1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ Tuần hoàn máu

15 2,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 208,5 KB

Nội dung

Tìm mối liên hệ: liên hệ giữa các thành phần trong hệ tuần hoàn, liên hệ giữa các yếu tố môi trường với hoạt động của hệ tuần hoàn.. Chức năng của hệ tuần hoàn - Nêu được các thành phần

Trang 1

Chủ đề dạy học: TUẦN HOÀN MÁU

ĐƠN VỊ: Đoàn giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh

1 Lê Thị Hồng Huệ Nhóm trưởng Trường THPT Uông Bí

2 Nguyễn Thị Hồng Trang Thư ký Trường THPT Hòn Gai

3 Trần Thị Nhung Thành viên Trường THPT Hoàng Quốc Việt

4 Nguyễn Thanh Huyền Thành viên Trường THPT Văn Lang

I NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1 Mô tả chuyên đề

Chuyên đề gồm 4 bài trong chương I, phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

ở động vật, sinh học 11

Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.

Bài 20: Cân bằng nội môi.

Bài 21: Thực hành đo chỉ tiêu sinh lí ở người.

2 Mạch kiến thức của chuyên đề được

Mạch kiến thưc

2.1 Cấu tạo chung và chức năng của hệ tuần hoàn

2.1.1 Cấu tạo chung 2.1.2 Chức năng 2.2 Các dạng hệ tuần hoàn

2.1 Hệ tuần hoàn kín.

2.2 Hệ tuần hoàn hở.

2.3 Hoạt động của tim và hệ mạch

2.3.1 Hoạt động của tim

2.3.1.2 Tính tự động của tim 2.3.1.2 Chu kì hoạt động của tim 2.3.2 Hoạt động của hệ mạch.

2.3.2.1 Huyết áp.

2.3.2.2 Vận tốc máu.

2.3.2.3 Cơ chế điều hòa huyết áp.

2.4 Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người.

2.4.1 Đếm nhịp tim ở người

2.4.2 Đo nhiệt độ ở người.

2.4.3 Đo huyết áp ở người.

2.5 Phương pháp phòng chống các bệnh về tim mạch.

3 Thời lượng

Trang 2

Số tiết học trên lớp: 4 tiết.

Thời gian học ở nhà: 2 tuần

Phân chia thời gian cụ thể trên lớp

Tiết 1,2

- Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và các dạng

hệ tuần hoàn

Trực quan hỏi đáp, Thảo luận nhóm

- Chuyển giao hoạt động của dự án : tìm hiểu hoạt động của tim, mạch và một số bệnh liên quan đến tim mạch

- Lập kế hoạch thực hiện dự án Dạy học theo dự án

Tiết 3,4 - Báo cáo chuyên đề.

II TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1 Mục tiêu chuyên đề

Khi thực hiện chuyên đề này, học sinh có khả năng:

1.1 Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

- Phân biệt được hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở

- Nêu được các khái niệm: chu kì tim, huyết áp, vận tốc máu

- Giải thích được tính tự động của tim

- Giải thích được sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch

- Trình bày và giải thích được cơ chế điều hòa huyết áp

- Giải thích được nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh tim mạch

1.2 Kĩ năng

- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề

- Kĩ năng khoa học: quan sát, phân loại, định nghĩa

- Kĩ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp

- Kĩ năng thực hành: đếm dược nhịp tim và đo được huyết áp ở người

1.3 Thái độ

- Có ý thức phòng chống các bệnh tim mạch như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não,… cho bản thân và cộng đồng

2.4 Định hướng các NL được hình thành:

2.4.1 Các năng lực chung

a NL tự học :

Học sinh xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:

- Mô tả được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

- Trình bày được hoạt động của tim và hệ mạch

Trang 3

- Đề xuất được các biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

Học sinh xây dựng được kế hoạch học tập chủ đề:

NHÓM:……

Nhiệm vụ Lựa chọn

phương tiện, công cụ

Phương thức thực hiện

Nguồn nhân lực

Thời gian Địa điểm

1 Nghiên cứu

tài liệu

2 Điều tra, thu

thập thông tin

3 Thảo luận

nhóm để xử lí

thông tin

4 Thực hành:

Đếm nhịp tim,

đo huyết áp ở

người

5 Viết báo cáo

b NL giải quyết vấn đề

- Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện, thực địa.

