1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường thu hút FDI Hàn Quốc vào ngành Công nghiệp Phụ trợ Việt Nam

89 387 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 237,75 KB

Nội dung

Chương I: Lý luận chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Chương II: Thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc vào ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI Hàn Quốc vào ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn Bùi Thị Hiền

Trang 2

1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.1 Khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.2.1Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh 1.1.2.2.Doanh nghiệp liên doanh (JVC)

1.1.2.3.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Trang 3

1.1.2.4.Đầu tư theo hợp đông BOT

1.1.3.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nước nhận đầu tư

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đông thu hút FDI

1.2.1 Hoạt động thu hút FDI

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI

1.2.3 Nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp phụ trợ

Việt Nam

1.3.Kinh nghiệm thu hút FdI vào ngành công nghiệp phụ trợ ở một số nước Châu Á1.3.1.Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ của Thái Lan

1.3.2.Kinh nghiệm của Nhật Bản

1.3.3 Kinh nghiệm của Malaysia

1.3.4.Bài học kinh nghiệm

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VIỆT NAM

2.1 Ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

2.1.1 Khái quát ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

2.1.1.1 Khái niệm

2.1.1.2 Đặc điểm

2.1.1.3.Vai trò của ngành công nghiệp phụ trợ

2.1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ

Trang 4

2.2 Tổng quan về tình hình thu hút FDI Hàn Quốc vào Việt Nam trong những nămgần đây

2.2.1 Theo quy mô vốn

2.2.2 Về quy mô vốn đầu tư

2.2.3 Về cơ cấu vốn đầu tư

2.2.4 Theo hình thức đầu tư

2.2.5 Theo địa phương

2.3.Thực trạng thu hút FDI Hàn Quốc vào ngành công nghiệp phụ trợ Việt Namgiai đoạn từ 1988-2014

2.3.1 Theo quy mô vốn

2.3.2 Theo hình thức đầu tư

2.3.3 Theo địa phương

Trang 5

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO NGÀNH

CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VIỆT NAM3.1 Cơ hội và thách thức trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc vào ngành côngnghiệp phụ trợ Việt Nam

3.1.1 Cơ hội

3.1.2 Thách thức

3.2 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệpphụ trợ Việt Nam

3.2.1 Quan điểm thu hút FDI vào ngành Công nghiệp Phụ trợ Việt Nam

3.2.2 Định hướng thu hút FDI vào ngành CNPT Việt Nam

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)Hàn Quốc vào ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách

3.3.2 Cải thiện cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào ngành CNPT3.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.3.4 Liên kết doanh nghiệp

3.3.5 Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 6

Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 7

Bảng Tên bảng Trang2.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM

THEO NGÀNH

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014)

2.2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM THEO

2.1 CƠ CẤU FDI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA HÀN QUỐC

VÀO VIỆT NAM 2014 - TỶ TRỌNG THEO VỐN ĐẦU TƯ

2.2 CƠ CẤU FDI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA HÀN QUỐC

VÀO VIỆT NAM NĂM 2011 - TỶ TRỌNG THEO SỐ DỰ ÁN

2.3 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CƠ KHÍ QUA CÁC NĂM

2.4 NHẬP KHẨU SẢN PHẨM HỖ TRỢ NĂM 2014

2.5 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP PHỤ

TRỢ NĂM 2013-2014

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn cung cấp vốn cho nền kinh tếcủa một quốc gia Việc thu hút FDI để khai thác hiệu quả tiềm năng vốn có củaquốc gia là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho các quốc gia Chính vì vậy tăng cườngthu hút nguồn vốn FDI đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia, đặc biệt là cácquốc gia đang phát triển như Việt Nam

Với định hướng đưa Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệphiện đại, những nhà Quản lý đất nước cần có những giải pháp, chiến lược để tậndụng nguồn vốn FDI thu hút được một cách hiệu quả vào ngành công nghiệp nóichung, trong đó việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam trở thànhmột trong những nhiệm vụ cấp bách

Công nghiệp phụ trợ (CNPT) là ngành sản xuất các sản phẩm, chi tiết hỗ trợ chocác ngành công nghiệp chính Việc phát triển công nghiệp phụ trợ gia tăng khả năngcạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, giảm giá thành sản xuất

Ngày nay việc cạnh tranh giữa các nền kinh tế đang phát triển để thu hút FDI đãdẫn đến một cuộc chạy đua về ưu đãi đầu tư,trong đó các ngành CNPT đã trở thành

sự khích lệ quan trọng cho sự thu hút đầu tư nước ngoài Xây dựng các ngànhCNPT cho phép nền kinh tế đang phát triển tiếp thu được công nghệ và các doanhnghiệp tích lũy, huy động các nguồn lực này trong quâ trình phát triển Chính vì vậyviệc thu hút đầu tư nước ngoài FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ là nhiệm vụquan trọng và cần thiết đối với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế, phầnnào đáp ứng được nhu cầu cần thiết trên con đường Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

Trang 9

Trong đó Việc thu hút FDI của Hàn Quốc vào ngành công nghiệp Phụ trợ Việt Namcần phải được chú trọng.

Nền kinh tế Hàn Quốc đã có một “kỳ tích sông Hàn”, nhờ những thay đổi linhhoạt, khoa học và hợp lý, kịp thời trong chính sách; từ khủng hoảng tài chính châu

Á năm 1997 tới nay, Hàn Quốc đã “thay da đổi thịt”, trở thành một nền kinh tế côngnghiệp mới Hai nước Việt Nam – Hàn Quốc đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từnhững năm 1992 Từ lâu Chính phủ Việt Nam đã xác định Hàn Quốc là một trongnhững đối tác quan trọng Đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam, đặc biệt là đầu tư trựctiếp luôn được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và nỗ lực xúc tiến,Các nhà đầu tưHàn Quốc rất quan tâm đến thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam, đã đầu tư vàoViệt Nam từ năm 1988, ngay sau khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

có hiệu lực Tính đến hết năm 2014, Hàn Quốc dẫn đầu về vốn FDI vào Việt Nam.Tuy nhiên vốn FDI chủ yếu đổ vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, trong khi

đó vốn FDI vào ngành CNPT đã có sự gia tăng, tuy nhiên sự gia tăng này chưaxứng với tiềm năng phát triển của ngành CNPT

Nhận thức được tầm quan trọng của FDI Hàn Quốc đối với ngành CNPT Việt

Nam em xin chọn đề tài “ Tăng cường thu hút FDI Hàn Quốc vào ngành Công nghiệp Phụ trợ Việt Nam”

2 Đối tượng, mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề thu hút FDI Hàn Quốc vào ngành CNPT Việt NamMục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào ngành CNPT Việt Nam, luận văn đề xuấtcác giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn FDI của Hàn Quốc vàongành CNPT Việt Nam trong thời gian tới

Trang 10

3 Phạm vi nghiên cứu

Thu hút FDI của Hàn Quốc vào ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam từ năm 1992đến năm 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phântích số liệu, tổng hợp và so sánh Từ đó, đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện vấn đềnghiên cứu

5 Kết cấu của khóa luận

Đề tài được chia làm 3 chương như sau:

Chương I: Lý luận chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vai trò củanguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển ngành công nghiệp phụtrợ

