1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên

72 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 785,5 KB

Nội dung

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ..8 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI ………………………………………..8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của FDI……………………………………………..8 1.1.2 Vai trò của FDI…………………………………………………………….9 1.2 Môi trường đầu tư…………………………………………………………...11 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của môi trường đầu tư…………………………..11 1.2.2 Các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư………………………………..13 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài…………..16 1.2.4 Tác động của môi trường đầu tư tới việc thu hút FDI…………………..20 Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN…………………………………………………..…..24 2.1 VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN ………………………………………………………………………...24 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên………………………………………………………..24 2.1.2 Văn hóa , xã hội……………………………………………………….…25 2.1.3 Đặc điểm kinh tế………………………………………………………….26 2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI ………………………………………………..27 2.2.1 Quy mô và tốc độ thu hút FDI …………………………………………..27 2.2.2 Tình hình thu hút FDI phân theo đối tác 25……………………………...28 2.2.3 Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư ………………...29 2.2.4 Theo hình thức đầu tư…………………………………………………...30 2.2.5 Những đóng góp của FDI………………………………………………..31 2.2.6 Hạn chế của việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên……….36 2.3 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH………………………………….......37 2.3.1 Cơ sở hạ tầng kinh tế…………………………………………………….37 2.3.2 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên………………………………………40 2.3.3 Môi trường luật pháp, thủ tục hành chính………………………………..44 2.3.4 Nguồn nhân lực…………………………………………………………..48 2.3.5 Môi trường kinh tế ……………………………………………………….48 2.4 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN…………...49 2.4.1 Đánh giá môi trường đầu tư thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh…….. 49 2.4.2 Hạn chế của môi trường đầu tư tỉnh……………………………………...52 2.4.3 Nguyên nhân…………………………………………………………… 54 Chương 3 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN…………………………56 3.1 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN…………………….56 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên…………. 56 3.1.2 Định hướng thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên……………57 3.2 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ……………………….60 3.2.1 Hoàn thiện khung chính sách về đầu tư………………………………….60 3.2.2 Các hoạt động thu hút đầu tư …………………………………………….62 3.2.3 Các hoạt động trao đổi thông tin về các điều kiện đầu tư ……………….65 3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ……………………………………68

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế củađơn vị thực tập

Nếu có gì sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FDI : Đầu tư quốc tế trực tiếp hay đầu tư trực tiếp nước ngoài

IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế

UNCTAD : Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài

MTĐT : Môi trường đầu tư

WB : Ngân hàng thế giới World Bank

GCI : Chỉ số cạnh tranh toàn cầu

PCI : Chỉ số canh tranh cấp tỉnh Việt Nam

VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

UBND : Ủy Ban Nhân Dân

GPĐT : Giấy phép đầu tư

CN-XD : Công nghiệp- Xây dựng

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

NGO : Viện trợ Chi chính phủ

BTO : Hợp đồng Xây dựng- Khai thác- Chuyển giao

BCC : Hợp đồng hợp tác kinh doanh

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư

WTO : Tổ chức thương mại quốc tế

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 - Bảng tỉ trọng các nhóm tỉ số của các nhóm nước

Bảng 2.1 - Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 2005 đến 2012 được cấp

phép

Bảng 2.2 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo lĩnh vực

Bảng 2.3 - Đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại

Thái Nguyên

Trang 3

Bảng 2.4 - Tình hình vận chuyển hành khách và hàng hóa các năm gần

đây

Bảng 2.5 - Chỉ số PCI của tỉnh trong các năm gần đây

Biểu 2.1 - Vốn đầu tư FDI phân theo đối tác

Biểu 2.2 - Vốn FDI tại Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư xét theo

số dự án

Biểu 2.3 - Tình hình thu hút lao động ở các doanh nghiệp có vốn FDI

tỉnh Thái Nguyên Biểu 2.4 - Chỉ số PCI của một số tỉnh trong năm 2012

Biểu 2.5 - Chỉ số thành phần PCI tỉnh Thái Nguyên giữa năm 2011 và

2012

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……… 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT… ……… 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……… …3

LỜI MỞ ĐẦU……… 6

Chương 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 8

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI ……… 8

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của FDI……… 8

1.1.2 Vai trò của FDI……….9

1.2 Môi trường đầu tư……… 11

Trang 4

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của môi trường đầu tư……… 11

1.2.2 Các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư……… 13

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài………… 16

1.2.4 Tác động của môi trường đầu tư tới việc thu hút FDI……… 20

Chương 2- THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN……… … 24

2.1 VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN ……… 24

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên……… 24

2.1.2 Văn hóa , xã hội……….…25

2.1.3 Đặc điểm kinh tế……….26

2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI ……… 27

2.2.1 Quy mô và tốc độ thu hút FDI ……… 27

2.2.2 Tình hình thu hút FDI phân theo đối tác 25……… 28

2.2.3 Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư ……… 29

2.2.4 Theo hình thức đầu tư……… 30

2.2.5 Những đóng góp của FDI……… 31

2.2.6 Hạn chế của việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên……….36

2.3 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH……… 37

2.3.1 Cơ sở hạ tầng kinh tế……….37

2.3.2 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên………40

2.3.3 Môi trường luật pháp, thủ tục hành chính……… 44

2.3.4 Nguồn nhân lực……… 48

2.3.5 Môi trường kinh tế ……….48

2.4 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN………… 49

2.4.1 Đánh giá môi trường đầu tư thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh…… 49

2.4.2 Hạn chế của môi trường đầu tư tỉnh……… 52

Trang 5

2.4.3 Nguyên nhân……… 54

Chương 3- GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN………56

3.1 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN……….56

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên………… 56

3.1.2 Định hướng thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên………57

3.2 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ……….60

3.2.1 Hoàn thiện khung chính sách về đầu tư……….60

3.2.2 Các hoạt động thu hút đầu tư ……….62

3.2.3 Các hoạt động trao đổi thông tin về các điều kiện đầu tư ……….65

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ………68

KẾT LUẬN………70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….71

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lý luận về tăng trưởng kinh tế, vốn là một nhân tố không thể không được đề cập đến Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần có vốn nhiều hơn nữa Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế cần phải có vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI FDI được xem như chiếc chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế Nó đã và đang đóng góp một phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên toàn thế giới Tại các quốc gia có chính sách đầu

tư nước ngoài hợp lý, FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai

Trang 6

trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn conngười - một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Các nhà đầu tư đặtcược một số tiền lớn trong điều kiện hiện tại và hy vọng thu được nhiều lợi nhuậntrong tương lai Do vậy, đầu tư luôn đòi hỏi một môi trường thích hợp nhất là trongđiều kiện kinh tế thị trường, với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt Nhận thứcđược điều đó, trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng cải thiệnmôi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn FDI : Lãnh đạo tỉnh đã hoạch định và tổchức hiệu quả các chương trình, kế hoạch thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặcbiệt là Trung Quốc Vấn đề thủ tục đăng ký kinh doanh đã tiến bộ rất nhiều, môhình một cửa đã được áp dụng triệt để Tuy nhiên, hạ tầng giao thông còn kém,thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật Vì vậy, cho đến nay Thái Nguênvẫn là một trong số các tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong cả nước Đểđưa Thái Nguyên phát triển thì việc đề ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trườngđầu tư để thu hút nguồn vốn FDI là rất cần thiết Chính vì thế, em quyết định chọn

đề tài : “ Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh

Thái Nguyên” làm nội dung của luận văn tốt nghiệp.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá thực trạng môi trường đầu tư và tình hình thu hút FDItrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm cải thiện môitrường đầu tư để thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư của tỉnh

- Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thuhút nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trang 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu môi trường đầu tư, các nhân tố thuộcmôi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên trong đó có đề cập đến các chỉ số CPI

- Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giaiđoạn 2002-2012

4 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợpcác phương pháp như phương pháp thống kê, tổng hợp, đối chiếu, phân tích, sosánh, logic từ các bảng biểu, báo cáo thường niên của các Bộ, cơ quan ban ngành

và các tổ chức quốc tế gắn lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề

5 Bố cục của luận văn

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, phần nội dung chính gồm 3 chương

Chương 1- Những vấn đề cơ bản về FDI và môi trường đầu tư

Chương 2- Thực trạng về môi trường đầu tư và thu hút FDI tại tỉnh Thái Nguyên Chương 3- Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên

Sau đây là nội dung chi tiết của từng chương

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của FDI

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư vớinhững quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trựctiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”.Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lýdoanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó

Trang 8

Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển (The United NationsConference on Trade and Development – UNCTAD) cũng đưa ra một định nghĩa

về FDI Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thôngqua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanhnghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanhnghiệp FDI FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoảnvay trong nội bộ công ty

Tại Việt Nam, Luật Đầu tư năm 2005 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếpnước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiềnnước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp táckinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư quốc tế

trực tiếp như sau “FDI là việc nhà đầu tư chuyển tiền và các nguồn lực cần thiết đến các không gian kinh tế khác không thuộc nền kinh tế của quốc gia nhà đầu tư, trực tiếp tham gia điều hành, tổ chức, quản lí…việc chuyển hóa chúng thành vốn sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa”

Từ khái niệm trên về FDI, FDI còn được thể hiện rõ nét hơn thông qua cácđặc điểm của hoạt động đầu tư và vốn đầu tư

Dưới góc độ vốn đầu tư, vốn FDI là loại vốn đầu tư dài hạn, phổ biến thờihạn đầu tư từ 10 năm trở lên; nội dung vật chất không chỉ bằng tiền, mà còn cảcông nghệ, uy tín và thương hiệu Đồng thời, việc đo lường vốn FDI có thể đượcthực hiện thông qua nhiều đồng tiền khác nhau

Dưới góc độ hoạt động đầu tư, FDI có những đặc điểm như sau

Thứ nhất, Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu vào

vốn pháp định tuỳ theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài ở từng nước, để họ có

Trang 9

quyền trực tiếp tham gia tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động đầu tư cũng như sử

dụng vốn đầu tư

Thứ hai, Quyền lợi của các nhà ĐTNN gắn chặt với dự án đầu tư: Kết quả hoạt

động sản xuất kinh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của nhà đầu tư.Sau khi trừ đi thuế lợi tức và các khoản đóng góp cho nước chủ nhà, nhà ĐTNNnhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định

Thứ ba, Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ nước ngoài cho nước chủ

nhà, bởi nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trực tiếp trước hoạt động sản xuấtkinh doanh của họ, và quá trình này thường kéo dài, không dễ rút đi trong thời gianngắn Do đó nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốnđầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ

Thứ tư, FDI được thực hiện trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc các nền

kinh tế khác ngoài nền kinh tế của quốc gia nhà đầu tư, trực tiếp cung cấp cho xãhội và phương thức thực hiện chủ yếu là thông qua các dự án FDI

1.1.2 Vai trò của FDI

Thứ nhất, FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù đắp sự thiếu

hụt vốn đầu tư góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển Đối vớicác nước đang phát triển, việc tiếp nhận số lượng lớn vốn đầu từ nước ngoài sẽ vừatác động đến tổng cầu, vừa tác động đến tổng cung của nền kinh tế Về mặt cầu, vìđầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi chủ chi tiêu nên những thay đổi bấtthường về đầu tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và thu nhập về mặt ngắn hạn Vềmặt cung, khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vàohoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượngtiềm năng tăng theo, do đó giá cả sản phẩm giảm xuống Sản lượng tăng, giá cảgiảm cho phép tăng tiêu dùng Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuấthơn nữa

Trang 10

Thứ hai, đầu tư sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Theo mô hình

của NUSKSE, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp phần phá vỡ cái “vòng luẩnquẩn” của các nước đang phát triển Bởi chính cái vòng luẩn quẩn đó đã làm hạnchế quy mô đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện nền khoa học kỹ thuật cũngnhư lực lượng sản xuất trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ Đồng thời qua đócho chúng ta thấy chỉ có “mở cửa” ra bên ngoài mới tận dụng được tối đa lợi thế sosánh của nước mình để từ đó phát huy và tăng cường nội lực của mình

Thứ ba, đầu tư sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh nghiệm của các

nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độmong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khuvực công nghiệp và dịch vụ Đầu tư sẽ góp phần giải quyết những mất cân đối vềphát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tìnhtrạng nghèo đói Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơcấu lãnh thổ sẽ được thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hớn các nhucầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

Thứ tư, đầu tư sẽ làm tăng cường khả năng khoa học công nghệ của quốc

gia Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công ty (chủ yếu là các công ty đaquốc gia) đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc từ nước khác sang nướcnhận đầu tư Chính nhờ sự chuyển giao này mà các nước chủ nhà nhận được những

kỹ thuật tiên tiến cùng với nó là kinh nghiệm quản lý, đội ngũ lao động được đàotạo, rèn luyện về nhiều mặt (trình độ kỹ thuật, phương pháp làm việc, kỷ luật laođộng … )

1.2 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của môi trường đầu tư

1.2.1.1 Khái niệm

Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnhvực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới Tại Việt Nam khi

Trang 11

chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhậpvới thế giới thì vấn đề môi trường đầu tư và hoàn thiện môi trường đầu tư được đặt

ra là một giải pháp hữu hiệu cho nền kinh tế, và nó đã thực sự đem lại hiệu quả

Theo WB, MTĐT được định nghĩa “ MTĐT là tập hợp các yếu tố đặc thùcủa địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư

có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài”

Do vậy, có thể hiểu “Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố và điều kiệnkhách quan, chủ quan bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp hay các nhà đầu tư,

có mối liên hệ tương tác lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư”

