Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
649,84 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
--------------------*-----------------
ĐẶNG THỊ THANH HUYỀN
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỞI TẠI
MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 2008 – 2012
VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH SAU TIÊM
VẮC XIN SỞI MŨI HAI Ở TRẺ 18 THÁNG TUỔI
Chuyên ngành:
Mã số:
Dịch tễ học
62 72 01 17
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2015
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Phan Trọng Lân
2. GS.TS Phạm Ngọc Đính
Ngƣời phản biện 1: TS. Viên Quang Mai
Viện Pasteur Nha Trang
Ngƣời phản biện 2: PGS.TS. Đào Xuân Vinh
Học viện Quân y
Ngƣời phản biện 3: PGS.TS Lê Thị Minh Hƣơng
Bệnh viện Nhi Trung ƣơng
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện
tổ chức tại ………………………………… vào hồi
………giờ…………ngày ………. tháng ……….năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi cho trẻ
18 tháng tuổi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình năm
2012 (2013), Tạp chí Y học dự phòng, 2013, tập XXIII, số
7 (143), tr. 26-32
2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại khu vực miền bắc giai
đoạn 2008 – 2012 (2014), Tạp chí Y học dự phòng, tập
XXIV, số 8 (157), tr. 159-165
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, bệnh sởi vẫn là một trong những nguyên nhân tử
vong hàng đầu ở trẻ nhỏ trên thế giới mặc dù vắc xin phòng
bệnh được sử dụng rộng rãi từ nhiều năm nay.
Tại Việt Nam, số mắc sởi năm 2008 giảm 368 lần so với
trước khi triển khai chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 đến giữa năm 2010, Việt Nam ghi
nhận dịch sởi trên qui mô toàn quốc với hơn 7.000 ca mắc, trong
đó miền Bắc là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất. Đặc biệt, sau
một thời gian dài thực hiện tiêm chủng vắc xin sởi đạt tỉ lệ cao,
đặc điểm miễn dịch cộng đồng bị thay đổi đã kéo theo sự thay
đổi đặc điểm dịch tễ học của bệnh sởi. Để khống chế bệnh sởi,
Bộ Y tế đã điều chỉnh lịch tiêm vắc xin sởi mũi hai trong TCMR
từ 6 tuổi xuống 18 tháng tuổi từ giữa năm 2011.
Kết quả đề tài nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi
tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau
tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi” sẽ góp phần cung
cấp cơ sở khoa học để xây dựng chính sách nhằm giảm nhanh,
giảm bền vững tỉ lệ mắc, chết do sởi, hướng tới loại trừ căn bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm này tại Việt Nam. Nghiên cứu nêu trên
được tiến hành với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc Việt
Nam giai đoạn 2008-2012.
2. Xác định đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai
của chương trình Tiêm chủng mở rộng ở trẻ 18 tháng
tuổi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
2. Những đóng góp mới của luận án
2
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự lưu hành trở lại của bệnh
sởi tại khu vực miền Bắc và những thay đổi đặc điểm dịch tễ
học của bệnh giai đoạn 2008-2012, góp phần làm rõ nét tình
hình bệnh sởi trong thời gian gần đây. Mặc dù vẫn duy trì tính
chất diễn biến theo mùa song so với các năm 2003-2007, quy
mô của bệnh lan rộng trên phạm vi khu vực, ghi nhận sự dịch
chuyển tuổi mắc bệnh sang nhóm trẻ em dưới 5 tuổi và nhóm
thanh niên 20-24 tuổi, vùng Tây Bắc có tỷ lệ mắc cao nhất.
