.

- Phương pháp PRA: Điều tra phỏng vấn hộ gia đình tham gia trồng cây Thảo Qủa tại địa phương về những khó khăn, thuận lợi trong trồng và phát triển trồng cây Thảo Qủa (bộ câu hỏi phỏng vấn).

- Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp và phỏng vấn để thu thập thông tin, số liệu minh chứng đối chứng với nội dung của đề tài.

- Phỏng vấn cấu trúc: Dùng các câu hỏi mở trong bộ câu hỏi lập sẵn để thu thập thông tin (Như thế nào ? Ở đâu ? Tại sao ? Khi nào ?). Trước tiên xây dựng bảng hướng dẫn phỏng vấn với các chủ đề, dự kiến hỏi trước khi đi phỏng vấn. lựa chọn các đối tượng phỏng vấn, những người dân có tham gia trồng cây Thảo Qủa.

- Phương pháp dùng bảng hỏi: Sử dụng bảng câu hỏi với những nội dung ngắn gọn rõ ràng để khi phỏng phấn thu được nhiều thông tin, giúp người dân dễ hiểu, dễ trả lời thông qua Bảng hỏi (bộ câu hỏi phỏng vấn).

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng phát triển trồng cây Thảo Qủa tại địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Quá trình phát triển rừng trồng cây Thảo Qủa tại huyện Mường Tè

Những năm gần đây, Thảo Qủa được gây trồng và phát triển nhiều đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với diện tích khoảng 20.000 ha phục vụ cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Thảo Qủa được dùng làm thức ăn, gia vị rất ngon và bổ, là một bài thuốc chữa các bệnh về đường ruột và cảm lạnh. Do đó, Thảo Qủa đã trở thành cây trồng chính và là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình ở vùng cao, góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo cho người dân, thay thế xoá bỏ trồng cây thuốc phiện đồng thời góp phần vào bảo vệ và phát triển rừng.

Tính đến năm 2013, huyện Mường Tè có khoảng 1.993,10 ha Thảo Qủa được trồng chủ yếu trên 7 xã, với khoảng 1.808 hộ trực tiếp tham gia, sản lượng hơn 275,26 tấn quả khô/năm. Giá bán bình quân hàng năm là 200 ngàn đồng/kg khô, đem lại nguồn thu đáng kể giúp đồng bào tang thu nhập, ổn định cuộc sống. Những xã có diện tích trồng Thảo Qủa lớn như: xã Thu Lũm, Ka Lăng, Pa Vệ Sử, Pa Ủ... Cây Thảo Qủa là cây trồng dưới tán rừng, được đưa vào trồng tại huyện Mường Tè từ năm 1992, do các hộ đồng bào dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì, La Hủ… ở các xã của huyện đưa giống từ các huyện khác về trồng theo hình thức nhỏ lẻ, tự phát. Cây Thảo Qủa là cây có hiệu quả kinh tế và đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình tham gia trồng nên diện

tích trồng Thảo Qủa ngày càng được mở rộng, và các hộ trồng theo lối quảng canh mỗi hộ trồng từ 1– 2 ha. Nông dân tự gây giống, sản xuất theo kinh nghiệm là chính nên năng suất, chất lượng chưa cao, công nghệ sấy chủ yếu được phát triển dựa trên kinh nghiệm truyền thống, các hộ gia đình lợi dụng địa hình đào đắp lò sấy ngay tại nương Thảo Qủa, nguyên liệu chính để sấy Thảo Qủa là gỗ, củi tại chỗ. Với công nghệ sấy lạc hậu, thủ công nên tiêu tốn rất nhiều nguyên liệu (theo kinh nghiệm sấy của người dân để có được 100kg Thảo Qủa khô cần ít nhất 1,5 đến 2 m3 củi). Chính vì vậy việc kết hợp giữa sản xuất Thảo Qủa với phát triển rừng còn hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự đa dạng sinh học của rừng tự nhiên, hạn chế phát triển của thế hệ cây thay thế.