1.2.1.2 Đặc điểm của môi trường đầu tư

- Tính khách quan của môi trường đầu tư

Không có một nhà đầu tư nào hay một doanh nghiệp nào có thể tồn tại mộtcách biệt lập mà không đặt mình trong một môi trường đầu tư kinh doanh nhấtđịnh, ngược lại, không có môi trường đầu tư nào mà lại không có một nhà đầu tưhay một đơn vị kinh doanh nào Có thể nói ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanhthì ở đó sẽ hình thành môi trường đầu tư Môi trường đầu tư tồn tại một cách kháchquan, nó vừa tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nhưng đồng thời tạo ra các ràngbuộc, rào cản đối với họ

- Môi trường đầu tư có tính tổng hợp

Tính tổng hợp của môi trường đầu tư thể hiện ở chỗ nó bao gồm nhiều yếu

tố cầu thành, có quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau Số lượng và những yếu tố cấuthành của môi trường đầu tư tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình

độ quản lý ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia Vì thế mà môi trường đầu tư ở TrungQuốc lại khác với Việt Nam, môi trường đầu tư tại Bình Dương lại khác với HàNội hay Bắc Ninh

- Môi trường đầu tư có tính động

Trang 12

Các yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tư luôn vận động biến đổi qua cácthời kỳ Sự vận động biến đổi đó chịu tác động của các quy luật vận động nội tạicủa từng yếu tố cấu thành môi trường đầu tư và nền kinh tế, chúng vận động vàthay đổi để phù hợp với xu thế ngày càng phát triển và hoàn thiện Các yếu tố củamôi trường đầu tư như pháp lý, hành chính, cơ sở hạ tầng … luôn tác động đếnhoạt động của nhà đầu tư, điều chỉnh hoạt động của họ cho phù hợp với tình hìnhthực tế Do đó sự ổn định của môi trường đầu tư chỉ mang tính tương đối trong mộtthời kỳ nhất định Các nhà đầu tư muôn nâng cao hiêu quả đầu tư của mình thì cần

có được dự báo về sự thay đổi của môi trường đầu tư, để có các quyết định phùhợp Mặt khác muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư thì bản thân quốc gia đó phải tạo được sự ổn định các yếu tố môi trường đầu tư, đặc biệt là yếu tố chính trị, phápluật Khi nghiên cứu và đánh giá môi trường đầu tư phải đứng trên quan điểmđộng, các yếu tố của môi trường đầu tư phải được nhìn nhận trong trạng thái vừavận động vừa tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành những động chính cho sự pháttriển và hoàn thiện môi trường đầu tư

- Môi trường đầu tư có tính hệ thống

Môi trường đầu tư có tính hệ thống thể hiện ở chỗ nó vừa có mối liên hệ vàchịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường rộng lớn hơn, theo từng cấp độnhư: môi trường đầu tư ngành, môi trường đầu tư quốc gia, môi trường đầu tư quốctế….Trong một môi trường đầu tư ổn định, mức độ biến đổi của các yếu tố thấp và

có thể dự báo trươc được, còn trong môi trường càng phức tạp thì nhà đầu tư càngkhó dự báo với những thay đổi của môi trường đầu tư trong tư trong tương lai

1.2.2 Các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư

1.2.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của mộtquốc gia,một vùng lãnh thổ Nó có ưu thế lâu dài trong phát triển kinh tế xã hội và là căn cứ

để hoạch định các chính sách phát triển

Trang 13

Thực tế đã cho thấy các nước phát triển trên thế giới đều dựa vào ưu thế vế

vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có Trong quá trình phát triển kinh

tế, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện nay các nước phải tích cực khaithác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của mình và phát huy lợi thế so sánh.Tuynhiên cũng có những nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản nhưng lại có sức mạnhkinh tế vào bậc nhất thế giới Vì thế mà tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọngnhưng không phải là yếu tố sống còn trong phát triển kinh tế

Ưu thế địa lý của một quốc gia còn thể hiện ở chỗ quốc gia đó có nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động không, có giao lộ của các tuyến giao thôngquốc tế không, tại đó có kiểm soát được vùng rộng lớn không Một quốc gia có vịtrí như vậy có nghĩa là quốc gia đó được hưởng lợi từ các dòng thông tin, các tràolưu phát triển mới, thuận lợi cho việc chu chuyển vốn, vận chuyển hàng hoá vàhưởng địa tô nếu nằm ở vị trí chiến lựợc Đối với các nhà đầu tư thì các ưu đãi tựnhiên là những nơi có cơ hội làm ăn nhiều hơn, mức sinh lời cao hơn

1.2.2.2 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc,

hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụsản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay,…

Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí giántiếp trong sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư Thực tế phát triển tại các quốcgia cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi nào có hạ tầng phát triển, đủ khả năngphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư

Mạng lưới giao thông đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế

Nó phục vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, quan trọng nhất là cácđầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không Cáctuyến đường giao thông trọng yếu cũng cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa

Trang 14

các địa phương của một quốc gia Một mạng lưới giao thông đa phương tiện vàhiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được hao phí chuyên chở không cần thiết.

Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnhbùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thịtrường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới Chậm trễ trong thông tinliên lạc sẽ đánh mất cơ hội làm ăn Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt củanhà đầu tư đó là môi trường có hệ thống thông tin liên lạc và cước phí rẻ

Ngoài ra hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc sảnxuất quy mô lớn và liên tục, các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu sản xuấtliên tục thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư

1.2.2.3 Pháp luật và hành chính

Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều cómột hệ thống luật quy định rõ các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp đầu tư kinhdoanh sản xuất cái gì, cấm mặt hàng gì Hệ thống các cơ chế chính sách và nhữngquy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh như chính sáchtài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chínhsách phát triển kinh tế nhiều thành phần

Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm định hướng phát triển kinh tế của nhànước thông qua các chủ trương và chính sách Nhà nước điều hành và quản lý kinh

tế, theo dõi sự hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên phương diệnquản lý nhà nước về kinh tế

Các chính sách thể hiện ưu đãi, khuyến khích đối với một số lĩnh vực nào

đó, đồng thời những chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các lĩnh vực đó

Hệ thống pháp luật đựơc xây dựng nhằm quy định những điều mà các thànhviên trong xã hội được làm và không được làm.Nhà nước giữ một vai trò quantrọng tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi Nhà nước quy định

Trang 15

khuôn khổ pháp lý, thiết lập các chính sách chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho mọithành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trong đầu tư.

Chu kỳ phát triển kinh tế là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải cho nềnkinh tế trong những giai đoạn nhất định

1.2.2.5 Nguồn nhân lực

Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của môi trường đầu tư là nguồnnhân lực và giá cả sức lao động Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để cácnhà đầu tư lập kế hoạch kinh doanh Một nhà đầu tư muốn mở một nhà máy thìtrên phương diện nguồn nhân lực nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được

cả về số lượng và chất lượng của lao động, ngoài ra giá cả sức lao động là mộttrong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tư Chất lượng lao động là một lợithế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ caohay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại Ngoài ra yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởngtới yếu tố lao động như sự cần cù , tính kỷ luật, ý thức trong lao động…

Vì vậy yếu tố lao động là một trong những điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho các nhà đầu tư khi tiến hành kinh doanh Tuy nhiên để có lực lượng laođộng tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề

Trang 16

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.3.1 Chỉ số cạnh tranh toàn cầu Global Competitiveness Index (GCI):

GCI được tạo thành từ hơn 113 biến, trong đó khoảng một hai phần ba đến từnhững ý kiến chấp hành khảo sát, và một phần ba đến từ các nguồn công khai Cácbiến được tổ chức thành 12 chỉ tiêu, với mỗi chỉ tiêu đại diện cho một khu vựcđược coi như là một yếu tố quyết định của khả năng cạnh tranh 12 chỉ tiêu nàyđược xếp thành 3 nhóm:

A- Nhóm chỉ tiêu về các yêu cầu cơ bản (Basic Requirements)

1 Thể chế (25%)

2 Cơ sở hạ tầng (25%)

3 Ổn định kinh tế vĩ mô (25%)

4 Y tế và giáo dục tiểu học (25%)

B- Nhóm chỉ tiêu nâng cao hiệu quả (Efficiency Enhancers)

5 Đào tạo và giáo dục bậc cao hơn (17%)

6 Hiệu quả của thị trường hàng hoá (17%)

7 Hiệu quả của thị trường lao động (17%)

8 Sự phát triển của thị trường tài chính (17%)

9 Công nghệ tiên tiến (17%)

10 Quy mô thị trường (17%)

C- Nhóm chỉ tiêu về sự đổi mới và sự phát triển của các nhân tố (Innovation and sophistication factor)

11 Sự phát triển của hệ thống kinh doanh (50%)

12 Đổi mới công nghệ (50%)

Bảng1.1 - Tỉ trọng các nhóm tỉ số của các nhóm nước

Nhóm nước kém phát triển (%)

Nhóm nước đang phát triển (%)

Nhóm nước Phát triển (%)

Trang 17

1.2.3.2 Chí số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Việt Nam

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt là PCI – ProvincialCompetitiveness Index) là thành quả của sự hợp tác liên tục giữa Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Namcủa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID/VNCI) Chỉ số PCIđược sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản

lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên 9 lĩnh vực có ảnhhưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh gồm các tiêu chí sauđây

1 Chi phí gia nhập thị trường

Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm các tiêu chí như thời gian đăng kí kinh doanh - sốngày; thời gian đăng kí kinh doanh bổ sung; Số lượng giấy đăng kí, giấy phép kinhdoanh cần thiết để chính thức hoạt động; Thời gian chờ đợ để được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất; % doanh nghiệp mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh;

% doanh nghiệp mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh

2 Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất

Trang 18

Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: việctiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảmbảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không ?

3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận mộtcách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp

4 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chínhcũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinhdoanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra

5 Chi phí không chính thức

Đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trởngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kếtquả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quyđịnh của địa phương để trục lợi hay không?

6 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chínhsách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triểnkhu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng nhữngchính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanhnghiệp

7 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Trang 19

Dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiếnthương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếmđối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấpcác dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp

8 Đào tạo lao động

Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm

1.2.4 Tác động của môi trường đầu tư tới việc thu hút FDI

Để đưa ra quyết định đầu tư nhà đầu tư FDI đầu tư sẽ tìm hiểu môi trườngđầu tư của nước sở tại - là bước đầu tiên trong quy trình đầu tư, tạo tiền đề và cótính chất quyết định cho giai đoạn sau - theo các yếu tố cấu thành môi trường đầu

tư Nhà ĐTNN sẽ xem xét tất cả các yếu tố của môi trường đầu tư như chính trị,

Trang 20

pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội chứ không phải chỉ chú trọng đến yếu tố kinh tếcủa môi trường đầu tư.Chi phí của môi trường đầu tư đảm bảo khả năng sinh lợi và

an toàn thì nhà đầu tư nước ngoài mới lập dự án và triển khái dự án đầu tư, ngượclại họ sẽ bỏ ý định đầu tư Nhà ĐTNN chỉ bỏ vốn nếu môi trường đầu tư tạo điềukiện thuận lợi cho khả năng sinh lời của đồng vốn Khả năng sinh lời của đồng vốnlại chịu ảnh hưởng của chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh gắn với cơ hội đầu tư.Môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến dòng chảy vốn FDI thông qua tác động củamôi trường đầu tư đến chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh của cơ hội đầu tư Chiphí , rủi ro, rào cản cạnh tranh phi lý bị giảm trừ sẽ tạo cơ hội và động lực cho DNđầu tư

1.2.4.1 Chi phí đầu tư

Chi phí là một vế của công thức xác định hiệu quả đầu tư Nếu chi phí đầu tưcao, hiệu quả đầu tư sẽ giảm Nhà đầu tư sẽ không bỏ vốn vào những cơ hội đầu tưkhông mang lại hiệu quả và chỉ muốn bỏ vốn vào các cơ hội đầu tư có hiệu quảcao Vậy, nếu chi phí đầu tư càng cao thì lượng vốn của nhà đầu tư bỏ vào sẽ cànggiảm Môi trường đầu tư có ảnh hướng đến chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến khả năngsinh lời, tới lượng vốn và tới cơ cấu vốn đăng kí

Chi phí đầu tư bao gồm chi phí chính thức và chi phí không chính thức, vàthời gian để giải quyết các thủ tục hành chính Một quốc gia muốn thu hút vốn đầu

tư thì phải giảm chi phí đầu tư, nhất là chi phí bất hợp lí và thời gian không cầnthiết Nếu muốn thu hút vốn đầu tư vào một ngành hay một vùng thì quốc gia đócần phải giảm chi phí đầu tư vào ngành đó

Ngoài chi phí chính thức, nhà đầu tư còn chú ý tới thời gian để thực hiện cácquy định, thực hiện các thủ tục hành chính và chi phí không chính thức Thời giancàng kéo dài thì nhà đầu tư càng mất nhiều chi phí, biến cơ hội đầu tư trên thànhkhông hiệu quả hoặc mất cơ hội kinh doanh do sự chầm trễ Chính sự khôngchuyên nghiệp trong công chức giải quyết các thủ tục hành chính, sự không tận

Trang 21

tâm, quan tâm, cửa quyền gắn với tình trạng tham nhũng, và thiếu vắng công nghệhiện đại, giải quyết thủ tục hành chính làm tăng thời gian, gây sự chậm trễ trongviệc giải quyết các thủ tục hành chính Theo như nghiên cứu, chi phí cho việc đảmbảo hiệu lực hợp đồng, cơ sở hạ tầng không thỏa đáng, tội phạm tham nhũng, vàviệc điều tiết có thể lên đến hơn 25% doanh số hoặc hơn gấp 3 lần so với mức mà

DN thực sự phải trả dưới dạng thuế Do chi phí chính thức còn tồn tại phổ biến ởcác quốc gia nên nhà đầu tư sẽ xem xét đầy đủ các khoản chi phí đầu tư của môitrường đầu tư vào một quốc gia

1.2.4.2 Rủi ro đầu tư.

Khi quyết đinh đầu tư, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro Nhà đầu tư phải dựtính các loại rủi ro và xác suất xuất hiện các loại rủi ro Nếu nhà đầu tư đánh giámôi trường đầu tư nào đó có rủi ro cao thì hiệu quả đầu tư dự tính sẽ giảm đi và do

đó lượng vốn đầu tư sẽ giảm

Theo tính chất của biến cố xảy ra, rủi ro gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệthống Trong 2 loại rủi ro thì rủi ro hệ thống liên quan đến sự vận động của toàn bộthị trường do đó còn gọi là rủi ro không thể phân tán Nguyên nhân gây ra rủi ro

hệ thống là do sự thay đổ của các yếu tố vĩ môi làm ảnh hưởng đến toàn bộ thịtrường Rủi ro hệ thống gồm có rủi ro gây ra của môi trường tự nhiên ( hạn hán,bão lụt), rủi ro chính trị, rủi ro pháp luật ( sự thay đổi quy định pháp luật) Trongcác loại rủi ro hệ thống trên thì rủi ro về môi trường tự nhiên là khó dự đoán nhất,còn các yếu tố khác chịu sự chi phối của chính phủ Môi trường đầu tư không đứngyên mà luôn luôn vận động, các yếu tố của môi trường đầu tư luôn luôn thay đổi.Nếu nhà đầu tư tin rằng những thay đổi của các yếu tố mà chính phủ có ảnh hưởngkhông gây bất lợi cho nhà đầu tư thì nhà đầu tư sẽ mạnh dạn bỏ vốn vào ngay ngàyhôm nay chứ không phải đến tương lai, ngược lại không đầu tư hoặc chuyển khoảnđầu tư sang quốc gia khác DN tại các quốc gia đang phát triển cho rằng rủi ro liênquan đến chính sách là mối lo ngại chính.Việc tăng cường khả năng tiên liệu của

Trang 22

chính sách có thể làm tăng năng suất sinh lời của các khoản đầu tư mới lên hơn30%.Có thể thấy, rủi ro do môi trường đầu tư gây ra có ảnh hưởng trực tiếp tớihiệu quả đầu tư Do đó, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn ở các nước cơrủi ro, việc sang lọc cơ hội đầu tư sẽ cẩn trọng hơn làm vốn đầu tư ở những nướcrủi ro giảm đi Do đó chính phủ có vai trò quan trọng trong việc giảm rủi ro đầu tư

để môi trường đầu tư vận động ổn định

1.2.4.3 Rào cản cạnh tranh

Môi trường đầu tư còn tạo ra các rào cản cạnh tranh cho các nhà đầu tư Thứnhất, rào cản cạnh tranh tạo ra do nhà đầu tư bị hạn chế tham gia vào thị trường Thứ hai, nhà đầu tư gặp khó khăn khi rút lui ra khỏi thị trường Cuối cùng, nhà đầu

tư không hiểu biết đầy đủ và thông tin thị trường Việc nhà đầu tư bị hạn chế thamgia vào thị trường sẽ làm giảm vốn đầu tư Chi phí đầu tư và rủi ro đầu tư cao cũngảnh hưởng tới việc tham gia thị trường của nhà đầu tư hay chi phí và rủi ro đầu tưcao là rào cản của việc gia nhập thị trường Việc tốn nhiều thời gian và chi phí đểrút lui khỏi thị trường thì sẽ không khuyến khích được họ đầu tư vì đồng vốnkhông được lưu chuyển dễ dàng Thông tin thị trường không rõ ràng, không đầy đủkhiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội đầu tư, không dự đoán được các chi phí và lợi íchcủa hoạt động đầu tư, làm tăng rủi ro đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới việc ra quyếtđịnh, tới hiệu quả đầu tư Việc cung cấp thông tin kém hiệu quả, không công khai,minh bạch sẽ tác động tiêu cực tới thu hút vốn đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư

Bản thân các DN đang hoạt động hiệu quả tại thị trường thì muốn duy trì ràocản cạnh tranh, không muốn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt làm giảm lợi nhuậncủa họ Tuy nhiên, rào cản cạnh tranh sẽ khiến nhiều nhà đầu tư khác không có cơhội tham gia vào thị trường, làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội của một quốc gia,không khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tăng năng suất lao động

Giảm rào cản cạnh tranh sẽ khuyến khích việc bỏ vốn đầu tư Chính sáchphát triển ngành công nghiệp non trẻ sẽ ảnh hưởng tới việc thu hút vốn ĐTNN vào

Trang 23

ngành đó Bên cạnh đó, việc phát triển công nghệ thông tin sẽ rút ngắn khoảngcách phát triển giữa các vùng, miền, giảm bớt chi phí thông tin liên lạc, vậnchuyển Hơn nữa, Chính phủ giảm rào cản gia nhập và rút lui thị trường làm nhiều

DN mới có cách thức quản lí tốt, công nghệ mới, hoạt động hiệu quả; còn những

DN không thể cạnh tranh được, hiệu quả kém phải rút lui làm hiệu quả chung củanền kinh tế tăng lên, góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động Ngượclại, hiệu quả đầu tư tăng lên thì khả năng tích lũy của nền kinh tế tăng, tạo nguồnvốn đầu tư dồi dào cho sự phát triển kinh tế Tóm lại, việc giảm rào cản cạnh tranh

có tác động tích cực làm tăng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế

Như vậy, trên đây là một số lý luận chung về FDI và môi trường đầu tư.Từđây, có cái nhìn tổng quan nhất về FDI, các yếu tố cấu thành, các chỉ tiêu đánh giámôi trường đầu tư cũng như tác động của môi trường đầu tư đối với việc thu hútFDI Tiến tới có thể phân tích, đánh giá tình hình thu hút vốn FDI đồng thời nêu

ưu, nhược điểm và hạn chế của môi trường đầu tư của tỉnh trong thời gian qua

Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI

TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH THÁI

NGUYÊN

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí

Trang 24

Về mặt hành chính, Thái Nguyên có 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã với tổng

số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại

là các xã trung du và đồng bằng Diện tích tự nhiên 3.562,82 km² (nguồn số liệunăm 2009)

Về mặt hành chính tỉnh Thái Nguyên:

- Phía Bắc giáp Vĩnh Phúc và Tuyên Quang

- Phía Tây giáp Lạng Sơn và Bắc Giang

- Phía Đông và phía nam giáp thủ đô Hà Nội

2.1.1.2 Địa hình:

Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây làmột thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông - lâm nghiệp và phát triển kinh

tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác

Thái Nguyên có các nhóm cảnh quan địa hình với các cảnh quan khác nhau,không lớn, phân bổ ở phía nam tỉnh

Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, chủ yếu thuộc 2 huyện Phú Bình vàPhổ Yên với độ cao địa hình 10-15m Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núithoải dạng bậc thềm có diện tích lớn độ cao địa hình khoảng 20-30m, phân bổ dọc

