THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾNtriển năng lực của học sinh Qua hai tác phẩm : “Hai đứa Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao trẻ”-2.. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong hai tác phẩm: “Hai đứa
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm : “Hai đứa Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)
trẻ”-2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: bộ môn Ngữ văn
3 Thời gian áp dụng sáng kiến
4 Tác giả
Họ và tên: Trần Thị Ngọc Lan
Năm sinh: 1986
Nơi thường trú: Xóm 1 Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Điện thoại: 0164 86 45 268
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông- huyện Nghĩa Hưng- tỉnh Nam Định
Trang 2QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Trang 3I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vậndụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt mộtchiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triểnnăng lực”
“Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kếtquả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan…” Đó là những đườnglối, chủ trương đúng đắn, khoa học của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục đặt rađối với sự nghiệp trồng người trong giai đoạn hiện nay Điều đó đòi hỏi những
cố gắng, nỗ lực rất nhiều của tất cả tập thể, cá nhân trong ngành
Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi nhận thấy: cần phải tích cực đổi mớiphương pháp dạy học, và đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, thi cử trong giaiđoạn hiện nay… Một trong những vấn đề đổi mới đó là: GV trong quá trìnhsoạn giáo án và soạn đề kiểm tra, đề thi cần phải đặt ra những câu hỏi phù hợptheo các cấp độ để Hs dễ nắm bắt bài giảng và làm bài tốt trong các kì thi Vậynên chúng tôi lựa chọn đề tài này để tìm hiểu Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn
trong hai tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam và “Chí Phèo” của
nhà văn Nam Cao
Mỗi TP, chúng tôi xây dựng một bộ câu hỏi gồm hai phần: Trắc nghiệmkhách quan và câu hỏi tự luận, với mong muốn:
- Về phía GV: Các đồng chí có thể dựa vào những câu hỏi này để bổsung cho giáo án của mình, hoặc biên soạn đề kiểm tra, đề thi, xây dựng bộ câuhỏi ôn tập phụ đạo cho HS
- Về phía HS: Các em có thể tham khảo để làm đề cương ôn tập chomình
II THỰC TRẠNG.
Là một GV ngữ văn, chúng tôi luôn ý thức được, trong quá trình soạngiáo án, bài kiểm tra, bài thi, phải luôn đặt ra các câu hỏi theo mức độ từ dễ đếnkhó để HS dễ tiếp nhận nhưng những câu hỏi đó chưa được GV phân chia mộtcách rõ ràng (trong ý thức) theo 4 cấp độ (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp
Trang 4và vận dụng cao) Từ khi nhận được quyển “Tài liệu tập huấn: Dạy học và
kiểm tra , đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS”, thì việc xây dựng các bộ câu hỏi trong quá trình giảng dạy trở nên cụ thể
hơn HS được tiếp nhận kiến thức theo mức độ từ dễ đến khó, phù hợp với nănglực của các em
III CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
III.1 Lý thuyết: Định hướng các mức độ câu hỏi phù hợp với các mức độ nhận thức của học sinh.
1., Câu hỏi nhận biết (mức 1): Yêu cầu học sinh nắm vững, nhớ lại những
kiến thức cơ bản trong các tài liệu đã tìm hiểu Câu hỏi ở mức độ này thườngdùng các động từ mô tả như: đánh dấu, liệt kê, chọn ra , hệ thống lại, chỉ ra,nhắc lại………
-> Với dạng câu hỏi nhận biết học sinh cần phải nắm vững kiến thức và tái hiệnlại một cách chính xác
* Câu hỏi mức độ nhận biết thường yêu cầu:
- Nêu những thông tin cơ bản về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- Nhận ra đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt của một tác phẩm văn học
- Nắm được cốt truyện , hệ thống các nhân vật
- Xác định được nhân vật trung tâm của truyện
- Nhận biết được các phong cách ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc,các chi tiết, hình ảnh
- Diễn đạt hoặc mô tả lại nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình
- Nhận ra tình huống của tác phẩm………
VD: Với truyện :Hai đứa trẻ
+ Anh/chị hãy trình bày những thông tin cơ bản về cuộc đời của nhà văn
Thạch Lam?
+ Xác định đề tài của tác phẩm?
+ Hệ thống các chi tiết miêu tả âm thanh trong tác phẩm ?
+ Trong tác phẩm có những nguồn sáng nào được nhắc đến?
+ Mấy lần tác giả nhắc đến hình ảnh ngọn đèn của chị Tí?
………
Trang 52 Câu hỏi thông hiểu (mức 2): Kiểm tra học sinh khả năng hiểu biết về các
sự kiện và giải thích được các sự kiện đó Ở mức độ câu hỏi này hay sử dụngcác động từ mô tả như: Giải thích, cho ví dụ, tóm tắt lại, viết một đoạn …
-> Với câu hỏi thông hiểu yêu cầu học sinh cần suy luận, giải thích vấn đề
* Câu hỏi ở mức độ thông hiểu thường yêu cầu :
- Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm
- Nêu chủ đề hoặc nội dung chính của văn bản
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết
- Tác động của hoàn cảnh sáng tác đến việc xây dựng cốt truyện
- Giải thích được những yếu tố tác động đến nhân vật
- Phân tích ý nghĩa tình huống truyện
- Phân tích ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật
………
VD: Văn bản : Hai đứa trẻ:
+ Bối cảnh nào trong đời sống giúp nhà văn Thạch Lam viết về phố huyệnnghèo với hai đứa trẻ là nhân vật trung tâm?
+ Trong khung cảnh phố huyện vào lúc chiều tà, cô bé Liên có tâm trạng gì?+ Vì sao hàng đêm chị em Liên cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua phốhuyện ?
VD: Văn bản “Chí Phèo”
+ Ý nghĩa của nhan đề “ Chí Phèo”
+ Vì sao khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo xách thẳng dao đến nhà Bá Kiến?+ Ý nghĩa của hình ảnh “bát cháo hành” với sự thức tỉnh trong Chí Phèo?
3, Câu hỏi vận dụng thấp (mức 3) : là khả năng vận dụng kiến thức vào các
tình huống mới Yêu cầu học sinh trên cơ sở nắm vững và hiểu sâu sắc các vấn
đề, phải khái quát lên vấn đề cao hơn Ở dạng câu hỏi này thường hay dùng cácđộng từ mô tả : phân tích, chứng minh, khái quát, đánh giá
* Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp thường yêu cầu:
- Phân tích tâm trạng, giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm
- Phân tích tác phẩm để chứng minh cho một lời nhận định
- Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả
- Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại qua tác phẩm
……
VD: Văn bản : “Hai đứa trẻ”:
+ Phong cách của nhà văn Thạch Lam qua tác phẩm “ Hai đứa trẻ”?
Trang 6+ Chất thơ trong văn xuôi được thể hiện như thế nào qua tác phẩm “Hai đứa
trẻ”?
VD: Văn bản “Chí Phèo”.
+ Nam Cao từng quan niệm “ Văn chương không cần đến những người thợkhéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp nhữngngười biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạonhững cái gì chưa có” Sự sáng tạo ấy được thể hiện như thế nào qua cách xâynhân vật Chí Phèo?
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình được thể hiện như thế nào qua nhânvật Chí Phèo?
4 Câu hỏi vận dụng cao (mức 4): Yêu cầu ở học sinh khả năng đặt các vấn đề
với nhau để khái quát lên một vấn đề tổng hợp
- Từ vấn đề trong văn bản văn học tìm hiểu có thể tìm hiểu ở các văn bản khác
có liên quan dựa vào đặc điểm về thể loại và khuynh hướng sáng tác
- Vận dụng ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản để giải quyết các vấn đề củathực tiễn (học tập và đời sống), thể hiện được trải nghiệm của bản thân
- Để trả lời cho câu hỏi ở mức độ này yêu cầu học sinh cần có khả năng tổnghợp các vấn đề, có tư duy sâu sắc, chặt chẽ và có đầu óc sáng tạo
Ở dạng câu hỏi này thường hay dùng các động từ mô tả: Đánh giá, kháiquát, liên hệ……
* Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao thường yêu cầu:
- So sánh tác phẩm, tác giả được tìm hiểu với các tác phẩm hoặc các tác giảkhác để làm rõ sự kế thừa cũng như sự sáng tạo mới mẻ
- Phân tích tư tưởng mới của tác phẩm
- Khái quát đặc điểm của của cả giai đoạn văn học
- Phân tích rõ khuynh hướng của trào lưu văn học, giai đoạn văn học qua tácphẩm
- Từ văn bản đã học, định hướng tìm hiểu các vấn đề ở các văn bản khác có liênquan (cùng thể loại, cùng khuynh hướng sáng tác)
- Liên hệ các vấn đề đó với các vấn đề xã hội
- Từ văn bản đã học có khả năng chuyển thể, sáng tạo ra các văn bản mới
- Tạo lập các kiểu văn bản từ các kiến thức đã học
VD: Trong tác phẩm : “Hai đứa trẻ”.
+ Đặt một nhan đề khác cho tác phẩm
+ Nếu được quyền viết tiếp truyện ngắn Hai đứa trẻ, em sẽ viết tiếp như thế
nào ?
Trang 7+ Từ ý nghĩa của tác phẩm, em có suy nghĩ gì về ước mơ, khát vọng của conngười trong cuộc sống.
VD: Trong tác phẩm “Chí Phèo”.
+ Chuyển thể một đoạn sang loại hình sân khấu (kịch nói)
+ Tìm hiểu đặc trưng phong cách của Nam Cao qua một đoạn trong tác phẩm
“Đời thừa”
+ So sánh hình tượng người nông dân trong văn học trước cách mạng tháng
Tám trong hai tác phẩm : Hai đứa trẻ- Thạch Lam và Chí Phèo- Nam Cao.
* Khái quát: Trong quá trình soạn bài giảng và hướng dẫn câu hỏi ôn tập giáo viên cần chú ý các cấp độ câu hỏi để phát huy được năng lực tự học của học sinh.
III.2 Hệ thống câu hỏi ôn tập trong hai tác phẩm “Hai đứa Thạch Lam và “ Chí Phèo”- Nam Cao.
trẻ”-III.2.1 Về tác phẩm: “Hai đứa trẻ”- Tác giả Thạch Lam
III.2.1.a: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1 Tác giả nào không cùng giai đoạn với nhà văn Thạch Lam?
* Đáp án: C Mức1
2 Tác giả nào có chung khuynh hướng sáng tác với nhà văn Thạch Lam?
* Đáp án: D Mức 2
3 Thạch Lam viết nhiều về điều gì?
A Viết về những thú vui tao nhã, về những con người tài hoa thời phong kiến
B Viết về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người dân ở phố huyện hay
ngoại ô Hà Nội và về những trí thức bình dân với một niềm cảm thương thấmthía
C Viết về người nông dân và trí thức tiểu tư sản
D Viết về nhiều lĩnh vực phóng sự, tiểu thuyết.
* Đáp án: B Mức 2
Trang 84 Đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam?
A Bút pháp trào phúng, châm biếm bậc thầy
B Truyện thường không có cốt truyện, lời văn bình dị mà gợi cảm, giàu tâm
trạng
C Viết nhiều về đề tài người nông dân nghèo và người trí thức tiểu tư sản
D Cả 3 đáp án trên đều sai
* Đáp án: B Mức 1
5 Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” có những nhân vật chính nào?
A Bé Lan và Liên B Liên và An
C Bé An và bé Sơn D Chị Tí và bác xẩm
* Đáp án: B Mức 1
6 Nội dung nào sau đây không thuộc chủ đề truyện ngắn “Hai đứa trẻ”?
A Truyện đã phản ánh đời sống tăm tối nghèo khổ của người dân lao động
B Truyện đã thể hiện tấm lòng yêu thương và cảm thông chân thành của nhà
văn
C Lên tiếng tố cáo những bất công trong xã hội
D Thể hiện niềm mong ước, khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn
* Đáp án: C Mức 2
7 Nhân vật Liên trong truyện có đời sống tâm hồn đáng quý bởi vì:
A Chị là người có tâm hồn nhạy cảm với nỗi đau khổ của những người xung
quanh
B Là người ý thức được cuộc sống vô vị và tẻ nhạt ở hiện tại
C Là người biết ước mơ, khát vọng cho một tương lai tươi sáng
9 Trong truyện tác giả dùng từ “hột sáng” để miêu tả ánh sáng hắt ra từ:
A Cửa hàng tạp hóa của Liên B Gian hàng của chị Tí
C Gánh phở của bác Siêu D Các cửa hiệu khác
* Đáp án: A Mức 1
10 Đoạn văn: “Chiều, chiều rồi Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.”, đã thể hiện phong cách nghệ thuật đặc sắc của tác giả ở phương diện ?