Sản phẩm sau thu hoạch được tiêu thụ theo đường tiểu ngạch là chính, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc ở dạng sản phẩm thô chưa qua chế biến. Mặc dù vậy Thảo Qủa đã trở thành một sản phẩm lâm đặc sản hàng hóa mang lại thu nhập đáng kể cho hơn 1.808 hộ nông dân trên 7 xã vùng cao của huyện Mường Tè. Thảo Qủa tại nhiều xã đã chiếm trên 50% thu nhập của nông hộ và đã góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo.

Nhận thức được tầm quan trọng của cây Thảo Qủa gắn với việc phát triển kinh tế rừng đảm bảo vừa phát triển Thảo Qủa nhưng lại không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, từng bước đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho những nông dân sống phụ thuộc vào rừng. Để làm được điều đó hiện nay huyện đang xây dựng chủ chương phát triển cây Thảo Qủa, với quan điểm là ổn định diện tích Thảo Qủa hiện có, không mở thêm diện tích. Tập trung cải thiện chất lượng giống, kỹ thuật canh tác và công nghệ sấy sau thu hoạch, giải quyết hài hòa lợi ích giữa sản xuất với bảo vệ rừng, từng bước hướng tới một chương trình canh tác Thảo Qủa bền vững dưới tán rừng. Để làm được điều

đó cần phải giải quyết hài hòa giữa bảo vệ rừng, phát huy sinh kế và thúc đẩy hợp tác.

Xuất phát từ mục tiêu đó, từ năm 2010 đến nay được sự tư vấn và hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ các xã có trồng Thảo Qủa trên địa bàn huyện xây dựng quy ước quản lý sản xuất Thảo Qủa bền vững cho 7/14 xã với 42 thôn bản, 1.808/3.160 hộ trực tiếp tham gia. Bên cạnh việc hỗ trợ xây dựng quy ước còn tổ chức hàng chục lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT trồng, chăm sóc và chế biến Thảo Qủa, tổ chức hàng chục cuộc hội nghị, hội thảo về xây dựng quy ước cũng như thảo luận về chuỗi giá trị Thảo Qủa bền vững giai đoạn 2012 - 2018 tổ chức thành lập hội, phân hội, chi hội Thảo Qủa từ tỉnh đến thôn bản. Đặc biệt trong tháng 7, tháng 8/2012 đã tiến hành tổ chức nhiều cuộc hội nghị nhằm rà soát việc thực hiện quy ước quản lý sản xuất Thảo Qủa trên địa bàn, đồng thời tiến hành lựa chọn để hỗ trợ mỗi xã xây dựng 01 lò sấy cải tiến.

Như vậy, sau gần 3 năm triển khai kế hoạch hợp tác về “Phát triển chuỗi giá trị Thảo Qủa tại huyện Mường Tè” bước đầu đã thu được kết quả nhất định: Lần đầu tiên huyện Mường Tè được tiếp cận một mô hình hiệu quả theo chuỗi giá trị từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, từ đó tác động vào các mắt xích trong chuỗi để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thu nhập từ Thảo Qủa. Qua đó mạng lưới khuyến nông, các ban ngành liên quan, chính quyền cơ sở và nông dân được nâng cao năng lực về phương pháp, kỹ năng và cách tiếp cận nhằm phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo chuỗi giá trị. Trên 1.000 hộ nông dân sản xuất Thảo Qủa nâng cao năng xuất, chất lượng và giá trị thu nhập tăng từ 15 - 20%; từng bước liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, trong việc tiêu thụ Thảo Qủa... tạo việc làm ổn định, góp phần phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hàng hóa, gắn với bảo vệ

tài nguyên rừng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững cho những hộ nông dân sống phụ thuộc vào rừng.

