CHUYÊN đề SINH lý máu TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM QUẢNG NAM

15 662 0
CHUYÊN đề SINH lý máu  TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM   QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM - QUẢNG NAM SINH LÝ MÁU A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Cơ thể con người là một thể thống nhất. Hình dạng và chức phận của các cơ quan trong cơ thể liên quan mật thiết với nhau. Máu là mô liên kết đặc biệt, lưu thông trong hệ tuần hoàn, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với các hệ cơ quan trong cơ thể. Trong chương trình sinh học phổ thông, sinh lí máu chưa được đề cập nhiều nhưng sinh lí máu cũng rất thường gặp trong các đề thi quốc gia, quốc tế nên học sinh gặp nhiều khó khăn trong khi học và ôn luyện. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn nội dung “sinh lí máu” làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề chuyển hóa vật chất năng lượng ở động vật theo yêu cầu của hội thảo khoa học năm nay II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI - Nhằm giúp các em học sinh chuyên trong đội tuyển quốc gia và quốc tế có thêm nguồn tư liệu học tập và ôn luyện. - Giúp các giáo viên chuyên sinh có thêm nguồn tư liệu để tham khảo và giảng dạy đồng thời giúp cho bản thân tôi có thêm nguồn tài liệu giảng dạy thuận lợi hơn - Ngoài ra, qua bài viết có sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong giảng dạy phần này. B. PHẦN NỘI DUNG I. Khối lượng, thành phần, đặc tính và chức năng của máu. 1. Khối lượng. Máu chiếm 7,5% trọng lượng cơ thể , với tỷ trọng trung bình khoảng 1060 kg/m3, gần giống với tỷ trọng nước nguyên chất (1000 kg/m3). Người trưởng thành trung bình có khoảng 5 lít máu. Bình thường chỉ khoảng một nửa máu chảy trong các mạch, nửa còn lại nằm trong các kho dự trữ: tỳ (16%), gan (20%), dưới da (10%), nhờ đó công việc của tim được giảm nhẹ. Máu dự trữ giàu yếu tố hữu hình hơn máu chảy vì trong các kho một phần nước của máu bị hấp thụ. Khi lao động chân tay, ngạt thở, nóng sốt, cảm xúc mạnh, mất máu nhiều thì máu dự trữ được lấy từ các kho máu để bổ sung cho phần máu chảy Khối lượng máu giảm đột ngột thường gây nguy hiểm vì làm hạ huyết áp quá nhanh. Mất từ từ ¾ hồng cầu vẫn không gây chết nhưng mất 1/3 máu động mạch và mất nhanh thì sẽ chết ngay 2. Thành phần của máu. Máu gồm 2 thành phần: thể hữu hình (huyết cầu) và huyết tương Thể hữu hình chiếm khoảng 40 - 45% thể tích máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương chiếm khoảng 55 - 60% thể tích máu bao gồm huyết thanh và fibrinogen Ðể máu trong ống nghiệm có thêm chất kháng đông rồi để lắng hoặc quay li tâm, máu sẽ phân thành 2 lớp: lớp trên là huyết tương màu vàng nhạt, phía dưới là hồng cầu màu đỏ thẫm, phủ 1 lớp mỏng bạch cầu và tiểu cầu. 3. Một số đặc tính của máu. *Độ quánh của máu: Ðộ quánh máu toàn phần gấp 5 lần nước cất. Ðộ quánh này phụ thuộc vào lượng huyết cầu và prôtêin trong huyết tương. Độ quánh của máu tăng khi cơ thể mất nhiều nước. *Tỉ trọng của máu: Tỉ trọng máu toàn phần lớn hơn nước, phụ thuộc vào số lượng hồng cầu và mỗi loài động vật. *Áp suất thẩm thấu (thẩm áp) của máu: Áp suất thẩm thấu của máu toàn phần bằng 7,6- 8,1 atmotphe, chủ yếu do muối khoáng trong máu tạo ra. Protein trong huyết tương chỉ tạo một phần nhỏ gọi là áp xuất keo - có trị số 25 mmhg, tuy nhỏ nhưng nó quyết định sự phân phối nước cho cơ thể . Khi pha chế dung dịch sinh lí cần đảm bảo thẩm áp tương đương của máu đem pha chế. Sự ổn định áp suất thẩm thấu máu có ý nghĩa sinh lý quan trọng. Trong dung dịch nhược trương, có áp suất thẩm thấu thấp hơn áp suất thẩm thấu của hồng cầu, nước sẽ thấm vào trong hồng cầu làm hồng cầu vỡ ra. Trong dung dịch ưu trương, có áp suất thẩm thấu cao hơn áp suất thẩm thấu của hồng cầu, nước trong hồng cầu sẽ thấm ra ngoài, hồng cầu bị teo lại và cũng bị hủy. Như vậy trong cả 2 trường hợp máu đều bị phá hủy - Ðó là hiện tượng tiêu huyết. Hiện tượng tiêu huyết còn xảy ra khi máu tiếp xúc với clorofooc, ether, cồn, tia cực tím, tia X, các chất phóng xạ, độc tố của vi trùng, giun sán, nọc nhện, ong, bọ cạp, rắn độc... *Cân bằng ion trong máu: Ðể các tế bào máu không bị phá hủy, khi đặt chúng trong môi trường khác máu của chúng, ta có thể pha dung dịch sinh lí với các muối Nacl, glucose, saccarose có áp suất thẩm thấu tương đương với áp suất thẩm thấu máu của mỗi loài động vật. Tuy nhiên muốn các dung dịch đó duy trì sự sống thay máu đến một mức nào đó, cần thêm một tỉ lệ nhất định các chất hòa tan như các ion: Na+, K+, Ca2+,v.v... Thành phần khác nhau của một số dung dịch đã tạo nên tên gọi khác nhau của các dung dịch sinh lí như: Ringer, lock, tyrod. Nồng độ dung dịch muối NaCl làm cho hồng cầu bắt đầu vỡ - đó là nồng độ tiêu huyết giới hạn, tương ứng với sức đề kháng tối thiểu của hồng cầu. Ở nồng độ mà toàn bộ hồng cầu bị phá vỡ ứng với sức đề kháng tối đa. *Phản ứng máu: Phản ứng máu lệ thuộc vào tỉ lệ ion H+ và OH- trong máu. pH máu trung bình của một số động vật: Lợn 7,97; trâu bò 7,25 - 7,45; chó và người là 7,35, nghĩa là đều hơi kiềm Phản ứng máu nói chung ổn định. Muốn pH máu ngả về phía kiềm, phải thêm một lượng NaOH lớn gấp 70 lần so với nước nguyên chất, còn muốn làm pH máu ngả về phía axit phải thêm một lượng HCl lớn gấp 325 lần, sở dĩ như vậy là vì trong máu có những yếu tố giữ thăng bằng kiềm - axit gọi là hệ đệm. Có 3 hệ đệm chủ yếu: + Hệ đệm bicarbonat: gồm axit carbonic và muối kiềm bicarbonat Na hay bicarbonat K, kí hiệu là H2CO3/ BHCO3 (B là Na hay K) Axit vào trong máu sẽ bị bicarbonat trung hòa, axit carbonic thừa sẽ được phổi thông khí ra ngoài, vì sự tăng nồng độ H + kích thích trung khu hô hấp. Còn ngược lại kiềm vào máu sẽ trung hòa axit carbonic, hô hấp giảm và lượng bicarbonat thừa được thận lấy đi. Hệ đệm này đảm bảo từ 7 - 9% khả năng đệm của máu. Lượng bicarbonat trong máu động vật và người đều nhiều gấp 18 lần lượng axit carbonic nên khả