Trang 9B Chuyến tàu mang đến một thứ âm thanh ồn ào Khác với tiếng trống thu
không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi
C Chuyến tàu mang đến những người khách sang trọng Khác với bóng dáng
của người dân phố huyện
D Chuyến tàu mang đến một không khí huyên náo của Hà Nội Khác với
không khí tẻ nhạt của phố huyện
* Đáp án: D Mức 2
12 Sau khi đoàn tàu đi khuất hẳn sau rặng tre, Liên nắm tay em nhìn đoàn tàu đi qua với tâm trạng:
A Buồn bã, nuối tiếc B Buồn bã, thất vọng
C Đau khổ, nuối tiếc D Hụt hẫng, chơi vơi
* Đáp án: A Mức 2
13 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Chiều, chiều rồi Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào Trong cửa hàng hơi tối, muỗi
đã bắt đầu vo ve Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng……….trước cái giờ khắc của ngày tàn.”
13.1: Chọn từ hoặc cụm từ đúng để điền vào chỗ trống của đoạn văn trên
* Đáp án: B Mức 1
13.2: Đoạn văn trên đã sử dụng phương thức diễn đạt nào?
A Miêu tả kết hợp với thuyết minh và biểu cảm
B Biểu cảm kết hợp với nghị luận
Trang 10A Cảnh chiều tàn nơi phố huyện
B Miêu tả hoạt động của con người trong buổi chiều tà
C Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên trước giờ khắc của ngày tàn
D Nghệ thuật tả cảnh, tả tình rất tinh tế
* Đáp án: C Mức 2
13.4: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến câu thơ của nhà thơ nào?
* Đáp án: Huy Cận: “ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” Mức 4
III.2.1.b Câu hỏi tự luận:
1 Hãy nêu những đặc điểm cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và văn
phong của tác giả Thạch Lam?
* Đáp án (gợi ý) Mức 1
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác (Gv dựa vào SGK, TLTK) biên soạn
- Phong cách sáng tác:+ Tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn tích cực
+ Sở trường truyện ngắn trữ tình
+Truyện không có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vậtvới những cảm giác mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày
…
+Giọng văn trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc
2 Tóm tắt truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nêu một vài cảm nhận, đánh giá về TP
này
- Ý 1 mức 1, ý 2 mức 2
3 TP có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Mức 2
4 Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tà được Thạch Lam khắc họa qua
những chi tiết nào (âm thanh, màu sắc, hình ảnh, đường nét)? (Mức 1) Anh chị
có cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên này? (Mức 2)
* Đáp án:
- Ý 1: chỉ ra những chi tiết (hình ảnh, âm thanh, màu sắc…), Hs dựa vào SGK
- Ý 2: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên (ý kiến của bản thân): Một “bức họađồng quê” quen thuộc, gần gũi và gợi cảm Một bức tranh quê hương bình dị vàthơ mộng, mang đậm hồn quê Việt Nam
Trang 115 Vào thời điểm trời nhá nhem tối, Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống của
những nhân vật nào? (Mức 1) Qua đó, em bước đầu hiểu được điều gì về cuộcsống của người dân ở phố huyện? (Mức 2)
* Gợi ý:
- Ý 1: Cuộc sống của mẹ con chị Tí hàng nước, gian hàng tạp hóa của chính chị
em Liên, và bà cụ Thi- một bà lão hơi điên với tiếng cười ám ảnh
- Ý2: Bước đầu, Hs thấy được: những gian hàng ế ẩm, không có khách đếnmua; cuộc sống nghèo khổ, quẩn quanh, mất phương hướng cuả những mảnhđời cơ cực