4.1.2 Thực trạng phát triển trồng cây Thảo Qủa giai đoạn 2007 - 2013 tại huyện Mường Tè huyện Mường Tè

Bảng 4.1: Tổng hợp diện tích trồng cây Thảo Qủa tại các xã huyện Mường Tè STT Tên xã ĐVT DT trồng đến năm2007 Trồng mới các năm Tổng các năm DT cho thu hoạch DT trồng mới 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Pa Vệ Sử ha 140 30,52 60,206 98,5 123,12 39,2 491,545 167,52 324,03 2 Pa Ủ ha 29,79 4,77 40 50,83 18,97 8,337 152,697 34,56 118,14 3 Mù Cả ha 3 5 10 18 3 5 4 KaLăng ha 149,14 54 74,73 37,89 115,16 11,769 5,46 448,149 203,14 245,01 5 Thu Lũm ha 176,35 129,3 132,07 160,57 150,26 46,39 24,26 819,197 302,3 516,9 6 Tà Tổng ha 12,65 27 39,65 12,65 27 7 Tá Bạ ha 23,86 23,86 23,86 Tổng số ha 510,93 218,59 312,01 384,79 407,51 129,56 29,72 1993,10 723,17 1269,9

(Nguồn: Theo thống kê phòng NN&PTNT giai đoạn năm 2007 - 2013 tại huyện Mường Tè)

Qua bảng 4.1 trên cho thấy, xã trồng Thảo Qủa nhiều nhất là xã Thu Lũm với tổng số 819,2 ha rồi đến Ka Lăng 203,14 ha, Pa Vệ Sử 491.546 ha.

Qua đó cho thấy việc quản lý, theo dõi và cập nhật diện tích gây trồng phát triển Thảo Qủa ở huyện Mường Tè gặp nhiều khó khăn do diện tích trồng không được tập trung, người dân tự phát trồng, không theo quy hoạch. Mặt khác chính sách đầu tư phát triển Thảo Qủa hiện nay ở huyện này là rất khác nhau.

4.1.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển rừng trồng cây Thảo Qủa

Sinh trưởng của thảo quả cũng như các loài thực vật dưới tán rừng khác luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố hoàn cảnh. Trong đó quan trọng nhất là các yếu tố thuộc về hoàn cảnh khí hậu, thổ nhưỡng và tổ thành thực vật rừng. Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể của khu vực nghiên cứu thì sự khác biệt về hoàn cảnh khí hậu gây nên chủ yếu là do sự khác biệt về độ cao so với mặt biển và độ tàn che của rừng. Sự khác biệt về độ cao so với mặt nước biển gây nên sự khác biệt về điều kiện tiểu khí hậu của từng địa điểm trong khu vực nghiên cứu, còn sự khác biệt về độ tàn che gây nên sự khác biệt về điều kiện tiểu khí hậu dưới tán rừng. Vì vậy, khi phân tích ảnh hưởng của hoàn cảnh đến sinh trưởng thảo quả đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố độ cao so với mặt nước biển, độ tàn che tầng cây cao, hàm lượng mùn, độ ốp, độ ẩm, độ pH và độ dày tầng đất. Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh trưởng thảo quả.

4.1.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Thảo Qủa

Điều kiện lập địa như: Khí hậu, địa hình, đất đai... của khu vực nghiên cứu như đã trình bày ở phần tổng quan là khá thuận lợi cho nhiều loại cây trồng lâm nghiệp đặc biệt là trồng cây Thảo Qủa dưới tán rừng. Điều này phản ánh đúng thực trạng phát triển cây Thảo Qủa tại địa bàn nghiên cứu.

4.1.3.2. Ảnh hưởng của tầng cây cao đến năng suất Thảo Qủa

Độ tàn che nơi trồng Thảo Qủa

Ánh sánh là yếu tố hoàn cảnh quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật dưới tán rừng, để phân tích ảnh hưởng của độ tàn che tới năng suất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trồng và phát triển cây Thảo Qủa tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)