năng đệm của máu đối với axit cao hơn hẳn đối với kiềm. + Hệ đệm photphat: cũng hoạt động tương tự như hệ đệm bicarbonat, gồm muối photphat diaxit và muối photphat monoaxit của K hay Na kí hiệu là BH2PO4/ B2HPO4 + Hệ đệm protit (P): Là hệ đệm mạnh nhất, vì nó kết hợp ¾ lượng axit carbonic của máu Trong môi trường axit nó tác dụng như kiềm yếu, trong môi trường kiềm nó tác dụng như axit yếu BP + H2CO3 ↔ HP + BHCO3 P: protit, B (Na+, K+) Chất đệm protit có hiệu quả nhất là huyết cầu tố hemoglobin chứa trong hồng cầu (kí hiệu là Hb). H2CO3 tăng trong máu sẽ thấm vào hồng cầu và tranh cation kiềm của Hb, vốn là axit rất yếu, sẽ biến thành bicarbonat: BHb + H2CO3 ↔ HHb + BHCO3 Hb có khả năng đệm lớn gấp 10 lần các protit trong huyết tương. Nhờ tác dụng của các hệ đệm, thăng bằng axit - kiềm được giữ ổn định. Điều này rất quan trọng vì phản ứng máu chỉ lên xuống 0,2 cơ thể đã biến loạn, có khi chết. Tất nhiên bình thường vẫn có hiện tượng phản ứng máu ngả về axit (khi lao động kéo dài) hoặc về phía kiềm (khi thở sâu và mạnh), nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, đã được hệ đệm điều chỉnh. 4. Chức năng của máu - Máu là nguồn gốc tạo các dịch lỏng khác như: Dịch bạch huyết, dịch kẽ tế bào, dịch não tủy, dịch màng bụng, màng phổi, màng khớp...Tất cả các dịch đó tạo thành nội môi, trong đó máu là thành phần quan trọng nhất . - Chức năng hô hấp : máu vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào và CO2 từ tế bào về phổi nhờ huyết cầu tố của hồng cầu. - Chức năng dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng như axit amin, glucose, axit béo và vitamin được hấp thu từ ống tiêu hóa vào máu và được máu vận chuyển đến các mô cung cấp cho hoạt động sống của tế bào . - Chức năng đào thải: Máu lấy các chất cặn bã, các sản phẩm chuyển hóa của tế bào, CO2 từ các mô chuyển đến thận, phổi ... để bài tiết ra ngoài . - Chức năng bảo vệ: Máu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống bệnh tật nhờ các chức phận thực bào, miễn dịch, chống độc của các bạch cầu và vai trò của tiểu cầu trong duy trì cân bằng đông máu. - Chức năng điều nhiệt: Máu làm nhiệm vụ vận chuyển nhiệt, giữ nhiệt độ cơ thể chỉ thay đổi trong một phạm vi hẹp. Máu điều nhiệt nhờ các đặc tính như tỉ nhiệt của nước, khả năng dẫn nhiệt cao - Chức năng điều hoà hoạt động các cơ quan thông qua vận chuyển các hormon và các yếu tố điều hoà thể dịch khác. Như vậy máu chảy qua tất cả các cơ quan bộ phận, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, điều hòa chức năng sinh lý của toàn bộ cơ thể, liên kết các bộ phận nên tham ra vào mọi trạng thái bệnh lý cũng như tham gia đấu tranh chống mọi sự tấn công của bệnh tật. II. Huyết tương. 1. Thành phần Huyết tương là thành phần lỏng của máu, có màu vàng nhạt vì chứa sắc tố vàng Huyết tương có tỉ trọng 1,028, chứa 90 - 92% nước về thể tích, 8 -10% còn lại là các chất tan như: protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ v.v. 2. Protein huyết tương Huyết tương chứa rất nhiều protein hòa tan chiếm 7% về thể tích, trong đó các protein quan trọng nhất là: - Albumin: Là loại protein huyết tương phổ biến nhất (3,5-5g/dl máu) và là yếu tố chính gây ra áp suất thẩm thấu của máu. Các chất chỉ hòa tan một phần hoặc không hòa tan trong nước được vận chuyển trong huyết tương bằng cách liên kết với albumin. Albumin được chế tạo ở gan, sau đó đi vào máu rồi được chuyển giao cho tế bào để biến thành albumin đặc trưng cho từng loại mô. - Globulin: Gồm 4 dạng: alpha 1, alpha 2, beta, gamma, là những protein hình cầu hòa tan trong huyết tương. Globulin gamma quan trọng nhất vì là dạng globulin miễn dịch (kháng thể). - Fibrinogen: Protein này được biến đổi thành fibrin bởi các enzyme liên kết với máu trong quá trình cầm máu. Fibrinogen được tổng hợp và chế tiết ở gan. Vai trò của protein huyết tương: + Vai trò chuyển hóa + Vai trò giữ vững áp suất keo chủ yếu do các albumin tạo ra + Vai trò bảo vệ cơ thể: các chất kháng thể đều là globumin + Vai trò đông máu do fibrinogen 3. Các hợp chất hữu cơ khác Các hợp chất hữu cơ khác trong huyết tương gồm có các chất dinh dưỡng như: amino acid, glucose, vitamin, lipide và một số loại peptide điều hòa, steroid hormone, lipit, urê, axit uric, amoniac. 4. Các chất khoáng trong huyết tương: Các chất khoáng trong huyết tương ở dạng ion (anion và cation) + Clo: Có cả trong huyết tương và trong hồng cầu, trong hồng cầu 1,83g/l, trong huyết tương 3,6g/l, tỉ số này thay đổi song song với pH máu. + Phôtpho: Phôtpho trong huyết tương tồn tại ở 2 dạng là mineralolipit và nucleoprotit. Tổng lượng phôtpho trong máu khoảng 0,35g‰ và giảm trong các bệnh còi xương + Lưu huỳnh: Có cả trong huyết tương và trong hồng cầu. Lưu huỳnh tồn tại trong máu dưới 2 dạng: dạng cấu tạo nằm trong thành phần cấu tạo các protit, hemoglobin và dạng lưu thông trong các muối sunfat + Natri: Chủ yếu là dạng kết hợp với clo, quyết định ¾ áp suất thẩm thấu của huyết tương. Na có nhiều trong huyết tương chiếm tỉ lệ 3,3g‰, trong hồng cầu rất ít chỉ 0,8g‰ + Kali: Rất ít trong huyết tương chỉ 0,2g‰ và nhiều hơn trong hồng cầu chiếm 4,8g‰. Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền hưng phấn thần kinh, trong hoạt động của cơ nhất là cơ tim. + Canxi: Có cả trong huyết tương và trong hồng cầu. Trong hồng cầu canxi tồn tại dưới dạng kết hợp hữu cơ và dạng ion hóa. Canxi có tác dụng quan trọng trong dẫn truyền hưng phấn thần kinh, cơ. Canxi giảm sẽ gây co giật. Canxi ở dạng ion đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu III. Hồng cầu 1. Kích thước và hình dạng Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Đường kính của hồng cầu là 7,45 ± 0,2µm, bề dày phần ngoại vi 2-2,5µm và phần trung tâm 1µm. Thể tích trung bình của hồng cầu vào khoảng 90-95µm 3. Tổng diện tích hồng cầu người lên tới 3000 - 3200m3, gấp 1600 lần diện tích da. Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mặt làm tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu Hồng cầu không có nhân, có chứa rất ít bào quan, nhờ đó mà có thêm chỗ chứa Hb, là chất vận chuyển oxi. Màng tế bào hồng cầu vừa có tính dẻo dai lại có thừa khả năng chứa các thành phần bên trong, nhờ đó hồng cầu có khả năng biến dạng rất cao mà không bị vỡ, rách khi di chuyển qua các mao mạch chật hẹp. 2. Số lượng. Số lượng hồng cầu có thể thay đổi tùy loài. Theo Đặng Tiến (1959), Vũ Triệu An (1960), Nguyễn Ngọc Lanh và Hồ Thi Phương (1963), trong 1mm 3 máu người Việt Nam, có 4,2 ± 0,21 triệu hồng cầu (nam) và 3,8 ± 0,16 triệu hồng cầu (nữ). Nếu xếp tất cả hồng cầu của một người sát cạnh nhau thành một chuỗi, thì chuỗi đó có thể chạy vòng quanh xích đạo 3 lần. Bình thương số lượng hồng cầu chỉ thay đổi trong một phạm vi hẹp. Tuy nhiên trong trường hợp sinh lý và sinh lí thì số lượng hồng cầu thay đổi rất nhiều. a. Những thay đổi sinh lí. Ở trẻ sơ sinh, số lượng hồng cầu cao trong vòng một hai tuần đầu, sau đó có hiện tượng vỡ hồng cầu gây vàng da sinh lý. Ngoài ra, số lượng hồng cầu có thể tăng ở những người lao động nặng, sống ở vùng cao. b. Những thay đổi bệnh lí. - Hồng cầu tăng trong các bệnh “đa hồng cầu” làm tăng độ quánh của máu có thể gây tắc mạch. - Trong các trường hợp (nôn, tiêu chảy, mất huyết tương do bỏng) làm tăng hồng cầu - Hồng cầu giảm trong các bệnh thiếu máu (chỉ còn 1 triệu hồng cầu/ 1mm 3) như bệnh sốt rét (hồng cầu vỡ), thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, thiếu máu ác tính. 3. Thành phần. Thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin (Hb), chiếm 34% trọng lượng (nồng độ 34 g/dl trong dịch bào tương). Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt với nhiều thành phần khác nhau. Hai thành phần quan trọng nhất của hồng cầu được nhiên cứu nhiều nhất là màng hồng cầu và hemoglobin. + Màng hồng cầu mang nhiều kháng nguyên nhóm máu, Hb là thành phần quan trọng trong sự vận chuyển khí của máu. + Trong hồng cầu còn chứa một số enzim quan trọng như: anhydraza cacbonic, catalaza và một số muối khoáng chủ yếu là kali. * Cấu tạo của Hemoglobin: Hb là hợp chất dễ tan trong nước, gồm 1 phân tử globin kết hợp với 4 phân tử hem. + Globin có cấu trúc là các chuỗi polypeptid, ở người trưởng thành gồm 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một: 2 chuỗi α và 2 chuỗi β, khi thủy phân được phần lớn là histamin. + Mỗi phân tử hem gồm 4 nhóm pyrol chứa nitơ liên kết với nhau bằng cầu nối metyl (CH=) tạo thành vòng porphyrin, giữa là Fe2+. Sự đặc hiệu của các loại Hb của các loài động vật khác nhau là do thành phần hóa học của globin, còn nhóm hem thì có cấu tạo nhất định dù ở loại Hb nào. Porphyrin là phổ biến trong thế giới sinh vật. Porphyrin kết hợp với Mg ++ tạo thành chất diệp lục của thực vật. Hem có thể kết hợp với nhiều chất khác nhau. Nếu hem kết hợp với globin thì tạo thành Hb. Nếu hem kết hợp với albumin, NH 3, pyridin, nicotin... tạo nên chất gọi là hemochromogen. *Các loại hemoglobin ở người. Hemogobin khác nhau ở phần cấu tạo globin. Hb người trưởng thành là HbA gồm 4 chuỗi polypeptid: 2 chuỗi α và 2 chuỗi β. Hb của thai nhi là HbF. Globin của HbF gồm hai chuỗi α và hai chuỗi γ (vị trí thứ 3 của chuỗi β là glutamin được thay bằng threonin ở chuỗi γ). Hemogobin của bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu có hồng cầu hình lưỡi liềm là HbS, vị trí thứ 6 của chuỗi β là valin được thay bằng glutamin. Loại hồng cầu này rất dễ vỡ khi qua mao mạch nhỏ. Có nhiều phương pháp định lượng Hb, kể cả các phương pháp không chảy máu. Bình thường người Việt có Hb là 14,6g (đối với nam) và 13,3g (đối với nữ) trong 100ml máu. Đếm số lượng hồng cầu và định lượng Hb là những xét nghiệm quan trọng trong đánh giá sự thiếu máu, thiếu máu đẳng sắc (giá trị hồng cầu =1), thiếu máu ưu sắc (giá trị hồng cầu >1) và thiếu máu nhược sắc (giá trị hồng cầu Nguyên hồng cầu ưa kiềm -> Nguyên hồng cầu đa sắc -> Nguyên hồng cầu ưa axit -> Hồng cầu lưới -> Hồng cầu trưởng thành. Nhân của nguyên hồng cầu mất đi khi nồng độ hemoglobin trong bào tương cao hơn 34%. Hồng cầu chính thức không có nhân xuyên mạch rời bỏ tuỷ xương vào hệ tuần hoàn chung. Hồng cầu lưới cũng có khả năng vào máu như hồng cầu trưởng thành nhưng tỷ lệ rất thấp chỉ chiếm 1% tổng số lượng hồng cầu ở máu ngoại vi, khoảng 1-2 ngày sau hồng cầu lưới trở thành hồng cầu trưởng thành. Hệ thống enzym nội bào hồng cầu luôn luôn tổng hợp ATP từ glucose để duy trì tính đàn hồi của màng tế bào, duy trì vận chuyển ion qua màng, giữ cho sắt luôn luôn có hoá trị 2, đồng thời ngăn cản sự oxy hoá protein trong hồng cầu. Trong quá trình sống, hệ thống enzym giảm dần, hồng cầu già cỗi, màng hồng cầu kém bền và dễ vỡ. Dưới 5 tuổi, hầu như tủy xương nào cũng tạo hồng cầu. Lớn lên, tủy các xương ống (trừ đoạn gần của xương cánh tay và xương chày) dần dần mỡ hóa và không sản xuất hồng cầu nữa. Sau tuổi 20, hồng cầu được tạo ra trong tủy các xương dẹt (như xương đốt sống, xương ức, xương sườn, xương vai, xương chậu, xương sọ). Càng lớn tuổi, chức năng sinh hồng cầu càng giảm. 5. Đời sống của hồng cầu Đời sống trung bình của hồng cầu trong máu ngoại vi là 120 ngày. Theo thời gian, màng hồng cầu sẽ mất dần tính mềm dẻo và cuối cùng hồng cầu sẽ vỡ khi đi qua các mao mạch nhỏ của lách. Hemoglobin phóng thích ra từ hồng cầu vỡ sẽ bị thực bào bởi các đại thực bào cố định của gan, lách và tuỷ xương.