2 con song lớn là sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình

Nhóm cảnh quan núi thấp chiếm tỷ lệ lớn hầu như chiếm chọn vùng ĐôngBắc của tỉnh

Nhóm cảnh quan địa hình nhân tạo ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồnúi nhân tạo, trong đó hồ lớn là Hồ Núi Cốc, Hồ Bảo Linh, Hồ Khe Lạnh

2.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu của tỉnh chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 vàmùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Mùa đông được chiathành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh

Trang 25

vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấmgồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên vàThị xã Sông Công Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) vớitháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyênthuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp

2.1.2 Văn hóa , xã hội

2.1.2.1 Dân số và lao động

Tổng dân số tỉnh Thái Nguyên tính đến hết năm 2011 là 1.139.400 người,trong đó dân số nam là 579.153 người (chiếm 50,83%); dân số nữ là 560.247người (chiếm 49,17%) So với cả nước, dân số tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 33 vàđứng thứ 3 các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc (sau tỉnh Bắc Giang

và tỉnh Phú Thọ Trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng,Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao

Lao động là một tư liệu không thể thiếu được trong các ngành kinh tế, vì vậycác ngành kinh tế muốn phát triển phải kể đến vai trò quan trọng của lao động.Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào, phần lớn là lao động nôngnghiệp chưa qua đào tạo Lao động đang làm việc năm 2011 là 681.600 người,tăng 1.87% so với năm 2010 Lao động đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệpxây dựng tăng lên nhanh nhất do lĩnh vực này đã và đang được chú trọng đầu tư vàphát triển, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng tăng lên, đadạng hoá các ngành nghề Năm 2009 có 135.045 người chiếm 23,89%, nhưng đếnnăm 2012 tăng lên là 154.109 người chiếm 26,34.Nhìn chung qua các năm số laođộng có việc làm thường xuyên trong khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp có xuhướng giảm dần, còn trong khu vực công nghiệp xây dựng có xu hướng tăng dầnlên qua các năm

2.1.2.2 Về y tế

Trang 26

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 363 cơ sở y tế và 3.525 giường bệnh (theo niêngiám thống kê tỉnh thái Nguyên) cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và khám sứckhỏe cho nhân dân Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiệntương đối tốt, tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm được cải thiện Tuy nhiên chấtlượng dịch vụ ở một số cơ sở y tế chưa cao do thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật

và bác sĩ

2.1.3 Đặc điểm kinh tế.

Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía Bắc, một vùng được coi

là nghèo và chậm phát triển tại Việt Nam Mặc dù vậy , kinh tế Thái Nguyên đangdần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảmdần Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ lệ công nghiệp và xây dựngchiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,28%Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2011 là 10,1% (kế hoạch điềuchỉnh là tăng 10%); GDP bình quân đầu người năm 2011 ước đạt 22,3 triệu đồng,vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2010; Giá trị sảnxuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) trên địa bàn là 9.972 tỷ đồng, bằng100,2% kế hoạch đầu năm và tăng 14% so với năm 2010; Giá trị xuất khẩu trên địabàn ước đạt 65,38 triệu USD, bằng 93,4% kế hoạch điều chỉnh; Tổng thu ngânsách nhà nước trên địa bàn đạt 2.631,87 tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách trongcân đối là 2.022,37 tỷ đồng, bằng 124,22% dự toán đầu năm; bằng 108% dự toánđiều chỉnh và tăng 28,48% so với năm 2010 Riêng thu nội địa 1.908,17 tỷ đồng;bằng 120,57% dự toán đầu năm; bằng 108,38% dự toán điều chỉnh và tăng 24,21%

so với năm 2010; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá sosánh 1994) ước đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2010, bằng mục tiêu kếhoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2011 là 725 tỷ đồng, đạttốc độ tăng 12,7% so với năm 2010 và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra đầu năm làtăng 8% trong năm 2010; Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh đạt 6.565 ha,

Trang 27

tăng 11,4% so với trồng mới năm 2010 Trong đó, riêng địa phương trồng theo dự

án 661 đạt 5.045 ha, bằng 112,1% kế hoạch

2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI

2.2.1 Quy mô và tốc độ thu hút FDI

Tính đến cuối năm 2012, tỉnh Thái Nguyên có 42 dự án FDI với tổng sốvốn đăng ký là 395,61triệu USD Trừ các dự án bị rút giấy phép đầu tư và giải thểtrước thời hạn, hiện có 29 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực,với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 127,757 triệu USD Vốn đầu tư thực hiện trongnăm 2012 được 8,52 triệu USD, chiếm 41,25% vốn đầu tư đăng kí Trong khi đónăm 2012, vốn FDI vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD nên vốn FDI vào Thái Nguyênchỉ chiếm chiếm 0,052% tổng số vốn đầu tư đăng kí trong cả nước

Nếu như năm 2005 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh chỉ có 1 dự án đượccấp phép với số vốn đăng kí là 6,2 triệu USD thì đến năm 2006 toàn tỉnh có 5 dự

án được cấp giấy phép, tuy nhiên số vốn đăng kí chỉ là 3,28 triệu USD Đến năm

2007 thì nhịp độ tăng rõ rệt hơn với 7 dự án được cấp phép với số vốn đăng kí là117,45 triệu USD Đây là năm tỉnh Thái Nguyên thu hút được nhiều dự án nhất và

số vốn đăng kí cũng lớn nhất từ trước đến nay Đến năm 2008, có chiều hướnggiảm sút rõ rệt Sang năm 2008, tỉnh chỉ thu hút được 2 dự án với tổng vốn đầu tư

là 3,86 triệu USD, giảm 96,72% so với năm 2007, đó là do cuộc khủng hoảng tàichính từ giữa năm 2007 ở các quốc gia phát triển trên thế giới, năm 2009 và 2010

số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đến với Thái Nguyên chưa nhiều, mỗi năm chỉ

có 2,3 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với lượng vốn đăng kí khiêm tốn lầnlượt là 15,5 và 2,9 triệu USD Nhưng đến năm 2012 đã có sự đột phá với 5 dự ánđược cấp phép với tổng mức đầu tư là 20,65 triệu USD ( tăng gần 667,65% so vớinăm 2011 ) để thấy rõ thực trạng cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài ta theodõi bảng số liệu và sơ đồ các dự án được cấp phép sau

Bảng 2.1- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 2005 đến 2012 được cấp phép.

