1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu

56 653 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 247,34 KB

Nội dung

Từ vấn đề này, tác giả tập trung hướng tới đề tài“Phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu” nhằm phân tích thực trạng phát tr

Trang 1

TÓM LƯỢC

Thị trường sản phẩm bao bì PP, PE của Việt Nam đang phát triển khá mạnh sovới trước đây trong khi mà nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi phát triển, cáctiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được ứng dụng rộng rãi để tạo ra những sản phẩmbao bì mới không chỉ tiện dụng mà còn thân thiện với môi trường và con người

Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Đại Hữu, tác giả nhận thấy hoạtđộng kinh doanh sản phẩm bao bì PP, PE của công ty trên thị trường nội địa đang pháttriển khá mạnh Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bức thiết đặt ra ảnh hưởng tới sự pháttriển ổn định, lâu dài của công ty Sau khi tìm hiểu, tác giả nhận ra nguyên nhân chính

là do nguồn nguyên vật liệu cung cấp thiếu ổn định cả và giá cả leo thang, hoạt độngphát triển thị trường của công ty bên cạnh những thành công đã đạt được thì còn tồntại nhiều yếu kém

Từ vấn đề này, tác giả tập trung hướng tới đề tài“Phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu” nhằm

phân tích thực trạng phát triển kinh doanh sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nộiđịa của Công ty cổ phần Đại Hữu, dựa trên cơ sở lý thuyết về phát triển kinh doanh,sau đó đề xuất các giải pháp cho công ty đề giải quyết vấn đề nguồn nguyên vật liệu,

mở rộng thị trường, kênh phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời đềxuất các kiến nghị đối với Nhà nước và Hiệp hội bao bì Việt Nam nhằm hỗ trợ pháttriển kinh doanh sản phẩm bao bì nói chung và sản phẩm bao bì PP, PE của công tynói riêng

Trang 2

Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Thân Danh Phúc - giảng viên

Bộ môn Kinh tế thương mại đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt khóaluận tốt nghiệp

Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đại Hữucùng các nhân viên trong phòng Kế toán tài chính và phòng Kinh doanh đã tạo điềukiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu tình hình kinh doanh, tình hình phát triển thị trườngsản phẩm bao bì PP, PE của công ty, giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốtnghiệp

Do thời gian có hạn và khả năng bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận này sẽcòn nhiều thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét củađộc giả

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Khuyên

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động năm 2014 của Công ty cổ phần Đại Hữu

Bảng 2.2: Tài sản cố định hữu hình năm 2014 của Công ty cổ phần Đại Hữu

Bảng 2.3: Kết cấu nguồn vốn lưu động năm 2014 của Công ty cổ phần Đại Hữu

Bảng 2.4: Sản lượng và doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm giai đoạn 2011-2014

Bảng 2.5: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo miền giai đoạn 2011-2014

Bảng 2.6: So sánh giá cả một số sản phẩm của Công ty cổ phần Đại Hữu và Công tyTNHH công nghệ in và bao bì Việt - Đức

Bảng 2.7: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận sản phẩm bao bì PP, PE của công ty cổ phầnĐại Hữu giai đoạn 2011 - 2013

Bảng2.8: Thu nhập bình quân của nhân viên

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Hình 2.1: Cơ cấu sản phẩm bao bì trên thị trường nội địa

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu sản phẩm bao bì PP, PE giai đoạn

2011-2013… 29 Hình 2.3: Cơ cấu sản phẩm của Công ty cổ phần Đại Hữu giai đoạn 2011-2014…….30

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ nghĩa đầy đủ

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay,

sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thịtrường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanhnghiệp khác thì không còn cách nào khác là phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh sao cho có hiệu quả, việc đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường lànhững nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu Để đạt được điều đó thì công tác phát triển sảnxuất và tiêu thụ hàng hóa là vấn đề thường xuyên được đặt ra Bởi vì có bán được sảnphẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp mới có điều kiện tồn tại và phát triển Chính vì vậy,doanh nghiệp phải năng động, phải xác định và nắm bắt được nhu cầu của thị trường,đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, tận dụng các nguồn lực, lợi thế sosánh của mình, dưới tác động của các cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, công cụ, chiếnlược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đảm bảo hoạtđộng kinh doanh hiệu quả

Công ty Công ty cổ phần Đại Hữu với lịch sử họat động hơn 12 năm đã đạt đượcnhững thành tựu kinh doanh nhất định cùng với nhiều kinh nghiệm kinh doanh tronglĩnh vực sản xuất bao bì (chủ yếu là bao bì PP, PE), trở thành một trong những nhà sảnxuất bao bì lớn và uy tín nhất miền Bắc Việt Nam Ngày 10/3/2015, Công ty Cổ phầnĐại Hữu được xếp hạng thứ 8 trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhấtViệt Nam năm 2015 Tuy nhiên, điều đó chưa có gì là chắc chắn đảm bảo một tươnglai phát triển lâu dài và ổn định cho công ty trong bối cảnh thị trường biến động phứctạp và xu thế hội nhập như hiện nay Đặc biệt là những vấn đề phức tạp mà công tyđang phải đối mặt như nguồn cung nguyên vật liệu cũng như thị trường đầu ra cho cácsản phẩm của ngành nhựa trong đó có các sản phẩm bao bì PP, PE đang gặp nhiều khókhăn, thách thức Bên cạnh đó, công ty hiện đang cần nguồn vốn lớn để đổi mới kĩthuật công nghệ, đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm Yêu cầu của các đốitác ngày càng cao khiến công ty đang rất khó khăn trong việc sản xuất ra các sản phẩmvừa đủ tiêu chuẩn lại có giá cả phải chăng để đủ sức cạnh tranh với rất nhiều doanhnghiệp khác trên cả nước Do đó, việc nghiên cứu để đề xuất ra những giải pháp thíchhợp nhằm phát triển kinh doanh sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa củaCông ty cổ phần Đại Hữu là điều cấp thiết

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Trong thời gian qua, vấn đề phát triển kinh doanh hàng hóa đặc biệt là sản phẩmbao bì đã được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia và các nhà nghiên cứu, có thể

Trang 9

kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau:

1 Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Vương Thị Thu Hiền, trường Đại học Kinh tế quốc

dân thực hiện năm 2013: “Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh bao bì PP của Công ty Supe phốt phát & hoá chất Lâm Thao đến năm 2015” Đề tài đã làm rõ nội

hàm của phát triển kinh doanh cũng như đưa ra được các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giáphát triển kinh doanh của doanh nghiệp

2 Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Kiều Oanh - Khoa Quả trị thương mại quốc

tế, Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện năm 2009: “Một số giải pháp đầy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì sang thị trường Đức của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) bao bì và thương mại Anh Đức” Đề tài đã làm rõ các vấn đề về xuất khẩu, tình hình

xuất khẩu bao bì của Công ty TNHH bao bì và thương mại Anh Đức giai đoạn 2006 –

2008 và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì của công

ty sang thị trường Đức

3 Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Vũ Thị Phương Thảo, K45F1, trường Đại học

Thương mại thực hiện năm 2013: “Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì của công ty TNHH một thành viện 76 với đối tác Tập đoàn IKEA (Thụy Điển)”.Đề tài làm rõ

những lý thuyết về sản phẩm bao bì, khái quát thực trạng kinh doanh bao bì của ViệtNam nói chung và tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm bao bì củacông ty TNHH một thành viện 76 với đối tác Tập đoàn IKEA, đưa ra các giải phápphù hợp với khả năng của doanh nghiệp và một số kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu đốivới Nhà nước

4 Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Lan, K42A2, trường Đại học

Thương mại thực hiện năm 2010: “Phát triển hoạch định bán hàng sản phẩm bao bì tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên - xí nghiệp thương mại xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội” Đề tài đã khái quát tổng quan thị trường bao bì trong nước giai đoạn

2008 - 2010 và xu hướng phát triển ngành bao bì trên thế giới

5 Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Ngô Thị Hương, K42A1, trường Đại học Thương

mại thực hiện năm 2010: “Phát triển chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa sản phẩm bao bì tại Công ty cổ phần bao bì Đồng Phú” Đề tài tập trung nghiên cứu các

chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa sản phẩm bao bì, nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa

Sau khi nghiên cứu em nhận thấy:

Các đề tài đã nghiên cứu và chỉ rõ cơ sở lý luận của phát triển kinh doanh trên thịtrường nội địa cũng như các hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế, những chỉ tiêuđánh giá và nhân tố ảnh hưởng, cùng với đó là một số lý thuyết về sản phẩm bao bì

Về mặt nội dung, các đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng kinh doanh bao bì của Việt Namnói chung và một số doanh nghiệp nói riêng, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao

Trang 10

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tuy nhiên, các đề tài nêu trên và một số đề tài khác còn một số vấn đề chưa

được giải quyết hoặc giải quyết không triệt để đó là:

- Các đề tài chưa đi sâu vào phân tích hoạt động kinh doanh mà mới chỉ dừng lại ở phântích thị trường, trên khía cạnh phát triển thương mại là chủ yếu, còn khía cạnh sản xuấtsản phẩm chưa được chú trọng

- Các đề tài cũng chỉ quan tâm đề cập đến đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì củadoanh nghiệp rathị trường quốc tế mà bỏ sót thị trường nội địa rất tiềm năng và đangngày càng bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh

- Hơn nữa, việc nghiên cứu chủ yếu mang tính tổng thểtrên toàn bộ các sản phẩm bao bìnói chung, chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết,cụ thể phát triển kinh doanh một nhóm hàngchủ lực, đặc biệt như nhóm hàng bao bì PP, PE luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanhthu

- Hiện nay, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kinh doanh nhóm sảnphẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu, đưa ra cácgiải pháp phù hợp với khả năng của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2020 Chính vìvậy, đề tài này đảm bảo tính thời sự và không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào trước đây

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Công ty cổ phần Đại Hữu là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩmnhư các loại bao bì PP, PE được cung cấp cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi,phân bón, nông sản và thực phẩm trên toàn quốc Ngoài ra, với nền tảng nguồn lựcvững chắc, Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vựckhác như xuất nhập khẩu nông sản, phân bón, khai thác khoáng sản cũng như tham giavào nhiêu dự án xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trong nước, tuy nhiên, sản phẩmbao bì vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng hoạt động kinhdoanhcủa Công ty cổ phần Đại Hữu trong thời gian qua, em nhận thấy hoạt động kinhdoanh của Công ty đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh hộinhập kinh tế và cạnh tranh gay gắt trên thị trường như hiện nay Chính vì vậy, em đã

quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu”.

Đề tài sẽ tập trung tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề sau:

- Thực trạng hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì PP, PE tại Công ty

cổ phần Đại Hữu trên thị trường nội địa giai đoạn 2011-2014

- Phát hiện những vấn đề, mặt tồn tại, khó khăn mà Công ty đang gặp phải, tìm ranguyên nhân của nó

Trang 11

- Từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để giải quyếtnhững vấn đề mà đề tài đã đưa ra.

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu hướng tới đối tượng là nhóm sản phẩm bao bì PP, PE và cáchoạt động phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địacủa Công ty cổ phần Đại Hữu

- Mục tiêu nghiên cứu:

Về mặt lý thuyết: Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến phát

triển kinh doanh (về bản chất, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh doanhvàcác nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh doanh hàng hóa), từ đó làm cơ sở cho nghiêncứu

Về mặt thực tiễn: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh doanh

nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu,chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng,những thành công và tồn tại cần khắc phục và nguyênnhân của nó, đồng thời đưa ra những dự báo về khả năng phát triển kinh doanh nhómsản phẩm bao bì PP, PE trong thời gian tới Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm pháttriển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa của Công ty cổphần Đại Hữu trong thời gian tới

- Phạm vi nghiên cứu:

Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu tập trung chủ yếu phân tích làm rõ thực trạng

phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa của Công

ty cổ phần Đại Hữu, các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh, những thành công, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục

Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu trên thị trường nội địa.

Giới hạn về thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trọng tâm vào giai đoạn

gần đây từ năm 2011 đến năm 2014 Đồng thời đánh giá, dự báo và đưa ra một số giảipháp cho giai đoạn tiếp theo từ nay đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp

 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Nguồn thông tin thứ cấp:

Thông tin thu thập từ các nguồn sách, internet, báo chí, luận văn, tạp chí kinh tế,

cơ sở dữ liệu của các tổ chức Nguồn cung cấp thông tin từ bộ môn kinh tế thương mại

Trang 12

và thư viện trường Đại học Thương mại, các trang web có uy tín

Dữ liệu có trên website của Công ty, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,bảng chi tiêu tổng hợp, kế hoạch sản xuất qua các năm của Công ty tại các phòng tàichính - kế toán, kế hoạch - vật tư

- Mục đích thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập được những thông tin đầy đủ, chính

xác giúp phục vụ cho nghiên cứu cả về lý luận và thực tế Kiến thức từ bài giảng kinh

tế thương mại phục vụ cho chương 1: Một số lý luận về phát triển kinh doanh hànghóa của doanh nghiệp Các công trình luận văn, các nghiên cứu khoa học cấp bộ phục

vụ cho phần mở đầu về tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tàitrước đó Các dữ liệu để phân tích sự phát triển kinh doanh cả về chất và lượng, phảnánh hiệu quả phát triển kinh doanhnhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nộiđịa của Công ty cổ phần Đại Hữu Qua đó đưa ra chác nhận xét và dự báo có căn cứtrong tương lai cho việc phát triển kinh doanh sản phẩm này của Công ty

 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng chủ yếu ở chương 2, cho nên

sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích rất quan trọng với chất lượng bài viết

- Phương pháp tổng quan tài liệu: Toàn bộ tài liệu, số liệu thu thập nói trên được

tổng hợp lại và sắp xếp thành một hệ thống logic, giúp khai thác chúng một cách cóhiệu quả hơn Phương pháp này được dùng để tổng quan các tài liệu trong sách, bàigiảng phục vụ viết lý thuyết, tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của các côngtrình nghiên cứu năm trước và số liệu liên quan

- Phương pháp so sánh: là việc đối chiếu các số liệu với nhau theo một tiêu chí

nhất định với cùng đơn vị so sánh dựa trên mục đích nghiên cứu Có thể đối chiếu kếtquả giữa các thời kì với nhau (năm/quý/tháng), giữa các nhóm đối tượng này với cácnhóm đối tượng khác để đưa ra đánh giá về ý nghĩa của các số liệu đó với vấn đềnghiên cứu

Trong đề tài này, thông qua các số liệu, bảng biểu thu thập được ở phương pháptổng quan tài liệu nói trên, phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu trong chương

2, cụ thể tiến hành so sánh doanh thu, lợi nhuận của Công ty qua các năm, so sánh tốc

độ tăng tưởng, cơ cấu sản phẩm, thị trường Từ đó, nhận xét về tình hình phát triểnkinh doanh của Công ty, làm căn cứ để đưa ra các biện pháp phát triển Đây là phương

Trang 13

pháp được dùng chủ yếu trong bài.

- Phương pháp dự báo:

Từ các dữ liệu thu thập được và đã qua xử lý làm cơ sở để đưa ra các dự báo vềtriển vọng phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địatrong thời gian tới, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển kinhdoanhnhóm sản phẩm nàytrong thời gian tới Phương pháp này được vận dụng chủ yếutrong chương 3, mục 3.1

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần Tóm lược, Lời mở đầu và Danh mục bảng biểu, Danh mục từ viết tắt,Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu thành 3 chương sau:

Chương 1 Một số lý luận về phát triển kinh doanh hàng hóa của doanh nghiệp Chương 2 Thực trạng phát triển kinh doanhnhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên

thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu

Chương 3 Giải pháp phát triển kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên

thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu trong thời gian tới

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH HÀNG

HÓA CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số nét khái quát về sản phẩm bao bì

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm bao bì

Bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói, chứa đựng các loại sản phẩmkhác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩm đó, tạo điều kiện thuận lợi choviệc bảo quản, vận chuyển, xếp đỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toànmôi trường

Ngày nay, công nghệ chế tạo sản phẩm bao bì đã phát triển đa dạng, phong phú

về chủng loại, đạt tính năng cao trong chứa đựng và bảo quản Hiện nay trên thị trườngđang sử dụng các loại bao bì nhựa phổ biến như PP, PE, PVC, PC, PET Tùy từngmục đích cụ thể, bao bì được sản xuất ra có thể có các tính năng sau đây:

Trang 15

- 1.1.2 Phân loại sản phẩm bao bì

- a, Căn cứ vào vai trò trong lưu thông:

- - Bao bì trong (bao bì thương phẩm): là bao bì dùng để đóng gói sơ bộ và trựctiếp hàng hóa; công dụng của nó là để bảo vệ hàng hóa như chống ẩm, chống chấnđộng, ngăn cách với các mùi vị khác…

- - Bao bì ngoài (bao bì vận chuyển): là bao bì dùng cho việc vận chuyển hànghóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, nó có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn hàng hóa về sốlượng và chu kỳ trong quá trình vận chuyển

- - Bao bì ở giữa (vật liệu đệm lót): là loại bao bì đặt giữa bao bì trong và bao bìngoài như: rơm, giấy, phoi bào…

- b, Căn cứ vào số lần sử dụng:

- - Bao bì sử dụng một lần: đây là loại bao bì được “tiêu dùng”cùng với sảnphẩm, chỉ phục vụ cho một lần lưu chuyển của sản phẩm từ khi sản phẩm được sảnxuất ra đến khi sản phẩm được tiêu dùng trực tiếp Do đó giá trị của nó được tính hếtvào giá trị của sản phẩm

- - Bao bì sử dụng nhiều lần: loại này có khả năng phục vụ cho một số lần lưuchuyển sản phẩm, tức là có khả năng sử dụng lại Thường bao gồm các loại bao bìngoài, bao bì trong, được sản xuất từ các vật liệu bền vững (như kim loại, chất dẻotổng hợp ) Giá trị của chúng được tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ

- c, Căn cứ theo độ cứng (độ chịu nén):

- - Bao bì cứng: là những loại bao bì không thay đổi hình dáng trong quá trìnhvận chuyển

- - Bao bì mềm: là loại bao bì dễ biến dạng khi có tác dụng của ngoại lực từ bênngoài hay tải trọng của sản phẩm từ bên trong (Ví dụ: bao bì dạng vải, gai, nilon…)

- - Bao bì nửa cứng: là loại bao bì có đầy đủ tính bền chắc trong một mức độnhất định nhưng nó vẫn có thể bị biến dạng khi chịu tác động của trọng tải, lực va đậpkhi vận chuyển, xếp dỡ (Ví dụ: mây, tre…)

- d, Căn cứ theo tính chuyên môn hóa:

- - Bao bì thông dụng: là loại bao bì chứa đựng được nhiều loại hàng, hoặc saukhi chứa đựng loại hàng này lại có thể được sử dụng để chứa đựng hàng hóa khác,hoặc chính hàng hóa đó trong nhiều lần

- - Bao bì chuyên dụng: là bao bì chuyên dùng để chứa đựng một loại sản phẩmnhất định, nó thường có hình dạng, kích thước, kết cấu phù hợp với loại sản phẩm mà

nó chứa đựng, cũng như tính chất cơ lý hóa và trạng thái làm việc

- e, Căn cứ theo vật liệu chế tạo:

Trang 16

Bao bì bằng gỗ: loại này khá phổ biến và nó đáp ứng được yêu cầu vậnchuyển, có nhiều ưu điểm như dễ sản xuất, dễ sử dụng, tương đối bền, có thể sử dụngnhiều lần Nhược điểm là dễ cháy, chống ẩm kém Ví dụ: Các hàng hòm, kiện…

- - Bao bì kim loại: loại này được dùng khá phổ biến, thường được dùng cho cácloại hàng dễ bốc cháy, bay hơi, các loại hàng độc hại dạng khí hoặc hơi

- - Bao bì hàng dệt: loại bao bì này mềm và thường ở dạng bao, thường dùng đểchứa các loại hàng rời, hàng bột…

- - Bao bì hàng bằng giấy, cát tông: loại này thường dùng để đóng gói các loạihàng bách hóa (kem đánh răng, )

- - Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp các loại vật liệu, như các loại bao

bì được sản xuất từ chất liệu pôlime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựacứng hoặc kết hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra các loại bao bì đảm bảođược yêu cầu trong bảo quản, vận chuyển sản phẩm

- 1.1.3 Nguyên liệu và quy trình sản xuất sản phẩm bao bì

- Hình 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì PP, PE

- - Tạo sợi: Hạt nhựa được nạp vào phễu chứa của bộ thiết bị tạo sợi, nhờ máy

hút đưa vào máy đùn, gia nhiệt nóng chảy, trục vít đùn nhựa lỏng ra miệng khuôn cóchiều dài, chiều dày điều chỉnh theo yêu cầu, màng nhựa hình thành qua bể nước làm

Trang 17

lạnh định hình, màng đi vào trục dao xẻ thành sợi có chiều rộng theo yêu cầu (2 - 3mm), sợi trải qua bộ phận gia nhiệt để ổn định sợi rồi đến máy cuốn sợi Trong quátrình tạo sợi, các phế phẩm sợi, bavia của màng nhựa được thu hồi kiểu hút, cắt đậpnhỏ đưa trở lại máy đùn

- - Dệt tấm vải: Các cuộn sợi được đưa vào máy dệt tròn 04 thoi dệt thành ống

vải, nhờ dao xẻ thành mành vải qua cơ cấu cuốn thành cuộn vải

- - Tráng màng vải: Cuộn vải được xe nâng vận chuyển lắp lên máy tráng

màng, tấm vải được tráng lớp nhựa dày 30 để tăng liên kết của sợi vải chống ẩm

- - Hệ thống tạo ống bao: Cuộn vải đã được tráng màng và cuộn giấy Kraft

được đưa đến hệ thống tạo ống bao Tại đây vải được in nhãn hiệu sau đó lồng vàocùng băng giấy Kraft dán thành ống, qua hệ thống dao cắt ống và van thành ống baoqua băng chuyền đưa ra ngoài

- - Dàn máy may đầu, đóng bao: Ống bao đuợc đưa đến cấp đều cho hệ thống

gập van tự động và đến máy may đầu, đóng bao cùng đồng thời qua hệ thống băngxích có vấu Sản phẩm bao bì hoàn thành theo băng tải ra đóng kiện

- - Đóng kiện bao: Sản phẩm bao bì được kiểm tra, ép bó xếp lên kiện được xe

nâng hàng chuyển về kho chứa

- 1.1.4 Vai trò, chức năng của sản phẩm bao bì

- 1.1.4.1 Vai trò của sản phẩm bao bì

- Trong nền kinh tế hàng hoá, hầu hết các sản phẩm đều phải dùng đến bao bì

để bao gói Việc bao gói hàng hoá không chỉ để chứa đựng sản phẩm mà còn được sửdụng cho nhiều mục đích Có thể nói chỉ trong điều kiện kinh tế thị trường, bao bì mớiphát huy hết các chức năng của nó và nó có vai trò rất to lớn đối với các hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Sản phẩm bao bì có các vai trò chủ yếusau:

- Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng để giữ gìn nguyên vẹn số lượng vàchất lượng sản phẩm hàng hoá, giảm mất mát, hao hụt và được coi là một yếu tố trựctiếp thực hiện tiết kiệm lao động xã hội

- Bao bì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xếp dỡ, vận chuyển, nâng cao hiệu quả sửdụng của thiết bị xếp dỡ, vận chuyển, công suất chứa đựng của các nhà kho, bến bãi

- Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng thực hiện thông tin quảng cáo sảnphẩm, hướng dẫn sử dụng, là hình thức phục vụ văn minh khách hàng và trong buônbán quốc tế

- Bao bì là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo vệ sinh an toàn lao động,bảo vệ sức khoẻ cho những nhân viên giao nhận, xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản hànghoá, bảo vệ sự trong lành của môi trường xung quanh

- 1.1.4.2 Chức năng của sản phẩm bao bì

Trang 18

- Theo quan niệm truyền thống, bao bì được xem là “vật bảo vệ sản phẩm” vàthực hiện các chức năng của nó Đứng ở góc độ thị trường, bao bì có ba chức năng cơbản Đó là: chức năng chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá trong quá trình lưuthông; chức năng nhận biết (thông tin); chức năng thương mại Đây là các chức nănglàm cho bao bì trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh hànghoá trên thị trường.

- Chức năng chứa đựng, bảo quản và bảo vệ hàng hoá trong quá trình lưu thông:

- Hầu hết các sản phẩm khi sản xuất ra đều phải có bao bì, bao gói và chứađựng, trừ sản phẩm của ngành khai khoáng (than, khoáng sản), ngành xây dựng cơbản Các sản phẩm khác đều phải được chứa đựng bằng phương tiện nào đó để thựhiện quá trình lưu thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Bao bì ra đời để phục vụcho yêu cầu đó

- Bao bì giữ gìn giá trị sử dụng của sản phẩm tức là bảo vệ cho hàng hoá chốnglại các tác động có hại của môi trường và các tác động khác trong thời gian lưu khochuyên chở, bốc xếp và cả trong khâu tiêu dùng

- Bao bì giữ gìn cho hàng hoá khỏi bị hao hụt, mất mát về số lượng, chất lượngtrong quá trình bảo quản, phân phối, lưu thông và cả mất mát do con người gây ra Bao

bì ngăn cản sự tác động của các yếu tố khí hậu thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm), các vật gặmnhấm, nấm mốc, các yếu tố cơ học làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá trị sửdụng của hàng hoá mà bao bì chứa đựng Tức là bao bì bảo vệ sản phẩm hàng hoá trên

cả bốn mặt: cơ học, khí hậu, sinh vật học và hoá học, đảm bảo an toàn cho hàng hoátrong suốt quá trình lưu thông và ngay cả trong khâu sử dụng

- Chức năng nhận biết (thông tin):

- Người tiêu dùng thông qua sự thể hiện bên ngoài của bao bì như hình dángbao gói, các phương pháp in ấn, trang trí nhãn hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩmnày với sản phẩm khác; sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanhnghiệp khác giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn đúng sản phẩm mà họ yêu cầu.Bao bì tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm là yếu tố cơ bản để “cá biệt hoá” sảnphẩm

- Màu sắc và các hình thức trang trí của bao bì là hiệu lệnh đầu tiên đối vớingười mua Bao bì hàng hoá tạo ta một sự nhận biết nhanh chóng đối với khách hàng.Những thông tin trên bao bì ngoài các thông tin cần thiết để nhận biết sản phẩm còn cócác thông tin thể hiện về mặt luật lệ, các thông tin cho người sử dụng sản phẩm Chẳnghạn các thông tin hướng dẫn về điều kiện lưu kho, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, sửdụng, thời hạn sử dụng tốt nhất của sản phẩm; số, mã hiệu của kiện hàng, các điều kiệnphòng ngừa (tránh nắng, mưa, dễ vỡ ); các thông tin về số lượng, chất lượng giúp cho

Trang 19

khách hàng lượng hoá được lợi ích của mình khi quyết định mua hàng.

- Chức năng thương mại:

- Chức năng này thể hiện qua các nội dung về khả năng quảng cáo, thu hút, kíchthích, tính thẩm mỹ, hợp lý hoá, sự tiện lợi của bao bì Các thông tin đầy đủ, sinhđộng, rõ ràng, ngắn gọn, dễ ghi nhớ của bao bì sẽ cuốn hút người mua hơn, tạo sựhứng thú quan tâm, chú ý, sự quảng bá của sản phẩm Bao bì là phương tiện chuyểngiao thông tin từ phía người bán hàng cho người mua hàng Bao bì là hiện thân củahàng hoá khi nó tạo ra được những ấn tượng tốt, khó quên, đầy thiện cảm trong tâm tríngười mua thông qua chức năng thể hiện (nhận biết thông tin, quảng cáo) của bao bì

- Chức năng này của bao bì còn được thể hiện ở việc bao gói hàng hoá thànhnhững đơn vị bao gói thích hợp cho việc chuyên chở, bốc xếp, sử dụng hàng hoá và sửdụng bao bì (tháo, mở) Tức là bao bì đóng gói sẽ tập trung hàng hoá thành những đơn

vị sử dụng, đơn vị buôn bán, đơn vị vận chuyển hợp lý với từng điều kiện tiêu dùng vàphân phối, lưu thông Bao bì được thiết kế với những kiểu dáng, kích thước, sức chứathích hợp sẽ hợp lý hoá được các khâu trong quá trình vận động của sản phẩm hànghoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và ngay cả trong khâu tiêu dùng sản phẩm chứađựng trong bao bì, cả trong trường hợp bán buôn lẫn bán lẻ Chức năng thương mại tạođiều kiện tăng năng suất trong khâu giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, thuận tiện cho việc

sử dụng sản phẩm chứa đựng trong bao bì và sử dụng có hiệu quả lượng sản phẩmđược bao gói, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Một vật chứa đựng thực hiện một hoặc nhiều chức năng trên có thể được xem

là bao bì sản phẩm Chính những chức năng này của bao bì đã làm cho bao bì trởthành loại sản phẩm đặc biệt trong cơ cấu sản phẩm của nền kinh tế quốc dân, có ảnhhưởng to lớn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại

- 1.2 Một số khái niệm về kinh doanh và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

- 1.2.1 Kinh doanh của doanh nghiệp

- Hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực rất cần có sự quản lý với đặc thù cốđịnh rõ rệt so với các hoạt động khác Có nhều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về cáckhái niệm

- Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005:

- Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

- Theo đó, hoạt động kinh doanh có những đặc điểm sau:

- Kinh doanh luôn gắn với đầu tư: đầu tư về tài chính, về nguồn vốn, về công nghệ…

Trang 20

- Thực hiện đầu tư vào một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình tái sản xuất,như khâu sản xuất, khâu tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ.

- Hoạt động kinh doanh luôn gắn với thị trường và cạnh tranh, mục đích là sinh lợi (lợinhuận, giá trị cho doanh nghiệp…)

- 1.2.2 Phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

- Phát triển kinh doanh là tất cả các hoạt động của con người tác động theohướng tích cực đến lĩnh vực kinh doanh (cụ thể là tác động đến các hoạt động sảnxuất, tiêu thụ, mua bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ) làm cho lĩnh vực này ngàycàng được mở rộng về quy mô, tăng về chất lượng, nâng cao hiệu quả và phát triểnmột cách bền vững

- Như vậy, phát triển kinh doanh được đánh giá qua ba khía cạnh về quy môkinh doanh, chất lượng kinh doanh và hiểu quả kinh doanh

- Phát triển kinh doanh về mặt quy mô là sự gia tăng kim ngạch, sản lượng, tăng trưởngcủa mặt hàng kinh doanh Tuy nhiên, gia tăng quy mô kinh doanh không phải là nhiệm

vụ tối ưu và mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, mà quy mô kinh doanh cần phảiphù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, phát huy được lợi thế của ngành hàng, đem lạihiệu quả lợi nhuận tối đa

- Chỉ tiêu về chất lượng kinh doanh được thể hiện bởi sự ổn định tăng trưởng và ngàycàng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, sự chuyển dịch hợp lý trong cơ cấu sảnphẩm, cơ cấu thị trường và cơ cấu khách hàng

- Hiệu quả kinh doanh phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ rahay nguồn lực sử dụng để đạt kết quả đó Bản chất của hiệu quả kinh doanh chính làtrình độ sử dụng chi phí hay các nguồn lực để đạt kết quả theo mục tiêu đã xác định.Phát triển kinh doanh về mặt hiệu quả là nâng cao và tối đa hóa kết quả đem lại vớilượng nguồn lực có sẵn hay tối thiểu hóa nguồn lực phải bỏ ra để mang lại kết quả tốiđa

- 1.2.3 Phân biệt kinh doanh hàng hóa và kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp

- Kinh doanh hàng hóa là lĩnh vực sản xuất, trao đổi, mua bán và đầu tư hànghóa nhằm mục đích thu lợi nhuận

- Kinh doanh dịch vụ là việc cung ứng, trao đổi, mua bán và đầu tư vào các hoạtđộng dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận

- Hiểu một cách chính xác, cần phân biệt kinh doanh hàng hóa với kinh doanh

dịch vụ:

- Đối tượng mua bán trong kinh doanh hàng hóa là hàng hoá (các sản phẩm hữu hình, vì

là hữu hình nên dễ dàng trong định lượng và xác định tiêu chuẩn chất lượng) còn trong

Trang 21

kinh doanh dịch vụ chính là dịch vụ (sản phẩm vô hình – khó khăn trong đo lường sốlượng và chất lượng dịch vụ).

- Quá trình kinh doanh hàng hóa có sự tách rời tương đối giữa khâu sản xuất và khâutiêu thụ, tính chuyên môn hóa trong thực hiện các khâu, trong quá trình kinh doanh cần

có sự hỗ trợ của các hoạt động dịch vụ Kinh doanh dịch vụ không có sự tách rời giữasản xuất với phân phối, tiêu dùng dịch vụ, hỗ trợ kinh doanh dịch vụ cần có các hànghóa vật chất

- Có sự khác biệt trong phương thức kinh doanh, nguồn lực đầu tư, các cơ chế, chínhsách quản lý Nhà nước… giữa kinh doanh hàng hóa và kinh doanh dịch vụ

- 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

- - Doanh thu: là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch

vụ, hoạt động tài chính, và các hoạt động khác của doanh nghiệp

- - Mức tăng tuyệt đối: là mức chênh lệch tuyệt đối quy mô sản lượng (doanh

thu) giữa hai kỳ cần so sánh Công thức: H = K1 - K0

- Trong đó: H: Mức tăng sản lượng (doanh thu) tuyệt đối

- K1: Sản lượng (doanh thu,) kỳ nghiên cứu

- K0: Sản lượng (doanh thu) kỳ gốc

- - Tốc độ tăng trưởng: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ gia tăng của sản lượng

(doanh thu) thời kì nghiên cứu so với kì gốc Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ gia tăngnhanh hay chậm so với thời kì gốc để từ đó giúp ta đánh giá được mức độ phát triểncủa một mặt hàng hoặc ngành hàng nào đó, có đạt mục tiêu đề ra hay không, từ đó đặt

ra các chiến lược kinh doanh hợp lý Công thức:

- G(%) = ×100%

- Trong đó: G(%):Tốc độ tăng trưởng

- K1: Sản lượng (doanh thu) kỳ nghiên cứu

- K0: Sản lượng (doanh thu) kỳ gốc

- 1.3.2 Chỉ tiêu về cơ cấu sản phẩm

- Cơ cấu sản phẩm cho thấy mặt hàng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp, tỉtrọng của mặt hàng hoặc ngành hàng đó trong tổng sản lượng hoặc doanh thu củadoanh nghệp Cơ cấu tiêu thụ của từng mặt hàng trong tổng các mặt hàng được thể

Trang 22

hiện qua tỉ trọng sản lượng (doanh thu) các mặt hàng, được tính theo công thức:

- = ×100%

- Trong đó: Di: Tỉ trọng sản lượng (doanh thu) mặt hàng i

- K(i): Sản lượng (doanh thu) mặt hàng i

- K: Tổng sản lượng (doanh thu) các mặt hàng của công ty

- Sự chuyển dịch trong cơ cấu sản phẩm giúp doanh nghiệp có những địnhhướng tốt hơn trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm nhằm đáp ứng được tốt hơnnhững yêu cầu của thị trường, giúp doanh nghiệp chú trọng tới những sản phẩm chủlực mà doanh nghiệp có ưu thế trên thị trường Đồng thời phát hiện ra những sản phẩmchưa thật sự phát triển xứng với tiềm năng của nó để có biện pháp chính sách kinhdoanh phù hợp

- 1.3.3 Chỉ tiêu về thị trường

- Cơ cấu thị trường: Phản ánh tỉ trọng sản lượng (doanh thu) của một mặt hàngnào đó sang một thị trường cụ thể trong tổng sản lượng (doanh thu) mặt hàng đó Xemxét cơ cấu thị trường sản phẩm giúp doanh nghiệp nhận diện các thị trường tiềm năng,thị trường có nhu cầu sử dụng các sản phẩm cao, thâm nhập và khai thác các thị trường

đó triệt để, đồng thời thu hẹp các thị trường không kinh doanh hiệu quả để tập trungvào các thị trường có tiềm năng cao

- Ngoài sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường, để đo lường xem xét sự phát triểnkinh doanh của doanh nghiệp, có thể xem xét đến sự chuyển dịch về cơ cấu kháchhàng Đây là việc xác định tập khách hàng chủ lực, phân khúc thị trường theo đốitượng khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phát triển kinh doanh sản phẩm củadoanh nghiệp

- 1.3.4 Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh

- Hiệu quả kinh doanh được đánh giá trên ba phương diện: Hiệu quả kinh tế,hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

- Hiệu quả kinh tế:

- Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế được xác định dựa vào kết quả như tỷsuất lợi nhuận, tăng trưởng đầu tư, hiệu quả sử dụng các nguồn lực lao động, tàichính

- + Lợi nhuận: là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất

kinh doanh, là mục tiêu cao nhất của hoạt động thương mại Lợi nhuận được tính bằngphần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí Công thức:

- P = TR – TC

- Trong đó: P: Lợi nhuận

- TR: Tổng doanh thu

Trang 23

- TC: Tổng chi phí

- + Tỉ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu phản ánh phần trăm lợi nhuận thu được từ hoạt

động kinh doanh với chi phí kinh doanh đã bỏ ra ban đầu, bằng phần trăm lợi nhuậnthu được từ hoạt động kinh doanh với doanh thu đã đạt được Tỉ suất lợi nhuận càngcao chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả.Công thức:

- Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu: P’ = × 100%

- Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí: P’ = × 100%

- Hiệu quả xã hội:

- Hiệu quả xã hội phản ánh kết quả đạt được theo mục tiêu hay chính sách xãhội so với các chi phí nguồn lực bỏ ra nhằm đạt được mục tiêu đó Hiệu quả xã hội củathương mại thể hiện tương quan giữa chi phí, nguồn lực bỏ ra nhằm thỏa măn nhu cầutiêu dùng của xã hội về hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo chất lượng phục vụ và các giá trịvăn hóa, nhân văn, nâng cao chất lượng cuộc sống, việc thu hút lao động và giải quyếtviệc làm, mức độ hạn chế gia tăng thất nghiệp

- Hiệu quả môi trường:

- Sự phát triển của kinh doanh góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, tuynhiên nó cũng là nguy cơ gây ra hậu quả tiêu cực đối với môi trường Chỉ tiêu hiệu quảmôi trường phản ánh mức độ ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên vàviệc xử lý các hậu quả mà phát triển kinh doanh gây ra với môi trường Đây cũng làmột tiêu chí quan trọng phản ánh hiệu quả của phát triển kinh doanh Đặc biệt nhưngành sản xuất bao bì nhựa PP, PE có mức độ ảnh hưởng tới môi trường khá lớn,lượng khí thải và hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất cũng như vấn đề xử lý, tiêuhủy bao bì sau khi sử dụng rất cần được chú trọng

- 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

- 1.4.1 Thị trường tiêu thụ

- Đối thủ cạnh tranh:

- Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp,mặt khác nó cũng chèn ép và đào thải các doanh nghiệp yếu kém Mức độ cạnh tranhbiểu hiện số lượng của các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh cùng mặt hànghoặc sản phẩm có thể thay thế trong cùng một thị trường Sức ép này càng lớn thì cànggây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường chomình Quy luật cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có một cơ cấu sản phẩm hợp lý

để có thể tạo ra vũ khí cạnh tranh hiệu quả xác định vị trí của mình trên thương trường

- Thị trường bao bì đặc biệt là bao bì nhựa PP, PE càng có sự cạnh tranh gay gắtvới rất nhiều nhà sản xuất khác nhau như: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư - Phát Triển TháiDương, Công ty TNHH công nghệ in và bao bì Việt-Đức, Công ty cổ phần bao bì

Trang 24

VLC, Công ty TNHH Thương mại Hiệp Quang, Công ty TNHH Thương mại và dịch

vụ Hiếu Linh… cùng rất nhiều công ty khác trên cả nước

- Nhu cầu của thị trường: bao gồm lượng cầu của thị trường về mặt hàng, sức mua trên

thị trường, đặc điểm nhu cầu của khách hàng về chủng loại, mẫu mã, màu sắc, chấtlượng, công năng sử dụng, tính thân thiện với môi trường

- Theo số liệu từ Hiệp hội bao bì Biệt Nam, mỗi năm thị trường nội địa có nhucầu tiêu thụ đến 1 tỷ bao nhựa/năm và nhu cầu này vẫn ngày càng tăng cao trongnhững năm tới Nguyên nhân là do hiện nay vẫn chưa có sản phẩm bao bì khác thaythế cho bao bì nhựa hoặc có sản phẩm thay thế nhưng giá thành còn khá cao chưa thật

sự phù hợp với nhu cầu thực tế, đặc biệt đối với bao bì nhựa PP, PE phục vụ cho chobao gói nông sản, gạo, cà phê đường và hoá chất phân bón, xi măng

- Giá cả thị trường: bao gồm giá cả mặt hàng và các sản phẩm cạnh tranh cùng loại, sản

phẩm thay thế, là một nhân tố quan trọng quyết định lượng cầu, sức mua của thịtrường

- 1.4.2 Nguồn cung ứng nguyên vật liệu

- Sức ép của nhà cung cấp nguyên vật liệu lên doanh nghiệp cũng không kémphần quan trọng Họ có thể chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp do sự độc quyềncủa một số nhà cung cấp những nguyên vật liệu chi tiết đặc dụng họ có thể tạo ra sức

ép lên doanh nghiệp bằng việc thay đổi giá cả, chất lượng nguyên vật liệu được cungcấp Những thay đổi này có thể làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất, chất lượng sảnphẩm và lợi nhuận từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

- Thị trường nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất bao bì PP, PE củanước ta vẫn còn khá khan hiếm, nhất là các doanh nghiệp cung cấp hạt nhựa PP, PEnguyên sinh Hiện nay, cả nước mới chỉ có hai doanh nghiệp là Nhà máy lọc hóa dầuBình Sơn và Nghi Sơn là sản xuất và cung cấp được hạt nhựa PP, PE nguyên sinh, cònlại nguồn nguyên vật liệu chủ yếu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với mức thuế suấtkhá cao Điều này gây rất nhiều sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước

- 1.4.3 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Trang 25

tưởng chiến lược sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thành của doanh nghiệpcũng như phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

+ Bên cạnh đó, nguồn nhân lực sản xuất với trình độ tay nghề cao, ý thức kỹ luật, lònghăng say lao động sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, nâng caochất lượng sản phẩm Sản xuất bao bì với một dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại,tiên tiến luôn đòi hỏi một đội ngũ nhân lực sản xuất có kiến thức, hiểu biết về máymóc công nghệ để vận hành dây chuyền hiệu quả, thông suốt

- Nguồn lực vất chất

- Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiếnphù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao năng lực sảnxuất, làm tăng khả năng của doanh nghiệp lên rất nhiều Với một cơ sở vật chất tốt,chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên cao hơn cùng với việc hạ giá thành sản phẩmkéo theo sự giảm giá bán trên thị trường, khả năng chiến thắng trong cạnh tranh củadoanh nghiệp sẽ rất lớn Ngược lại, không một doanh nghiệp nào lại có khả năng cạnhtranh cao khi mà công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ sẽ làm giảm chấtlượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất Sản xuất bao bì lại càng yêu cầu một dâychuyền công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến từ khâu dệt sợi, cắt sợi, máy tráng, máytạo hông, in ấn… và tránh gây nhiều tác động đến môi trường Nguồn lực vật chất cóthể là:

+ Tình trạng trình độ máy móc công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ mới tác độngđến chất lượng, kiểu dáng, hình thức giá thành sản phẩm

+ Mạng lưới phân phối: Phương tiện vận tải, cách thức tiếp cận khách hàng

+ Vị trí địa lý của doanh nghiệp cũng có thể tác động đến chi phí sản xuất (đất đai, nhàcửa, giao thông đi lại,vị trí gần nguồn nguyên liệu, sự thuận tiện của khách hàng )

- Nguồn lực tài chính

- Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phânphối, quảng cáo cho sản phẩm đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chínhcủa doanh nghiệp Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năngtrang bị công nghệ máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổchức các hoạt động quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ nâng cao sức cạnh tranh Ngoài

ra, với một khả năng tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận

lỗ một thời gian ngắn để hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ vững và mở rộng thị phầncho doanh nghiệp để tăng giá, thu lợi nhuận nhiều hơn Nguồn tài chính vững chắc còn

là chỗ dựa cho các doanh nghiệp dành được sự tin cậy, đầu tư từ phía khách hàng lẫnnhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp nào không đủ khả năng tài chính sẽ bị thôn tínhbới các đối thủ hùng mạnh hơn hoặc tự rút lui khỏi thị trường

- Khoa học công nghệ

Trang 26

- Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra cũng đều phải gắn với một công nghệ nhất định Công nghệ sản xuất đó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp Hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất bao bì nhựa không chỉ cần có tính năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, mà còn phải tạo ra các sản phẩm thân thiện ít gây tác động tới môi trường cũng như sức khỏe người công nhân.

- Bên cạnh đó, khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đủ nhanh chóng hiệu quả về thị trường

- Các yếu tố của nhân tố kinh tế như tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hốiđoái cũng tác động đến khả năng tài chính, chi phí sản xuất của doanh nghiệp

- Chính trị và pháp luật:

- Chính trị và pháp luật có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của bất cứ doanhnghiệp nào, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý cho cácdoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nướchay nước ngoài Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có một nền kinh tế ổnđịnh, phát triển thực sự lâu dài và lành mạnh Vì vậy, các doanh nghiệp luôn luôn cầnmột nền kinh tế ổn định, một môi trường pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích chocác doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, khuyến khích phát triển, thamgia cạnh tranh

- Đặc biệt, các chính sách, định hướng của Nhà nước về ngành công nghiệp bao

bì là hết sức quan trọng Nếu Nhà nước có một hệ thống chính sách, pháp luật chặt

Trang 27

chẽ, đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệucũng như nguồn vốn, công nghệ sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh bao bìhoạt động hiệu quả.

Trang 28

- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NHÓM SẢN PHẨM BAO BÌ PP, PE TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI HỮU

- 2.1 Tổng quan tình hình kinh doanh nhóm sản phẩm bao bì PP, PE trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Đại Hữu

- 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Đại Hữu

- Tên công ty: Công ty cổ phần Đại Hữu

- Địa chỉ: Xóm Đồng, thôn Văn Điển, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội

- Địa chỉ nhà máy: Khu Công nghiệp Quất Động, xã Quất Động, huyện ThườngTín, Hà Nội

mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác như xuất nhập khẩunông sản, phân bón, khai thác khoáng sản cũng như tham gia vào nhiêu dự án xâydựng phát triển cơ sở hạ tầng trong nước

- 2.1.2 Tổng quan tình hình kinh doanh sản phẩm bao bì trên thị trường nội địa

- Trong những năm gần đây tăng trưởng ngành bao bì Việt Nam từ 20%/năm, bao bì Việt Nam đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của các công ty đa quốcgia cũng như các doanh nghiệp lớn của Việt Nam Thị trường bao bì Việt Nam có thểđược chia thành rất nhiều loại như bao bì nhựa, carton, thủy tinh, kim loại và nhữngloại khác, trong đó, bao bì nhựa luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 35%), đóng một vai tròhết sức quan trọng

15

Ngày đăng: 13/03/2016, 01:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w