- Phân tích được các tác nhân ảnh hưởng đến huyết áp

- Đề ra các biện pháp phòng chống bệnh tim mạch

c NL tư duy sáng tạo

- Áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh tim mạch cho bản thân và những người xung quanh

d NL tự quản lý

- Quản lí bản thân:

+ Thời gian: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập khác phù hợp

+ Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn

+ Kinh phí: chủ động thu chi trong quá trình thu thập tài liệu, in ấn tài liệu, liên

hệ các thư viện

+ Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: chủ động thực hiện nhiệm vụ phân công, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, nhắc nhở và động viên bạn cùng nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ

- Quản lí nhóm:

+ Phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân

Trang 4

e NL giao tiếp

- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS với HS (thảo luận), HS với GV (thảo luận, hỗ trợ kiến thức), HS với người dân (khảo sát thông tin), sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo

g NL hợp tác

- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với giáo viên

- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận

h NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)

- Sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm thông tin liên quan

- Sử dụng các phần mềm: powpoint để trình chiếu sản phẩm, word trình bày báo cáo

i NL sử dụng ngôn ngữ

- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: nhịp tim, chu kì tim, huyết áp, vận tốc máu

- Trình bày bài báo cáo đúng văn phong khoa học, rõ ràng, logic

k NL tính toán

- Thành thạo các phép tính cơ bản:

2.4.2 Các kĩ năng khoa học

a Quan sát: quan sát hình ảnh liên quan đến hệ tuần hoàn.

b Đo lường: đếm nhịp tim, đo huyết áp.

c Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Phân loại được các dạng hệ tuần hoàn.

d Tìm mối liên hệ: liên hệ giữa các thành phần trong hệ tuần hoàn, liên hệ giữa

các yếu tố môi trường với hoạt động của hệ tuần hoàn

e Xử lí và trình bày các số liệu: bao gồm: vẽ đồ thị, lập bảng, trình bày biểu đồ

cột, sơ đồ, ảnh chụp, số liệu

g Đưa ra các khái niệm: huyết áp, nhịp tim, vận tốc máu.

h Xác định được các biến và đối chứng:

- Đối chứng: đếm nhịp tim, đo huyết áp trước khi chạy tại chỗ 2 phút

- Xác định các biến: đếm nhịp tim, đo huyết áp ngay sau khi chạy tại chỗ 2 phút

và sau khi nghỉ chạy 5 phút

i Thực hành thí nghiệm

- Đếm nhịp tim, đo huyết áp ở người

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

2.1 Chuẩn bị của giáo viên

- Hình 18.1: Sơ đồ hệ tuần hoàn hở

Trang 5

- Hình 182: Sơ đồ hệ tuần hoàn kín.

- Sơ đồ hệ tuần hoàn cá, lưỡng cư, bò sát, thú

- Hình 18.4: Hệ dẫn truyền tim

- Hình 19.2: Chu kì hoạt động của tim

- Bảng 19.1: Nhịp tim của thú

- Hình 19.3: Biến động huyết áp trong hệ mạch

- Hình 19.4: Biến động của vận tốc máu trong hệ mạch

- Dụng cụ đo huyết áp, ống nghe

2.2 Chuẩn bị của học sinh

- Các phương tiện đề thực hiện dự án: tìm hiểu hoạt động của tim, mạch và một

số bệnh liên quan đến tim mạch

+ Máy tính, máy chiếu

+ Phiếu khảo sát, điều tra về bệnh tim mạch ở địa phương

+ Dụng cụ đo huyết áp và đếm nhịp tim

BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ

I Cấu tạo

và chức

năng của hệ

tuần hoàn

1 Cấu tạo

chung

2 Chức

năng của hệ

tuần hoàn

- Nêu được các thành phần cấu tạo hệ tuần hoàn

- Trình bày được chức năng của hệ tuần hoàn

- Giải thích đúng các thành phần cấu tạo

hệ tuần hoàn

- Phân tích được mối liên

hệ giữa các thành phần của

hệ tuần hoàn

- Vẽ được các thành phần cấu tạo hệ tuần hoàn

- Chỉ ra được các thành phần cấu tạo HTH ngay chính cơ thể HS

- Giải thích được cơ sở biện pháp sơ cứu người khi bị rắn cắn

- Phân loại được các thành phần cấu tạo hệ tuần hoàn ở các loài động vật khác nhau

- Giải thích được

sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng HTH

- Lập được chế

độ ăn uống hợp lý bảo vệ sức khỏe tim mạch

dạng hệ

tuần hoàn

- Hệ tuần

kín

- Hệ tuần

- Kể tên được đại diện các nhóm động vật của các dạng

hệ tuần hoàn

- Nêu được đặc

- Phân biệt được các dạng

hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật

- Khái quát

- Vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn ở người

- Chỉ ra được ưu điểm

Trang 6

hoàn hở

- Chiều

hướng tiến

hóa của hệ

tuần hoàn.

điểm trao đổi chất ở các nhóm động vật

có hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

được chiều hướng tiến hóa của HTH

của hệ tuần hoàn kín

so với hệ tuần hoàn hở; hệ tuần hoàn kép

so với hệ tuần hoàn đơn

- Giải thích được cơ sở ban đầu của bệnh nhân tim bẩm sinh

III Hoạt

động của

tim.

1 Tính tự

động của

tim.

2 Chu kì

hoạt động

của tim

- Nêu được khái niệm tính

tự động của tim

- Liệt kê được các thành phần của hệ dẫn truyền tim

- Nêu được khái niệm chu

kì tim

- Giải thích được vì sao tim

có tính tự động?

- Giải thích được vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi?

- Giải thích được mối quan

hệ giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể

- Giải thích được vì sao khi bị cắt khỏi cơ thể tim vẫn có thể hoạt động được bình thường nếu đặt trong môi trường phù hợp?

- Tính được nhịp tim ở người

- Thực hành đếm được nhịp tim

-Vận dụng kiến thức liên môn đề xuất được ý tưởng nghiên cứu khoa học ứng dụng tính tự động của tim

IV Hoạt

động của hệ

mạch

Huyết áp - Nêu được

khái niệm huyết áp

- Phân biệt được huyết áp tối đa và huyết

áp tối thiểu

- Giải thích được mối quan

hệ giữa nhịp tim và huyết

- Đo được huyết áp ở

người

- Giải thích được một số bệnh liên quan đến huyết áp ở người

- Vẽ được biểu đồ mối quan hệ giữa tuổi và

- Xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý bảo vệ sức khỏe tim mạch

- Lập được kế hoạch tuyên truyền, nhắc nhở mọi người làm

Trang 7

Vận tốc máu - Nêu được

khái niệm vận tốc máu

áp

- Giải thích được sự biến động của vận tốc máu trong

hệ mạch

bệnh huyết áp theo

- Nghiên cứu, sáng tạo ra các thiêt bị hỗ trợ cho người bị bệnh huyết áp

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TUẦN HOÀN MÁU Câu 1 Theo WHO – năm 2011, có đến 6 triệu người tử vong do tai biến mạch máu não

Ở Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc tai biến mach máu não, trong đó có hơn

100000 người tử vong Nguyên nhân nào gây bệnh tai biến mạch máu não?

Câu 2 Mẹ bạn Minh cảm thấy mệt mỏi, hay hoa mắt, chóng mặt Bác đi khám bệnh,

được đo được huyết áp và có kết quả: 80/60 mmHg

- Em đánh giá như thế nào về kết quả huyết áp trên?

- Em hãy dự đoán các nguyên nhân đã dẫn đến huyết áp bất thường của bác và đưa ra một số lời khuyên giúp bác ổn định huyết áp

Câu 3 Nhịp tim của một số loài như sau (lần/phút):

Voi: 25-40; Lợn: 60-90; Mèo: 110-130

Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? Giải thích tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật khác nhau?

Câu 4: Bạn An và bạn Mai tranh luận về bệnh cao huyết áp Bạn An đưa ra ý kiến:

- Chỉ người cao tuổi mới mắc bệnh cao huyết áp Nguyên nhân do thành mạch bị

xơ vữa

Bạn Mai cho rằng:

- Mọi lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc cao huyết áp, nhưng người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn Nguyên nhân không chỉ do xơ vữa thành mạch mà còn rất nhiều nguyên nhân khác

Theo em, ý kiến bạn nào đúng? Hãy nêu những hiểu biết của bản thân về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh này

Câu 5 Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín theo bảng sau:

Đại diện

Cách thức trao đổi chất

Áp lực của máu lên thành

mạch

Trang 8

Vận tốc máu

Câu 6 Trình bày sự tiến hóa của tim và hệ tuần hoàn ở động vật?

Câu 7 Vì sao tim cắt rời khỏi cơ thể nếu cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxi thì tim vận

hoạt động ?

Câu 8 Thế nào là tính tự động của tim? Vì sao tim có tính tự động?

Câu 9 Trình bày cấu tạo của hệ dẫn truyền tim?

Câu 11 Hệ tuần hoàn bao gồm những bộ phận nào? Chức năng của các bộ phận đó? Câu 12 Huyết áp là gì?

Câu 13 Thế nào là huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu?

Câu 14 Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 15 Căn cứ vào hình 19.3 SGK Sinh học 11 giải thích sự biến động về huyết áp

trong hệ mạch?

Câu 16 Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm?

Câu 17 Nêu vai trò chung cuả hệ tuần hoàn?

Câu 18 Vì sao người già hay mắc bệnh huyết áp cao?

Câu 19.Vì sao những người bị huyết áp cao cần ăn nhạt?

Câu 20 Tại sao nói huyết áp cao là kẻ giết người thầm lặng?

Câu 21 Hãy nghiên cứu và cho ý tưởng về các thiết bị hỗ trợ cho người bị bệnh huyết

áp?

Câu 22: Trình bày tiến hoá của hệ tuần hoàn (từ Giun đốt đến Thú).

Câu 23: Vì sao bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến suy tim?

Câu 24: Sau khi ta nhịn thở vài phút, nhịp tim có thay đổi không, vì sao?

Câu 25: Vì sao các động vật có kích thước lớn không có hệ tuần hoàn hở, chỉ thích hợp

với hth kín?

Câu 26: Khi ta hoạt động cơ bắp mạnh, vận tốc máu, huyết áp và hoạt động của tim

thay đổi như thế nào? Dựa trên cơ chế điều hòa hoạt động tuần hoàn, giải thích tại sao lại như vậy?

Câu 27: Tại sao suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu lại làm thay đổi huyết áp?

Câu 28: Một người chuyển từ vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao Hãy cho biết

những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc củ hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy

ra trong cơ thể?

Trang 9

Câu 29:Tại sao tim đập nhanh và mạnh lên làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu

làm huyết áp giảm? Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm?

Câu 30 Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ, ít hoạt

động?

Câu 31 Trình bày ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn?

3 Tiến trình tổ chức hoạt động học tập

TIẾT 1,2

Hoạt động 1: TÌM HIỂU CẤU TẠO, CHỨC NĂNG VÀ CÁC DẠNG HỆ TUẦN

HOÀN

Đặt vấn đề: Khi một người bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở tay, biện pháp sơ cứu là garô

thật chặt phía trên vết thương Theo em, biện pháp sơ cứu này là đúng hay sai? Vì sao?