6 Trong đêm tối, cảnh phố huyện được miêu tả có những đặc điểm gì nổi bật?
(Mức 1) Ý nghĩa của những hình ảnh này? (Mức 2)
- Ý 1: Hs liệt kê những chi tiết nói về:
+ Bóng tối dày đặc: “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõvào làng lại càng sẫm đen hơn nữa ”
+ Ánh sáng yếu ớt: “Vệt sáng leo lét, chấm lửa vàng và lơ lửng, hột sáng, khesáng ”
- Ý2
+ Bóng tối biểu tượng cho cuộc sống nghèo khổ, bế tắc; cho xã hội lúc bấy giờcòn nhiều ngột ngạt
+ Ánh sáng biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé, sống lay lắt, vô danh
7 Sau bức tranh thiên nhiên, cảnh sống của những người dân phố huyện hiện
lên như thế nào? Cảnh sống đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
+ Tình trạng trì trệ, tù đọng của XH Việt Nam trước Cách mạng tháng 8
+ Cuộc sống cơ cực của người dân
+ Đời sống tâm hồn của họ: thuần hậu, ấm áp tình người
+ Thái độ đồng cảm của nhà văn
8 Với cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nơi phố huyện, hình ảnh đoàn tàu từ Hà
Nội đi qua có ý nghĩa như thế nào?
- Mức 2
+ Tàu đến mang theo ánh sáng xóa tan đêm tối
+ Mang theo âm thanh, làm cuộc sống phố huyện bớt đơn điệu, buồn tẻ
Trang 12+ Mang theo sự văn minh của thị thành
-> Con tàu trở thành niềm khát khao, chờ đợi của mỗi người dân
9 Với chị em Liên, con tàu có ý nghĩa gì mà đêm nào chúng cũng cố thức để
đón đợi?
- Mức 2
+ Đoàn tàu đến xua tan sự buồn tẻ ở phố huyện
+ Đoàn tàu gợi nhớ về những kỉ niệm khi gia đình Liên ở Hà Nội
+ Khơi gợi trong tâm hồn hai đứa trẻ những ước mơ, hi vọng về cuộc sống tươiđẹp hơn
10 Phân tích tâm trạng đợi tàu của chị em Liên? Qua chi tiết này Thạch Lam
muốn nói điều gì với bạn đọc?
12 Chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí có ý nghĩa gì? (Mức 2)
13 Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của “Hai đứa trẻ” (Mức 3)
14 Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”? (Mức 3)
15 Qua truyện “Hai đứa trẻ”, anh(chị) hãy nêu một vài nhận xét khái quát về
đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam? ( Mức 3) So sánh với một vàitruyện ngắn của các nhà văn cùng thời để làm rõ điểm khác biệt (Mức 4)
16 Em có thể đặt một nhan đề khác cho truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và viết tiếp
câu chuyện được không? (Mức 4)
17 Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một TP tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật
của Thạch Lam Hãy trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật của TP trên (Mức3)
* Gợi ý:
- Truyện không có cốt truyện, chất thơ
- Nghệ thuật miêu tả, PT nội tâm nhân vật
- Giọng điệu riêng: giọng tâm tình thủ thỉ…
- Nghệ thuật tương phản đối lập làm nổi bật những cảnh đời lầm than…
18 Phân tích tâm trạng cô bé Liên trong tác phẩm (Mức 3)
Trang 1319 Nhà văn Thạch Lam quan niệm: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi
khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường” Qua tác phẩm
“Hai đứa trẻ” của nhà văn, em hãy làm sáng tỏ quan niệm trên (Mức 3)
20 Qua phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, anh (chị) hãy trả
lời câu hỏi: Vì sao chị em Liên đêm đêm lại cố thức để được nhìn chuyến tàu điqua? Thể hiện tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, nhà văn muốn nói điều gì vớingười đọc? (Mức 3)
21 “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn không có cốt truyện, nhưng hấp dẫn và gợi
lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ Theo anh (chị) điều gì đã làm nên sứchấp dẫn cho thiên truyện? Đồng thời, TP đã gợi cho người đọc những suy nghĩnhư thế nào về những cảnh đời cũ? (Mức 4)
22 Thạch Lam viết: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến
cho người đọc một sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khígiới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo, vừa thay đổi một thếgiới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thên trong sạch và phong phú
hơn” Hãy phân tích “Hai đứa trẻ” để làm sáng tỏ cho quan niệm sáng tác trên
của nhà văn? (Mức 3)
23 Nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét như sau: “Truyện có một hương vị
thật man mác Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng
lên một cái gì còn ở trong tương lai…Đọc “Hai đứa trẻ”,
.thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín” Anh (chị)hãy phân tích và làm sáng tỏ nhận định trên (Mức 3)
24 Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu viết: “Có thể thấy ở Hai đứa trẻ , truyện
của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô đơn, ánhsáng chỉ là ước mơ thoáng qua…” Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không?Hãy phân tích truyện ngắn để làm sáng tỏ cho quan điểm của mình (Mức 3)
25 Hai đứa trẻ là đặc trưng của hồn văn Thạch Lam TP là “một bài thơ trữ
tình đầy xót thương” Hãy phân tích truyện ngắn để chứng minh cho lời nhậnđịnh trên (Mức 3)
26 Thế Lữ viết: “Lòng yêu thương con người của Thạch Lam ở trong văn
chương thật phức tạp và muôn màu muôn vẻ nhưng ở đâu cũng bộc lộ một tâmhồn nhân hậu, đằm thắm và nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương”.Hãy phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong TP để chứng minh cho lờinhận định trên (Mức 3)
27 Từ truyện ngắn Hai đứa trẻ, Anh(chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến của GS
Phong Lê, Lời giới thiệu sách Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học 1988: “
Hai đứa trẻ, một truyện không có chuyện mà ngập đầy không khí và tâm trạng.