Luận án cũng đã cung cấp dữ liệu còn 25% trẻ 18 tháng
tuổi trước tiêm vắc xin sởi mũi hai không có đủ kháng thể bảo
vệ phòng bệnh (hiệu giá kháng thể IgG kháng sởi
≤120mIU/ml). Sau tiêm vắc xin sởi mũi hai, tỷ lệ trẻ có kháng
thể đủ bảo vệ tăng từ 75% lên 100%. Việc duy trì lịch tiêm
chủng vắc xin sởi mũi hai cho trẻ 18 tháng tuổi nhằm mục đích
hạn chế tối đa khoảng trống miễn dịch trong cộng đồng là cần
thiết để khống chế và loại trừ bệnh sởi.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đối với mục tiêu 1, luận án sử dụng phương pháp nghiên
cứu mô tả, phối hợp nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu ca bệnh sởi
của hệ thống giám sát ca bệnh sởi quốc gia của chương trình
TCMR. Với mục tiêu 2, luận án sử dụng phương pháp mô tả
chùm trường hợp, theo dõi dọc. Kỹ thuật thu thập và phân tích
số liệu chính xác, tin cậy. Với số liệu được thu thập, luận án đã
xác định được tình trạng lưu hành bệnh sởi, tỷ lệ có kháng thể
đủ bảo vệ phòng bệnh sau tiêm vắc xin sởi mũi hai lúc 18
tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
3
Sự quay trở lại của bệnh sởi trong những năm gần đây
đang trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu
được cộng đồng quan tâm. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học
của bệnh, miễn dịch học sau tiêm vắc xin sởi là một trong
những cơ sở cho việc xem xét và đưa ra biện pháp can thiệp dự
phòng phù hợp, chủ động. Do vậy nghiên cứu có tính thời sự,
cấp thiết và giá trị thực tiễn cao.
4. Bố cục của luận án: Phần chính của luận án được trình bày
133 trang (không kể phần phụ lục, mục lục, các chữ viết tắt) và
được chia ra: Đặt vấn đề 3 trang; Chương 1-Tổng quan: 40
trang; Chương 2-Phương pháp nghiên cứu: 16 trang; Chương
3-Kết quả nghiên cứu: 43 trang; Chương 4-Bàn luận: 28 trang;
Kết luận: 2 trang; Khuyến nghị: 1 trang và Danh mục công
trình nghiên cứu: 1 trang. Luận án gồm 31 bảng, 32 biểu đồ, 8
hình vẽ và 4 sơ đồ. Phần phụ lục gồm 134 tài liệu tham khảo
(49 tiếng Việt, 85 tiếng Anh), 14 phụ lục.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vi rút sởi
Vi rút sởi (Measles virus) thuộc chi Morbillivirus, họ
Paramyxoviridae, hình thể đa dạng gồm một sợi đơn âm ARN.
Vi rút có 23 kiểu gen song chỉ có 1 týp kháng nguyên trên toàn
thế giới nên đặc điểm phân bố kiểu gen không ảnh hưởng đến
tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh và hiệu quả của vắc xin.
1.2. Dịch tễ học bệnh sởi
1.2.1. Tình hình và sự phân bố bệnh sởi trên thế giới
Trước khi có vắc xin, sởi là một bệnh truyền nhiễm phổ
biến ở phần lớn các quốc gia, chủ yếu ở trẻ em lứa tuổi đi học.
4
Nhờ thực hiện chiến lược tiêm chủng 2 mũi vắc xin sởi, tỉ
lệ mắc sởi trên toàn cầu năm 2012 (3,33/100.00 dân) giảm 4,4
lần so với năm 2000 (146/100.00 dân), chủ yếu ở khu vực Nam
Á và châu Phi. Năm 2002, khu vực châu Mĩ tuyên bố loại trừ
bệnh sởi. Năm 2012, khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận tỉ
lệ mắc sởi thấp nhất (0,59/100.000 dân) kể từ khi triển khai vắc
xin. Đến nay, 7 nước và vùng lãnh thổ trong khu vực được xác
nhận loại trừ bệnh sởi. Tuy nhiên, dịch sởi quay trở lại ở một
số nước châu Âu do giảm tỉ lệ tiêm chủng vắc xin sởi. Tại Mĩ,
trong giai đoạn khống chế và loại trừ sởi (1997-2005), số mắc
tập trung ở nhóm trên 15 tuổi (59,4%), nhóm 0-4 tuổi (23,6%).
1.2.2. Tình hình và sự phân bố bệnh sởi tại Việt Nam
Nhờ triển khai vắc xin sởi trong TCMR qua nhiều năm, tỉ
lệ mắc sởi tại Việt Nam đã giảm 17,7 lần từ 150,5/100.000 dân
vào năm 1984 xuống 8,5/100.000 dân vào năm 2002. Tuổi
trung bình mắc sởi giai đoạn 1995-2000 tăng so với trước đó.
Số mắc sởi tập trung ở nhóm trẻ 5-14 tuổi và ghi nhận nhiều
trường hợp mắc bệnh đã tiêm 1 mũi vắc xin sởi. Nhờ triển khai
hàng loạt các hoạt động tăng cường tiêm chủng vắc xin sởi từ
năm 2002-2007, chỉ ghi nhận dịch sởi ở một vài địa phương
trong giai đoạn này. Năm 2007, cả nước ghi nhận số mắc sởi
thấp nhất với 17 ca. Liên tục trong nhiều năm, miền Bắc là khu
vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của bệnh, dịch sởi.
1.3. Đáp ứng miễn dịch đối với sởi
1.3.1. Phân loại đáp ứng miễn dịch đối với sởi
Bao gồm miễn dịch thụ động (tự nhiên, nhân tạo) và miễn
dịch chủ động (tự nhiên, nhân tạo). Đáp ứng miễn dịch khi mắc
sởi hoặc tiêm vắc xin diễn biến qua các giai đoạn: miễn dịch
không đặc hiệu (kích hoạt tế bào diệt tự nhiên và tăng cường
5
sản xuất các interferon), miễn dịch dịch thể (IgM, IgA, IgG),
miễn dịch tế bào (tế bào lympho T, B) và trí nhớ miễn dịch.
1.3.2. Miễn dịch cộng đồng
Khi một tỉ lệ nhất định cá thể trong cộng đồng có miễn
dịch thì không chỉ những cá thể đó được phòng bệnh mà còn
gián tiếp bảo vệ cho các cá thể khác chưa có miễn dịch. Để loại
trừ bệnh sởi, tỉ lệ miễn dịch cộng đồng cần đạt từ 93-95%.
Lịch tiêm mũi thứ nhất vắc xin sởi cho trẻ lúc 9 tháng tuổi
có hiệu quả bảo vệ (85%) thấp hơn lịch tiêm chủng lúc 12
tháng tuổi (90-95%). Khoảng 95-97% đối tượng chưa có kháng
thể bảo vệ hoặc kháng thể không đủ bảo vệ sẽ chuyển đổi
huyết thanh sau tiêm mũi thứ hai khi từ 12 tháng tuổi trở lên.
Cơ sở của việc tiêm mũi hai vắc xin sởi: Sau triển khai tiêm
mũi thứ nhất vắc xin sởi vẫn còn một tỷ lệ nhất định trẻ chưa
được bảo vệ khỏi bệnh sởi do: (i) chưa tiêm mũi thứ nhất; (ii)
đã tiêm mũi thứ nhất nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch; (iii)
hiệu giá kháng thể chưa đủ bảo vệ. Tiêm mũi thứ hai vắc xin
sởi là tạo “cơ hội thứ hai” giúp trẻ có miễn dịch phòng bệnh.
Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi
hai trên 209 trẻ từ 12 tháng tuổi của Hutchins tại Mĩ cho thấy
94% số trẻ có chuyển đổi huyết thanh.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu cho mục tiêu 1: Mô tả đặc
điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Trường hợp mắc sởi xác định
theo định nghĩa ca bệnh của Bộ Y tế và là người dân của khu
vực miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012, bao gồm
6
trường hợp sởi xác định phòng thí nghiệm, trường hợp sởi xác
định dịch tễ học và trường hợp sởi xác định lâm sàng.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Khu vực miền Bắc Việt Nam,
gồm 28 tỉnh, thành phố.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu trường hợp
mắc sởi được tính từ ngày 01/01/2008 tới hết ngày 31/12/2012.
2.1.4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, kết hợp hồi cứu
(số liệu giám sát từ ngày 01/01/2008-31/12/2009) và theo dõi
tiến cứu ca bệnh sởi (từ ngày 01/01/2010-31/12/2012).
2.1.5. Cỡ mẫu: Mẫu nghiên cứu là toàn bộ số trường hợp mắc
sởi xác định và tử vong do sởi ở khu vực miền Bắc trong thời
gian 5 năm (2008-2012), gồm 4.851 ca sởi xác định được điều
tra bởi hệ thống giám sát sởi tích cực trên toàn bộ khu vực.
2.1.6. Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu toàn bộ.
2.1.7. Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn bệnh nhân
hoặc bố, mẹ bệnh nhân theo phiếu điều tra ca nghi sởi. Lấy
mẫu huyết thanh để xét nghiệm tìm kháng thể IgM kháng sởi
bằng kỹ thuật ELISA theo thường quy của Viện VSDTTƯ.
Thu thập dữ liệu thứ cấp tại Văn phòng TCMR miền Bắc.
2.1.8. Chỉ số nghiên cứu: Dựa theo mục tiêu nghiên cứu.
- Hệ số năm dịch
(%)
=
Chỉ số mắc trung bình 1 năm
------------------------------------------------ x 100
Chỉ số mắc sởi trung bình của 5 năm
- Hệ số mùa dịch Chỉ số mắc sởi trung bình ngày trong tháng
(%)
= -------------------------------------------------- x 100
Chỉ số mắc sởi trung bình ngày trong năm
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cho mục tiêu 2: Xác định đáp
ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai của chƣơng trình
TCMR ở trẻ 18 tháng tuổi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
7
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em thuộc diện có chỉ định
tiêm vắc xin sởi của chương trình TCMR Việt Nam, độ tuổi 18
tháng, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau: (1) Trẻ sinh từ ngày 128/2/2011; (2) Sống tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình ít nhất 6
tháng trước đánh giá; (3) Chưa từng mắc sởi. Đã tiêm vắc xin
sởi mũi thứ nhất cách thời điểm tham gia nghiên cứu trên 1
tháng. Chưa tiêm mũi thứ hai trước thời điểm nghiên cứu; (4)
Tự nguyện tham gia.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện lấy mẫu máu
từ ngày 28/08/2012 tới hết ngày 5/10/2012.
2.2.4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học mô tả loạt
trường hợp (case series), theo dõi dọc:
Ngay trước tiêm vx sởi mũi 2 Tiêm vx sởi mũi 2 lúc
Sau tiêm 1 tháng
18 tháng theo thường
quy của TCMR
Lấy máu 1
Lấy máu 2
Sàng lọc
Sàng lọc
(160 trẻ)
(131 trẻ)
Tồn lưu kháng thể trước tiêm
Đáp ứng kháng thể sau tiêm
2.2.5. Cỡ mẫu: Áp dụng cách tính cỡ mẫu tối thiểu ước tính tỉ
lệ trong quần thể theo công thức:
2
n
=
Z (1- /2) x
pxq
2
( x p)
Trong đó:
- n: cỡ mẫu tối thiểu
- : mức ý nghĩa thống kê, chọn =0,01
- Z(1- /2): Với =0,01, giá trị tương ứng của Z(1- /2) = 2,57
-
p: Tỉ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể IgG kháng sởi đủ
bảo vệ, p=0,82 ; q = 1 – p;
8
- : độ chính xác mong muốn tương đối, chọn = 0,11.
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu trong mỗi nhóm là:
2
n = 2,572 x 0,82 x 0,18 / (0,11 x 0,82) 120
Trên thực tế có 160 trẻ tham gia lấy mẫu trước tiêm vắc xin
sởi mũi 2 và chỉ còn 131 trẻ tham gia lấy mẫu sau tiêm vắc xin.
2.2.6. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn lấy
ra 165 trẻ từ danh sách trẻ do trạm y tế quản lý.
2.2.7. Kỹ thuật thu thập thông tin: Sàng lọc trẻ với phiếu hỏi,
loại bỏ trường hợp không đủ tiêu chuẩn (5 trẻ). Tiến hành thu
thập 02 ml máu ven của mỗi đối tượng lần 1 (160 trẻ) ngay
trước khi tiêm vắc xin sởi mũi 2 và lần 2 (131 trẻ) sau tiêm 1
tháng. Thực hiện kỹ thuật EIA định lượng kháng thể IgG
kháng sởi theo thường quy của Viện VSDTTƯ.
2.2.8. Chỉ số nghiên cứu: Dựa theo mục tiêu nghiên cứu.
2.3. Phƣơng pháp quản lý và phân tích số liệu
Số liệu được làm sạch trước khi nhập bằng Epi data 3.1,
phân tích bằng Stata 10.0. Mục tiêu 1: mô tả số liệu toàn bộ,
tính hệ số tương quan r, test Spearman, phân tích hồi qui
logistic. Mục tiêu 2: test 2, Fisher exact, Man-Whitney,
Wilcoson-ranked sign, OR, phân tích hồi qui tuyến tính.
2.4. Vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu: Đề cương nghiên
cứu đã được thông qua tại Hội đồng đạo đức Viện VSDTTƯ.
Chỉ thực hiện lấy máu sau khi có đồng thuận của cha mẹ.
2.5. Sai số nghiên cứu: Áp dụng thống nhất các định nghĩa,
qui trình giám sát, xét nghiệm, điều tra, sinh phẩm chẩn đoán.
Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế trong việc chọn mẫu
và tính đại diện cho cộng đồng huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
9
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn
2008-2012
3.1.1. Phân bố bệnh sởi theo thời gian
Bảng 3.1. Phân bố bệnh sởi tại miền Bắc theo năm, 2008-2012
Số ca mắc
sởi
2008
315
2009
3.601
2010
514
2011
236
2012
185
Giai đoạn 2008-2012
4.851
Trung bình/năm
970,2
Năm
Tỉ lệ mắc
/100.000 dân
0,81
9,42
1,36
0,61
0,47
12,85
2,57
Tỉ lệ (%)
6,5
74,2
10,6
4,9
3,8
100
-
Trong giai đoạn 2008-2012, năm 2009 có tỉ lệ mắc cao gấp
20 lần so với năm thấp nhất là năm 2012. Không ghi nhận ca tử
vong do sởi giai đoạn này.
400,0
366,5
300,0
Hệ số năm dịch (%)
Tỷ lệ mắc Hệ số
Năm
/100.000 năm dịch
dân
(%)
2008
0,81
31,4
2009
9,42
366,5
2010
1,36
53,0
2011
0,61
23,6
2012
0,47
18,3
TB/năm
2,57
-
Hệ số năm dịch giai
200,0
100,0
53,0
31,4
23,6 18,3
,0
2008
2009
2010
Năm
2011
2012
Hình 3.1. Hệ số năm dịch tại miền Bắc, 2008-2012 (n= 4.851)
Hệ số năm dịch thấp nhất ở năm 2012 (18,3%). Năm 2009 là
năm duy nhất có hệ số năm dịch trên 100% trong cả giai đoạn.
10
Bảng 3.2: Hệ số mùa dịch theo tháng, 2008-2012 (n=4.765)
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Số mắc trung
bình
96,8
365,4
188
85,6
66
16,8
8
23,6
26,4
18,6
27,6
30,2
Tỷ lệ mắc
/100.000 dân
0,26
0,97
0,50
0,23
0,17
0,04
0,02
0,06
0,07
0,05
0,07
0,08
Hệ số mùa
dịch (%)
119,6
499,8
232,3
109,3
81,5
21,4
9,9
29,2
33,7
23,0
35,2
37,3
Các tháng 1, 2, 3, 4 có hệ số mùa dịch >100%. Đỉnh dịch
rơi vào tháng 2 với hệ số mùa dịch cao nhất (499,8%) và tháng
có hệ số mùa dịch thấp nhất là tháng 7 (9,9%).
3.1.2. Phân bố bệnh sởi theo địa dư
Tỷ lệ mắc sởi/100.000
dân
20,0
18,8
16,0
12,0
10,6
10,2
7,6
6,6
8,0
7,0
3,9
4,0
0,2
0,71,3
,0
2008
Vùng Đông Bắc
1,8
0,7 0,1
0,0
2009
2010
Vùng Bắc Trung Bộ
2,5
1,7
0,4
Năm
0,20,4
2011
0,7
0,1 0,0
2012
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ
2,1
1,6
Trung bình gđ
2008-2012
Vùng Tây Bắc
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ mắc sởi theo vùng sinh thái và năm, 2008-2012
11
Ghi nhận 28/28 tỉnh/TP miền Bắc có ca sởi trong giai đoạn
2008-2012. Tỉnh Hòa Bình có tỉ lệ mắc cao nhất, gấp 79,8 lần
so với địa phương có tỉ lệ mắc thấp nhất là TP Hải Phòng.
TP Hải Phòng
Tuyên Quang
Bắc Ninh
Lai Châu
Bắc Giang
Lạng Sơn
Phú Thọ
Nam Định
Hà Tĩnh
Bắc Kạn
Cao Bằng
Hưng Yên
Yên Bái
Quảng Ninh
Thanh Hóa
Hải Dương
TP Hà Nội
Hà Nam
Lào Cai
Nghệ An
Ninh Bình
Thái Bình
Thái Nguyên
Hà Giang
Sơn La
Điện Biên
Vĩnh Phúc
Hòa Bình
0,2
0,2
0,4
0,5
0,5
0,6
0,7
0,8
0,8
0,8
1,1
1,2
1,5
1,5
1,6
1,6
Tỷ lệ mắc trung bình năm
của khu vực miền Bắc
2,6
2,9
2,9
3,2
3,4
3,5
3,5
5,2
5,6
6,9
11,5
12,0
,0
2,0
4,0
6,0
8,0
10,0
Tỷ lệ mắc sởi/100.000 dân
12,0
14,0
Biểu đồ 3.6. Phân bố tỉ lệ mắc sởi trung bình năm theo tỉnh,
2008-2012
Trong số 5 tỉnh có tỉ lệ mắc cao nhất, 3 tỉnh thuộc khu vực
Tây Bắc là Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La.
Bảng 3.5. Tỉ lệ quận, huyện ghi nhận ca sởi, 2008-2012
Năm
Số quận, huyện có ca mắc sởi
Tỉ lệ (%)
2008
44
13,5
2009
215
66,0
2010
47
14,5
2011
24
7,4
2012
42
12,9
2008-2012
244
74,4
12
Tỷ lệ mắc đặc trưng /100.000 người
3.1.3. Phân bố bệnh sởi theo giới tính
12
9,7
10
9,1
8
6
4
2,7
2
1,5
0,9
0,7
2,4
1,2
0,6
0,6
0,5
0,4
0
2008
2009
2010
2011
2012
Năm
Trung bình năm
gđ 2008-2012
Nữ
Nam
Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ (%) mắc sởi theo giới tính, 2008-2012
Bệnh sởi tại miền Bắc gặp ở cả 2 giới nam và nữ song
chiều hướng chung trong giai đoạn này là nam giới có tỉ lệ mắc
sởi đặc trưng theo giới cao hơn ở nữ. Tuy nhiên, sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tỷ lệ mắc đặc hiệu /100.000
ngƣời trung bình năm
3.1.4. Phân bố bệnh sởi theo tuổi
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
8,3
7,1
4,4
3,8
2,8
1,7
1,0
0,4
0-4
tuổi
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,0
5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 ≥ 65
tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi
Nhóm tuổi
Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ mắc trung bình năm đặc hiệu theo
nhóm tuổi, 2008-2012
13
Nhóm 0-4 tuổi có tỉ lệ mắc đặc hiệu cao nhất, tiếp theo là
nhóm 20-24 tuổi và 5-9 tuổi. Nhóm 10-14 tuổi và các nhóm ≥30
tuổi có tỉ lệ mắc thấp. Ghi nhận ca nhỏ tuổi nhất là 15 ngày tuổi,
ca lớn tuổi nhất là 68 tuổi, tuổi mắc trung bình là 14,3 tuổi.
Tỷ lệ mắc /100.000
trẻ cùng tuổi
12,0
10,0
8,0
6,0
4,0
2,0
,0
9,9
9,8
9,1
6,5
7,1
5,5
4,5
4,2 3,9
0,9
0
1,3
2,1
2
4,4
4,4
3,3 3,2
2,6
2,5
1,6
4
6
8
10
12
14
16
18
2,3
2,2 2,5 1,9
1,6
20
22
Tháng tuổi
Biểu đồ 3.17. Tỉ lệ mắc sởi (/100.000 trẻ) theo tháng tuổi ở trẻ
dưới 2 tuổi, 2008-2012
Nhóm dưới 9 tháng tuổi và từ 9-12 tháng tuổi lần lượt
chiếm 5% và 4,4% tổng số ca mắc sởi của khu vực. Trong số
ca mắc là trẻ dưới 2 tuổi ghi nhận sởi tập trung ở trẻ 6-12 tháng
tuổi, chiếm 53,6% số ca mắc của nhóm này, tương đương 7,3%
tổng số ca mắc sởi của khu vực.
3.1.5. Phân bố bệnh sởi theo tình trạng tiêm chủng
Bảng 3.10. Tỉ lệ (%) mắc sởi theo số mũi vắc xin, 2008-2012
Số mũi vắc xin
Số ca mắc
sởi đã tiêm
Không tiêm chủng
3.313
Tiêm 1 mũi
869
Tiêm 2 mũi
172
Tiêm ≥ 3 mũi
4
Cộng
4.358
Tỉ lệ (%) trong
tổng số ca mắc
76,0
19,9
4,0
0,1
Tỉ lệ (%) trong số
ca đã tiêm chủng
100
100
83,2
16,4
0,4
14
Số tiêm 1 mũi vắc xin sởi (869 ca) chiếm 19,9% tổng số ca
sởi, gấp 5,1 lần số tiêm 2 mũi vắc xin (172 ca; 4%) và gấp
217,3 lần nhóm tiêm từ 3 mũi trở lên (4 ca; 0,1%).
3.1.6. Đặc điểm dịch sởi tại miền Bắc năm 2009
Bảng 3.14. Tỉ lệ tấn công theo nhóm tuổi trong vụ dịch, năm 2009
Nhóm tuổi
- nhỏ nhất-lớn nhất
- tuổi trung bình
0-4 tuổi
5-9 tuổi
10-14 tuổi
15-19 tuổi
20-24 tuổi
25-29 tuổi
30-34 tuổi
35-39 tuổi
40-44 tuổi
45-49 tuổi
50-54 tuổi
55-59 tuổi
60-64 tuổi
Từ 65 tuổi trở lên
Mắc sởi
(n,%)
0-68 tuổi
16,1 tuổi
750
414
162
564
1.032
418
130
44
18
10
5
4
3
1
Tỉ lệ tấn công
(/100.000 người)
23,1
13,5
5
14,5
29,3
12,3
4,3
1,5
0,7
0,4
0, 2
0, 3
0, 3
0,04
Nhóm 20-24 tuổi có tỉ lệ tấn công cao nhất, tiếp theo là
nhóm 0-4 tuổi. Ngoài ra các nhóm 5-9 tuổi và 15-19 tuổi cũng
chịu tác động trong vụ dịch năm 2009.
3.2. Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai của
chƣơng trình TCMR ở trẻ 18 tháng tuổi tại huyện Kim Bôi,
tỉnh Hòa Bình
15
3.2.1. Đặc điểm chung về nhóm nghiên cứu
Có 160 đối tượng tham gia lấy máu lần 1, 131 đối tượng
tiếp tục tham gia lấy máu lần 2. Các trẻ không tham gia lấy
máu lần 2 do mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc không
đồng ý tiếp tục tham gia. Số đối tượng là nữ chiếm từ 54,255%. Trẻ là người dân tộc Mường, Dao chiếm đa số đối tượng
tham gia trước và sau tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi (86,2-87%),
trong khi dân tộc Kinh (13-13,8%) chiếm tỉ lệ thấp. Tất cả
(100%) trẻ tham gia trước khi tham gia nghiên cứu đều đã tiêm
mũi thứ nhất. Trung bình tuổi tiêm vắc xin sởi mũi thứ nhất là
9,8 tháng tuổi, tiêm mũi thứ hai là 18,6 tuổi.
3.2.2. Tình trạng tồn lưu kháng thể IgG kháng sởi trước tiêm
vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi
Bảng 3.16. Tỉ lệ (%) có kháng thể đủ bảo vệ ở huyết thanh 1
Chỉ số
Có kháng thể đủ bảo vệ (>120 mIU/ml)
Kháng thể không đủ bảo vệ (≤120 mIU/ml)
Cộng
Số mẫu
120
40
160
Tỉ lệ (%)
75,0
25,0
100
Ở huyết thanh 1, còn 25% trẻ có kháng thể IgG kháng sởi
nhưng hiệu giá dưới ngưỡng bảo vệ, 75% trẻ có kháng thể đủ
bảo vệ. Không ghi nhận trường hợp không có kháng thể.
Bảng 3.19. Giá trị trung bình nhân hiệu giá kháng thể
(GMT) ở huyết thanh 1 theo nhóm tuổi tiêm vắc xin sởi mũi 1
Nhóm tuổi tiêm
vắc xin sởi mũi 1
Số
mẫu
GMT, 95%CI
(mIU/ml)
Dưới 12 tháng
Từ 12 tháng trở lên
Chung
152
8
160
234,1 (188,9-290,1)
438,6 (179,8 - 1.069,8)
241,6 (196,3 - 297,3)
p (MannWhitney)
p >0,05
16
Trung bình nhân hiệu giá kháng thể IgG ở nhóm trẻ tiêm
mũi thứ nhất vắc xin sởi khi từ 12 tháng tuổi trở lên cao hơn so
với nhóm trẻ tiêm trước 12 tháng tuổi, tuy nhiên sự khác biệt
giá trị GMT giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2.3. Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ
18 tháng tuổi
Bảng 3.20. Tỉ lệ trẻ có kháng thể (KT) đủ bảo vệ sau tiêm vắc
xin sởi mũi hai (HT2)
Nhóm có KT Nhóm có KT
Tình trạng đáp ứng KT sau không đủ bảo đủ bảo vệ
mũi tiêm thứ 2 (HT2) vệ HT1 (n=35) HT1 (n=96)
Cộng
Số mẫu TL(%) Số mẫu TL(%) Số mẫu TL(%)
Có kháng thể đủ bảo vệ
Kháng thể không đủ bảo vệ
Cộng
35
0
100
0
96
0
100
0
131
0
100
0
35
100
96
p = 0,94 (fisher exact)
100
131
100
Trong số 35 trẻ 18 tháng tuổi trước tiêm vắc xin sởi mũi
hai có kháng thể không đủ bảo vệ, sau tiêm toàn bộ số trẻ này
(100%) có kháng thể đủ bảo vệ. Sự khác biệt tỉ lệ có kháng thể
đủ bảo vệ sau tiêm mũi hai giữa 2 nhóm huyết thanh nền là
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05, fisher exact).
Bảng 3.21. Biến đổi động lực huyết thanh sau tiêm vắc xin sởi
mũi hai (n=131)
Biến số
Giới
- Nam (n=60)
- Nữ (n=71)
Dân tộc
Hiệu giá KT Hiệu giá KT tăng
OR
tăng[...]... học Ghi nhận một số trường hợp lây nhiễm tại các cơ sở y tế 4.2 Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai của chƣơng trình TCMR ở trẻ 18 tháng tuổi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 4.2.1 Tình trạng miễn dịch trước tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tại đây hàng năm vẫn còn 25% số trẻ sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin sởi không được bảo vệ, cần được tiêm sớm vắc. .. IgG ở nhóm trẻ tiêm mũi thứ nhất vắc xin sởi khi từ 12 tháng tuổi trở lên cao hơn so với nhóm trẻ tiêm trước 12 tháng tuổi, tuy nhiên sự khác biệt giá trị GMT giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) 3.2.3 Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi Bảng 3.20 Tỉ lệ trẻ có kháng thể (KT) đủ bảo vệ sau tiêm vắc xin sởi mũi hai (HT2) Nhóm có KT Nhóm có KT Tình trạng đáp ứng. .. dân) và nhóm thanh niên 20-24 tuổi (7,1/100.000 dân) Nhóm 10-14 tuổi và nhóm từ 30 tuổi trở lên có tỉ lệ mắc thấp nhất Hầu hết ca bệnh sởi không được tiêm chủng vắc xin sởi (76%) hoặc chỉ tiêm chủng 1 mũi (19,9%), chỉ ghi nhận tỷ lệ nhỏ (4,1%) các trường hợp đã tiêm từ 2 mũi vắc xin trở lên bị mắc bệnh 2 Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai của chƣơng trình Tiêm chủng mở rộng ở trẻ 18 tháng tuổi. .. ca tử vong do sởi trong cả giai đoạn Phân bố bệnh sởi theo tháng: Bệnh sởi tại miền Bắc rất ít khi “yên lặng” do ca sởi xuất hiện ở hầu hết các tháng trong giai đoạn này mặc dù số mắc trung bình /tháng không lớn Bệnh sởi tại miền Bắc duy trì tính chất mùa Số mắc sởi tăng mạnh trong thời gian mùa xuân (tháng 1-4) và tiếp tục giữ ở mức cao trong giai đoạn đầu mùa hè (tháng 5) Ngay sau đó, tháng 6-7 là... tháng tuổi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình Tồn lưu kháng thể trước tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi: 25% trẻ có kháng thể IgG kháng sởi nhưng không đủ bảo vệ (≤120mIU/ml), 75% trẻ có kháng thể IgG kháng sởi đủ bảo vệ (>120mIU/ml); trung bình nhân hiệu giá kháng thể (GMT) là 241,6mIU/ml (95%CI: 196,3-297,3mIU/ml) 24 Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi: Tất... hiệu giá kháng thể sau tiêm mũi hai tăng 4,9 lần từ 212,0mIU/ml trước tiêm lên 1.039mIU/ml sau tiêm Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p ... TCMR từ tuổi xuống 18 tháng tuổi từ năm 2011 Kết đề tài nghiên cứu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi miền Bắc giai đoạn 2008- 2012 đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai trẻ 18 tháng tuổi ... sau: Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008- 2012 Xác định đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai chương trình Tiêm chủng mở rộng trẻ 18 tháng tuổi huyện... huyết sau tiêm mũi thứ hai từ 12 tháng tuổi trở lên Cơ sở việc tiêm mũi hai vắc xin sởi: Sau triển khai tiêm mũi thứ vắc xin sởi tỷ lệ định trẻ chưa bảo vệ khỏi bệnh sởi do: (i) chưa tiêm mũi thứ