Chương 1: Lý luận chung về thu hút FDI vào hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện
Đậu Thị Thuý
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOT Build – Operate – Transfer
(Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh)BTO Build – Transfer – Operate
(Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao)CNH – HDH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐTQT Đầu tư Quốc tế
FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp Quốc tế)IMF International Monetery Fund (Quỹ tiền tệ Quốc tế)
KCN Khu công nghiệp
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài FDI là một nguồn vốn rất quan trọng để chúng ta thoátkhỏi vòng luân quẩn của một nước đang phát triển Việc thu hút FDI để khaithác hiệu quả hơn tiềm năng vốn có của một quốc gia là một yêu cầu cấp báchđặt ra ở hầu hết các địa phương trong nước
Tỉnh Nghệ An cũng là tỉnh có trữ lượng khoáng sản nhiều, nên việc thuhút FDI để thực hiện việc khai thác khoáng sản một cách hiệu quả nhất TỉnhNghệ An thời gian qua đã có thu hút được FDI từ các nước như Nhật Bản,Hàn Quốc,… song việc thu hút chưa cân xứng với tiềm năng của Nghệ An Vìvậy Nghệ An cần có biện pháp để thu hút thêm FDI nữa để cân xứng với tiềmnăng cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội của Nghệ An
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên và qua thời gian thực tập tại phòngKinh tế đối ngoại – sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, nên em đã chọn đề
tài “Tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản tại Nghệ An” làm nội dung nghiên cứu và tìm hiểu của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp quốc tế của các nướcđầu tư vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An,chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng, trên cơ sở đó đề xuấtmột số giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới.Góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh Nghê An nói chung và hoạt động khaithác, chế biến khoáng sản nói riêng
Trang 73 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thu hút vốn FDI vào lĩnh vực khai thác, chế biếnkhoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như quy nạp, diễn dịch vàđịnh tính có kết hợp với nghiên cứu một số trường hợp điển hình
- Thống kê các số liệu theo số lượng, quy mô, cơ cấu đầu tư qua các năm vàphân tích mối quan hệ giữa chúng
- Tổng hợp, so sánh các chỉ tiêu tương ứng để đưa ra các nhận xét, nhìn nhận
cụ thể
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục thì nội dungchính của Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thu hút FDI vào hoạt động khai thác và chếbiến khoáng sản
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực khai thác, chế biếnkhoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào lĩnh vực khaithác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trang 8CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp quốc tế
Theo IMF, Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là một hình thức đầu tưquốc tế trong đó một thực thể của một nền kinh tế có mối liên hệ lâu dài vớimột doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác Cụm từ “mối liên hệlâu dài” ở đây được hiểu là mối quan hệ tồn tại trong một thời gian dài giữanhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp cũng như mức độ ảnh hưởng đáng kểcủa nhà đầu tư đối với công việc điều hành doanh nghiệp
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Mộtdoanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặckhông có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10%
số cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trựctiếp nước ngoài chính là quyền kiểm soát hoạt động của công ty”
Xem xét về mục đích, đối tượng, phạm vi, hoàn cảnh nghiên cứu, khái
niệm về FDI phù hợp nhất với đề tài nghiên cứu của luận văn này là: “Đầu tư trực tiếp quốc tế là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn”.
Như vậy về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình thức đầu tưquốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chítoàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làm chủ sở hữu một phần haytoàn bộ cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu
tư Họ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh cả dự án
Trang 91.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứ nhất, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm
kiếm lợi nhuận Các nước nhận đầu tư nhất là các nước đang phát triển cầnlưu ý khi tiến hành thu hút FDI phải xây dựng cho mình một hành lang pháp
lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụcho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước mình, tránh tình trạngFDI chỉ phục vụ cho các mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư
Thứ hai, FDI không để lại gánh nặng nợ nần cho Chính phủ tiếp nhận đầu
tư như ODA hay các hình thức khác đầu tư như vay thương mại, phát hànhtrái phiếu ra nước ngoài
Thứ ba, FDI là việc các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào các dự
án ở nước tiếp nhận đầu tư và các nhà đầu tư tham gia quản lý các hoạt độngtrong dự án được đầu tư đó Trong khi đầu tư gián tiếp không cần có sự quản
lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là cổ tức từ việc mua chứngkhoán tại các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, ngược lại nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài có quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI,chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịutrách nhiệm về lỗ lãi Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự chọn lĩnh vực đầu
tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệcho mình do đó sẽ đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ
Thứ tư, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu
trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từngnước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp đầu tư
Tỷ lệ đóng góp vốn của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quyđịnh quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng đượcphân chia theo tỷ lệ này
Trang 10Thứ năm, dự án FDI mang tính lâu dài nên nhà đầu tư không dễ dàng rút
vốn khỏi nước sở tại như đầu tư gián tiếp
Thứ sáu, FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ,
kĩ thuật, phương thức quản lý tiên tiến cho phép tạo ra những sản phẩm mới,
mở ra cơ hội tiếp nhận thị trường mới của nước tiếp nhận đầu tư Như vậy đầu
tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyềncông nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ chấp nhận ở những nước có trình độphát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất
Thứ bảy, thông qua tiếp nhận FDI nước tiếp nhận có điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, các chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thểhiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế về đầu tư.Với những mặt tích cực như vậy các nước trên thế giới đặc biệt là cácquốc gia đang phát triển rất coi trọng hình thức đầu tư này và có nhiều chínhsách nhằm kêu gọi dòng vốn này Rất nhiều quốc gia đã sử dụng ODA tronggiai đoạn đầu tạo một cứ huých để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhưng sau
đó chuyển sang thu hút FDI để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, cảithiện năng lực cạnh tranh Và khi đã có một vị thế nhất định trên bản đồ kinh
tế thế giới thì các doanh nghiệp trong nước vươn ra đầu tư nước ngoài và đemlợi nhuận về cho doanh nghiệp cũng như quốc gia mình
1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp quốc tế
1.1.3.1 Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức đầu tư được ký giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nướcngoài với một hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh
tế, nhằm hợp tác kinh tế phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà khôngthành lập pháp nhân
Trang 11Hình thức này sẽ phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốnhoặc theo thỏa thuận từ đầu của các bên.