Trang 28

STT Năm Số dự án Tổng số vốn đăng kí

( triệu USD)

Tốc độ thu hút (%)

(Nguồn :Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên)

Theo Tổng cục thống kê ,tính đến năm 2011, Thái Nguyên đứng thứ 36trong cả nước về số dự án và thứ 44 về tổng số vốn đăng kí Nếu so sánh với 15tỉnh trong khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ thì Thái Nguyên đứng thứ 6 về số

dự án và thứ 5 về tổng vốn đăng kí, đây là con số cho thấy Thái Nguyên đã đạtđược những thành tựu nhất định trong thu hút vốn FDI

2.2.2 Tình hình thu hút FDI phân theo đối tác

Với 29 dự án còn hiệu lực tại tỉnh Thái Nguyên tính đến hết năm 2012, mớichỉ có 7 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án hoạt động tại tỉnh Thái Nguyên

Trung Quốc là đối tác có nhiều dự án đầu tư nhất, nhưng Hàn Quốc và NhậtBản lại là 2 đối tác có tổng số vốn đầu tư đăng ký nhiều nhất với 27,37 triệu USDchiếm 21,36% Đứng ở vị trí thứ 3 là Singapo với 19,84 % tổng số vốn đăng kí;tiếp theo là 2 nước Đài Loan và Trung Quốc với tổng số vốn chiếm lần lượt11,83% và 10,12% Đức và Malaysia là 2 nước có số vốn đăng kí ít nhất vào TháiNguyên Trong tổng số vốn đầu tư của 7 nước này thì có tới 6 nước là thuộc Châu

Á Các nhà đầu tư Châu Á vào muộn hơn nhưng tốc độ tăng nhanh với quy môrộng lớn trên nhiều lĩnh vực Và trình độ, điều kiện, khả năng của các nhà đầu tưChâu Á cũng phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời gian qua

Trang 29

Biểu đồ 2 1 - Vốn đầu tư FDI phân theo đối tác

Đơn vị : Nghìn USD

0 5000

S ingapo Nhật B ản Đức Đài L oan Trung

Quốc Hàn Quốc Malays ia

(Nguồn : Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên)

Số lượng các nước công nghiệp phát triển khác như Đức, Canada cònchiếm tỷ trọng tương đối thấp, chứng tỏ môi trường đầu tư ở tỉnh chưa gây được sựchú ý nhiều của các nhà đầu tư phương Tây và Mỹ

2.2.3 Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư

Lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều nhất đó là ngànhcông nghiệp khai thác và chế biến, chế tạo với 22 dự án cùng tổng số vốn đăng ký

là 108,7 triệu USD, chiếm 85,08% tổng số vốn đầu tư đăng ký Tuy nhiên ngành

Trang 30

công nghiệp vẫn chưa thu hút được nhiều các dự án có quy mô vốn lớn ( chỉ từ 3đến 5 dự án lớn ) mà chủ yếu chỉ là những dự án quy mô nhỏ Trong lĩnh vực dịch

vụ, số các dự án cũng như số vốn đăng kí cũng tăng lên để phù hợp với tiến trình

mở cửa cảu thị trường Việt Nam khi gia nhập WTO, tuy nhiên số dự án này thu hútđược lượng vốn không lớn Cụ thể hơn, kết quả thu hút vốn FDI vào thành phốtrong lĩnh vực hoạt động được thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.2 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo lĩnh vực

án

Tổng số vốn đăng kí (Triệu USD)

Cơ cấu (%)

(Nguồn : Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên )

2.2.4 Theo hình thức đầu tư

Trong số 29 dự án có vốn FDI tại Thái Nguyên, có 2 dự án được đầu tư duớihình thức BTO, 3 dự án dưới hình thức BCC còn lại là 2 hình thức : liên doanh và100% vốn nước ngoài Biểu đồ 2 sẽ cho thấy rõ điều đó

Biểu đồ 2 2- Vốn FDI tại Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư xét theo số

dự án.

Trang 31

(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên )

Trong 2 hình thức là 100% vốn nước ngoài và liên doanh, ta có thể thấyđược hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư ưu thích hơn, với 19/29

dự án, chiếm 65,51 %, còn doanh nghiệp liên doanh chiếm 17,24% Tuy nhiên, xéttheo quy mô vốn, doanh nghiệp liên doanh lại có ưu thế hơn với tổng vốn đăng kí96,61 triệu USD chiếm 55,56% Trong khi đó, doanh nghiệp 100% nước ngoài có53,48 triệu USD, chiếm 31%

Trong hình thức doanh nghiệp liên doanh, Thái Nguyên đã thu hút được các

dự án có quy mô tương đối lớn và đạt được tỉ lệ vốn đối ứng khá cao Điều này sẽgiúp tỉnh học hỏi được kinh nghiệm quản lí tiên tiến cũng như trình độ khoa học kĩthuật hiện đại Mặt khác, giống xu thế chung của cả nước, phần lớn các doanhnghiệp FDI đều có xu hướng thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài

2.3.5 Những đóng góp của FDI

2.3.5.1 FDI là nguồn vốn bổ sung cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế

Trang 32

Đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh Thái Nguyên nhữngnăm qua có sự biến động, từ tỷ trọng chiếm 5,8% vào năm 2005 đã tăng lên mức10,21% trong năm 2007 Tỉ lệ này đã giảm trong năm 2010 và năm 2011 nhưng lạităng trở lại trong năm 2012, chiếm 6,03 % tổng vốn đầu tư toàn tỉnh.

Vốn đầu tư quốc tế trực tiếp đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế củatoàn tỉnh Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư quốc tế trực tiếp giai đoạnsau cao hơn giai đoạn trước Cả thời kì 2005-2008 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt25,472 triệu USD, nhưng đã tăng lên 67,228 triệu USD trong giai đoạn 2009-

2012, gấp 2,63 lần so với giai đoạn trước Trong các năm 2010 và 2012, giá trịtrên đạt 42,092 triệu USD, chiếm 43,98% tổng giá trị xuất khẩu Từ đó góp phầntăng thu ngoại tệ cho tỉnh và thúc đẩy xuất khẩu của tỉnh

Nếu trong giai đoạn 2005-2008 tổng gái trị doanh thu mới chỉ đạt 220,251triệu USD thì trong thời kì 2009-2012 tổng giá trị doanh thu đã đạt 393,435 triệuUSD, tăng 1,78 lần so với giai đoạn trước Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, tổngdoanh thu đạt 307,735 triệu USD, chiếm gần 50% tổng doanh thu

Giai đoạn 2005-2008 các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp vào ngân sách6,558 triệu USD đã tăng lên 10,469 triệu USD trong giai đoạn sau, gấp 1,59 lầngiai đoạn trước Riêng năm 2010, thu ngân sách đạt 3,628 triệu USD, chiếm18,79% tổng thu ngân sách

Bảng 2.3 - Đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại

Thái Nguyên.

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Doanh thu Giá trị xuất khẩu Thuế và nghĩa vụ ngân

sách

Trang 33

(Nguồn: Sở KH& ĐT tỉnh Thái Nguyên)

2.2.5.2 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Có thể nói đóng góp quan trọng nhất của việc thu hút nguồn vốn FDI vào TháiNguyên thời gian qua là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng CNH-HĐH

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có sự chuyển dịchtheo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâmnghiệp Mặc dù tốc độ chuyển dịch chưa mạnh nhưng đây là bước đầu đáng ghinhận Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 26,21% năm 2005 xuống 21,73% năm 2010

và 21,28% năm 2011.Tỷ trọng công nghiệp tăng 38,71% năm 2005 lên 41,54%năm 2010và 41,77% năm 2012 Dịch vụ tăng từ 35,08% năm 2005 lên 36,73%năm 2010 và 36,95%

2.2.5.3 Chuyển giao công nghệ

Trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài, ở Thái Nguyên hầu như không cónhà máy sản xuất lớn, nền công nghiệp nhỏ manh mún Hơn nữa công nghệ sảnxuất của tỉnh rất cũ kỹ và lạc hậu Để thoát khỏi tình trạng này nhằm phát triểnkinh tế của tỉnh thì phải có công nghệ mới đáp ứng được nhu cầu của sản xuất.Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, con đường nhanh nhất để pháttriển khoa học kỹ thuật, công nghệ và trình độ sản xuất là biết tận dụng nhữngthành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao

Trang 34

công nghệ Tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức cho phépnước ta tiếp cận được với những công nghệ hiện đại trên thế giới.