Trang 14Không khí cảnh quê, nơi có một ga xép nhỏ, một chuyến tàu đúng giờ ấy, khắc
ấy chạy qua mà mang được chút dư âm, một tâm trạng buồn vui lẫn lộn trướcmột cái gì vừa thuộc về quá vãng, vừa hướng tới tương lai” (Mức 3)
28 Nguyễn Tuân nhận xét: “Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam không có
chuyện mà man mác như một bài thơ Truyện của Thạch Lam xa lạ với mọi thứhấp dẫn bên ngoài, nhưng đọc truyện của ông, đời sống tâm hồn ta trở nênphong phú, tế nhị hơn, chúng đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm,thơm lành và mát dịu” Hãy làm sáng tỏ cho ý kiến trên thông qua hai truyện
ngắn “Hai đứa trẻ” và “Dưới bóng hoàng lan” (Mức 4)
29 Em hãy cho biết truyện ngắn “Hai đứa trẻ” có những đóng góp như thế nào
cho tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc? (Mức 4)
30 Tác phẩm đã gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của người lao động
nghèo ở nông thôn Việt Nam trước CM tháng 8/1945? (Mức 4)
31 So sánh hình tượng người nông dân trong văn học trước cách mạng tháng
Tám trong hai tác phẩm : Hai đứa trẻ- Thạch Lam và Chí Phèo- Nam Cao.
(Mức 4)
III.2.2 Về tác phẩm: “Chí Phèo”- Tác giả Nam Cao
III.2.2.a: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1: Những thông tin nào sau đây không chính xác về nhà văn Nam Cao? (mức 1)
A: Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam cả haigiai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám
B: Ông là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ
C: Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn
D: Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương với quê hương
và những người nông dân nghèo khổ
* Đáp án: C
2: Tác phẩm nào không phải của Nam Cao? (mức 1)
A: Đời thừa B: Trăng sáng
C: Đôi mắt D: Đồng hào có ma
* Đáp án D
3: Tác giả nào không cùng giai đoạn sáng tác với Nam Cao? (mức 1)
A: Ngô Tất Tố B: Vũ Trọng Phụng
Trang 15C: Thạch Lam D: Tản Đà.
* Đáp án: D
4: Tác giả nào không cùng khuynh hướng sáng tác với Nam Cao? (mức 2)
A: Nguyễn Công Hoan B: Thế Lữ
C: Nguyên Hồng D: Vũ Trọng Phụng
* Đáp án B
5: Đề tài nổi bật trong sáng tác của Nam Cao là (mức 1)
A: Người nông dân và người trí thức nghèo
B: Người nông dân và người công nhân
C: Người trí thức nghèo và người lính chống Pháp
c Trẻ con không được ăn thịt chó
2 Đề tài người trí thức tiểu tư sản d Lang Rận
e Sống mòn
f Một bữa no
* Đáp án: 1-a-c-d-f; 2-b-e
7 Năm 1941 tác phẩm Chí Phèo có tên là (mức 1)
A: Chí Phèo B: Đôi lứa xứng đôi
C: Cái lò gạch cũ D: Làng Vũ Đại ngày ấy
* Đáp án B
8 Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao xoay quanh không gian? (mức 1)
* Đáp án: B
9 “Chí Phèo” được in trong tập? (mức 1)
* Đáp án: A