Đại thực bào sẽ giải phóng sắt vào máu; sắt này cùng với sắt từ thức ăn do ruột non hấp thu, được vận chuyển dưới dạng transferrin đến tuỷ xương để tạo hồng cầu mới, hoặc đến gan và các mô khác để dự trữ dưới dạng ferritin và hemosiderin. Phần porphyrin của heme sẽ được chuyển hoá qua nhiều giai đoạn trong đại thực bào để tạo thành sắc tố bilirubin, chất này được giải phóng vào máu, đến gan rồi bài tiết vào mật. Ngoài ra, phần globin của hemoglobin được phân hủy thành các axit amin và sẽ được sử dụng để tổng hợp các protein cho cơ thể. 6. Chức năng của hồng cầu - Chức năng vận chuyển khí oxy và carbonic. Hồng cầu vận chuyển khí oxy từ phổi đến mô và vận chuyển khí carbonic từ mô đến phổi nhờ chức năng của hemoglobin. Mặt khác CO2 ở mô sau khi khuyếch tán vào trong hồng cầu thì tại đây đã diễn ra quá trình CO2 + H2O -> H2CO3 nhờ men xúc tác carboanhydrase (men này có nhiều trong hồng cầu). Sau đó H2CO3 phân ly thành H+ + HCO3- . HCO3- được khuyếch tán rất nhiều từ trong hồng cầu sang huyết tương tạo ra dạng vận chuyển CO 2 quan trọng nhất của máu (CO2 được vận chuyển dưới dạng HCO3-). Như vậy hồng cầu đã đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự vận chuyển CO2 ở dạng HCO3- của huyết tương. - Chức năng điều hoà cân bằng axit - bazơ của máu. Chức năng này do hệ đệm hemoglobin đảm nhiệm. Đồng thời với hệ đệm của Hb, hồng cầu còn tạo ra HCO3- trong qúa trình vận chuyển CO2, nên nó đã tạo ra hệ đệm bicarbonat HCO3/H2CO3. - Chức năng tạo độ nhớt của máu. Hồng cầu là thành phần chủ yếu tạo độ nhớt của máu, nhờ độ nhớt mà tốc độ tuần hoàn, nhất là tuần hoàn mao mạch, hằng định. Tốc độ tuần hoàn hằng định là điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi vật chất giữa tế bào và máu. Khi độ nhớt của máu thay đổi sẽ gây ra thay đổi tốc độ tuần hoàn và làm rối loạn trao đổi vật chất của tế bào. IV. BẠCH CẦU 1. Hình dạng, số lượng bạch cầu. Bạch cầu là các tế bào có nhân, hình dạng và kích thước rất khác nhau tuỳ từng loại. Bạch cầu không phải chỉ lưu thông trong máu, mà nó còn có mặt ở nhiều nơi trong cơ thể: bạch huyết, dịch não tuỷ, hạch bạch huyết, các tổ chức liên kết... Số lượng bạch cầu thường ít hơn cả nghìn lần so với hồng cầu và không ổn định. Số lượng bạch cầu của động vật thay đổi nhiều tùy loài. Trong mỗi mm3 máu người Việt Nam có 7000 ± 700 bạch cầu (nam) hoặc 6200 ± 550 (nữ). Số lượng bạch cầu giảm dần khi tuổi tăng: ở trẻ mới sinh 1 - 3 ngày là 15400 ± 9500; trẻ 1 - 6 tuổi trở lên: 11200 - 2500; trẻ 7 - 15 tuổi: 7285 ± 8836. Từ 12 tuổi trở đi số lượng bạch cầu trở về ổn định bằng người trưởng thành. Số lượng bạch cầu tăng lên sau khi ăn uống, khi lao động thể lực, tháng cuối của thời kỳ mang thai, sau khi đẻ, khi trẻ khóc. Đặc biệt số lượng bạch cầu tăng lên khi nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu. Một số hormon và một số tinh chất mô cũng làm tăng số lượng bạch cầu như: hormon tuyến giáp, adrenalin, estrogen, tinh chất gan, tinh chất lách, tuỷ xương. Số lượng bạch cầu giảm khi bị lạnh, khi bị đói, khi già yếu, suy nhược tuỷ, nhiễm virus, nhiễm độc, nhiễm trùng quá nặng, hoặc điều trị bằng các hormon corticoid, insulin kéo dài... 2. Thành phần. Thành phần bạch cầu rất phức tạp, gồm nhiều chất hữu cơ và vô cơ. Bào tương của bạch cầu chứa nhiều sắt, canxi, lipit (cholesterol, triglycerid và axit béo). Các lipit này liên quan tới vai trò chống nhiễm trùng của bạch cầu. Bạch cầu chứa nhiều lipit được xem như tiên lượng tốt chống nhiễm trùng. Trong bạch cầu còn có nhiều axit ascorbic, hạt glycogen. Hạt glycogen nhiều lên trong quá trình tiêu hoá và mắc bệnh đái tháo đường. Bạch cầu có một hệ thống enzym rất phong phú (oxydase, peroxydase, catalase, lipase, amylase) và một số chất diệt khuẩn. Trên màng tế bào bạch cầu có rất nhiều thụ thể liên quan tới chức năng của bạch cầu. Dựa vào các thụ thể này, nhờ các kỹ thuật hiện đại, ta có thể phân loại được bạch cầu và theo dõi các giai đoạn phát triển của bạch cầu. Trên bề mặt lympho bào có hệ thống kháng nguyên phù hợp tổ chức. Mặc dù một số kháng nguyên có mặt trên tế bào của nhiều mô, nhưng chúng lại bị phát hiện dễ dàng trên lympho bào. Do đó tất cả kháng nguyên phù hợp tổ chức chủ yếu của người được ký hiệu là HLA (humanlymphocyt antigen). Tất cả HLA hợp thành hệ thống kháng nguyên phù hợp tổ chức của người, còn gọi là hệ thống HLA, chia thành 5 nhóm: nhóm HLA-A, nhóm HLA-B, nhóm HLA-C, nhóm HLA-D và nhóm HLA-DR. Dưới các nhóm này có rất nhiều phân nhóm đã được đặt tên. Hệ thống kháng nguyên HLA di truyền và rất có ý nghĩa trong đáp ứng miễn dịch thải ghép. 3. Phân loại bạch cầu. Về mặt đại thể, với kỹ thuật kinh điển, dựa vào hình dáng, kích thước tế bào, hình dáng nhân, sự bắt màu của hạt trong bào tương. Ngày nay nhờ kỹ thuật hiện đại còn phát hiện được các thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu v.v...; người ta có thể phân loại bạch cầu thành: a. Bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân) Bạch cầu hạt chiếm 2/3 trong nguyên sinh chất, đường kính bạch cầu khoảng 10 μm, có nhân chia nhiều thùy, nối với nhau bằng những cầu rất mảnh. Bào tương có nhiều hạt có kích thước và tính chất bắt màu khác nhau, những hạt này có bản chất là lizoxom nhưng chứa các loại enzim khác nhau, có khả năng tiêu hóa những cơ chất khác nhau. Người ta chia bạch cầu hạt thành 3 loại khác nhau: Bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiềm b. Bạch cầu không hạt. Bạch cầu không hạt chiếm 2/3 trong nguyên sinh chất, nhân không chia thùy, bào tương không có những hạt bắt màu. Có 2 loại: Bạch cầu đơn nhân (mono) và bạch cầu limpho (gồm lympho B, lympho T và tế bào giết tự nhiên) 4. Đặc tính của bạch cầu. Bạch cầu có những đặc tính chung sau đây: - Xuyên mạch. Bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên qua vách giữa các tế bào để tới những nơi cần thiết. - Chuyển động theo kiểu a mip. Bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân có khả năng chuyển động bằng chân giả (theo kiếu amip) với tốc độ: 40mm/min. - Hoá ứng động và nhiệt ứng động Có một số chất do mô viêm sản xuất, do vi khuẩn tạo ra hoặc những chất hoá học đưa từ ngoài vào cơ thể thu hút bạch cầu tới (hoá ứng động dương tính) hoặc xua đuổi bạch cầu ra xa hơn (hoá ứng động âm tính). Tương tự, với nhiệt cũng như vậy, bạch cầu cũng có nhiệt ứng động dương tính và âm tính. Các đặc tính này chủ yếu là của bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân - Thực bào. Bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân có khả năng thực bào, ẩm