Chương II: Thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc vào ngành công nghiệp phụ trợViệt Nam

Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI Hàn Quốc vào ngành côngnghiệp phụ trợ Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tính của cử nhân Phạm Thị KimLen Tuy nhiên đây là lần đầu tiên tiếp cận với thực tế công tác tài chính quốc tếtrong khi trình độ và thời gian còn hạn chế nên bài khóa luận của em không tránhkhỏi những khuyết điểm, thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến của cácthầy cô giáo để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn nữa, đồng thời giúp em nângcao kiến thức để phục vụ tốt hơn cho học tập và công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 11

Sinh Viên

Bùi Thị Hiền

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG

NGHIỆP PHỤ TRỢ VIỆT NAM

1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư được hiểu là hy sinh những lợi ích trước mắt nhằm kỳ vọng thu đượclợi ích lớn hơn trong tương lai Đầu tư quốc tế được hiểu một cách chung nhất lànhững hoạt động đầu tư được thực hiện ở một nền kinh tế khác

Đầu tư nói chung và đầu tư quốc tế nói riêng là những hoạt động đang diễn rarất phổ biến trong nền kinh tế thế giới đương đại Có nhiều hình thức đầu tư quốc tế

và xuất phát từ nhiều nguồn vốn khác nhau, một trong số hình thức đầu tư quantrọng là đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.1 Khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) hay còn gọi làđầu tư quốc tế trực tiếp: Đó là việc nhà đầu tư ( tổ chức hoặc cá nhân) đưa tiền vàcác nguồn lực cần thiết từ một quốc gia sang quốc gia khác và chuyển hóa chúngthành vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận tốiđa

Trong đầu tư quốc tế trực tiếp nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào tổ chức điềuhành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư Nói chung, các hoạt động đầu tư này chủ yêu

Trang 12

được diễn ra trong các lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế, bao gồm cả sản xuất,thương mại và dịch vụ Đầu tư quốc tế trực tiếp được thực hiện phổ biến giữa mọiloại quốc gia, với nhiều hình thức thực hiện, trong đó hình thức thực hiện thông quacác dự án FDI là phổ biến hơn cả.

1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài

 Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lý, điều hành đốitượng bỏ vốn Đặc điểm này giúp phân biệt FDI và FII (Đầu tư gián tiếpnước ngoài), cụ thể là: Đối với FII thì nhà đầu tư không trực tiếp tham giaquản lý doanh nghiệp, mà chỉ góp vốn theo một tỷ lệ nhất định theo quy địnhcủa pháp luật

 Các bên tham gia dự án FDI có quốc tịch khác nhau, văn hóa khác nhau,đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau Do đó, trong các doanh nghiệpFDI thường xảy ra các mâu thuẫn, xung đột do những mâu thuẫn nói trêngiữa các nhà đầu tư, lao động nước ngoài với nhà đầu tư và lao động nước sởtại

 Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự chi phối của đồng thời nhiều

hệ thống pháp luật, bao gồm luật pháp của các quốc gia xuất thân của cácBên và luật pháp quốc tế Quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tếđòi hỏi các quốc gia đều phải tiến hành cải tiến hệ thống pháp luật của mìnhsao cho phù hợp với thông lệ quốc tế

 FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức có tính đặc thù như: Hình thứchợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT,… hoặc tạo ra những vụ đầu tư tậptrung đặc biệt các yếu tố nước ngoài như: khu chế xuất, đặc khu kinh tếmở…

Trang 13

 Hầu hết hoạt động đầu tư nước ngoài đều gắn liền với ba yêu tố: hoạt độngthương mại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế, chuyển giao kỹnăng quản lý ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

 FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong đó, chính sách vềđầu tư trực tiếp nước ngoài của mỗi quốc gia tiếp nhận thể hiện quan điểm

mở và hội nhập kinh tế quốc tế về đầu tư của quốc gia đó

 Mức độ rủi ro của FDI là cao, vì ngoài phải chấp nhận các rủi ro chung của

dự án đầu tư, còn phải chấp nhận các rủi ro đặc thù, riêng có, trong đó nổi bậtnhất là rủi ro tỷ giá hối đoái cũng như rủi ro chính trị Song cái lợi thu đượchứa hẹn trên nhiều mặt

1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Hình thức đầu tư nước ngoài là cách thức nhà đầu tư ở một nước có thể vàđược phép áp dụng để chuyển đổi quyền sở hữu vốn (bằng tiền hoặc bất kỳ tài sảnnào) của mình thành quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thểkinh tế ở một quốc gia khác

Theo luật đầu tư năm 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các hình thức sau:

1.1.2.1 Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác

kinh doanh

Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phânchia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh không thànhlập pháp nhân mới

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩmquyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thựchiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên

Trang 14

Đặc điểm là các bên ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trìnhkinh doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợpđồng hợp tác kinh doanh, phân chia kết quả kinh doanh Hình thức hợp doanhkhông phân phối lợi nhuận và chia sẽ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh theo

tỷ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận giữa các bên

Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nước sở tại một cáchriêng rẽ Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật phápnước sở tại chịu sự điều chỉnh của nước sở tại, quyền lợi và nghĩa vụ của các bênhợp tác được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

1.1.2.2 Doanh nghiệp liên doanh (JVC)

Doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tưtrực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay Nó là công cụ để thâm nhập vàothị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hợp đồng hợptác

Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc

tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tàichính, luật pháp và bản sắc văn hóa; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên

về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro cóthể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinhdoanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai

1.1.2.3 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt độngđầu tư quốc tế

Trang 15

Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có

tư cách pháp nhân, được thành lập trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý củachủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tùy thuộc vào các điều kiện môi trường kinhdoanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa,mức độ canh tranh…

1.1.2.4 Đầu tư theo hợp đồng BOT

BOT là một thuật ngữ để chỉ một mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tưnhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhànước Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyềnxây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực hiện Côngtrình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vậnhành, doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển giao quyền sở hữu dự án về cho Chính phủ.Ngoài hợp đồng BOT, còn có hợp đồng BTO, BT

Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan

có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể

cả mở rộng nâng cấp, hiện đại hóa công trình) và kinh doanh trong một khoảngthời gian nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao khôngbồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà

Hợp đồng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyển giao

BT được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là không cógiai đoạn vận hành, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho chủ nhà và vậnhành, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủnước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tươngxứng vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý

Trang 16

Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đồng BOT, BTO, BT mặc dùhợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là cơ quan quản lý nhà nước ởnhà nước sở tại Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu

áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, được hưởng các ưu đãi đầu tư caohơn so với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hợp đồng, phảichuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và khai tháccho nước sở tại

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nước nhận

đầu tư

Nước nhận đầu tư có thể là nước phát triển hoặc các nước đang phát triển, trongphạm vi nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp này, em chỉ đề cập tới vai trò của FDI tớinước nhận đầu tư là nước đang phát triển

Thư nhất, FDI giúp bổ sung nguồn vốn trong nước:

Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập Khimột nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa Nếu vốntrong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốnFDI Nguồn vốn FDI giải quyết trình trạng thiếu vốn cho nước nhận đầu tư Việcthu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể giải quyết khả năng tích lũyvốn thấp và bù đắp các khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh toán

Thứ hai, FDI giúp nước nhận đầu tư tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản

lý kinh doanh:

FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợpvới các nước đang phát triển Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây

Trang 17

chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau Thu hút FDI từ cáccông ty này sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinhdoanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng nhữngkhoản chi phí lớn Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận côngnghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các côngnghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tùythuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tưhay không.