- HS thảo luận trả lời

1 Cấu tạo chung và chức năng của hệ tuần hoàn

1.1 Cấu tạo chung

GV: Em hãy cho biết hệ tuần hoàn của chính cơ thể em có những bộ phận nào?

Vai trò của từng bộ phận

HS trả lời (có thể đúng, sai, chưa đầy đủ hoặc thừa) HS khác nhận xét, bổ sung.

GV hướng dẫn, cùng với HS thống nhất đáp án.

Hệ tuần hoàn của các động vật khác cũng có những thành phần tương tự

GV chiếu tranh hình khuyết hệ tuần hoàn của thú Yêu cầu HS quan sát tranh và

điền chú thích

1.2 Chức năng

GV: Hệ tuần hoàn có chức năng gì đối với cơ thể? Với từng chức năng em hãy

nêu 1 ví dụ chứng minh điều đó

HS trả lời.

GV và HS chữa bài.

2 Các dạng hệ tuần hoàn

GV Chiếu sơ đồ H.18.1, H.18.2 trong SGK Và đặt câu hỏi:

Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn , em hãy cho biết ở động vật có mấy dạng HTH? Giải thích tên gọi của các hệ tuần hoàn đó.

Trang 10

GV cho HS thảo luận hoàn thành phiếu bài tập sau:

Bài tập: Lựa chọn thông tin cho sau đây điền vào bảng phân biệt hệ tuần hoàn

kín và hệ tuần hoàn hở, từ đó rút ra nhận xét hệ tuần hoàn nào ưu việt hơn

1: Giun đất, cá, ếch nhái, bò sát, chim, thú, người.

2: Động vật thân mềm (ốc sên, trai,…), côn trùng (châu chấu, bọ ngựa, chuồn

chuồn, …)

3: Máu chảy dưới áp lực thấp.

4: Hỗn hợp máu – dịch mô trao đổi trực tiếp với các tế bào.

5: Máu chảy dưới áp lực cao hoặc trung bình.

6: Máu và tế bào trao đổi gián tiếp qua thành mao mạch.

7: Vận tốc máu nhanh.

8: Máu chảy chậm.

Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín theo bảng sau:

Đại diện

Cách thức trao đổi chất

Áp lực đẩy máu

Vận tốc máu

HS thảo luận trả lời câu hỏi

GV và HS Chữa bài

GV chiếu sơ đồ các dạng hệ tuần hoàn kín

Các dạng hệ tuần hoàn kín

Trang 11

HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Sơ đồ hệ tuần hoàn trên ứng với các lớp động vật

A 1 – Cá; 2 - Ếch nhái; 3 – Bò sát; 4 – Chim và Thú

B 1 – Ếch nhái; 2 - Cá; 3 – Bò sát; 4 – Chim và Thú

C 1 – Cá; 2 - Bò sát; 3 – Ếch nhái; 4 – Chim và Thú

D 1 – Cá; 2 - Ếch nhái; 3 – Chim và Thú; 4 – Bò sát

Câu 2: Sơ đồ 1 khác với sơ đồ 2,3,4 ở các đặc điểm nào?

A Số vòng tuần hoàn

B Số ngăn tim

C Áp lực đẩy máu và vận tốc máu

D Loại mạch máu có mặt trong hệ tuần hoàn

Câu 3: Có 2 loại hệ tuần hoàn kín: đơn và kép Em hãy cho biết sơ đồ nào thuộc dạng

hệ tuần hoàn đơn, sơ đồ nào thuộc dạng hệ tuần hoàn kép Giải thích cách sắp xếp của em

Câu 4: Hệ tuần hoàn đơn hay hệ tuần hoàn kép ưu việt hơn? Vì sao?

HS thảo luận

GV và Hs chữa bài.

Câu hỏi : Em hãy chỉ ra chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn?

HS suy nghĩ độc lập trả lời câu hỏi.

Ngày đăng: 07/03/2016, 08:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w