1.1.3.2 Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Đây là hình thức công ty được hình thành với sự tham gia của một hoặcnhiều bên của nước nhận đầu tư và nước đầu tư; cho ra đời một pháp nhânmới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật của nướcnhận đầu tư Sau khi thành lập, pháp nhân mới này hoạt động độc lập với cácbên liên doanh, có tên riêng, có tổ chức quản lý riêng và tự chịu trách nhiệmbằng tài sản của mình
Đó là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất để thâm nhập vào thị trườngnước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác
1.1.3.3 Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Đây là hình thức công ty hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhânnước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh; cho ra đời một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư
và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật nước nhận đầu tư
1.1.3.4 Các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT; Build – Operate Transfer ): là một phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở vănbản được kí kết giữa nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nướcngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng kinh doanh côngtrình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tưnước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước tiếp nhận đầutư
-Trong một dự án xây dựng BOT, các nước đầu tư được đặc quyền xâydựng và vận hành một công trình mà thường do Chính phủ thực hiện trongmột thời hạn nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó sẽchuyển quyền sở hữu dự án về cho Chính phủ
Trang 12Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO; Build – Transfer –Operate ): là hình thức đầu tự dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinhdoanh công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nướcngoài chuyển giao công trình cho nước chủ nhà Nước chủ nhà có thể sẽ dànhcho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định
để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT; Build - Transfer): Là một phươngthức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước cóthẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng côngtrình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyểngiao công trình đó cho nước chủ nhà Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiệncho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợinhuận hợp lý
Ngoài các hình thức kể trên, một số nước nhằm đa dạng hóa và tạo thuậnlợi cho việc thu hút vốn đầu tư còn áp dụng một số hình thức FDI khác nhưthành lập công ty quản lý vốn, đa mục tiêu, đa dự án (Holding Company),thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty nước ngoài tại nước chủnhà Có thể nói mỗi hình thức đầu tư đều có những hấp dẫn riêng đối với cácnhà đầu tư Vì thế, việc đa dạng hóa các hình thức sẽ góp phần đáng kể vàoviệc tăng cường khả năng thu hút FDI về cả số lượng cũng như chất lượng
1.1.4 Vai trò của FDI đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư
1.1.4.1 Tác động tích cực
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung một nguồn vốn quan
trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở các nước nhậnđầu tư
Trang 13Thứ hai, FDI đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ ở các nước tiếp
nhận đầu tư Các nước đi đầu tư có tiềm lực về vốn, có điều kiện để nghiêncứu triển khai công nghệ kỹ thuật cao, luôn xuất hiện công nghệ mới dẫn tớinhu cầu chuyển giao công nghệ Trong khi đó, các nước sở tại khan hiếm vốn,không có điều kiện nghiên cứu nên mặt bằng công nghệ thường thấp hơn Vớihình thức này nước tiếp nhận có điều kiện tiếp nhận công nghệ mới và tậndụng được các công nghệ tuy đã lỗi thời ở nước đối tác nhưng còn tiên tiếnhơn so với công nghệ trong nước với chi phí thấp, tiết kiệm được thời giannghiên cứu, có điều kiện đi tắt đón đầu rút ngắn khoảng cách về mặt bằngcông nghệ
Thứ ba, FDI góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước đang
phát triển FDI đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nóichung và cho ngành công nghiệp nói riêng, từng bước trở thành nguồn đầu tưquan trọng cho quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạocông ăn việc làm cho người lao động
Thứ tư, FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá – hiện đại hoá Để tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phâncông lao động quốc tế, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏimỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế của mình cho phù hợp Mặt khác sựgia tăng của hoạt động FDI làm xuất hiện nhiều ngành mới, lĩnh vực mới gópphần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trình độ kĩ thuật - công nghệ củanhiều ngành kinh tế, thúc đẩy sự gia tăng năng suất lao động ở các ngành này
và tăng tỷ trọng của nó trong ngành kinh tế
Thứ năm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước Trong
quá trình tương tác với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty nộiđịa có thể nâng cao chất lượng cũng như uy tín của mình Mặt khác, FDI kíchthích tăng trưởng một số ngành mà chỉ có một ít công ty nội địa đang chiếm
vị trí độc tôn
Trang 14Thứ sáu, hoạt động của các dự án FDI đã góp phần tăng tỷ trọng xuất
khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước FDI cải thiện cán cân thanhtoán do khoản mục vốn tăng thêm, mặt khác FDI thường hoạt động trong cáclĩnh vực xuất khẩu do đó giảm chi ngoại tệ và tăng thu ngoại tệ từ hoạt độngcủa doanh nghiệp có vốn FDI, làm cán cân thanh toán dịch chuyển theo chiềuthặng dư
Thứ bảy, thông qua FDI sẽ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội
ngũ kỹ thuật, đội ngũ quản lý của nước chủ nhà cũng được tiếp cận với cáchlàm việc quản lý tiên tiến Không chỉ vậy, đầu tư nước ngoài tạo ra một lượnglớn việc làm, đẩy lùi nạn thất nghiệp, từ đó nâng cao đời sống người dân, tăngthu nhập quốc dân
1.1.4.2 Tác động tiêu cực
Thứ nhất, FDI có thể tạo ra một cơ cấu kinh tế bất hợp lý Vì mục đích
của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều, do đó họ chủ yếuđầu tư vào các vùng có nền kinh tế phát triển mạnh, đầu tư vào các ngànhcông việc dịch vụ Một số vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, cácngành tăng trưởng chậm thì khả năng thu hút FDI rất ít Từ đó tạo ra sự chênhlệch kinh tế giữa vùng miền, ngành nghề càng rõ rệt Chính vì vậy quốc giatiếp nhận FDI phải có một kế hoạch thu hút và đưa ra nhiều chính sách ưu đãihơn khi đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa nhằmkhuyến khích thu hút vốn FDI nhiều hơn vào những vùng kinh tế này Từ đócải thiện vốn FDI thu hút vào vùng kinh tế khó khăn và cũng một phần giúpcho số vốn FDI được phân bổ một cách hợp lý hơn
Thứ hai, chuyển giao công nghệ Dưới tác động của cách mạng khoa học
– kỹ thuật, quá trình nghiên cứu ứng dụng ngày càng rút ngắn, máy móc thiết
bị nhanh chóng bị lỗi thời Để loại bỏ chúng, nhiều nhà đầu tư đã chuyển giaosang cho các nước nhận đầu tư một phần vốn góp
Trang 15Thứ ba, FDI góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ con người Hiện đang có tình trạng chuyển các ngành gây ô nhiễmnặng nề từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển Việc “xuấtkhẩu” ô nhiễm này mang lại cho các tập đoàn đa quốc gia một lợi thế cạnhtranh mới nhờ giảm chi phí sản xuất Do vậy, Chính phủ nước tiếp nhận đầu
tư cần có những giám sát và quản lý chặt chẽ đối với các dự án đầu tư FDI,không chấp nhận các dự án gây ô nhiễm môi trường
Thứ tư, hoạt động FDI mang lại hiện tượng “chảy máu chất xám” Các
nhà đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi về thu nhập, việc làm do đó đã lôi kéomột bộ phận các cán bộ khoa học, nghiên cứu, công nhân lành nghề của nướctiếp nhận vốn về việc làm cho họ
Thứ năm, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra sự cạnh tranh với
các doanh nghiệp trong nước, đặt các doanh nghiệp này phải thực sự nỗ lựcmột cách khốc liệt
Thứ sáu, các công ty đa quốc gia lợi dụng chênh lệch thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp để thực hiện hành vi chuyển giá làm thất thoát thuế thunhập doanh nghiệp nộp cho Nhà nước
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
1.2.1 Khái niệm về khoáng sản
Theo Luật Khoáng sản 60/2/QH 12 thì khoáng sản được định nghĩa nhưsau:
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thểrắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoángvật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ
Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản và hoạtđộng khai thác khoáng sản
Trang 16Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượngkhoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xâydựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liênquan
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏkhoáng sản, tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự pháttriển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tácđộng mạnh mẽ đến loài người và đến môi trường sống
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo ba tiêu chí:
- Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (Khí đốt, Acgon, He), Lỏng (Hg, dầu, nướckhoáng)
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng đất), Ngoại sinh (sinh ra trên bềmặt trái đất)
- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu,kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (Vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xâydựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy)
1.2.2 Những khoáng sản được khai thác, chế biến
Những khoáng sản được khai thác chế biến: Đá bột, đá trắng, gang, đá vôitrắng, quặng, mạch, vỉa than, kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than,
đá vôi, đá muối, kali, cacbonat, sản xuất bê tông
1.2.3 Đặc trưng của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản
Để phát triển hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản cần phải tìm hiểucác đặc trưng cơ bản của hoạt động này Có thể đưa ra những đặc trưng củahoạt động này gồm có:
Thứ nhất, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phụ thuộc vào trữ
lượng tài nguyên khoáng sản Mỗi vùng, địa phương phát triển một ngànhnghề nào đó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
Trang 17vùng đó Cụ thể như vùng ven biển sẽ phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản,vùng Tây Nguyên thì phát triển việc khai thác đất đỏ bazan Lĩnh vực khaithác, chế biến khoáng sản cũng vậy, lĩnh vực này phát triển phụ thuộc vào sựphân bố tài nguyên khoáng sản Vùng lãnh thổ nào có nhiều tài nguyênkhoáng sản là cơ sở tiền đề để hình thành việc khai thác cũng như chế biến ởvùng lãnh thổ đó.
Thứ hai, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phụ thuộc vào trình độ
khoa học công nghệ Các tài nguyên khoáng sản rất phong phú đa dạng, việckhai thác và chế biến một cách hiệu quả sẽ cung cấp những nguyên liệu cầnthiết cho ngành công nghiệp – xây dựng từ đó có tác động trở lại đối sự pháttriển của ngành KTCBKS Khai thác, chế biến khoáng sản một cách hiệu quảphụ thuộc vào trình độ khoa học công nghệ - kỹ thuật Trước đây khi khoahọc công nghệ còn lạc hậu, các tài nguyên khoáng sản khai thác ra chỉ ở dạngthô giá thành rẻ và thậm chí còn không thể trở thành những nguyên liệu cầnthiết cho những ngành công nghiệp khác Từ đó cho ta thấy việc sử dụng khoahọc công nghệ - kỹ thuật còn lạc hậu sẽ không khai thác được một cách triệt
để đặc trưng và những công dụng, lợi ích của tài nguyên khoáng sản đó Vìvậy, áp dụng khoa học công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với quy mô,đặc điểm từng loại mỏ, loại khoáng sản sẽ thu hồi tối đa khoáng sản thúc đẩyhoạt động khai khoáng phát triển
Thứ ba, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải phù hợp với chiến
lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiênnhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiênnhiên khác; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Thứ tư, ngành khai thác chế biến khoáng sản bị ảnh hưởng bởi nhiều rủi
ro đặc thù:
Trang 18- Rủi ro đầu ra: do cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành côngnghiệp sản xuất chế tạo và xây dựng, sự phát triển của ngành phụthuộc rất lớn vào chu kì phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu vàgiá bán nhiều loại khoáng sản được quyết định bởi thị trường.
- Rủi ro thời tiết: là rủi ro đặc thù của ngành khoáng sản, những thayđổi của thời tiết ảnh hưởng lớn đến việc khai thác mỏ, độ an toàn vàsản lượng của doanh nghiệp
- Rủi ro về môi trường: khoáng sản là tài nguyên không tái tạo và cótrữ lượng hạn chế, việc khai thác có thể ảnh hưởng đến môi trường,điều này tiểm ẩn rủi ro bị rơi vào những vụ tranh cãi pháp lý hay phảnđối của dư luận
Thứ năm, hoạt động khai thác khoáng sản tạo ra lợi nhuận lớn, nhưng việc
khai thác khoáng sản thường ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, chính vì viêckhai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi các cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền cho phép và thường có quy định rất chặt chẽ, một thay đổi nhỏtrong chính sách có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệptrong ngành
Thứ sáu, hoạt động khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư
1.3 THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
1.3.1 Khái niệm về thu hút FDI
Thu hút vốn FDI là một quá trình bao gồm những hoạt động, những chínhsách của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư để nhằm quảng bá,xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào các dự
án nhằm đầu tư phát triển
Trang 19Thực chất thu hút vốn FDI là làm gia tăng sự chú ý, quan tâm của các nhàđầu tư nước ngoài để từ đó chuyển dịch dòng vốn vào một quốc gia, địaphương hoặc ngành.
1.3.2 Đặc điểm của thu hút FDI
Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tại phải tuân thủ pháp luậtcủa nước đó
- Hình thức này thường mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao
- Tỷ lệ vốn quy định vốn phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ đầu tư,
“cùng có lợi” được coi là nguyên tắc cơ bản để giải quyết các quan hệ giữacác bên trong quá trình thu hút FDI
- Thu nhập chủ đầu tư chủ yếu vào kết quả kinh doanh
- Hiện tượng đa cực và đa biến trong thu hút FDI là hiện tượng đặc thù, khôngchỉ gồm nhiều bên với tỷ lệ góp vốn khác nhau mà còn các hình thức khácnhau của Tư bản tư nhân và tư bản nhà nước cũng tham gia
- Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI một nước vừa nhận đầu tư vừa thựchiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước
- Do nhà đầu tư muốn đầu tư vào thì phải thuần thục các quyết định và luậtpháp của nước sở tại nên tỷ lệ vốn tối thiểu của nhà đầu tư vào vốn pháp địnhcủa dự án là do luật đầu tư của mỗi nước quyết định
- Các nhà đầu tư là người bỏ vốn và đồng thời cũng tự mình trực tiếp quản lý
và điều hành dự án Quyền quản lý phụ thuộc vào vốn đóng góp mà chủ đầu
tư đã góp trong vốn pháp định của dự án Nếu doanh nghiệp 100% vốn đầu tưnước ngoài thì họ có toàn quyền quyết định
- Kết quả thu được từ dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn góp saukhi đã nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông nếu làcông ty cổ phần
- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại mộtphần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động thông qua việc mua cổ phiếu
để thông tin xác nhận
Trang 201.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản
Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên Những quốc gia có tài nguyên phong
phú đa dạng thì sẽ có lợi thế so sánh trong việc thu hút FDI vào khai thác, chếbiến khoáng sản Có tài nguyên khoáng sản thì mới có hoạt động khai thác vàchế biến khoáng sản
Thứ hai, vị trí địa lý.Vị trí địa lý thuận lợi giúp tiết kiệm đáng kể chi phí
vận chuyển, dễ dàng mở rộng các thị trường xung quanh, thúc đẩy các doanhnghiệp tập trung hoá và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực Đối với lĩnhvực khai thác và chế biến khoáng sản, vị trí địa lý thuận tiện sẽ giúp quá trìnhvận chuyển trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí vận chuyển và tránh nhữngrủi ro Các nước đi đầu tư cũng sẽ có lợi thế trong việc chuyển giao khoa họccông nghệ để khai thác, chế biến khoáng sản một cách hiệu quả hơn
Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông,
thông tin liên lạc, bưu chính, năng lượng là các yếu tố hết sức quan trọngphục vụ hoạt động đầu tư trong suốt quá trình đầu tư Tại địa bàn đầu tư cóđiều kiện giao thông thuận lợi sẽ phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhà đầu tư, tạođiều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, máy móc thiết bị ra vàonhà máy, sinh hoạt của công nhân và phục vụ dân sinh Tuy nhiên hệ thốnggiao thông thuận lợi chưa phải là tất cả, trong quá trình đầu tư nhà đầu tư cónhu cầu rất lớn về thông tin liên lạc, bưu chính phục vụ mục tiêu điều hành vàquản lý dự án đầu tư, đồng thời cũng có nhu cầu rất lớn về điện, nước, chấtđốt phục vụ sự vận hành của nhà máy, của các máy móc thiết bị, các sinh hoạtcủa nhà điều hành và công nhân làm việc Hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ
là ưu tiên hàng đầu của nhà đầu tư trong lựa chọn vùng và lãnh thổ đầu tư
Trang 21Thứ tư, nguồn nhân lực Lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đòi hỏi
một nguồn nhân lực dồi dào vì vậy một nước, địa phương có nguồn nhân lựcdồi dào, giá rẻ cũng là nhân tố thu hút đầu tư trực tiếp quốc tế
Thứ năm, trình độ lao động của nước, địa phương tiếp nhận đầu tư.
Trình độ của lực lượng lao động quyết định đến năng suất, hiệu quả quản
lý lao động và các kế hoạch ở nước, địa phương tiếp nhận đầu tư Nếu quốcgia hoặc vùng có lực lượng lao động với trình độ thấp, lao động “thô” chiếmđại đa số, hệ thống giáo dục – đào tạo và tay nghề yếu kém, Nhà nước ít cócác cơ chế, chính sách và chương trình hỗ trợ đào tạo lao động thì sẽ gánhnặng lớn cho nhà đầu tư, làm tăng chi phí đào tạo và quản lý, giảm hiệu quảđầu tư và gây nản lòng các nhà đầu tư Nếu quốc gia hoặc vùng có lực lượnglao động có trình độ, cơ cấu đào tạo ngành nghề hợp lý, hệ thống giáo dục –đào tạo hỗ trợ đắc lực cho việc đào tạo đạt trình độ văn hoá và đào tạo taynghề cho người lao động sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tưbắt tay vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn đó
Thứ sáu, về chính sách pháp lý và ưu đãi cho nhà đầu tư vào hoạt động khai thác chế biến khoáng sản
Theo kết quả ra soát của Tổng cục Thuế, các văn bản quy phạm pháp luật
về chính sách thuế hiện hành đã có ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệpđầu tư khai thác, chế biến khoáng sản để làm ra các sản phẩm khác có giá trị
và hiệu quả cho kinh tế - xã hội Cụ thể:
Đối với thuế xuất khẩu thì các loại khoáng sản đã qua chế biến, thuộc diệnđược cấp phép xuất khẩu và quy định mức thuế phù hợp tuỳ theo mức độ đầu
tư, chế biến, như: Cacbonat canxi được quy định mức thuế suất từ 5% đến14% tuỳ theo mức độ chế biến mịn của hạt; Các sản phẩm chế biến từ quặngnhư: Inmenit hoàn nguyên, xỉ titan, tinh quặng được quy định mức thuế suất
từ 10% đến 30%,…
Trang 22Chính sách pháp lý cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng đồi với lĩnh vựcKTCBKS., chính sách pháp lý càng chặt chẽ thì việc khai thác chế biếnkhoáng sản càng hiệu quả và bền vững Cụ thể:
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập quy hoạch nhà máy chế biến khoángsản phải dựa trên kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quyết địnhđầu tư dự án nhà máy chế biến khoáng sản phải căn cứ vào nguồn nguyên liệu
từ kết quả thăm dò hoặc các hợp đồng nhập khẩu khoáng sản Cấp phép hoạtđộng khoáng sản phải căn cứ quy hoạch khoáng sản, phù hợp với năng lựcchế biến, sử dụng và bảo đảm yêu cầu về môi trường
1.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút FDI vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản
1.3.4.1 Số dự án FDI trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản
Đây là chỉ tiêu đánh giá số lượng dự án biến động qua các năm Số lượng dự
án càng tăng cho thấy khả năng, mức độ thu hút vốn FDI của địa phương vàocác ngành và lĩnh vực cụ thể đó càng cao, và ngược lại Đây là chỉ tiêu cơ bảnđánh giá mức độ thu hút vốn FDI của các, ngành lĩnh vực của địa phương
1.3.4.2 Chỉ tiêu số vốn giải ngân vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản so với số vốn đăng kí vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản
Công thức tính
Chỉ tiêu này cho thấy tỉ lệ vốn của bên nhận đầu tư thực tế chuyển chobên tiếp nhận đầu tư so với tổng số vốn đăng kí ban đầu và đó cũng chính là
tỷ lệ vốn đưa vào hoạt động
1.3.4.3 Số vốn FDI vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản so với số vốn FDI đầu tư vào địa phương
Công thức tính số vốn FDI vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản sovới số vốn FDI đầu tư vào địa phương
Trang 23Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng vốn FDI được đầu tư vào lĩnh vực khaithác, chế biến khoáng sản so với tổng số vốn FDI đầu tư vào tất cả các lĩnhvực Tỷ trọng này cho thấy sự ảnh hưởng của FDI vào lĩnh vực khai thác, chếbiến khoáng sản đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.3.5 Vai trò thu hút FDI vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản
Mỗi đất nước nói chung và mỗi tỉnh thành địa phương nói riêng đều cónhững lợi thế so sánh nhất định Việc khai thác và sử dụng nhiều lợi thế sosánh đó một cách hợp lý đòi hỏi có nhiều nhân tố tác động đến, một trongnhững nhân tố tác động đến đó là thu hút FDI thu hút vào một đất nước, mộtđịa phương, một ngành lĩnh vực
Cụ thể về lĩnh vực khoáng sản, việc thu hút FDI vào khai thác và chế biếnkhoáng sản có vai trò rất quan trọng
Thứ nhất, Nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã bổ sung một nguồn vốn
quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoángsản Có được một nguồn vốn cần thiết thì đất nước, địa phương đó có thể trang
bị các trang thiết bị hiện đại để khai thác khoáng sản một cách hiệu quả hơn phùhợp với nhu cầu của xã hội Những khoáng sản được khai thác ra là nguyên liệuthô chỉ bán với giá thành rẻ vì vậy việc chế biến khoáng sản đó cũng đóng vai tròquan trọng trong việc khai thác khoáng sản một cách bền vững
Thứ hai, thu hút FDI sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ cho
nước tiếp nhận đầu tư Với hình thức này nước tiếp nhận đầu tư có điều kiệntiếp nhận công nghệ mới tiên tiến hơn công nghệ trong nước với chi phí thấphơn thì việc khai thác khoáng sản sẽ hiệu quả hơn và có thể bảo vệ môitrường hơn so với việc sử dung khoa học, công nghệ lỗi thời
Thứ ba, thông qua FDI sẽ nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ
thuật, đội ngũ cán bộ quản lý tiếp cận được cách làm việc và quản lý tiên tiến
từ chủ đầu tư Không chỉ vậy FDI còn tạo ra một khối lượng việc làm, đẩy lùi
Trang 24nạn thất nghiệp, từ đó nâng cao đời sống của người dân, tăng thu nhập quốcdân.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Trang 252.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN 2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, tọa độ địa lý từ 18o33’10”đến 19o24’43” vĩ độ Bắc và từ 103o52’53” đến 105o45’50” kinh độ Đông
- Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82 km
- Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biển dài 419 km
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biển dài 92,6 km
- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa với đường biển dài 196,13 km
- Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha
- Dân số năm 2004: 3.003.000 người, mật độ dân số trung bình là 183người/km2
- Nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Myanmar – Thái Lan – Lào– Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò.Nghệ An có một thành phố, 3 thị
xã và 17 huyện Trong đó thành phố Vinh là đô thị loại I – là trung tâm kinh
tế, văn hóa của tỉnh và cả khu vực Bắc Trung Bộ
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh
tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với cả nước và các nước kháctrong khu vực nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc Đó chính làđiều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đông bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn
Trang 26Châu, Yên Thành, Thị Xã Hoàng Mai có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nướcbiển ( xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu).
Đặc biệt địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển giao thôngđường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gâykhó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũlụt cho nhiều vùng trong tỉnh Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ đôc lớnvới 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thủy điện
và điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất và đáp ứng nhu cầu của người dân
2.1.1.3 Khí hậu thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp củagió mùa Tây – Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa ĐôngBắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) Nhiệt độ trung bình hàngnăm 23 – 24oC Tổng lượng mưa trong năm là 1.200 –2000mm Độ ẩm trungbình hàng năm 80-90% Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.460 giờ
Nhìn chung, Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dạng
rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồngphát triển Khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trởngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp
2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
• Tài nguyên rừng: Với 885.339 ha diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên chiếm
tỷ lệ lớn với diện tích 732.741 ha, rừng trồng chiếm 152.867 ha, độ che phủđạt gần 54% Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vậtrừng Việt Nam
Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển cácngành công nghiệp Tổ chức Văn hoá, khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc(UNESCO) đã công nhận và xếp hạng khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ Angồm rừng nguyên sinh - vườn quốc gia Pùmát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Trang 27Huốn, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt với nhiều loài động vật, thực vật quýhiếm có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.
• Tài nguyên biển: Nghệ An có 82 km bờ biển dài với diện tích 4.230 hải lývuông mặt nước, có trên 3.000 ha diện tích nước mặn, lợ, 12.000 ha ao hồ mặtnước ngọt, lợ có khả năng phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản
Bờ biển Nghệ An dài, phẳng với nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong,
có độ mặn vừa phải, môi trường trong lành, nhiệt độ bình quân nước biểntrong cả năm là 20 độ C, số lượng giờ nắng nhiều, thuận tiện cho sự phát triểnloại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, chữa bệnh như Cửa Lò, Bãi Lữ,Quỳnh Phương, Quỳnh Lập, Diễn Thành…
• Tài nguyên khoáng sản: Nghệ An có trữ lượng một số loại khoáng sản khálớn, đặc biệt là khoáng sản sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng Bao gồm:
Đá vôi làm xi măng, đá vôi trắng, đất sét làm nguyên liệu xi măng, sét làmgốm sứ cao cấp, đá xây dựng Các loại khoáng sản trên lại được phân bốtương đối tập trung, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chấtlượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm
sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ v.v Một số kimloại và đá quý có trữ lượng lớn như: vàng sa khoáng ở lưu vực sông Cả, sôngHiếu với trữ lượng trên 20 tấn; Các loại đá quý như Hồng ngọc, Bích ngọc…
ở các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp Thiếc sa khoáng ở Nghệ An được đánh giá
là lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng khoảng 42.000 tấn ( chiếm 30% trữ lượngthiếc cả nước) tập trung ở các huyện Quỳ Hợp, Quế Phong; Sắt với trữ lượng1,8 triệu tấn ở Nghi Lộc, Thanh Chương Ngoài ra một số khoáng sản khácnhư Mangan với trữ lượng khoảng hơn 3 triệu tấn, tập trung ở các huyệnHưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc Titani tồn tại dưới dạng Inmenit, vớitổng trữ lượng 22.600 tấn, tập trung phần lớn ở Cửa Hội Bô xít có trữ lượngkhoảng gần 3 triệu tấn, tập trung ở các huyện Yên Thành, Diễn Châu, NghĩaĐàn Photphorit có trữ lượng khoảng 130.000 tấn ở các huyện Con Cuông,Anh Sơn,Yên Thành, Quỳnh Lưu,Thanh Chương,… Vào thập kỷ 70 của Thế
Trang 28kỷ trước các nhà địa chất đã phát hiện ở khu vực Bản Khang (Quỳ Hợp) có
mỏ nước khoáng thuộc loại Cacbonic là loại được thị trường tiêu dùng ưachuộng nhất, có trữ lượng 0,5 lít/giây Nước khoáng còn được phát hiện ở một
số huyện như Nghĩa Đàn, Đô Lương,…
Nghệ An còn có thế mạnh về đá xây dựng với trữ lượng rất lớn, có nhiềuloại đá có giá trị kinh tế cao như đá trắng Quỳ Hợp trữ lượng 100m3; đá bazan
có trữ lượng 260 triệu m3 ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; đá đen trữ lượng 54 triệu
m3 ở Con Cuông, Đô Lương Đặc biệt nguồn đá vôi trên 1 tỷ m3 ở các khuvực Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Con Cuông Nhiều nhất là đá xây dựng trên 1 tỷ
m3 ở huyện Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Đô Lương, Nghĩa Đàn…
Đó là chưa kể hàng loạt các loại khoáng sản khác như Sét để sản xuất gạchngói Sét xi măng có trữ lượng 300 triệu tấn, than mỡ 40 ngàn tấn, Than bùn
10 triệu tấn… Trong những năm qua, việc khai thác khoáng sản đã đượcUBND tỉnh và các ban ngành chức năng chú ý đầu tư và dần đưa vào quản lýmột cách tích cực hơn Do vậy sản lượng một số khoáng sản đã được khaithác năm sau cao hơn năm trước Theo đó, công suất khai thác khoáng sảnkhông ngừng tăng, chế biến đá trắng đạt 2.500 tấn/năm…
• Tài nguyên nhân văn: Nghệ An có một bề dày về văn hóa, lịch sử, kho tàngvăn hóa kiến trúc và nét văn hóa ứng xử riêng có Nhiều công trình, di tíchlịch sử lưu danh các lãnh tụ, anh hùng, danh nhân lịch sử, khoa bảng, các nhàkhoa học, nhà văn hóa của Việt Nam vẫn còn được lưu giữ
Nghệ An còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị như văn họcdân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, các phong tục, tập quán, lễ hội,văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống… trong đó Dân ca Ví dặm Xứ Nghệđang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thểcấp quốc gia
Nhìn chung, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, kết hợp vớinguồn tài nguyên nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam gắn liền với
Trang 29cuộc sống của người bản địa mang lại cho Nghệ An một bản sắc riêng hấpdẫn khách du lịch cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
2.1.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp
Nghệ An là một tỉnh rộng lớn, địa hình đồi núi phức tạp nhưng nhìnchung mạng lưới giao thông về cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt đi lạicủa nhân dân, cũng như kết nối các hành lang kinh tế đồng bằng, phía tâyNghệ An với nhau
Hệ thống giao thông của tỉnh hội tụ đầy đủ các tuyến Đường bộ, cảng hàngkhông, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và các cửa khẩu Là đầu mốigiao thông quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ, giao thương giữa hai miềnBắc Nam cả nước cũng như trong tuyến hành lang kinh tế Đông Tây Cụ thể:
• Đường bộ: Có 6 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Trong đó, có 3 tuyến dọchướng Bắc Nam (QL 1A, QL 15, đường Hồ Chí Minh), 3 tuyến ngang hướngĐông Tây nối với Lào (QL7, QL46, QL48); có tuyến đường xuyên Á từ nướcLào qua cửa khẩu Thanh Thủy đến cảng Cửa Lò và cảng Đông Hồi
Quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo hướng Bắc - Namvới chiều dài 10km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia Vinh là đầu mốicủa các tuyến đường đi các huyện trong tỉnh, đi Lào và Đông Bắc Thái Lan
• Đường sắt: Có đường sắt Bắc – Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh Ga Vinh
là một trong những ga hành khách và hàng hóa lớn của cả nước
• Đường biển: Có cảng biển Cửa Lò (cách thành phố Vinh 15 km) đã đón tàu1,8 vạn tấn cập cảng Hiện nay, cảng đang được đầu tư nâng cấp, mở rộngcông suất để đón tàu 2 vạn tấn phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá
• Đường hàng không: Có sân bay Vinh (cách ga Vinh 5 km), đã được nâng cấp
và mở rộng để máy bay hiện đại loại lớn có thể lên xuống dễ dàng và đangđược mở thêm tuyến bay đi các nước trong khu vực
• Cửa khẩu: Có 2 cửa khẩu đi sang nước CHDCND Lào là Cửa khẩu quốc tếNậm Cắn (Kỳ Sơn) và Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy (Thanh Chương)
Trang 30Hiện Bộ Giao thông Vận tải sắp đầu tư tuyến giao thông: Thị trấn Kim Sơn(Quế Phong) đi Thông Thụ để mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong),rất thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khu vực phía tây.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ an có 1 Khu kinh tế (KKT) và 4 khu côngnghiệp (KCN), đó là KKT Đông Nam, KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm,KCN Đông Hồi và một số khu công nghiệp khác đang trong giai đoạn khảosát, quy hoạch chi tiết
• KKT Đông Nam : Diện tích quy hoạch: 18.826,47ha Hiện nay đã có 64 dự ánđầu tư với số vốn 10,8 triệu USD và 10,180 tỷ đồng Khu KT Đông Namđược thiết kế gồm 2 khu: khu thuế quan và phi thế quan với cơ sở hạ tầng, đalĩnh vực hoàn thiện Hiện nay Khu kinh tế Đông Nam đang quá trình xâydựng, hoàn thiện cở sở hạ tầng
• Khu công nghiệp Bắc Vinh: Diện tích qui hoạch 143,17 ha; Giai đoạn 1 quyhoạch 60,16 ha với mức tổng mức vốn đầu 78,507 tỷ đồng Hiện nay có 17
dự án đầu tư KCN Bắc Vinh cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng,tổng vốn đã thực hiện đạt 69,7 tỷ đồng
• Khu công nghiệp Hoàng Mai: Quy mô đầu tư: 289,67 ha với tổng mức đầutư: 812,825 tỷ đồng tại Thị xã Hoàng Mai Tỉnh Nghệ An do nước ngoài làmchủ đầu tư với hình thức dịch vụ KCN Hiện có 3 dự án đầu tư, KCN đangtrong quá trình giải phóng và san lấp mặt bằng
• Khu công nghiệp Nam Cấm nằm thuộc 3 xã Nghi Thuận, Nghi Long, Nghi
Xã của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Diện tích: 327,83 ha Tổng mức đầu
tư : 890,7 tỷ đồng với vốn đầu tư đã thực hiện: 278,97 tỷ đồng Hiện có 31 dự
án đầu tư, cơ sở hạ tầng đầy đủ hoàn chỉnh
• Các KCN khác hiện nay mới chỉ có KCN Nghĩa Đàn đã được UBND tỉnhchấp thuận cho Công ty CP Lâm nghiệp tháng 5 làm chủ đầu tư xây dựng hạtầng, và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh quy hoạch từ
200 ha lên 675 ha, đang hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết trình phê duyệt
Trang 31Ngoài thế mạnh về cơ sở hạ tầng như: các KCN, KKT, giao thông đường
bộ, đường sắt, hàng không, cầu, cảng… tỉnh Nghệ an còn có các hệ thốngđiện lưới, hạ tầng viễn thông tương đối phát triển
Có thể nói cơ sở hạ tầng tại Nghệ An phần nào đó đủ đáp ứng được cácnhu cầu của các dự án đầu tư, đặc biệt là giao thông và các KCN, KKT Giaothông thuận lợi liên kết được với các vùng kinh tế trong địa phương và cảnước, với đầy đủ loài hình: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàngkhông… Các KCN, KKT đủ diện tích cho các dự án xây dựng với chi phítương đối thấp và dịch vụ hỗ trợ tương đối hoàn chỉnh… Qua đó tạo điều kiệncho các nhà đầu tư tương đối trong quá trình xây dựng cũng như quá trìnhhoạt động dự án, hạ thấp chi phí đầu vào và thời gian tìm địa điểm đầu tư vàcông tác giải phóng, san lấp mặt bằng… Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần hoànthiện theo các quy hoạch đã được duyệt, các dự án về cơ sở hạ tầng cần đẩynhanh, hoàn thiện sớm theo kế hoạch
Trang 322.1.3 Dân số và lao động
Nghệ An là địa phương đông dân thứ tư trong cả nước (sau Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh và Thanh Hóa) với dân số hơn 3 triệu người, trongđó có gần 1,8triệu lao động
Xét về cơ cấu, lực lượng lao động phần lớn là trẻ và sung sức, từ 15-24 tuổichiếm 22,45%, từ 25-34 chiếm 14,16%, từ 35-44 chiếm 13% và từ 45-54chiếm 8,71% Tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo chiếm 40% tập trung vàomột số lĩnh vực như sữa chữa xe có động cơ, may mặc, điện tử còn một sốnghề như nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản thì việc đào tạo còn quáít
Tuy nhiên với vùng đất nổi tiếng có truyền thống hiếu học, cần cù, sángtạo; là trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc miền Trung với 6 trườngĐại học, 11 trường cao đẳng đào tạo trên các lĩnh vực: kinh tế, kỹ thuật, đàotạo nghề, sư phạm, y tế, văn hóa nghệ thuật Đặc biệt, là hệ thống các trườngtrung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh
đã và đang được hoàn thiện với chất lượng ngày càng tốt hơn
Bảng 2.1: Các trường và tổng số học sinh, sinh viên tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2006 – 2014
Số trường
Số sinh viên ( Nghìn người )
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An)
Qua bảng số liệu ta thấy số sinh viên học các trường trung cấp chuyênnghiệp ngày càng giảm, thay vào đó là số lượng sinh viên vào các trường đại họccao đẳng ngày càng tăng lên Từ đó cho thấy trình độ học vấn ngày càng cao
Trang 33hơn Nghệ An có nguồn lao động dồi dào, trẻ với truyền thống cần cù, hiếu học,
là cơ sở để tiếp tục đào tạo và hình thành đội ngũ lao động có trình độ quản lý,kinh tế, có đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xãhội trong tương lai Đây là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút các dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài Đặc biệt là các dự án FDI sử dụng nguồn laođộng phổ thông, giá rẻ Nếu tỉnh Nghệ An kết hợp tốt ưu thế về nguồn tàinguyên địa phương và nguồn nhân lực tại chỗ sẽ tạo đột biến trong việc thu hútcác dự án FDI, đón sẵn sự dịch chuyển của các dự án FDI tại một số nước lâncận như Trung Quốc, Malaisia… khi giá nhân công ở đây trở nên đắt đỏ hơn làmgiảm lợi nhuận của các dự án này tại các nước sở tại
2.1.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng: Trong năm năm 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng GDP
của tỉnh đạt bình quân 9,4 %/năm, trong khi đó bình quân GDP cả nước đạt6,9%; Bình quân GDP đầu người năm 2010 đạt 13,85 triệu đồng/người/năm,tăng hơn 2,4 lần so với năm 2005 Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnhNghệ An bình quân đạt 11% đạt mục tiêu đề ra
Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp phù hợp với
xu thế chung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cơ cấuchuyển dịch được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây
Trang 34Bảng 2.2 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Nghệ An
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa Tỷ trọng côngnghiệp – xây dựng tăng từ 29,3% năm 2005 lên 33,47% năm 2010; tỷ trọngnông – lâm – ngư nghiệp từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,87% năm 2010 Tỷtrọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 38,2% năm 2010
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Nghệ An bình quân đạt 11%,trong đó nông – lâm – ngư nghiệp giảm 6,57% so với năm 2010; tỷ trọng côngnghiệp – xây dựng tăng 1,73% so với năm 2010; tỷ trọng dịch vụ năm 2014 tăng4,84% so với năm 2010 Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 24,57 triệu đồng( năm 2013 là 2,22 triệu đồng)
Hình 2.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Nghệ An
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An) Hoạt động xuất, nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 344 triệu
USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ; Giá trị nhập khẩu ước đạt 197,1 triệu USD,tăng 7,9% so với cùng kỳ; Doanh thu các dịch vụ du lịch tăng 15% so với cùng
kỳ năm ngoái
Với những thành tựu đạt được từ phát triển kinh tế đã đem lại nguồn thu chotỉnh nhà là 6.062 tỷ đồng, bằng 108% dự toán, tăng 6,5% so với cùng kỳ, trongđó: Thu nội địa 5.200 tỷ đồng; Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 850 tỷ đồng,bằng 118,1% dự toán
2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO NGHỆ AN
Trang 352.2.1 Theo giai đoạn
Dưới đây là biểu đồ thể hiện số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Nghệ An trongtừng năm trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2014
Hình 2.2 Số vốn FDI đăng kí vào Tỉnh Nghệ An từ năm 1992-2014
Đơn vị : Triệu USD
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nghệ An)
Ngày nay xu hướng đầu tư ra nước ngoài, trong đó có FDI là một xuhướng mang tính toàn cầu, nó mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội cho bản thâncác nước thực hiện đầu tư và cho cả nước tiếp nhận đầu tư nói chung và ViệtNam nói riêng Đối với tỉnh Nghệ An, vấn đề thu hút FDI từ nước ngoài luônđược tỉnh quan tâm và thực hiện Quan điểm của tỉnh là luôn luôn sẵn sàng,chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để thu hút đầu tư nước ngoài, sẵn sàng “trảithảm đỏ” để mời gọi các nhà đầu tư trên thế giới và trong khu vực đầu tư vàoNghệ An Trong những năm gần đây, năm nào tỉnh cũng có những Hội thảokhoa học, Hội nghị xúc tiến Đầu tư, và gần đây nhất là Hội nghị xúc tiến đầu
tư Hàn Quốc vào tình Nghệ An tại khách sạn Daewoo, Hà Nội Bên cạnh đó,kết quả thu được cũng rất tích cực Đã có rất nhiểu nước đầu tư trực tiếp vàođịa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm vừa qua, trong đó nhiều nhất là NhậtBản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan… Với các dự án tiêu biểu như dự ánthép Kobe 1 tỉ USD tại khu công nghiệp Đông Hồi ( Huyện Quỳnh Lưu, TỉnhNghệ An), Dự án nhà máy lọc hoá dầu tại KKT Nghi Sơn 8 tỷ USD ( khu vựcNam Thanh Hoá – Bắc Nghệ An), dự án xây dựng Trường Cao đẳng Nghề kỹthuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (Thành Phố Vinh – tỉnh Nghệ An)
… Nguồn vốn FDI tỉnh thu hút được chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực màtỉnh có thế mạnh như : khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông sản,trồng rừng và chế biến lâm sản, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, sản xuất
Trang 36hàng tiêu dùng và xuất khẩu; Khu vực du lịch – dịch vụ và thương mại Sựđóng góp của FDI mang lại nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh
Giai đoạn trước năm 2000, việc thu hút FDI của tỉnh Nghệ An so với một
số địa phương khác là chưa thực sự được chú trọng, do đó tỉnh Nghệ An chỉthu hút được 3 dự án đầu tư với quy mô vốn 106 triệu USD
Giai đoạn 2000 – 2005, Nghệ An đã có bước chuyển mình trong công tácthu hút vốn đầu tư quốc tế nhưng chỉ thu hút được 15 dự án với số vốn đầu tư
là 77 triệu USD
Giai đoạn 2005 – 2011, nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn FDI tớinền kinh tế, tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và kêu gọi các nhà đầu tưnước ngoài Do đó trong giai đoạn này số lượng các nhà đầu tư đế với tỉnhNghệ An ngày càng nhiều hơn và FDI vào tỉnh Nghệ An đạt được kết quả khảquan, đặc biệt đã thu hút được những dự án quy mô lớn Trong giai đoạn nàyNghệ An có tất cả 22 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 262 triệuUSD, bao gồm các nhà đầu tư đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ: Nhật bản,Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Hong Kong.Như vậy bình quân số vốn đầu tư đăng ký là 9,4 triệu USD/1 dự án đầu tư
Từ năm 2010 đến năm 2014 thu hút được 25 dự án FDI Giai đoạn 2009 –
2010 và giao đoạn 2011 – 2014 số vốn FDI có xu hướng tăng lên là do số vốnFDI trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản tăng lên
Việc thu hút được các nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý nghĩaquan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhất là tronghai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn quan trọngcho đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tạo ra sức pháttriển mới cho kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An