Thứ ba,FDI tạo cơ hội cho nước nhận đầu tư tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi đẩymạnh xuất khẩu:

Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu

tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệlàm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia qua trình phân công lao động khu vực.Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàncầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu

Thứ tư, FDI góp phần tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công:

Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt đượcchi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướnnhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cảithiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương Trong quá trìnhthuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới

mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp.Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng thu hút FDI Không chỉ có laođộng thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc

và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trang 18

Thứ năm, FDI đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước:

FDI tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công ty cóvốn đầu tư nước ngoài Với việc tiếp cận nguồn vốn FDI, nước chủ nhà không gặpphải vấn đề về gánh nặng trả nợ Từ đó, nước tiếp nhận có nhiều khả năng hơntrong việc huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI

1.2.1 Hoạt động thu hút FDI

Hoạt động thu hút FDI là việc thực hiện các biện pháp của nước thu hút đầu

tư để các nhà đầu tư nước ngoài thấy được những thế mạnh của nước mình vànhững ưu đãi, lợi ích nhà đầu tư nước ngoài co thể có được khi nhà đầu tư trực tiếp

bỏ vốn, công nghệ và các nguồn lực cần thiết khác để đầu tư phát triển ngành, lĩnhvực kinh tế - xã hội ở các địa phương hay trên cả nước Hoạt động thu hút FDI khá

đa dạng và phức tạp, yêu cầu nỗ lực chung của nhà nước sở tại và các ngành liênquan, đặc biệt là sự nỗ lực từ các ngành công nghiệp Trong những nỗ lực nhằm thuhút FDI, nhà nước đóng vai trò đưa ra những chính sách, quy định về đầu tư trựctiếp nước ngoài, bao gồm rào cản và các biện pháp kích thích đầu tư Vì thế, nhànước cần có những chính sách đúng đắn để thu hút FDI một cách hiệu quả, hợp lý,tránh trình trạng thu hút tràn lan gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh tế xã hộitrong nước

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Khi quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó thì vị trí địa lý là một trongnhững yếu tố quan trọng Một nước có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu vậnchuyển… mới có thể trở thành bàn đạp để những nước đi đầu thực hiện mục đíchcủa mình Vì vậy nó có ý nghĩa như một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư trực

Trang 19

tiếp nước ngoài Cũng như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của nước nhận đầu tưcũng trở thành một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư nước ngoài Điều kiện tựnhiên có thể là các điều kiện về khoáng sản, đất, rừng, khí hậu hay không gian củanước nhận đầu tư Điều kiện tự nhiên không những ảnh hưởng đến các yếu tố đầuvào mà còn quyết định yếu tố đầu ra.

Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội nước tiếp nhận đầu tư

Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sửdụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài Tình hình chính trịkhông ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp)thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi Hậu quả là lợi íchcủa các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt hạiđó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút Mặc khác, khi tình hình chính trị -

xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của cácnhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theođịnh hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư Do đó hiệuquả sử dụng vốn FDI rất thấp

Kinh nghiệm cho thấy, khi tình hình chính trị - xã hội bất ổn thì các nhà đầu

tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa Tuy nhiên, nếu chính phủ thực hiệnchính sách cởi mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà ĐTNN, cábiệt có trường hợp trong chiến tranh vẫn thu hút được FDI song đó chỉ là trườnghợp ngoại lệ đối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự muốn tìm kiếm

cơ hội buôn bán các phương tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tư của chính phủ thôngqua hình thức đa phương hoặc song phương nhằm thực hiện mục đích riêng Rõràng, trong trường hợp này, việc sử dụng FDI không đem lại hiệu quả kinh tế - xãhội cho nước tiếp nhận đầu tư

Trang 20

thuế và sự phân chia lợi nhuận Hệ thống pháp luật cũng có thể tạo thuận lợi hoặccũng có thể làm hạn chế hay cản trở hoàn toàn hoạt động của các công ty nướcngoài Điều này đặt ra vấn đề là cần có cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻo tạo thuậnlợi cho các nhà đầu tư mà không mất đi chủ quyền quốc gia.

 Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô.

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư Điều này đặcbiệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài Để thu hút đượcFDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và

là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ

mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới cóđiều kiện sử dụng tốt FDI

Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạmphát và ổn định tiền tệ Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ củachính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cáccông cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách hoặcgiữ cho ngân sách cân bằng

 Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước có hiệu

quả.

Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI Một

hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong nhữngyếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trrợ chocác nhàĐTNN Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:

- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được phápluật bảo đảm

- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuậnđối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài

- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất Bởi yếu tố này tác động trực tiếpđến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận Nếu các quy định pháp lý bảo đảm antoàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư khôngphương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợinhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao

Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyêntắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế

Trang 21

Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhàĐTNN.

Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệulực là bộ máy quản lý nhà nước Nhà nước phải mạnh với bộ máy quản lý gọn nhẹ,cán bộ quản lý có năng lực, năng động, có phẩm chất đạo đức Việc quản lý các dự

án FDI phải chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư song không ảnhhưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội

 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩyhoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyếtđịnh Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệthống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng tạo điều kiện cho các

dự án FDI phát triển thuận lợi Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố này phản ánhtrình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.Trong quátrình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, thờigian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho các khâuvận chuyển, thông tin sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư

 Hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại.

Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải diễn ra trong môitrường thuận lợi, có đầy đủ các thị trường: thị trường lao động, thị trường tài chính,thị trường hàng hoá - dịch vụ Các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất kinh doanh ởnước chủ nhà nên đòi hỏi ở nước này phải có một hệ thống thị trường đồng bộ, đảmbảo cho hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại hiệu quả Thị trường laođộng là nơi cung cấp lao động cho nhà đầu tư Thị trường tài chính là nơi cho nhàđầu tư vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và thị trường hàng hoá - dịch vụ lànơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hoá, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư Hệthống thị trường này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trìng hoạt động sản xuất kinhdoanh diễn ra thuận lợi - từ nguồn đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra

Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại là thực hiện chiến lược hướng vềxuất khẩu Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh với cácquốc gia khác tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mai, chiếm được lòng tin củacác nhà đầu tư

Trang 22

Nguồn nhân lực

Con người với trình độ lao đông bằng tri thức, có kỹ năng hay lao động chântay đều trở thành nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài Chi phí nhânlực (Chi phí dùng cho đào tạo, lương, bảo hiểm, phúclợi) chiếm một bộ phận lớntrong tổng chi phí lưu động , bởi vì đây là yếu tố quyết định đến quản lý, vận hànhsản xuất kinh doanh ở giai đoạn thứ ba của quá trình đầu tư Ở các nước đang pháttriển chi phí nhân công rẻ do số lượng dồi dào,thường là lợi thế thu hút FDI lúc banđầu, nhưng trình độ công nhân lại là nhược điểm Do đó ở các nước đang phát triển,FDI hầu hết tập trung vào những ngành sử dụng nhiều nhân công, không đòi hỏinhiều kỹ thuật cao

Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới.

Tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác,

mà còn tới cả các dự án đang triển khai Khi môi trường kinh tế chính trị trong khuvực và thế giới ổn định, không có sự biến động khủng hoảng thì các nhà dầu tư sẽtập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư có thể thuhút được nhiều vốn FDI Ngược lại, khi có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu

ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó khăn rất nhiều về kinh tếnên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI Sự thay đổi về các chính sách của nướcchủ nhà để phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi các nhà ĐTNN phải có thời giantìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó Hơn nữa, tình hình của nước đầu tư cũng

bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư mới dẫn đến thay đổi chiến lược ĐTNNcủa họ Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á trong thời gian qua

đã làm giảm tốc độ đầu tư FDI vào khu vực này Hàng loạt các nhà đầu tư rút vốnhoặc không đầu tư nữa vì sợ rủi ro

1.2.3.Nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Trước khi FDI vào trong nước đã có những công ty sản xuất sản phẩm côngnghiệp hỗ trợ cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất sản phẩm chính cho thị

Trang 23

trường nội địa Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuất công nghiệp hỗ trợ

sẽ phát triển mạnh hơn nếu được tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệcủa các doanh nghiệp FDI Sự liên kết này hình thành do các công ty công nghiệp

hỗ trợ phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giáthành cạnh tranh được với hàng nhập khẩu Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờchuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI

Với sự gia tăng của FDI, nhiều doanh nghiệp bản xứ ra đời trong các ngànhcông nghiệp hỗ trợ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI.Những doanh nghiệp sớm hình thành sự liên kết với doanh nghiệp FDI sẽ đượcchuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh, từ đó mở rộng thị trường cho ngànhcông nghiệp hỗ trợ

Khi FDI vào sẽ cải thiện năng lực cho các doanh nghiệp trong nước bằngcách cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới chuyển giao côngnghệ, từ đó công nghiệp hỗ trợ có nền tảng để phát triển lớn mạnh và được chuyênmôn hóa, đồng thời thu hút được hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoàiđầu tư vàocông nghiệp hỗ trợ trong nước

Việc thu hút FDI phát triển công nghiệp phụ trợ có một ý nghĩa vô cùngquan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia, đặc biệt

là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam Vì ở những quốc gia này muốnhình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại, nhất là những ngànhcông nghiệp như sản xuất ô tô, xe máy, các sản phẩm điện tử, điện lạnh,… một cáchhiệu quả thì phải phát triển mạnh ngành công nghiệp phụ trợ để các sản phẩm nóthay thế dần, tiến tới thay thế hoàn toàn các sản phẩm nhập khẩu Công nghiệp phụtrợ được xem là “chìa khóa vàng” thúc đẩy phát triển công nghiệp

Trang 24

Tại Việt Nam hiện nay, thuật ngữ công nghiệp phụ trợ không còn xa lạ đốivới các nhà hoạch định chính sách cũng như người làm kinh tế bởi tầm quan trọngcủa CNPT được khẳng định mạnh mẽ Việt Nam cũng đã có một số bước tiến quantrọng trong phát triển công nghiệp phụ trợ Tuy nhiên CNPT vẫn đang bị đánh giá

là một ngành chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất Những vấn đềđặt ra trong quá trình đưa đất nước theo định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóakéo theo nhu cầu lớn về sản phẩm công nghiệp phụ trợ, mà phần lớn hiện nay dựavào nhập khẩu Với nguồn vốn hạn hẹp, trình độ công nhân tương đối thấp như ởViệt Nam thì việc thu hút FDI để phát triển một ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuậtcao, vốn lớn như CNPT là hết sức quan trọng và cần thiết

1.3 Kinh nghiệm thu hút FdI vào ngành công nghiệp phụ trợ ở một số nước Châu Á

1.3.1 Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ của Thái Lan

Ở Thái Lan từ lâu người ta đã nhận ra là cần phải khuyến khích sự phát triểncủa CNPT và nhu cầu cấp bách này ngày càng trở nên rõ ràng hơn khi Thái Lantheo đuổi chiến lược hướng ra xuất khẩu Thái Lan đã tận dụng lợi thế việc cáccông ty Nhật Bản ồ ạt đầu tư sang các nước ASEAN để phát triển CNPT trongnước Với chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, Thái Lan

đã đưa ra nhiều ưu đãi về thuế, thành lập các khu tự do thương mại cho các dự ánđầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

Bên cạnh các chính sách ưu đãi cho phát triển CNPT, Thái Lan còn thành lậpcác Ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và các tổ chức chuyên lo phát triển xây dựng vàhình thành mối liên kết công nghiệp trong và ngoài nước Ngoài ra Thái Lan còn cóchính sách buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định trong sản xuất kinh doanh

Trang 25

phải thay đổi theo chiến lược để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa Điều này kéo theo những

dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất tại chỗ đồng thời kéo theo các công ty,tập đoàn lớn từ chính nước họ sang đầu tư ở Thái Lan để mở thêm các cơ sở CNPT.Hiện nay Thái Lan đã đứng đầu các nước ASEAN về phát triển CNPT

1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất khu vực Đông Á.Các tập đoàn lớn của Nhật Bản như: Mitsubishi, Honda, Toshiba,… đang khẳngđịnh vị thế trên thị trường thế giới Để có thành quả như ngày hiện nay một phần lànhờ vào chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp,đặc biệt là việc quan tâm phát triển ngành CNPT giúp đưa đất nước Nhật Bản từchỗ phụ thuộc vào nước ngoài, công nghiệp yếu kém trở thành quốc gia tự chủ vềkinh tế với trình độ công nghệ hiện đại nhất thế giới Để phục vụ nhà máy lắp ráp,Nhât Bản có hàng nghìn các doanh nghiệp vệ tinh khác sản xuất các linh kiện phụtùng hỗ trợ cho doanh nghiệp đó Hiện ở Nhật Bản có nhiều tên tuổi tầm cỡ thế giớinhưng các công ty này chỉ chiếm 1% mà thôi và công việc chủ yếu vẫn là lắp ráp,sản xuất cuối cùng, còn 90% doanh nghiệp cấp thấp hơn sản xuất các linh kiện chonhững công ty này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đặc biệt chỉnh phủ Nhật Bản còn có những chính sách hỗ trợ các doanhnghiệp vừa và nhỏ, Nhật Bản luôn quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ vàluôn đánh giá họ rất cao trong việc thúc đẩy ngành CNPT phát triển Từ năm 1963,

đã có quỹ tài chính đầu tư vốn cho doanh nghiệp loại này Chỉ mất 3 ngày doanhnghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn Ngoài ra Nhật Bản còn thành lập những đơn vịbảo lãnh tín dụng có khả năng bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họvay vốn cho các doanh nghiệp tư nhân khác Bên cạnh những hỗ trợ về tài chính,Chính phủ Nhật Bản còn hỗ trợ về công nghệ Nhật Bản còn quan tâm tới việc xúc

Trang 26

tiến các liên kết giữa các nhà cung cấp các linh kiện, thường là các doanh nghiệpnhỏ với các công ty lớn bằngviệc thiết lập cơ sở dữ liệu về CNPT Các địa phươngđều có cơ sở dữ liệu riêng với sự tham gia của các quan chức chính quyền, cácdoanh nghiệp, các nhà nghiên cứu Các cơ sở dữ liệu này có chất lượng cao cungcấp thông tin chi tiết về các nhà cung cấp và rất dễ tiếp cận.