FDI đã làm thay đổi nền công nghệ cũng như trình độ công nghệ của tỉnh bởi

vì khi các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào tỉnh họ không chỉ chuyển vốnbằng tiền mà còn chuyển cả vốn bằng hiện vật thông qua máy móc, thiết bị (côngnghệ phần cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, kiến thứckhoa học, bí quyết quản lý, bí quyết kỹ thuật (công nghệ phần mềm) Trong nhữngnăm tới, Thái Nguyên hy vọng sẽ tiếp nhận thêm được những công nghệ mới vàphù hợp, đồng thời cố gắng sử dụng có hiệu quả những công nghệ này để đáp ứngmục tiêu CNH-HĐH nền kinh tế mà tỉnh đề ra

2.2.5.4 Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động

Thái Nguyên cũng như nhiều tỉnh và thành phố khác trong cả nước có tiềmnăng và lực lượng lao động rất lớn, song chưa được khai thác và sử dụng nhiều Sốngười trong độ tuổi lao động của tỉnh là gần một triệu người trong đó hơn 70% làlao động nông nghiệp Với tiềm năng về lao động như vậy nên khi tiếp nhận đầu tưtrực tiếp nước ngoài, tỉnh đã đặt ra mục tiêu là phải tạo ra nhiều công ăn việc làmcho người lao động Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã khuyến khích các dự án đầu

tư trực tiếp nước ngoài sử dụng nhiều lao động tại chỗ

Biểu đồ 2 3- Tình hình thu hút lao động ở các doanh nghiệp có vốn FDI

tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị tính: Người

Trang 35

(Nguồn: Sở KH& ĐTThái Nguyên)

Kết quả là đến hết năm 2012, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitrên địa bàn tỉnh đã thu hút 6446 lao động địa phương với thu nhập tương đối ổnđịnh Trong đó, 2 công ty chuyên sản xuất kim tiêm y tế của Nhật Bản thu hút trên50% tổng số lao động toàn khối doanh nghiệp FDI Ngoài ra, FDI cũng gián tiếptạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động như công nhân xây dựng, laođộng trong các ngành dịch vụ liên quan (bán hàng, giao nhận, vận chuyển ) Vấn

đề khó khăn là lao động của tỉnh tuy có giá thuê rẻ, nhưng phần đông là lao độngphổ thông, chưa qua đào tạo, chưa có trình độ tay nghề cao Do đó vấn đề nâng caotrình độ nguồn nhân lực cũng là một vấn đề cần được tỉnh quan tâm, giải quyết

FDI không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quantrọng hơn đó là thông qua làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàicùng với công nghệ và thiết bị hiện đại đã và đang đem lại cho tỉnh Thái Nguyên mộtđội ngũ quản lý giỏi và tay nghề của công nhân ngày càng được nâng lên để nhanhchóng tiếp cận với trình độ quản lý và tay nghề quốc tế Đây là một yếu tố tích cựctrong thời buổi cạnh tranh của thị trường lao động

Trang 36

2.2.6 Hạn chế của việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những mặt hạn chế

Trước hết nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực, vẫn chưa được cân đối ,tỷ trọngcác dự án đầu tư vào dịch vụ còn quá nhỏ, đặc biệt là các dự án đầu tư vào các lĩnhvực Chính phủ ưu tiên thu hút như giáo dục,y tế; chưa có các trường học ,bệnhviện đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố và các vùnglân cận.Số lượng các dự án và tổng vốn đầu tư chưa xứng với tiềm năng của tỉnh

Nguyên nhân của hạn chế trên là nhà đầu tư chưa nhận thức được đủ về tiềmnăng, thế mạnh của tỉnh cũng như nhu cầu của các ngành, lĩnh vực Giao thônggiữa nội thành với ngoại thành và giữa thành phố với các tỉnh lân cận mới trongquá trình hình thành Nguồn nhân lực vốn có chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế vềchất lượng của nhà đầu tư Việc hỗ trợ giải phóng đền bù cho các dự án xây dựng

cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế còn chưa hiệu quả

Thực tế, thành phố vẫn đón tiếp nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu,xúc tiến đầu tư Lãnh đạo cũng nhiều lần tổ chức đoàn đi nước ngoài kêu gọi, xúctiến đầu tư Các chính sách vận động, thưởng vận động thu hút đầu tư cũng khôngthiếu Nhưng số lượng các dựu án mà Thái Nguyên thu hút lại quá ít Một trongnhững nguyên nhân vướng mắc nhất khiến cho thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnhchưa xứng với tiềm năng của tỉnh là khâu giải phóng mặt bằng.Thời gian thực hiện xong việc thu hồi đất trong công tác GPMB mất khoảng 6tháng Trường hợp không thuận lợi thì mất từ 10 tháng trở lên Chỉ tính trình tựthu hồi và thực hiện bồi thường, tái định cư, các nhà đầu tư bắt buộc phải hoàn tấthết 11 giai đoạn, loại giấy tờ Một nhà đầu tư vào một tỉnh thường phải trải qua 3loại công việc : thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, giới thiệu địa điểm,lập dự án đầu tư, xét duyệt hoặc cấp giấy phép hoặc chấp nhận dự án đầu tư; lập vàxét duyệt quy hoạch xây dựng Tuy nhiên, do chưa có sự kết hợp giữa các loại

Ngày đăng: 14/03/2016, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Tài chính quốc tế, PGS.TS Phan Duy Minh và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, NXB Học viện Tài chính - 2012 Khác
2. Niêm giám thông kê tỉnh Thái Nguyên 2011,2012, Cục Thống kê Thái Nguyên Khác
3. Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế , PGS.TS Phan Duy Minh, NXB Học viện Tài chính – 2011 Khác
4. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh trang cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011 và 2012 Khác
5. Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Khác
6. Báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài quý IV, cả năm 2011 và kế hoạch năm 2012 của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Khác
7. Báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài quý IV, cả năm 2012 và kế hoạch năm 2013 của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Khác
8. Sách Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam , Lê Xuân Bá, NXB Khoa học kỹ thuật Khác
9. Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nguyễn Bạch Nhật, NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác
10.Giáo trình Đầu tư quốc tế, Phùng Xuân Nhạ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.Các văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn 1 Luật đầu tư 20051 Luật doanh nghiệp 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w