1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)

245 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 5,37 MB

Nội dung

Lúc đầu là kiêng kị khi nói tránh sử dụng những từ ngữ động chạm đến thần linh, mê tín, sau đó chuyển thành uyển ngữ để dùng trong lối nói kiêng tránh trong đó gồm cả yếu tố tinh thần, c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ HỘI TIÊN (HE HUIXIAN)

ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG HÁN

(CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ HỘI TIÊN (HE HUIXIAN)

ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG HÁN

(CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu

Mã số: 62 22 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Văn Khang, các nội dung nghiên cứu và kết quả trong Luận án này là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những quan điểm trích dẫn đều chú dẫn rõ ràng

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận án

Hà Hội Tiên (He Huixian)

Trang 4

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, chồng con, các bạn đồng nghiệp

đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và luận án

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận án

Hà Hội Tiên (He Huixian)

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 12

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu uyển ngữ 12

1.1.1 Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc 12

1.1.2 Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở phương Tây 18

1.1.3 Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở Việt Nam 20

1.1.4 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu uyển ngữ 21

1.2 Cơ sở lí luận của luận án 22

1.2.1 Khái niệm về uyển ngữ 22

1.2.2 Uyển ngữ từ góc nhìn của phương ngữ xã hội 26

1.2.3 Quan niệm của luận án về uyển ngữ 27

1.2.4 Phân biệt uyển ngữ với các khái niệm liên quan 28

1.2.4.1 Uyển ngữ và kiêng kị 28

1.2.4.2 Uyển ngữ và tiếng lóng 30

1.2.4.3 Uyển ngữ và lời nói khiêm tốn 31

1.2.4.4 Uyển ngữ và nhã ngữ 33

1.2.4.5 Uyển ngữ và ngôn từ cát tường (lời chúc tốt lành) 34

1.2.5 Đặc điểm ngôn ngữ học xã hội của uyển ngữ 36

1.2.5.1 Tính dễ chấp nhận 36

1.2.5.2 Tính gián tiếp 37

1.2.5.3 Tính thời đại 38

1.2.5.4 Tính dân tộc 40

1.2.5.5 Tính khu vực 41

1.2.6 Chức năng của uyển ngữ 42

1.2.6.1 Chức năng kiêng kị 42

1.2.6.2 Chức năng lịch sự 44

Trang 6

1.2.6.3 Chức năng che giấu 45

1.2.6.4 Chức năng hài hước 46

1.3 Tiểu kết 46

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) 49

2.1 Nguyên tắc cấu tạo uyển ngữ 49

2.1.1 Nguyên tắc khoảng cách 49

2.1.2 Nguyên tắc liên quan 49

2.1.3 Nguyên tắc mơ hồ 50

2.1.4 Nguyên tắc hài lòng 51

2.2 Các mô hình cấu tạo uyển ngữ tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt) 53

2.2.1 Đặc điểm thành tố cấu tạo uyển ngữ tiếng Hán 53

2.2.1.1 Thống kê tư liệu 53

2.2.1.2 Liên hệ với tiếng Việt 56

2.2.2 Các mô hình cấu trúc uyển ngữ tiếng Hán 57

2.2.3 Các mô hình cấu trúc uyển ngữ tiếng Việt 59

2.3 Các phương thức cấu tạo của uyển ngữ tiếng Hán (có liện hệ với tiếng Việt) 60

2.3.1 Phương thức ngữ âm 61

2.3.1.1 Hài âm 61

2.3.1.2 Tránh âm 61

2.3.2 Phương thức từ vựng 62

2.3.2.1 Sử dụng từ vay mượn 62

2.3.2.2 Sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa 62

2.3.2.3 Sử dụng từ trái nghĩa 63

2.3.2.4 Sử dụng một số nghĩa chuyển của từ đa nghĩa 63

2.3.3 Phương thức ngữ pháp 64

2.3.3.1 Sử dụng trợ động từ 64

2.3.3.2 Sử dụng phó từ và ngữ khí từ 64

2.3.3.3 Sử dụng từ rất+ danh từ/tính từ 65

2.3.3.4 Sử dụng phương thức phủ định 65

2.3.3.5 Sử dụng tỉnh lược 66

Trang 7

2.3.3.6 Sử dụng câu phức giả thiết 66

2.3.3.7 Sử dụng câu phản vấn 67

2.3.4 Phương thức tu từ 68

2.3.4.1 Tách từ 68

2.3.4.2 Mượn sự vật hiện tượng 68

2.3.4.3 Sử dụng ngạn ngữ 69

2.3.4.4 Sử dụng yết hậu ngữ 71

2.3.5 Phương thức ngữ nghĩa 71

2.3.5.1 Sử dụng cách trần thuật nâng cao 71

2.3.5.2 Sử dụng cách trần thuật hạ thấp 72

2.3.5.3 Sử dụng cách trần thuật mơ hồ 73

2.3.5.4 Sử dụng cách trần thuật nói vòng 74

2.3.5.5 Sử dụng cách trần thuật đảo ngược 75

2.4 Tiểu kết 77

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) 79

3.1 Đặc điểm về nghĩa của uyển ngữ 79

3.1.1 Cơ chế tạo nghĩa của uyển ngữ 79

3.1.2 Nghĩa đánh dấu và nghĩa không đánh dấu của uyển ngữ 80

3.1.3 Sắc thái ngữ nghĩa của uyển ngữ 81

3.1.4 Sắc thái phong cách 84

3.2 Khảo sát một số nhóm uyển ngữ điển hình 85

3.2.1 Uyển ngữ liên quan đến sự sống của con người 85

3.2.1.1 Uyển ngữ về cái chết của con người 85

3.2.1.2 Uyển ngữ về bệnh tật và tàn tật của con người 88

3.2.1.3 Uyển ngữ liên quan đến bài tiết 89

3.2.2 Uyển ngữ liên quan đến đời sống tình dục của con người 90

3.2.2.1 Uyển ngữ liên quan đến quan hệ tình dục và cơ quan sinh dục 90

3.2.2.2 Uyển ngữ liên quan đến thai nghén và kinh nguyệt của phụ nữ 91

3.2.3 Uyển ngữ liên quan đến nghề nghiệp của con người 92

3.2.4 Uyển ngữ liên quan đến hoạt động kinh tế xã hội 94

Trang 8

3.2.5 Uyển ngữ liên quan đến chiến tranh và quan hệ quốc tế 96

3.3 Hàm ý văn hóa thể hiện qua ý nghĩa của uyển ngữ tiếng Hán (có liện 100

hệ với tiếng Việt) 100

3.3.1 Những đặc trưng văn hóa Trung Hoa được bộc lộ qua uyển ngữ tiếng Hán 100

3.3.1.1 Đặc trưng văn hóa tôn ti, thứ bậc được bộc lộ qua uyển ngữ tiếng Hán 100

3.3.1.2 Quan niệm trung dung hài hòa được bộc lộ qua uyển ngữ tiếng Hán 101 3.3.1.3 Tư tưởng tôn giáo được bộc lộ qua uyển ngữ tiếng Hán 102

3.3.2 Quan niệm giống nhau về văn hóa của uyển ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 104

3.3.2.1 Quan niệm về cái chết 105

3.3.2.2 Quan niệm về bệnh tật 106

3.3.2.3 Quan niệm về bài tiết 107

3.3.2.4 Quan niệm về đời sống tình dục 107

3.3.2.5 Quan niệm về nghề nghiệp 107

3.3.3 Quan niệm khác nhau về văn hóa của uyển ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 108

3.3.3.1 Khác biệt về nhận thức 108

3.3.3.2 Khác biệt về bối cảnh văn hóa 109

3.3.3.3 Khác biệt về tập tục xã hội 110

3.4 Tiểu kết 111

CHƯƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN VÀ VẤN ĐỀ DỊCH UYỂN NGỮ TỪ HÁN SANG VIỆT 113

4.1 Nguyên tắc sử dụng uyển ngữ 113

4.1.1 Nguyên tắc cộng tác hội thoại 113

4.1.2 Nguyên tắc lịch sự 115

4.1.3 Nguyên tắc tự bảo vệ mình 122

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng uyển ngữ 123

4.2.1 Ngữ cảnh 123

4.2.2 Giới tính 124

4.2.3 Tuổi tác 125

4.2.4 Địa vị xã hội 125

4.2.5 Hoàn cảnh xã hội 126

Trang 9

4.3 Các trường hợp sử dụng uyển ngữ 127

4.3.1 Giảm thiểu sự sợ hãi 127

4.3.2 Che giấu chân tướng sự thật hoặc mâu thuẫn xã hội 129

4.3.3 Không muốn đưa ra lời hứa nhưng không để mất lòng 130

4.3.4 Tránh làm tổn thương đến người khác 130

4.4 Mức độ sử dụng uyển ngữ 131

4.4.1 Uyển ngữ được sử dụng nhiều trong giao tiếp khác giới 131

4.4.2 Uyển ngữ được dùng nhiều trong giới trí thức 132

4.4.3 Uyển ngữ thường được dùng trong lĩnh vực chính trị và khoa học xã hội 133

4.5 Cách dịch uyển ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt: khảo sát tác phẩm ― Hồng Lậu Mộng‖ 142

4.5.1 Cách dịch uyển ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt 142

4.5.1.1 Dịch thẳng 142

4.5.1.2 Dịch nghĩa 145

4.5.1.3 Dịch tăng/bổ sung giải thích 149

4.5.2 Những điểm chú ý khi dịch 151

4.5.2.1 Chú ý giữ nguyên sắc thái uyển chuyển 151

4.5.2.2 Chú ý giữ được giá trị tương ứng của sắc thái tình cảm 154

4.5.2.3 Chú ý lưu ý đến giá trị tương đương của phương thức cấu tạo uyển ngữ 155

4.5.2.4 Chú ý phân biệt rõ các cách biểu đạt khác nhau của cùng một loại uyển ngữ 155

4.6 Tiểu kết 160

KẾT LUẬN 161

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 165

TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 10

Bảng 2.1 Số lượng thành tố cấu tạo trong cuốn Từ điển uyển ngữ tiếng Hán 51

Bảng 2.2 Số lượng thành tố cấu tạo trong cuốn Từ điển uyển ngữ tiếng Hán

Bảng 2.3 Thống kê số lượng thành tố cấu tạo uyển ngữ tiếng Hán 54

Bảng 2.4 Thống kê phương thức cấu tạo uyển ngữ trong cuốn Từ điển uyển

Bảng 4.1 Phạm vị sử dụng uyển ngữ trong cuốn Từ điển uyển ngữ tiếng Hán 125

Bảng 4.2 Phạm vi sử dụng uyển ngữ trong cuốn Từ điển uyển ngữ tiếng Hán

Bảng 4.3 Thống kê dịch thẳng trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng 132

Bảng 4.4 Thống kê dịch nghĩa trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng 135 Bảng 4.5 Thống kê dịch tăng/bổ sung giải thích trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng 137 Bảng 4.6 Thống kê các từ uyển ngữ biểu thị cái chết trong tác phẩm Hồng

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với xã hội Trong giao tiếp, cách dùng uyển ngữ có thể được coi như là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá năng lực ngôn ngữ của người Từ xưa đến nay, trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, người Trung Quốc đã sáng tạo ra rất nhiều uyển ngữ Theo thời gian, cùng với sự phát triển và những biến động của xã hội, tiếng Hán nói chung và uyển ngữ nói riêng, cũng đã có nhiều thay đổi để hình thành nên một kho uyển ngữ nhiều về số lượng và phong phú về chất lượng

Uyển ngữ có lẽ là một hiện tượng ngôn ngữ bắt nguồn từ lối nói kiêng kị của con người trong đời sống xã hội Lúc đầu là kiêng kị (khi nói tránh sử dụng những

từ ngữ động chạm đến thần linh, mê tín), sau đó chuyển thành uyển ngữ để dùng trong lối nói kiêng tránh trong đó gồm cả yếu tố tinh thần, cả yếu tố kiêng kị và cả yếu tố tế nhị trong đời sống của con người như chết chóc, tình dục…Vì thế, ngôn ngữ nào cũng có uyển ngữ và tiếng Hán hay tiếng Việt cũng vậy

Uyển ngữ được sử dụng trong mọi lĩnh vực giao tiếp, trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong văn học, trong giao tiếp chính trị, ngoại giao quốc tế và ngay trong khoa học cũng cần đến uyển ngữ

Trong giao tiếp, ở một số trường hợp, nếu biểu đạt trực tiếp có thể để lại ấn tượng không thuần khiết, cứng nhắc, nghịch tai, vô lễ; nhưng nếu biểu đạt theo cách gián tiếp thì hàm súc, nghe thuận tai, lịch sự Cách biểu đạt thứ hai được coi là sử dụng lời lẽ khéo léo Do lời lẽ khéo léo có sẵn tính thuyết phục, hàm chứa hiệu quả

tu từ rất cao nên luôn được mọi người yêu thích ở mọi góc độ, ở mọi tầng lớp trong đời sống giao tiếp hàng ngày Để đạt được hiệu quả giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ luôn phải lựa chọn các phương thức biểu đạt, ở mức phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Đối với uyển ngữ, việc sử dụng chúng sao cho vừa phù hợp với đối tượng, vừa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp tốt và đó là một yêu cầu rất cao đối với người sử dụng ngôn ngữ

Trang 12

Việc nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt) sẽ giúp người Trung Quốc học tập, sử dụng tiếng Việt và giúp người Việt học tập, sử dụng tiếng Hán ngày một tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn Thông qua đó, có thể tìm hiểu những nét văn hoá dân tộc ẩn chứa trong tiếng Hán và tiếng Việt

Đối với người học tiếng Việt hay tiếng Hán, yêu cầu người học không những phải học được uyển ngữ mà còn phải lý giải được chúng, chỉ ra được những nét tương đồng và khác biệt giữa uyển ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, nhất là trong cách

sử dụng Chẳng hạn như, các phương thức biểu đạt, các trường hợp sử dụng uyển ngữ và hiệu quả của chúng Việc đối dịch uyển ngữ từ tiếng Hán sang tiếng Việt và ngược lại cũng là một vấn đề cần được quan tâm, bởi do tính đặc thù của uyển ngữ

mà việc đối dịch chúng sẽ khác với việc đối dịch thông thường

Cho đến nay, chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu theo hướng đối chiếu một cách hệ thống về phép lịch sự trong giao tiếp giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong đó có việc sử dụng uyển ngữ Chính vì thế, là một người nước ngoài học

tập và sử dụng tiếng Việt, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán trong mối liên hệ với tiếng Việt Kết quả nghiên cứu của

luận án này sẽ phần nào giúp cho việc giao tiếp và sử dụng uyển ngữ tiếng Hán và tiếng Việt của những người như chúng tôi tốt hơn Về mặt sư phạm, nghiên cứu này

sẽ giúp cho người dạy và học tiếng ở hai ngôn ngữ này tiếp thu và sử dụng uyển ngữ đúng hơn, chuẩn mực hơn

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt), luận án sẽ góp thêm kết quả nghiên cứu lí luận về uyển ngữ; qua đó góp phần nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của mỗi dân tộc (Trung Quốc

và Việt Nam) nói chung, đặc điểm cấu tạo uyển ngữ, cách nói kiêng tránh của mỗi dân tộc nói riêng Ngoài ra, việc tìm hiểu hay sự hiểu biết uyển ngữ tiếng Hán về mặt nguồn gốc, cấu tạo và ngữ nghĩa, phong cách và cách sử dụng giúp chúng ta vận dụng thiết thực vào hoạt động dạy học tiếng Hán và tiếng Việt như một ngoại

Trang 13

ngữ; đồng thời nó cũng đóng góp một phần nhỏ về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn vào công tác chuyển dịch uyển ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt

3 Nhiệm vụ của luận án

- Giới thiệu những lý thuyết cơ bản liên quan đến uyển ngữ

- Hệ thống hoá những nội dung cơ bản của uyển ngữ trong tiếng Hán, có liên

hệ với tiếng Việt

- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của uyển ngữ trong tiếng Hán,

có liên hệ với tiếng Việt

- Nghiên cứu đặc điểm sử dụng uyển ngữ trong tiếng Hán, có liên hệ với tiếng Việt

4 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Xuất phát từ tính chất, đối tượng và mục đích nghiên cứu của luận án, các phương pháp và thủ pháp chủ yếu được dùng trong luận án này là:

- Phương pháp miêu tả;

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa;

- Phương pháp so sánh đối chiếu;

- Thủ pháp thống kê, phân loại;

Trong phân tích tư liệu, luận án sẽ sử dụng lối diễn dịch hay quy nạp để làm nổi bật vấn đề; ở trường hợp có thể, luận án có sử dụng các thủ pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội, của phương pháp nghiên cứu ngữ dụng học và phương pháp phân tích phong cách học

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các uyển ngữ trong tiếng Hán và các uyển ngữ tiếng Việt tương đương

Phạm vi của tư liệu:

- Các uyển ngữ được thu thập và giải thích từ hai cuốn từ điển: Từ điển uyển ngữ tiếng Hán (Trương Củng Quý, NXB trường Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh, 1996) và Từ điển thực dụng uyển ngữ tiếng Hán (Vương Nhã Quân, NXB Từ điển Thượng Hải, 2005) và các uyển ngữ trong Từ điển tiếng Hán hiện đại

Trang 14

-Các uyển ngữ trong tác phẩm红楼梦Hồng Lâu Mộng (tác giả: Tào Tuyết

Cần, NXB Giáo dục Hồ Nam, 2011), bao gồm nguyên bản và bản dịch sang tiếng

Việt Hồng Lâu Mộng (dịch giả: Bùi Hạnh Cẩn, Ngọc Anh, Kiều Liên, NXB Văn

Học, 2011)

6 Những đóng góp mới của luận án

Lần đầu tiên uyển ngữ tiếng Hán được nghiên cứu một cách có hệ thống ở các mặt cấu tạo, ngữ nghĩa và sử dụng Đồng thời chỉ ra những tương đồng và khác biệt với uyển ngữ tiếng Việt cũng như dịch chúng sang tiếng Việt

7 Ý nghĩa về lí luận và thực tiễn

Về lí luận:

Luận án góp phần làm rõ thêm về mặt lí luận để nhận diện uyển ngữ Việc nghiên cứu uyển ngữ cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, nghiên cứu ngôn ngữ và tâm lý dân tộc, nghiên cứu vấn đề giao tiếp ngôn ngữ theo hướng dân tộc học giao tiếp

Trong một chừng mực nhất định, việc nghiên cứu uyển ngữ cũng góp phần vào nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận Do uyển ngữ đề cập đến tâm lý, kinh nghiệm của con người, vì vậy nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ có lợi cho việc phát hiện

ra một số quy luật nhận thức của con người

Về thực tiễn:

Góp phần hiểu rõ đặc điểm uyển ngữ trong tiếng Hán, làm căn cứ đáng tin cậy cho công việc nghiên cứu giảng dạy tiếng Việt và sử dụng chính xác uyển ngữ tiếng Hán Đồng thời, có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu uyển ngữ vào việc dạy học, giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách

là một ngoại ngữ cũng như thực tế đối dịch tiếng Hán - Việt Kết quả nghiên cứu còn là tư liệu tham khảo cho công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo cho các chương trình giảng dạy tiếng Hán cho người Việt cũng như dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc

Trang 15

Thông qua việc nghiên cứu uyển ngữ (có liên hệ với tiếng Việt), luận án còn góp phần tìm hiểu văn hóa của Trung Quốc và Việt Nam, theo đó có thể thu hẹp khoảng cách trong giao tiếp liênvăn hóa/giao văn hóa

Chương 2 Đặc điểm cấu tạo của uyển ngữ tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)

Trình bày nguyên tắc cấu tạo và phương thức cấu tạo uyển ngữ tiếng Hán có liên hệ với tiếng Việt

Chương 3 Đặc điểm ngữ nghĩa của uyển ngữ tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)

Khảo sát, miêu tả nghĩa của các uyển ngữ tiếng Hán có liên hệ với tiếng Việt

Ở chương này, luận án chú trọng tới những tương đồng về văn hoá xã hội giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc tạo nên những bộ phận uyển ngữ chung

Chương 4 Đặc điểm sử dụng của uyển ngữ tiếng Hán và vấn đề dịch uyển ngữ

từ Hán sang Việt

Luận án giới thiệu về nguyên tắc sử dụng uyển ngữ, những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng uyển ngữ, mức độ sử dụng, cách dịch uyển ngữ, những uyển ngữ Hán Việt và những uyển ngữ chỉ có ở tiếng Hán mà không có tương đương trong tiếng Việt

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu uyển ngữ

1.1.1 Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc

Để có thể thấy được một cách khái quát tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc, chúng tôi sẽ tiến hành xem xét một cách tổng quan từ các góc độ nghiên cứu khác nhau của tu từ học, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tri nhận và từ điển học

Thứ nhất, nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc từ góc độ tu từ học

Trong tiếng Hán, uyển ngữ thường được xem là một loại thủ pháp tu từ truyền thống - ―uyển khúc‖ Theo Ngô Lễ Quyền (1997), tu từ uyển chuyển của tiếng Hán có tổng cộng 8 loại chủ yếu Đó là: dùng điển tích, nói vòng, kiêng kỵ, ẩn chữ, chữ vòng, hai nghĩa, ẩn dụ, khởi hưng Tám loại tu từ uyển chuyển này mặc dù đều có hiệu quả biểu đạt riêng biệt của từng loại, nhưng hiệu quả biểu đạt chính thì vẫn giống nhau, tức là uyển chuyển vòng vo, ẩn chứa trong chiều sâu

Lý Phương Nguyên (1999) đã tiến hành tổng kết phương thức biểu đạt cũng như các biểu đạt của uyển ngữ bằng các phương pháp sử dụng từ ngữ như từ ngữ

mơ hồ, từ ngữ đồng nghĩa, cách dùng ví dụ, thay thế, ngữ ngược nghĩa, ngữ kính trọng và kiêm ngữ, cách dùng điển tích và giản lược

Thúc Định Phương (2005) cho rằng, cống hiến của tu từ học đối với uyển ngữ chủ yếu là nghiên cứu đột phá trên cấp độ chữ và từ; sau đó tiến thêm một bước nghiên cứu uyển ngữ ở cấp độ câu, văn bản

Phác Kim Phụng (2007)cho rằng uyển ngữ là một loại biện pháp tu từ, còn biểu đạt uyển chuyển là một loại biểu đạt lịch sự có hiệu quả

Bắt đầu từ修辞学发凡(Tóm tắt nội dung tu từ học) của Trần Vọng Đạo

(2008), các học giả Trung Quốc đã nghiên cứu uyển ngữ từ góc độ tu từ học trong một khoảng thời gian dài

Trang 17

Những năm gần đây, cũng đã có một vài chuyên gia học giả vận dụng lý thuyết không gian hợp thành, lý thuyết phạm trù để giải thích cơ chế suy lý và cấu thành ý nghĩa của uyển ngữ tiếng Anh, chú trọng tới cơ chế ẩn dụ trong uyển ngữ tiếng Anh

Thứ hai, nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc từ góc độ ngữ nghĩa học

Xuất phát từ đặc điểm ngữ nghĩa, nghiên cứu uyển ngữ tập trung vào việc chỉ

ra mối quan hệ giữa uyển ngữ và từ ngữ cấm kỵ; đồng thời cho rằng, uyển ngữ và từ ngữ cấm kỵ có quan hệ với nhau

Một số tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu phương thức và thủ pháp cấu thành của sự biểu đạt uyển chuyển từ góc độ ngữ nghĩa học Chẳng hạn, Lý Quốc Nam (1989) đã tách biểu đạt uyển chuyển thành uyển ngữ thành ngữ và biểu ngữ tính lâm thời Thúc Định Phương và Từ Kim Nguyên (1995) đã đưa ra khái niệm uyển ngữ nghĩa hẹp và uyển ngữ nghĩa rộng, đưa ra uyển ngữ hoặc đoản ngữ được thừa nhận sử dụng thì gọi là uyển ngữ nghĩa hẹp và uyển ngữ nghĩa rộng (phương thức biểu đạt uyển chuyển thông qua các thủ pháp trong hệ thống ngôn ngữ hoặc trong lời nói) Từ Hải Minh (1995) đã đưa ra khái niệm uyển ngữ quy định hoá và uyển ngữ phi quy định hoá

Ngũ Thiết Bình (1999) đã dùng lý thuyết mơ hồ để giải thích hiệu quả giao tiếp của uyển ngữ Cách thức này đã mở ra một con đường nghiên cứu uyển ngữ ở cấp độ sâu hơn

Cô Đồng Thanh (2001) đã tiến hành phân tích mối quan hệ ngữ nghĩa giữa uyển ngữ và từ ngữ cấm kỵ, đã thảo luận cơ chế bên trong việc sử dụng uyển ngữ tiếng Anh, tức là vận dụng ngữ nghĩa liên tưởng và sự thay đổi của ngữ nghĩa do ý nghĩa liên tưởng tạo ra

Vương Vĩnh Trung (2001) đã phân tích 6 loại chức năng của uyển ngữ từ góc độ ngữ nghĩa mơ hồ Theo đó, lần lượt là chức năng giao tiếp, chức năng tránh né, chức năng lễ phép, chức năng che giấu, chức năng dụ dỗ, chức năng bảo vệ chính mình

Trang 18

Theo Lưu Bình (2001), sự biểu đạt uyển chuyển là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến trong cuộc sống xã hội, nó có đặc tính biểu đạt nghĩa mang tính gián tiếp Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa học, sự biểu đạt uyển chuyển có thể được chia thành hai loại lớn là sự tăng ngữ nghĩa và sự giảm ngữ nghĩa Chẳng hạn, trong tiếng Hán có không ít từ đa nghĩa có thể dùng để biểu đạt uyển chuyển là nhờ trên cơ sở nghĩa gốc phát triển một nghĩa uyển chuyển mới

Dựa vào các nghiên cứu trên, Thiệu Quân Hàng (2002) quy uyển ngữ về hai loại là uyển ngữ quy định hóa và uyển ngữ phi quy định hóa Ở tác giả này, đối tượng mà uyển ngữ thành ngữ, uyển ngữ nghĩa hẹp và uyển ngữ quy định hoá được

đề cập đến về cơ bản là như nhau; do đó có thể gọi thống nhất là uyển ngữ quy định hoá Còn đối tượng mà uyển ngữ mang tính lâm thời, uyển ngữ nghĩa rộng và uyển ngữ phi quy định hoá đề cập đến thì đều tương đối giống nhau; do đó có thể gọi thống nhất thành uyển ngữ phi quy định hoá

Lưu Trân (2004), trên cơ sở làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa của biểu đạt uyển chuyển, xuất phát từ góc độ người nghe giải thích ngôn ngữ, đã phân tích chức năng

lý giải của tri thức ngữ cảnh như ngữ cảnh văn hoá, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh chủ quan cá nhân đối với ngữ nghĩa biểu đạt uyển chuyển

Có thể thấy, nghiên cứu uyển ngữ có những liên hệ mật thiết với nghiên cứu ngữ nghĩa học Nói cách khác, thành quả nghiên cứu ngữ nghĩa có thể giúp chúng ta nhận thức về uyển ngữ nhiều hơn

Thứ ba, nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc từ góc độ ngữ dụng học

Từ góc độ ngữ dụng học, các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng các lí thuyết về nguyên tắc cộng tác (hội thoại), nguyên tắc lịch sự v.v để phân tích cơ chế hình thành uyển ngữ Các bài viết thường chú trọng tìm hiểu quan hệ giữa uyển ngữ tiếng Anh với nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự, đặc điểm ngữ dụng trong hoạt động giao tiếp, cơ chế mơ hồ tồn tại trong uyển ngữ tiếng Anh Từ đó, người

ta liên hệ, áp dụng vào nghiên cứu uyển ngữ tiếng Hán Ở Trung Quốc, nghiên cứu ngữ dụng học về uyển ngữ phát triển rất nhanh Hướng nghiên cứu này dùng lý thuyết ngữ dụng học để giải thích cơ chế hình thành và việc sử dụng uyển ngữ

Trang 19

Thúc Định Phương (1989) đã nêu ra 3 nguyên tắc cơ bản của cấu tạo biểu đạt uyển chuyển Đó là nguyên tắc khoảng cách, nguyên tắc liên quan và nguyên tắc dễ nghe Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng, trong khi vận dụng biểu đạt uyển chuyển thì ngoài nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự ra, còn có một nguyên tắc quan trọng nữa là nguyên tắc bảo vệ chính mình Quan điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu biểu đạt uyển chuyển sau này

Vu Quốc (1991) đã thảo luận các đặc trưng hình thành biểu đạt uyển chuyển,

mở rộng được tầm nhìn của con người đối với hiện tượng kiến thức của cách biểu đạt uyển chuyển, làm phong phú thêm cho thành quả nghiên cứu biểu đạt uyển chuyển

Thường Kính Vũ (2000) đã đưa ra các chiến lược giao tiếp của cách biểu đạt uyển chuyển chủ yếu dùng trong phương diện kiểu câu và cho rằng nó là một loại phương thức biểu đạt rộng rãi có đầy đủ chức năng vận dụng ngôn ngữ đặc biệt

Lương Hồng Mai (2005) đã chỉ ra rằng, uyển ngữ được sinh ra do vi phạm các chuẩn tắc của nguyên tắc cộng tác Việc lựa chọn và lý giải của nó đều dựa vào ngữ cảnh, đồng thời tôn trọng nguyên tắc lịch sự, hành động ngôn từ gián tiếp

Dương Vũ Quân, Lương Tuyết Thanh (2006) đã thảo luận về quan hệ giữa tính gián tiếp của ngôn ngữ và nguyên tắc lịch sự Các tác giả này cố gắng thuyết minh rằng, biểu đạt uyển chuyển là một loại hiện tượng vận dụng ngôn ngữ tiêu biểu cho lịch sự, nhưng hoàn toàn không tuân theo nguyên tắc hội thoại Bởi vì con người

sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển, ngoại việc thể hiện lịch sự và tôn trọng người khác ra, người ta còn biểu hiện ý đồ bảo vệ chính mình

Có thể nói việc nghiên cứu uyển ngữ từ góc độ ngữ dụng học đã cắm mốc vào việc nghiên cứu uyển ngữ mà không câu nệ vào bản thân nó nữa Trong quá trình nghiên cứu ứng dụng của uyển ngữ, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào câu hỏi là làm thế nào để ngăn ngừa việc xuất hiện những ứng dụng uyển ngữ sai lầm trong hoạt động giao tiếp; làm sao để sử dụng uyển ngữ phù hợp trong các ngữ cành khác nhau Ngay cả những ứng dụng trong nghiên cứu so sánh uyển ngữ Hán - Anh người ta cũng tập trung vào nghiên cứu ở những người mà tiếng mẹ đẻ là tiếng Hán và làm thế nào sử dụng uyển ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Anh Tiếc

Trang 20

rằng, lại có rất ít người quan tâm đến ứng dụng của uyển ngữ tiếng Hán như là việc dạy một ngoại ngữ

Thứ tư, nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc từ góc độ ngôn ngữ học xã hội

Ngôn ngữ học xã hội cho rằng uyển ngữ là một loại hiện tượng xã hội, vì thế,

nó phải được tiến hành nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử xã hội Trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội, tác giả Trần Nguyên(1983) đã có riêng một chương chuyên đề thảo

luận về biểu đạt uyển chuyển Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, tác giả đã giải thích lịch sử phát sinh biểu đạt uyển chuyển và bối cảnh tâm lý xã hội mà từ đó đã bộc lộ

ra bản chất xã hội của biểu đạt uyển chuyển Tác giả cũng đã phân tích đặc điểm cấu thành và đặc điểm sử dụng của sự biểu đạt uyển chuyển trong tiếng Hán

Tưởng Băng Thanh (2003) nghiên cứu uyển ngữ từ góc độ tâm lý học xã hội, chỉ

ra rằng uyển ngữ đã phản ánh tâm lý xã hội; vì thế khi nghiên cứu loại này có thể hiểu được động cơ của người sử dụng, làm cho việc vận dụng ngôn ngữ càng thêm linh hoạt

Cố Đồng Thanh (2006) cũng đã nghiên cứu uyển ngữ từ góc độ nhân tố xã hội, đặt uyển ngữ vào trong hoàn cảnh xã hội để thảo luận mối quan hệ giữa hiện tượng ngôn ngữ khác nhau của uyển ngữ với bối cảnh văn hoá xã hội và ngữ cảnh giao tiếp

Lưu Kim Linh (2008) cho rằng, uyển ngữ đã phản ánh được sự phát triển của văn hoá lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội khác nhau, đã chứa đựng các tâm lý dân tộc và quan niệm giá trị khác nhau

Trong quá trình nghiên cứu uyển ngữ tiếng Anh, các tác giả đã so sánh đối chiếu với uyển ngữ tiếng Hántrên một số phương diện Ví dụ, tiến hành so sánh đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa giữa uyển ngữ tiếng Anh với uyển ngữ tiếng Hán; tiến hành nghiên cứu những điểm giống nhau của uyển ngữ Anh- Hán cùng với những trở ngại xuất hiện trong quá trình giao tiếp trao đổi văn hóa và những phương thức hóa giải những trở ngại đó; tìm ra sự khác biệt giữa văn hóa Tây - Đông thể hiện trong uyển ngữ

Thứ năm, việc biên soạn Từ điển uyển ngữ ở Trung Quốc

Trang 21

Có thể nói uyển ngữ là một phần không thể thiếu trong các từ điển ngữ văn nói chung và từ điển chuyên về uyển ngữ nói riêng Đáng chú ý là một số công trình sau:

汉语委婉语词典(Từ điển uyển ngữ tiếng Hán) do张拱贵(Trương Củng Quý) (1996) chủ biên, Nhà xuất bản trường Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh Đặc

điểm đáng chú ý của cuốn từ điển này là:

- Đây là bộ từ điển uyển ngữ đầu tiên của Trung Quốc, giá trị thực dụng của

nó tương đối cao

- Từ điển này đã miêu tả một cách có hệ thống về uyển ngữ tiếng Hán, đã thu thập được hơn 2500 uyển ngữ tiếng Hán

- Trong cuốn từ điển này, uyển ngữ được phân thành 13 loại và tiến hành giải thích chi tiết cho từng uyển ngữ trong mỗi loại, có kèm thêm ví dụ

Có thể nói, đây là cuốn từ điển có giá trị học thuật cao, giúp cho người tra cứu hiểu thêm về vấn đề định giới phạm vi uyển ngữ tiếng Hán, cung cấp nhiều nguồn ngữ nghĩa của uyển ngữ tiếng Hán

英语委婉语词典(Từ điển uyển ngữ tiếng Anh) do刘纯豹(Lưu Thuần Báo)

(2001) chủ biên, NXB Thương vụ Đặc điểm đáng chú ý của cuốn từ điển này là:

- Tổng cộng hơn 8000 mục uyển ngữ bao gồm cả từ cũ, từ cổ và từ hiện đại

- Các ví dụ đều được trích dẫn trong các tác phẩm tin cậy

- Hơn 50% số mục từ có kèm theo thuyết minh, chỉ ra bối cảnh văn hoá hình thành nên uyển ngữ, năm lưu hành, phạm vi sử dụng và sắc thái phong cách của chúng

- Trong lời dẫn, tác giả đã thảo luận các loại uyển ngữ, quy luật thay đổi và phương thức cấu thành uyển ngữ

实用委婉语词典(Từ điển uyển ngữ thực dụng) do王雅军(Vương Nhã Quân) (2005) biên tập, NXB Từ điển Thượng Hải Đặc điểm đáng chú ý của cuốn từ điển

này là:

- Thu thập được khoảng hơn 4200 mục uyển ngữ

Trang 22

- Các mục từ được phân thành 12 loại lớn gồm: lịch sự - tương lai, kích thích - khen ngợi, điều kiện - tình hình, khuyên nhủ - phê bình, chia buồn - thương cảm, tình cảm - thương nhớ, giải quyết công việc - hiện trường, con người - sinh lý, thời gian - xưng hô đặc biệt, xưng hô - nghề nghiệp, bản tính - khuyết điểm, xét xử - đánh giá

- Mỗi mục đều có diễn giải hoặc hướng dẫn cách dùng ngụ ý, có mục còn có dẫn chứng và điển tích

Nhận xét chung:

Cho đến nay, theo thống kê của chúng tôi, có khoảng 865 công trình nghiên cứu về uyển ngữ ở Trung Quốc Trong đó, những bài viết về uyển ngữ từ góc độ ngoại ngữ (như Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật ) có khoảng 512 bài, chiếm 59% tổng

số bài viết; những bài viết đối chiếu uyển ngữ tiếng nước ngoài với tiếng Hán có khoảng 262 bài, chiếm 30% tổng số bài viết; những bài viết nghiên cứu uyển ngữ tiếng Hán chỉ có 91 bài, chiếm 10% toàn bộ các bài viết Điều này cho thấy, nghiên cứu về uyển ngữ tiếng Hán vẫn chưa tương xứng với địa vị quan trọng của uyển ngữ trong giao tiếp ngôn ngữ, cũng không tương xứng với những thành tựu to lớn trong nghiên cứu tiếng Hán ở các lĩnh vực khác Trong khi đó, lịch sử nghiên cứu uyển ngữ lại có từ rất lâu, ngay từ thời Trung Quốc cổ đại Chỉ có điều thời cổ đại uyển ngữ chỉ được nghiên cứu như là một phương thức tu từ và chỉ là những nghiên cứu vụn vặt, không thành hệ thống Uyển ngữ tiếng Hán phong phú phức tạp, để miêu tả nó một cách có hệ thống thì đó là một công việc còn nhiều khó khăn Những năm gần đây, trong quá trình nghiên cứu uyển ngữ dần dần đã xuất hiện nhiều xu hướng nghiên cứu với nhiều góc độ như ngữ nghĩa học từ vựng, ngôn ngữ học xã hội, văn hóa học, dân tộc học, ngôn ngữ học tri nhận và giao tiếp đa văn hóa với mục đích giảng dạy ngoại ngữ

1.1.2 Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở phương Tây

Uyển ngữ đã được nghiên cứu nhiều ở phương Tây Người có công lớn là

nhà ngôn ngữ học Mỹ Meneken với tác phẩm The American Language: An Inquiry Into the Development of English in the United States (Ngôn ngữ Mỹ: điều tra sự

phát triển của tiếng Anh Mỹ) Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích tác động

Trang 23

các nhân tố văn hoá xã hội nước Mỹ để hình thành uyển ngữ và trở thành cơ sở để nghiên cứu uyển ngữ sau này

Isacc Goldberg (1938) trong cuốn Bí mật ngôn ngữ - nhập môn ngôn ngữ người người đều phải học đã giới thiệu cách biểu đạt uyển chuyển Tác giả đã dùng

các ngôn ngữ rất sinh động đơn giản để truyền đạt đạo lý vô cùng sâu sắc, đã có cống hiến to lớn về việc nghiên cứu biểu đạt uyển chuyển cho thế hệ sau

H.P.Grice (1967) trong cuốn Lô gich và hội thoại đã miêu tả quá trình phát

sinh ―hội thoại hàm ý lý thuyết‖ và nội dung cụ thể của ―nguyên tắc cộng tác‖ H.P.Grice cho rằng, hội thoại bị hạn chế bởi các điều kiện nhất định; giao tiếp của con người có thể được tiến hành thuận lợi là do hai bên đều tuân thủ các mục tiêu nhất định, phối hợp hiểu nhầm lẫn nhau Tác giả đã gọi nguyên tắc mà người nói và người nghe đều phải tuân thủ trong hội thoại là nguyên tắc cộng tác Nguyên tắc cộng tác bao gồm 4 nguyên tắc về lượng, chất, quan hệ và phương thức

Hugh Rawson (1981) đã cho xuất bản cuốn A Dictionary of Euphemisms and anh Other Doubletalk (Từ điển uyển ngữ và cách nói tránh khác) đã miêu tả lịch sử,

định nghĩa, chủng loại của uyển ngữ Năm 1983, J.Neaman và C.Silver cũng đã tiến

hành nghiên cứu uyển ngữ, đã xuất bản ra quyển ―Kind Words‖, đã tiến hành nghiên

cứu sâu lịch sử phát triển, đặc điểm, động cơ của uyển ngữ

Leech (1983) trong cuốn Nguyên tắc ngữ dụng học đã nêu ra nguyên tắc lịch

sự dùng để bổ sung cho nguyên tắc cộng tác, bao gồm 6 nguyên tắc là thích hợp, khoan dung, khen ngơi, khiêm tốn, đồng ý, đồng tình Trong đótác giả cho rằng uyển chuyển là một trong những biểu hiện của lịch sự, là hành vi ngôn ngữ của người quy phạm trong phương diện lịch sự Leech cho rằng, nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự phải bổ sung cho nhau, tương trợ lẫn nhau, cùng tổ hợp thành một thể lý thuyết hoàn chỉnh của lí thuyết hàm ý hội thoại Từ phương diện đặc trưng ngữ nghĩa, Leech đã nghiên cứu quan hệ giữa uyển ngữ và ngữ cấm kỵ, sự hình thành và sáng tạo của uyển ngữ

Năm 1985, D.Enright đã có nhiều nghiên cứu uyển ngữ ở các lĩnh vực và văn

hoá khác nhau, bao gồm tôn giáo, chính trị, pháp luật, đã xuất bản cuốn Fair of

Trang 24

Speech:the Use of Euphemism (Lời nói đẹp: cách sử dụng uyển ngữ), trong đó có vài

đoạn văn đã miêu tả làm thế nào để vận dụng đúng uyển ngữ từ góc độ tu từ học, làm cho ngôn ngữ càng dễ nghe hơn

Năm 1991, K.Allan và K.Burridge đã dùng lý thuyết bề mặt của ngữ dụng học

để giải thích nhân tố của uyển ngữ và cho rằng uyển ngữ là thủ pháp để tránh phát sinh xung đột trong giao tiếp

Năm 1995, tác giả R W Holder đã xuất bản cuốn từ điển Oxford Dictionary of Euphemisms Từ điển này đã miêu tả khá kĩ lưỡng nguồn gốc của uyển ngữ và các

cách sử dụng chúng, kèm theo những ví dụ minh họa cụ thể giúp người đọc hiểu đầy

đủ ý nghĩa của từng uyển ngữ tiếng Anh

Có thể nói các học giả phương Tây đã có nhiều đóng góp cho nghiên cứu uyển ngữ Từ việc xem uyển ngữ như là một loại phương thức tu từ đến việc nghiên cứu uyển ngữ ở góc độ ngữ dụng học là một bước phát triển trong nghiên cứu uyển ngữ của các học giả phương Tây

1.1.3 Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở Việt Nam

Về việc nghiên cứu uyển ngữ ở Việt Nam, theo hiểu biết của chúng tôi, cũng chưa có nhiều

Nghiên cứu tiếp xúc ngữ nghĩa giữa tiếng Hán và tiếng Việt, Phan Ngọc (1983) đã chỉ ra rằng từ Hán Việt là nguồn gốc của uyển ngữ tiếng Việt; người Việt Nam thích sử dụng từ Hán Việt thay cho từ thuần Việt

Từ góc độ từ vựng học, Bằng Giang (1997) trong cuốn tiếng Việt phong phú

đã đưa ra trên 1000 biển thể của từ chết có minh họa

Từ góc độ phong cách học, Đinh Trọng Lạc (1998) trong cuốn sách 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt đã chỉ ra uyển ngữ là một biện pháp tu từ

Ví dụ trong tiếng Việt có thể dụng phái yếu, phái đẹp thay cho phụ nữ; dùng phái mạnh, giới mày râu thay cho nam giới

Nguyễn Quang Khải (2001) trong cuốn Tập tục và kiêng kị đã đề cập đến nguồn

gốc của uyển ngữ trong sự phân tích quan hệ giữa uyển ngữ với kiêng kị

Trang 25

Về lí thuyết, đáng chú ý là tác giả Nguyễn Văn Khang (2012) trong cuốn

Ngôn ngữ học xã hội đã coi uyển ngữ là một nội dung của ngôn ngữ học xã hội; đã

nêu ra khái niệm về uyển ngữ và phân biệt uyển ngữ với tiếng lóng, từ nghề nghiệp

Các bài viết liên quan đến uyển ngữ có:

Nguyễn Chiến với Uyển ngữ xét từ góc độ lịch sử và cấu tạo đã nói đến cấu

tạo của uyển ngữ tiếng Anh và tiếng Việt một cách khái quát

Nguyễn Viết Toàn (2007) với Uyển ngữ trong cụm từ diễn đạt cái chết trong tiếng Anh đã xém xét uyển ngữ diễn đạt từ ―chết‖ trong các thành ngữ tiếng Anh,

vạch ra những đặc trưng chính và các đặc điểm về ngữ nghĩa biểu thị từ ―chết‖ trong tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt

Đoàn Tiến Lực (2013) với bài Về phương thức cấu tạo uyển ngữ đã đưa ra một

cách hiểu khái quát về uyển ngữ và đã bảy tỏ quan điểm về mối quan hệ giữa hai phương thức tu từ ẩn dụ và hoán dụ với uyển ngữ

Nghiên cứu theo hướng đối chiếu có:

Luận án tiến sĩ của Trương Viên (2002) Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh

và việc chuyển dịch sang tiếng Việt Đây là một đề tài thiên về bình diện ngữ dụng và

mang tính phạm vi lớn, bao quát hầu hết các loại uyển ngữ được sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan Hinh (2004) Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt tương đương (trên cứ liệu của hai nhóm uyển ngữ chỉ cái chết và giới tính)

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Hà (2007) Uyển ngữ về cái chết trong tiếng Hán hiện đại (đối chiếu với từ ngữ tương đương trong tiếng Việt)

Gần đây cũng có luận án tiến sĩ của Bùi Thị Ngọc Anh (2014) chuyên khảo sát về

từ ngữ tục được tác giả coi là một loại từ kiêng kị

1.1.4 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu uyển ngữ

Từ những tổng quan nói trên có thể thấy được các nhà nghiên cứu từ trước tới nay đã gặt hái được những thành tựu nhất định trong quá trình nghiên cứu uyển ngữ Cụ thể:

Trang 26

- Đã nghiên cứu một cách hệ thống về nguồn gốc, đặc điểm sử dụng và mục đích, chức năng ngữ dụng của uyển ngữ

- Chỉ ra tầm quan trọng của uyển ngữ trong hoạt động giao tiếp

- Nghiên cứu uyển ngữ từ nhiều góc độ khác nhau giúp cho sự hiểu biết sâu hơn về uyển ngữ

Tuy nhiên, qua đó cũng thấy còn có những vấn đề như sau:

- Thiếu phân tích động thái của uyển ngữ Hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ chú trọng vào một phương diện nhất định của uyển ngữ

- Chưa tập trung nghiên cứu toàn diện và sâu về uyển ngữ

- Đa số các bài viết đều miêu tả hiện tượng của uyển ngữ, còn thiếu vắng chuyên khảo về uyển ngữ Trong tài liệu tham khảo, chúng tôi mới chỉ thấy có một chuyên khảo nghiên cứu về uyển ngữ tiếng Hán, còn lại chúng chỉ là một bộ phận nhỏ trong các cuốn về tu từ học

- Chưa có một sự xác định tường minh về khái niệm uyển ngữ

Liên quan đến đề tài luận án là ―Nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)‖, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về đối chiếu uyển ngữ tiếng Hán với tiếng Việt Vì thế, luận án của chúng tôi sẽ là sự góp phần bổ sung cho việc nghiên cứu đối chiếu uyển ngữ tiếng Hán với tiếng Việt

1.2 Cơ sở lí luận của luận án

1.2.1 Khái niệm về uyển ngữ

Cho đến nay, xung quanh khái niệm uyển ngữ, có không ít quan niệm Dưới đây xin dẫn một vài định nghĩa:

New Edition of the Oxford Concise Dictionary Phiên bản mới của Oxford Concise từ điển (1976) cho rằng uyển ngữ là sự thay thế biểu thức nhẹ nhàng, mơ

hồ hay vòng vo cho biểu thức nghiệt ngã hoặc trực tiếp

A.S.Hornby, trong cuốn từ điển Oxford Advanced learner’s Dictionary, đã định nghĩa uyển ngữ là một từ hay một cụm từ người ta thường sử dụng để đề cập

Trang 27

một cách gián tiếp đến những sự việc làm cho người nghe dễ bối rối, khó chịu Cách dùng gián tiếp như vậy dường như làm cho người nghe dễ chấp nhận hơn

Hamk TuoSik đã viết trong cuốn Từ điển ngôn ngữ và ngôn ngữ học cho

rằng việc sử dụng hiệu quả một số từ ngữ có thể làm cho người nghe cảm thấy vui

vẻ hoặc biểu thị ý không rõ ràng, mập mờ để thay thế cho cách nói làm cho người ta không vui hoặc khi ngữ nghĩa cho thấy mình không được tôn trọng

Theo John Ayto, uyển ngữ là một tập hợp những chiến lược giao tiếp đã được loài người sử dụng và phát triển để đề cập đến những chủ đề kiêng kị một cách thực

Theo Jach C.Richards trong Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics, uyển ngữ là cách dùng một từ không làm cho người nghe phật ý hoặc khó chịu như những từ khác, chẳng hạn dùng từ indisposed (hơi khó chịu) thay cho sick (ốm), hoặc pass away (qua đời) thay cho die (chết)

Vương Lực trong 古代汉语(Cổ đại Hán ngữ) cho rằng trong xã hội phong kiến, khi nói năng phải kiêng dè hay sợ đắc tội với giai cấp thống trị đến nỗi rước họa vào thân; vì vậy, khi nói chuyện người nói luôn luôn phải diễn đạt một cách uyển chuyển, vòng vo

Quách Tích Lương trong 古代汉语(Cổ đại Hán ngữ) nhận xét uyển ngữ là tránh nói thẳng mà cố tình dùng lời nói hàm súc, uyển chuyển hơn để biểu đạt ý

语言大典 (Đại điển ngôn ngữ) thì cho rằng uyển ngữ là sự sử dụng các từ hoặc cụm từ vô hại hoặc vui vẻ để thay thế cho từ hoặc cụm từ thô tục, hoặc làm cho người nghe không vui hoặc tránh né, kiêng kị

Trang 28

Lý Thiệu Đức trong 古汉语修辞(Tu từ cổ Hán ngữ) xác định ở những ngữ cảnh ngôn ngữ nhất định, khi phải nói thẳng tình cảm hoặc dự định nào đó sẽ tác động mạnh mẽ tới người nghe và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả ngôn ngữ cần biểu đạt; do đó không nên nói thẳng chủ ý mà cần sử dụng cách nói uyển chuyển để diễn đạt, phương thức tu từ đó là uyển ngữ

Trần Vọng Đạo trong修辞学发凡(Bản tóm tắt tu từ học) viết rằng uyển ngữ tức

là khi nói không trực tiếp bày tỏ ý mình, chỉ dùng những lời hàm súc để ám chỉ

Còn 中华大词典(Trung Hoa đại từ điển) giải thích uyển ngữ là cách không trực tiếp nói đến chủ ý của mình mà dùng lời nói uyển chuyển, súc tích để làm nổi bật ẩn ý bên trong

Trong các sách công cụ, uyển ngữ được chú giải rằng có một số từ ngữ khi nói ra sẽ làm cho người nghe không vui; uyển ngữ là cách thức dùng lời nói uyển chuyển, vòng vo để diễn đạt Bất cứ ngôn ngữ nào cũng có uyển ngữ Ví dụ trong tiếng Hán cổ, người già được gọi là高年cao niên,长年trường thọ hoặc年事已多

tuổi tác đã cao; người chết nói làbăng, 物故 vật cố, 逝 thệ , 长逝 trường thệ

Trong tiếng Hán hiện đại có cách nói上了年纪niêm kỷ lớn rồi v.v Tất cả các cách

nói trên đều là uyển ngữ

Theo Nguyễn Văn Khang, uyển ngữ bao gồm các từ ngữ được dùng gián tiếp thay cho những từ ngữ chính xác hoặc trực diện với mực đích làm cho cách diễn đạt mềm hơn, không gay gắt để tạo cảm giác vừa ý hơn [19, tr.319].

Đinh Trọng Lạc cho rằng uyển ngữ thuộc nhóm hoán dụ, là hình ảnh tu từ, trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng (hoặc một hiện tượng) bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, hoặc bằng việc nêu lên những nét đặc biệt của nó Uyển ngữ tăng cường tính tạo hình cho lời nói vì nó không chỉ gợi tên đối tượng mà

còn miêu tả đối tượng [22, tr.71]

Trang 29

Phan Ngọccho rằng uyển ngữ là phép chuyển nghĩa được thể hiện bằng việc biểu thị một sự vật hoặc hiện tượng nào đó qua cách thể hiện kín đáo, gián tiếp, lịch

sự, mềm mỏng[28]

Nguyễn Chiếncho rằng uyển ngữ là những từ hoặc ngữ được sử dụng thay thế những từ, những ngữ được coi là chưa nhã, quá trực tiếp, dung tục, chướng tai gai mắt hay thô lỗ trong các lĩnh vực đời sống xã hội[4, tr.170-173]

Trong khi đó Trương Viên định nghĩa ―Uyển ngữ là một ngữ cố định, một

hành động lời nói, một biện pháp tu từ được sử dụng trong những tình huống hay văn bản giao tiếp lịch sự, sang trọng đầy tri thức văn hóa, liên quan đến cái đẹp trong việc dùng từ ngữ‖ [43, tr.53]

Đoàn Tiến Lực cho rằng, uyển ngữ là những từ ngữ được cấu tạo lại, biểu đạt lại một ý nghĩa đã có một cách tế nhị và thẩm mỹ, đảm bảo nguyên tắc lịch sự trong

giao tiếp[24, tr.20]

Theo Nguyễn Thiện Giáp: Uyển ngữ là những từ ngữ biểu thị một số sự vật hoặc hiện tượng nào đó một cách gián tiếp, ngụy trang, lịch sự hoặc giảm nhẹ Uyển ngữ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn, tránh thô tục, tránh những từ ngữ gây

sự đau đớn, xót xa, kiêng tên húy…Uyển ngữ còn được gọi là nhã ngữ

[13,tr.473-474]

Theo Bách khoa toàn thư, uyển ngữ là thuật ngữ ngôn ngữ học và văn học

dùng để chỉ lối nói giảm, là biện pháp tu từ ngược lại với ngoa dụ và, ở phương diện nào đó, khá gần với nhã ngữ Uyển ngữ được sử dụng nhằm giảm bớt hoặc né tránh hậu quả quá kích động của diễn ngôn hay thông báo, uyển ngữ ứng dụng nhiều trong ngôn ngữ thường nhật và đặc biệt là trong văn học

Như vậy, tất cả các định nghĩa trên đều giúp chúng ta tiếp cận được với nội dung của uyển ngữ, song lại chưa tổng hợp được hết những miêu tả phân tích cụ thể

và chính xác nhất để có cái nhìn bao quát nhất và dễ hiểu nhất về uyển ngữ; đồng thời các định nghĩa đó cũng chưa có sự thống nhất trong quan niệm về uyển ngữ Chúng tôi cho rằng, cần có những giới hạn khoa học về uyển ngữ, tức là cần thiết phải xem xét nó trong một số lý do cụ thể khi sử dụng uyển ngữ Đó là bối cảnh

Trang 30

giao tiếp ngôn ngữ đặc trưng trong đó bao gồm hoàn cảnh văn hóa xã hội, phong tục tập quán truyền thống, tình trạng giao tiếp cụ thể, tâm lý của chủ thể giao tiếp, mục đích giao tiếp, đặc trưng của người biểu đạt; ngoài ra cũng phải tính đến các thủ pháp ngôn ngữ và lời nói được vận dụng trong đó gồm có từ ngữ, mẫu câu đồng nghĩa và phương thức biểu đạt đồng nghĩa

1.2.2 Uyển ngữ từ góc nhìn của phương ngữ xã hội

Theo Nguyễn Văn Khang (2012), phương ngữ xã hội là ngôn ngữ của một nhóm người nhất định trong xã hội, trong xã hội có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu phương ngữ xã hội Như vậy, sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã hội của người giao tiếp Mỗi một thành viên trong

xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở của hàng loạt các tiêu chí như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hóa,v.v Với giá trị khác nhau, phương ngữ trong các điều kiện xã hội khác nhau sẽ

có tác dụng xã hội khác nhau

Là cách nói kiêng tránh của các nhóm xã hội, uyển ngữ là một kiểu phương ngữ xã hội Phương ngữ là thuật ngữ nhằm chỉ biến thể của một ngôn ngữ nào đó ở từng địa phương Ví dụ như tiếng Việt có giọng Huế là một phương ngữ Phương ngữ so với ngôn ngữ toàn dân vẫn có chung hệ thống từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp

Nó chỉ khác ở một số điểm chủ yếu thuộc lĩnh vực ngữ âm và từ vựng Có nhiều uyển ngữ mang màu sắc phương ngữ Ví dụ:

马大嫂Mã đại tẩu là từ địa phương của Thượng Hải đồng âm với từ mua,

thải, thiêu, dùng để chỉ những người vùi đầu vào làm việc nhà

炒鱿鱼sa thải, 大排档đại bài đẳng, 拍拖phách đà đều là những từ đị a

phương của tỉnh Quảng Đông , có nghĩa là 辞退工作 thôi viê ̣c, 街头饮食摊点những hàng quán bên lề đường và 谈情说爱yêu đương

thác hoă ̣c 托儿thác nhi đều là tiếng địa phương Bắc Kinh dùng để chỉ những kẻ lừa đảo

Trang 31

牛郎ngưu lang xuất phát từ Đài Loan, con vịt bắt nguồn từ Hồng Kông đều dùng để chỉ những trai bao

Với tư cách là một loại phương ngữ xã hội, uyển ngữ tồn tại và hoạt động dưới hình thức là biến thể, gồm cả những biến thể ngôn ngữ dùng không quy thức lẫn những biến thể ngôn ngữ của tầng lớp lao động.Ví dụ trong tiếng Việt, khi người

miền Nam nói đi tiểu, đi toa lét thì người miền Trung lại nói đi cầu, đi ngoài, còn miền Bắc thì nói là đi vệ sinh Nói và hiểu các uyển ngữ mang màu sắc phương ngữ

giúp cho người sử dụng nắm bắt được sự phong phú đa dạng của các phương ngữ bên cạnh ngôn ngữ toàn dân, đồng thời đạt được hiệu quả tốt trong các hoạt động giao tiếp

1.2.3 Quan niệm của luận án về uyển ngữ

Luận án theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn ―777 khái niệm ngôn ngữ học‖(2010) Theo đó uyển ngữ là ― những từ ngữ biểu thị một số sự vật hoặc hiện tượng nào đó một cách gián tiếp, ngụy trang, lịch sự hoặc giảm nhẹ Uyển ngữ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn, tránh thô tục, tránh những từ ngữ gây

sự đâu đớn, xót xa, kiêng tên húy (…) Uyển ngữ còn được gọi là nhã ngữ‖ [13, tr.473-474 ]

Như vậy, có thể thấy uyển ngữ là sản phẩm của văn hóa xã hội, phản ánh những tư tưởng văn hóa xã hội khác nhau và gần như thâm nhập vào các mặt của đời sống, có chức năng tổng hợp các nhân tố Uyển ngữ có nguồn gốc từ những điều kiêng kị trong ngôn ngữ Uyển ngữ không chỉ là những từ ngữ uyển chuyển mà còn

là một phương thức giao tiếp tích cực vận dụng ngôn ngữ để biểu đạt Để đạt được mục đích giao tiếp nhất định, người tham gia giao tiếp sẽ sử dụng các thủ pháp ngôn ngữ khác nhau để lời nói đầy đủ dễ nghe hơn

Tóm lại, uyển ngữ là từ hoặc ngữ được sử dụng thay thế những từ, ngữ được coi là chưa nhã, quá trực tiếp, dung tục, chướng tai gai mắt hay thô lậu trong các lĩnh vực đời sống xã hội Uyển ngữ là cách sử dụng từ ngữ một cách khéo léo, linh hoạt nhằm nói tránh, nói lái để không nói thẳng vào sự thật mà mình muốn nói,

Trang 32

hoặc làm cho ý của mình thêm đẹp, thêm sắc thái Uyển ngữ được sử dụng như một biện pháp để tránh mất lòng nhau

1.2.4 Phân biệt uyển ngữ với các khái niệm liên quan

1.2.4.1 Uyển ngữ và kiêng kị

Uyển ngữ và kiêng kị là hai loại thuật ngữ khác nhau, nhưng do hiện tượng văn hoá tôn giáo, tập tục xã hội và hiện tượng tâm lý xã hội mà chúng có liên quan mật thiết tới nhau, vì vậy chúng có mối liên hệ mật thiết tới nhau Uyển ngữ và kiêng kỵ hình thành dần từ quá trình lâu dài của sự phát triển xã hội nhân loại, sự xuất hiện của chúng có liên quan tới ngôn ngữ sùng bái linh vật hoặc ngôn ngữ bái vật giáo

Ngôn ngữ sùng bái linh vật hình như có ma lực thần kỳ giúp giảm tai hoạ cho con người Để mong tránh đi tai hoạ, loài người dùng một số sự vật hiện tượng làm vật kiêng kị, dùng một số từ ngữ biểu trưng mà không trực tiếp đề cập đến sự vật hiện tượng này nhằm tránh tai họa gây ra Những từ không được đề cập đến này gọi là từ kiêng kị Nhưng trong giao tiếp cũng có lúc nhất thiết phải dùng những từ

có nội dung bị cấm này và như vậy sẽ tạo ra mâu thuẫn Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn này, người ta dùng cách nói thay thế và đó chính là uyển ngữ Nó vừa đáp ứng được nhu cầu giao tiếp, lại vừa tránh gây ra điềm chẳng lành do đó mang lại cho người ta một cảm giác an bình về mặt tâm lý Có thể nói, uyển ngữ là do nhu cầu tránh điều kiêng kị, là từ thay thế của những từ kiêng kị

Theo sự thay đổi của kiêng kỵ, uyển ngữ cũng có sự phát triển mới để phù hợp với nhu cầu giao tiếp của xã hội và để phù hợp với tâm lý tránh điều dung tục, hướng tới sự mẫu mực Ngay uyển ngữ không có tính kiêng kỵ cũng được tạo ra từ cái cách như thế Ví dụ:

婚姻hôn nhân gọi là个人问题vấn đề cá nhân

犯罪phạm tội gọi là 失足 thất túc (sa ngã)

避孕套vòng tránh thai gọi là安全套vòng an toàn …

Trang 33

Kiêng kị là lí do chính hình thành uyển ngữ; nguyên nhân căn bản của việc tạo uyển ngữ là tâm lí không muốn xúc phạm người khác, không muốn hạ nhục người khác, muốn tránh những điều xấu tạo ra sự nhã nhặn êm ái lịch sự để giảm đi những hiệu ứng thô tục hay khó chịu do từ ngữ thiếu lịch sự gây ra Đây cũng là lí

do sinh ra tục kiêng kị Theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ và văn hoá, từ kiêng kị xuất hiên ban đầu cũng có sự thay đổi; vì thế uyển ngữ cũng có sự phát triển mới Để phù hợp với nhu cầu tiến bộ văn minh xã hội, uyển ngữ ngày nay không chỉ hạn chế tâm lý kiêng kị mà còn có tác dụng làm cho giao tiếp được lịch

sự, bảo vệ được văn hóa cá nhân Vì thế dùng uyển ngữ là một loại nhu cầu sách lược trong giao tiếp Những từ dưới đây của tiếng Hán tuy không có quan hệ với kiêng kị nhưng là để che đậy sự thật và mĩ hóa sự thật Ví dụ:

涨价tăng giá gọi là调价điều giá

经济衰退kinh tế suy thoái gọi là经济出现负增长kinh tế xuất hiện tăng lên số âm

Nhìn từ nguồn gốc của uyển ngữ chúng ta thấy từ kiêng kị và từ uyển ngữ chỉ

là sự phát triển bề mặt của sự khác nhau: Từ kiêng kị chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu tránh tâm lý sợ hãi nào đó; còn uyển ngữ sinh ra là để giao tiếp hài hoà, đáp ứng nhu cầu giao tiếp lịch sự

Nhưng uyển ngữ và từ kiêng kị cũng có quan hệ mật thiết với nhau Trong một mức độ nào đấy, uyển ngữ và từ kiêng kị không thể tách rời nhau: từ kiêng kị sở

dĩ có thể thành kiêng kị là vì chúng có thể lấy hình thức uyển ngữ để thực hiện chức năng giao tiếp; do đó từ kiêng kị nếu tách khỏi uyển ngữ sẽ không thể đạt được mục đích giao tiếp và khó có thể trở thành kiêng kị Chẳng hạn do không phải phục vụ cho nhu cầu kiêng kị, nhiều uyển ngữ đã mất đi môi trường cần thiết để tồn tại; chính vì thế nhu cầu dùng từ kiêng kị đã thúc đẩy sự nảy sinh các từ uyển chuyển, thúc đẩy sự

mở rộng số lượng các uyển ngữ Vì thế uyển ngữ và kiêng kị có quan hệ cùng dựa vào nhau để tồn tại

Trang 34

1.2.4.2 Uyển ngữ và tiếng lóng

Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội đặc thù của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày bởi một nhóm người Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước nên chỉ những người trong nhóm xã hội đó mới có thể hiểu được Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng Đa số các từ lóng

có nguồn gốc và được sử dụng tại một nhóm xã hội nhất định Chẳng hạn như, những từ lóng mang nghĩa tục tĩu thường được các nhóm ―xã hội đen‖ sử dụng, còn những từ ngữ lóng nhẹ nhàng thay thế cho các vấn đề tế nhị thì được dùng ở ngữ cảnh lịch sự, Tiếng lóng là một dạng ngôn ngữ bao gồm những từ, cụm từ được sử dụng không mang tính nghi thức, trang trọng Tiếng lóng thường được dùng trong văn nói nhiều hơn văn viết, và thường gắn với một nhóm người hay một ngữ cảnh đặc biệt Thông thường tiếng lóng được hiểu là những từ ngữ của lớp người phe phẩy, lưu manh, trụy lạc muốn che đậy những hành động bất chính và cũng là hậu quả của cách ăn nói suồng sã, thô tục, phản ánh lối sống thấp kém, thiếu văn hóa Tiếng lóng bị xã hội có văn hóa lên án vì đó là những từ ngữ có tính chất thông tục, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn hóa

Nguyễn Thiện Giáp cho rằng, mỗi tầng lớp xã hội có chung một hoàn cảnh, một cách sống, có thể tạo ra một lớp từ ngữ riêng chỉ dùng trong nội bộ của tầng lớp mình và những từ như vậy đều có thể gọi là tiếng lóng Có tiếng lóng của bọn ăn cướp, tiếng lóng cùa học sinh, của binh lính Trong những hoàn cảnh này tiếng lóng được xem như là một biệt ngữ nghề nghiệp mà chỉ có những người trong tầng

lớp đó mới hiểu được nhau thôi Ví dụ: bắt mồi (=tìm hàng), dính (=mua), ngã (=bằng lòng), nghếch (=ngốc), tách bỏ (=chia phần)…

Uyển ngữ bao gồm các từ ngữ được dùng gián tiếp thay cho những từ ngữ chính xác hoặc trực diện với mục đích làm cho cách diễn đạt mềm hơn, không gay gắt để tạo cảm giác vừa ý hơn Tiếng lóng và uyển ngữ có mối liên hệ khi nói đến một số vấn đề tế nhị của xã hội, nhất là các vấn đề kiêng kị Có nhiều từ ngữ của tiếng lóng được xem như là uyển ngữ Những trường hợp như thế đôi khi rất khó để

Trang 35

gọi là một từ tiếng lóng hay uyển ngữ Vì có sự phân vân giữa uyển ngữ và tiếng lóng như thế nên khi sử dụng các từ ngữ này người ta cần phải xem xét kỹ các yếu

tố trong tình huống sử dụng

1.2.4.3 Uyển ngữ và lời nói khiêm tốn

Lời nói khiêm tốn bao gồm từ ngữ kính trọng và từ ngữ khiêm tốn, tức là những từ dùng trong giao tiếp để đề cao đối phương Việc sử dụng các từ ngữ kính trọng một cách hợp lý cũng giống như việc sử dụng các từ ngữ khiêm tốn để ẩn dấu

cá nhân mình Uyển ngữ và lời nói khiêm tốn có một phần trùng lặp, tức là uyển ngữ và lời nói khiêm tốn có quan hệ giao thoa với nhau Nếu khi giao tiếp muốn cho uyển chuyển và lại muốn biểu đạt thái độ kính trọng khiêm tốn thì người ta sẽ dùng

từ kính trọng khiêm tốn Ví dụ:

Đối với người cần tôn trọng thì cách gọi uyển chuyển từ chết là: 仙逝tiên thệ, 归天quy thiên, 离开了我们đã xa rời chúng ta, 与世长辞từ biệt thế gian, 仙游

tiên du Các từ uyển chuyển này đều dùng cho những người đức cao trọng vọng,

được người khác tôn kính Cách nói kính trọng và khiêm tốn này thuộc bộ phận tổ hợp thành uyển ngữ và có thể xem loại hình uyển ngữ này là từ ngữ kính trọng

Đối với người không được kính trọng, thì cách gọi khác đi để thay cho từ

―chết‖ là:完蛋đi đứt/ tan đời, 上西天đi Tây thiên, 见阎王gặp Diêm vương, 一命呜

ôi thôi một đời Các uyển ngữ này dùng cho người không thân thích với nghĩa xấu, còn nếu có một uyển ngữ náo dó dùng cho người thân (như đi Tây thiên) thì

mang nghĩa khiêm tốn hay bình dị

Ngoài ra còn có một vài uyển ngữ có thể không thuộc từ ngữ kính trọng cũng không thuộc từ ngữ khiêm tốn Ví dụ:

去洗手间đi nhà rửa tay (= vệ sinh), 兔唇sứt môi,耳背nghễnh ngãng

Vì thế, có thể thấy, uyển ngữ và từ ngữ kính trọng khiêm tốn có chỗ trùng lặp, nhưng lại cũng có nét không hoàn toàn trùng lặp

Trang 36

Uyển ngữ, hiểu một cách đơn giản là cách diễn đạt chuyển từ nói thẳng sang nói vòng vo Lí do là vì, cách nói thẳng có thể thường ẩn chứa một mức độ bất nhã, thiếu tôn kính, có cảm giác kích thích, gây ra sự khó chịu, không vui cho người nghe; thế nên, dùng cách nói vòng vo mới có thể giảm nhẹ hoặc né tránh đi khi cần thiết Trong giao tiếp xã hội văn minh cùng với cách nói thẳng, có thể thêm sắc thái uyển chuyển để tránh đề cập nội dung chính mà vẫn đạt được hiệu quả Uyển ngữ nghiêng về né tránh nên có thể được coi là thủ pháp né tránh trong giao tiếp Ví dụ, trong tiếng Hán từ 高徒cao đồ với ý nghĩa tôn trọng được dùng trong trường hợp

như 你的门徒môn đồ của anh, hay từ 欠安khiếm an dùng trong trường hợp身体不

适 (thân thể) không thấy thoải mái Khi nói về bản thân, uyển ngữ家兄gia huynh là

để nói về自己的哥哥anh trai của mình; còn 寒舍hàn xá là để nói về自己的家chỗ

ở của mình

Trong tiếng Hán, một số uyển ngữ thường có yếu tố đứng trước như 尊tôn,

贵 quý, cao (để nói về người khác); bỉ, 贱 tiện (để nói về bản thân) Lời nói khiêm tốn lấy sắc thái khiêm tốn nhũn nhặn làm đặc trưng chính, còn uyển ngữ là tìm cách tránh cách nói thẳng, thường dùng rất nhiều từ trung tính, thậm chí có thể

có sắc thái phê bình hay chế nhạo người khác nhưng mức độ chê bai có nhẹ hơn so với từ nói thẳng Ví dụ khi dùng 后进chậm tiến thay cho落后lạc hậu thì 后进

chậm tiến có ý phê bình nhẹ hơn, kín đáo hơn so với落后lạc hậu Ví dụ:

贾珍感谢不尽,只说:―待服满后,亲带小犬到府叩谢。‖于是作别。(红楼梦第十三回)

Giả Trân cảm tạ không thôi, nói:“Đợi phục mãn (xong tang), chúng tôi sẽ đưa tiểu khuyển (cháu) đến phủ bái tạ.”(Hồng Lâu Mộng, hồi mười ba)

Trang 37

服满phục mãn và 小犬 tiểu khuyển đều là cách chuyên dùng của uyển ngữ

tiếng Hán Từ服满phục mãn là từ kiêng kị; từ 小犬 tiểu khuyển là từ ngữ khiêm tốn

Những từ đó đều là các từ ngữ mang màu sắc văn hóa điển hình

Nhìn từ nội dung ta thấy rằng lời nói khiêm tốn đề cập đến nội dung thể hiện phong thái lịch sự, quan hệ giao tiếp giữa bạn bè và bản thân mình; còn uyển ngữ thì có nội dung ngữ nghĩa được dùng để thay thế cho cái người ta cho rằng không lịch sự, không may mắn và kích động người khác nên thường mang đến ngữ nghĩa không vui vẻ

1.2.4.4 Uyển ngữ và nhã ngữ

Nhã ngữ là một biến thể của uyển ngữ, trong đó những từ ngữ nhã nhặn, lịch sự được dùng để thay thế những từ ngữ thô lỗ, khó nghe, không đúng mức Có một số phạm vi trong giao tiếp người ta thường dùng nhiều nhã ngữ Ví dụ khi nói

về cái chết, để giảm bớt nỗi đau buồn người ta có thể nói cụ tôi về năm ngoái, cụ ông đã hai năm mươi

Khi muốn che giấu, làm mờ đi mặt không tốt của thực tế con người hay của thực trạng xã hội hoặc để diễn đạt được sự tế nhị không xúc phạm đến ai, người ta

có thể nói tình hình chưa có công ăn việc làm (=nạn thất nghiệp), những tồn tại cần khắc phục (= những thiếu sót, yếu kém) v.v

Khi bắt buộc phải nói đến những hoạt động trong sinh hoạt liên quan đến bài tiết, sinh lí v.v, để sự diễn đạt được thanh nhã không thô lỗ tục tĩu, người ta nói

nhà vệ sinh thay vì nói chuồng xí

Nhã ngữ cũng như uyển ngữ không có quan hệ thẳng tức trực tiếp với biểu vật mà chỉ gắn với biểu vật thông qua cái tên gọi đầu tiên của khách thể hoặc đối tượng mà cả người nói lẫn người nghe đều biết Khi tách một khía cạnh nào đó của một khách thể hoặc một hiện tượng, uyển ngữ thường mô tả đặc trưng hình tượng của nó; do đó nó có tác dụng tăng cường tính diễn cảm cho lời nói Trong khí đó, nhã ngữ - một biển thể của uyển ngữ - lại là những từ ngữ miêu tả đồng nghĩa

Trang 38

nhưng ―mềm dịu‖ hơn dùng để biểu thị những khách thể hoặc hiện tượng được coi

là không thanh nhã gây khó chịu

1.2.4.5 Uyển ngữ và ngôn từ cát tường (lời chúc tốt lành)

Cát là lành, đối lập với dữ (hung), tường là may mắn.Cát Tường có nghĩa là những điều tốt lành, sự viên mãn, hạnh phúc Ngôn từ cát tường là một sản vật của ngôn ngữ sùng bái tâm linh, người nguyên thủy tin rằng những từ biểu thị sự không may sẽ có khả năng mang tới tai họa, còn những từ biểu thị sự may mắn sẽ đem lại hạnh phúc Do đó một mặt con người dùng uyển ngữ để thể hiện ngôn ngữ cấm kỵ, mặt khác họ dùng những ngôn từ cát tường để đem lại sự may mắn Đây là lí do cho

sự ra đời của cácngôn từ cát tường Vào những ngày chúc mừng như dịp lễ tết hay hôn nhân đại sự, con người dùng rất nhiều ngôn từ cát tường mà xã hội hiện đại ngày nay vẫn sử dụng Ví dụ:

998 (久久发cửu cửu phát)

198 (要久发yêu cửu phát)

Trang 39

168 (一路发nhất lộ phát)

888 (发发发phát phát phát)

Khi nói đến cát tường là nói đến sự may mắn, mạnh khỏe nó thường được dùng khi ai đó chuẩn bị làm một việc gì đó quan trọng, bạn bè người quen thường chúc người kia cát tường, hoặc khi gặp gỡ người lớn, cũng có thể chúc họ sức khỏe bằng cách sử dụng từ cát tường Để xã hội loài người phát triển đến ngày nay, con người không ngừng tìm hiểu về tự nhiên và bản thân Một vài nhận thức mê tín đã làm mất đi lòng tôn kính đối với ngôn ngữ Về bản chất ngôn ngữ chỉ làm vai trò của một tín hiệu giao tiếp chứ không mang đến may mắn hay tai họa Nhưng trong một nền văn hóa truyền thống có những kỳ vọng về cuộc sống hạnh phúc của con người, ngôn từ cát tường vẫn tồn tại trong xã hội hiện đại và có những tiến triển mới Cùng với sự cải cách và phát triển của nền kinh tế, giới doanh nghiệp bắt đầu phồn thịnh Các doanh nhân bắt đầu suy nghĩ tới xu hướng tâm lý mua hàng của khách và

họ đã thi nhau lấy ngôn từ cát tường đặt tên cửa hàng để thu hút được nhiều khách hơn Cát tường mang ý nghĩa là sự tốt lành, viên mãn, hạnh phúc trong đời sống của con người, cũng từ những ước mong đó, nhiều người khi sinh con thường lấy tên này đặt cho con mình, với hy vọng cuộc đời của con sau này sẽ tốt đẹp, an bình như cái tên đã mang Ví dụ:

好运来饭馆tiệm ăn may mắn

顺风酒店khách sạn thuận phong

天长地久婚纱店ảnh viện trăm năm hạnh phúc

Uyển ngữ và ngôn từ cát tường chỉ không giống nhau về công dụng Uyển ngữ dùng để điều chỉnh quan hệ con người, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp; còn ngôn từ cát tường dùng để diễn đạt tình cảm tốt đẹp của nhân loại Về phương diện biểu đạt

để làm cho con người vui vẻ thì uyển ngữ và ngôn từ cát tường được dùng như nhau

Sự khác biệt giữa chúng là ngôn từ cát tường diễn đạt sự chúc phúc cho một tương lai tốt đẹp, còn uyển ngữ dường như không hoặc có rất ít đặc điểm này.Ví dụ:

Trang 40

安康an khang, 长寿trường thọ, 吉祥如意cát tường như ý là ngôn từ

cát tường diễn đạt sự chúc phúc; 牺牲hy sinh, 献身hiến thân là các từ uyển ngữ

thay từ chết

1.2.5 Đặc điểm ngôn ngữ học xã hội của uyển ngữ

Bất kỳ khái niệm nào cũng đều là một loại trừu tượng của thuộc tính bản chất

sự vật và đặc tính cơ sở của nó; do vậy, trước khi tiến hành nghiên cứu đặc điểm uyển ngữ tiếng Hán bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ học xã hội của uyển ngữ Hiểu được các đặc điểm này, không chỉ giúp cho chúng ta đưa ra được phân định ranh giới khoa học cho uyển ngữ tiếng Hán mà còn giúp cho càng hiểu sâu thêm uyển ngữ tiếng Hán, nắm được và vận dụng chắc hơn hiện tượng ngôn ngữ này Mặc dù các học giả còn có lý giải và phân định ranh giới khác nhau về uyển ngữ, nhưng đối với đặc điểm ngôn ngữ học xã hội của uyển ngữ thì nhận thức đặc trưng vốn có của nó ở các nhà khoa học là giống nhau Chúng tôi xin quy nạp tổng kết thành 6 điểm dưới đây:

丰满đầy đặn, 富态phúc hậu dùng để biểu thị một người quá béo

苗条mảnh mai, 清秀thanh tú dùng để biểu thị một người quá gầy

节约tiết kiệm dùng để biểu thị một người keo kiệt(người hà tiện)

谨慎thận trọng dùng để biểu thị một người thiếu quyết đoán (nhát gan)

Ngày đăng: 05/03/2016, 08:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Hạnh Cẩn, Ngọc Anh, Kiều Liên dịch (2011), Hồng Lâu Mộng, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng Lâu Mộng
Tác giả: Bùi Hạnh Cẩn, Ngọc Anh, Kiều Liên dịch
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2011
2. Nguyễn Hữu Cầu (2007), Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Hữu Cầu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
3. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
4. Nguyễn Chiến (1996), ―Uyễn ngữ xét từ góc độ lịch sử và cấu tạo‖, Ngữ học trẻ, tr.170-173 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ học trẻ
Tác giả: Nguyễn Chiến
Năm: 1996
5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
6. Trần Trí Dõi (2001), Giáo trình lịch sử tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử tiếng Việt
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2001
7. Trần Trí Dõi (2011), Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt – Mường
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
8. Nguyễn Đăng Duy (1998), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam , NXB Văn hóa Dân tô ̣c, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tô ̣c
Năm: 1998
9. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các chức năng tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và các chức năng tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2000
10. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của người Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của người Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2000
11. Đinh văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt- từ loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt- từ loại
Tác giả: Đinh văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
12. Bằng Giang (1997), Tiếng Việt phong phú, NXB Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt phong phú
Tác giả: Bằng Giang
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1997
13. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 777 khái niệm ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
14. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2003
15. Nguyễn Thu Hà (2007), Uyển ngữ về cái chết trong tiếng Hán hiện đại (đối chiếu với từ ngữ tương đương trong tiếng Việt), Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Uyển ngữ về cái chết trong tiếng Hán hiện đại (đối chiếu với từ ngữ tương đương trong tiếng Việt)
Tác giả: Nguyễn Thu Hà
Năm: 2007
16. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2008
18. Nguyễn Quang Khải (2001), Tập tục và kiêng kỵ , NXB Văn hóa Dân tô ̣c, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập tục và kiêng kỵ
Tác giả: Nguyễn Quang Khải
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tô ̣c
Năm: 2001
19. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học xã hộ
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
20. Nguyễn Văn Khang (2001), Tiếng lóng Việt Nam, NXB Khoa Học - Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng lóng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: NXB Khoa Học - Xã Hội
Năm: 2001
21. Nguyễn Văn Khang (2012), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngoại lai trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w