Vấn đề nhân lực cũng là một trong những chiến lược của Nhật Bản Nhật Bản

đã thiết lập hệ thống mang tên “meister” ở cấp quốc gia, tỉnh thành phố và công ty.Meister là thuật ngữ theo tiếng Đức dành cho người lao động có kỹ thuật cao trongcác ngành nghề chế tạo Như vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực được phốihợp thực hiện ở tất cả các cấp nhằm khuyến khích lao động có trình độ kỹ thuật tốtngày càng hoàn thiện chất lượng và họ được xã hội thừa nhận Những kinh nghiệm

từ việc nghiên cứu chính sách của Nhật Bản sẽ vô cùng có ích cho việc quy hoạchphát triển CNPT ở Việt Nam hiện nay

1.3.3 Kinh nghiệm của Malaysia

Quy hoạch công nghiệp 2006-2020, Chính phủ Malaysia đã nhấn mạnh Côngnghiệp phụ trợ, coi chính sách CNPT là một phần quan trọng trong chiến lược tổngthể về doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo đó, chương trình liên kết công nghiệp phụtrợ, hợp tác giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trongnước đã tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng năng lực…

Malaysia theo đuổi chiến lược khuyến khích FDI có chọn lọc để thúc đẩyphát triển công nghiệp phụ trợ Ở Malaysia có những điển hình thành công nổi bậtkhác có ích cho việc học hỏi kinh nghiệm, giúp phát triển CNPT ở Việt Nam Vớimột lượng vốn lớn đổ vào Penang trong những năm 1980, đặc biệt trong ngànhcông nghiệp điện tử, nhu cầu lao động có trình độ để có thể vận hành được các dâychuyền sản xuất hiện đại càng trở nên bức thiết Để đáp ứng yêu cầu của các công

Trang 27

ty đa quốc gia, chính quyền tỉnh Penang đã thành lập trung tâm PSDC vào năm

1989, PSDC cung cấp các khóa đào tạo về kỹ thuật và quản trị kinh doanh cho một

số lượng lớn các nhân viên của các công ty cũng như những người đã tốt nghiệp ởcác trường trung học, cung cấp công nghệ hiện đại thường xuyên được cập nhật,đưa ra sáng kiến về chương trình cung cấp toàn cầu (GPS) làm giảm khoảng cáchthông tin giữa các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp các linh kiện, phụ kiệntrong nước Các chương trình ở Penang đào tạo tại các công ty thành viên soạn thảo

và luôn được cập nhật để phù hợp với nhu cầu thị trường Mô hình này có thể manglại bài học quý giá cho Việt Nam trong việc thực hiện các chương trình phát triểnCNPT hiện nay

1.3.4 Bài học kinh nghiệm

Qua những kinh nghiệm về thu hút FDI vào ngành CNPT của các nước nêutrên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau cho Việt Nam:

Thứ nhất, các nước phát triển trong ngành CNPT đều có những chính sách

khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành CNPT trong nước nhưngthu hút một cách có chọn lọc các dự án có chất lượng, phù hợp với cơ cấu địnhhướng của nền kinh tế

Thứ hai, các biện pháp chủ yếu mà các nước như Nhật Bản, Thái Lan áp

dụng là các biện pháp ưu đãi về tài chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tưtrực tiếp vào ngành CNPT, cụ thể là ưu đãi thuế hay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa vànhỏ nội địa và nước ngoài hoạt động trong ngành để tạo môi trường đầu tư thoáng

và hấp dẫn

Thứ ba, Các quốc gia trên cũng rất chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại,

đồng bộ phục vụ cho phát triển CNPT như đổi mới, cập nhật công nghệ tiên tiếntrên thế giới, xây dựng các khu CNPT Đặc biệt đối với một nước đang trong giai

Trang 28

đoạn đầu phát triển như Việt Nam cần phải học tập: thành lập các trung tâm tư vấn,cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngànhCNPT và đào tạo lao động với sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài.

Thứ tư, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn được các

quốc gia ưu tiên Làm được điều này, thị trường cho ngành CNPT sẽ được mở rộng,hơn nữa không chỉ những nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam mà các doanhnghiệp trong nước cũng có cơ hội học hỏi, tiếp thu được công nghệ tiên tiến, kỹnăng và phong cách làm việc hiệu quả từ các doanh nghiệp nước ngoài thông quacác chương trình hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, phương pháp quản lý giữa cácnước

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO

NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VIỆT NAM

2.1 Ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Trang 29

2.1.1 Khái quát ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

2.1.1.1 Khái niệm

Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” (CNPT) được sử dụng rộng rãi ở nhiềuquốc gia trên thế giới, bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển Tuy nhiên chođến nay, vẫn chưa có một cách hiểu chung nhất đối với thuật ngữ này Tùy theotừng hoàn cảnh, mục đích sử dụng mà mỗi quốc gia đều có cách định nghĩa riêng vềCNPT

Công nghiệp phụ trợ không phải là điều gì mới mẻ đối với các nước đangphát triển, nó xuất phát từ khi xã hội có sự phân công lao động ở trình độ cao.CNPT chính là tổng hợp các ngành công nghiệp vệ tinh phục vụ cho các ngànhcông nghiệp chính Nước Mỹ, là nước có nền công nghiệp phát triển bậc nhất thế

giới đã đưa ra khái niệm về công nghiệp phụ trợ như sau “CNPT là các ngành cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện nhằm phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm công nghiệp cuối cùng”.

Tuy nhiên, thuật ngữ CNPT lại không bắt nguồn từ các nước đi đầu trongcác cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở Âu Mỹ mà ở Nhật Bản, một nước đi sauluôn đạt được những thành tựu lớn trong phát triển công nghiệp Ngay trong giaiđoạn phát triển thần kỳ, Nhật Bản đã xây dựng cơ cấu kinh tế “hai tầng” chú trọngngay từ đầu khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào Nhật Bản đã thành lập cácdoanh nghiệp vệ tinh vừa và nhỏ trong nước có khả năng cung cấp và hỗ trợ cácdoanh nghiệp lớn các sản phẩm cấp thấp hơn hoặc các sản phẩm sơ chế…để gópphần tạo ra thế chủ động trong sản xuất cho các doanh nghiệp này Nhật Bản đưa ra

khái niệm CNPT như sau “CNPT là ngành sản xuất những vật dụng cần thiết như nguyên liệu thô, phụ tùng và hàng hóa tư bản cho công nghiệp lắp ráp (gồm ô tô, điện tử)”.

Trang 30

Tại Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) (supporting industries – SI) đãđược định nghĩa tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủtướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, theo đó

- “Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”

Mặc dù xem xét cách định nghĩa của các nước tiêu biểu có thể thấy rằngmặc dù từ ngữ khác nhau nhưng vẫn có những điểm tương đồng trong cách hiểu vềCNPT như sau:

- Thứ nhất, đó là ngành công nghiệp vậy nên có sự kết hợp nhân tố conngười và máy móc trong môi trường làm việc có tính chuyên môn hóa cao và trình

độ nhất định

- Thứ hai, sản phẩm công nghiệp phụ trợ là các sản phẩm trung gian và các

tư liệu sản xuất Lấy ví dụ như trong quá trình sản xuất các sản phẩm điện tử giadụng thì các bộ phận sản xuất như: các bộ phận bằng nhựa và kim loại được gọi làcác sản phẩm trung gian Bộ phận trung gian đó được gọi là tư liệu sản xuất Điềunày để phân biệt với các sản phẩm tự nhiên vì sản phẩm tự nhiên là các nguyên vậtliệu thô có sẵn trong tự nhiên

- Xét về tổ chức kinh doanh, ngành CNPT phát triển ở ba loại hình doanhnghiệp: thứ nhất là các nhà cung cấp linh kiện bộ phận và công cụ máy móc đượcđặt ở nước ngoài để tân dụng các ưu đãi đầu tư và phát huy tính kinh tế trongchuyên môn hóa Thứ hai là các nhà cung cấp linh kiện bộ phận và các công cụ máymóc của nước ngoài đặt ở thị trường nội địa Thứ ba là các nhà cung cấp linh kiện

bộ phận và các công cụ máy móc trong nước thường là các doanh nghiệp vừa vànhỏ

Trang 31

Tóm lại, ngành CNPT là ngành bao gồm các ngành công nghiệp vật liệu,phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệpsản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêudùng và sản phẩm công nghiệp phụ trợ là vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bánthành phẩm sản xuất tại Việt Nam để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩmhoàn chỉnh

2.1.1.2 Đặc điểm

Khái niệm về ngành công nghiệp phụ trợ là một khái niệm rộng và mang tínhtương đối, tuy nhiên nó có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, Phạm vi của Công nghiệp phụ trợ phụ thuộc vào chính sách:

Như đã phân tích ở trên, tùy vào trình độ phát triển, mục tiêu chính sách mà mỗiquốc gia đều có những cách hiểu riêng về CNPT Có thể nói chính sách quyết địnhphạm vi của CNPT, tức là bao gồm những ngành nào và những sản phẩm nào.Phạm vi của công nghiệp phụ trợ khá rộng, dàn trải với 5 nhóm ngành và 46 sảnphẩm Quyết định 12 của Thủ tướng Chính phủ quy định 5 ngành gồm: (1) cơ khíchế tạo; (2) điện tử tin học; (3) sản xuất lắp ráp ô tô; (4) dệt may; (5) da giày đượckhuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ với những ưu đãi về: phát triển thịtrường, về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, thông tin và tàichính

- Theo nghiên cứu của các chuyên gia, CNPT ở các nước đang phát triển sẽ trải qua

5 giai đoạn, bao gồm:

+ Giai đoạn 1: việc sản xuất, lắp ráp dựa trên nhập khẩu các cụm chi tiết, rất ít nhàsản xuất các chi tiết, linh kiện của nước sở tại

+ Giai đoạn 2: số lượng nhà sản xuất hỗ trợ tăng lên nhưng tỷ lệ nội địa hóa và tínhcạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa cao Các nhà sảnxuất lắp ráp thường sử dụng linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước là những loạithông dụng, lắp lẫn, dùng chung

Trang 32

+ Giai đoạn 3: xuất hiện các nhà cung ứng sản phẩm hỗ trợ chủ chốt độc lập, khôngtheo yêu cầu trực tiếp của nhà lắp ráp Việc gia công tại chỗ các chi tiết có độ phứctạp cao phát triển mạnh và khối lượng hàng hóa nhập khẩu để lắp ráp giảm dần.+ Giai đoạn 4: hầu như toàn bộ chi tiết, phụ tùng, linh kiện được sản xuất ở nước sởtại, kể cả một phần nguyên liệu sản xuất các linh kiện đó.

+ Giai đoạn 5: các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển các thành tựu nghiên cứuphát triển tới nước sở tại Năng lực nghiên cứu phát triển nội địa được củng cố, pháttriển, bắt đầu sản xuất phục vụ xuất khẩu triệt để

Theo đánh giá của Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, CNPT nước

ta mặc dù đã hình thành khá lâu nhưng chưa tạo bước đột phá nào đáng kể mà vẫnloay hoay tìm hướng đi phù hợp Theo đó, CNPT Việt Nam hiện đang ở vào khoảngiao thoa giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2, mốc rất thấp và chúng ta đang mơ đếnmột ngày CNP

T phát triển

Sản phẩm của CNPT không chỉ đơn thuần phục vụ hay hỗ trợ các ngành côngnghiệp nội địa Đối với các nước có ngành CNPT phát triển, sản phẩm của ngànhCNPT sau khi đảm bảo cung cấp cho công nghiệp trong nước có thể xuất khẩu sangcác nước khác Trong ASEAN, Thái Lan là nước dẫn đầu trong việc xuất khẩu cácsản phẩm của CNPT Trái lại, do ngành CNPT ở nước ta còn kém phát triển, hàngnăm nước ta phải nhập khẩu một lượng lớn linh phụ kiện để phục vụ cho các nhàlắp ráp trong nước

 Thứ ba, CNPT là ngành đòi hỏi nhiều vốn và trình độ công nghệ cao:

Với chí phí cố định cao và hiệu quả theo quy mô ngày càng tăng, CNPT cầnnhiều vốn hơn cả ngành lắp ráp sản phẩm Trong khi, quá trình lắp ráp sản phẩmcần nhiều lao động thì việc sản xuất các linh kiện, bộ phận, công cụ lại cần nhiềumáy móc và ít lao động hơn Hơn nữa những máy móc này không thể chia nhỏđược (tức là không thể mua được từng phần) Một khi đã đầu tư lắp đặt hệ thốngmáy móc thì chi phí vốn cho nhà máy sẽ luôn ở một mức cố định cho dù hệ thốngmáy này được vận hành liên tục 24h/ngày hay chỉ vận hành trong thời gian nhấtđịnh Còn lao động trong ngành CNPT phần lớn là các nhà vận hành máy móc,những kiểm soát viên về chất lượng sản phẩm, các kỹ thuật viên và các kỹ sư Do

Trang 33

đặc điểm này mà các ngành CNPT ở các nước đang phát triển có xu hướng kémtính cạnh tranh hơn do họ không có khả năng tài chính và lao động có trình độ đểtận dụng và vận hành tốt các thiết bị Thậm chí chính phủ các nước đang phát triểnlại coi ngành CNPT là ngành có công nghệ thấp trong khi trên thực tế nó lại làngành cần nhiều vốn và đòi hỏi công nghệ cao.