bào. Những điều kiện thuận lợi cho thực bào là: + Bề mặt của vật rộng và xù xì. + Không có vỏ bọc. Các chất tự nhiên trong cơ thể có vỏ bọc là protein, các chất này đẩy tế bào thực bào ra xa nên khó thực bào. Các mô chết, các vật lạ không có vỏ bọc và thường tích điện rất mạnh nên chúng dễ bị thực bào. + Quá trình opsonin hoá: Các kháng thể (được sản xuất trong quá trình miễn dịch) đã gắn vào màng tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn dễ bị thực bào. Sự thực bào được thực hiện như sau: Bạch cầu tiếp cận vật lạ, phóng chân giả để bao vây vật lạ, tạo thành một túi kín chứa vật lạ. Túi này xâm nhập vào trong tế bào, tách khỏi màng tế bào tạo ra một túi thực bào trôi tự do trong bào tương. Túi thực bào tiếp cận lysosom và các hạt khác trong bào tương và xuất hiện hiện tượng hoà màng. Các enzym tiêu hoá và các tác nhân giết vi khuẩn được trút vào túi thực bào để xử lý vật lạ. Túi thực bào trở thành túi tiêu hoá. Sau khi tiêu hoá, các sản phẩm cần thiết cho tế bào được giữ lại, các sản phẩm không cần thiết sẽ được đào thải ra khỏi tế bào bằng quá trình xuất bào. Tính thực bào của bạch cầu không phải là vô hạn. Một bạch cầu hạt trung tính có thể thực bào 5-25 vi khuẩn thì chết. Đại thực bào có khả năng thực bào mạnh hơn nhiều. Nó có thể thực bào tới 100 vi khuẩn. Khi nghiên cứu chức năng thực bào của bạch cầu, người ta thường sử dụng "chỉ số thực bào" để đánh giá chức năng này. Bạch cầu có mặt ở khắp nơi trong cơ thể cho nên vi khuẩn đột nhập bằng bất kỳ đường nào cũng bị tiêu diệt. Đặc biệt bạch cầu trấn giữ những nơi quan trọng của cơ thể mà vi khuẩn dễ xâm nhập vào như: da, niêm mạc, các hốc tự nhiên, phổi, đường tiêu hoá, gan, lách. Tuy vậy có một số vi khuẩn bị bạch cầu "nuốt" nhưng không "giết" được như mycobacteria, salmonella, listera ... Những vi khuẩn này ẩn náu rồi nhân lên trong đại thực bào. Bạch cầu trung tính và đại thực bào còn chứa những chất giết vi khuẩn. Một số vi khuẩn không bị tiêu hoá bởi các enzym của lysosom vì chúng có vỏ bọc bảo vệ, hoặc có các yếu tố ngăn chặn tác dụng của các enzym tiêu hoá nhưng lại bị chết bởi các chất giết vi khuẩn. Các chất giết vi khuẩn là các chất oxy hoá mạnh như superoxid (0 2-), hydrogenperoxid (H202), ion hydroxyl (0H-). Ngoài ra enzym mieloperoxydase của lysosom cũng có khả năng giết vi khuẩn vì nó làm tan màng lipit của vi khuẩn. 5. Nguồn gốc và đời sống bạch cầu Bạch cầu hạt và bạch cầu mono Toàn bộ quá trình sinh sản và biệt hoá tạo nên các loại bạch cầu hạt và bạch cầu mono diễn ra trong tuỷ xương. Chúng được dự trữ sẵn ở tuỷ xương, khi nào cơ thể cần đến, chúng sẽ được đưa vào máu lưu thông. Bạch cầu hạt sau khi rời tuỷ xương thì lưu hành trong máu khoảng 4-8 giờ rồi xuyên mạch vào tổ chức, tồn tại thêm khoảng 4-5 ngày. Khi bạch cầu thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể của mình, chẳng hạn chống nhiễm trùng, thì nó sẽ chết sớm hơn. Bạch cầu mono cũng có thời gian lưu hành trong máu ngắn, khoảng 10-20 giờ. Sau đó sẽ xuyên mạch vào tổ chức. Tại tổ chức chúng sẽ tăng kích thước và trở thành đại thực bào tổ chức. Ở dạng này chúng có thể sống hàng tháng, thậm chí hàng năm. Bạch cầu lympho Các tế bào lympho đều bắt nguồn từ các tế bào gốc ở tủy xương. Các tế bào limpho di cư từ tủy xương đến tuyến ức hoàn thiện thành các tế bào T còn các tế bào limpho trưởng thành ở tủy xương phát triển thành tế bào B. Đời sống của các lympho rất khác nhau: có loại đời sống ngắn chỉ 1 - 3 ngày, có loại đời sống dài vài tháng, vài năm, có khi cả đời người. 6. Chức năng của bạch cầu Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể nhờ những đặc tính của chúng a. Chức năng của bạch cầu hạt trung tính Bạch cầu hạt trung tính là hàng rào của cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn sinh mủ. Chúng vận động và thực bào tích cực. Bạch cầu trung tính có thể tiêu hoá, huỷ hoại nhiều loại vi khuẩn, những thành phần nhỏ, và fibrin. Hầu hết các hạt bào tương của chúng là các tiêu thể chứa enzym thuỷ phân, các hạt khác chứa các protein kháng khuẩn. Ngoài ra, bạch cầu hạt trung tính còn chứa các chất oxy hoá mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Bạch cầu hạt trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn. Trong quá trình thực bào vi khuẩn, nhiều bạch cầu trung tính bị chết và tạo thành mủ tại vị trí tổn thương. Mỗi bạch cầu này thực bào tối đa khoảng 5-20 vi khuẩn. b. Chức năng của bạch cầu hạt ưa kiềm Bạch cầu hạt ưa kiềm rất giống một loại tế bào khác ở trong tổ chức bên ngoài mao mạch gọi là dưỡng bào. Bạch cầu hạt ưa kiềm và dưỡng bào có thể phóng thích heparin ngăn cản quá trình đông máu và thúc đẩy sự vận chuyển mỡ từ máu sau bữa ăn nhiều chất béo. Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Do các kháng thể gây phản ứng dị ứng (loại IgE) có khuynh hướng đến gắn trên bề mặt dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm. Khi có sự kết hợp giữa kháng thể này với dị ứng nguyên, dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm sẽ vỡ ra và giải phóng histamine, cũng như bradykinin, serotonin, chất phản ứng chậm của sốc phản vệ, enzym tiêu protein....tạo nên bệnh cảnh điển hình của dị ứng. c. Chức năng bạch cầu hạt ưa axit Bạch cầu hạt ưa axit ít vận động hơn bạch cầu trung tính và thực bào cũng ít tích cực hơn, chúng không thực bào vi khuẩn. Chức năng đầu tiên của bạch cầu hạt ưa axit là khử độc protein lạ nhờ các enzym đặc biệt trong hạt bào tương. Bạch cầu ưa axit thường tập trung nhiều ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu-sinh dục để ngăn chặn các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Chúng có thể tiết ra các chất độc đối với ký sinh trùng. Đặc biệt là các loại sán máng hoặc giun xoắn Bạch cầu hạt ưa axit còn tập trung ở nơi có phản ứng dị ứng xảy ra, chúng tiết ra các enzym để chống lại tác dụng của histamine và các chất trung gian khác trong phản ứng dị ứng. Ngoài ra, chúng còn có khả năng thực bào các phức