Thứ tư, CNPT bao phủ một phạm vi rộng trong các ngành chế tạo

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp đều được làm từ nhựa, kim loại và đềutrải qua quá trình chế tạo ban đầu như cán, ép, đúc… và đều phải sử dụng các máymóc như: máy cán thép, khuôn đúc…Ngành CNPT lại gồm các nhà cung cấp cácsản phẩm đó Do vậy mà CNPT bao phủ một phạm vi rộng trong các ngành chế tạo.Thực tế, các ngành công nghiệp điện tử, ô tô, xe máy đều có chung ngành CNPTnhư cán ép nhựa, cán ép kim loại Các sản phẩm điện tử gia dụng và xe máy đều sửdụng các bộ phận nhựa được sản xuất thông qua một quá trình tương tự nhau Cácsản phẩm điện tử xe máy, ô tô đều phải sử dụng các thiết bị ép kim loại Do đó cóthể nói rằng CNPT là nguồn tạo năng lực cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp

2.1.1.3 Vai trò của ngành công nghiệp phụ trợ

Xét trên cả tầm nhìn trung và dài hạn, ngành CNPT đóng một vai trò hết sứcquan trọng bởi đây là luận điểm quan trọng để xây dựng các giải pháp nâng caonăng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp Việt Nam CNPT được ví như chân núi,tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi chính là ngành công nghiệpsản xuất và lắp ráp các sản phẩm cuối cùng Như vậy ngành CNPT có một số vai trònổi bật sau đây đối với ngành công nghiệp cũng như đối với toàn bộ nền kinh tếquốc gia:

Thứ nhất, Bảo đảm tính chủ động cho nền kinh tế: Việc cung ứng linh kiện,

nguyên vật liệu, các bán thành phẩm ngay trong nội địa làm cho ngành công nghiệpchủ động, không bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài và nền kinh tế toàn cầu CNPTkhông phát triển làm cho ngành công nghiệp chính thiếu sức cạnh tranh, phạm viphát triển cũng giới hạn trong một số ngành

Trang 34

Thứ hai, Hạn chế nhập siêu: Do luôn luôn phải nhập khẩu các linh phụ kiện

cho sản xuất lắp ráp trong nước nên hầu hết các nước đang phát triển rơi vào trìnhtrạng nhập siêu Phát triển CNPT, vì vậy góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lựctrong nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và cácsản phẩm chế biến thô Phát triển CNPT sẽ là một trong những biện pháp quantrọng để giải quyết trình trạng nhập siêu của nền kinh tế các quốc gia đang pháttriển, bảo đảm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu

Thứ ba, Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính: Cùng với

việc chủ động trong nguồn cung ứng, chi phí của sản phẩm công nghiệp cũng giảmđáng kể, do cắt giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận dụng nhân công rẻ và nguồnnguyên liệu ngay tại nội địa Việc phát triển các ngành CNPT một cách hợp lý, cânđối trong bối cảnh “thế giới phẳng” ngày nay sẽ tạo ra các sản phẩm có đặc thùriêng của quốc gia, có sức cạnh tranh hơn hẳn các sản phẩm chỉ được lắp ráp bởicác linh kiện và nguồn cung ứng toàn cầu

Thứ tư, Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp: Các giai đoạn

thượng nguồn và giai đoạn hạ nguồn là những giai đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao.Đây chính là công đoạn của các ngành CNPT Trong khi trung nguồn, với các hoạtđộng gia công, lắp ráp là khu vực ít tạo ra giá trị gia tăng nhất Như vậy, một quốcgia có thể tạo ra giá trị gia tăng của các sản phẩm công nghiệp khi khu vực thượngnguồn với nguyên liệu phụ, cụm linh kiện được cung ứng ngay trong nội địa Pháttriển CNPT vì vậy góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước, giảmnhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên, các sản phẩm chế biếnthô

Thứ năm, Phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ: CNPT hầu hết do

hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhiệm, đây là khu vực doanh nghiệp tạo

Trang 35

nhiều việc làm, là nền tảng sáng tạo của nhiều quốc gia Đặc biệt, phát triển hệthống doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những biện pháp hữu hiệu đối phó vớikhủng hoảng kinh tế, là đối tượng để cân bằng với các tập đoàn kinh tế khổng lồhay bị tác động nhanh của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Thứ sáu, Mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: CNPT

không phát triển sẽ làm cho các công ty nhập khẩu phải phụ thuộc nhiều vào nhậpkhẩu Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài, nhưng

vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm, phí lưu kho bãi, ứ đọng choviệc nhập khẩu vào lưu kho… sẽ làm tăng chi phí đầu vào Đó là chưa kể đến rủi ro

về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu Các công ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăntrong việc quản lý chuỗi cung ứng, nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận

Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… CNPT nhờ đó trở thành một bộ phận tham gia vàochuyên môn hóa quốc tế, giá trị sản xuất của CNPT sẽ nằm trong chuỗi giá trị sảnxuất công nghiệp của khu vực cũng như toàn cầu.Hội nhập quốc tế quan trọng hơn

là hội nhập ở thượng nguồn, tức là phối hợp với nhau trong quá trình tham gia sảnxuất linh kiện, để tham gia vào chuỗi 5 sản xuất toàn cầu Công nghiệp hỗ trợ chính

Trang 36

là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu chứ không phải công nghiệplắp ráp Công nghiệp lắp ráp lại thuộc khâu hạ nguồn, nó không mang tính sản xuất,chế tạo, thiếu yếu tố năng động, sáng tạo Đối với việc tham gia vào chuỗi giá trịsản xuất toàn cầu, nếu như công nghiệp hỗ trợ không phát triển sẽ làm cho các công

ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộcnhiều vào nhập khẩu Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ởnước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, chi phí chuyên chở, bảo hiểm sẽ làmtăng phí tổn đầu vào Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàngnhập khẩu Công ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý dây chuyềncung cấp nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận, và các sản phẩm côngnghiệp phụ trợ khác

Cuối cùng, phát triển CNPT là điều kiện đủ để phát triển các cụm liên kết

ngành (industrial cluster) – công cụ rất hữu hiệu giúp nâng cao cạnh tranh, đổi mớicông nghệ và phát triển kinh tế vùng – thông qua xây dựng mạng lưới các nhà cungứng sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp khác

2.1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ

Quy mô cầu: quy mô cầu lớn là một điều kiện thiết yếu để phát triển ngành

CNPT Điều này xuất phát từ thực tế rằng ngành CNPT là ngành đòi hỏinhiều vốn và công nghệ hiện đại Để giảm thiểu chi phí trên một đơn vị sảnphẩm, các doanh nghiệp phải tính đến lợi thế kinh tế nhờ quy mô Đó là lý dotại sao các nhà đầu tư muốn đảm bảo một thị trường có dung lượng lớn trướckhi ra quyết định đầu tư

Nguồn nhân lực: CNPT là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao.

Hiện nay đa phần cho rằng nguồn nhân lực có trình độ cao còn quan trọnghơn máy móc hiện đại Các chuyên gia Nhật Bản cho biết nếu chỉ đơn thuần

Trang 37

dựa vào máy móc dây chuyền thì sẽ không tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế

vì các quốc gia đều có thể sở hữu chúng Do vậy, điểm làm nên điều khácbiệt chính là đội ngũ nhân công có tay nghề cao vì họ chính là những ngườitrực tiếp vận hành, cải tiến máy móc, phát minh ra những phương pháp mớinhằm nâng cao hiệu quả công việc Có thể nói rằng, sự thành công của mộtdoanh nghiệp trong ngành CNPT phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ kỹ sư vàchuyên gia

Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển công nghiệp

và chính sách huy động nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong việc bảođảm các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển bền vững

 Các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, chi phí và thời hạn cung ứng các phụkiện sản xuất trong nước phong phú, chất lượng cao sẽ tích cực hạ giá thànhsản phẩm

và nhà cung cấp nội địa mà không phân biệt quốc tịch Các ưu đãi như miễn

và giảm thuế doanh nghiệp khấu trừ thuế cho việc mua máy móc … sẽ thúcđầy vào khu vực phụ trợ

Trang 38

+ Chính sách hỗ trợ khác: Bên cạnh những chính sách về thuế, những chínhsách hỗ trợ khác: như hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ đào tạo,

….cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành CNPT

2.2 Tổng quan về tình hình thu hút FDI Hàn Quốc vào Việt Nam trong những năm gần đây

2.2.1 Theo quy mô vốn

Đầu tư của trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam bắt đầu tư trước khi hainước thiết lập quan hệ ngoại giao, tuy nhiên ban đầu quy mô dự án cũng như khốilượng đầu tư rất nhỏ bé Hàn Quốc chỉ chính thức đẩu tư vào Việt Nam từ năm

1992 Từ đó đến nay, FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng (từmức 500 triệu USD năm 1992 lên 37.7 tỷ USD năm 2014) Tính đến tháng 12 năm

2014 có 4,190 dự án đầu tư của Hàn Quốc được cấp phép đầu tư tại Việt Nam, vớivốn đăng ký gần 37.7 tỷ USD đứng thứ nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ

có vốn đầu tư vào Việt Nam Năm 2014, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại ViệtNam với 505 dự án cấp mới, 179 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư đăng kýcấp mới và tăng vốn là 7.32 tỷ USD chiếm 36.2 % tổng vốn đầu tư tại Việt Nam

FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam được chia thành 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 (1992- 2001) - từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến khi ký

“Hiệp định quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” Trong giai đoạn này,FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam chiếm 3.5% tổng số FDI vào Việt Nam vàtương đương 3.4% tổng số FDI của Hàn Quốc đầu tư ra nước ngoài

Trang 39

Giai đoạn 2 (2002 đến nay) - từ khi hai nước chính thức nâng tầm “Quan hệ

đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” Vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Namtăng mạnh, chiếm tới 36.2% tổng số FDI vào Việt Nam

Nguyên nhân của sự tăng trưởng đầy ấn tượng này là kỳ vọng của các nhàđầu tư vào tiềm năng của một nền kinh tế mới chuyển đổi kinh tế từ tập trung baocấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Các nhà đầu tư Hàn Quốccũng bị thu hút bởi các yếu tố tích cực như: lực lượng lao động dồi dào với chi phínhân công rẻ, thị trường tiêu thụ tiềm năng, có nhiều điểm tương đồng với các sảnphẩm Hàn Quốc và tương đối mở - dễ tiếp cận, ổn định chính trị và quan hệ chínhtrị, văn hóa hai nước liên tục phát triển, vị trí địa lý thuận lợi, chính sách ưu đãitương đối cạnh tranh, chiến lược đầu tư china +1 … so với mặt bằng chung cácquốc gia thu hút FDI Hàn Quốc có cùng trình độ phát triển như Indonesia, SriLanka, Philipines, Thái Lan, Cambodia, Myanmar… Bên cạnh đó còn có các lý dokhách quan như xu hướng đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á và đây cũng

là thời điểm các quốc gia trong khu vực (Malaysia, Singapore, Thái Lan,…) bắt đầuxuất khẩu tư bản Là một nước mới chuyển đổi cơ chế kinh tế ở Đông Nam Á, ViệtNam đã tận dụng được các điều kiện thuận lợi khách quan này

2.2.2 Về quy mô vốn đầu tư

Quy mô vốn dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc có sự đột phá mạnh Nếuthời kỳ đầu, các dự án FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu vừa và nhỏ Hiệnnay, khoảng 95% các dự án đầu tư của Hàn Quốc được thực hiện bởi các doanhnghiệp vừa và nhỏ (Quy mô dưới 500 người, doanh thu dưới 150 triệu USD) chủyếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ Trong đó các

dự án này chủ yếu tập trung vào các dự án gia công trong lĩnh vực công nghiệp nhẹnhư ngành may mặc, sản xuất dày dép… Tuy nhiên thời gian gần đây, đã bắt đầu có

Trang 40

sự chuyển biến về chất khi xuất hiện khối doanh nghiệp vệ tinh cho các TNCs HànQuốc đầu tư tại Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ điện tử,…

Trong năm 2014 đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta, với

1588 dự án cấp mới và 594 dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư cả cấp mới vàtăng vốn là 20.23 tỷ USD, trong đó Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Namvới 505 dự án cấp mới, 179 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới

và tăng vốn là 7.32 tỷ USD chiếm 36.2% vốn FDI vào Việt Nam

Hàn Quốc cũng được ghi nhận là một trong những nhà đầu tư có sự đột phá

về quy mô vốn cho mỗi dự án, với hàng loạt dự án lớn đang được triển khai Trong

đó đã xuất hiện hàng loạt dự án quy mô đầu tư siêu lớn với kim ngạch lên đến hàng

tỉ USD, điều mà trước đây chưa từng xảy ra Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc tuychỉ chiếm khoảng 5% số dự án nhưng đạt hơn 70% tổng vốn đăng ký đầu tư tại ViệtNam, tập trung vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản,xây dựng, dịch vụ,….đóng góp tích cực cho ổn định và phát triển kinh tế như SamSung, Doosan, LG, Posco, Cl, Taekwang, Hyosung, Với các dự án điển hình như:

dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên – giai đoạn 2 nhà đầu tư công

ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên – Hàn Quốc, dự án đầu tưtại khu công nghiệp Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷUSD; Dự án công ty TNHH Sam Sung Display Bắc Ninh, nhà đầu tư Sam SungDisplay Co.Ltd, dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong I, tỉnh Bắc Ninh với tổngvốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD; dự án công ty TNHH Ilshin VieetjNam dự án đượcđầu tư tại Tây Ninh, dự án đầu tư sản xuất sợi kéo, sản xuất sợi, sản xuất vải dệtkim, vải đan móc, với tổng vốn đầu tư đăng ký 117 triệu USD

Sự trỗi dậy của làn sóng đầu tư Hàn Quốc được đánh giá từ các dự án đầu tư

có sức ảnh hưởng lớn với vốn cam kết lên đến hàng tỉ USD Mỹ của tập đoàn điện tử

Ngày đăng: 14/03/2016, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Phan Duy Minh, PGS.TS.Đinh Trọng Thịnh (2012), “ Giáo trình tài chính quốc tê”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính quốc tê
Tác giả: PGS.TS. Phan Duy Minh, PGS.TS.Đinh Trọng Thịnh
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2012
2. PGS.TS. Phan Duy Minh (2011), “ Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế”, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế
Tác giả: PGS.TS. Phan Duy Minh
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 2011
7. TS.Kenichi Oho, GS.TS Nguyễn Văn Thường (2005), “Hoàn Thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam”, nhà xuất bản lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn Thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam
Tác giả: TS.Kenichi Oho, GS.TS Nguyễn Văn Thường
Nhà XB: nhà xuất bản lý luận chính trị
Năm: 2005
3. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Khác
4. Quyết định số 9028/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển CNPT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
6. Báo Cáo Bộ Công Thương về phát triển các ngành công nghiệp 2008,2009,2010,2011,2013 Khác
8. Minh tú (2013),”Để khuyến khích FDI chảy vào công nghiệp phụ trợ”, Báo Đầu Thầu - Bộ Kế Hoạch và Đầu tư Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w