hợp kháng nguyên - kháng thể. Vì vậy, chúng ngăn cản không cho tiến trình viêm lan rộng. d. Chức năng bạch cầu mono - đại thực bào Các bạch cầu mono chưa thực sự trưởng thành, khả năng tiêu diệt tác nhân nhiễm khuẩn của chúng còn kém. Nhưng khi vào trong tổ chức, trở thành đại thực bào với kích thước lớn hơn và nhiều tiêu thể trong bào tương, chúng có khả năng chống tác nhân gây bệnh rất mãnh liệt. Khả năng thực bào của chúng mạnh hơn bạch cầu hạt trung tính nhiều, chúng có thể thực bào khoảng 100 vi khuẩn. Đại thực bào còn có thể thực bào các thành phần lớn hơn như hồng cầu chết, ký sinh trùng sốt rét. Ngoài ra, chúng còn có lipaza giúp tiêu hoá các vi khuẩn có vỏ bọc lipit dày. Sau khi thực bào, chúng có thể đẩy các sản phẩm ra và thường sống sót vài tháng. Các đại thực bào còn có chức năng trình diện kháng nguyên cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch. e. Chức năng bạch cầu lympho Lympho B: - Bạch cầu lympho B bảo vệ cơ thể bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể (qua trung gian kháng thể). Nó chống lại các loại vi khuẩn và một số virus. - Khi có các vi khuẩn xuất hiện, lympho B nhận diện kháng nguyên tương ứng và được hoạt hoá. Khi đó nó có khả năng phân bào và biệt hoá thành tương bào (plasma cell). Các tương bào này sẽ sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn đã xâm nhập. Kháng thể tiêu diệt các vi khuẩn hoặc bất hoạt độc tố của chúng. - Một số lympho B được sinh ra ở trên không trở thành tương bào mà trở thành lympho B nhớ sẵn sàng đáp ứng nhanh và mạnh khi có cùng loại vi khuẩn xâm nhập lần sau. Lympho T: - Bạch cầu lympho T là tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. - Lympho T có khả năng chống lại các tác nhân như virus, nấm, tế bào mảnh ghép, tế bào ung thư và vài loại vi khuẩn. Khi có các tác nhân đó xuất hiện trong cơ thể, các lympho T sẽ nhận diện kháng nguyên đặc hiệu với nó và được hoạt hoá. Sau đó chúng trở nên lớn hơn, sinh sản tạo nên hàng ngàn lympho T có thể nhận diện kháng nguyên xâm nhập này. Có 3 loại lympho T chính: + T giúp đỡ (Th: helper): kích thích sự phát triển và sinh sản của các lympho T độc, T ức chế. Th còn kích thích sự phát triển và biệt hoá lympho B thành tương bào. Ngoài ra, Th còn tiết các chất làm tăng cường hoạt động bạch cầu trung tính và đại thực bào. + T độc (Tc: cytotoxic): tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị nhiễm tương ứng. Tc cũng tiết các chất khuếch đại khả năng thực bào của đại thực bào. + T ức chế (Ts: suppressor): phát triển chậm hơn, nó có tác dụng ức chế lympho Tc và Th làm cho đáp ứng miễn dịch không phát triển quá mức. Một số lympho T trở thành tế bào T nhớ có khả năng khởi phát một đáp ứng miễn dịch tương tự khi có cùng loại tác nhân gây bệnh (kháng nguyên) xâm nhập nhưng ở mức độ nhanh, mạnh hơn nhiều, gọi là đáp ứng miễn dịch lần hai. Tế bào giết tự nhiên: trực tiếp tấn công và tiêu diệt các tế bào bất thường như tế bào ung thư hoặc những người bị nhiễm virus . V. TIỂU CẦU 1. Hình dạng và số lượng Tiểu cầu là những thể nhỏ, đường kính 2 - 4μm, hình dạng không ổn định, không có nhân, đường kính từ 2- 4 micromet, số lượng 200.000 - 400.000/1mm 3 máu, tăng khi bữa ăn có nhiều thịt, lúc chảy máu và khi bị dị ứng. Tiểu cầu giảm trong bệnh thiếu máu ác tính, ban xuất huyết, choáng, khi bị phóng xạ... Số lượng tiểu cầu ở người VN trưởng thành khoảng 150.000- 300.000/1mm3 máu. 2. Thành phần cấu trúc. - Tiểu cầu có cấu trúc màng glycoprotein, lớp này ngăn cản tiểu cầu dính vào nội mạc nhưng lại dễ dính vào nơi thành mạch tổn thương có chất collagen lộ ra. Màng tiểu cầu cũng rất dễ dính vào các vật lạ. Khi bám vào vật lạ, chúng lại có thể tự bám vào nhau thành từng đám. - Tiểu cầu chứa actomyosin, thromstbohenin nên tiểu cầu có khả năng co rút. Tiểu cầu co rút mạnh sẽ bị vỡ ra và giải phóng serotonin gây co mạch, các phospholipit và các yếu tố gây đông máu tham gia vào quá trình gây đông máu - Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy tiểu cầu có một siêu cấu trúc phức tạp gồm lớp màng, các hạt, hệ thống vi ống, hệ thống các kênh mở 3. Nguồn gốc và đời sống: - Tiểu cầu có nguồn gốc từ những mảnh nhỏ của tế bào nhân khổng lồ megakaryocyte trong tủy xương. Khi các tế bào này bể vỡ, chúng sẽ giải phóng tiểu cầu và đưa vào máu. - Tiểu cầu có đời sống ngắn, khoảng từ 8-14 ngày. Với điều kiện lắc liên tục ngoài cơ thể ở nhiệt độ phòng có thể lưu giữ tiểu cầu khoảng 5 ngày. 4. Chức năng của tiểu. - Tiết ra các yếu tố gây đông máu. - Tiết ra serotonin là chất gây co mạch, làm cho các mạch bị tổn thương bớt chảy máu. - Tạo “nút tiểu cầu” tạm thời làm ngừng làm máu ngừng chảy. - Làm tan cục máu đông giúp cho lành sẹo sau này - Thực bào và tiêu diệt vi khuẩn - Tiết ra các chất thu hút bạch cầu trung tính và tế bào đơn nhân về phía bị viêm - Tiết ra các yếu tố tăng trưởng để kích thích sự phân bào trong các nguyên bào sợi và cơ trơn giúp cho sự phục hồi các mạch máu. `Ba chức năng chính của tiểu cầu trong cơ chế đông máu là gây co mạch, tạo nút tiểu cầu và đông máu VI. Các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu. 1. Các nhóm máu: Trên bề mặt hồng cầu người, khoa học đã phát hiện ra rất nhiều loại kháng nguyên, kháng nguyên thường gặp có tới 30 loại và kháng nguyên hiếm gặp phải tới hàng trăm. Tuy nhiên, trong thực tế có 2 nhóm kháng nguyên đặc biệt quan trọng có thể gây ra các phản ứng trong truyền máu là: nhóm máu ABO và Rhesus a. Nhóm máu ABO. Trên màng hồng cầu người có thể có các kháng nguyên A, B có bản chất là glicolipit, trong máu người có thể có sẵn các kháng thể α hoặc β. Các kháng nguyên mang tính chất di truyền và phân bố không đồng đều trong các quần thể người Dựa vào sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu chia hệ nhóm máu ABO thành bốn loại nhóm máu cơ bản sau: A, B, AB và O. Tên nhóm máu A B AB O Kháng nguyên trên màng Kháng thể trong huyết tương hồng cầu A β ( anti B ) B α ( anti A ) A và B O ( không có) O (không có) α và β (anti A và anti B) Người có nhóm máu A (trên màng hồng cầu có kháng nguyên A) thì trong huyết tương không thể có kháng thể chống A (kí hiệu α) mà chỉ có kháng thể β và người có nhóm máu B (trên màng hồng cầu có kháng nguyên B) thì trong huyết tương không thể có kháng thể chống B (kí hiệu β) mà chỉ có kháng thể α. Nếu người có nhóm máu AB (trên màng hồng cầu có kháng nguyên A và B) thì trong huyết tương không thể có kháng thể nào chống A và B (α và β), còn người có nhóm máu O (trên màng hồng cầu không có kháng nguyên A và B) thì trong huyết tương của họ có thể có cả α và β b. Nhóm máu Rhesus (Rh). Năm 1939, Landsteiner và Wiener đã tìm ra hệ thống nhóm máu Rh bằng cách gây miễn dịch cho thỏ với hồng cầu khỉ Maccacus rhesus. Sau đó đem trộn huyết thanh của thỏ với máu người đã lấy ra khỏi cơ thể, làm ngưng kết 85% số người được thử. Ðiều này có nghĩa là hồng cầu của những người này chứa kháng nguyên giống như kháng nguyên hồng cầu khỉ - gọi là kháng nguyên Rh(+), còn những người mà hồng cầu của họ không bị ngưng kết với huyết thanh thỏ là những người không có kháng nguyên Rh(-) gọi là Rh(-). Sự khác nhau giữa nhóm máu ABO và nhóm máu Rh ở chỗ: kháng thể của nhóm ABO là kháng thể tự nhiên còn của nhóm Rh là kháng thể miễn dịch Nhóm máu Rh được xác định bởi 3 gen là C, D và E. Ở mỗi gen gồm 2 alen là C-c, D-d, E-e.Tổng cộng có 6 loại kháng nguyên nhưng ở mỗi người chỉ có thể có một gen trong mỗi cặp, chẳng hạn C, d, E hoặc C, D, e... Kháng nguyên D phổ biến nhất và cũng có tính kháng nguyên mạnh nhất so với các kháng nguyên khác của hệ Rh nên người có kháng nguyên D được coi là người Rh (+), còn những người không có kháng nguyên D được coi là người Rh (-). 2. Các nguyên tắc truyền máu: - Khi truyền máu cần làm các xét nghiệm để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. - Phải truyền từ từ, tránh “gây xốc” cho người nhận đặc biệt là tránh cho hồng cầu của người nhận bị ngưng kết bởi lượng kháng thể trong huyết tương của người cho vào quá nhanh và nhiều, mặc dù là phù hợp giữa người cho và người nhận. Sau đây là sơ đồ truyền máu: Sơ đồ trên cho thấy người mang nhóm máu O có thể cho máu bất cứ người mang nhóm máu nào; còn người mang nhóm máu AB thì lại nhận bất cứ nhóm máu nào truyền cho họ. - Đối với nhóm máu Rh, ở người Việt Nam Rh (-) rất hiếm, chỉ chiếm 0,08% nên khi truyền máu cũng không cấn quan tâm nhiều đến yếu tố Rhesus. 3. Sự tạo thành kháng thể chống Rhesus. - Trong máu không có sẵn kháng thể chống Rh nhưng nếu truyền máu Rh(+) vào người có máu Rh(-) thì người nhận sẽ tổng hợp kháng thể chống lại Rh (+) làm phân hủy hồng cầu. Tuy nhiên sự tạo thành kháng thể chống Rhesus xảy ra rất chậm, phải từ 2 đến 4 tháng nồng độ kháng thể chống Rh mới đạt mức tối đa, có thể dẫn tới phản ứng phá vỡ hồng cầu của người cho có Rh(+) trong lần truyền sau. - Trong sản khoa nếu mẹ là Rh(-), bố là Rh(+), thai nhi được di truyền Rh(+) từ bố, Rh(+) có trong tất cả các tế bào của thai nhi. Khi các tế bào và hồng cầu của thai nhi già, thoái biến giải phóng yếu tố Rh vào dịch thể thai nhi rồi khuếch tán qua nhau thai sang cơ thể mẹ, người mẹ tổng hợp kháng thể chống lại Rh (+), lần có thai đầu lượng kháng thể sản sinh ít nên thai có thể sống sót nhưng lần mang thai thứ hai nếu thai vẫn là Rh (+) lượng kháng thể có sẵn và tăng lên rất nhanh khuếch tán qua nhau thai sang thai nhi gây nhưng kết hồng cầu thai nên dễ bị sẩy thai, đẻ non hoặc chết lưu. VI. Đông máu. Quá trình đông máu diễn ra qua 3 giai đoạn: a. Co mạch. Ngay sau khi mạch bị tổn thương, mạch máu bị co lại do tính đàn hồi của thành mạch. Co mạch còn được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và thần kinh - thể dịch: Những kích thích gây đau từ nơi tổn thương, những chất trung gian hoá học được giải phóng khi đau gây phản xạ co cơ trơn thành mạch. Đồng thời lúc này tại nơi tổn thương, tiểu cầu bị vỡ ra, giải phóng serotonin gây co mạch tại chỗ. b. Sự hình thành nút tiểu cầu. Tại nơi tổn thương, tế bào nội mạc hoặc thành mạch tổn thương để lộ sợi collagen, tiểu cầu bám vào những nơi này và bị hoạt hoá. Khi tiểu cầu bị hoạt hoá, các protein trong nó co rút mạnh và giải phóng ra các yếu tố làm hoạt hoá các tiểu cầu bên cạnh, làm cho chúng dính vào nhau tạo nên nút tạm thời (nút tiểu cầu) bịt tạm thời vết thương, làm máu ngừng chảy hoặc chảy ri rỉ. c. Gây máu đông. Đây là giai đoạn cuối cùng chống mất máu hiệu quả nhất gồm toàn bộ các phản ứng kế tiếp nhau nhằm biến fibrinogen (chất sinh sợi huyết trong huyết tương do gan tiết ra) thành fibrin không hòa tan, các sợi fibrin này bị trùng hợp tạo thành mạng lưới chằng chịt bao lấy các tế bào máu trong các mắt lưới và co dần lại tạo thành cục máu đông, bịt chặt vết thương. Thông thường người ta chia quá trình đông máu ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: . Hình thành và giải phóng Tromboplastin nội sinh và ngoại sinh hoạt động (hay trombokinaza) Là quá trình phức tạp và kéo dài nhất thông qua hai cơ chế nội sinh và ngoại sinh tạo ra trombokinaza Cơ chế ngoại sinh Khi mạch máu tổn thương, máu tiếp xúc với vị trí tổn thương. Mô ở vị trí tổn thương giải phóng ra yếu tố III (thromboplastin mô). Yếu tố III cùng sự có mặt của yếu tố IV (calci) sẽ kích hoạt yếu tố VII (proconvertin), yếu tố VII đến lượt mình sẽ kích hoạt yếu tố X (trombokinaza hay Stuart-Prower) cùng với sự hiện diện của yếu tố V (proaccelerin) và VI. Cơ chế nội sinh Đồng thời khi máu tiếp xúc với vị trí tổn thương sẽ làm hoạt hóa yếu tố XII (Hageman). Sự xuất hiện của yếu tố XII khởi đầu cho một loạt những yếu tố kích hoạt khác là yếu tố XI (antihemophilia C), yếu tố IX (antihemophilic B), yếu tố VIII (antihemophilia A) theo trình tự, cứ yếu tố trước bị kích hoạt sẽ xúc tác cho sự xuất hiện yếu tố sau và cuối cùng là yếu tố X. Hai con đường đông máu nói trên hợp nhất lại thành con đường chung kể từ yếu tố X để hoàn chỉnh quá trình đông máu. Giai đoạn 2: Hoạt hoá protrombin thành trombin Yếu tố X sau khi hình thành sẽ phối hợp với III, V và Ca 2+ kích hoạt prothrombin biến prothrombin thành thrombin. Giai đoạn 3: Giai đoạn tạo thành fibrin và cục máu đông Dưới tác dụng của thrombin, biến fibrinogen dạng hòa tan thành fibrin đơn phân, sau đó yếu tố XIII chuyển fibrin đơn phân thành fibrin đa phân tử để tạo cục máu đông. C. PHẦN KẾT LUẬN I. NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI - Thành phần, tính chất, vai trò của các thành phần cấu tạo máu - Các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu - Cơ chế quá trình đông máu II. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT - Với những kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế của bản thân, chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi sai sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này hoàn thiện hơn. - Cần có thêm nhiều bài viết về sinh lí máu theo những hướng khác nhau và sâu hơn [...]... NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI - Thành phần, tính chất, vai trò của các thành phần cấu tạo máu - Các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu - Cơ chế quá trình đông máu II KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT - Với những kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế của bản thân, chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi sai sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này... Sau đây là sơ đồ truyền máu: Sơ đồ trên cho thấy người mang nhóm máu O có thể cho máu bất cứ người mang nhóm máu nào; còn người mang nhóm máu AB thì lại nhận bất cứ nhóm máu nào truyền cho họ - Đối với nhóm máu Rh, ở người Việt Nam Rh (-) rất hiếm, chỉ chiếm 0,08% nên khi truyền máu cũng không cấn quan tâm nhiều đến yếu tố Rhesus 3 Sự tạo thành kháng thể chống Rhesus - Trong máu không có sẵn kháng thể... đông, bịt chặt vết thương Thông thường người ta chia quá trình đông máu ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Hình thành và giải phóng Tromboplastin nội sinh và ngoại sinh hoạt động (hay trombokinaza) Là quá trình phức tạp và kéo dài nhất thông qua hai cơ chế nội sinh và ngoại sinh tạo ra trombokinaza Cơ chế ngoại sinh Khi mạch máu tổn thương, máu tiếp xúc với vị trí tổn thương Mô ở vị trí tổn thương giải... ứng trong truyền máu là: nhóm máu ABO và Rhesus a Nhóm máu ABO Trên màng hồng cầu người có thể có các kháng nguyên A, B có bản chất là glicolipit, trong máu người có thể có sẵn các kháng thể α hoặc β Các kháng nguyên mang tính chất di truyền và phân bố không đồng đều trong các quần thể người Dựa vào sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu chia hệ nhóm máu ABO thành bốn loại nhóm máu cơ bản sau:... Tiết ra các yếu tố tăng trưởng để kích thích sự phân bào trong các nguyên bào sợi và cơ trơn giúp cho sự phục hồi các mạch máu `Ba chức năng chính của tiểu cầu trong cơ chế đông máu là gây co mạch, tạo nút tiểu cầu và đông máu VI Các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu 1 Các nhóm máu: Trên bề mặt hồng cầu người, khoa học đã phát hiện ra rất nhiều loại kháng nguyên, kháng nguyên thường gặp có tới 30 loại... thương, làm máu ngừng chảy hoặc chảy ri rỉ c Gây máu đông Đây là giai đoạn cuối cùng chống mất máu hiệu quả nhất gồm toàn bộ các phản ứng kế tiếp nhau nhằm biến fibrinogen (chất sinh sợi huyết trong huyết tương do gan tiết ra) thành fibrin không hòa tan, các sợi fibrin này bị trùng hợp tạo thành mạng lưới chằng chịt bao lấy các tế bào máu trong các mắt lưới và co dần lại tạo thành cục máu đông, bịt... không ổn định, không có nhân, đường kính từ 2- 4 micromet, số lượng 200.000 - 400.000/1mm 3 máu, tăng khi bữa ăn có nhiều thịt, lúc chảy máu và khi bị dị ứng Tiểu cầu giảm trong bệnh thiếu máu ác tính, ban xuất huyết, choáng, khi bị phóng xạ Số lượng tiểu cầu ở người VN trưởng thành khoảng 150.000- 300.000/1mm3 máu 2 Thành phần cấu trúc - Tiểu cầu có cấu trúc màng glycoprotein, lớp này ngăn cản tiểu... có thai đầu lượng kháng thể sản sinh ít nên thai có thể sống sót nhưng lần mang thai thứ hai nếu thai vẫn là Rh (+) lượng kháng thể có sẵn và tăng lên rất nhanh khuếch tán qua nhau thai sang thai nhi gây nhưng kết hồng cầu thai nên dễ bị sẩy thai, đẻ non hoặc chết lưu VI Đông máu Quá trình đông máu diễn ra qua 3 giai đoạn: a Co mạch Ngay sau khi mạch bị tổn thương, mạch máu bị co lại do tính đàn hồi... ngoài cơ thể ở nhiệt độ phòng có thể lưu giữ tiểu cầu khoảng 5 ngày 4 Chức năng của tiểu - Tiết ra các yếu tố gây đông máu - Tiết ra serotonin là chất gây co mạch, làm cho các mạch bị tổn thương bớt chảy máu - Tạo “nút tiểu cầu” tạm thời làm ngừng làm máu ngừng chảy - Làm tan cục máu đông giúp cho lành sẹo sau này - Thực bào và tiêu diệt vi khuẩn - Tiết ra các chất thu hút bạch cầu trung tính và tế... mà chỉ có kháng thể α Nếu người có nhóm máu AB (trên màng hồng cầu có kháng nguyên A và B) thì trong huyết tương không thể có kháng thể nào chống A và B (α và β), còn người có nhóm máu O (trên màng hồng cầu không có kháng nguyên A và B) thì trong huyết tương của họ có thể có cả α và β b Nhóm máu Rhesus (Rh) Năm 1939, Landsteiner và Wiener đã tìm ra hệ thống nhóm máu Rh bằng cách gây miễn dịch cho thỏ ... LUẬN I NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI - Thành phần, tính chất, vai trò thành phần cấu tạo máu - Các nhóm máu nguyên tắc truyền máu - Cơ chế trình đông máu II KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT - Với kinh nghiệm... đồ truyền máu: Sơ đồ cho thấy người mang nhóm máu O cho máu người mang nhóm máu nào; người mang nhóm máu AB lại nhận nhóm máu truyền cho họ - Đối với nhóm máu Rh, người Việt Nam Rh (-) hiếm, chiếm... Trong mm3 máu người Việt Nam có 7000 ± 700 bạch cầu (nam) 6200 ± 550 (nữ) Số lượng bạch cầu giảm dần tuổi tăng: trẻ sinh - ngày 15400 ± 9500; trẻ - tuổi trở lên: 11200 - 2500; trẻ - 15 tuổi:

Ngày đăng: 14/10/2015, 09:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan